Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

chuyên đề este lipit file word co loi giai phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.64 KB, 134 trang )

Lipit-chất béo-chất giặt rửa
Câu 1: Hãy chọn nhận định đúng:
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
C. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, khơng hồ tan trong nước, nhưng hồ tan trong các
dung mơi hữu cơ khơng phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit....
Câu 2: Có các nhận định sau:
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .
3. Chất béo là các chất lỏng.
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
A. 1, 2, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 6.
C. 1, 2, 3.
D. 3, 4, 5.
Câu 3: Có các nhận định sau:
1. Chất béo là những este.
2. Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
3. Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước
và nhẹ hơn nước.
4. Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
5. Chất béo lỏng thường là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Các nhận định đúng là
A. 1, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 4, 5.


Câu 4: Natri lauryl sunfat (X) có cơng thức: CH3(CH2)10CH2OSO3Na, X thuộc loại chất nào?
A. Chất béo.
B. Xà phòng.
C. Chất giặt rửa tổng hợp.
D. Chất tẩy màu.
Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau.
A. Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bơi trơn có cùng thành phần ngun tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau.
A. Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phịng hố.
B. Muối natri của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phịng.
C. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được muối để sản xuất xà phòng.
D. Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt rửa tổng hợp và xà phòng.
Câu 7: Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa:
A. vì bồ kết có thành phần là este của glixerol.


B. vì trong bồ kết có những chất oxi hóa mạnh (hoặc khử mạnh).
C. vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân cực gắn với đi không phân cực”.
D. Cả B và C.
Câu 8: Không nên dùng xà phịng khi giặt rửa bằng nước cứng vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Vì gây hại cho da tay.
C. Vì gây ơ nhiễm mơi trường.
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về chất giặt rửa tổng hợp?
A. Chất giặt rửa tổng hợp cũng có cấu tạo “đầu phân cực, đi khơng phân cực”.
B. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi và

magie.
C. Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ.
D. Chất giặt rửa có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh khơng gây ô nhiễm môi trường vì chúng bị các vi sinh
vật phân huỷ.
Câu 10: Chọn phát biểu sai
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Ở động vật, chất béo tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, chất béo tập trung nhiều trong hạt,quả...
C. Khi đun nóng glixerol với các axit béo, có H2SO4, đặc làm xúc tác, thu được chất béo.
D. Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của chất béo trong hạt
,quả
Câu 11: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác củacác enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị
thuỷ phân thành
A. axit béo và glixerol
B. axit cacboxylic và glixerol
C. CO2 và H2O
D. NH3, CO2, H2O
Câu 12: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. glixerol và axit béo
B. glixerol và muối natri của axit béo
C. glixerol và axit cacboxylic
D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic
Câu 13: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phịng?
A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 14: Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu vừng (mè)
B. Dầu lạc (đậu phộng)
C. Dầu dừa

D. Dầu luyn.
Câu 15: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối
đa được tạo ra là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6


Câu 16: Khi xà phịng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 17: Khi xà phịng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 18: Khi xà phịng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 19: Khi thuỷ phân trong môi trường axit trilinolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H31COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 20: ĐHB -2011: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
C. Dung dịch NaOH (đun nóng)
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Câu 21: ĐHA-10: Cho sơ đồ chuyển hoá:
+ H 2 du , Ni ,t o C
+ NaOHdu ,t o C
+ HCl
Tên của Z là : Triolein 
→ X 
→ Y 
→Z
A. axit linoleic.
B. axit oleic.
C. axit panmitic.
D. axit stearic.
Câu 22: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit C17H35COOH và axit
C17H33COOH là
A. 9
B. 4
C. 6
D. 2
Câu 23: Đun glixerol với hỗn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao
nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
A. n2(n+1)/2.
B. n(n+1)/2.
C. n2(n+2)/2.
D. n(n+2)/2.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a
mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là :

A. 0,20
B. 0,30


C. 0,18.
D. 0,15.
Câu 25: Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp 3 axit béo C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH để thu
được các chất béo khác nhau. Số CTCT có thể có là bao nhiêu?
A. 21
B. 18
C. 16
D. 19
Câu 26: Khi thuỷ phân hỗn hợp các chất béo đều thấy sinh ra muối của 3 axit C17H35COOH, C17H33COOH,
C17H31COOH. Số CTCT có thể có của các chất béo là bao nhiêu?
A. 1
B. 3
C. 6
D. 9
Câu 27: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần
dùng
A. nước và quỳ tím
B. nước và dung dịch NaOH
C. dung dịch NaOH
D. nước brom
Câu 28: Cho 45 gam trieste của glixerol với axit béo tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M
được m1 gam xà phòng và m2 gam glixerol. Giá trị m1, m2 là
A. m1 = 46,4; m2 = 4,6.
B. m1 = 4,6; m2 = 46,4.
C. m1 = 40,6; m2 = 13,8.
D. m1 = 15,2; m2 = 20,8.

Câu 29: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch
NaOH ( coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn ) là bao nhiêu kg?
A. 1,78 kg
B. 0,184 kg
C. 0,89 kg
D. 1,84 kg
Câu 30: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđrohố hồn tồn 1 tấn triolein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lit?
A. 76018 lit
B. 760,18 lit
C. 7,6018 lit
D. 7601,8 lit
Câu 31: Khối lượng olein cần để sản xuất 5 tấn stearin là bao nhiêu kg?
A. 4966,292 kg
B. 49600 kg
C. 49,66 kg
D. 496,63 kg
Câu 32: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam
glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH).
Giá trị của m là
A. 3,2.
B. 6,4.
C. 4,6


D. 7,5.
Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một
muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5

D. (C15H29COO)3C3H5
Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit
béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 35: Thuỷ phân hoàn toàn một lipit trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glixerol (glixerin) và 429
gam hỗn hợp 2 muối. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C15H31COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: D
Lipit là tên gọi chung của các hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, khơng hịa tan trong nước nhưng hịa
tan trong các dung mơi hữu cơ khơng phân cực. Một cách tổng quát, lipit là este hoặc amid của ancol hoặc
aminoancol.
Lipit bao gồm : Triglycerid (chất béo), sáp, phospholipit,...
Câu 2: Đáp án: B
Nhận định sai là :
+) 3 :sai vì Chất béo có thể là chất rắn.
+) 5 : sai vì Thủy phân chất béo trong mơi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.
Câu 3: Đáp án: A
Nhận định sai là :
+) 2 : Este không tan trong nước vì chúng có gốc hidrocacbon, kỵ nước và không tạo liên kết hidro.
Câu 4: Đáp án: C
Nhận định sai là :
+) 2 : Este không tan trong nước vì chúng có gốc hidrocacbon, kỵ nước và khơng tạo liên kết hidro.

Câu 5: Đáp án: B
Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước (cả chất béo lỏng và chất béo rắn). Chúng tan trong các dung
môi không phân cực (benzen,...)
Câu 6: Đáp án: B
Xà phòng là muối natri của các axit béo.
Câu 7: Đáp án: C
Bồ kết có chứa các chất cấu tạo tương tự xà phòng :
RCOONa  Đầu phân cực

Đuôi không phân cực.
Câu 8: Đáp án: A
Nước cứng chứa ion Ca2+ ; Mg2+, nếu giặt với xà phòng (là muối natri của các axit béo), sẽ sinh ra kết tủa
(VD : canxi stearat) làm giảm khả năng tẩy rửa, kết tủa đọng lại trên sợi vải, làm bục sợi vải.
Câu 9: Đáp án: A


Những axit béo gốc hidrocacbon phân nhánh rất khó bị phân hủy (do chúng khơng bị Beta – oxi hóa một
cách thơng thường) bởi các vi sinh vật. Do đó sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Câu 10: Đáp án: D
Axit panmitic, axit stearic là các axit béo no, thường gặp trong các thành phần của mỡ động vật (như mỡ bò,
mỡ lợn,...)
Câu 11: Đáp án: A
Một cách tổng quát :
enzim
Chất béo (RCOO)3C3H5 
→ -> 3RCOOH + C3H5(OH)3
Muối mật có khả năng nhũ hóa chất béo.
Câu 12: Đáp án: A
Đun chất béo với H2SO4, xảy ra phản ứng thủy phân :
H + ,t o

(RCOO)3C3H5 
→ 3RCOOH + C3H5(OH)3
Câu 13: Đáp án: D
Xà phòng là muối của natri của các axit béo (RCOONa).
Khi đun axit béo với kiềm : RCOOH + NaOH -> RCOONa + H2O.
Khi đun chất béo với kiềm : C3H5(OOCR)3 + 3NaOH -> C3H5(OH)3 + 3RCOONa.
Câu 14: Đáp án: D
Dầu luyn có thành phần chính là các ankan mạch dài.
Thành phần chính của dầu vừng là axit oleic, axit linoleic, dầu lạc chứa axit arachidonic
(CH3(CH2)18COOH).
Câu 15: Đáp án: D
n 2 ( n + 1)
Số trieste có thể được tạo thành là
=6
2
Câu 16: Đáp án: D
Xà phịng hóa tristearin : (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Câu 17: Đáp án: C
Tripanmitin : (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
Câu 18: Đáp án: D
Triolein : (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
Axit oleic có một nối đơi C = C ở cacbon số 9.
Câu 19: Đáp án: B
Trilinolein : (C17H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H31COONa + C3H5(OH)3
Axit linoleic có hai nối đơi C = C ở cacbon số 9 và số 12.
Câu 20: Đáp án: B
Trilinolein : [CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COO]3C3H5, Viết gọn là (C17H31COO)3C3H5.
(C17H31COO)3C3H5 + 3H2O  3C17H31COOH + C3H5(OH)3. (trong môi trường H+)
(C17H31COO)3C3H5 + 3NaOH -> 3C17H31COONa + C3H5(OH)3.
Ni ,t o

(C17H31COO)3C3H5 + 6H2 
→ (C17H35COO)3C3H5 .
Câu 21: Đáp án: D
+ NaOH du
H 2 du , Ni ,t o
(C17H33COO)3C3H5 

→ (C17H35COO)3C3H5 
+ HCl
C17H35COONa + 
→ C17H35COOH (axit stearic).
Câu 22: Đáp án: B
Kí hiệu C17H35 – là R1, C17H33 – R2.
Các Trieste thỏa mãn là :


Có 4 chất.
Câu 23: Đáp án: A
Ta thấy rằng +) Trieste gồm 1 loại axit béo -> có 1 đồng phân.
+) Trieste gồm 2 loại axit béo -> có 4 đồng phân.
+ Trieste gồm 3 loại axit béo -> có 3 đồng phân.
Lần lượt chọn 1 trong n, 2 trong n, 3 trong n (ứng với 3 loại Trieste kể trên) :
Cn1 ; Cn2 ; Cn3
1
2
3
Số đồng phân là : 1. Cn +4. Cn +3. Cn
n!
n!
+ 3.

= n + 4.
2!( n − 2)!
3!( n − 3)!
n(n − 1)(n − 2)
= n + 2n(n - 1) +
2
2
n (n + 1)
=
2
Câu 24: Đáp án: D
Gọi độ bất bão hòa của chất béo đó là k
nCO2 − nH 2 O
6
Ta có nchất béo =
⇔ 1=
=> k = 7.
k −1
k −1
Do đó chất béo có 7 - 3 = 4 liên kết π C=C
a mol chất béo phản ứng tối đa với 4a mol Br2.
=> 4a = 0,6 => a = 0,15.
Câu 25: Đáp án: B
n 2 (n + 1) 9.4
Số CTCT là
=
= 18
2
2
Câu 26: Đáp án: B

Vì sản phẩm chứa cả 3 axit béo, nên chất béo phải cấu tạo từ 3 gốc axit béo khác nhau => chỉ có 3 đồng
phân.
Câu 27: Đáp án: A

Câu 28: Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH -> 3RCOONa + C3H5(OH)3.
nNaOH = 0,15 mol => nC3H5(OH)3 = 1/3 .0,15 = 0,05 (mol).
=> m2 = 4,6 gam.
BTKL : 45 + 0,15.40 = mxà phòng + mC3H5(OH)3 => mxp = 46,4g.
Câu 29: Đáp án: B
Tristearin : (C17H35COO)3C3H5
2, 225
.0,8 = 0,184 kg.
mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92.
890
Câu 30: Đáp án: A
Ni .t o
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 
→ (C17H35COO)3C3H5
1000000
.3 = 76018 (lít).
VH2 = 22, 4.
884
Câu 31: Đáp án: A
Cứ 1 mol stearin cần 1 mol olein.
5.106
5.106
=> nolein =
=> molein =
.884 = 4966292 g

890
890


= 4966,292 kg.
Câu 32: Đáp án: B
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H33COOK = 0,01 mol
Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối => nC17H33COOK = 0,02 mol
=> m = 0,02. (282 + 38) = 6,4 g.
Câu 33: Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH -> 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol => nRCOONa = 0,06 mol.
=> MRCOONa = 304 => MRCOOH = 282 (axit oleic).
Câu 34: Đáp án: D
Ta có nglyxerol =0,5 => Mlipit = 888 => 2.( R + 44) + R’ + 44 + 41 = 888
=> 2R + R’ = 715 => R = 239 (C17H35 - ) và R’ = 237 (C17H33 - )
Câu 35: Đáp án: C
Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.
=> 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229
⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792 => RCOOH = 280 (C17H31COOH)
R’COOH = 256 (C15H31COOH)

CƠ BẢN – LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ ESTE (ĐỀ 1)
Bài 1. Este mạch hở có cơng thức tổng qt là
A. CnH2n+2-2a-2bO2b.
B. CnH2n-2O2.
C. CnH2n + 2-2bO2b.
D. CnH2nO2.
Bài 2. (CB) Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic và một ancol là:
A. CnH2nOz.

B. RCOOR’.
C. CnH2n-2O2.
D. Rb(COO)abR’a.
Bài 3. (CB) Este no, đơn chức, mạch hở có cơng thức tổng qt là:
A. CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
D. CnH2nO (n ≥ 2).
Bài 4. Este no, đơn chức, đơn vịng có cơng thức tổng qt là:
A. CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
D. CnH2nO (n ≥ 2).
Bài 5. Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, đơn chức mạch hở và axit cacboxylic khơng
no, có một liên kết đơi C=C, đơn chức mạch hở là:
A. CnH2nO2.
B. CnH2n+2O2.
C. CnH2n-2O2.
D. CnH2n+1O2.
Bài 6. (CB) Este tạo bởi axit axetic và glixerol có cơng thức cấu tạo là là:


A. (C3H5COO)3C3H5.
B. C3H5OOCCH3.
C. (CH3COO)3C3H5.
D. (CH3COO)2C2H4.
Bài 7. (CB) Công thức phân tử tổng quát của este tạo bởi ancol no, 2 chức mạch hở và axit cacboxylic
khơng no, có một liên kết đôi C=C, đơn chức mạch hở là:
A. CnH2n-2O4.
B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n-6O4.
D. CnH2n-4O4.
Bài 8. Công thức của este tạo bởi axit benzoic và ancol etylic là:
A. C6H5COOC2H5.
B. C2H5COOC6H5.
C. C6H5CH2COOCH3.
D. C2H5COOCH2C6H5.
Bài 9. (CB) C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở ?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Bài 10. C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân este ?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Bài 11. (CB) Có bao nhiêu chất đồng phân cấu tạo của nhau có CTPT C4H8O2 đều tác dụng được với NaOH
?
A. 8.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Bài 12. (CB) Ứng với CTPT C4H6O2 có bao nhiêu este mạch hở ?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Bài 13. (CB) Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra tối đa bao nhiêu este đồng phân cấu tạo
của nhau ?

A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Bài 14. Ứng với CTPT C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở ?
A. 10.
B. 9.
C. 8.
D. 7.


Bài 15. (CB) Số đồng phân của hợp chất este đơn chức có CTPT C4H8O2 tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 sinh ra Ag là:
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Bài 16. (CB) Trong các este có cơng thức phân tử là C4H6O2, có bao nhiêu este khơng thể điều chế trực tiếp
từ axit và ancol ?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Bài 17. (CB) Trong phân tử este X no, đơn chức, mạch hở, oxi chiếm 36,36% khối lượng. Số CTCT thoả
mãn CTPT của X là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Bài 18. (CB) Phân tích định lượng 1 este X nhận thấy %O = 53,33%. Este X có thể là

A. Este 2 chức.
B. Este khơng no.
C. HCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
Bài 19. Phân tích este X người ta thu được kết quả: %C = 40 và %H = 6,66. Este X là
A. metyl axetat.
B. metyl acrylat.
C. metyl fomat.
D. etyl propionat.
Bài 20. (CB) Este X điều chế từ ancol metylic có tỉ khối so với oxi là 2,3125. Cơng thức của X là
A. CH3COOCH3.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOC2H5.
Bài 21. (CB) Hợp chất hữu cơ mạch hở X có CTPT C3H6O2. X có thể là
A. Axit hay este đơn chức no.
B. Ancol 2 chức, khơng no, có 1 liên kết pi.
C. Xeton hay anđehit no 2 chức.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 22. Hợp chất hữu cơ mạch hở X có CTPT C4H8O2. Chất X có thể là
A. Axit hay este đơn chức no.
B. Ancol 2 chức, khơng no, có 1 liên kết pi.
C. Xeton hay anđehit no 2 chức.
D. A và B đúng.
Bài 23. (CB) Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
D. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.



Bài 24. (CB) Hợp chất nào sau đây là este ?
A. CH3CH2Cl.
B. HCOOC6H5.
C. CH3CH2NO2.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 25. (CB) Cho các chất có cơng thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3;
(2) CH3OOCCH3;
(3) HCOOC2H5;
(4) CH3COOH;
(5) CH3OCOC2H3;
(6) HOOCCH2CH2OH;
(7) CH3OOC-COOC2H5.
Những chất thuộc loại este là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (7).
C. (1), (2), (4), (6), (7).
D. (1), (2), (3), (6), (7).
Bài 26. Chất X có cơng thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. C2H5COOH.
B. HO-C2H4-CHO.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOC2H5.
Bài 27. Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. HCOOC6H5.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
Bài 28. (CB) Chất nào sau đây không phải là este ?

A. HCOOCH3.
B. C2H5OC2H5.
C. CH3COOC2H5.
D. C3H5(COOCH3)3.
Bài 29. (CB) Hợp chất X có cơng thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat.
B. metyl propionat.
C. metyl axetat.
D. propyl axetat.
Bài 30. Este etyl fomat có cơng thức là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH=CH2.
D. HCOOCH3.
Bài 31. Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH=CH2.
B. CH3COOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOCH3.
Bài 32. Este metyl acrilat có cơng thức là
A. CH3COOCH3.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOCH3.


Bài 33. (CB) Cho este có cơng thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là
A. Metyl acrylat.
B. Metyl metacrylat.
C. Metyl metacrylic.

D. Metyl acrylic.
Bài 34. (CB) Trong thành phần nước dứa có este tạo bởi ancol isoamylic và axit isovaleric. CTPT của este

A. C10H20O2.
B. C9H14O2.
C. C10H18O2.
D. C10H16O2.
Bài 35. Công thức cấu tạo của este isoamyl isovalerat là
A. CH3CH2COOCH(CH3)2.
B. (CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2.
C. (CH3)2CHCH2CH2COOCH2CH(CH3)2.
D. CH3CH2COOCH3.
Bài 36. (CB) Điểm nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat ?
A. Có CTPT C2H4O2.
B. Là đồng đẳng của axit axetic.
C. Là đồng phân của axit axetic.
D. Là hợp chất este.
Bài 37. (CB) Dầu chuối là este có tên isoamyl axetat, được điều chế từ
A. CH3OH, CH3COOH.
B. (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH.
C. CH3COOH, (CH3)2CH-OH.
D. CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH.
Bài 38. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Bài 39. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng cơng thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch
NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3.

B. 2.
C. 4.
D. 1.
Bài 40. Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
A. CH3-COO-C6H5
B. C6H5-COO-CH3
C. C6H5-CH2-COO-CH3
D. CH3-COO-CH2-C6H5
Bài 41. Cho hợp chất hữu cơ no X tác dụng với hiđro dư (Ni, to) thu được chất hữu cơ Y. Cho chất Y tác
dụng với chất Z trong điều kiện thích hợp thu được este có mùi chuối chín. Tên thay thế của X là:
A. axit etanoic
B. 3-metylbutanal
C. 2-metylbutanal
D. anđehit isovaleric


Bài 42. Este nào sau đây có cơng thức phân tử C4H8O2 ?
A. Phenyl axetat.
B. Vinyl axetat.
C. Etyl axetat.
D. Propyl axetat.
Bài 43. Công thức phân tử của metyl metacrylat là
A. C5H10O2.
B. C4H8O2.
C. C5H8O2.
D. C4H6O2.
Bài 44. Có bao nhiêu este đồng phân cấu tạo của nhau có cùng cơng thức phân tử C5H10O2 ?
A. 6.
B. 7.
C. 8.

D. 9.
Bài 45. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam nước.
Cơng thức phân tử của X là
A. C2H4O2
B. C3H6O2
C. C4H8O2
D. C5H8O2
Bài 46. (CB) Đốt cháy hoàn toàn m gam este đơn chức X cần 5,6 lít khi oxi (đktc), thu được 12,4 gam hỗn
hợp CO2 và nước có tỉ khối so với H2 là 15,5. CTPT của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2.
Bài 47. Đốt cháy hoàn toàn 10 ml hơi một este X cần vừa đủ 45 ml O2, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí
CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là 4 : 3. Ngưng tụ sản phẩm cháy thì thể tích giảm đi 30 ml. Biết các thể
tích đo ở cùng điều kiện. Cơng thức của este X là
A. C4H6O2.
B. C4H6O4.
C. C4H8O2.
D. C8H6O4.
Bài 48. (CB) Đốt cháy một este hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. X thuộc loại este
A. no, đơn chức.
B. mạch vòng, đơn chức .
C. hai chức, no.
D. có 1 liên kết đơi, chưa xác định nhóm chức
Bài 49. Đốt cháy hồn tồn 7,4 gam hỗn hợp hai este đồng phân, thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam
H2O. CTPT của hai este là
A. C3H6O2
B. C2H4O2
C. C4H6O2

D. C4H8O2
Bài 50. Số công thức cấu tạo este mạch hở, có cơng thức phân tử C5H8O2 có đồng phân hình học là:
A. 4
B. 2


C. 5
D. 3

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: A
Cứ 1 nhóm COO có một liên kết π → có b nhóm COO có b liên kết π
Gọi số liên kết liên kết π trong mạch C là a → tổng số liên kết π trong este là a +b
Vậy công thức tổng quát của este mạch hở là CH2n+2-2a-2bO2b
Câu 2: Đáp án: D
Công thức chung của axit là R(COOH)a, công thức chung của ancol là R'(OH)b
bR(COOH)a + aR'(OH)b

Rb(COO)abR'a + abH2O

Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic và một ancol là Rb(COO)abR'a.
Câu 3: Đáp án: A
CnH2n + 2O2 là CTTQ của este no, đơn chức, mạch hở.
CnH2n - 2O2 là CTTQ của este khơng no, có một nối đôi, đơn chức, mạch hở.
CnH2n + 2O2 không thể là este vì có độ bất bão hịa k =

2n + 2 − (2n + 2)
=0
2


CnH2nO không thể là este vì có số ngun tử O = 1.
Câu 4: Đáp án: B
Este no, đơn chức, đơn vịng có độ bất bão hòa k = 1π + 1v = 2.
CnH2nO2 có CTTQ của este no, đơn chức, mạch hở.
CnH2n - 2O2 là CTTQ của este khơng no, có một nối đôi, đơn chức, mạch hở hoặc CTTQ của este no, đơn
chức, đơn vịng.
CnH2n + 2O2 khơng thể là este vì có độ bất bão hịa k =

2n + 2 − (2n + 2)
=0
2

CnH2nO khơng thể là este vì có số nguyên tử O = 1
Câu 5: Đáp án: C
Este tạo bởi ancol no, đơn chức mạch hở và axit không no, có một liên kết đơi C=C, đơn chức, mạch hở là
CnH2n - 1COOCmH2m + 1 ≡ Cn + m + 1H2n + 2mO2 ≡ CxH2x - 2O2
Câu 6: Đáp án: C
Este tạo bởi axit axetic và glixerol:
3CH3COOH + C3H5(OH)3 <=> (CH3COO)3C3H5 + 3H2O
Câu 7: Đáp án: C


Este tạo bởi ancol no, 2 chức mạch hở và axit cacboxylic khơng no, có một nối đơi C=C là
(CxH2x - 1COO)2CyH2y ≡ Cx + 2 + yH2x - 2 + 2yO4 ≡ CnH2n - 6O4
Câu 8: Đáp án: A
Este tạo bởi axit benzoic và ancol etylic là
C6H5COOH + C2H5OH <=> C6H5COOC2H5 + H2O
Câu 9: Đáp án: D
C3H6O2 có 3 đồng phân đơn chức mạch hở:
1. CH3CH2COOH

2. HCOOCH2CH3
3. CH3COOCH3
Câu 10: Đáp án: A
C4H8O2 có 4 đồng phân este: HCOOCH2CH2CH3, HCOOCH(CH3)CH3, CH3COOCH2CH3,
CH3CH2COOCH3.
Câu 11: Đáp án: D
Có 6 đồng phân cấu tạo của nhau có CTPT C4H8O2 đều tác dụng với NaOH là
1. HCOOCH2CH2CH3
2. HCOOCH(CH3)2
3. CH3COOCH2CH3
4. CH3CH2COOCH3
5. CH3CH2CH2COOH
6. (CH3)2CHCOOH
Câu 12: Đáp án: D
số liên kết π = (2 × 4 + 2 - 6) : 2 = 2.
Các đồng phân:
HCOO-CH=CH2CH3 ( tính cả đồng phân hình học)
HCOO-CH2CH=CH2
HCOO-C(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2
CH2=CHCOOCH3
Câu 13: Đáp án: C


Các đồng phân este là: CH3CH2CH2COOCH2CH2CH3, CH3CH2CH2COOCH(CH3)CH3,
CH3CH(CH3)COOCH2CH2CH3, CH3CH(CH3)COOCH(CH3)CH3.
Đáp án C.
Chú ý : Có thể giải như sau C4H8O2 có 2 đồng phân axit. C3H8O có 2 đồng phân ancol. Vậy số đồng
phân este là 2 × 2 = 4.
Câu 14: Đáp án: A

+ axit
CH2=CH-CH2-COOH,
CH3-CH=CH-COOH (tính cả đồng phân hình học)
CH2=C(CH3)-COOH.
+ este
HCOOCH=CH-CH3 (tính cả đồng phân hình học)
HCOO-CH2-CH=CH2,
HCOOC(CH3)=CH2.
CH3COOCH=CH2
CH2=CH-COOCH3
Câu 15: Đáp án: B
Este đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là este của axit fomic HCOOH.
Các đồng phân thỏa mãn là : HCOOCH2CH2CH3, HCOOCH(CH3)CH3.
Câu 16: Đáp án: C
Các este không thể điều chế trực tiếp từ axit và ancol là:
HCOOCH=CHCH3 (tính cả đồng phân hình học)
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2
Câu 17: Đáp án: C
Đặt cơng thức chung của X là CnH2nO2.
%O = 32 : (14n + 32) =
Các đồng phân este là
HCOOCH2CH2CH3
HCOOCH(CH3)CH3

36.36
⇒ n = 4 (C4H8O2)
100



CH3COOCH2CH3
CH3CH2COOCH3.
Câu 18: Đáp án: C
Giả sử este đơn chức. Đặt CTC là CxHyO2
%O = 32 / (12 × x + y + 32) =

53.53
100

Suy ra 12 × x + y = 28. Biện luận x = 2, y= 4.
Este là HCOOCH3
Câu 19: Đáp án: C
%O = 100 - 40 - 6,66 = 53,34%.
nC : nH : nO =

40 6, 66 53,34
:
:
= 3,33 : 6,33 : 3,33 = 1 : 2 : 1
12 1
16

Suy ra, este là C2H4O2. HCOOCH3
Câu 20: Đáp án: A
Este X có dạng RCOOCH3.
MX = MR + 59 = 2,3125 × 32 = 74. MR = 15. R là -CH3.
Vậy este X là CH3COOCH3.
Đáp án A
Câu 21: Đáp án: A
3.2 + 2 − 6

= 1 → X có 1π trong phân tử.
C3H6O2 có độ bất bão hịa: k =
2
X có thể là axit: CH3CH2COOH hoặc este HCOOCH2CH3 hoặc CH3COOCH3.
X khơng thể là ancol hai chức, khơng no, có 1 liên kết pi vì khơng tồn tại CH2=C(OH)-CH2OH hoặc
CH2=CH-CH(OH)2.
X khơng thể là xeton hay anđehit no 2 chức vì xeton hay anđehit no 2 chức có độ bất bão hòa k = 2.
Câu 22: Đáp án: D
4.2 + 2 − 8
=1
C4H8O2 có độ bất bão hịa k =
2
Đáp án A thỏa mãn.
X cũng có thể là ancol 2 chức, khơng no, có 1 liên kết pi: HOCH2-CH=CH-CH2OH.
X khơng thể là xeton hay anđehit no 2 chức có độ bất bão hịa k = 2 nên khơng thỏa mãn.
Câu 23: Đáp án: C


nCH3CH2COOCH=CH2

-(-CH(OOCCH2CH3)-CH2-)n-

CH3CH2COOCH=CH2 + NaOH → CH3CH2COONa + CH3CHO
CH3CH2COOCH=CH2 có nối đơi gắn vào gốc ancol cịn CH2=CHCOOCH3 có nối đơi gắn vào gốc axit →
hai chất không cùng dãy đồng đẳng.
CH3CH2COOCH=CH2 + Br2 → CH3CH2COOCHBr-CH2Br
Câu 24: Đáp án: B
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
Este đơn giản có CTCT là RCOOR' (với R, R' là gốc hiđrocacbon no, không no hoặc thơm)
→ Hợp chất HCOOC6H5 là este → Chọn B.

CH3CH2Cl là dẫn xuất halogen, CH3CH2NO2 là dẫn xuất nitro
Câu 25: Đáp án: B
Este có dạng RCOOR1. Trong đó R có thể là H hoặc nhóm hidrocacbon.
R1 là nhóm hidrocacbon.
Câu 26: Đáp án: C
C2H5COOH là axit propionic.
HO-C2H4-CHO là hợp chất tạp chức của ancol và anđehit.
CH3COOCH3 là este của axit axetic.
HCOOC2H5 là este của axit fomic.
Câu 27: Đáp án: C
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
HCOOC6H5, HCOOCH3, CH3COOCH3 là các este.
CH3COOH là axit.
Câu 28: Đáp án: B
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
HCOOCH3, CH3COOC2H5 là các este đơn chức.
C3H5(COOCH3)3 là este đa chức.
C2H5OC2H5 là ete.
Câu 29: Đáp án: B
Etyl axetat có CTCT: CH3COOCH2CH3
Metyl propionat có CTCT: CH3CH2COOCH3.
Metyl axetat có CTCT: CH3COOCH3.


Propyl axetat có CTCT: CH3COOCH2CH2CH3
Câu 30: Đáp án: B
CH3COOCH3 là metyl axetat.
HCOOC2H5 là etyl fomat.
HCOOCH=CH2 là vinyl fomat.
HCOOCH3 là metyl fomat.

Câu 31: Đáp án: A
Giả sử este có CTCT RCOOR'
Tên este gồm: tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit (đuôi "at")
→ R' của este vinyl axetat là -CH=CH2; RCOO của este là CH3COO
→ Công thức thỏa mãn là CH3COOCH=CH2
Câu 32: Đáp án: C
CH3COOCH3 là metyl axetat.
CH3COOCH=CH2 là vinyl axetat.
CH2=CHCOOCH3 là metyl acrilat.
HCOOCH3 là metyl fomat.
Câu 33: Đáp án: B
Metyl acrylat là CH2=CHCOOCH3
Metyl metacrylat là CH2=C(CH3)COOCH3.
Metyl metacrylic, metyl acrylic là những danh pháp sai.
Câu 34: Đáp án: A
Este này có dạng CH3CH(CH3)CH2COO-CH2CH2CH(CH3)CH3
Câu 35: Đáp án: B
Axit isovaleric có cơng thức (CH3)2CHCH2COOH
Ancol Isoamylic có cơng thức (CH3)2CHCH2CH2OH
Este isoamyl isovalerat được tạo từ axit isovaleric và ancol isoamylic có cấu tạo
(CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2
Câu 36: Đáp án: C
Metyl fomat là este no đơn chức,có công thức cấu tạo HCOOCH3, CTPT C2H4O2 → A , D đúng
Axit axetic CH3COOH và metyl fomat HCOOCH3 có cùng công thức phân tử khác nhau công thức cấu tạo
nên là đồng đẳng của nhau
Câu 37: Đáp án: D


Isoamyl axetat có cấu tạo CH3COOCH2-CH2-CH(CH3)2 được tổng hợp từ ancol isoamylic ((CH3)2CH-CH2CH2OH) và axit axetic CH3COOH.
Câu 38: Đáp án: D

.
.

⇒ Có 4 đồng phân
Câu 39: Đáp án: C
CTPT chất X C4 H 8O2 có π + v = 1 , có 2 nguyên tử O mà X tác dụng với NaOH , không tác dụng với Na nên
chất X chỉ có thể là este.
Các đồng phân thỏa mãn là:

Câu 40: Đáp án: D
Công thức của benzyl axetat là CH3-COO-CH2-C6H5
Câu 41: Đáp án: B
Este có mùi chuối chín là isoamyl axetat : CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
o

Ni ,t
CH3-CH(CH3)-CH2-CHO (X) + H2 
→ CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH (Y)

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH (Y) + CH3COOH (Z)

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O.

Chú ý hỏi tên thay thế của X là 3-metylbutanal ( đánh số từ nhóm chức). anđehit isovaleric là tên gốc chức
Câu 42: Đáp án: C
Phenyl axetat : CH3COOC6H5
Vinyl axetat : CH3COOCH=CH2
Etyl axetat : CH3COOCH2CH3 → CTPT là C4H8O2
Propyl axetat: CH3COOCH2CH2CH3
Câu 43: Đáp án: C

Este metyl metacrylat là este không no 1 nối đôi, đơn chức có cấu tạo CH2=C(CH3)-COOCH3
Vậy cơng thức phân tử của metyl metacrylat là C5H8O2
Câu 44: Đáp án: D
Độ bất bão hịa của este =1 Este có 1 nối đơi nằm trong nhóm cacbonyl
Các đồng phân este thỏa mãn là:


Câu 45: Đáp án: B
nCO2 = nH 2O = 0,15
3,7 − 0,15.12 − 0,15.2
= 0, 05
32
3, 7
⇒ MX =
= 74 ⇒ C3 H 6O2
0, 05
Câu 46: Đáp án: C
 nO2 = 0, 25

12, 4

nCO2 = 0, 25
= 0, 4 ⇒ 
 n H 2O + nCO2 =
15,5.2

nCO2 = nH 2O = 0, 2
 44nCO + 18nH O = 12, 4

2

2
nX =

Như vậy, đây là este no, đơn chức

⇒ nX =

0, 2.3 − 0, 25.2
= 0, 05
2

0, 2
= 4 ⇒ C4 H 8O2
0, 05
Câu 47: Đáp án: A
VH 2O = 30 ⇒ VCO2 = 40
Số C trong X:

Số C trong este:

40
=4
10

Số H trong este:

30.2
=6
10


Số O trong este:

40.2 + 30 − 45.2
=2
10

Vậy, công thức este là C4H6O2
Câu 48: Đáp án: A
nCO2 = nH 2O = 0,3
Như vậy, este là no, đơn chức.
Câu 49: Đáp án: A
nCO2 = nH 2O = 0,3


neste =

7, 4 − 0,3(12 + 2)
= 0,1 ⇒ M este = 74 ⇒ C3 H 6O2
2.16

Câu 50: Đáp án: C
π + v = 2; v = 0 ⇒ π = 2
Do có 1 liên kết π nằm trong nhóm chức este nên cịn 1 liên kết π nằm ngồi mạch.
Số đồng phân este có đồng phân hình học là:

Nâng Cao - Lý thuyết trọng tâm về este (Đề 1)
Bài 1. (NC) Công thức tổng quát của este được tạo bởi axit no, 2 chức, mạch hở và ancol no, 3 chức, mạch
hở là
A. CnH2n-10O12 (n ≥ 12).
B. CnH2n-14O12 (n ≥ 12).

C. CnH2n-14O12 (n ≥ 8).
D. CnH2n-10O12 (n ≥ 8).
Bài 2. (Đề NC)Este X có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của X là
A. C6H5-COO-CH3.
B. CH3-COO-CH2-C6H5.
C. CH3-COO-C6H5.
D. C6H5-CH2-COO-CH3.
Bài 3. Khi đốt 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị của a là
A. a = 0,3
B. 0,3 < a < 0,4
C. 0,1 ≤ a ≤ 0,3
D. 0,2 ≤ a ≤ 0,3
Bài 4. X, Y là hai este đơn chức, đồng đẳng của nhau. Khi đốt cháy một mol X thu được a mol CO2 và b
mol H2O. Còn khi đốt cháy 1 mol Y thu được a1 mol CO2 và b1 mol H2O. Biết a : a1 = b : b1. CTTQ dãy
đồng đẳng este trên là
A. CnH2nO2.
B. CnH2n–2O2.
C. CnH2n–4O2.
D. CnH2n–2O4.
Bài 5. (NC) P là hỗn hợp gồm ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z đồng phân của nhau và đều tác dụng được với
NaOH. Khi hóa hơi 3,7 gam X thu được 1,68 lít khí ở 136,5oC, 1atm. Mặt khác, dùng 2,52 lít (đktc) O2 để
đốt cháy hồn tồn 1,665 gam P sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí (đktc). Giá trị V là
A. 3,024.
B. 1,512.
C. 2,240.
D. 2,268.


Bài 6. E là este của axit cacboxylic no đơn chức (X) và ancol khơng no đơn chức có một nối đôi C=C (Y).
Đốt a mol E thu được b mol CO2; đốt a mol X thu được c mol CO2; đốt a mol Y thu được 0,5b mol H2O.

Quan hệ giữa b và c là
A. b = c.
B. b = 2c.
C. c = 2b.
D. b = 3c.
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,30 gam chất hữu cơ X thu được 224,0 ml CO2 (ở đktc) và 0,18 gam H2O. Khi
cho X tác dụng với LiAlH4 thì một phân tử X tạo ra hai phân tử hữu cơ Y. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOH
B. HCOOCH3
C. OH–CH2–CHO
D. CH3COOCH3
Bài 8. Tỉ khối của một este so với hiđro là 44. Khi thuỷ phân este đó tạo nên hai hợp chất. Nếu đốt cháy
cùng lượng mỗi hợp chất tạo ra sẽ thu được cùng thể tích CO2 (cùng t0,p). Công thức cấu tạo thu gọn của
este là
A. H-COO-CH3
B. CH3COO-CH3
C. CH3COO-C2H5
D. C2H5COO-CH3
Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este đồng đẳng, cho sản phẩm phản ứng cháy qua bình
đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được
34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại
A. no, đa chức.
B. không no, đơn chức.
C. no, đơn chức.
D. khơng no đa chức.
Bài 10. Đốt cháy hồn tồn 1,11 g hỗn hợp 2 este đồng phân của nhau, đều tạo bởi axit no đơn chức và
ancol no đơn chức. Sản phẩm cháy cho qua dd Ca(OH)2 thấy sinh ra 4,5 g kết tủa. Hai este đó là
A. HCOOC2H5, CH3COOCH3
B. CH3COOC2H5; C2H5COOCH3
C. HCOOC3H7, CH3COOC2H5

D. HOOCC3H7, C2H5COOCH3
Bài 11. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O). Dẫn sản
phẩm cháy tạo thành vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được a gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm
0,38a gam. Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Hỗn hợp X gồm
A. một axit và một ancol.
B. một axit và một este.
C. một ancol và một este.
D. hai este.
Bài 12. (NC) Trong 1 bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol
cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hồn tồn X sau đó đưa về nhiệt
độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có CTPT là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2


Bài 13. Các chất hữa cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc
các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. HCOOCH3
B. CH3-O-CHO
C. HO-CH2-CHO
D. CH3COOCH3
Bài 14. Hợp chất hữu cơ X (chứa các nguyên tố C, H, O) và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Số hợp chất thỏa mãn tính chất của X là? (Biết MX = 74 đvC)
A. 6 chất.
B. 3 chất.
C. 4 chất.
D. 5 chất.
Bài 15. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam este đơn chức X thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. CTPT

của X là
A. C4H8O2.
B. C5H8O2.
C. C4H6O2.
D. C5H10O2.
Bài 17. (NC) Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl metacrylat. Toàn
bộ sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa và dung dịch X.
Vậy khối lượng dung dịch X đã thay đổi so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là
A. giảm 3,87 gam.
B. tăng 5,13 gam.
C. tăng 3,96 gam.
D. giảm 9 gam.
Bài 18. Hai chất hữu cơ X, Y (chứa C, H, O) đều chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khối lượng phân tử của
Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử X. Để đốt cháy 0,04 mol hỗn hợp cần 0,1 mol O2. Công thức phân tử của
X, Y lần lượt là
A. C2H4O2 và C3H6O3.
B. C2H4O2 và C3H4O2.
C. C3H6O3 và C4H8O4.
D. C2H4O2 và C3H6O2.
Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một este X đơn chức chứa vòng benzen thu được CO2 và H2O. Hấp thụ
tồn bộ sản phẩm này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thấy khối lượng bình tăng 21,2 gam đồng
thời có 40 gam kết tủa. Số CTCT có thể có của X là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 9
Bài 20. (CB) Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm phản ứng cháy qua bình đựng
P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5
gam kết tủa. Các este trên thuộc loại nào ?
A. Este thuộc loại no.

B. Este thuộc loại không no.
C. Este thuộc loại no, đơn chức.
D. Este thuộc loại không no đa chức.


Bài 21. Hai chất hữu cơ X và Y đều đơn chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn tồn 5,8 gam hỗn hợp
X và Y cần 8,96 lít oxi (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ VCO2 : VH2O = 1 : 1 (đo ở cùng điều
kiện). Công thức đơn giản của X và Y là
A. C4H8O
B. C2H4O
C. C3H6O
D. C5H10O
Bài 22. Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam nước. Công thức phân tử
của E là
A. C5H8O2.
B. C4H8O2.
C. C5H10O2.
D. C4H6O2
Bài 23. Đốt cháy a gam một este sau phản ứng thu được 9,408 lít CO2 và 7,56 gam H2O, thể tích khí oxi
cần dùng là 11,76 lít (các thể tích khí đều đo ở đktc). Biết este này do một axit đơn chức và một ancol đơn
chức tạo nên. Công thức phân tử của este là
A. C5H10O2
B. C4H8O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Bài 24. (NC) X là este được tạo bởi axit 2 chức mạch hở và ancol no, 2 chức, mạch hở có cơng thức đơn
giản nhất là C3H2O2. Để hiđro hóa hồn tồn 1 mol X (xúc tác Ni, to) cần bao nhiêu mol H2:
A. 4 mol
B. 1 mol
C. 3 mol

D. 2 mol

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: B
Gọi công thức của axit no 2 chức , mạch hở là CaH2a-2O4 ( a≥ 2) và ancol no, 3 chức, mạch hở là CbH2b+2O3
( b≥ 3).
Este được tạo bởi axit no, 2 chức, mạch hở và ancol no, 3 chức, mạch hở có phương trình tổng hợp:
3CaH2a-2O4 + 2CbH2b+2O3 → C3a + 2bH6a+ 2b-14O12 + 6H2O
Đặt 3a+ 2b = n → công thức tổng quát là CnH2n-14O12 và n ≥ 3.2 + 2.3 → n ≥ 12
Chú ý trong phương trình tổng hợp este để số chức axit kết hợp vừa đủ với chức ancol nên cần 3 axit và 2
ancol. Trong quá trình tổng hợp tách ra 6 phân tử H2O. Hệ số C, H của este dùng bảo tồn ngun tố để tính.

Câu 2: Đáp án: B
Este X có mùi thơm của hoa nhài là CH3COOCH2C6H5
Câu 3: Đáp án: C
0,3
=3
Số C trong X:
0,1
Giá trị của a phụ thuộc vào số liên kết có trong X


×