Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.53 KB, 15 trang )

Mục lục
1.Mở đầu....................................................................................................(Trang 2)
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................(Trang 2)
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................(Trang 2)
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................(Trang2)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................(Trang 2)
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................(Trang 3)
2.1. Cơ sở lí luận về rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. (Trang3)
2.2. Thực trạng của việc làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4
(Trang4)
2.3. Những giải pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4... (Trang 6)
2.4. Hiệu quả của việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 .(Trang.12)
3. Kết luận, kiến nghị................................................................................(Trang 13,14)
3.1. Kết luận..........................................................................................(Trang 13)
3.2. Kiến nghị .......................................................................................(Trang 14)

1


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết ở Tiểu học, mơn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan
trọng, vì đó là mơn học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện thao tác tư duy, tạo điều kiện và
cơ sở cho học sinh học tốt các mơn học khác. Đặc biệt, mơn Tiếng Việt lại có nhiều
phân môn khác nhau. Mỗi phân môn chứa những nội dung, kiến thức nhất định, chúng
bổ trợ cho nhau; song phân môn Tập làm văn là một trong những phân mơn quan trọng
nhất và khó nhất đối với học sinh Tiểu học. Nó trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng
sản sinh ngơn ngữ nói và viết, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng vốn từ,
rèn luyện khả năng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ nhằm hình thành


nhân cách con người.
Ở lớp Bốn, văn miêu tả là dạng bài dựa vào những căn cứ quan sát được, cảm
nhận về đối tượng (cây cối, con vật, đồ vật) đã để lại ấn tượng. Từ những hình ảnh trực
quan sinh động đó chuyển sang tư duy trừu tượng và sản sinh ngôn ngữ. Đối với học
sinh lớp Bốn nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó; vậy mà để làm văn hay có
cảm xúc, giàu hình ảnh lại càng khó hơn nhiều.
Là giáo viên, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng,
vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả. Số học sinh làm được một bài văn
hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em còn thiên nhiều sang văn kể
chuyện hoặc chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt y
thì lủng củng… Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng, trăn trở làm thế nào để các em
viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và u
thích phân mơn Tập làm văn. Vì vậy, tơi đi vào nghiên cứu : Một số biện pháp “Rèn
kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra biện pháp: Giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng làm bài văn miêu tả, sinh động
và sáng tạo
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4 trường Tiểu học …..; Các tài liệu liên quan
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát; tổng hợp thống kê, so sánh số liệu…
2


2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Từ điển Tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn
ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung
được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.”Nhà văn Phạm Hổ:"

Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt
mình: một con người, con vật, một dòng sơng, người đọc có thể nghe được cả tiếng
nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hơi, mùi sữa, mùi nước
hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc...Nhưng đó chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên
trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây
cỏ."Như vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho
người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự
việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện
rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng,
cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả.
Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong
cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học. Đây là loại văn có tác dụng rất lớn
trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và
khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Với đặc trưng của mình, những bài văn
miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được
văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chính vì thế, văn miêu tả
được đưa vào nhà trường từ rất lâu và ngay từ bậcTiểu học. Đề tài của văn miêu tả với
các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được
một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình u
thích, những con vật nuôi trong nhà.
Ở học sinh lớp 4, chương trình TLV miêu tả nhằm trang bị cho học sinh những
kĩ năng sản sinh ngôn bản ( Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc
điểm văn bản; phân tích đề bài, xác định yêu cầu; Kĩ năng lập chương trình hoạt động
giao tiếp: Xác định dàn y của bài văn đãcho; quan sát đối tượng tìm y và sắp xếp y
thành dàn y trong bài văn miêu tả; Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp,,,)
Nội dung chương trình TLV miêu tả lớp 4 Chương trình TLV lớp 4 được thiết
kế tổng cộng 62 tiết/năm. Trong đó, văn miêu tả gồm có 30 tiết. Vì vậy, để dạy tốt TLV
trước hết phải trau dồi vốn sống của HS, phải dạy cho các em biết suy nghĩ, tạo cho
3



các em cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các em cách thể hiện những suy nghĩ, tình
cảm đó bằng ngơn ngữ nói và viết. Hay nói cách khác là luyện tập của các kỹ năng làm
văn.
2.2.Thực trạng của việc làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4:
Qua khảo sát chất lượng và thống kê kết quả dạy học phân mơn Tập làm
văn nói những năm gần đây ở trường Tiểu học .....cho thấy:
Đa số các em rất ngại học phân môn Tập làm văn, nhất là khi làm bài văn viết.
Bởi kỹ năng làm bài của các em còn hạn chế, chất lượng bài làm chưa cao. Cụ thể là
các em chưa biết cách quan sát để miêu tả; Thường các em nghĩ cái đó theo cái đó như
kiểu liệt kê sự việc, chứ khơng biết chắt lọc các chi tiết quan sát được để viết thành
câu miêu tả.
Mặt khác do vốn từ của các em chưa phong phú nên các em dùng từ chưa chính
xác, sử dụng câu thiếu hình ảnh, nhạt nhẽo, khơng chọn lọc. Cách diễn đạt y của câu
văn mang tính chất văn nói nên khi đọc gây cảm giác rườm rà, lủng củng, lộn xộn,…
Chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp
ngữ, từ láy,… nên bài văn của các em tuy đủ y nhưng rất khơ khan. Bên cạnh đó còn
một số bài viết mắc nhiều lỗi chính tả. Có em viết hết cả bài văn mà không dùng một
dấu chấm, hay một lần xuống dòng.
Giáo viên chưa khơi gợi sự ham học, yêu thích miêu tả, chưa tạo được động cơ
học văn miêu tả của các em .
* Kết quả khảo sát chất lượng làm văn của học sinh:
Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, sau khi được phân công chủ
nhiệm Lớp 4A, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng mở bài trong bài văn miêu
tả của học sinh lớp 4A, kết quả khảo sát như sau:
Chất lượng làm bài văn miêu tả
LỚP
SĨ SỐ
HTT
HT

CHT
SL
%
SL
%
SL
%
4A
32
2
6.3
5
15.6
25
78.1
Từ bảng khảo sát trên cho thấy, tỉ lệ học sinh hoàn thành trở lên ở phân môn
Tập làm văn còn thấp. Đa số học sinh bị ảnh hưởng bởi lối viết liệt kê các sự
vật, sự việc, thiếu cảm xúc, thiếu tính chân thực và đặc biệt là hầu hết các em
đều thiếu y tưởng cho phần mở bài nên rất ít em viết được một phần mở bài theo
kiểu gián tiếp. Một số khác học theo cách mở bài của một số bài văn mẫu nên
4


mất dần đi khả năng sáng tạo, sự hồn nhiên, trong sáng trong từng câu văn và
đôi khi giữa phần mở bài khơng ăn nhập gì với nội dung ở phần thân bài.
* Nguyên nhân của những thực trạng trên:
Từ những thực trạng trên có thể xác định những nguyên nhân cơ bản như
sau:
- Lối dạy học của đa số giáo viên hầu hết vẫn là lối dạy học truyền thống:
Thầy giảng, trò nghe; áp đặt, khn mẫu; HS ít có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ

và khả năng sáng tạo của bản thân.
- Việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh phụ thuộc vào
chương trình và tài liệu học tập có sẵn được thiết kế thiên về lí thuyết theo một
hệ thống chặt chẽ, quy định chung cho mọi học sinh, chung cho mọi hoàn
cảnh. Giáo viên giảng dạy kiến thức đã được ổn định trong chương trình và lệ
thuộc vào sách giáo khoa một cách máy móc, áp đặt, ít có sự sáng tạo, đổi mới
hay vận dụng cần thiết cho phù hợp với mọi vùng miền.
- Học sinh có thói quen ỷ lại, phụ thuộc vào văn mẫu, thiếu y tưởng để
triển khai cách viết mở bài; lúng túng trong cách diễn đạt dẫn đến diễn đạt
chưa linh hoạt, ngôn ngữ không phong phú.
- Học sinh ít có khả năng đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Hầu hết trong
các tiết dạy giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
- Một số giáo viên chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu sâu để nắm vững
các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng; đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh
cũng như thiếu kinh nghiệm trong quá trình tổ chức dạy học phân mơn Tập
làm văn nhằm phát huy tốt khả năng sáng tạo, tư duy ngôn ngữ lôgic của các
em.
- Một số phụ huynh, giáo viên còn chạy theo bệnh thành tích nên chỉ cần
học sinh đạt được kĩ năng ở mức độ an toàn là yên tâm mà ít chú trọng đến
việc định hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mĩ; cảm xúc thực thụ, sự
rung cảm trước cái đẹp. Từ thực trạng và nguyên nhân kể trên, đề tài “Một số
biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4” góp một phần
nhỏ giúp học sinh có được những bài văn hay, giàu cảm xúc, giàu tính chân
thực.
2.3. Những biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4:
5



Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Đây là một việc làm rất quan trọng, bới nó giúp học sinh định hướng được cơng
việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì?
Đối tượng miêu tả là gì?... Từ đó giúp các em khơng bị lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu
xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
Ví dụ: Khi dạy văn miêu tả cây cối
Đề bài: Trước cổng nhà em hay trong khu nhà nơi em ở, trên đường em đi học
hay giữa sân trường có một cái cây cho bóng mát. Em hãy tả lại cái cây đó.
Tơi hướng dẫn các em như sau:
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
- Kiểu bài nào? (tả cây cối)
- Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát)
+ Thảo luận nhóm đơi trả lời câu hỏi:
- Kể tên các loại cây cho bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,…)
+ Gọi học sinh trình bày kết quả thào luận.
+ Cả lớp nhận xét.
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân
các từ ngữ quan trọng.
Tóm lại: Theo tôi nếu giáo viên cũng làm rõ yêu cầu như vậy thì chắc chắn sẽ
khơng có một bài văn nào của học sinh bị lạc
Biện pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát :
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể
hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ
nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của đối tượng mình định tả để thể hiện
trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của các em sẽ khơ
khan, nơng cạn.
Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu tôi sử dụng các thao
tác rèn kỹ năng như sau:
a, Quan sát tỷ mỷ đối tượng miêu tả theo 1 trình tự hợp lý:
Ví dụ: Khi dạy văn miêu tả cây cối, các em có thể quan sát theo các trình tự sau:

- Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây.
- Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây.

6


- Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây (Ví dụ:
hoa, quả…)
Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận chủ
yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.
Cụ thể: Quan sát cây bàng. Tơi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
+ Quan sát từ xa:
- Hình dáng của cây khi nhìn từ xa.
+ Quan sát khi đến gần:
- Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
- Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong
bướm, con người…)
Đó chính là quan sát bao qt rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng.
b, Quan sát đối tượng miêu tả(định tả) bằng nhiều giác quan:
Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông
thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các
nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp
nhịp nhàng các giác quan để quan sát.
Cụ thể : Quan sát cho bóng mát: Tơi hướng dẫn như sau:
Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trơng
nó giống cái gì?…(cái ơ khổng lồ, lâu đài nấm)
Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham
nháp)
Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những lồi
vật nào? Chúng làm gỉ? …

Tôi lưu y: Với mỗi bộ phận của cây tơi đều có một câu hỏi gợi y và giúp các em
sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này
là đã góp phần vào sự thành cơng của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.
c, Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của đối tượng miêu
tả( định tả):
Để giúp người đọc phân biệt được đối tượng miêu tả này với đối tượng miêu tả
khác, tỗi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả các bộ phận như một người
thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể
khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất. tập trung
7


miêu tả những nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng từng đối tượng đó khiến nó
khơng lẫn với nhau
Ví dụ: Quan sát cây bàng, học sinh cần quan sát tư thế, vị trí đứng của nó; gốc,
rễ, thân, tán lá, hoa, quả,… để tìm ra các nét riêng của cây.
Tôi lưu ý học sinh:
* Khi quan sát đối tượng miêu tả cần chú y:
- Quan sát tổng thể đối tượng; quan sát bằng tất cả các giác quan thính giác, thị
giác, xúc giác,…
- Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ.
- Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có ở
xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó.
- Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật
xung quanh.
- Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát để lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội
dung miêu tả
Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và
khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết.
- Sắp xếp các y theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp. Để viết được bài

văn,học sinh cần tập viết đoạn. Trong chương trình TLV, bài tập viết đoạn chiếm số
lượng nhiều. Đoạn văn được phân loại theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn thân bài,
đoạn kết bài. Cách phân loại này chi phối cách xây dựng các kiểu bài viết đoạn mở bài,
viết đoạn thân bài và đoạn kết bài. Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại được phân
loại nhỏ hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên
(không mở rộng).
Biện pháp 3: Đưa ra các gợi ý dưới dạng mở nhằm cung cấp cho học sinh một số
đặc điểm, cơng dụng, tính cách ... liên quan đến đối tượng cần tả ; chú ý những
nét riêng, đặc sắc của đối tượng được tả nhằm rèn kĩ năng tìm ý.
Ví dụ: Với đề bài Tả một cây có bóng mát (SGK TV4 T2, trang 92), GV có thể
đưa ra các gợi y: Về hình dáng của cây (to lớn, cành lá xum xuê; cây như một chiếc ô
xanh hay ngọn tháp xanh khổng lồ, ...). Về màu sắc của lá (xanh đậm, xanh nhạt, xanh
non tơ, ...); kích thước, hình dáng của chiếc lá (lá hình bầu dục, hình chiếc quạt; tán lá
xòe rộng, lá dày đan xen nhau kín khít, mỗi chiếc lá như một chiếc quạt xanh, ...). Về
cơng dụng (che bóng mát, tạo cảnh quan cho trường, ..); cây có bóng mát các em tả có
8


điều gì đặc biệt so với những cây có bóng mát hay những loại cây khác: cây đã được
trồng lâu năm, cành lá xum xuê, gốc cây to, …
Biện pháp 3: Đưa ra các gợi ý dưới dạng mở nhằm cung cấp cho học sinh
một số đặc điểm, công dụng, tính cách ... liên quan đến đối tượng cần tả ; chú ý
những nét riêng, đặc sắc của đối tượng được tả nhằm rèn kĩ năng tìm ý.
Ví dụ: Với đề bài Tả một cây có bóng mát (SGK TV4 T2, trang 92), GV có thể
đưa ra các gợi y: Về hình dáng của cây (to lớn, cành lá xum xuê; cây như một chiếc ô
xanh hay ngọn tháp xanh khổng lồ, ...). Về màu sắc của lá (xanh đậm, xanh nhạt, xanh
non tơ, ...); kích thước, hình dáng của chiếc lá (lá hình bầu dục, hình chiếc quạt; tán lá
xòe rộng, lá dày đan xen nhau kín khít, mỗi chiếc lá như một chiếc quạt xanh, ...). Về
công dụng (che bóng mát, tạo cảnh quan cho trường, ..); cây có bóng mát các em tả có
điều gì đặc biệt so với những cây có bóng mát hay những loại cây khác: cây đã được

trồng lâu năm, cành lá xum xuê, gốc cây to, ... Hay với đề bài Tả cái đồng hồ báo
thức, GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại hoặc phương pháp trực quan (tranh
ảnh, băng hình) để cung cấp hình ảnh về đối tượng miêu tả. Sau đó, giáo viên gợi y
đưa ra một số từ ngữ miêu tả dưới dạng mở để học sinh lựa chọn phù hợp với đối
tượng miêu tả. như:
Về hình dáng đồng hồ (tròn, vng, hình chữ nhật, hình chú mèo, hình chú
gà, ...).
Về màu sắc (xanh lá cây, xanh da trời, xanh dương, vàng nhạt, vàng tươi, đỏ
thẫm, đỏ chon chót, ...).
Về các bộ phận và đặc điểm của các bộ phận (các con số màu gì? (màu đen hoặc
xanh, đỏ, ..);
được sắp xếp như thế nào? (sắp xếp trên một đường tròn, sắp xếp thành hình
vng hay hình chữ nhật, ...); có mấy kim? (3 kim) đó là những kim nào? (kim giờ,
kim phút, kim giây); mỗi kim có đặc điểm gì? (kim giờ to chạy chậm, kim phút mảnh
hơn chạy nhanh hơn, kim giây mảnh chạy như có ai đuổi, ...). Về cơng dụng của đồng
hồ (đồng hồ giúp em xem giờ, báo thức, ..).
Chiếc đồng hồ báo thức của em có đặc điểm gì đặc biệt so với những chiếc đồng
hồ khác (ví dụ đặc biệt về hình dáng, về tiếng chng báo thức hay về màu sắc, ...)..
Để biện pháp trên có hiệu quả cao, giáo viên cần phải huy động tính tích cực, chủ
động của nhiều học sinh trong lớp, đặc biệt là những học sinh mà vốn từ TV còn hạn
chế nhằm giúp các em có được vốn từ cần thiết phục vụ cho việc làm bài tậ
9


Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh dùng từ để đặt câu miêu tả (miệng) và sửa lỗi
(nếu có) nhằm rèn kĩ năng chọn từ, tạo câu, kĩ năng diễn đạt.
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định liên quan đến đề bài, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh tập đặt câu miêu tả; đồng thời kết hợp sử dụng các hình ảnh so
sánh, nhân hố để làm nổi bật sự vật: ngoại hình hay hoạt động được miêu tả. Để làm
được điều này, giáo viên cần phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tự

mình tìm ra kiến thức.
Ví dụ: trở lại với Đề bài “Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em” (SGK TV4,
T2, trang 18), GV cần giúp học sinh biết sử dụng đúng từ ngữ để đặt câu trong những
tình huống cụ thể. Ví dụ, học sinh khơng thể miêu tả mặt bàn hình vng (vì bàn học
sinh) hay bàn được làm bằng sợi ni lông tổng hợp.
Tuỳ từng ngữ cảnh cụ thể mà GV hướng dẫn học sinh dùng nghĩa đen hay nghĩa
bóng của từ, có sự lựa chọn từ trong cùng trường nghĩa (những từ có nghĩa gần nhau).
Trong q trình hướng dẫn học sinh đặt câu (miệng), giáo viên cần phân tích các từ
dùng sai trong ngữ cảnh câu văn để học sinh nhận biết. Phân tích cấu trúc câu sai ngữ
pháp (nếu có): Chỉ ra các thành phần câu, trật tự của các thành phần câu, trật tự từ
trong câu, cách sử dụng dấu câu, ... để học sinh nhận biết lỗi sai trong câu và tự sửa lỗi.

10


Ví dụ: Trong bài viết Tả chiếc bàn học ở lớp hay ở nhà của em, em Phạm
Minh Tiến lớp 4A viết như sau: Bố mẹ bảo em phải dữ gìn cẩn thận và em sẽ ln
giữ mãi đến năm lớp sáu mà em luôn giữ mãi đến khi chiếc bàn hư.
Hay trong bài văn tả chiếc cặp, em Lê Thị Bích Hồng lớp 4A tả như
sau: Chiếc cặp em đeo trên mình một màu hồng xinh xinh.
Do các em chưa hiểu nghĩa của từ và cách dùng từ đặt câu để tạo nên một y
nghĩa trọn vẹn nên sa vào lủng củng, rườm rà; diễn đạt sai y.
Bên cạnh đó, khi hướng dẫn học sinh đặt câu miêu tả, giáo viên cần gợi y cho
học sinh dùng các hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hố để làm nổi bật ngoại hình hay
hoạt động được miêu tả. Ví dụ: Miêu tả cây bàng: “Cây bàng như một chiếc ô xanh
khổng lồ; mỗi chiếc lá bàng như một chiếc quạt xanh quạt vào khơng gian” (Trích
trong bài văn Tả một cây có bóng mát của em Đoàn Diệu Huyền) hay nhân hóa chiếc
bàn học mang tính cách của con người: “Đến giờ rồi, vào học thơi. Đó là tiếng gọi
thân thuộc của chiếc bàn học của em đấy” (Trong bài văn Tả chiếc bàn học ở lớp
hay ở nhà của em của em Nguyễn Thanh Hải lớp 4B)

Biện pháp 5: Rèn kĩ năng tự lập dàn y chi tiết và trình bày miệng dàn y trước khi viết
văn nhằm rèn kĩ năng tạo lập văn bản (liên kết câu tạo thành đoạn, bài)
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình bày bố cục của văn bản (tức là sự xếp
đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hồn chỉnh: miêu tả theo trình tự thời
gian hay khơng gian) bằng câu hỏi dẫn dắt: Em cần trình bày bài viết của mình như
thế nào ? (Trình bày theo mấy phần? Đó là những phần nào ?)
Hướng dẫn học sinh xác định đúng nội dung của từng phần (mở bài, thân bài
và kết bài)
Biện pháp này là bước cơ bản giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả có
chất lượng. Sau khi học sinh đã có một vốn từ TV nhất định liên quan đến yêu
cầu của bài tập, GV cho học sinh lập dàn y chi tiết và trình bày miệng dàn y vừa
lập. GV giúp học sinh sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt,... để hoàn thiện những y
cơ bản nhất theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ với đề bài “Tả chiếc cặp sách của em” (SGK TV4, T2, trang 18) , GV
cần hướng dẫn hs lập được một dàn y chi tiết như sau (minh họa):
* Mở bài (trực tiếp hay gián tiếp)
Mở bài trực tiếp: Vào đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc cặp xinh xắn.

11


Mở bài gián tiếp: Cũng như bao đứa bạn cùng lớp, ngày khai trường là ngày mà
em mong chờ nhất. Trước ngày khai trường, mẹ đã mua cho em đủ sách vở và đồ
dùng học tập. Trong số đó, ấn tượng nhất là chiếc cặp sách mà mua về từ Thủ đơ
Hà Nội....
* Thân bài :
Hình dáng, kích thước: chiếc cặp hình chữ nhật, dài khoảng hai gang tay, rộng một
gang tay, ...
Cặp vừa có quai đeo, vừa có quai xách nên rất tiện
Màu sắc: Bao trùm chiếc cặp là một màu xanh lơ (xanh nhạt, xanh đậm, ..) với

đường viền màu đỏ (màu đỏ viền đen, ...)
Chất liệu: Cặp được làm bằng sợi ni lông tổng hợp nên không thấm nước, bền và
đẹp
Đường khâu đều đặn bằng chỉ dù đen (đỏ, xanh, ...) chạy vòng quanh chiếc cặp
Cấu tạo: Cặp gồm có hai, ba, ... ngăn được ngăn cách bởi các lớp vải mềm. Mỗi
ngăn có một cơng dụng riêng của nó...
Nắp cặp có khóa cặp bằng nhựa (sắt mạ kền, mạ vàng, ..) màu đen để chống trộm
Một số đặc điểm nổi bật trên chiếc cặp: mặt cặp được trang trí thêm hình chú thỏ,
tranh phong cảnh, đồng lúa vàng, ... làm tăng thêm vẻ đẹp cho chiếc cặp...
* Kết bài (mở rộng hay không mở rộng)
Kết bài không mở rộng: Em rất vui và tự hào khi có được chiếc cặp xinh xắn này.
Kết bài mở rộng: Chiếc cặp là người bạn đồng hành thân thiết của em mỗi khi đến
trường. Ngày ngày, em không quên dùng một chiếc giẻ mềm lau chùi cho chiếc
cặp luôn sạch sẽ. Đối với em, chiếc cặp này thật quy biết bao!
Sau khi lập được dàn y dưới sự hướng dẫn của GV, Giaos viên cho học sinh
trình bày miệng dàn y vừa viết nhằm rèn kĩ năng diễn đạt, liên kết câu tạo thành
đoạn, bài tránh rơi vào lủng củng, câu què, câu cụt, dùng từ thiếu chính xác.
Biện pháp 6: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn của từng học
sinh (qua việc thực hành - luyện tập ở lớp cũng như ở nhà), từ đó phân loại đối
tượng học sinh và lập kế hoạch phụ đạo trong thời gian tiếp theo.
Việc nắm bắt và phân loại đối tượng học sinh là rất cần thiết đối với mỗi giáo
viên. Trên cơ sở đó, giáo viên biết mình cần quan tâm đến học sinh nào ? Học
sinh này yếu những kĩ năng gì ? Học sinh kia yếu những kĩ năng gì ? để có biện
pháp rèn luyện thích hợp.
12


Trên thực tế, các biện pháp nêu trên cần được tiến hành một cách đồng thời và
liên tục trong mỗi tiết dạy. Mặt khác, giao bài tập về nhà và kiểm tra việc học ở
nhà là một việc làm không thể thiếu, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức của các

em ở lớp được thuận tiện hơn. Tuy nhiên, khơng thể ngày một ngày hai mà học
sinh hình thành được kĩ năng mà cần phải có một quá trình lâu dài và kiên trì.
Cũng khơng thể rèn kĩ năng cho tất cả các học học sinh trong cùng một lúc mà
phải biết nên tập trung rèn kĩ năng cho học sinh nào trước, học sinh nào sau.
Bên cạnh đó tơi thường xun khen ngợi, động viên kịp thời để kích thích
học sinh học tập. Được khen các em sẽ phấn khởi, tự tin hơn và phát huy
được khả năng tiềm tàng của bản thân, từ đó loại bỏ được những lo âu, tự ti
cố hữu.
2.4. Hiệu quả của việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4:
Với một số biện pháp hướng dẫn học sinh kể trên, tôi đã tiến hành áp dụng
ngay ở trên lớp học do mình chủ nhiệm thì kết quả đã cho thật khả quan. Nhiều em từ
chỗ rất ngại học mơn văn giờ đã dần dần thấy u thích và không còn cảm thấy áp lực
mỗi khi cô giáo ra đề tập làm văn nữa. Các em cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của
mình và thích học phân môn Tập làm văn hơn. Giờ học Tập làm văn đã trở nên nhẹ
nhàng. Những học sinh yếu kém, ít nhiều cũng biết làm được một bài văn đúng trọng
tâm và ngày càng tiến bộ hơn. Không còn hiện tượng để vở trắng, không còn hiện
tượng copy văn mẫu. Và đã có những bài làm với những mở bài rất dễ thương, rất hấp
dẫn.
Kết quả khảo sát chất lượng làm văn miêu tả của HS tính đến tháng 3 năm 2021 như
sau:
Sĩ số
HS

Điểm 9-10
SL
12

TL
37.5


Điểm 7-8
SL
15

TL
46.9

Điểm 5-6
SL
5

TL
15.6

Điểm dưới 5
SL
0

TL
0

32
Kết quả trên cho thấy chất lượng học tập mơn tốn lớp 4 của trường tôi được nâng
lên rõ rệt. Điều đáng mừng hơn là các em đã thích học phân mơn Tập làm văn hơn và
số lượng học sinh yêu thích môn Tiếng việt ngày càng tăng
3.1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh
lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng việt nói chung và phân mơn Tập
làm văn nói riêng tơi rút ra một số kinh nghiệm sau:
13



Việc tạo hứng thú học tập, u thích mơn học Tập làm văn, và rèn kĩ
năng học tốt môn này là một việc tất cả giáo viên cần phải kiên trì, bền bỉ,
khơng được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần
nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, khơng phải vài
tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên khơng biết chờ
đợi,
nơn
nóng
thì
chắc
chắn
sẽ
thất
bại.
Giáo viên cần thường xuyên học hỏi đồng nghiệp, tự bồi dưỡng, đọc sách
báo, truy cập Internet để nắm vững, để tìm hiểu thêm về mơn Tập làm văn, các
phương pháp dạy học để rút kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân từ đó có
những kinh nghiệm hay áp dụng tốt cho việc dạy phân mơn Tập làm văn nói
riêng

các
mơn
học
khác
nói
chung.
Nhìn chung trong quá trình thực hiện, tuy đã đạt hiệu quả đáng kể song
vẫn không tránh khỏi một vài hạn chế. Cũng chính vì vậy bản thân tơi rất

mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để trong mỗi tiết dạy
môn Tập làm văn đạt hiệu quả hơn, lí thú hơn nữa đối với cả giáo viên và học
sinh.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với nhà trường: Nên động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên
phát huy hơn nữa công tác giảng dạy.
* Đối với giáo viên:Tăng cường tự học tự bồi dưỡng. Đầu tư thời gian hơn nữa
vào việc nghiên cứu từng bài dạy thực hiện dạy học phát huy tính tích cực của người
học.
Mặc dù đề tài đã hoàn thành và bản thân khi làm cũng đã có nhiều cố gắng, song do
thời gian có hạn, do khả năng, kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi thếu sót. Tơi rất mong được Hội đồng khoa học cấp trên và đồng
nghiệp góp y.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện
14


15




×