Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sử dụng phần mềm plickers trong ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 13 trang )

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn biện pháp
Năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên mơn địa lí được thi theo hình thức
trắc nghiệm trong tổ hợp mơn khoa học xã hội bao gồm 3 môn là lịch sử, địa lí
và giáo dục cơng dân. Với hình thức thi mới này, cách ôn tập và cách học của
học sinh cũng thay đổi, do đó, việc hình thành các kĩ năng mới, ôn luyện với
mức độ trải rộng và tinh gọn hơn là điều cần thiết. Tuy nhiên, để giúp học sinh
quen với phương pháp làm bài, biết vận dụng kiến thức, có kĩ năng làm bài thi
trắc nghiệm trong thời gian nhất định và đạt được kết quả cao thì việc ơn tập
theo hình thức này khá vất vả với giáo viên. Học sinh ôn tập, làm bài tập trắc
nghiệm trên giấy thường thấy khơ khan, khó nhớ và ít hứng thú.
Xuất phát từ việc thay đổi lớn lao trong thi cử đó, từ thực tiễn giảng dạy, tơi
đã lựa chọn đề tài “Sử dụng phần mềm Plickers trong ôn tập, kiểm tra trắc
nghiệm mơn Địa lí” nhằm góp thêm một giải pháp, một cách làm giúp học sinh
thêm yêu thích học tập bộ mơn, giúp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn mỗi khi
giảng dạy và ôn tập chương trình địa lí
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
Hiện nay, trong trường phổ thơng, việc ơn thi trắc hình thức nghiệm thường
được diễn ra bằng các cách thức khác nhau: Giáo viên có thể sưu tầm hoặc biên


2

soạn các câu hỏi trắc nghiệm rồi in ra giấy cho học sinh làm tại lớp hoặc ở nhà.
Giáo viên cũng có thể trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính rồi gọi
học sinh trả lời hoặc thơng qua các ứng dụng như edmodo, zalo, facebook để
giao các bài tập trắc nghiệm cho học sinh tự ôn tập. Sau đó giáo viên sẽ sửa đáp
án để học sinh biết mình đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi, điểm số thế nào...


Hạn chế của những hình thức ơn tập này là giáo viên phải mất nhiều thời gian để
chấm bài cho từng học sinh mới biết chính xác kết quả ôn tập của các em như
thế nào, những câu hỏi thuộc phần nào các em trả lời sai để có kế hoạch ơn tập
và nhấn mạnh lại để học sinh nắm vững. Đối với học sinh, việc làm các bài ôn
tập trên giấy thường khiến các em cảm thấy khơ khan và khơng có hứng thú.
Chính vì vậy, chất lượng của việc ôn tập thường chưa cao. Việc sử dụng Plickers
trong ơn tập kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm sẽ khắc phục được những hạn
chế này. Bởi vì, khi sử dụng Plickers, giáo viên hồn tồn biết được kết quả
ngay lập tức của toàn bộ học sinh trên lớp, biết được những nội dung nào các em
vẫn cịn chưa nắm vững để có kế hoạch ơn tập lại. Hơn hết, Plickers khiến cho
phần ôn tập trở nên thú vị hơn đối với học sinh.

2. Cách tiến hành biện pháp
Plickers là một ứng dụng cho phép giáo viên thu thập dữ liệu đánh giá theo
thời gian thực mà khơng cần sử dụng bất kì một thiết bị cầm tay nào của người


3

học. Giáo viên có thể sử dụng Plickers trong giờ ôn tập, kiểm tra bài cũ, ở phần
khởi động bài mới hoặc ở phần tiểu kết từng mục hay củng cố cả bài. Điều kiện
để sử dụng Plickers rất đơn giản: giáo viên chỉ cần có một máy tính, máy chiếu
và 1 smart phone có kết nối internet.
Các bước thực hiện:
A. THỰC HIỆN TRÊN MÁY TÍNH.
1. Truy cập trang web “Plicker.com”
2. Đăng kí tài khoản qua nút “SIGN UP” hoặc sử dụng gmail để đăng nhập
bằng cách click vào nút “Sign in with Google”.
3. Thiết lập chương trình:
a. Tạo danh sách học sinh theo lớp, theo nhóm

- Chọn “Classes”, chọn tiếp “Add new class” để tạo lớp, tạo nhóm học sinh theo
nhu cầu của bạn. Điền các thông tin cơ bản của lớp, của nhóm đó rồi lưu lại.
- Nhập danh sách học sinh của lớp theo thứ tự học sinh của lớp bạn hoặc theo
thứ tự tùy thích.
- Số thứ tự của học sinh trong lớp, trong nhóm chính là mã số thẻ của em đó.
b. Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Chọn “Library”, chọn tiếp “New Folder” để tạo các cây thư mục theo môn học
của từng lớp hoặc theo các chủ đề của bạn.


4

- Chọn thư mục môn học, chọn tiếp “New Question” để nhập câu hỏi:
- Chọn hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chọn - “Multiple Choice”,
trắc nghiệm đúng / sai - “True/False”. Đánh dấu tích vào đáp án đúng “Correct”.
- Chọn “Save and create new” để lưu và nhập câu hỏi tiếp theo.
c. Lựa chọn câu hỏi cho chương trình thi của học sinh
- Chọn “Library”
- Chọn lớp, nhóm học sinh sẽ tham gia thi như sau
- Mở thư mục của môn học để lựa chọn câu hỏi
- Lặp lại thao tác trên để chọn đủ câu hỏi theo yêu cầu của bạn.
4. In thẻ cho học sinh
- Trên giao diện của trang web bạn chọn “Card”
- Đây là những bộ thẻ được lập trình sẵn, tùy theo số lượng học sinh bạn có thể
tải về và in (bạn nên in bộ 63 thẻ trên bìa trắng để sử dụng được nhiều lần và
nhiều nhóm đối tượng). Trên mỗi thẻ có ghi số thẻ tương ứng với số thứ tự của
học sinh trong danh sách lớp, mỗi cạnh có 1 chữ cái tương ứng với 4 đáp án.
Đáp án được chọn sẽ hướng cạnh có chữ cái tương ứng lên trên.



5

Hình 1: Plickers card

B. THAO TÁC TRÊN ĐIỆN THOẠI.
1. Cài đặt phần mềm “Plickers” từ “Google Play” trên điện thoại của bạn.


6

2. Đăng nhập bằng tài khoản mà bạn đã sử dụng khi đăng nhập trên máy
tính.
- Khi mở “Plickers” trên điện thoại, mặc định nó sẽ hiển thị danh sách các lớp,
nhóm mà bạn đã tạo lập trên máy tính ở bước A.3.a
C. TỔ CHỨC BÀI THI TRẮC NGHIỆM
1. Kết nối máy tính với máy chiếu.
2. Kết nối điện thoại và máy tính với mạng internet:
- Trên máy tính, truy cập vào trang web “Plickers.com”,
- Trên điện thoại, mở phần mềm “Plickers”,
- Đảm bảo máy tính và điện thoại của bạn đã đăng nhập vào “Pickers” trên cùng
một tài khoản.
- Đảm bảo đã chọn đủ số lượng câu hỏi cho lớp, nhóm của bạn (bước A.3.c)
3. Tổ chức làm bài thi trắc nghiệm:
- Chọn lớp, nhóm học sinh trên màn hình điện thoại. Phần mềm sẽ chuyển đến
danh mục các câu hỏi đã được chọn cho lớp, nhóm đó
- Chọn “Play Now” trên giao diện trang web của máy tính,
- Click vào chấm trịn trước câu hỏi trên màn hình điện thoại để bắt đầu cho học
sinh thi. Lúc này máy tính sẽ tự động kết nối và hiển thị câu hỏi trên màn hình



7

- Khi học sinh giơ thẻ để trả lời, giáo viên chọn biểu tượng máy ảnh trên màn
hình điện thoại, hướng camera điện thoại đối diện với thẻ của học sinh để máy
nạp câu trả lời vào hệ thống
- Trên màn hình điện thoại, giáo viên có thể đọc được số liệu các đáp án học
sinh đã chọn, những học sinh nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu học
sinh,…

Hình 2: Điện thoại đang nạp câu trả lời của học sinh vào hệ thống

- Trên màn hình máy tính, những học sinh đã được nạp câu trả lời vào hệ thống
sẽ có biểu tượng chữ (V) trước tên của mình được tơ nền xanh


8

Hình 3: Màn hình máy tính khi học sinh trả lời câu hỏi
- Khi hệ thống đã nạp hết câu trả lời của học sinh, giáo viên click chọn biểu
tượng chữ (V) ở phía dưới màn hình của điện thoại để kết thúc phần trả lời của
học sinh cho câu hỏi đó.
- Giáo viên chọn tiếp chữ (V) ở góc trên bên trái của màn hình điện thoại để trở
về gói câu hỏi của bài thi. Những câu hỏi đã trả lời sẽ tự động bị xóa khỏi danh
sách câu hỏi của bài thi.
- Giáo viên tiếp tục chọn câu hỏi tiếp theo cho học sinh thi.
4. Xem tổng hợp kết quả:
- Chọn nút “Reports” trên giao diện của trang web,


9


- Chọn tiếp “Scoresheet”
- Chọn tên lớp, ngày thi rồi nhấn “Apply”
- Ta thấy kết quả thi của học sinh được thống kê theo tỉ lệ phần trăm. Thực hiện
thao tác như hình dưới để lấy tỉ lệ số câu trả lời đúng của từng học sinh.

Hình 4: Bảng tổng hợp kết quả

PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC
Từ đầu năm học 2020 - 2021, tôi đã tiến hành sử dụng phần mềm Plickers trong
giảng dạy Địa lí ở một số lớp 10 và 12 của trường THPT Lê Lợi. Để thực hiện
nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 10A3 và thu được kết quả sau:


10

Thái độ của học sinh lớp 10A3 khi tham gia học tập mơn Địa Lí bằng phần
mềm Plickers ở trường THPT Lê Lợi, năm học 2020-2021
Thái độ

Số lượng HS

Tỉ lệ (%)

Rất thích, hào hứng

35

89.7


Thích

2

5.15

Bình thường

2

5.15

Khơng thích

0

0

Khơng quan tâm

0

0

Tổng

39

100


Như vậy, hầu hết học sinh đều thích và rất thích sử dụng Plickers trong
các tiết học khi có tới 94.85% học sinh được hỏi đều tỏ ra thích và rất thích và
chỉ có 5.15% học sinh thấy bình thường khi có sử dụng Plickers. Việc sử dụng
Plickers thường xuyên đã tạo được tác động tích cực đối với học sinh, giúp học
sinh đạt kết quả học tập tốt hơn trong các bài kiểm tra thường xuyên và giữa kì.
Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành thống kê kết quả bài kiểm tra giữa kì 1
của hai lớp 10A1(khơng sử dụng Plickers trong giảng dạy) và lớp 10A3 (có sử
dụng Plickers trong giảng dạy). Kết quả thu được như sau
Thống kê điểm kiểm tra giữa kì 1
Tổng
số
HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


11

Số

Tỉ lệ

Số


Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ
lệ

lượn

lượn

lượn

lượn

g

g

g

g

Lớp
khơng

sử dụng
Plickers

39

3

7.7%

18

39

7

17.9% 26

46.15% 18

46.15% 0

0

66.7%

15.4%

0

(10A1)

Lớp có
sử dụng

6

0

Plickers
(10A3)

Như vậy, có thể thấy, tỉ lệ điểm khá giỏi đã có sự thay đổi lớn giữa hai lớp.
Có được kết quả này, ngoài những nhân tố khách - chủ quan khác nhau, việc sử
dụng Plickers trong giảng dạy và ôn tập đã đóng góp một phần quan trọng.
Nhiều HS đã chia sẻ, việc sử dụng Plicker khiến các em trở nên hào hứng hơn,
ghi nhớ nhanh hơn các kiến thức, thay vì ngồi học thuộc bài một cách máy móc.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của biện pháp
- Đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng phần mềm
Plickers trong giảng dạy và ôn tập mơn Địa Lí.


12

- Góp phần đa dạng về phương pháp dạy học và cách thức tiến hành.
- Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
2. Tính khả thi của biện pháp
- Plickers dễ sử dụng trong dạy học, thực hiện được ở tất cả các lớp, các
trình độ khác nhau và có thể áp dụng ở các khối lớp khác.
- Tính phổ biến: tất cả các đối tượng giáo viên, học sinh khi học tập và tìm
hiểu mơn địa lí.

- Hình thức này có thể sử dụng giảng dạy được ở nhiều môn và nhiều cấp
học, kể cả tự nhiên và xã hội.
3. Kiến nghị, đề xuất
Để việc sử dụng Plickers mang lại hiệu quả cao, cần lưu ý:
- Giáo viên phải là người cầm trịch, có kiến thức chắc chắn.
- Sau khi kết thúc cần tổng kết, phân tích, ghi nhận để tránh lặp lại. Các câu
nào sai cần được giải quyết ngay lập tức để học sinh ghi nhớ hiệu quả.
- Hệ thống câu hỏi cần đa dạng. Cần chú ý tính tương đồng với các gói câu
hỏi trong cùng 1 phần
- Khi sử dụng Plickers cần chú ý đến các phương tiện hỗ trợ để tăng tính
hiệu quả, chẳng hạn như tranh ảnh, âm nhạc...


13

- Các câu hỏi cần xây dựng thành chủ đề, cập nhật và đa dạng để thu hút
học sinh.
Dạy đúng kiến thức địa lí đã khó, dạy để học sinh u thích bộ mơn lại
càng khó hơn. Để học sinh u thích bộ mơn, địi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ
lực, quyết tâm, tìm tịi, nghiên cứu, trao đổi và học tập kinh nghiệm của đồng
nghiệp. Đó cũng chính là mục đích của bài viết này muốn đề cập. Rất mong
được các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến xây dựng để việc sử dụng
Plickers được hiệu quả hơn.



×