Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu bến tre (meretrix lyrata) tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---o0o---

NGUYỄN THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU
BẾN TRE (Meretrix lyrata) TẠI THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---o0o---

NGUYỄN THỊ HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU
BẾN TRE (Meretrix lyrata) TẠI THÁI BÌNH
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

TS. LÊ ANH TUẤN

HỒNG HÀ GIANG

Khánh Hịa - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hằng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các tổ chức, cá nhân. Qua đây, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ
đó.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nha Trang, Viện
nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Khuyến nơng Khuyến ngư Hải phịng đã tạo điều kiện
cho tơi được tham gia khố học này.

Tơi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cơ đã tận tình truyền đạt cho tôi những
kiến thức tâm huyết không chỉ trên lý thuyết mà cịn trong cả thực tế.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lại Văn Hùng, Thạc sỹ Nguyễn
Quang Đông đã trực tiếp giúp đỡ tôi thực hiện và hồn thành đề tài tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ công nhân viên Doanh nghiệp giống thuỷ sản
xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ, hỗ trợ tơi hồn thành các
nội dung của đề tài.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, cùng bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 11 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của nghêu Bến Tre ......................................................... 3
1.1.1. Hình thái cấu tạo và phân loại ........................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm phân bố ........................................................................................... 4
1.1.3. Tập tính sống................................................................................................... 5

1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng ............................................................. 6
1.1.5. Đặc điểm sinh sản ........................................................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nghêu .......................................................... 10
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................. 10
1.2.2. Việt Nam ....................................................................................................... 11
1.3. Hiện trạng ni nghêu ở Thái Bình ........................................................................ 13
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................16
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 16
2.3. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................. 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 17
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 17
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................24
3.1. Giai đoạn phát triển của ấu trùng nghêu từ giai đoạn bắt đầu hình thành hợp tử đến
giai đoạn nghêu giống ................................................................................................... 24
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, tỷ lệ thành phần hỗn hợp ba loài vi tảo
đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu ở giai đoạn ương nuôi. ........... 25
3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm .................................. 25
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng nghêu ........................................................ 27
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối......................................................................... 28
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ, tỷ lệ thành phần hỗn hợp ba loài vi tảo đến tỷ lệ
sống của ấu trùng nghêu ................................................................................................ 29


iv
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của ấu trùng nghêu ở các giai đoạn ương nuôi. .................................................... 32
3.3.1. Một số yếu tố mơi trường trong thời gian thí nghiệm .................................. 32
3.3.2. Tốc độ tăng trưởng chung của ấu trùng nghêu ............................................. 33

3.3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối......................................................................... 35
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi tới tỷ lệ sống .......................................... 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................................................41
1. Kết luận...................................................................................................................... 41
2. Đề xuất ....................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................42


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Chữ viết đầy đủ

1

AT

Ấu trùng

2

CTV

Cộng tác viên

3


DO

Oxy hồ tan trong nước

4

ĐVTM

Động vật thân mềm

5

NT

Nghiệm thức

6

NTTS

Ni trồng thủy sản

7

NXB

Nhà xuất bản

8


S‰

Độ mặn

9

TB

Trung bình

10

TLS

Tỷ lệ sống

11

ToC

Nhiệt độ


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kích thước mắt lưới của rây phù hợp để lọc ấu trùng ...................................21
Bảng 3.1. Diễn biến các yếu tố mơi trường trong q trình ương ni ấu trùng ...........26
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ, tỷ lệ thành phần hỗn hợp ba loài vi tảo đến tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối ở nghêu ........................................................................................28

Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của ấu trung nghêu M.lyrata theo các lô thí nghiệm....................30
Bảng 3.4. Thơng số mơi trường duy trì trong thời gian nuôi thử nghiệm ......................32
Bảng 3.5. Thông số môi trường phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng ngao ..............33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở nghêu ........35
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống của ấu trung nghêu M. lyrata theo các lơ thí nghiệm...................38
Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa mật độ với tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu .........................40


vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái cấu tạo ngồi của nghêu Bến Tre .....................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ vịng đời nghêu Bến Tre (M.lyrata) .......................................................9
Hình 1.3. Vùng ni ngao ven biển Tiền Hải. Ảnh Minh Đức ......................................15
Hình 2.1. Cơ sở sản xuất giống nghêu tại Doanh nghiệp giống thuỷ sản Đông Minh. ..16
Hình 2.2. Ấu trùng nghêu Bến Tre giai đoạn chữ D và giai đoạn bám đáy ...................16
Hình 2.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của hỗn hợp 03 lồi tảo .............................................18
Hình 2.4. Vị trí thu mẫu ấu trùng nghêu nhìn từ bề mặt bể ương ..................................19
Hình 2.5. Buồng đếm động vật kích thước hiển vi với thể tích cố định 1ml .................19
Hình 2.6. Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương ni ấu trùng nghêu ......................20
Hình 2.7. Ấu trùng được ni trong bể (trái), lọc ra xơ 10L (phải) ...............................22
Hình 3.1. Sự phát triển của hợp tử..................................................................................24
Hình 3.2. Các giai đoạn phát triển ấu trùng nghêu Bến Tre ...........................................25
Hình 3.3. Tăng trưởng trung bình quần thể của ấu trùng nghêu M.lyrata theo thời gian
thí nghiệm .......................................................................................................................28
Hình 3.4. Tăng trưởng TB của ấu trùng nghêu M.lyrata ................................................34



1
MỞ ĐẦU

Trong chiến lược phát triển nuôi thủy sản hiện nay, động vật thân mềm
(ĐVTM) được xem là đối tượng ưu thế và đầy triển vọng. ĐVTM với vai trò quan
trọng vừa làm thực phẩm vừa góp phần đa dạng đối tượng nuôi, làm sạch môi trường,
ổn định sinh thái và là đối tượng không thể thiếu trong nghề nuôi.
Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loại động vật thân mềm có giá trị kinh tế
cao ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan Việt Nam (2009), xuất khẩu
nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình
đạt 2,11 USD/kg. Nghêu Bến Tre đã được sản xuất giống thành công (Nguyễn Đình
Hùng và ctv, 2004; Chu Chí Thiết và Kumar, 2008). Từ năm 1999 trong việc tìm đối
tượng ni phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc, nghêu Bến Tre được người dân
đưa vào nuôi thử nghiệm ở một số tỉnh ven biển và đã cho kết quả tốt.
Nghề nuôi nghêu nước ta chủ yếu theo phương thức quảng canh cải tiến, chủ
yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Việc khai thác con giống một cách ồ ạt, thiếu trách
nhiệm đã làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng suy giảm đe dọa đến sự tồn vong của
lồi. Vì vậy vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay là nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống
nghêu Bến Tre để đáp ứng nhu cầu ni của người dân và góp phần vào việc bảo vệ
nguồn lợi tự nhiên. Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu mới chỉ thành công ở quy
mơ thí nghiệm, hiệu quả chưa cao, thường khơng ổn định khi triển khai sản xuất đại
trà. Ở nước ta, nghiên cứu sản xuất giống nghêu Bến Tre cho thấy tỷ lệ sống của ấu
trùng chưa cao, năng suất trong bể ương khơng ổn định. Ngun nhân có nhiều trong
đó có hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là thức ăn và mật độ ương nuôi. Xuất phát từ thực
tế trên và nhằm bổ sung thêm những thông tin cần thiết nhằm ổn định công nghệ sản
xuất giống nghêu Bến Tre phù hợp với điều kiện tự nhiên miền Bắc chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ
lệ sống của ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) tại Thái Bình”.
Mục tiêu của đề tài: Xác định được thành phần tỷ lệ thức ăn phù hợp từ 03 lồi
vi tảo và mật độ ương ni phù hợp nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng nghêu Bến Tre (M. lyrata) từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn Spat.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần của 3 loài vi tảo đến tốc độ sinh

trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu Bến Tre (M. lyrata) từ giai đoạn chữ D đến
giai đoạn Spat.


2
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ
sống của ấu trùng nghêu Bến Tre (M. lyrata) từ giai đoạn chữ D đến giai đoạn Spat.
- Đề xuất kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nghêu Bến Tre đạt tỷ lệ sống cao bằng
nguồn thức ăn từ 3 loài vi tảo (Isochrysis galbana, Chlorella sp, Nannochloropsis
oculata) phù hợp với điều kiện Thái Bình.
Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Đề tài thành cơng sẽ góp phần xây dựng hồn thiện quy trình
sản xuất và ương giống nghêu Bến Tre là cơ sở cho việc cung cấp nguồn giống chất
lượng tốt cho người ni góp phần nâng cao và tăng năng suất ương nuôi nghêu giống.
Ý nghĩa thực tiễn: Đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi thương phẩm phát
triển nghề ni nghêu cả nước. Góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, đưa đối tượng
này phát triển mạnh mẽ, trở thành đối tượng nhuyễn thể chủ lực, tạo sản phẩm lớn tập
trung phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho
người nuôi.


3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của nghêu Bến Tre
1.1.1. Hình thái cấu tạo và phân loại
Theo 1 số cơng trình nghiên cứu về nghêu Bến Tre của một số tác giả trong
nước và nước thì vị trí phân loại của nghêu Bến Tre như sau:
Ngành thân mềm: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Phân lớp: Heterodota

Bộ: Veneroida
Liên họ nghêu: Veneracea
Họ nghêu: Veneridae
Giống nghêu: Meretrix
Loài nghêu Bến tre: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Tên tiếng Anh: Hard Clam, Lyrate Asiatic
Tên tiếng Việt: Miền Bắc ngao Bến Tre, miền Nam nghêu Bến Tre [5], [11],
[14], [19].

Hình 1.1. Hình thái cấu tạo ngồi của nghêu Bến Tre
Trong các cơng trình nghiên cứu trước đây về đặc điểm hình thái, phân loại của
ĐVTM có một số cơng trình mơ tả một số lồi thuộc giống Meretrix như: Walter
(1945) mơ tả ba loài Meretrix lusoria Chem, Meretrix petechialis Lam, Meretrix
tripla; Pierre (1952) và Anuwat (1995) đã mơ tả 1 lồi Meretrix meritrix (Linnaeus);


4
Anuwat (1995) mơ tả lồi Meretrix lusoria. Có một số nghiên cứu về lồi nghêu
Meretri lyrata nhưng chỉ mơ tả sơ lược như các nghiên cứu của Habe và Sadao (1996),
Nguyễn Chính (1996). Đến năm 1999, Trương Quốc Phú đã nghiên cứu chi tiết hơn về
hình thái và cấu tạo trong của nghêu. Nghêu Bến Tre có hình dạng ngồi rất giống
nghêu dầu (Meretrix meretrix), nhưng kích thước nhỏ hơn. Nghêu một năm tuổi có
chiều dài trên 25 mm, khối lượng >3g. Rìa lưng phần vỏ hình tam giác, phần rìa bụng
hình trịn, hai vỏ bằng nhau dày và chắc, chiều dài vỏ lớn hơn chiều cao vỏ. Đỉnh vỏ
hơi lệch về phía trước và nhơ lên uốn cong về phía bụng, mặt vỏ phồng lên, các gờ
sinh trưởng rõ ràng. Màu sắc mặt vỏ ngoài đa phần là màu trắng sữa, đôi khi lẫn màu
hơi nâu, tùy thuộc môi trường bãi ni [12].
Mặt trong của vỏ có màu trắng, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hình bán nguyệt, vết
cơ khép vỏ sau to hình bầu dục. Hai tấm màng áo mỏng bao phủ tồn bộ nội tạng của
nghêu. Phía mép của 2 màng áo gần bụng dính lại hình thành 2 vòi nước (vào và ra)

hay còn gọi là ống thốt hút nước. Vịi nước vào nằm ở phía bụng, vịi nước ra nằm ở
phía lưng. Ống thốt hút nước của nghêu to và ngắn. Chân nghêu to hình lưỡi dùng để
đào cát, chân nằm ở phía bụng. Nghêu có miệng là một rãnh nằm ngang ở phía trước
cơ thể, trong miệng có tấm mơi ngồi, mơi trong và tiêm mao để vận chuyển và lựa
chọn thức ăn. Mang là cơ quan hơ hấp chủ yếu. Ngồi ra các vi mạch trên mơi và
màng áo ngồi cũng có tác dụng bổ trợ cho q trình hơ hấp [5].
1.1.2. Đặc điểm phân bố
* Phân bố theo địa lý
Trên thế giới, họ nghêu có tới 500 lồi, phân bố rộng khắp ở vùng bãi triều ven
biển của các nước ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, nghêu phân bố chủ yếu ở vùng biển
ấm Tây Thái Bình Dương (Nam Đài Loan), vùng biển nhiệt đới và Á nhiệt đới [2, 5].
Ở Việt Nam, nghêu Bến Tre phân bố chủ yếu ở vùng biển phía nam như ở Gị
Cơng Đơng (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên
Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bạc Liêu, ven biển Cần Giờ (Thành phố Hồ
Chí Minh) [5]. Hiện nay do quá trình di nhập giống ra miền Bắc nên đã xuất hiện
nghêu ở các bãi ven biển, cửa sông của các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phịng,
Thái Bình, Nam Định, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các tỉnh cho sản luợng lớn
như: Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An.


5
* Phân bố theo sinh thái
Nghêu là loài sống vùi phân bố trên các bãi biển, eo vịnh có đáy là cát pha bùn.
Theo nghiên cứu chỉ tiêu môi trường của nghêu ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy
nghêu thường phân bố nhiều ở nơi nền đáy có tỷ lệ cát 68 -75%, tỷ lệ sét 21-31%, đất
thịt có tỷ trọng thấp < 7% [6]. Bãi nghêu phân bố thường ở gần cửa sơng có sóng gió
nhẹ, có nguồn nước ngọt chảy vào. Chúng phân bố từ vùng trung triều, hạ triều, cho
đến độ sâu 1-2m nước, có khi bắt gặp ở cả độ sâu 2-4m [5]. Trong tự nhiên chưa gặp
loài này ở đáy bùn nhuyễn hay bùn cát [2].
Nghêu là loài thân mềm 2 mảnh vỏ rộng nhiệt: Chúng có thể sống trong điều kiện

nhiệt độ 5-35oC, khoảng nhiệt độ thích hợp cho nghêu phát triển là 28-31oC, tốc độ
dịng chảy 0,1-0,25m/s, hàm lượng oxy hồ tan khoảng 4-6 mg/l, pH 6-9, độ muối dao
động từ 19-26‰ khoảng độ muối phù hợp cho nghêu phát triển là 22-25‰ [14, 16].
1.1.3. Tập tính sống
Nghêu là lồi sống đáy nhưng khi gặp điều kiện không thuận lợi như nhiệt độ giảm,
độ muối thay đổi đột ngột chúng thường nổi lên khỏi đáy và di chuyển đi nơi khác có điều
kiện thích hợp hơn.
Theo Trương Quốc Phú (1999) khi độ muối giảm xuống 5‰ thì hầu hết nghêu di
chuyển tới vùng mới nơi có độ muối cao hơn, bãi nghêu có xu hướng dịch chuyển từ
bờ ra xa vào mùa mưa và mùa khơ có xu hướng tiến lại gần bờ nên diện phân bố của
nghêu vào mùa khô rộng hơn so với mùa mưa. Nghêu nói riêng và ĐVTM hai mảnh
vỏ nói chung, trong q trình sống đều trải qua 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi và sống đáy: Sau khi trứng nở chuyển sang giai
đoạn ấu trùng phù du gồm các giai đoạn nhỏ: Trochophore, Veliger và ấu trùng Umbo.
Giai đoạn này, ấu trùng trôi nổi trong nước. Sự phân bố của chúng phụ thuộc rất lớn
vào dòng chảy và thuỷ triều. Kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du là giai đoạn sống đáy
(Spat). Lúc này đã hình thành chân, màng áo và cơ khép vỏ. Do đó giai đoạn này cần
đáy bằng phẳng và cần có vật bám như cát to, sỏi.
- Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn trưởng thành nghêu sống vùi mình trong đáy.
Để hơ hấp và lấy thức ăn trong nước, nghêu thò vòi lên mặt bãi. Vòi nghêu ngắn nên
nghêu không thể chui sâu, thường chỉ cách đáy vài cm. Vào mùa lạnh nghêu vùi mình
xuống sâu, nhưng không quá 10cm [1, 11, 18].
Khi gặp điều kiện mơi trường bất lợi, nghêu có thể tiết ra chất nhầy để giảm nhẹ
tỷ trọng cơ thể và nổi lên mặt nước và theo dòng nước triều di chuyển tới nơi khác.


6
Khi di chuyển, nghêu có thể nổi lên cách mặt đáy tới 1,2 m. nghêu thường di chuyển
vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ nghêu sống ở vùng triều cao, thời gian chiếu sáng dài
làm cho bãi cát nóng lên nghêu phải di chuyển theo nước triều rút xuống vùng sâu

hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt độ giảm nhanh Nghêu
cũng phải di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác sự di chuyển cũng liên quan tới sinh
sản, khi nghêu thành thục sinh dục thường di chuyển nhiều hơn thời kỳ tiền trưởng
thành [7, 18].
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng
* Đặc điểm sinh trưởng:
Sự sinh trưởng của nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và nghêu nói riêng có sự
thay đổi theo lồi, vị trí địa lý phân bố, thời tiết, vùng trung triều hay hạ triều, cũng
như là sự khác nhau của mỗi cá thể mà do di truyền tạo ra. Tốc độ tăng trưởng của
nghêu phụ thuộc vào vùng phân bố nhiều hay ít thức ăn. Nghêu phân bố ở vùng cửa
sông phong phú về thành phần thực vật phù du và các mùn bã hữu cơ, nghêu lớn
nhanh. Nghêu sống vùng triều thấp thuờng lớn nhanh hơn vùng triều cao. Ngồi ra
chúng cịn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như độ muối, nhiệt độ, sóng gió. Sự sinh
trưởng có thể thay đổi từ năm này đến năm khác ở các khu vực mà có nhiệt độ biến
đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè khi nhiệt độ nước ấm lên, thức ăn dư thừa thì
sự sinh trưởng tăng lên nhanh chóng. Hầu như sự sinh trưởng thường dừng lại vào
mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp và nguồn dinh dưỡng trong nước kém [23]. Qua kết
quả phân tích tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của nghêu cho thấy: Giai đoạn
còn non tốc độ tăng trưởng rất nhanh, sau đó giảm dần [10]. Trong điều kiện tương đối
thuận lợi, từ trứng đến nghêu cám mất 2 tháng, từ nghêu cám đến nghêu giống (8001000 con/kg) mất 6-8 tháng và từ nghêu giống đến nghêu thịt (50 con/kg từ 10-11
tháng. Tổng thời gian từ khi sinh ra đến lúc thu hoạch trải qua 18-20 tháng [2].
Trương Quốc Phú (1999) nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của nghêu M.
lyrata cho thấy, nghêu sinh trưởng nhanh từ tháng 5-9 và sinh trưởng chậm từ tháng
10-4 năm sau [11]. Lý giải nguyên nhân nghêu phát triển chậm là do vào cuối mùa
mưa (tháng 10-11) nước ngọt từ sông Cửu Long đổ ra rất mạnh làm độ muối xuống
thấp, nghêu vùi mình để tránh nước ngọt làm giảm thời gian bắt mồi.
Tốc độ sinh trưởng trung bình là 1,72mm/tháng và 789,47mg/tháng. Tốc độ
sinh trưởng khối lượng tương đối nhanh hơn so với tốc độ sinh trưởng chiều dài.



7
Ở vùng biển khác nhau, tốc độ sinh trưởng của nghêu khác nhau. Cùng một
năm tuổi, nghêu ở Trà Vinh cỡ 20mm nặng trung bình 2,7g/con, ở Duyên Hải 3,7g/con
[1], ở Tiền Giang nghêu cỡ 25mm nặng 2,8g/con [14].
* Dinh dưỡng
Theo Thái Trần Bái (1978), hoạt động bắt mồi của loài hai mảnh vỏ được thực
hiện theo cách lọc nhờ vào hoạt động của các tấm mang. Trong quá trình hô hấp, nước
mang theo thức ăn đi qua mang, ở đó có các tiêm mao nằm trên tia mang bắt lấy thức
ăn nhờ vào dịch nhờn. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự chọn lựa thức ăn theo kích thước,
những loại thức ăn có kích thước lớn bị thải ra ngồi cịn những loại thức ăn có kích
thước nhỏ sẽ được làm mềm và cuốn thành viên chuyển vào miệng [3].
Nghêu là lồi ăn lọc, chúng bắt mồi theo hình thức thụ động. Khi triều dâng lên
nghêu thò vòi lên cát để lọc mồi ăn. Nghêu thường chọn các mảnh vụn hữu cơ, các
lồi thực vật phù du có kích cỡ < 10m (Tammes and Dral, 1950).
Thức ăn chủ yếu của nghêu là các khuê tảo, các mảnh vụn hữu cơ, thức ăn của
loài thay đổi theo thời kỳ phát triển của cơ thể. Giai đoạn ấu trùng thức ăn chủ yếu là
các vi tảo phù du, sau khi ấu trùng xuống đáy thì thức ăn đa dạng hơn, ngồi tảo phù
du thì có các thành phần như các mảnh vụn hữu cơ, khoáng, mùn, vi khuẩn, chất keo
cũng được nghêu sử dụng. Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996) khi nghiên cứu thành
phần thức ăn của nghêu M. lyrata ở Trà Vinh đã thấy rằng: Thành phần thức ăn chính
của nghêu là mùn bã hữu cơ chiếm 75-90%, tảo chiếm 10-25%. Trong thành phần tảo
thì tảo silic (Bacillariophyta) chiếm 90-95%, tảo giáp (Pyrrophyta) chiếm 3,3-6,6%,
tảo lam (Cyanophyta), tảo lục (Chlorophyta) và tảo vàng ánh (Chrysophyta) chiếm
0,8-1% [13].
Trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng, hầu hết các tác giả đều tập trung
nghiên cứu về thức ăn của ấu trùng trong sản xuất giống nhân tạo, một số ít nghiên cứu
về tập tính dinh dưỡng và thức ăn chung cho nhóm Bivalvia giai đoạn trưởng thành.
Các nghiên cứu hầu như thực hiện trên nhiều đối tượng.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ nói chung, nghêu nói riêng đều phân

tính đực cái riêng biệt. Nghêu đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Xác định nghêu thành thục
dựa vào sự phát triển của tuyến sinh dục. Khi thành thục tuyến sinh dục thường có màu
trắng. Tinh trùng có kích thước rất nhỏ 3-4 m chuyển động rất nhanh trong nước và


8
chết sau phóng tinh từ 1-2 giờ. Trứng nghêu có đường kính từ 75-80m, ban đầu trứng
có hình quả lê nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường nước trứng bị trương nước và
chuyển sang hình cầu [7, 8].
Nghêu là loài dị thể đực cái riêng biệt, tuy nhiên khi nghiên cứu đặc điểm sinh
học của nghêu ở đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Nguyễn Văn Hảo và ctv (1999) đã
khẳng định nghêu M. lyrata có hiện tượng lưỡng tính tuy chỉ với số lượng rất ít [6].
Trương Quốc Phú (1999) phát hiện hiện tượng lưỡng tính xảy ra vào mùa sinh sản
(tháng 2-tháng 8) [12]. Hình dạng cá thể lưỡng tính khơng có gì khác biệt về hình
dạng, kích thước và màu sắc so với các cá thể đơn tính.
* Mùa vụ sinh sản: Nghêu có 2 mùa sinh sản trong năm, mùa chính từ tháng 5-7
và mùa phụ tháng 11-1 năm sau. Tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng mà nghêu có
thể thành thục sớm hoặc muộn. Tỷ lệ đực cái trong tự nhiên thường 1,56:1.
* Sức sinh sản: Sức sinh sản của nghêu tương đối cao. Sức sinh sản tuyệt đối
bình quân đạt 6.453.910 trứng/cá thể. Sức sinh sản tuyệt đối phụ thuộc vào khối lượng
cơ thể, khối lượng cá thể càng lớn sức sinh sản tuyệt đối càng tăng [7].
* Phương thức sinh sản: Sau khi trứng và tinh trùng phóng ra, q trình thụ tinh
xảy ra trong nước. Có 5-10 tinh trùng bám trên bề mặt trứng. Màng thụ tinh xuất hiện,
các tinh trùng yếu bị màng nhầy bên ngoài vỏ trứng chặn lại khơng xâm nhập được
vào bên trong. Đường kính trứng thụ tinh 78,87 ± 1,06m, 20 phút sau khi thụ tinh
nhân tế bào tan biến, ở cực động vật xuất hiện cực diệp thứ nhất, 5 phút sau cực diệp
thứ 2 xuất hiện, sau đó trứng bắt đầu phân cắt 2, 4, 8 tế bào. Q trình phát triển phơi
nang, phôi vị kéo dài trong 12 giờ, lúc này đã có rất nhiều tế bào được hình thành.
Màng nhầy bị phá vỡ. Ấu trùng Trochophore chuyển động mạnh dần và có khả năng
bơi lên tầng nước mặt.

Vịng đời của nghêu Bến Tre (M. lyrata)


9

Hình 1.2 Sơ đồ vịng đời nghêu Bến Tre (M. lyrata)
* Đặc điểm các giai đoạn phát triển của ấu trùng nghêu Bến Tre:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng và CTV (2002) quá trình phát triển của
ấu trùng nghêu Bến Tre được chia làm các giai đoạn sau đây:
+ Ấu trùng Morula: Xuất hiện 5-7 giờ sau khi thụ tinh, ấu trùng có dạng hình trịn
hoặc hơi bầu dục, tiêm mao bao phủ kín. Ấu trùng hoạt động tăng dần từ chậm đến
nhanh và vận động xoay tròn xoắn ốc, thường vận động ngược kim đồng hồ. Kích
thước ấu trùng 87 ± 2,03m x 82,7 ± 1,48m.
+ Ấu trùng Veliger (ấu trùng chữ D): ấu trùng có dạng hình chữ D, có 2 nắp vỏ
và vành tiêm mao nằm giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động nhanh nhờ sự vận động của
vành tiêm mao quanh miệng. Kích thước ấu trùng 97,08 ± 2,06m x 87,7 ± 3,13m.
+ Ấu trùng Umbo: Giai đoạn ấu trùng tiền Umbo (sau thụ tinh 2 ngày) xuất hiện
mầm cơ khép vỏ, trên kính hiển vi có thể thấy được cơ quan tiêu hố, kích thước ấu
trùng 115,88 ± 3,13m x 96,28 ± 2,67m. Giai đoạn giữa Umbo (sau 4 ngày): ấu trùng
xuất hiện đỉnh vỏ với kích thước ấu trùng đạt 124,73 ± 2,06m x 104,73 ± 1,85m.
Giai đoạn cuối Umbo (8-9 ngày): Chân bị hình thành ở ngày thứ 9 đây là dấu hiệu kết
thúc giai đoạn bơi chuyển sang giai đoạn sống đáy của ấu trùng, kích thước đạt 158,83
± 4,64m x 129,4 ± 2,03m.
+ Ấu trùng Spat: Sau khi thụ tinh 9-12 ngày vành tiêm mao của ấu trùng thoái
hoá dần, hoạt động bơi giảm, ấu trùng chuyển sang sống bị dưới đáy với đặc trưng
hình thành chân, mang, màng áo, cơ khép vỏ. Ấu trùng chuyển hoàn toàn từ đời sống


10
bơi lội sang sống vùi. Kích thước ấu trùng tăng nhanh, đầu giai đoạn spat 203,13 ±

4,62m x 150 ± 3m (ngày 11); giữa giai đoạn spat 412,07 ± 6,23m x 354,43 ±
3,93m (ngày 15); cuối giai đoạn Spat 760 ± 29,3m x 7,09 ± 27,47m.
+ Juvenile (nghêu giống): Nghêu giống có hình dạng tương tự nghêu trưởng
thành, kích thước đạt 1 mm sau 30 ngày, giống nhỏ có kích thước 1,8 - 2 mm sau 60
ngày, giống lớn 4 mm đạt sau 100 ngày [7].
1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nghêu
1.2.1. Trên thế giới
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lồi nghêu đã được thực hiện từ những năm
đầu thế kỷ XX. Các cơng trình nghiên cứu bước đầu nhằm xây dựng công nghệ sản
xuất giống được xuất phát điểm theo các hướng khác nhau, tập trung chủ yếu mơ tả về
hình thái, phân loại, phân bố của nghêu, như cơng trình nghiên cứu Shintaro Hirase
(1939), Trưng Nhĩ (1965), Tetsuaki Kira (1976), Garcia H.K (1986) mà chưa nghiên
cứu các đặc tính sinh thái học của nghêu [20].
Hiện nay các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo giống nghêu
đang là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm, trong đó chủ yếu là các nghiên cứu
giống Meretrix như M. meretrix (nustaufig ctv, 2001), Tridacna squamosa (Labarbeta,
1975), Tridaena maxima (Jan và Fulfigar) M. lusoria, M. casta. Đến nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu về đối tượng M. lyrata.
Thức ăn được xem là chìa khố góp phần vào việc thành cơng trong sản xuất
giống. Đối với ĐVTM hai mảnh vỏ, tảo là thức ăn quan trọng không thể thay thế trong
ương nuôi ấu trùng. Việc nghiên cứu tảo làm thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản
nói chung được bắt đầu từ 2 thập kỉ trước. Các loài tảo đã được sử dụng gồm
Nannochloropsis sp, Thalassiosira, Pseudomonas, Phaeodactylum tricornutum,
Isochrysis galbana, Tetraselmis suecica, Chlorella sp, Chaetoceros. Các cơng trình
nghiên cứu đã xác định tỷ lệ thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng
loài nghêu. Theo Goldstein và Roels (1980), Riisgard (1988), Manzi và Castagna
(1989) nghêu bố mẹ cần 1-5 tỷ tế bào tảo/cá thể/ngày để chín giao tử [11]. Theo
Michael và ctv (2004) nghêu cần cho ăn tảo với mật độ từ 1 - 1,5 x 105 tế bào/ml trong
giai đoạn nuôi vỗ [22]. Tỷ lệ thức ăn phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tập tính ăn của nghêu.



11
Tuy nhiên, hiện nay do gặp một số khó khăn trong q trình ni cấy tảo tươi, nhiều
nhà nghiên cứu đã tìm những loại thức ăn thay thế tảo tươi như sử dụng tảo khô
(Laiing và ctv, 1990; Gladue, 1991; Laing và Verdugo, 1991; Laing và Millican,
1992), tảo cô đặc bảo quản lạnh (Donalson, 1991; Connor và Nell, 1992) hay bổ sung
thức ăn nhân tạo như bột khoai tây [21]. Cho đến nay thì tảo vẫn đang là thức ăn
khơng thể thiếu trong q trình ương ni ấu trùng của các lồi ĐVTM.
Theo Hà Đức Thắng (2001) thì trên thế giới chưa tìm thấy cơng trình nào nghiên
cứu sản xuất giống nhân tạo nghêu Bến Tre (M. lyrata).
Nhìn chung những nghiên cứu về sản xuất giống thuộc họ nghêu trên thế giới
chưa nhiều. Do đó để có qui trình về vấn đề sản xuất giống nhân tạo nghêu Bến Tre thì
cần có nhiều nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm từ đó để hồn thiện dần về sản xuất
đối tượng này.
1.2.2. Việt Nam
Việc nghiên cứu ĐVTM nói chung và nghêu nói riêng ở Việt Nam đã được tiến
hành từ đầu thế kỷ 20. Các cơng trình nghiên cứu tập trung vào điều tra thành phần
loài, đặc điểm khu hệ ĐVTM ở biển như cơng trình nghiên cứu của Serenne (1937)
cơng bố một danh mục gồm 610 loài Mollusca sống ở vùng triều và vùng đới triều của
biển Việt Nam, trong đó động vật 2 mảnh vỏ có 213 lồi. Các tác giả như Nguyễn Văn
Chung, Trần Đình Nam (1978), Nguyễn Xn Dục (1978), Nguyễn Chính (1980,
1990) đã xác định có 172 lồi Mollusca ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phịng; 25 loài
động vật chân đầu ở vịnh Bắc Bộ, 101 lồi ở đầm Thị Nại (Bình Định); 731 lồi ở
vùng biển nam Việt Nam (Nguyễn Xuân Thu, 2005). Nghiên cứu của Hylleberg J. và
Richard N. Kilburn (2003) đã xác định biển Việt Nam có khoảng 2.200 lồi động vật
than mềm [9].
Trong những năm gần đây nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học và
sinh thái những loài có giá trị kinh tế nhằm phục vụ cho khai thác bảo vệ nguồn lợi và
ni ĐVTM như: Nguyễn Chính (1996), Nguyễn Huy Yết và ctv (1998). Hiện nay người ta tập trung nghiên cứu các qui trình sản xuất giống, đặc điểm sinh hố và bệnh
của nghêu như cơng trình nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong thịt một số loài

ĐVTM ở miền Bắc Việt Nam (Đoàn Việt Bình và ctv, 1999); Nghiên cứu thành phần


12
prơtêin và đặc trưng enzim của 3 lồi ĐVTM hai mảnh vỏ biển (Nguyễn Thị Vinh và
ctv, 1999).
Ở Việt Nam, loài nghêu Bến Tre được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1980 ở
các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu về môi trường và nguồn lợi nghêu ở đồng bằng
sông Cửu Long nhưng nó chưa được đi sâu. Bắt đầu từ 1994 các cơng trình nghiên cứu
về đặc điểm sinh học và nguồn lợi nghêu mới được nghiên cứu sâu hơn với một số
cơng trình: Nghiên cứu về phân bố và đánh giá nguồn lợi nghêu ở Trà Vinh của tác giả
Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994), Nguyễn Hữu Phụng (1996), Nguyễn
Chính (1996); Trương Quốc Phú (1999) thực hiện luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, sinh hố và kỹ thuật ni nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) ở vùng
ven biển Tiền Giang, Bến Tre”; Nghiên cứu một số chỉ tiêu môi trường, đặc điểm sinh
học và nguồn lợi nghêu M. lyrata ở đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Hảo và
ctv, 1999); Nghiên cứu đặc tính sinh học chính của nghêu dưới ảnh hưởng của các yếu
tố sinh thái môi trường tự nhiên (Trần Quang Minh, 2001).
Ở nước ta qui trình sản xuất giống nghêu mới chỉ được nghiên cứu ở qui mô thử
nghiệm với các nghiên cứu chưa nhiều.
Ở miền Bắc có cơng trình nghiên cứu về sản xuất nhân tạo ngao dầu (M.
meretrix) của tác giả Hà Đức Thắng (2005) được thực hiện từ năm 2001-2003 với sự
hỗ trợ của dự án SUMA. Kết quả thành công với tỷ lệ sống qua các đợt là 3-55%.
Trong các quá trình ương đồng thời làm cả thí nghiệm liên quan như: thí nghiệm tìm ra
thức ăn thích hợp cho trong các giai đoạn phát triển của ấu trùng, thí nghiệm về ảnh
hưởng độ muối đến q trình phát triển phơi và ấu trùng, và một số nghiên cứu trên
đối tượng nghêu Bến Tre M. lyrata ở công ty Cửu Dung (Giao Thuỷ, Nam Định) [15].
Nghiên cứu về sản xuất giống nghêu Bến Tre M. lyrata Nguyễn Đình Hùng và
ctv (Viện Nghiên cứu NTTS II, 2001) trong q trình ương ni ấu trùng thức ăn
chính là 2 loài tảo I.galbana, Chaetoceros (tỉ lệ 6:4) chế độ thay nước là 60-70% mỗi

ngày. Tỷ lệ sống đến giai đoạn xuống đáy dao động ở các đợt là 8-25%, với số giống
thu được gồm 600.000 con giống 100 ngày tuổi (4mm), 2 triệu con giống 65 ngày tuổi
(1,8mm) và 20 triệu con giống nhỏ 35 ngày tuổi, ở điều kiện nhiệt độ 26,5-300C và độ
muối là 18-22%.


13
Khu vực miền Trung đã có một số nơi tiến hành sản xuất nhân tạo giống nghêu
như Trại nghiên cứu Hải Sản Bắc Trung Bộ (Cửa Hội, Cửa Lò), bắt đầu tiến hành các
thử nghiệm từ năm 2006 với sự hỗ trợ của dự án Card kết quả thu được khi ấu trùng
xuống đáy đạt (5-50%).
Từ những tài liệu thu thập trên chúng tôi thấy những nghiên cứu về đặc điểm
phân bố, sinh trưởng, sinh sản,... Các tác giả đều đưa ra tương đối chi tiết cho loài
nghêu này riêng những nghiên cứu về thức ăn, mật độ các tác giả đưa ra các chỉ số
khác nhau. Để phục vụ cho nghề ni phát triển thì việc nghiên cứu các đặc điểm sinh
thái như thức ăn, mật độ đối với loại nghêu này là cần thiết nhằm xây dựng một quy
trình ổn định, chủ động con giống, đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai.
1.3. Hiện trạng nuôi nghêu ở Thái Bình
Nghề ni nghêu Thái Bình bắt đầu từ những năm 1990, đối tượng nuôi chủ yếu
là nghêu dầu (Meretrix meretrix) thương phẩm. Ban đầu nuôi nghêu mang tính tự phát,
khi thấy hiệu quả ni cao nhiều hộ đã bắt đầu quây vùng nuôi. Đến năm 2000, diện tích
ni nghêu bãi triều đã tăng lên 800 ha, sản lượng đạt 7.000 tấn. Năm 2001-2002, do
ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường, nghêu dầu ni tại Thái Bình chết trên 80% diện
tích ni. Cùng năm đó, các hộ dân đã di nhập giống nghêu trắng Bến Tre (Meretrix
lyrata) về ni, kết quả nghêu thích ứng, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện
môi trường của miền Bắc nói chung, Thái Bình nói riêng. Đến năm 2008, nghêu tại Thái
Bình được Trung tâm Quản lý chất lượng nguồn lợi thủy sản vùng I kiểm tra giám sát,
cấp giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu vào thị trường EU và có tên thương hiệu là
nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). Năm 2010, sản lượng ni nghêu của Thái Bình đạt
30.130 tấn/1.089 ha, chiếm trên 1/3 sản lượng nghêu nuôi trong cả nước.

Nhiều năm qua, nhân dân hai huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải đã đầu tư vốn,
nhân lực để phát triển nuôi nghêu vùng bãi triều, sản lượng nghêu năm sau đều cao hơn
năm trước, giá trị đạt hàng trăm tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động.
Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh, năm 2005 diện tích ni nghêu mới có 850 ha, năng
suất 11,16 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 9.150 tấn, giải quyết việc làm cho 850 lao động.
Đến năm 2010 đã tăng lên 1.089 ha, năng suất 27,66 tấn/ha, sản lượng trên 30.000 tấn,
giải quyết việc làm cho 1.200 lao động. Với việc tăng nhanh về diện tích, sản lượng


14
nghêu như trên nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường nội địa và xuất
khẩu sang các nước EU, Trung Quốc… (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2010).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Bình
(2011), kết quả khảo sát của ngành nơng nghiệp tồn tỉnh có 12 xã có diện tích bãi
triều thuận lợi cho phát triển ni nghêu như: Nam Thịnh 1.400 ha, Đông Minh 470
ha, Nam Hưng 350 ha (huyện Tiền Hải)…, Thụy Hải 1.130 ha, Thụy Xuân 1.100 ha,
Thụy Trường 1.109 ha (huyện Thái Thụy)… Tổng diện tích của hai huyện là gần
7.000 ha.
Để đáp ứng đủ nhu cầu nghêu giống, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề nghị với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Trung tâm sản xuất giống nghêu tại
tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ ban hành chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế
tập trung đầu tư xây mới các cơ sở sản xuất giống nghêu ở các xã Nam Thịnh, Nam
Cường (Tiền Hải), Cồn Đen - xã Thái Đô, Thái Thượng (Thái Thụy).
Giai đoạn 2011-2015, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí cho quy
hoạch tổng thể, chi tiết sản xuất nghêu, mua và tiếp thu công nghệ sản xuất giống. Hỗ
trợ xây dựng các trại sản xuất giống, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mơ hình trình diễn
ni nghêu. Có năng suất, chất lượng cao, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm,
xây dựng cơ sở chế biến, cải tạo kênh mương thủy lợi vùng đầm nước lợ chuyển sang
nuôi nghêu. Tổng nguồn vốn đầu tư ước tính khoảng 1.371 tỷ đồng, trong đó ngân
sách Nhà nước hỗ trợ 35,2 tỷ đồng; vốn hộ dân 334 tỷ đồng; vốn vay các tổ chức tín

dụng 1.002 tỷ đồng.
Với các giải pháp trên, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích ni
nghêu thương phẩm đạt 3 nghìn ha, sản lượng 105 nghìn tấn, giá trị 2.100 tỷ đồng,
bình quân đạt 700 triệu đồng/ha; diện tích ương nghêu giống 750 ha, giá trị sản xuất
đạt 1.320 tỷ đồng, bình quân 1.760 triệu đồng/ha, giải quyết việc làm thường xuyên
cho 10 nghìn lao động.
Số lượng nghêu giống cung cấp cho nhu cầu nuôi nghêu thương phẩm bãi triều
năm 2011 của tỉnh là 6 tỷ con (7.500 tấn), trong đó 80% được nhập về từ các tỉnh Nam
Bộ. Do thời gian vận chuyển dài nên chi phí tăng cao, chất lượng con giống giảm,
không chủ động được mùa vụ, trong khi đó nguồn giống cung cấp tại chỗ có chất
lượng tốt nhưng số lượng hạn chế, chỉ đáp ứng được 15-20% nhu cầu. Nguyên nhân,


15
do các cơ sở sản xuất giống chưa làm chủ được công nghệ sinh sản nhân tạo nghêu
giống, bên cạnh đó diện tích có thể ương được nghêu giống bãi triều của tỉnh lại hạn
chế (chỉ khoảng 250 ha) nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng gió, mưa bão, nước
ngọt trong nội đồng đổ ra từ các cửa sông nên tỷ lệ sống của nghêu giống ương bãi
triều đạt thấp (40-60%).
Từ các báo cáo cho thấy, nếu không giải quyết được khâu con giống thì khơng
mở rộng được diện tích ni. Mà nguồn giống nghêu chủ yếu nhập từ các tỉnh miền
Nam về, nguồn giống này nhiều lúc không đáp ứng đúng mùa vụ để thả do quá trình
vận chuyển con giống ở xa. Vì vậy chủ động được nguồn giống nghêu tại tỉnhThái
Bình khơng những đáp ứng nhu cầu diện tích ni hiện nay, mà cịn mở rộng diện tích,
vùng ni mới phù hợp điều kiện mơi trường thích hợp. Việc nghiên cứu ni vỗ là cơ
sở khoa học cho công tác sản xuất giống nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) đáp ứng về
nhu cầu con giống cho người nuôi là việc làm rất thiết thực.
Những tồn tại trong nghiên cứu nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo nghêu hiện nay là
chưa tìm được những loại vi tảo ni sinh khối phù hợp tại địa phương cũng như dinh
dưỡng cho từng giai đoạn nuôi vỗ nghêu bố mẹ và ấu trùng con non. Các nghiên cứu

ứng dụng chưa được tiến hành đồng bộ tại địa phương. Vì vậy, việc ni vỗ và sinh
sản nhân tạo cịn gặp nhiều khó khăn và tiến triển chậm hơn so với nhiều đối tượng
thân mềm đang được ni khác.

Hình 1.3. Vùng ni ngao ven biển Tiền Hải. Ảnh Minh Đức
()


×