Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái của loài sa mộc tại thị trấn đồng văn, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (khóa luận quản lý tài nguyên rừng và môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, SINH THÁI
CỦA LOÀI SA MỘC TẠI THỊ TRẤN ĐỒNG VĂN,
HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Mã số

: 7620211

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Tạ Thị Nữ Hồng

Sinh viên thực hiện

: Lị Văn Đạo

MSV

: 1653020619

Lớp


: K61A_QLTNR

Khóa học

: 2016 – 2020

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM OAN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm
Nghiệp, em đã được các thầy cô nhiệt tình dạy dỗ và được truyền đạt cho
những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, giúp em có hành
trang vững chắc cho công tác sau này.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin nói lời cảm ơn chân
thành nhất tới cô giáo ThS. Tạ Thị Nữ Hoàng người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như thực hiện đề tài và hoàn
thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo ân cần của các Thầy, Cô giáo
trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong thời gian em học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn UBND thị trấn Đồng Văn, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu làm
đề tài tại địa phương.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện, đề tài khoá luận của em đã
hoàn thành, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, học hỏi đi sâu tìm hiểu
thực tế song do năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp
chỉ bảo của các thầy, cô giáo để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Lò Văn Đạo

i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và phân bố của Sa mộc ..................... 3
1.1.2. Giá trị kinh tế của Sa mộc ....................................................................... 4
1.2. Ở trong nước .............................................................................................. 4
1.2.1. Nghiên cưu đặc điểm sinh thái và phân bố ............................................. 4
1.2.2. Giá trị kinh tế của Sa mộc ....................................................................... 5
1.3. Một số công trình nghiên cứu về sa mộc tại VIệt Nam ............................. 6
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 8
2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 8
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 8
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 8
2.2.2. Pham vi nghiên cứu ................................................................................. 8
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
2.4.1. Điều tra thực địa (Tuyến, ÔTC) .............................................................. 9
2.4.2. Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong cơng tác bảo tồn
lồi Sa mộc tại khu vực nghiên cứu ................................................................ 17

2.3.3. Phương pháp đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc
cho khu vực điều tra ........................................................................................ 17
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 19
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 19
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 19
ii


3.1.3. Đặc điểm khí hậu - Thủy văn ................................................................ 20
3.1.4. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên........................................................... 20
3.2. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................... 22
3.2.1. Dân số, lao động ................................................................................... 22
3.2.2. Tình hình kinh tế.................................................................................... 22
3.2.3. Văn hóa – xã hội ................................................................................... 23
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
4.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, khu vực phân bố của loài Sa mộc tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 25
4.1.1. Phân bố theo sinh cảnh ......................................................................... 25
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 26
4.1.2. Theo phân bố địa lý................................................................................ 28
4.2. Đánh giá đặc điểm lâm phần nơi có loài Sa mộc ..................................... 30
4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Sa mộc ................................................... 34
4.3.1. Tổ thành tầng cây tái sinh ..................................................................... 34
4.3.2. Mật độ cây tái sinh ................................................................................ 36
4.3.3. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của loài Sa mộc ............... 37
4.3.4. Đánh giá chất lượng cây tái sinh .......................................................... 38
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới loài Sa mộc ..................................................... 42
4.4.1. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp .................................................................... 42

4.4.2. Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp ................................................................... 44
4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc tại thị trấn Đồng Văn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ..................................................................... 45
4.51. Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 45
4.5.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 46
4.5.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 48
4.5.4. Giải pháp về nhân lực ........................................................................... 49
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
PHỤ LỤC
iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Phân bố Sa mộc theo đai cao và trạng thái rừng ......................... 25
Bảng 4.2. Kết quả phân bố Sa mộc theo địa hình ........................................ 26
Bàng 4.3. Tổng hợp kết quả điều tra Sa mộc trên tuyến .............................. 29
Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao........................................................ 31
Bảng 4.5. Mối liên quan giữa các thành phần loài cây đi kèm với Sa mộc .... 32
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp lớp cây bụi thảm tươi ............................................. 34
Bảng 4.7. Công thức tổ thành cây tái sinh ở các ÔTC………………………35
Bảng 4.8: Mật độ cây tái sinh..........................................................................36
Bảng 4.9: Phân bố cây tái sinh theo chiều cao ................................................ 37
Bảng 4.10: Nguồn gốc Sa mộc tái sinh của các trạng thái rừng ..................... 39
Bảng 4.11: Chất lượng Sa mộc tái sinh của các trạng thái rừng ..................... 40
Bảng 4.12: Cây tái sinh có triển vọng của loài Sa mộc .................................. 41

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố của loài Sa mợc ở các vị trí khác nhau ................ 26
Hình 4.2. Một số hình ảnh về cây Sa mộc tại khu vực nghiên cứu ................ 32
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ............................ 38
Hình 4.4. Biểu đồ nguồn gốc cây tái sinh ....................................................... 40
Hình 4.5: Biểu đồ chất lượng cây tái sinh của loài Sa mộc tại các OTC ........ 41
Hình 4.6. Tái sinh chồi của Sa mộc ................................................................ 42

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Sa mộc (Sa mu) (Cunminghamia lanceolata Lamb. Hook.) là loại
cây có giá trị và đem lại lợi ích kinh tế cao. Sa mộc là loài cây có hình dáng
đẹp nên thường dùng làm cây trang trí, được trồng phân tán ở các công viên
và khu vực có không gian rộng. Gỗ của loài cây này có màu nâu nhạt có nhiều
tính chất đặc trưng như sợi gỡ thẳng, gỗ mềm nhưng bền. Đặc biệt, gỗ có khả
năng chống chịu mối mọt rất tốt nên thường được sử dụng trong xây dựng nhà
cửa, làm cột chống, làm cầu, đóng tầu, đồ gỗ. Cành to và già được dùng làm
con tiện. Bên cạnh giá trị về gỗ, vỏ của Sa mộc còn được sử dụng để sản xuất
tanin hoặc sản xuất giấy, cành được dùng để chiết xuất dầu sử dụng trong
ngành công nghiệp chế biến nước hoa...
Sa mộc được gây trồng ở một số tỉnh miền núi vùng cao miền Bắc Việt
Nam như Hà Giang, Lào Cai,.... Đặc biệt, đây là loài cây có giá trị và đã từng
là cây lâm nghiệp chủ lực của các xã vùng cao của các tỉnh Lào Cai, Hà
Giang, thường được gắn liền vợi kế hoạch xóa đói giảm nghèo và phát triển
bền vững của đia phượng.
Cây Sa mộc ở Đồng Văn, Hà Giang được đánh giá là có nhiều đặc tính
thuận lợi như phân bố tự nhiên nhiều, dễ gây trồng. Gắn bó mật thiết với đời
sống nhân dân các dân tộc tại thị trấn Đồng Văn, cây Sa mộc được ví như cây

tre của người Việt, nó gắn liền với cuộc sống con người như: làm nhà, làm
quan tài, làm các vật dụng hàng ngày ... là cây trồng rừng chủ lực của huyện.
Thị trường tiêu thụ rất thuận lợi, diện tích đất có thể trồng được Sa mợc còn
khá nhiều, nếu được đầu tư sẽ trở thành vùng nguyên liệu tốt trong tượng lai.
Tuy nhiên, việc trồng rừng Sa mộc gặp rất nhiều khó khăn như: sinh trưởng
rất chậm trên các diện tích có tầng đất mỏng; gia súc phá hoại (trâu, bò ăn)...
nên tỷ lệ sống thường rất thấp và phải trồng lại nhiều lần gây tốn kém.
Để tái tạo và phát triển loài Sa mộc phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của địa phương, tận dụng tối đa, triệt để khả năng tái sinh và
diễn thế tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Góp phần tăng nhanh những quần
thụ Sa mộc rộng lớn, đưa ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho
1


lồi Sa mợc tại khu vực nghiên cứu. Cần có những nghiên cứu thực tế và đi
sâu vào những đặc điểm phân bố, sinh thái của loài Sa mộc để từ đó đưa ra
những phương thức, biện pháp phù hợp, nhằm bảo tồn và phát triển loài Sa
mộc tại khu vực nghiên cứu.
Vì vậy “Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái của loài Sa mộc
(Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook.) tại thị trấn Đồng Văn, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" là cần thiêt, góp phần giải quyết những vấn đề
tồn tại nêu trên.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và phân bố của Sa mộc

a) Đặc điểm sinh thái:
Theo Xiang và cộng sự (2009); Gilman và Dennis (2014), Sa mộc là
loài cây ưa sáng, có khả năng sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng song
tán lá không đều và phát triển kém. Loài cây này khả năng tái sinh tự nhiên
rất kém do vậy cần chú trọng tiến hành các xử lý lâm sinh như: phát đốt thực
bì còn lại và làm đất trồng rừng cần phải nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho quá trình trồng mới cũng như giảm quá trình cạnh tranh và ảnh hưởng
của sâu bệnh.
Sa mộc thích hợp trên những vùng đất sét, cát, đất chưa có khả năng
thoát nước tốt. Đặc biệt, loài cây này có khả năng chịu được điều kiện rất khô
hạn hay những vùng đất sét bị nét chặt, nghèo dinh dưỡng nhưng không bị
ngập úng và có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh (Gilman và Dennis,
2014). Chính vì vậy, phòng chống sâu bệnh hại không phải là vấn đề cần
được chú trọng khi trồng rừng bằng loài cây này.
b) Đặc điểm phân bố:
Theo Fung (1993), loài cây này được trồng trên 1.000 năm trước tại
Trung Quốc nên việc phân định ranh giới giữa vùng phân bố tự nhiên và rừng
trồng của loài cây này là một việc làm rất khó. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
của Morrell (2006), Orwa và cộng sự (2009), Bian và cộng sự (2014) cho
thấy: Sa mộc phân bố tự nhiên ở những khu vực có độ cao từ 1.000-2.000m
so với mặt nước biển thuộc Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Lào và
Malaysia trong những khu rừng hồn loài thường xanh hoặc rụng lá theo mùa.
Tại Trung Quốc, Sa mộc phân bố tự nhiên ở vùng cận nhiệt đới phía Nam
trong khoảng từ 19°30' đến 34°03' vĩ độ Bắc và 101°30' đến 121°53' kinh độ
Đông thuộc địa phận của 17 tỉnh vùng cận nhiệt đới phía Nam của nước này.
3


Tại Việt Nam, Sa mộc phân bố tự nhiên ở mợt số tỉnh miền núi phía ở những
khu vực ấm, ẩm có nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 12-23°C, lồi

cây có khả năng chịu được nhiệt đợ xuống tới -15°C (Orwa và cộng sự,
2009). Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 660-2.450 mm/năm và
sinh trưởng tốt nhất trên đất nhiều mùn có khả năng thoát nước tốt, độ pH
biến động từ 4.7-6.4 và tỷ lệ các bon và ni tơ biến động từ 6,8 đến 16.
1.1.2. Giá trị kinh tế của Sa mộc
Sa mộc là loài cây có hình dáng đẹp nên thường dùng làm cây trang trí,
được trồng phân tán ở các cơng viên và khu vực có không gian rộng (Gilman
và Dennis, 2014). Gỗ của loài cây này có màu nâu nhạt có nhiều tính chất đặc
trưng như sợi gỡ thẳng, gỡ mềm nhưng bền, mật độ gỗ từ 0,4-0,5 nên dễ chế
biến (Orwa và cộng sự, 2009). Đặc biệt, gỗ có khả năng chống chịu mối mọt
rất tốt nên thường được sử dụng trong xây dựng nhà cửa, làm cột chống, làm
cầu, đóng tầu, đồ gỗ. Cành to và già được dùng làm con tiện. Bên cạnh giá trị
về gỗ, vỏ của Sa mộc còn được sử dụng để sản xuất tanin hoặc sản xuất giấy,
cành được dụng để chiết xuất dầu sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến
nước hoa.. .(Orwa và cộng sự, 2009).
Ở Trung Quốc, cây sa mộc được dùng trị: lở sơn, di tinh, bỏng lửa nhẹ,
bệnh mụn, trĩ ngoại và trĩ nội hỗn hợp sưng đau, lở ngứa khắp người do ngộ
độc phong thấp.
1.2. Ở trong nước
1.2.1. Nghiên cưu đặc điểm sinh thái và phân bố
* Đặc điểm sinh thái
Ơ Viêt Nam cây Sa mộc còn được gọi là Sa mu, Sam mộc; là loài cây lá
kim tḥc họ Bụt mọc (Taxodiaceae) sinh trưởng nhanh, có kích thước lớn chiều cao có thể lên tới 45m, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 120 cm
(Chu Thị Thơm và cộng sự, 2005). Đây là loài cây ưa ánh sáng mạnh, có thể
chịu bóng nhưng khả năng sinh trưởng khơng tốt (SPERI-FFS, 2011), có thân
thẳng vỏ màu xám nứt dọc bong mảng nhỏ. Khi cây còn non thì tán hình tháp,
về già tán hình nón, lá dày cứng hình dải ngọn giáo xếp thành một mặt phẳng
4



nằm ngang, mép lá có răng cưa dài từ 3-6cm. Sa mộc có khả năng ra hoa từ 6
tuổi (Vũ Tiến Hinh và cộng sự, 2000). Hoa đực xếp cụm 15 -20 cái, hình trụ
thành đuôi sóc ở ngọn, xếp thàng 5-6 cái một. Hoa cái hình trứng, đơn hay
cụm lại, quả nón dài 2,5-3 cm đường kính từ 2-4 cm có chóp hình tam giác,
tận cùng thành mũi thon. Hạt dài từ 6-8 mm rộng từ 4-6 mm màu nâu, là cây
có hai lá mầm dài từ 1,2-1,7cm, rộng không quá 2 mm, đầu tròn hơi lõm, lá
ban đầu hình dải cong như lưỡi liềm dài từ 1,5-3,5cm.
Sa mộc có hệ rễ nông, rễ cái kém phát triển, rễ con tập trung ở tầng đất
từ 10 đên 60 cm (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000)
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học lâm nghiệp nước ta, cây
sa mộc thẳng, không mối mọt. Cây sa mộc thích ứng rợng với điều kiện tự
nhiên, cây có thể thích ứng với vùng trung du tới các tỉnh miền núi cao. Cây
có một đặc điểm nổi bật là lá già không rụng. Quanh gốc cây cỏ vẫn có thể
mọc được, góp phần phát triển chăn nuôi, giảm sói mòn, lũ ống, lũ quét, sạt lở
núi. Sa mộc thường được trồng vào 2 thời điểm trong năm: Sa mộc trồng vụ
xuân vào tháng 3-4, trồng vụ thu vào tháng 8-9 hàng năm.
* Đặc điểm phân bố
Ở Việt Nam, Sa mộc được gây trồng nhiều ở mợt số tỉnh Phía Bắc Việt
Nam như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Quảng Ninh nhiều năm nay - nơi có độ cao so với mặt nước biển biên động
từ 500-1.S00 m, lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 1.500-2.500
mm/năm, trong một năm có từ 3-4 tháng khô hạn (lượng mưa nhỏ hơn
50mm), đợ âm khơng khí trên 85% và có mây mù (Lê Mộng Chân và Lê Thị
Huyên, 2000; Chu Thị Thơm và cộng sự, 2005; SPERI-FFS, 2011).
1.2.2. Giá trị kinh tế của Sa mộc
Sa mu là loại gỗ quý thuộc nhóm I trong danh sách các nhóm gỗ Việt
Nam và có giá trị kinh tế cao. Gỗ sa mu là loại gỗ có mùi thơm nhẹ, lõi cây
màu vàng đậm hoặc có cây thì màu đỏ nhạt, thớ gỗ thẳng và cực kì bền và
đẹp, chống mối mọt rất tốt vì vậy việc cưa xẻ gỗ sa mu rất dễ dàng (Tạp chí
Mơi trường số 7 – 2015).

5


Gỗ sa mu không chỉ có màu sắc đẹp, vân gỗ rõ nét mà còn có mùi
thơm cực kì dễ chịu, có sức khéo và sức uốn cong cao, dễ cưa xẻ, bào trơn và
đánh bóng chính vì vậy loại gỗ này được dùng rất nhiều trong đóng tàu
thuyền và những đồ dụng nội thất, đồ dùng gia dụng. Nên nó được dùng vào
nhiều công việc như làm cột buồm, đóng tàu thuyền, cột điện, trụ mỏ, đồ gia
dụng. Vỏ, rễ, lá cây có thể dùng làm thuốc (Tạp chí Môi trường số 7 – 2015).
Cây sa mu cũng có cho ra tinh dầu dùng làm thuốc trong y học. Tinh
dầu sa mộc dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, sây sát, thâm tím,
đau thấp khớp.
Ngoài ra, vì sa mu có dáng cây đẹp nên cũng được trồng cây làm
phong cảnh nơi công sở, ven đường, quanh nhà hoặc trồng quanh đồi để ngăn
châu bò phá hoại màu.
1.3. Một số cơng trình nghiên cứu về sa mộc tại VIệt Nam
Năm 2000, Vũ Tiến Hinh và cộng sự đã nghiên cứu Lập biểu sinh
trưởng và sản lượng cho ba loài cây: Sa mộc (Cunninghamia lanceolata
Hook), Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) và Sa môc (Manglietia
glauca) ̣ ở các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra chu
kỳ kinh doanh, với mật độ trồng rừng là 200 cây/ha thì chu kỳ kinh doanh
hợp lý với rừng Sa mộc tối thiểu là 25 năm. Trong thời gian này, lâm phần
cần được tỉa thưa từ 1 (với cấp đất xấu) đến 3 lần (với cấp đất tốt) ở các tuổi
tương ứng từ 11, 10, 9 và 8 tuổi (tương ứng với cấp đất từ xấu đến tốt). Qua
mỗi lần tỉa thưa, chiều cao sẽ tăng lên khoảng 3,03% so với chiều cao ban đầu
tương đương với từ 0,3 đến 0,5m. Sản lượng rừng trồng ở tuổi 22 là
464,0m3/ha, 332,6m3/ha, 229,5m3/ha và 192,7m3/ha tương ứng với cấp đất I,
II, III và IV.
Triệu Thu Thủy, 2002 với đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm khuyết
tật trên thân cây Sa mộc (Cunning hamia lanceolata Hook) làm cơ sở đề xuất

một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu quả sử dụng rừng trồng
nguyên liệu tại Bắc Hà-Lào Cai. Đề tài cho thấy: Sa mộc là loài cây mọc
nhanh và sinh trưởng nhanh nhất vào giai đoạn 20 năm đầu. Trong một năm,
6


loài cây này sinh trưởng nhịp điệu theo mùa (mùa xuân vào tháng 5-6, mùa
thu vào tháng 9-10).
Nguyễn Hữu Thiện, 2012 với đề tài Chuyển hóa rừng trồng Sa môc
(Manglietia glauca Dandy) và Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) sản
xuất gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn ở miền Bắc Việt Nam. Đề tài
đã chỉ ra rừng trồng sau 5 năm cần được tỉa thưa, để tạo cây có chất lượng
cao, điều chỉnh độ tàn che, loại trừ những cây sinh trưởng kém, hình thân xấu,
bị sâu bệnh hại. Mật đợ để lại lúc khai thác chính khoảng 1.000-1.200 cây/ha.
Rừng Sa mu có trữ lượng cao, đạt tới 300-400 m3/ha, tăng trưởng trung bình
15-20 m3/ha/năm.
Chu Thị Thơm và cợng sự, 2005 đã nhận định Sa mộc có thể được
trồng thuần loài hoặc hỗn loài với các cây gỗ tái sinh tự nhiên như Sau sau,
cáng lò và chẹo. Trong 2-3 năm đầu sau khi trồng rừng có thể trồng xen Sắn
và các lồi cây nơng nghiệp khác.

7


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn và phát triển loài Sa

mộc tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được nơi phân bố của loài Sa mộc.
- Đánh giá được được đặc điểm lâm phần nơi có loài Sa mộc.
- Đánh giá được tình hình tái sinh và yếu tố ảnh hưởng.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Loài Sa mộc tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
2.2.2. Pham vi nghiên cứu
- Về địa lý: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại thị trấn Đồng Văn, huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Về nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh
thái của loài Sa mộc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, khu vực phân bố của loài Sa mộc tại
khu vực nghiên cứu.
+ Theo sinh cảnh
+ Theo phân bố địa lý (khu vực phân bố)
- Đánh giá được được đặc điểm lâm phần nơi có loài Sa mộc.
- Đánh giá được tình hình tái sinh và yếu tố ảnh hưởng tới loài Sa mộc.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc tại thị trấn Đồng
Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
8


2.4. Phương pháp nghiên cứu
* Kế thừa tài liệu có chọn lọc
- Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

như bản đồ hiện trạng rừng, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu...
- Tham khảo có chọn lọc các tài liệu đã công bố có liên quan tới loài Sa
mộc trên mạng internet, trên Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp.
* Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho công tác điều
tra như:
+ Thước dây loại 1.5m, máy GPS định vị cầm tay, máy ảnh.
+ Dao phát, kéo, dây nilon, túi nilon và cọc tre 30 cm.
+ Bản đồ, mẫu biểu, kế hoạch điều tra,….
2.4.1. Điều tra thực địa (Tuyến, ÔTC)
a) Điều tra sơ thám
Khảo sát sơ bộ khu vực điều tra nghiên cứu để chọn hướng đi của các
tuyến nghiên cứu xác định vùng rừng có Sa mộc mọc tập trung, ước lượng
khối lượng công việc để xây dựng kế hoạch điều tra. Đồng thời sơ thám kỹ
khu vực nghiên cứu để chọn ra nơi có loài cây Sa mộc phân bố tập trung để
đặt ô tiêu chuẩn, chọn cây tiêu chuẩn nghiên cứu.
b) Điều tra đặc điểm phân bố loài
Điều tra theo tuyến:
Lập 3 tuyến điều tra đi qua các trạng thái rừng, đại diện trong khu vực.
Trên tuyến điều tra tiến hành quan sát trực tiếp trong pham vi 10 m về hai
phía ghi nhận tọa đợ, đai cao, trạng thái rừng xuất hiện của loài Sa mộc và xác
định các vị trí điển hình lập OTC. Sử dụng bản đồ địa hình về hiện trạng rừng,
khoanh theo tuyến và tiến hành điều tra. Cụ thể:
- Tuyến 1: Bắt đầu từ Bản Mồ đến Má Lử (núi đồn Chang Poung).
- Tuyến 2: Bắt đầu từ Má Cổ đến Hang Mây (núi Tù Sán).
- Tuyến 3: Bắt đầu từ Thiên Hương đến Sảng Tủng (đèo Si Phai).
Thông tin điều tra tuyến ghi theo mẫu biểu 01.
9



Mẫu biểu 01: Điều tra phân bố loài Sa mộc theo tuyến
Tuyến số: ............................................

Địa điểm: ...........................................

Ngày điều tra: ................................ ..

Người điều tra: ..................................

STT
(cây)

Độ cao bắt gặp

Tọa độ Trạng thái rừng Sinh trưởng

Ghi chú

1
2
Trong đó: Tọa độ và độ cao xác định bằng GPS, trạng thái rừng xác
định dựa vào vị trí trên bản đồ hiện trạng.
c) Điều tra đặc điểm lâm phần nơi có Sa mộc sinh sống
* Lập ơ tiêu chuẩn
Tại các khu vực Sa mộc phân bố tập trung thành quần thể hoặc có số
lượng lớn, tương đối đại diên cho khu vực tiến hành điều tra 6 OTC, diện tích
mỡi ơ là 1000m2 (25m x 40m). OTC hình chữ nhật, cạnh góc vuông được xác
định theo phương pháp Pitago, chiều dài bố trí song song với đường đồng
mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức. Vị trí lập ơ tiêu chuẩn cách
xa đường mòn ít nhất 10m và không vượt qua giông khe.

OTC 1 có tọa độ: 231650 N và 1052164 E;
OTC 2 có tọa độ: 231692 N và 1052198 E;
OTC 3 có tọa độ: 232827 N và 1053625 E;
OTC 4 có tọa độ: 232895 N và 1053682 E;
OTC 5 có tọa độ: 233558 N và 1054118 E;
OTC 6 có tọa độ: 233591 N và 1054197 E.
* Điều tra tầng cây gỗ
Trong mỗi OTC tiến hành đếm toàn bộ các chỉ tiêu của những cây có
D1.3>6cm.
- Đánh giá chất lượng sinh trưởng:
Cây sinh trưởng tốt (A): là những cây khỏe mạnh thân thẳng không bị
cụt ngọn, có chiều cao vượt trội hơn so với những cây khác.
Cây sinh trưởng trung bình (B): là những cây có chiều cao và đường
10


kính trung bình so với những cây khác.
Cây sinh trưởng xấu (C): là những cây thấp, cong queo, sâu bệnh hoặc
bị cụt ngọn.
Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02: Điều tra tầng cây cao
Trạng thái rừng:…………………… Ngày điều tra:………………………...
Địa điểm điều tra:………………..… Người điều tra:……………………….
Số hiệu OTC:………………………. Tọa độ………………………………..
Độ dốc:…………………………… Độ cao:…………………………………
STT

Sinh trưởng

Tên cây


Ghi chú

1
2
* Điều tra cây tái sinh
Cây tái sinh là những cây con của tầng cây gỡ, có đường kính
D1.3<6cm, chưa tham gia vào tầng tán rừng.
Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản với diện tích mỗi ô là 25m2
(5mx5m) và được bố trí theo phương pháp đường chéo góc (4 ô ở 4 góc của
OTC và 1 ô còn lại nằm ở chính giữa). Trong các ơ dạng bản này tiến hành đo
đếm các chỉ tiêu sau: Nguồn gốc tái sinh, chiều cao, chất lượng cây tái sinh.
Xác định chất lượng cây tái sinh thông qua phân cấp chất lượng:
+ Chất lượng tốt (T): là những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, không
cụt ngọn.
+ Chất lượng trung bình (TB): là những cây có sinh trưởng trung bình,
hình thái trung gian.

,

+ Chất lượng xấu (X): là những cây sinh trưởng yếu, sâu bệnh, cụt ngọn.
Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 03.

11


Mẫu biểu 03: Điều tra cây tái sinh
Số hiệu OTC:…………………….. Ngày điều tra:……………………………
Địa điểm điều tra:………………… Người điều tra:…………………………..
Độ tàn che chung:………………… Tọa độ:…………………………………..

Độ dốc:…………………………… Độ cao: ………………………………

STT TT
ODB cây

Số cây tái sinh theo
chiều cao
Tên loài

Chất lượng Nguồn gốc

Cấp Cấp Cấp Cấp
A B
C
D Tốt TB Xấu Chồi Hạt

1
2
...
Ghi chú:
- Cấp A (cây mạ): mới tái sinh từ hạt, sống chủ yếu vào chất dinh
dưỡng của hạt, thường chết đồng loạt sau mùa khô đầu tiên, cây có chiều cao
H <20cm.
- Cấp B (cây non):cây có chiều cao 20cm < H< 50cm, là cây con bị
chèn ép mạnh ở tầng thảm tươi.
- Cấp C (cây con gần triển vọng) cây có chiều cao từ 50cm < H <
100cm, là những cây tái sinh đang chuẩn bị vượt khỏi sự chèn ép của tầng
thảm tươi.
- Cấp D (cây triển vọng) cây có chiều cao H > 100cm, đường kính
D1.3<6 cm, là những cây đã thoát khỏi sự chèn ép của tầng thảm tươi và chuẩn

bị tham gia vào tầng cây lớn. Đây là chỉ tiêu chính để đánh giá bảo tồn cây tái
sinh và D1.3<6 cm.
* Điều tra độ tàn che rừng:
Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy xác định độ tàn che
KB-2. Trên mỗi OTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy
đo cường độ, xác định độ tàn che, nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì
điểm đó ghi 1, nếu không có gì che lấp, ghi vào số 0 và nếu ở vị trí mép tán
12


thì ghi 0,5, Đợ tàn che tầng cây cao chính là tỷ lệ số điểm mà giá trị tàn che là
1 trên tổng số điểm điều tra.
* Điều tra cây bụi thảm tươi
Là những cây thân gỡ sống ít năm có D1.3<6cm, phân cành thấp, chiều
cao vĩnh viễn nhỏ hơn 6m và không tham gia vào tầng tán rừng. Tiến hành
điều tra trên các ô dạng bản đã lập ở cây tái sinh. Các chỉ tiêu điều tra gồm:
tên loài cây bụi thảm tươi chủ yếu, nguồn gốc. Kết quả điều tra được ghi vào
mẫu biểu 04.
Mẫu biểu 04: Điều tra cây bụi, thảm tươi
Trạng thái rừng:………………………. Ngày điều tra:…………………….
Địa điểm điều tra:……………………... Người điều tra: ……………………
Số hiệu OTC:…………………………… Độ tàn che chung:……………….
Số
ODB

TT
cây

Tên
cây


Số cây
Nbụi

Ncây

Hvn
(m)

Sinh trưởng
Tốt

TB

Xấu

Che phủ
(%)

1
2
….
* Đặc điểm đất đai:
Phẫu diện đất được đào cách gốc Nghiến 5m - 10m ở 5 OTC và tiến
hành mô tả phẫu diện đất, lấy mẫu đất ở tầng A để phân tích chất hóa học
trong đất.
- Các đặc điểm hình thái phẫu diện được mô tả theo bảng mô tả phẫu
diện của bộ môn Khoa Học Đất - Trường Đại học Lâm Nghiệp, trong đó có
mợt số nợi dung chính cần quan tâm như sau:
+ Màu sắc các tầng phát sinh đất: Được xác định bằng mục trắc.

+ Độ dày tầng đất: Được đo bằng thước dây.
+ Độ chặt của các tầng đất: Xác định bằng dao nhọn.
+ Thành phần cơ giới: Xác định bằng phương pháp xoe con giun.
+ Độ ẩm các tầng đất: Xác định bằng phương pháp nắm đất trong lòng
bàn tay.
13


+ Tỷ lệ % đá lẫn: Xác định bằng mục trắc theo tỷ lệ % hoặc thể tích.
+ Khả năng đâm rễ của thực vật: Xác định bằng tổng rễ cây có đường
kính nhỏ hơn 2 mm trên 1 dm2 (lấy giá trị trung bình).
- Lấy mẫu đất phân tích: Mầu đất để phân tích các chỉ tiêu lý hoá học
được lấy ở tầng A. Xác định các tính chất hóa học của đất :
+ Xác định hàm lượng mùn bằng phương pháp Chiurin.
2.4.1.3. Xử lý nội nghiệp
* Giám định tên mẫu tiêu bản các loài trong OTC
Thông tin thu thập trong OTC được xử lý trong phòng thí nghiệm như:
Xác định tên cây, tính toán các chỉ số và mô tả OTC.
* Tổng hợp thông tin lập công thức tổ thành, tính toán mật đợ
Từ kết quả thu được ở bên ngoài thực địa tôi tiến hành tổng hợp và tính
toán theo các nợi dung sau:
- Tính các trị số trung bình
Các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Hdc,Dt... được tính trung bình như sau:

Trong đó:

X : là trị số bình quân
Xi: là trị số quan sát
n: là dung lượng quan sát Các chỉ tiêu: mức độ tốt, xấu, số
cây, số loài cũng được tổng hợp lại.


2.4.3.2. Tính tốn xác định công thức tổ thành
* Tổ thành tầng cây cao được xác định
Những loài chính tham gia vào cơng thức tổ thành (CTTT) là những
lồi có N > Ntb. Tiến hành lập CTTT cho toàn rừng và tính toán CTTT cho
những loài cây đi cùng với Sến mật theo công thức:

Trong đó:

ki là hệ số tổ thành loài I, được xác định bằng:

14


Ni: số cây loài i
N: tổng số cây các loài
m: số loài tham gia CTTT
Xi: tên lồi i.
(Tính hệ số tổ thành theo đơn vị là 1/10, trong CTTT loài có hệ số tổ
thành lớn hơn viết trước, tên của các loài được viết tắt. Nếu các loài tham gia
CTTT có hệ số ki<1 thì có thể viết hoặc bỏ hệ số tổ thành, viết dấu “+” nếu
ki= 0.5- 0.9; viết dấu “-” nếu ki <0.5).
* Thống kê thành phần nhóm lồi cây đi cùng với Sa mộc
Để tìm hiểu quan hệ giữa Sa mộc với các loài cây khác, đề tài đã chọn
10 cây trưởng thành trên 6 OTC để điều tra những loài cây đi kèm hay còn
gọi là cây bạn theo phương pháp 6 cây.
- Số loài thường gặp đi kèm với Sa mộc: Dựa vào mức độ thường gặp
của các loài đi kèm với Sa mộc để phân nhóm:
+ Nhóm 1: Nhóm rất hay gặp, bao gồm có các loài P0 > 30% và Pc > 7%
+ Nhóm 2: Nhóm hay gặp, bao gồm có các loài 15% < P0< 30% và

3%< Pc< 7 % .
+ Nhóm 3: Nhóm ít gặp, bao gồm có các loài P0< 15% và Pc < 3%
𝑁𝑖 ∗100

P0=
Trong đó:

𝑁

P0: là tần số xuất hiện tính theo điểm điều tra/ơ điều tra.
Ni: là số điểm điều tra có xuất hiện cá thể.
N: là tổng số điểm điều tra.

- Tính tần suất xuất hiện theo số cá thể Pc:
Pc=
Trong đó:

𝑁𝑖 ∗100
𝑁

Pc: là tần số xuất hiện tính theo số cá thể
Ni: là số cá thể loài i
N: là tổng số cá thể các loài

* Tính tốn mật độ rừng
15


Từ kết quả tổng hợp tầng cây cao tiến hành tính toán mật đợ chung của
rừng, mật đợ của loài Sa mộc dựa trên công thức:


Trong đó:

M: là mật độ
N: là số cây điều tra
s: là diện tích điều tra.

* Cây tái sinh
- Tổ thành cây tái sinh
Xác định tổng số cá thể của từng loài (ni)
Tổng số loài (m)
Xác định tổng số cá thể chung cho các loài N = ∑ni
Xác định số cây TB theo loài dựa vào công thức:
̅
X=

𝑁
𝑚

- Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được
xác định theo cơng thức sau:
N/ha = n/Sdi×10000
Với là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh
n: là số lượng cây tái sinh điều tra được
+ Chất lượng cây tái sinh.
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng
thời xác định cây tái sinh có triển vọng.
Tính tỉ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức:
𝑛

N% = 𝑥100
𝑁
Trong đó:
N%: tỷ lệ tương ứng của số cây tốt, xấu, trung bình (%)
N: tổng số cây
n: số cây tốt, xấu, trung bình tương ứng.
16


- Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Tiến hành thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao:
+ Cấp I: chiều cao < 0,5 m
+ Cấp II: chiều cao từ 0,5 - 1m
+ Cấp III: chiều cao từ 1 - 1,5m
+ Cấp IV: chiều cao lớn hơn 1,5m
- Xác định cây tái sinh có triển vọng.
Cây tái sinh có triển vọng là cây có chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều
cao trung bình của cây bụi, thảm tươi. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng được
xác định theo công thức:
Ntv% =
Trong đó:

𝑁𝑡𝑣 ∗100
𝑁

Ntv%: là tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trong một OTC.
Ntv: là số cây tái sinh triển vọng trong một OTC.
N: là tổng số cây tái sinh trong một OTC.

* Tầng cây bụi, thảm tươi

Từ số liệu về cây bụi, thảm tươi trong các ODB, tính toán các chỉ tiêu
trong OTC như: Loài cây chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ, độ che
phủ chung được xác định bằng phương pháp ước lượng.
2.4.2. Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong cơng tác bảo tồn
lồi Sa mộc tại khu vực nghiên cứu
- Kế thừa các báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng của khu vực, các
thông tin về xử lý vi phạm (khai thác, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất trái phép).
- Thông tin về công tác bảo tồn Sa mộc (các chương trình, dự án, hoạt
động có liên quan)
- Khảo sát hiện trường: Quan sát các tác động đến loài Sa mộc trên các
tuyến điều tra.
- Tình hình thực thi vai trò quản lý của các lực lượng chức năng (kiểm
lâm, cán bộ địa phương…)
2.3.3. Phương pháp đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc
17


cho khu vực điều tra
- Cở sở xây dựng các giải pháp: Dựa vào kết quả nghiên cứu trên thực
địa; Dựa vào các quy luật lâm học, diễn thế, sinh trưởng và phát triển của
quần thể trong các tài liệu chuyên ngành như: Lâm học, Sinh thái rừng, Thực
vật rừng; Dựa vào các quy định của ngành Lâm nghiệp về bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng, về bảo tồn cây quý hiếm ...đề xuất các giải pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và phát triển của quần thể Sa mộc tại
khu vực nghiên cứu.
- Dựa trên số liệu và kết quả phân tích của chuyên đề và các quy định
của luật pháp có liên quan tới lĩnh vực bảo tồn.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Tham khảo ý kiến cộng đồng.


18


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Đồng Văn nằm ở vị trí địa lý 23 đợ 17’ vĩ Bắc, 105 độ 19’ kinh
Đông. Là Thị trấn biên giới, nằm ở trung tâm Công viên địa chất toàn cầu cao
nguyên đá Đồng Văn.
+ Phía Đơng giáp xã Thượng Phùng (hụn Mèo Vạc).
+ Phía Tây giáp xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn).
+ Phía Nam giáp các xã Thài Phìn Tủng, Tả Phìn, Tả Lủng (huyện
Đồng Văn) và xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc).
+ Phía Bắc giáp xã Ma Lé (huyện Đồng Văn) và trấn Điền Bồng, Ma
Ly Pho, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thị trấn Đồng Văn được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Thị
trấn rộng 30,3065 km2 và có 5.935 người (tại thời điểm thành lập thị trấn).
Thị trấn Đồng Văn có chiều dài đường địa giới hành chính là 37.634m.
Trong đó tuyến Đồng Văn - Thượng Phùng dài 6.538m, tuyến Đồng Văn - Pải
Lủng (huyện Mèo Vạc) dài 5.797m, tuyến Đồng Văn - Ma Lé dài 3.995m,
tuyến Đồng Văn - Thài Phìn Tủng dài 6.959m, tuyến Đồng Văn - Tả Phìn dài
1.478 m, tuyến Đồng Văn - Tả Lủng dài 2.889m. Thị trấn có đường biên giới
giáp Trung Quốc dài 1,82 km.
3.1.2. Địa hình
Địa hình thị trấn bị chia cắt tương đối mạnh, chủ yếu là đồi, núi đá dốc.
Độ cao trung bình là 1.200m so với mực nước biển. Thị trấn có nhiều núi đá
cao, độ dốc lớn. Hàng năm, vào mùa mưa lũ lượng đất dễ bị xói mòn, do đó

diện tích đất bạc màu trên địa bàn thị trấn ngày càng tăng.

19


×