Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề thi olympic môn Sử lớp 11 năm 2017 các trường THPT Tây Nam Hà Nội có đáp án chi tiết | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.54 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 1: ( 5 điểm) </b>


Phân tích thái độ và hành động của Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ trước nguy cơ
của chủ nghĩa phát xít và thảm họa chiến tranh. Những nước nào phải chịu trách
nhiệm khi để Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ? Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ
hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hịa bình thế giới hiện nay.


<b>Câu 2:( 4 điểm) </b>


Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới (1919-1938) ?


<b>Câu 3: ( 7 điểm) </b>


Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858-1867? Trong
thời gian này triều đình Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp nào?


<b>Câu 4: ( 2 điểm) </b>


Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) lại dẫn đến nguy cơ
một cuộc chiến tranh thế giới mới ?


<b>Câu 5: ( 2 điểm) </b>


Trình bày ý nghĩa của chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga? Theo Anh
(chị) công cuộc đổi mới đất nước về kinh tế của Việt Nam hiện nay có những điểm
gì tương đồng với chính sách kinh tế mới?


………HẾT……….
<i>(Đề thi gồm có 1 trang) </i>



<i>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm </i>


<b>SỞ GD-ĐT HÀ NỘI </b> <b>KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT TÂY NAM </b>
<b>HÀ NỘI NĂM 2017 </b>


<b>Môn: Lịch Sử 11 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 11 </b>
( Gồm 08 trang)


<b>Câu </b> <b>Nội dung </b> <b>Điểm </b>


<b>Câu 1 </b>
<b>(5 điểm) </b>


<i>Phân tích thái độ và hành động của Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ trước </i>
<i>nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và thảm họa chiến tranh. Những nước </i>
<i>nào phải chịu trách nhiệm khi để Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra? </i>
<i>Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu </i>
<i>tranh bảo vệ hịa bình thế giới hiện nay. </i>


<b>* Thái độ hành động của các nước… </b>


- Liên Xơ coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thủ nguy hiểm nên chủ trương
liên kết… chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng giúp đỡ
Tiệp Khắc chống Đức xâm lược, ủng hộ Ê-ti-ô-pi-a, Tây Ban Nha và
Trung Quốc chống xâm lược…


- 8/1939, Liên Xơ kí với Đức Hiệp ước Xơ – Đức không xâm phạm
lẫn nhau…



- Anh, Pháp và Mĩ có chung một mục đích là giữ ngun trật tự thế
giới có lợi cho mình. Họ vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa
thù ghét chủ nghĩa cộng sản… không liên kết với Liên Xơ, thực hiện
chính sách nhượng bộ phát xít… đẩy chiến tranh về phía Liên Xơ…


- Mĩ thơng qua Đạo luật trung lập… không tham gia vào các sự kiện
ngoài châu Mĩ…


- Tại Hội nghị Muy-nich (9/1938), Anh và Pháp đã kí với Đức và
I-ta-li-a một hiệp định, trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi
lấy hịa bình… Đây là đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ
phát xít của Anh và Pháp… Đồng thời cũng là sự phản bội đồng minh


<b>0,75 </b>


<b>0,5 </b>


<b>0,75 </b>


<b>0,25 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

của giới cầm quyền Anh, Pháp…
<b>* Trách nhiệm của các nước: </b>


- Thủ phạm gây chiến tranh là phát xít Đức, I-ta-li-a, quân phiệt Nhật
nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm
khi để Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra do thái độ thỏa hiệp, nhượng
bộ phát xít. Điều đó đã tạo điều kiện để phát xít gây chiến tranh xâm
lược…



<b>*Bài học cho cuộc đấu tranh hịa bình hiện nay (một số gợi ý): </b>
- Phải biết nhân nhượng, tơn trọng lợi ích của các quốc gia, khơng xúi
giục gây chiến với bất kỳ nước nào,…


- Phải tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt, cảnh giác trước các luận điệu
tuyên truyền, xuyên tạc để không mắc mưu kẻ thù…


- Bài học về đoàn kết các lực lượng tiến bộ của loài người trong mặt
trận đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến, ngăn chặn chiến tranh,
bảo vệ hòa bình trên thế giới…


<b>1,0 </b>


<b>1,0 </b>


<b>Câu 2 </b>
<b>(4 điểm) </b>


<i>Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai </i>
<i>cuộc chiến tranh thế giới (1919-1938) là gì? </i>


- Phong trào đấu tranh ở các nước Đông Nam Á trong những năm
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi, liên tiếp, lôi cuốn đông
đảo các tầng lớp nhân dân tham gia… thể hiện tinh thần đấu tranh bất
khuất của các dân tộc… nhưng chưa mang khuynh hướng đấu tranh
rõ rệt và đều thất bại… phong trào diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát
thiếu đường lối đúng đắn và tổ chức mạnh…


- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác bóc lột thuộc


địa của thực dân phương Tây đã mang lại sự chuyển biến ở các nước


<b>0,5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đông Nam Á. Đặc biệt do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười
Nga,... phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu hết các nước Đông
Nam Á … và mang những nét mới …


+ Phong trào dân tộc tư sản phát triển và có bước tiến rõ rệt cùng với
sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc: mục tiêu đấu tranh đề xuất rõ
ràng kết hợp cả đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, địi tự do kinh
doanh, địi tự chủ về chính trị… một số chính Đảng được thành lập và
có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội: Đảng Dân tộc ở Indonexia, …


+ Xuất hiện khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc –
Khuynh hướng vô sản. Thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông
Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành, chủ nghĩa Mác – Lê-nin truyền bá
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Một số Đảng
Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920),
những năm 30, các Đảng cộng sản cũng ra đời ở Việt Nam, Xiêm, Mã
Lai…


+ Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản phong trào độc lập dân
tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt… phong trào cách mạng 1930-1931,
đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh… Riêng ở Việt Nam từ tháng
2-1930 quyền lãnh đạo cách mạng thuộc về chính đảng của giai cấp vơ
sản…


<b>1,0 </b>



<b>1,0 </b>


<b>1,0 </b>


<b>Câu 3 </b>
<b>(7 điểm) </b>


<i>Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ </i>
<i>1858-1867? Trong thời gian này triều đình Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh </i>
<i>Pháp nào? </i>


<i><b>a, Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ </b></i>
<i><b>1858-1867.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>- Sau nhiều lần đưa quân khiêu khích, chiều 31/8/1859 liên quân Pháp </b>
–Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858 địch
gửi tối hậu thư đòi nộp thành,… nổ súng đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Nhân dân dưới sự lãnh đạo của triều đình anh dũng chống trả quân
xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn cơng của địch, sau đó thực hiện “vườn
khơng nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn… Tại Đà Nẵng nhân
dân tổ chức thành đội ngũ chủ động tìm địch mà đánh. Từ Nam Định
đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người lập thành cơ ngũ lên
đường vào Nam xin vua được ra chiến trường… Cuộc kháng chiến
của nhân dân đã cùng với triều đình bước đầu làm thất bại âm mưu
“đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp…


<b>* Mặt trận Gia Định </b>


<b>- </b>Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân
vào Gia Định. Ngày 17/2 Pháp nổ súng đánh thành. Qn triều đình


tan rã nhanh chóng. Trái lại các đội dân binh chiến đấu dũng cảm,
ngày đêm bám sát địch quấy rối và tiêu diệt chúng… Kế hoạch “đánh
nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch
“chinh phục từng gói nhỏ”.


- Năm 1860, Pháp gặp khó khăn, lực lượng ở Gia Định chỉ có 1000
tên, phải dừng các cuộc tấn công... Quân triều đình vẫn đóng trong
phịng tuyến Chí Hịa trong tư thể “thủ hiểm”… Hàng nghìn nghĩa
dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy
(7/1860)… Pháp rơi vào tình thế “tiến thối lưỡng nan”.


<b>* Mặt trận miền Đơng Nam Kì </b>


<b>- </b>Ngày 23/2/1861, quân Pháp tấn công và chiếm Đại đồn Chí Hịa.


<b>0,25 </b>


<b>1,0 </b>


<b>1,0 </b>


<b>0,75 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thừa thắng chiếm luôn ba tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long…
Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân
dân ta càng phát triển mạnh hơn. Các toán nghĩa quân của Trương
Định,... chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công. Ngày 10/12/1862
đội quân của Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Ét-pê-răng của
Pháp… làm nức lòng quân dân ta. Giữa lúc phong trào kháng chiến
của nhân dân dâng cao…triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất


1862…


- Mặc dù sau Hiệp ước 1862, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh
chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì nhưng phong trào chống
Pháp của nhân dân ở đây vẫn tiếp diễn… Các sĩ phu yêu nước vẫn
bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến
đầu hàng. Phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi khiến cho Pháp gặp
nhiều khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng mới
chiếm được. Các đội nghĩa quân vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt
động ngày càng mạnh mẽ. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định tiếp tục
giành được thắng lợi gây cho Pháp nhiều khó khăn….


<b>* Mặt trận miền Tây Nam Kì </b>


- Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đơng Nam Kì, từ 20-24/6/1867,
thực dân Pháp tiếp tục chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì… Phong trào
kháng chiến trong nhân dân tiếp tục dâng cao… Một số văn thân sĩ
phu yêu nước bất hợp tác với giặc, tìm cách vượt ra vùng Bình Thuận
nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Một số khác bám đất, bám dân
tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
như: Trương Quyền.., Phan Tôn, Phan Liêm,.., Nguyễn Trung Trực…


- Trong điều kiện khó khăn nhiều hơn so với Pháp, phong trào kháng
<b>1,0 </b>


<b>0,75 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây vẫn diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên
do tương quan lực lượng chênh lệch… phong trào bị đàn áp…



<i><b>b, Trong thời gian này triều đình Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp </b></i>


- Năm 1860, lực lượng của Pháp ở Gia Định chỉ có 1000 tên, phong
trào kháng chiến của nhân dân Phát triển…, Pháp rơi vào tình thế
“tiến thối lưỡng nan”… triều đỉnh chỉ trong tư thế thủ hiểm…tư
tưởng chủ hòa…


- Năm 1861, chiến thắng của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của
Pháp, làm nức lòng quân dân, phong trào kháng chiến của nhân dân
dâng cao… triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất 1862…


- Sau Hiệp ước phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền
Đông lên cao,.. cuộc khởi nghĩa của Trương Định gây cho Pháp nhiều
khó khăn, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, điều Trương Định đi
nơi khác…


- Sau khi ba tỉnh miền Tây mất, phong trào kháng chiến của nhân dân
phát triển… nhưng triều đình khơng sát cánh cùng nhân dân…


<b>0,25 </b>


<b>0,25 </b>


<b>0,25 </b>


<b>0,25 </b>


<b>Câu 4 </b>
<b>( 2 điểm) </b>



<i> Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) lại dẫn đến </i>
<i>nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới ? </i>


- Tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra
toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của
chủ nghĩa tư bản… Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm, trầm trọng nhất
là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước
tư bản mà cịn gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội... Đặc
biệt khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến
tranh thế giới mới vì:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Khủng hoảng kinh tế đã de dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế các nước tư bản buộc phải xem xét
con đường phát triển của mình.


- Trong khi các nước Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế, xã
hội… để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới q
trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã
đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng của mình….


- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến phức tạp. Sự hình
thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp muốn giữ
ngun trật tự thế giới có lợi cho mình một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật
Bản muốn thiết lập trật tự thế giới… Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết
đã báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.


<b>0,25 </b>


<b>0,75 </b>



<b>0,75 </b>


<b>Câu 5 </b>
<b>(2 điểm) </b>


<i>Trình bày ý nghĩa của chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước </i>
<i>Nga? Theo Anh (chị) công cuộc đổi mới đất nước về kinh tế của Việt </i>
<i>Nam hiện nay có những điểm gì tương đồng với chính sách kinh tế </i>
<i>mới? </i>


<b>- Ý nghĩa: </b>


+ Củng cố khối liên minh công nông, làm cho giai cấp nông dân,
công nhân phấn khởi sản xuất và hồn thành cơng cuộc khôi phục
kinh tế…


+ Đây là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc
quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn có sự
kiểm sốt của nhà nước…


+ Chính sách kinh tế mới đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với


<b>0,25 </b>


<b>0,5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới,…


<b>- Điểm tương đồng giữa công cuộc đổi mới của Việt Nam và chính </b>


<b>sách kinh tế mới (một số gợi ý) </b>


<b>+ Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi </b>
mới. Công cuộc đổi mới về kinh tế ở Việt Nam hiện nay đã thực hiện
nhiều chính sách có nét tương đồng với chính sách kinh tế mới như:
Xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp để chuyển sang xây dựng kinh tế thị
trường… thực hiện giao ruộng đất cho nông dân… cho phép tự do
buôn bán… cho tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam…


<b>1,0 </b>


<i><b>* Lưu ý: </b>Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải lập </i>


</div>

<!--links-->

×