Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đặc điểm phân bố sinh vật học và giá trị sử dụng của loài mạy hốc (dendrocalamus semiscandens hsueh et DZ li) tại xã phìn hồ, huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (khóa luận lâm học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ SINH VẬT HỌC
VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA LOÀI MẠY HỐC
(Dendrocalamus semiscandens Hsueh et DZ Li)
TẠI XÃ PHÌN HỒ, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

NGÀNH: LÂM SINH
MÃ NGÀNH: 7620205
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Đỗ Anh Tuân

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Lan Hương

Lớp

: K61b-QLTNR

Khóa học

: 2016-2020

Hà Nội, 2020



LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, ban chủ
nhiệm khoa Lâm học, tơi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế của cây Thảo quả (Amomum aromaticumRoxb) trồng dưới tán
rừng tại Xã Lao Chải – Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang”
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS. Trần Việt Hà, người
đã nhiệt tình hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Lâm nghiệp, toàn
thể các cán bộ, công nhân viên, bà con tại UBND xã Lao Chải, huyện Vị xuyên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với vốn kiến thức, kỹ năng cịn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ, bạn
bè để bài khóa luận của tơi được hồn hiện hơn.

Xn Mai, ngày

tháng

Người thực hiện

Hồng Thị Xuê

năm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 2
1.1. Giới thiệu chung về cây Thảo quả ................................................................. 2
1.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây thảo quả ..................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm sinh thái học của cây Thảo quả ................................................... 2
1.1.3. Phân bố địa lý cây Thảo quả ....................................................................... 3
1.1.4. Giá trị sử dụng cây Thảo quả ...................................................................... 3
1.1.5. Ý nghĩa của việc sản xuất cây Thảo quả .................................................... 4
1.1.6. Hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá. ......................................................... 4
2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 5
2.1.1. Nghiên cứu Thảo quả trên thế giới.............................................................. 5
2.1.2. Nghiên cứu Thảo quả ở Việt Nam .............................................................. 7
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
2.1.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 11
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 11
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 12


2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 16
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................... 25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27
4.1. Nghiên cứu hiện trạng mơ hình Thảo quả trồng dưới tán rừng ................... 27
4.1.1. Phân bố các diện tích trồng Thảo quả ....................................................... 27
4.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trong các mô hình ............... 29
4.1.3. Đánh giá sinh trưởng của Thảo quả trồng dưới tán .................................. 50
4.1.4. Đặc điểm đất tại khu vực nghiên cứu........................................................ 52
4.2. Nghiên cứu các kinh nghiệm, kỹ thuật gây trồng thu hoạch, chế biến sản
phẩm từ cây Thảo quả ......................................................................................... 54
4.2.1. Điều kiện gây trồng ................................................................................... 54
4.2.2. Chọn giống và tạo cây con ..................................................................... 55
4.2.3. Trồng, chăm sóc và bảo vệ ..................................................................... 56
4.2.4. Thu hoạch, chế biến và bảo quản. .......................................................... 58
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng Thảo quả tại xã Lao Chải,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang .......................................................................... 59
4.3.1. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................. 59
4.4. Đánh giá điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – thách thức của mơ hình trồng
Thảo quả dưới tán rừng tại xã Lao Chải. ............................................................ 65
4.5. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững mơ hình Thảo quả tại khu vực nghiên
cứu. ...................................................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết đầy đủ

Tên viết tắt
PTNT


Phát triển nơng thơn

D1.3

Đường kính ngang ngực

Dt

Đường kính tán

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

NPV

Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng


BCR

Chỉ tiêu thu nhập so với chi phí

IRR

Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ

r

Tỷ lệ chiết khấu hằng năm

TC

Độ tàn che

CP

Độ che phủ

N

Mật độ

𝑋̅

Số trung bình mẫu

S


Sai tiêu chuẩn

S%

Hệ số biến động

CTTT

Cơng thức tổ thành

Ki

Hệ số tổ thành loài


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Phân bố diện tích trồng Thảo quả của xã Lao Chải tính đến năm 2020
............................................................................................................................. 27
Bảng 4.2: Số hộ tham gia và diện tích trồng Thảo quả của mơ hình .................. 28
Bảng 4.3: Các đặc trưng mẫu về đường kính ...................................................... 29
Bảng 4.4: Các đặc trưng mẫu về chiều cao ......................................................... 30
Bảng 4.5: Kết quả nghiên cứu tổ thành lồi cây gỗ trong mơ hình 1 ................. 31
Bảng 4.6: Tình hình tái sinh cây gỗ dưới tán rừng trồng Thảo quả của mơ hình 1
............................................................................................................................. 33
Bảng 4.7: Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi ở mơ hình 1 .................................. 33
Bảng 4.8: Các đặc trưng mẫu về đường kính ...................................................... 34
Bảng 4.9: Các đặc trưng mẫu về chiều cao ......................................................... 35
Bảng 4.10: Kết quả nghiên cứu tổ thành lồi cây gỗ trong mơ hình 02 ............. 36
Bảng 4.11: Tình hình tái sinh cây gỗ dưới tán rừng trồng Thảo quả ở mơ hình 2
............................................................................................................................. 37

Bảng 4.12: Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi ở mơ hình 2 ................................ 38
Bảng 4.13: Các đặc trưng mẫu về đường kính .................................................... 39
Hình 4.7: Phân bố số cây theo đường kính của mơ hình 3 ................................. 39
Bảng 4.14: Các đặc trưng mẫu về chiều cao ....................................................... 39
Bảng 4.15: Kết quả nghiên cứu tổ thành loài cây gỗ trong OTC 03................... 40
Bảng 4.16: Tình hình tái sinh cây gỗ dưới tán rừng trồng Thảo quả ở mơ hình 3
............................................................................................................................. 42
Bảng 4.17: Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi ở mơ hình 3 ................................ 43
Bảng 4.18: Các đặc trưng mẫu về đường kính D1.3 của tầng cây cao ở cả 3 mơ
hình ...................................................................................................................... 43
Bảng 4.19: Các đặc trưng mẫu về chiều cao Hvn của tầng cây cao ở cả 3 mơ hình
............................................................................................................................. 45
Bảng 4.20: Thành phần và cấu trúc tổ thành cây tái sinh ................................... 47
Bảng 4.21: Tình hình tái sinh cây gỗ dưới tán rừng Thảo quả của 3 mơ hình ... 48
Bảng 4.22: Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi..................................................... 49


`Bảng 4.23: Đặc điểm mơ hình trồng Thảo quả dưới tán ................................... 50
Bảng 4.24: Tình hình sinh trưởng của Thảo quả ở 3 mơ hình ............................ 51
Bảng 4.25: Bảng mơ tả phẫu diện đất ................................................................. 53
Biểu 4.26: Kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế của Thảo quả ở mơ hình 1.......... 60
Bảng 4.27: Kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế của Thảo quả ở mơ hình 2 ......... 61
Bảng 4.28: Kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế của Thảo quả ở mơ hình 3 ......... 62
Bảng 4.29: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh cả 3 mơ hình ................. 64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, ............................ 22
Hình 3.2: Biểu đồ sinh khí hậu tại huyện Su Phì, Tỉnh Hà Giang ...................... 23
Hình 4.1: Phân bố số cây theo đường kính của mơ hình 1 ................................. 30

Hình 4.2: Phân bố số cây theo chiều cao của mơ hình 1 .................................... 31
Hình 4.3: Rừng trồng Thảo quả ở mơ hình 1 ...................................................... 32
Hình 4.4: Phân bố số cây theo đường kính của mơ hình 2 ................................. 34
Hình 4.5: Phân bố số cây theo chiều cao của mơ hình 2 .................................... 35
Hình 4.6: Rừng trồng Thảo quả ở mơ hình 2 ...................................................... 37
Hình 4.8: Phân bố số cây theo chiều cao của mô hình 3 .................................... 40
Hình 4.9: Rừng trồng Thảo quả ở mơ hình 3 ...................................................... 41
Hình 4.10: Biểu đồ so sánh đường kính D1.3 của 3 mơ hình ............................. 44
Hình 4.11: Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn của 3 mô hình .............................. 46
Hình 4.12: biểu đồ so sánh phẩm chất cây tái sinh của 3 mơ hình ..................... 49
Hình 4.13: Mầm hoa Thảo quả ........................................................................... 52
Hình 4.13: Phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu ............................................... 54
Hình 4.14: Lều trại trong rừng Thảo quả ............................................................ 59


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thảo quả là cây có giá trị kinh tế cao của các tỉnh miền núi. Cây Thảo quả
chỉ sống và sinh trưởng được dưới tán rừng có độ ẩm cao, nhiệt độ từ 16 đến
220C và ở độ cao từ 1.600 đến 2.000 m so với mực nước biển. Trên địa bàn Hà
Giang, Thảo quả là loài cây có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây,
cây thảo quả (Amomum tsaoko) đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao,
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang; từ việc
trồng, chăm sóc, thu hoạch,...đã tạo ra nhiều việc làm có thu nhập ổn định, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận nơng dân ở vùng sâu, vùng xa.
Xã Lao Chải thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, xã có diện tích 50,7
km². khí hậu nhiệt đới gió mùa , lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm và
khoảng 15 – 220C, lượng mưa khoảng 1800- 2200 mm/ năm. Chủ yếu là dân tộc
Dao, Hmong. Kinh tế chủ yếu là: trồng cây Thảo Quả, canh tác ruộng bậc
thang….là một trong những xã được lãnh đạo chính quyền địa phương đặc biệt
quan tâm đến phát triển kinh tế cũng như an ninh, văn hóa, xã hội. Đảm bảo các

lợi ích kinh tế cho người dân kết hợp với phát triển văn hóa ổn định cho sự phát
triển của tồn huyện Vị Xun nói chung và xã Lao Chải nói riêng, cây Thảo
quả được xác định là cây trồng mũi nhọn của xã. Bên cạnh đó qua việc trồng
Thảo quả cũng biểu hiện nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh
học như: sử dụng tài ngun rừng khơng bền vững, gây ra xói mòn, sạt lở đất…
Câu hỏi đặt ra là cây thảo quả có vai trị như thế nào trong phát triển kinh
tế cũng như đóng góp vào thu nhập của người dân các bản trồng thảo quả nói
chung và xóa đói giảm nghèo nói riêng của địa phương? Làm thế nào để nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất thảo quả để nâng cao thu nhập cho người trồng
thảo quả? Trồng Thảo quả như thế nào để hạn chế ảnh hưởng đến tính đa dạng
sinh học và khả năng sử dụng tài nguyên rừng bền vững? xuất phát từ những
thực tế đó và để trả lời những câu hỏi trên, đang học tập tại trường Đại học Lâm
nghiệp việt Nam, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của cây Thảo quả (Amomum aromaticumRoxb) trồng dưới tán rừng tại Xã
Lao Chải – Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang”
1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây Thảo quả
1.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cây thảo quả
- Thảo quả cịn có tên là Đị Ho, Mác hấu….
- Tên khoa học là, Amomum aromaticumRoxb
- Họ Gừng (Zingiberaceae).
- Thảo quả là cây thân thảo sống lâu năm, mọc thành bụi cao 2- 3m, thân
ngầm, mọc ngang, có nhiều đốt, tạo thành những bụi lớn đường kính bụi lên
đến 2,5 – 4 cm. Lá màu xanh nhạt mọc so le, có cuống ngắn gần như khơng
cuống, bẹ lá dài có khía dọc ơm lấy thân, phiến lá dài từ 30 - 70cm, rộng 8 –
20cm, nhẵn, cuống cụm hoa dài 2- 4cm, đường kính 1,5- 2cm, màu đỏ, được

phủ bởi nhiều bẹ hình bầu dục, nâu, xếp thành 2 dãy. Hoa màu vàng, dài 46cm, rộng 3- 4cm. Quả trịn hơi dài hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính quả 2
– 3cm, chia thành 3 ngăn, mỗi ngăn có khoảng 15 hạt. Hạt có áo hạt và có mùi
thơm, hình tháp đẹp. (2)
1.1.2. Đặc điểm sinh thái học của cây Thảo quả
Thảo quả là cây ưa ẩm, mát chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt dưới
tán rừng có độ tán che 0,4 - 0,6; ở độ cao từ 1600 - 2200m so với mực nước
biển, nơi thường xuyên có mây mù, ẩm ướt, mát với nhiệt độ trung bình khoảng
150C nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 90C và nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 200C.
Lượng mưa trung bình năm trên 1800mm, độ ẩm khơng khí trong rừng
trên 90%. Đất ferralit mùn trên núi cao, tầng đất mặt có màu xám đen, hàm
lượng mùn trên 7%, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, độ ẩm cao, (pH từ
4,2 - 5,3). Thảo quả đặc biệt thích hợp khi sống dưới tán rừng trồng, rừng tự
nhiên, có nhiều cây lá rộng, thường xanh che bóng, chiều cao vút ngọn trên
12m, chiều cao dưới cành trung bình trên 8m như: Giổi, Tống quả Sủ, Thơng
đất…(2)

2


1.1.3. Phân bố địa lý cây Thảo quả
Thảo quả có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya, phân bố ở Đông bắc Ấn
Độ, Nepal, Tây nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam là các tỉnh Lào Cai, Hà
Giang, Lai Châu… Ngoài ra Thảo quả mọc tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, Malaysia, Australia…
Ở Việt Nam, Thảo quả phân bố ở các huyện vùng cao thuộc các tỉnh phía
Bắc như huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Thắng – Lào Cai; huyện Mù
Cang Chải – Yên Bái; huyện Vị Xun, Hồng Su Phì, Quản Bạ, - Hà Giang;
huyện Tuần Giáo – Điện Biên; huyện Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên –
Lai Châu,…(4)

1.1.4. Giá trị sử dụng cây Thảo quả
 Giá trị về ẩm thực
Thảo quả trồng với mục đích lấy hạt, hạt có màu vàng nhạt, có mùi thơm ,
cay nóng, thường dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm Thảo quả có hàm
lượng giá trị dinh dưỡng cao bao gồm: chất xơ, Carbohydrate, protein, vitamin
C, niacin, pyridoxine, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm,…Hạt Thảo quả có hàm
lượng tinh dầu 1 – 1,5%. Thảo quả được chưng cất thành tinh dầu làm hương
liệu và làm gia vị trong các món ăn, chế biến bánh kẹo.
Thơng thường, loại hạt này được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như
trà và cà phê vì nó có hương vị độc đáo và thơm ngon. (10)
 Giá trị về y học
Thảo quả là một dược liệu quý của Việt Nam, có mùi thơm, vị cay tính
ấm, tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, trị bệnh sốt rét, giúp ăn ngon miệng,
giải độc,…Trong dân gian, Thảo quả chủ yếu dùng để làm thuốc kích thích tiêu
hóa, chữa nơn mửa, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, Thảo quả giúp
giảm lượng caffein trong cơ thể, Giảm bớt đau bụng ở trẻ em. Làm dịu sự đau
họng. Giảm đau dây thần kinh. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng
như ho, cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn…(10)
 Giá trị về kinh tế - xã hội
3


Thảo quả được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Theo đánh giá của
Phịng Nơng nghiệp PTNT huyện Vị xuyên, trong niên vụ 2017– 2018, sản
lượng thảo quả khô của toàn huyện đạt khoảng từ 650 – 700 tấn. Với giá bán
bình quân hiện nay từ 150 – 320 nghìn đồng/kg quả khơ, trong năm 2018 tồn
huyện Vị Xun có nguồn thu khoảng trên 42 tỷ đồng.Trồng thảo quả dưới tán
rừng sau 4- 5 năm cho năng suất ước đạt 200- 350kg quả khơ/ha.
Do đó trồng thảo quả giúp người dân miền núi thoát nghèo, cải thiện và
nâng cao đời sống kinh tế, xã hội và muốn trồng được Thảo quả thì người dân

phải giữ lấy rừng. (10)
1.1.5. Ý nghĩa của việc sản xuất cây Thảo quả
Thảo quả là một loại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ làm gia vị được ưa
chuộng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Sản xuất
kinh doanh thảo quả có vị trí quan trọng góp phần cải thiện sinh kế vùng cao.
Sản xuất thảo quả có thể coi là một nghề truyền thống của một số đồng bào dân
tộc vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Thảo quả là cây trồng quan trọng ở vùng cao là cây có giá trị kinh tế cao,
phù hợp với kinh tế vùng cao, vùng sâu vùng xa. Phát triển cây Thảo quả hợp lý,
bền vững sẽ tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc nâng cao đời sống, góp phần
xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu thị trường của cây thảo quả là tương đối lớn, với
giá trị xuất khẩu cao.(7)
1.1.6. Hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh
giá hiệu quả kinh tế trong các điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi
thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định
lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn.
Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả cũng khác nhau.Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối
thiểu, nhu cầu có khả năng thanh tốn và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể

4


coi thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả
kinh tế hiện nay.
Đối với tồn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng
thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của xã hội bằng của cải, vật chất, sản
xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật, chất sản xuất ra, trong nền kinh tế

kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp để tăng khả
năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc
cơng lao động bỏ ra. Đối với sản xuất kinh tế trang trại vườn rừng - một hình
thức nơng lâm kết hợp thì khi xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta
phải đứng trên góc độ hoạch tốn kinh tế, tính tốn các chi phí, các yếu tố đầu
vào đồng thời tính tốn được đầu ra từ đó xác định mối tương quan kết quả giữa
đầu vào, đầu ra và kết quả đạt được thì đó chính là lợi nhuận. (7)
2.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Nghiên cứu Thảo quả trên thế giới
Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế
cao do đó được con người biết đến từ lâu. Ở Trung Quốc, thảo quả được gây
trồng và sử dụng cách đây hàng trăm năm. Nhưng những nghiên cứu về thảo quả
còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn
sách về cơng dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà Y học của
Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19.
Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã
xuất bản cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc". Cuốn sách đó
đề cập đến cây thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau:
- Phân loại thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevostet)
Lemaire), tên họ (Zingiberaceae).
- Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả.
- Vùng phân bố ở Trung Quốc.
- Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai

5


- Kỹ thuật trồng: Nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu
bệnh hại.

- Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản.
- Cơng dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột, bệnh hàn.
Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh giới thiệu một cách tổng quát và
có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái
chế biến và bảo quản. Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho cho nhiều loài cây
dược liệu nên cây Thảo quả được giới thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản
hướng dẫn kỹ thuật cho một số vùng ở Trung Quốc. Vì vậy, khi áp dụng ở Việt
Nam, một số đặc điểm cũng như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù
hợp với điều kiện ở nước ta. Đây vẫn là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống
những kiến thức về cây Thảo quả.
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan
trọng của lâm sản ngồi gỗ nói chung và thảo quả nói riêng, một số nhà khoa
học tiếp tục nghiên cứu về thảo quả.
Năm 1992 J.H. de Beer - một chun gia lâm sản ngồi gỗ của tổ chức
Nơng lượng thế giới, khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngồi
gỗ đó nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người
dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo quả nhằm xố đói giảm
nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng núi và bảo
tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của Thảo quả là rất lớn, chỉ
tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái
Lan. Đây là cơng trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con
người, xã hội cũng như tình hình sản xuất bn bán và dự báo thị trường, tiềm
năng phát triển của Thảo quả.
Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại
viện Vệ sinh dịch tế công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách "Bản thảo bức
tranh màu Trung Quốc". Cuốn sách đã mơ tả tới hơn 1000 lồi cây thuốc ở
Trung Quốc, một trong số đó là Thảo quả. Nội dung đề cập là:
- Tên khoa học.
6



- Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản.
- Cơng dụng và thành phần hóa học của thảo quả.
Nhìn chung, nội dung có liên quan đến thảo quả trong cuốn sách đề cập
tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các
chất chứa trong Thảo quả nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh thái cũng như
biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Thảo quả. Ở đây tác giả đã đề cập đến
đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật
học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống,
trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và bn bán thảo
quả trên thế giới.
2.1.2. Nghiên cứu Thảo quả ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những
nơi phân bố tự nhiên của thảo quả. Từ lâu đời, nhân dân ta đó biết tìm kiếm và
khai thác thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi Thảo quả là cây
"truyền thống". Theo tài liệu của Pháp, thì cơng trình đầu tiên đề cập đến Thảo
quả là cơng trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông Dương của Lecomte etal gồm
7 tập với tên cuốn sách "Thực vật chí đại cương Đơng Dương". Tác giả đó thống
kê được tồn Đơng dương có hơn 7000 lồi thực vật, trong đó 1350 lồi cây
thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà thảo quả là một trong những lồi cây có giá
trị cao.
Năm 1999, khi nghiên cứu những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác giả
Đỗ Tất Lợi đã cho rằng: Thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào
khoảng năm 1890. Trong Thảo quả có khoảng 1- 1.5% tinh dầu màu vàng nhạt,
mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Đây
là một cơng trình nghiên cứu khẳng định công dụng của Thảo quả ở nước ta.
Tuy nội dung nghiên cứu về thảo quả của cơng trình cịn ít, nhưng nó đã phần
nào mở ra một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong Y học ở
nước ta. (1)
Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên

cứu về cây thuốc ở nước ta có đề cập đến Thảo quả. Do Thảo quả là cây "truyền
7


thống", có đặc thù riêng khác với một số lồi lâm sản ngồi gỗ là có phạm vi
phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như
Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang…..nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các cơng
trình nghiên cứu liên quan cịn ít.
Năm 1982, Đồn Thị Nhu cơng bố kết quả nghiên cứu của mình về "Bảo
vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây
thuốc trên đất rừng ở Việt Nam". Trong đó tác giả kết luận: Thảo quả là cây
dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay
vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng.
Năm 1994, nhận thức được tiềm năng nâng cao đời sống kinh tế xã hội
của người dân vùng núi từ nghề rừng.Tỉnh Lào Cai đã xác định Thảo quả là loài
cây giá trị cao cần được phát triển. Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh
Lào Cai đó phối hợp với các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản
tiến hành tổng kết các kinh nghiệm gây trồng.
Thu hái và chế biến bảo quản thảo quả trong nhân dân. Sau gần 2
năm điều tra thu thập, tổng hợp kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước, hướng dẫn kỹ thuật tạm thời gây trồng Thảo quả ra đời. Nội dung
bản hướng dẫn là: xác định tên khoa học loài Thảo quả phân bố trong địa
phương, mô tả một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản, kỹ thuật nhân
giống, trồng, chăm sóc và thu hái. Đây là bản hướng dẫn kỹ thuật về gây trồng
và thu hái thảo quả ở nước ta. Do chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm trong nhân
dân và kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho nên
các biện pháp kỹ thuật như chọn vùng trồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống,
chọn giống, trồng v.v... còn chưa cụ thể, vẫn mang tính chất định tính. Các căn
cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thích hợp, thời vụ trồng, mật độ trồng
v.v... để nâng cao năng suất và tính ổn định của mơ hình trồng Thảo quả cịn

nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mơ hình thử nghiệm cịn thấp và chưa đảm bảo
tính bền vững. Vì vậy, thực chất bản hướng dẫn kỹ thuật này chỉ là tạm thời cần
nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.

8


Trong cơng trình "Đa dạng sinh học có mạch vùng núi cao Sa Pa", của các
tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời, (1998) đã phân loại lâm sản
ngoài gỗ theo hệ thống sinh thái và thống kê được tập đồn đơng đảo thực vật có
giá trị làm thuốc ở địa phương. Các tác giả đưa ra một số loài cây làm thuốc có
thế mạnh của khu vực khơng chỉ có giá trị sử dụng mà cịn có giá trị xuất khẩu,
tăng thu nhập như củ Hoàng liên, Thảo quả, cỏ xước,v.v... Trong đó cần đặc biệt
chú trọng phát triển cây Thảo quả. Bên cạnh một số nghiên cứu về hình thái và
sinh thái, để phát hiện tiềm năng cơng dụng của Thảo quả trong lĩnh vực y dược,
một số cơng trình nghiên cứu về thành phần hố học như: cơng trình về thành
phần hố học của Thảo quả, cơng trình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò
của Thảo quả đối với người dân cũng như địa phương, tình hình gây trồng, sản
xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả của Thảo quả tại một số địa phương ở
nước ta.
Năm 1996, khi nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây Thảo quả quan trọng
cơng trình “nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây Thảo quả dưới tán rừng” của tác
giả Thân Văn Cảnh, tác giả đã đưa ra một số biện pháp, kỹ thuật cơ bản về gieo
ươm và gây trồng Thảo quả. (7)
Cũng trong giai đoạn này xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu về cây
thuốc, trong đó có một số thơng tin về cây Thảo quả như “Bảo vệ nguồn cây
thuốc thiên nhiên” (1990) của Nguyễn Tập. “những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” (1999) của Đỗ Tất Lợi. “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997) của Lê
Trần Đức.
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gây trồng cây đặc sản dưới tán

rừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm biên soạn tài liệu
"Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng". Nội dung tài liệu
đã nêu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và kỹ thuật trồng,
chăm sóc, thu hoạch và chế biến Thảo quả dưới tán rừng.
Trong những năm gần đây cũng xuất hiện một số tài liệu có trình bày
những thơng tin về Thảo quả như "Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam" của tác giả Lê Trần Chấn (1999). Theo báo cáo chuyên đề “Đặc sản vùng
9


tồn quốc”, năm 2000 của tác giả Nguyễn Cơng Dựng, cơng trình đã đưa ra một
cách khái qt về vai trò của Thảo quả với người dân. (5)
Năm 2002, Phan Văn Thắng đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của Thảo quả tại xã San Sả Hồ - Sa
Pa – Lào Cai, tác giả đã tập trung nghiên cứu địa hình, đất, cấu trúc rừng, độ ẩm,
độ xốp, lớp mùn...
Năm 2002, Cục phát triển Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam đã biên soạn cuốn sách “kỹ thuật gây trồng một số đặc sản
rừng’’, trong đó cũng đề cập đến trồng Thảo quả dưới tán rừng.(10)
Lê Văn Thành (2005). “Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Thảo
quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Tác giả đã
trình bày, đưa ra những hướng dẫn, kỹ thuật trồng cây Thảo quả ở các tỉnh phía
Bắc nhằm tạo ra hiệu qủa kinh tế - xã hội.
Năm 2014 PGS. TS. Nguyễn Huy Sơn – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam - NXB Nông nghiệp là Tác giả của cuốn “Kỹ thuật gây trồng 10 loài cây
lâm sản ngoài gỗ làm gia vị” cuốn sách trình bày về các kỹ thuật như: kỹ thuật
tạo cây con, trồng và chăm sóc bảo vệ của 10 loại cây lâm sản ngồi gỗ, trong
đó có cây Thảo Quả. (11)
Năm 2017 Ths. Phạm Thị Huyền – Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam
đã viết quyển giáo trình “Kỹ thuật Lâm sinh chuyên đề” quyển giáo trình này

viết khái quát về cơng dụng, đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật gây trồng các
loài lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. Trong đó có cây Thảo quả được trình bày
khá là chi tiết. (2)

10


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
Đề xuất được một số giải pháp phát triển mơ hình trồng Thảo quả dưới
tán rừng theo hướng bền vững góp phần nâng cao thu nhập của người dân và
bảo vệ hệ sinh thái rừng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng các mơ hình trồng Thảo quả dưới tán rừng tại Xã
Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Tổng kết được kinh nghiệm, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến sản phẩm
từ cây Thảo quả.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình Thảo quả trồng dưới tán rừng tại Xã
Lao Chải.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mơ hình trồng Thảo quả dưới tán
rừng tại xã Lao Chải.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển mơ hình trồng Thảo quả theo hướng
bền vững nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sinh thái.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: mô hình Thảo quả trồng dưới tán rừng
tại xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên phạm vi xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng mơ hình Thảo quả trồng dưới tán rừng
- Nghiên cứu các kinh nghiệm, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến sản phẩm
từ cây Thảo quả
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mơ hình Thảo quả trồng dưới tán rừng
11


- Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của mơ hình trồng Thảo quả dưới tán rừng
tại xã Lao Chải.
- Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình trồng Thảo quả theo hướng bền vững
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sinh thái.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa số liệu diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng đã trồng Thảo quả,
các báo cáo kết quả hàng năm của Uỷ ban nhân dân xã về Lâm nghiệp.
Kế thừa các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề về cây Thảo
quả và đánh giá hiệu quả của mơ hình rừng.
2.4.1.2 Phương pháp điều tra thực địa
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Thước dây
+ Địa bàn
+ Thước kẹp kính
+ Thước đo Blumeleiss
+ Sổ ghi chép và bảng biểu
+ Dao, dây, cuốc….
Thực hiện lập 3 OTC ở rừng tự nhiên trồng Thảo quả phân bố điều OTC

lên độ dốc của địa hình và khu vực, tùy theo tổng diện tích của cây Thảo quả
diện tích ơ tiêu chuẩn là 2500m2 (50x50m2). Để điều tra và thu thập số liệu về
các chỉ tiêu sinh trưởng của thảm thực vật rừng, cây Thảo quả và các chỉ tiêu về
thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu. Trên các ô tiêu chuẩn điều tra về đặc điểm
cấu trúc thể hiện ở một số mẫu biểu sau:
a. Điều tra sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả
Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Thảo quả được điều tra trên 5 ơ dạng bản
có diện tích (4m2 x 4m2) tại 4 góc và ở tâm ơ. Ô tiêu chuẩn điển hình bao gồm
các chỉ tiêu: Số mầm hoa của bụi (Ftb), số mầm cây/bụi, Số cây/bụi (ntb), chiều
cao bình qn của những cây đã có quả Htb (cm), độ rộng đường kính trung bình
12


bụi (dtb,), đường kính trung bình của thân cây các cây đã có quả (Dgốctb). Tại các
ơ tiến hành điều tra số lượng bụi, số cây/bụi, mật độ Thảo quả, hình thái quả
theo mẫu biểu.
MẪU BIỂU 01: ĐIỀU TRA CÂY THẢO QUẢ TRÊN ODB
OTC:

Diện tích ơ dạng bản:

Người điều tra:

Tuổi Thảo quả:

Ngày điều tra:

Mật độ:

Địa điểm:


Vị trí:

STT
ơ

STT

dạng

bụi

bản

1

2

Số
cây/bụi
(ntb)

Số

Số

mầm
hoa/bụi
(Ftb)


mầm
cây/bụi

Độ

Chiều

rộng cao bụi
bụi

(Htb)

(dtb)

(cm)

Đường
kính
thân
(Dgốctb)
(cm)

1
2
1
2

Trung bình
 Điều tra tầng cây cao
Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đánh số hết các cây tầng cây cao sau đó lấy

mẫu để xác định tên cây, đo chiều cao vút ngọn Hvn (m), đường kính tại vị trí
1.3m (D1.3), đường kính tán (Dt), chiều cao dưới cành (Hdc) của các cây đã
đánh số bằng thước đo cao và thước kẹp kính. Kết quả điều tra được ghi vào
mẫu biểu 02.

13


MẪU BIỂU 02: ĐIỀU TRA TẦNG CÂY GỖ KHU VỰC
TRỒNG THẢO QUẢ
OTC:

Diện tích ơ:

Ngày điều tra:

Độ cao:

Vị trí:

Hướng dốc:

Tọa độ:

Mật độ:

STT

Tên loài


D1.3

Hdc

Hvn

cây cao

(cm)

(m)

(m)

Dt (m)
ĐT

NB

Ghi
chú

1
2
 Điều tra độ tàn che, che phủ thảm tươi, tỉ lệ thảm mục và cây tái sinh
 Điều tra độ tàn che
Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra độ tàn che tầng cây
cao, độ che phủ tầng cây bụi thảm tươi và thảm mục.
Dùng phần mềm trên smartphone để đo độ tàn che. Kết quả ghi và mẫu biểu sau:
MẪU BIỂU 03: PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỘ TÀN CHE


Ô tiêu chuẩn:

Độ cao tương đối:

Ngày điều tra:

Diện tích otc:

Người điều tra:

Vị trí

TT điểm
đo

Giá trị điểm đo

TT điểm đo

1

80

2

81

3


82





Giá trị điểm đo

 Điều tra cây bụi thảm tươi
- Lập 25ODB để điều tra cây bụi thảm tươi: SODB= 4m2 (2mx2m)
14


- Trong OTC lập 5 tuyến điều tra song song và cách đều nhau, mỗi tuyến
lập 5ODB. Điều tra cây bụi thảm tươi trong các ODB ghi vào mẫu biểu:
MẪU BIỂU 04: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƯƠI
Ô tiêu chuẩn:

Độ cao tương đối:

Ngày điều tra:

Diện tích otc:

Người điều tra:

Vị trí:
Độ che Chiều

STT


Tên lồi cây chủ yếu

ODB

phủ

cao

TB

TB

(%)

(m)

Tình hình sinh
trưởng
T

TB

X

1
2
 Điều tra cây tái sinh
- Dùng 5 ODB để điều tra cây tái sinh.
MẪU BIỂU 05: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH

Ơ tiêu chuẩn:

Độ cao tương đối:

Ngày điều tra:

Diện tích OTC:

Người điều tra:

Vị trí:

TT

TT

Tên

ODB

cây

lồi

1

Cấp chiều cao (m)
<0,

0,5-


>1-

5

1

1,5

>1,5- >22

2,5

1
2

15

Phẩm chất
>2,
5

T

TB

X

Nguồn gốc
tái sinh

Chồi

Hạt


 Mô tả phẫu diện đất.
Để mô tả phẫu diện đất, đào 01 phẫu diện đất theo kích thước chuẩn 1,25m
(nếu không gặp tầng đá mẹ hoặc tầng C quá cứng) mô tả theo bảng hướng dẫn
mô tả phẫu diện đất trong bộ môn Khoa học đất – trường Đại học Lâm nghiệp.
b. Tổng kết các kinh nghiệm, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo
quản cây Thảo quả tại Xã Lao Chải.
Soạn các câu hỏi phỏng vấn các cán bộ ngành Lâm nghiệp, người dân địa
phương, các hộ gia đình trồng Thảo quả nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu về
các kinh nghiệm như:
- Kỹ thuật chọn và nhân giống
- Phương pháp chọn nơi trồng, đất trồng
- Kỹ thuật trồng
- Kỹ thuật chăm sóc, ni dưỡng sau trồng
- Kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản sản phẩm.
c. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mô hình trồng Thảo quả dưới tán rừng
tại xã Lao Chải.
Kế thừa các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề về cây Thảo
quả và đánh giá tác động của mơ hình đến đa dạng sinh học của Ủy ban nhân
dân xã về Lâm Nghiệp.
Điều tra, đồng thời soạn các câu hỏi phỏng vấn các cán bộ lâm nghiệp,
các hộ gia đình trồng Thảo quả nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu về những
điểm mạnh, điểm yếu đến kinh tế, môi trường và xã hội khi trồng Thảo quả.
d. Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình trồng Thảo quả theo hướng bền vững
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp đưa ra các giải pháp để phát

triển bền vững mơ hình trồng Thảo quả dưới tán rừng.
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
 Cơng thức tính mật độ lâm phần:
N/ha = 10000*∑Ni/SOTC (cây/ha)
Trong đó:

∑Ni là tổng số cây
16


SOTC là diện tích OTC
 Tính tốn các đại lượng sinh trưởng
- Tính tốn các đặc trưng mẫu
+ Số tổ:
m = 5 * log (N)
Trong đó:

m là số tổ
N là dung lượng mẫu

+ Cự ly tổ:
𝑘=
Trong đó:

𝑥𝑚𝑎𝑥 − 𝑥𝑚𝑖𝑛
𝑚

xmax là chỉ số quan sát lớn nhất
xmin là chỉ số quan sát nhỏ nhất


+ Trung bình mẫu:
𝑛

1
𝑥̅ = ∗ ∑ 𝑓𝑖 ∗ 𝑥𝑖
𝑛
𝑖=1

+ Sai tiêu chuẩn:
𝑄𝑥
𝑆= √
𝑛−1
Với 𝑄𝑥 = ∑ 𝑓𝑖 ∗ 𝑥𝑖 2 −

∑(𝑓𝑖𝑥𝑖)2
𝑛

+ Hệ số biến động:
𝑆% =
-

𝑆
∗ 100
𝑥̅

So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng theo tiêu chuẩn U: Để so sánh sinh trưởng

giữa các OTC ta sử dụng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn. Giá trị U
tính được theo cơng thức sau:
|𝑈| =


𝑥̅1 − 𝑥̅2
2
2
√𝑆1 + 𝑆2
𝑛1
𝑛2

Trong đó: 𝑥̅1 ,̅𝑥2 là giá trị trung bình mẫu 1 và mẫu 2
17


×