Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CAC TINH HUONG UNG DUNG CNTT TRONG MON NGU VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.15 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Các tình huống ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn ở trường THCS</b>


<b>Nhóm nghiên cứu: </b><i><b>CNĐT</b>-</i> ThS. Nguyễn Thị Thu Hòa
<b>Thư điện tử: </b>; Điện thoại: 0904276915


<b>Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số tình huống dạy học ứng dụng CNTT có hiệu quả trong mơn </b>
Ngữ văn ở trường THCS.


<b>Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn;</b>
phương pháp chuyên gia; phương pháp thử nghiệm sư phạm.


<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>
<b>1. Về lí luận</b>


Xác định một số khái niệm:


- Tình huống dạy học: là những sự việc hiện tượng chứa đựng những vấn đề học tập
do GV tạo ra tại thời điểm nhất định có sự kết hợp các yếu tố vật chất (tài liệu, phương tiện
trực quan), và các yếu tố tinh thần (tâm lí nhóm, chú ý, kí ức, thái độ... và những hiện tượng
tâm lí cá nhân) theo hình thức và cấu trúc được tổ chức sư phạm gắn với nội dung học tập và
kinh nghiệm hiện có ở người học. Nó hỗ trợ thúc đẩy người học suy nghĩ tìm tịi, lĩnh hội
được nội dung học tập.


- Tình huống ứng dụng CNTT trong dạy học: là những sự việc hiện hiện tượng do
GV sử dụng các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại; chủ yếu là kỹ thuật máy tính và
viễn thơng tạo nên để phục vụ, hỗ trợ quá trình dạy học.


- Tình huống ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Ngữ văn: GV có thể ứng dụng
CNTT trong những trường hợp sau:



Cài đặt, trình chiếu hình ảnh, âm thanh và các tư liệu cần thiết về tác giả, tác phẩm để
dẫn dắt khơi gợi cho HS tìm hiểu TPVH.


Cài đặt, trình chiếu hình ảnh, âm thanh và các tư liệu cần thiết để hướng HS suy nghĩ
về các khái niệm, thuật ngữ văn học.


Dùng các hiệu ứng của CNTT hướng sự tập trung chú ý của HS vào những từ ngữ,
hình ảnh, chi tiết, những đoạn văn bản chứa đựng nội dung bài học.


Bằng các phần mềm sơ đồ hóa (grap) kiến thức giúp HS tổng hợp chốt lại những vấn
đề cơ bản của bài học.


Bằng các phần mềm tạo các kiểu câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách quan giúp HS có
hứng thú học tập và tiếp nhận kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Xác định các nguyên tắc sư phạm khi ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn:
- Các nguyên tắc chung: 1/ Phù hợp với chương trình, nội dung dạy học; 2/Góp phần
tích cực hố hoạt động học tập của HS; 3/Phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh THCS; 4/Bảo dảm
tính thẩm mỹ, tính giáo dục.


- Các ngun tắc riêng: 1/Khơng trình chiếu tranh ảnh, băng hình để minh họa có tính
chất áp đặt cách hiểu của HS về những hình tượng nghệ thuật được tạo nên bởi sự hư cấu sáng
tạo của tác giả. Các tư liệu được trình chiếu phải có tác dụng khơi gợi liên tưởng, tưởng
tượng của người học, hỗ trợ cho việc đọc - hiểu TPVH của HS; 2/Khơng lạm dụng trình chiếu
q nhiều biến giờ dạy Văn- vốn là giờ dạy tìm hiểu suy ngẫm, liên tưởng về nghệ thuật sử
dụng từ ngữ thành giờ xem - nhìn;3/Việc dùng PMDH thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm
không ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng nghe nói, đọc viết của HS.


<i><b>2. Về thực tiễn </b></i>



Khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong giờ dạy học Ngữ văn ở trường THCS bằng
phiếu hỏi 50 GV dạy Ngữ văn ở phòng Giáo dục Hà Đông và Cầu Giấy Hà Nội; dự giờ ở các
tỉnh thành: Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội; tìm hiểu các giáo án điện tử được giới thiệu trên thư
viện điện tử Bạch Kim. Tổng số giờ dự được khảo sát là 30 trong đó có 20 giờ văn, 2 giờ tập
làm văn, 8 giờ tiếng Việt ở cả bốn khối lớp 6, 7, 8, 9. Nhận định: chất lượng và hiệu quả các
giờ dạy có ứng dụng CNTT mơn Ngữ văn cịn chưa đồng đều. Nhìn chung là hiệu quả chưa
cao. Bên cạnh một số trường hợp ứng dụng đạt hiệu quả tốt (chủ yếu là giờ tiếng Việt) còn rất
nhiều giờ dạy chưa thành cơng. Phổ biến là tình trạng lạm dụng phô diễn công nghệ; ứng
dụng CNTT rất tùy tiện, không chú ý đến đặc trưng của PPDH bộ mơn, khơng chú ý tới đặc
điểm tâm lí lứa tuổi… làm ảnh hưởng tới chất lượng bài dạy. Nguyên nhân dẫn đến kết quả
trên là các GV thiết kế PMDH, sử dụng giáo án điện tử hiện nay phần nhiều là do phong trào,
sử dụng tùy tiện theo cảm tính. Ở các trường THCS, GV chỉ được tập huấn về cách thức tạo
lập các phần mềm về mặt kĩ thuật như: các kiểu phông nền, chữ; cách chèn tranh ảnh, băng
hình; cách tạo các bài tập trắc nghiệm... bằng các phần mềm chứ chưa được tập huấn về việc
lựa chọn các tình huống sư phạm để ứng dụng CNTT.


Đề xuất tình huống ứng dụng CNTT có hiệu quả trong Giờ dạy học văn. Ở đề tài này
chỉ đi sâu tìm hiểu và đề xuất các tình huống ứng dụng CNTT có hiệu quả trong từng phần cụ
thể ở dạng bài đọc - hiểu văn bản - dạng bài chiếm số lượng lớn nhất trong chương trình Ngữ
văn.


Trong phần tìm hiểu chung về văn bản:


- Ở phần dẫn dắt giới thiệu bài: có thể ứng dụng CNTT khi cần đưa một số hình ảnh
để khơi gợi, dẫn dắt tạo cho HS tâm thế đón nhận tác phẩm. Thí dụ bài “Sự tích Hồ Gươm”
(Ngữ văn 6). Với những HS ở vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện được tận mắt nhìn thấy Hồ
Gươm, GV có thể trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh đẹp thơ mộng của Hồ Gươm
rồi từ đó nêu vấn đề: Tại sao một cái Hồ nằm giữa thủ đô Hà Nội đẹp và thơ mộng như thế lại
có tên là Hồ Gươm? Với sự dẫn dắt của GV, khi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh ấy
HS sẽ hào hứng tập trung suy nghĩ tìm hiểu truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

CNTT. Chúng ta chỉ nên ứng dụng CNTT khi cần nêu một số hình ảnh về tác giả và tác phẩm
hoặc cần mạnh một số chi tiết trong cuộc đời tác giả có liên quan đến việc hiểu tác phẩm, có
tác dụng giúp HS trong việc nhận thức về tác phẩm.


- Ở phần tóm tắt và tìm hiểu bố cục của văn bản: Với những TP ngắn, nội dung tình
tiết đơn giản, chúng ta khơng cần sử dụng CNTT để thực hiện thao tác này. Song với những
tác phẩm truyện, những bài thơ có nhiều khổ, nhiều đoạn chúng ta cần hướng dẫn HS tóm tắt,
phân đoạn để nắm được cái cốt chính của TP từ đó giúp HS có hướng suy nghĩ, tìm hiểu thì
việc sử dụng CNTT rất có hiệu quả.


Trong phần đọc - hiểu văn bản: Ở phần này, cần có sự lựa chọn, cân nhắc thật cẩn
trọng kỹ càng khi ứng dụng CNTT. Ở phần này, phương pháp tối ưu nhất bằng giọng đọc,
bằng những câu hỏi dẫn dắt gợi mở… GV khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của HS để
giúp các em tìm hiểu tác phẩm. Tuy nhiên có chúng ta vẫn có thể CNTT trong một số trường
hợp sau:


Cần đưa một số hình ảnh minh họa để giúp HS hiểu một số sự vật, sự việc, địa danh…
được nhắc đến trong tác phẩm tạo cơ sở cho HS cảm nhận tác phẩm. Cần đưa một số hình ảnh
để trợ giúp cho HS trong việc liên tưởng, tưởng tượng, cảm nhận được những hình tượng
nghệ thuật được hư cấu, sáng tạo trong TP.


Cần hướng HS tập trung chú ý vào những từ ngữ, câu chữ, hình ảnh, chi tiết nghệ
thuật đặc sắc trong văn bản.


Cần chốt lại những kiến thức nội dung chính của từng phần và những nét đặc sắc nhất
về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. GV có thể dùng sơ đồ hoặc trị chơi ô chữ để tóm tắt
nhấn mạnh ý.


Trong phần củng cố, tổng kết bài học: có thể ứng dụng CNTT trong những trường hợp


sau: Cần dùng sơ đồ để giúp HS khái quát chốt lại những điểm chính về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm; cần dùng câu hỏi trắc nghiệm để hướng dẫn HS, củng cố và luyện tập. Từ
đó, nhóm đề tài đã đề xuất tình huống ứng dụng CNTT có hiệu quả trong Giờ dạy học tiếng
Việt. Chúng ta có thể ứng dụng CNTT trong tất cả các kiểu bài. Ở đề tài này chỉ tập trung tìm
hiểu các tình huống ứng dụng CNTT trong kiểu bài hình thành các kiến thức ngôn ngữ (các
khái niệm).


Trong phần giới thiệu kiến thức mới: Ở phần này, chúng ta có thể ứng dụng CNTT
khi: 1/Cần phân tích các mẫu câu, từ, cụm từ… từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy
luật của các hiện tượng ngơn ngữ trong nói và viết tiếng Việt. 2/Cần đưa tư liệu chứa những
tình huống cụ thể về cách dùng từ ngữ để HS quan sát, nhận xét và rút ra khái niệm.


Trong phần ghi nhớ, chúng ta có thể ứng dụng CNTT khi: cần dùng các câu hỏi trắc
nghiệm giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức then chốt trong nội dung bài học vừa thu
nhận được ở phần trên; cần tạo các văn bản hoặc sơ đồ giúp HS tập trung chú ý vào những
nội dung kiến thức cần ghi nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tiễn; giúp cho HS nhận xét về cách dùng câu chữ trong các tình huống cụ thể


Đề xuất tình huống ứng dụng CNTT có hiệu quả trong Giờ dạy học tập làm văn. Căn
cứ vào mục đích yêu cầu của từng dạng bài, GV chỉ nên lựa chọn một số tình huống sau:


- Dạng bài hình thành khái niệm về các thể loại: Với dạng bài này chúng ta có thể ứng
dụng CNTT khi: cần đưa ra những hình ảnh sinh động cụ thể cho HS quan sát, nhận xét, phân
tích để rút ra khái niệm; cần thiết kế các dạng câu hỏi hoặc sơ đồ, bảng biểu để giúp HS nắm
chắc đặc điểm bản chất thể loại.


- Dạng bài luyện tập kĩ năng làm văn (phương pháp kĩ năng viết văn: phân tích đề, lập
dàn ý và dựng đoạn): Ở những giờ học này chủ yếu là HS làm việc suy nghĩ và viết và trình
bày ý kiến cách thức của mình. CNTT khơng thể thay thế được cơng việc này. Tuy nhiên, ở


một số nội dung chúng ta có thể sử dụng PMDH để trình chiếu thu hút sự chú ý của HS và tiết
kiệm thời gian. Cụ thể là cần nêu những văn bản có thể hiện cách viết, cách lập ý và sắp xếp ý
khác nhau về cùng một nội dung yêu cầu cho HS tiện quan sát, nhận xét.


- Giờ trả bài tập làm văn, chúng ta có thể ứng dụng CNTT khi: cần nêu những đề văn
có cấu trúc phức tạp, khơng dễ hiểu để HS quan sát phân tích rút ra những yêu cầu và dàn ý
của đề; cần đưa ra những thí dụ cụ thể về cách dùng từ ngữ, cách diễn đạt hay (hoặc dở) của
HS để minh họa cho nhận xét của GV về những ưu nhược điểm cần rút kinh nghiệm trong các
bài văn của HS; cần nêu những lỗi sai sót điển hình để HS cả lớp quan sát, nhận xét, sửa chữa,
rút kinh nghiệm.


Đề tài đã tiến hành thiết kế thử nghiệm một số tình huống ứng dụng CNTT trong 3 giờ
dạy ở 3 phân môn văn, tiếng Việt và tập làm văn. Đó là các bài “Sự tích Hồ Gươm” Ngữ văn
6; “Từ trái nghĩa” Ngữ văn 7; “Tìm hiểu chung về văn thuyết minh” Ngữ văn 8. Việc thử
nghiệm được tiến hành theo quy trình sau:


Căn cứ vào nội dung chương trình, nội dung mục đích u cầu của bài học và các
nguyên tắc, các tình huống dạy học đã nêu ở trên thiết kế một số phần mềm dạy học.


Lấy ý kiến của GV.


Chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
Dạy thử nghiệm trên lớp.


Kết quả thử nghiệm cho thấy cả 3 giờ dạy ở trường THCS Herman thuộc phòng Giáo
dục Cầu Giấy Hà Nội đều được xếp loại tốt


<i><b>3. Khuyến nghị </b></i>


Đối với các cơ quan nghiên cứu giáo dục:



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chọn các tình huống ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS.
- Đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá những giờ dạy Ngữ văn có ứng dụng
CNTT. Để hạn chế tình trạng ứng dụng CNTT một cách gượng ép, khơng nên lấy tiêu chí có
ứng dụng CNTT hay khơng, ứng dụng nhiều hay ít để xếp loại giờ dạy Ngữ văn.


Đối với các cơ quan quản lí giáo dục:


- Tổ chức các chuyên đề bàn về chọn lựa các tình huống ứng dụng CNTT trong dạy
học Ngữ văn.


- Lập thư viện điện tử về các mơn trong đó có mơn Ngữ văn nhằm cung cấp cung cấp
cho GV nguồn tư liệu phong phú để GV có cơ hội được lựa chọn, tham khảo phục vụ cho việc
thiết kế các PMDH, các giáo án điện tử thích hợp với HS từng khối lớp, từng vùng miền, từng
trình độ.


<b>Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS theo CT và SGK mới</b>


<b>Nhóm nghiên cứu: </b><i><b>CNĐT</b></i>- PGS. TS. Nguyễn Thuý Hồng; <i>Thành viên</i>: CN. Nguyễn Phương Hồng;
PGS. TS. Vũ Trọng Rỹ; PGS. TS. Đào Thái Lai.


<b>Thư điện tử: </b> ; Điện thoại: 0913352481
<b>Thời gian thực hiện: từ 6/2006 đến 6/2008.</b>


<b>Mục tiêu nghiên cứu: 1/Mô tả thực trạng đổi mới PPDH theo định hướng tích cực hố hoạt động học </b>
tập của người học từ đó chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và bất cập trong thực tiễn vận dụng
đổi mới PPDH ở trường THCS Việt Nam thời gian triển khai đại trà CT và SGK THCS mới, minh
hoạ qua 3 môn học Ngữ văn, Tốn, Vật lí; 2/Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới
PPDH các môn học theo định hướng tích cực hố hoạt động học tập của người học ở trường THCS,


minh hoạ qua 3 môn Ngữ văn, Tốn, Vật lí.


<b>KẾT QUẢ CHÍNH ĐẠT ĐƯỢC</b>
<i><b>1. Về lí luận</b></i>


Đề tài đã xác định được một số vấn đề về đổi mới PPDH và nghiên cứu thực trạng đổi
mới PPDH ở trường phổ thơng, lấy đó làm căn cứ để nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH ở
các trường THCS Việt Nam sau 4 năm triển khai đại trà CT, SGK THCS mới, minh hoạ qua 3
môn học Ngữ văn, Tốn, Vật lí.


PPDH là “cách thức hợp tác của thày và trị, trong đó thày truyền đạt tri thức, kỹ năng,
thái độ, thày điều khiển việc học của trò, trò tiếp thu và điều khiển sự học tập của bản thân,
học những điều được truyền thụ để phát triển nhân cách. PPDH bao gồm phương pháp dạy và
phương pháp học. Hai phương pháp này trong suốt q trình dạy học ln có quan hệ chặt


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chẽ, thống nhất với nhau. Dạy và học là một hoạt động mang tính sáng tạo, đa dạng và linh
hoạt, nên khơng thể có PPDH vạn năng, cứng nhắc, đơn điệu..., áp đặt. PPDH luôn biến đổi
và tuân theo qui luật về sự thống nhất của mục đích, nội dung, phương pháp và phù hợp với
đối tượng.


Đổi mới PPDH là một định hướng dạy học được đề xuất trong giai đoạn dạy học hiện
tại căn cứ vào những đổi mới của mục tiêu và nội dung giáo dục trong nhà trường.


Yêu cầu của đổi mới PPDH ở trường phổ thông Việt Nam được xác định thông qua
định hướng của các Nghị quyết TW Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục, Luật Giáo dục về:


- Mục đích của đổi mới PPDH ở trường phổ thông
- Định hướng đổi mới PPDH ở trường phổ thông


- Yêu cầu chung về đổi mới PPDH ở trường phổ thông và những yêu cầu đối với HS


và GV khi thực hiện đổi mới PPDH


- Đổi mới PPDH được thể hiện trong biên soạn CT và SGK THCS


- Đổi mới PPDH thể hiện trong các hoạt động triển khai CT SGK THCS mới.


<i><b>2. Về thực tiễn</b></i>


Đề tài đã thực hiện các nghiên cứu định tính và định lượng nhằm thu thập, xử lý và phân tích
các thơng tin theo các chỉ số đã được xác định qua các hoạt động: xin ý kiến HS các khối lớp 6, 7, 8, 9
ở 10 trường THCS thuộc 2 nhóm trường thuận lợi, khó khăn của 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh,
Hồ Chí Minh, Long An; xin ý kiến GV và dự giờ (212 giờ), phỏng vấn, toạ đàm với GV và CBQL, HS
và quan sát các điều kiện dạy học tại 45 trường THCS thuộc 14 tỉnh thành phố. Từ đó đã mơ tả được
bức tranh toàn cảnh về thực trạng đổi mới PPDH ở các trường THCS Việt Nam trong thời gian triển
khai đại trà CT, SGK THCS mới theo các lĩnh vực chính sau:


Thực trạng đổi mới PPDH ở trường THCS (minh chứng qua 3 mơn Ngữ văn, Tốn,
Vật lí) được tổng kết trên 7 phương diện cơ bản là: nhận thức về đổi mới PPDH của GV,
CBQL; sự vận dụng các PPDH; sử dụng PTDH của GV trong các giờ học; kết hợp đổi mới
PPDH và đổi mới đánh giá; rèn kĩ năng tự học cho HS; tạo lập môi trường, hứng thú học tập
cho HS của GV trong các giờ học và thực trạng đổi mới thiết kế kế hoạch bài học của GV


Thực trạng điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH ở trường THCS (minh chứng qua 3 mơn
Ngữ văn, Tốn, Vật lí) được tổng kết trên 5 phương diện cơ bản là: CT, SGK, SGV; các tài
liệu đổi mới PPDH; hoạt động bồi dưỡng GV; điều kiện CSVC, PTDH và con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nhóm giải pháp đối với GV như: Tạo động lực cho GV THCS đổi mới PPDH, Tăng
cường năng lực GV THCS về PPDH và đổi mới PPDH.


Nhóm giải pháp đối với HS như: Tạo động lực học tập cho HS THCS; Bồi dưõng PP


học chủ động, độc lập, tích, sáng tạo của HS THCS.


Nhóm giải pháp nâng cao điều kiện hỗ trợ cho đổi mới PPDH như: Quản lí hoạt động
đổi mới PPDH, Quản lí hoạt động bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ GV, Cải thiện điều kiện
CSVC và PTDH của các nhà trường THCS.


<i><b>3. Khuyến nghị</b></i>


Với các trường THCS:


- Có hình thức quản lý và chỉ đạo hợp lý nội dung và hình thức của các hoạt động bồi
dưỡng nhận thức, năng lực của CBQL và giáo viên THCS về đổi mới PPDH, chú ý hơn tới
các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, tại chỗ trong đó chủ yếu bồi dưỡng một cách có hệ
thống các kỹ năng tích cực dạy học, vận dụng các PPDH, ứng dụng CNTT vào từng môn
học...


- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về đổi mới kiểm tra, đánh giá;


- Tăng cường cơng tác kiên cố hóa trường học và trang thiết bị dạy học thơng thường;
- Duy trì thường xun hoạt động dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn, phong
trào thi GV dạy giỏi, kịp thời động viên, khen thưởng GV, CBQL tích cực đổi mới PPDH.


- Quan tâm tạo điều kiện cho GV THCS yên tâm công tác và hứng thú với việc đổi
mới PPDH.


Với các cơ quan nghiên cứu:


- Nghiên cứu xây dựng chương trình và biên soạn các tài liệu bồi dưỡng giáo viên về
đổi mới PPDH ở trường THCS cập nhật với những xu thế đổi mới PPDH ở các nước khu vực
và trên thế giới.



- Nghiên cứu hứng thú học tập các môn học của học sinh THCS, nhất là các mơn học
sinh cho là khó và khổ.


- Nghiên cứu PP học tập các bộ môn, hướng tới việc hình thành cho học sinh THCS
những kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá phù hợp với nội dung mơn học, thậm chí
từng kiểu bài trong chương trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Nghiên cứu xây dựng các trang web có nội dung bồi dưỡng giáo viên về nội dung
học tập, PPDH, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo những đổi mới của CT, SGK...


Với cơ quan quản lý, chỉ đạo cấp Bộ:


- Có lộ trình đổi mới CT, SGK THCS để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đổi mới
PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh;


- Có lộ trình đổi mới PPDH các mơn học ở trường THCS cho GV theo những qui định
của Luật Giáo dục 2005, đảm bảo có kế hoạch lâu dài cho việc đào tạo về PPDH cho GV
THCS.


- Hoàn thiện, bổ sung những văn bản pháp qui về đánh giá đổi mới PPDH của GV
trường THCS


- Ban hành chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và PPDH cho các trường THCS đồng thời
với việc huy động các nguồn hỗ trợ nâng cao số lượng và chất lượng cơ sở vật chất và phương
tiện dạy học ở tất cả các trường THCS.


- Thay đổi định biên số giờ dạy/giáo viên và giảm số định biên HS còn 25 học sinh/lớp
học và chỉ học 4 tiết/buổi.



- Có chiến lược ưu tiên cho nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở vùng khó khăn và
vùng dân tộc, đặc biệt là hỗ trợ HS dân tộc lứa tuổi 12-16 nâng cao năng lực nghe, nói, đọc,
viết tiếng Việt.


<b>Nghiên cứu chi phí giáo dục cho cấp trung học cơ sở</b>


<b>Nhóm nghiên cứu: </b><i><b>CNĐT</b></i>- ThS. Lê Thị Mỹ Hà; Thư ký- CN. Phạm Thị Thu Hằng; Thành
<i>viên- TS. Tạ Ngọc Thanh, TS. Nguyễn Hồng Thuận, ThS.Trịnh Thị Hồng Hà, CN. Hồ Thanh </i>
Bình, CN. Mai Kim Oanh, ThS. Dương Quang Ngọc.


<b>Thư điện tử: ; Điện thoại: 04.39423430</b>
<b>Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2005 đến tháng 12/2006.</b>


<b>Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng chi phí giáo dục cấp Trung học cơ sở ở một số </b>
trường THCS đại diện về các khỏan chi và tỷ lệ các khoản mục chi, trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp điều chỉnh chi phí theo hướng nâng cao hiệu quả chi phí giáo dục cấp Trung học
cơ sở sau năm 2010


<b>Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chi phí ở một số trường THCS tại một số </b>
tỉnh có tính chất đại diện như Điện Biên, Tuyên Quang (miền núi), Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà
Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra đề tài có lấy ý kiến của các giáo viên, cán bộ quản lý,


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

hiệu trưởng ở một số tỉnh khác.


<b>Nhiệm vụ nghiên cứu: 1/Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu chi phí giáo dục; 2/Phân tích thực</b>
trạng chi phí giáo dục Trung học cơ sở ở nước ta; 3/Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả chi phí giáo dục ở trường THCS.


<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH</b>


<i><b>1. Về lý luận</b></i>


Ðề tài đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về: Chi phí giáo dục; Giá thành giáo
dục và phương pháp tính giá thành giáo dục ; Các phạm trù chi phí giáo dục trung học cơ sở
(Chi phí cơ hội, chi phí đầu vào, chi phí thường xuyên và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản);
Phân loại chi phí giáo dục; Các nguồn thu tài chính giáo dục; Hiệu quả chi phí giáo dục; Các
nguồn tài chính giáo dục; Bản chất kinh tế - xã hội của chi phí giáo dục; Các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu về tài chính giáo dục.


Bên cạnh đó để có cơ sở cho việc đề xuất giải pháp, nhóm thực hiện đề tài cũng đã
tổng hợp, nghiên cứu phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về các vấn đề như:
Chi phí và cấu trúc chi phí giáo dục; Xu hướng đầu tư cho giáo dục; Nguồn tài chính cho giáo
dục tính theo phần trăm GDP; Sự phân bổ và chi tiêu nguồn tài chính ở các cấp giáo dục; Chi
phí hàng năm tính trên đầu học sinh; Chi tiêu của hộ gia đình cho học sinh.


<b>2. Về thực tiễn</b>


Thực trạng chi phí giáo dục cho cấp trung học cơ sở: Nhóm đề tài phân tích thực trạng
chi phí giáo dục trung học cơ sở dựa trên những dữ liệu đã có, đồng thời kết hợp với việc điều
tra trên một số mẫu nhỏ để đối chiếu, so sánh và kiểm chứng. Nhóm đề tài đã nêu lên được
thực trạng trên các khía cạnh sau: Tình hình phát triển chung của giáo dục trung học cơ sở ở
nước ta hiện nay; Thực trạng về cơ chế, chính sách tài chính giáo dục của Nhà nước có tác
động đến hoạt động "thu-chi" ở trường THCS; Thực trạng về chi phí giáo dục THCS hiện
nay ở nước ta;


Bức tranh về thực trạng tuy chưa được thực hiện trên mẫu lớn trên một quy mơ rộng
và có thể cịn nhiều thiếu sót cần bổ sung thêm, nhưng có thể nhận thấy: Mức chi từ NSNN
cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng khơng ngừng tăng lên trong suốt 10 năm
qua. Đóng góp của nhân dân cho sự nghiệp giáo dục cũng rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu
tăng mức học phí cho học sinh từ cấp THCS sẽ là một vấn đề khó khăn cho các gia đình


nghèo khó. Vì vậy, bên cạnh vấn đề xã hội hố giáo dục cần phải tìm ra giải pháp hỗ trợ trẻ
em có hồn cảnh khó khăn để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục THCS đến năm 2020.


Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiệu quả đầu tư cho giáo dục cũng sẽ tăng tỷ lệ thuận
với việc tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

quản lý tài chính của lãnh đạo trường, mà trước hết là hiệu trưởng và cán bộ kế toán ở trường
THCS; 2/Tăng kinh phí cho chun mơn nghiệp vụ và mua sắm tài sản cố định, các yếu tố tác
động đến chất lượng giáo dục THCS; 3/Ðổi mới cơ chế phân bổ ngân sách; 4/Phân cấp tài
chính cho cơ sở giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả chi phí; 5/Tăng cường hoạt động xã hội
hố, huy động các nguồn ngồi ngân sách Nhà nước để phát triển giáo dục.


<b>3. Khuyến nghị</b>


Đối với Đảng và Nhà nước: Tăng NSNN cho giáo dục. Dù NSNN dành cho giáo dục
đã không ngừng tăng trong suốt những năm qua, nhưng đứng trước yêu cầu của xã hội về giáo
dục và sự đổi mới không ngừng của giáo dục hiện nay, giáo dục cần được đầu tư nhiều hơn
nữa để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, CBQL, tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cần có văn
bản pháp lý quy định rõ nhiệm vụ, chức năng, vai trò của Bộ GD & ĐT với các Bộ liên ngành
khác trong vấn đề lập kế hoạch ngân sách cho giáo dục và được tự chủ tài chính trong giáo
dục, chủ động điều tiết ngân sách cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và các hạng mục đầu tư.


Đối với Bộ GD & ĐT: Phân bổ kinh phí có sự ưu tiên giữa các cấp/bậc giáo dục. Cần
có các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hỗ trợ kinh phí NN cho các Cần có các giải pháp cụ
thể nhằm tăng cường hỗ trợ kinh phí NN cho các


</div>

<!--links-->

×