Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tìm hiểu di tích đình đỗ lâm thượng (xã phạm kha huyện thanh miện tỉnh hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 124 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
*********
NGUYỄN THỊ HƯỜNG

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH ĐỖ LÂM THƯỢNG
(XÃ PHẠM KHA - HUYỆN THANH MIỆN - TỈNH HẢI DƯƠNG)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

Người hướng dẫn:

TS.Phạm Thu Hương

HÀ NỘI - 2010


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 4
5. Bố cục bài khoá luận ......................................................................... 5
Chương 1: VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ DI TÍCH ĐÌNH ĐỖ LÂM
THƯỢNG


1.1.Tổng quan về vùng đất nơi di tích tồn tại .............................................. 7
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................. 7
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất.............................. 9
1.1.3 Dân cư ........................................................................................... 10
1.1.4 Đời sống kinh tế - vật chất ........................................................... 11
1.1.5 Đời sống văn hoá - tinh thần ........................................................ 13
1.2 Lịch sử hình thành và q trình tồn tại của di tích ............................. 15
1.2.1 Niên đại khởi dựng ........................................................................ 15
1.2.2 Quá trình tồn tại của di tích .......................................................... 17
1.2.3 Vị thần được thờ tại di tích ........................................................... 19
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
ĐỖ LÂM THƯỢNG
2.1 Giá trị kiến trúc ........................................................................................ 25
2.1.1 Không gian cảnh quan .................................................................. 25
2.1.2Bố cục mặt bằng tổng thể di tích.................................................... 30
2.1.3 Kết cấu di tích ............................................................................... 31


3
2.2 Giá trị nghệ thuật ..................................................................................... 44
2.2.1 Điêu khắc trên kiến trúc ................................................................ 44
2.2.2 Các di vật tiêu biểu ........................................................................ 54
2.3 Lễ hội đình Đỗ Lâm Thượng ................................................................. 57
* Thời gian và quy mô lễ hội ................................................................. 57
* Các công việc chuẩn bị ....................................................................... 59
* Diễn trình lễ hội .................................................................................. 61
* Các trò diễn xướng dân gian ............................................................... 65
* Giá trị của lễ hội.................................................................................. 68
Chương 3: BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
ĐÌNH ĐỖ LÂM THƯỢNG

3.1. Hiện trạng di tích và di vật đình Đỗ Lâm Thượng .............................. 71
3.1.1. Hiện trạng di tích ......................................................................... 71
3.1.2. Hiện trạng di vật .......................................................................... 78
3.2 Giải pháp bảo tồn di tích đình Đỗ Lâm Thượng .................................. 80
3.2.1 Giải pháp quy hoạch di tích ......................................................... 83
3.2.2 Giải pháp bảo quản di tích ........................................................... 84
3.2.3 Giải pháp tu bổ di tích ................................................................. 89
3.2.4. Giải pháp tơn tạo di tích ............................................................. 91
3.3.Hiện trạng và giải pháp bảo tồn lễ hội đình Đỗ Lâm Thượng ............ 93
3.3.1. Hiện trạng lễ hội .......................................................................... 93
3.3.2. Giải pháp bảo tồn, khôi phục lễ hội ............................................. 94
3.4 Khai thác, phát huy giá trị đình Đỗ Lâm Thượng ................................ 97
KẾT LUẬN ................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 103
PHỤ LỤC


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đất nước Việt Nam là một trong những khu vực mà loài người
xuất hiện khá sớm. Trên dải đất hình chữ S mềm mại bên bờ biển Đông vùng
Đông Nam Á, bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên tạo nên rừng núi trùng
điệp, sơng ngịi dài rộng dọc ngang, biển cả mênh mơng, đồng bằng bát
ngát,..thì chính những người dân nơi đây cũng tạo nên nhiều điều vĩ đại.
Những cơng trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm tính dân tộc được sáng tạo
theo dòng thời gian. Đây là những di sản quý báu của nền văn hoá văn minh
dân tộc; là những giọt mật tinh tuý chắt ra từ khối óc thông minh, đôi mắt
tinh đời, những bàn tay tài hoa, khéo léo của tổ tiên chúng ta. Nói cách khác,

di tích lịch sử văn hố ln mang trong mình hơi thở của thời đại lịch sử,
những quan niệm, cách nhìn về thế giới xung quanh thông qua kiến trúc điêu
khắc, trang trí, phong tục tập quán và lễ hội cổ truyền. Sự đan xen di sản văn
hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể tạo nên "tiếng nói" về bản sắc văn
hố dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu, khám phá các lớp văn hoá ẩn dấu
trong đó giúp ta hiểu rõ hơn “bức thơng điệp” của thế hệ trước tinh tế gửi
cho thế hệ sau. Từ đó, người làm cơng tác quản lý di tích có thể lựa chọn,
bảo tồn, khai thác và phát huy những nét “thuần phong mỹ tục” vừa độc đáo
văn hoá cổ truyền, vừa hài hồ màu sắc hiện đại.
1.2. Đình làng là một trong những loại hình di tích lịch sử văn hố
bảo tồn tồn vẹn những đặc điểm nghệ thuật kiến trúc trong sáng, tính
dân tộc phong phú, đậm đà sắc thái dân gian và ít chịu ảnh hưởng ngoại


5
lai. Từ lâu, hình ảnh ngơi đình đã trở nên quen thuộc và gắn bó với người
dân Việt:
“Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu”
hay

"Đêm qua tát nước đầu đình..."

Những hoạt động sinh hoạt xã hội, sản xuất vừa mang tính lao động vừa
biểu hiện tình cảm của dân làng đối với cảnh quan ngơi đình. Ra đời sau chùa
nhưng đình làng lại có một vị thế quan trọng đối với đời sống người dân đất
Việt. Đình làng là một loại hình di tích lịch sử văn hoá đa chức năng: là nơi tụ
họp, bàn bạc công việc của quan viên, chức sắc làng; là nơi thờ cúng Thành
hồng; đình là nơi thực thi lệ làng: thu thuế, xét xử, khao vọng, ngả vạ; nơi
giao tiếp, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn của người dân trong làng và là

không gian hội hè, lễ tết, diễn xướng, là trung tâm văn hoá hấp dẫn và thu hút
nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Càng đi sâu nghiên cứu về đình
làng ta càng khám phá nhiều vẻ đẹp lấp lánh, những giá trị tiềm ẩn của văn
hoá truyền thống người Việt dưới mái đình làng. Từ đây, góp phần làm phong
phú kho tàng đình Việt Nam - âm vang tâm hồn dân nước Việt.
1.3. Ngày nay, nhịp sống hiện đại, sự hội nhập quá nhanh và mạnh, xu
hướng "lãng quên truyền thống" len lỏi vào từng người thì việc gìn giữ bản
sắc văn hoá dân tộc cần được chú ý hơn nữa. Việc gìn giữ bản sắc văn hố dân
tộc là phương châm cho mọi hoạt động văn hoá trên đất nước ta hiện nay; đặc
biệt là việc phục hồi, tơn tạo gìn giữ những di sản văn hố đó cho thế hệ mai
sau. Đây là biểu hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn của thế hệ
chúng ta với các bậc tiền bối có cơng dựng nước và giữ nước, thể hiện lịng
u nước tha thiết. Việc ý thức gìn giữ và vun đắp những truyền thống tốt đẹp


6
của cha ơng, coi đó là cội nguồn để phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong
q trình xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa sẽ tạo nền tảng vững
chắc cho màu sắc văn hoá mang tên Việt Nam.
1.4. Miền đất xứ Đông huyền thoại (Hải Dương ngày nay) là vùng đất trù
phú, cảnh quan đa dạng, người dân hiếu học, có nhiều di tích lịch sử và danh
thắng. Trải qua năm tháng, các di tích lịch sử văn hoá chứa đựng và lưu truyền
nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc. Đình Đỗ Lâm Thượng - xã
Phạm Kha - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương là một cơng trình còn lưu giữ
nhiều giá trị độc đáo của thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX). Nhưng hiện nay chưa
có cơng trình khoa học nào nghiên cứu tồn diện về ngơi đình này nên ta chưa
thể thấy hết được những giá trị cịn ẩn chứa trong di tích.
Được sự đồng ý của Khoa Bảo tàng - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
và sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Phạm Thu Hương, tơi chọn di tích đình
Đỗ Lâm Thượng - thôn Đỗ Thượng - xã Phạm Kha - huyện Thanh Miện - tỉnh

Hải Dương làm đối tượng nghiên cứu cho bài khố luận tốt nghiệp của mình.
Hy vọng qua đây tơi có thể kết hợp được những kiến thức đã tiếp thu trên
giảng đường để ứng dụng vào việc nghiên cứu một di tích cụ thể. Việc nghiên
cứu đình Đỗ Lâm Thượng khơng chỉ là tìm hiểu những vẻ đẹp, giá trị của di
tích, để từ đó, có cái nhìn tổng thể về di tích này trong hệ thống đình làng Việt
Nam, mà còn là việc làm thiết thực để các cơ quan chức năng chuyên ngành
có biện pháp bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về mơi trường tự nhiên và đời sống xã hội của xã Phạm Kha.
- Từ nguồn tư liệu, xác định niên đại khởi dựng và q trình tồn tại của
di tích đình Đỗ Lâm Thượng.


7
- Xác định giá trị cơ bản của di tích qua kiến trúc, điêu khắc, hệ thống
di vật và lễ hội của di tích.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng di tích, đưa ra một số giải pháp bảo
tồn và phát huy những giá trị di tích.
- Nghiên cứu về một ngơi đình thơng qua tài liệu thu thập, những lần
khảo sát thực địa, khoá luận sẽ nâng cao kiến thức, học tập phương pháp làm
việc khoa học, tạo ra niềm say mê để đưa đến cái nhìn tổng thể về di tích, góp
phần tìm hiểu và giới thiệu thêm nhiều giá trị của ngơi đình ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Di tích đình Đỗ Lâm Thượng và lễ hội diễn ra tại đình.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Khơng gian: nghiên cứu khơng gian văn hố xã Phạm Kha - huyện
Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.
- Thời gian:
+ Nghiên cứu di tích gắn với q trình hình thành và tồn tại từ

khi khởi dựng cho đến nay.
+ Nghiên cứu lễ hội của đình được tổ chức hiện nay và so sánh
với lễ hội trước kia trong khuôn khổ tài liệu thu thập được.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật
biện chứng.
- Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng
học, Sử học, Dân tộc học, Xã hội học, Mỹ thuật học,...


8
- Phương pháp khảo sát điền dã với các kỹ năng: quan sát, chụp ảnh, đo
vẽ, ghi chép, ghi âm, nói chuyện, phỏng vấn,...
- Ngồi ra, khố luận cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu: so sánh,
phân tích - tổng hợp, thống kê, đối chiếu, tập hợp,...
5. Bố cục bài khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của bài khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về vùng đất và di tích đình Đỗ Lâm Thượng
Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, sự hình thành, phát triển của
xã với đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây. Trên cơ sở những
tài liệu thu thập được, bước đầu sẽ làm rõ niên đại khởi dựng, q trình tồn tại
của di tích và vị thần được thờ tại đình.
Chương 2: Giá trị kiến trúc - nghệ thuật và lễ hội đình Đỗ Lâm
Thượng
Trong chương này, khố luận đi sâu tìm hiểu những giá trị văn hố vật
thể thơng qua kiến trúc, nghệ thuật thẩm mỹ và giá trị văn hoá phi vật thể qua
lễ hội của di tích đình làng Đỗ Lâm Thượng.
Chương 3: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích đình Đỗ
Lâm Thượng

Dựa vào những hiện trạng về di tích và lễ hội, áp dụng hệ thống kiến
thức lý luận đã được học, bước đầu đưa ra những phương án, giải pháp bảo
tồn, tôn tạo và phát huy những nét tinh hoa tiềm ẩn của di tích phục vụ cho
công tác xây dựng và phát triển của địa phương trong hiện tại cũng như trong
tương lai.
Để hoàn thành khố luận nay, ngồi nỗ lực của bản thân, tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Bảo tàng - Trường


9
Đại học Văn hoá Hà Nội, các nhà nhà nghiên cứu, bạn bè đã động viên, khích
lệ tơi hồn thành bài khố luận này. Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới Tiến sĩ Phạm Thu Hương, không chỉ là người đã trực tiếp hướng dẫn
phương pháp tiếp cận đề tài, nghiên cứu khoa học mà còn là người chỉ bảo tận
tình trong suốt q trình tơi viết khố luận.
Tơi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự quan tâm của Phịng Văn
hố và Thơng tin huyện Thanh Miện; chính quyền UBND xã Phạm Kha; các
cụ, các ơng trong Ban quản lý di tích đình Đỗ Lâm Thượng đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi tiếp cận, khảo sát và nghiên cứu di tích.
Với trình độ, kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế, chắc chắn bài khố
luận của tơi cịn khiếm khuyết. Kính mong các thầy cơ giáo và các bạn đóng
góp ý kiến xây dựng cho bài khoá luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.


10

Chương 1
VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ DI TÍCH ĐÌNH
ĐỖ LÂM THƯỢNG
1.1.Tổng quan về vùng đất nơi di tích tồn tại

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thanh Miện là một huyện thuộc vùng đồng bằng chiêm trũng nằm ở
phía Tây - Nam của tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Bình Giang, phía
Đơng giáp huyện Ninh Giang, phía Nam giáp dịng sơng Luộc (một nhánh của
dịng sơng Hồng ở phía hạ lưu), bên kia sơng là huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái
Bình, phía Tây giáp huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên.
Huyện Thanh Miện là mảnh đất có từ lâu đời. Trải qua những biến
động, thăng trầm của lịch sử, Thanh Miện đã có nhiều lần thay đổi địa giới
hành chính và tên gọi khác nhau nhưng đến năm 1902, mảnh đất này mới thực
sự mang tên Thanh Miện. Huyện có chiều dài từ Bắc xuống Nam (từ đầu xã
Thanh Tùng đến cuối xã Tiền Phong) dài 15km, chỗ rộng (từ Đơng sang Tây)
là 7km. Tồn huyện có 19 xã và thị trấn với trung tâm huyện lỵ là thị trấn
Thanh Miện. Diện tích tự nhiên tồn huyện là 122,37 km2, dân số là 134.137
người (số liệu điều tra tháng 4/2009). Là một huyện có dân cư đông đúc của
tỉnh Hải Dương, xa trung tâm tỉnh lỵ nhưng là ngã ba giao lưu giữa các tỉnh
Hải Dương, Thái Bình và Hưng n nên Thanh Miện có những lợi thế đặc
biệt để phát triển kinh tế.
Địa bàn huyện Thanh Miện được bao bọc bởi một hệ thống sông ngịi
chằng chịt: sơng Luộc, sơng Cửu An, sơng Đĩnh Đào. Đó khơng chỉ là những


11
dịng sơng mang nặng phù sa hàng năm bồi đắp, cung cấp nước tưới tiêu cho
sản xuất nông nghiệp mà cịn là con đường giao thơng đi lại, bn bán của
người dân nơi đây. Ngoài ra, theo các tài liệu, xưa cịn có:
- Sơng Đồn Lâm, từ Bình Đê đến Từ Ơ dài 13km, rộng 5m.
- Sơng từ Kim Trang (Lam Sơn) - Bích Thuỷ - Bùi Xá dài 10km, rộng
8m (sông Đồng Cỏ).
- Sông từ Yên Nghiệp - Phú Mễ - Tào Khê - Mi Động dài 11km, rộng 8m.
Tuy nhiên thời gian trước đây, do ít được quan tâm đến việc bồi đắp đê

điều cho nên nhiều năm bị ngập lụt, sơng ngịi bị cát, đất lấp đi chỉ cịn vết tích
ở một vài nơi.
Thanh Miện nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa,
mùa hè nóng và mưa nhiều kèm theo bão, mùa đơng lạnh và khô hanh, cuối
mùa đông xuất hiện mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 240C.
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 vào khoảng trên 350C, có khi lên tới 37
- 38oC; tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ xuống tới 100C, có
ngày xuống tới 7 - 8oC; độ ẩm khơng khí cao, trung bình hàng năm khoảng
85%, tháng cao nhất (tháng 2) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 7) là 70%.
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1600 - 1700 mm/năm, nhưng phân bố
không đồng đều.
Điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Miện nhìn chung thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp. Nguồn nước tương đối dồi dào so với một số
huyện khác, cùng với đất đai khá mầu mỡ đã cho phép trồng nhiều loại cây
lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ
sản. Nghề phụ truyền thống của Thanh Miện có nhiều song đáng nói hơn cả là


12
chăn tằm dệt vải, đan thúng, rổ, nong, nia; nghề gốm đất, nghề đúc đồng, nghề
mộc, nề, may mặc, chài lưới và buôn bán nhỏ trong lúc nông nhàn.
Phạm Kha là một trong 18 xã của huyện Thanh Miện, nằm ở phía đơng
bắc của huyện, gồm 4 thơn: thơn Đỗ Thượng, thôn Đỗ Hạ, thôn Đạo Phái và
thôn Hàn Lâm. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 538,6 ha, trong đó đất canh tác
là 375,5 ha. Theo số liệu điều tra năm 2009, tồn xã có 1.810 hộ gia đình với
7.825 người. Thơn Đỗ Thượng là thơn lớn nhất trong xã, có diện tích là 120
ha, trong đó 95 ha là đất nông nghiệp, cảnh quan trù phú, đồng ruộng tốt tươi
bao bọc lấy làng quê, 4 mặt tiếp xúc với các thơn, xã:
- Phía Đơng giáp thơn Đỗ Hạ
- Phía Tây giáp xã Đồn Tùng.

- Phía Nam giáp hai thơn Hàn Lâm và Đạo Phái
- Phía Bắc giáp xã Thanh Tùng - Thanh Miện và xã Cổ Bì huyện Bình Giang.
Thơn Đỗ Thượng có đường tỉnh lộ 393 ngang qua rất thuận tiện cho
việc đi lại, lưu thông hàng hố với các vùng lân cận.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất
Bản thần tích do Hàn lâm viện Đơng Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn
vào năm Hồng Phúc thứ 5 (năm 1576) có ghi: “tướng qn Lý Trí Thắng phù
giúp Đinh Tiên Hồng đã tự vẫn tại xứ Cầu Đá, thơn Thượng, xã Đồn Tùng.
Từ đó nhân dân lập miếu, sau này là làm đình tại chính nơi an táng Ngài để
thờ”. Như vậy, đây là một miền đất cổ, từ xa xưa nhân dân đã quần tụ về đây
lập ấp, khai hoá đất đai.


13
Mảnh đất này thời Lê là xã Đỗ Tùng, tổng Đoàn Tùng, huyện Gia Phúc
(nay là huyện Gia Lộc), phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.
Đến đầu thời Nguyễn đổi thành xã Đỗ Lâm thuộc tổng Đồn Lâm, phủ
Bình Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Cuối thế kỷ XIX, do dân cư đông đúc, xã Đỗ Lâm tách thành hai thôn
là: thôn Thượng và thôn Hạ.
Năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, do yêu cầu của chính quyền
Cách mạng, xã Đỗ Lâm sáp nhập với một số xã xung quanh chuyển xã thành
thơn và xã mới có tên là Duy Tân. Xã gồm có 5 thơn: Đỗ Thượng, Đỗ Hạ, Cầu
Lâm, Hàn Lâm và Đạo Phái.
Năm 1947 xã Duy Tân có đồng chí Phạm Kha là người thanh niên trẻ
thơn Đỗ Thượng, sau khi lập nhiều chiến công trong cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền, đồng chí đã lên đường "Nam tiến" lập nhiều chiến công và
đã hy sinh anh dũng (để đảm bảo bí mật trong hoạt động Cách mạng, việc báo
tử đồng chí Phạm Kha chỉ là chiến lược. Sau hồ bình, đồng chí Kha vẫn sống
và làm việc tại Hà Nội). Noi gương đồng chí, Đảng, chính quyền và nhân dân

đồng tâm lấy tên anh đặt cho tên địa phương mình và xã Duy Tân đổi thành xã
Phạm Kha. Đồng thời cắt thôn Cầu Lâm về xã Phạm Trấn - huyện Gia Lộc.
Từ đó đến nay, tên xã không đổi là xã Phạm Kha - huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
1.1.3. Dân cư
Căn cứ vào các thư tịch lưu giữ và lời kể của các cụ cao niên ở địa
phương, từ ngàn năm trước, nhân dân từ nhiều nơi đã về đây khai hoang lập
ấp sinh sống và phát triển thơn xóm như hiện nay. Đây là vùng đất đậm đặc


14
các di tích lịch sử văn hố, các làng cổ với những huyền thoại, sự tích, truyền
thuyết lịch sử. Hiện nay, trong thơn có 10 dịng họ chính. Đó là: họ Nguyễn
Đình, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Nguyễn Thế, Nguyễn Lương, họ Phạm
Quang, họ Trần, họ Vũ và họ Đỗ. Dòng họ Nguyễn Đình là dịng họ lập
nghiệp sớm nhất ở đây.
Theo số liệu điều tra năm 2009, thơn có 3.235 nhân khẩu với 860 hộ gia
đình. Từ khi đặt những bước đi đầu tiên lên mảnh đất này, trải qua hàng trăm
năm, cư dân ngày càng đông thêm. Cũng trong q trình sinh sống đó, sự giao
lưu văn hố của những cư dân từ nơi khác với cư dân địa phương tạo nên một
cộng đồng dân cư gắn bó, giàu bản sắc văn hoá. Người dân Đỗ Thượng chăm
chỉ, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và hoạt dộng văn hố, đồn kết,
truyền thống u q hương, đất nước, sống tình cảm, chan hồ,... góp phần
hình thành nên tính cách truyền thống tốt đẹp của con cháu Lạc Hồng; là sức
mạnh để xây dựng giang sơn ngày càng giàu đẹp, phát triển nhanh mạnh về
kinh tế và lưu truyền những nét văn hoá độc đáo, phong phú của riêng mình.
1.1.4. Đời sống kinh tế - vật chất
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nguồn nước
dồi dào, đất đai màu mỡ, sản xuất nơng nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống
chính của nhân dân trong thơn Đỗ Thượng. Trong q trình lao động sản xuất,
người dân gìn giữ và phát triển được nhiều giống lúa quý có giá trị kinh tế cao

như: Nếp hoa vàng, Dự thơm, Nếp tám, Di hương, Tám xoan,..Và cũng từ rất
xa xưa, người dân của Đỗ Thượng nói riêng và xã Phạm Kha nói chung đã nổi
tiếng với nghề trồng cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày,...cung cấp trên
địa bàn rộng và khu vực này không ngừng phát triển. Bên cạnh 100ha chuyên
trồng cây rau màu thì vào vụ đơng có thêm khoảng 100ha bổ sung cùng với


15
việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, các biện pháp thâm canh, tăng vụ nên giá trị
kinh tế hàng năm đạt tới 130 triệu/ha. Người dân nơi đây dần nhận thức và
thực hiện việc chuyền đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng
với địa hình, điều kiện tự nhiên, tập trung phát triển những tiềm năng, thế
mạnh của mình tạo hiệu quả kinh tế cao.
Song song phát triển trồng trọt, ngành chăn ni cũng có nhiều khởi
sắc. Hình thức chăn ni hộ gia đình đang dần được mở rộng theo quy mơ
trang trại, đa dạng hố vật nuôi mang lại kinh tế cao như: lợn, gà, ngan,...với
mức thu nhập bình quân từ 50 đến 60 triệu/hộ/năm. Đồng thời thực hiện
chương trình chuyển đổi cơ cấu vật ni, cây trồng chuyển diện tích cấy lúa
bấp bênh sang đào ao nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời cải tạo, khai thác lợi thế
ao hồ dày đặc, có 30 hộ dân chuyên làm thuỷ sản với 21ha diện tích mặt nước
ni trồng, thu nhập bình qn từ 70 đến 80 triệu/ha/năm.
Trước đây, trong thơn cịn có nghề chăn tằm dệt vải, song sự phát triển
như vũ bão của nền kinh tế thị trường tác động đến miền quê nhỏ bé, nghề đã
mai một và mất hẳn. Nếu người dân chỉ đơn thuần trơng chờ vào cấy lúa khi
diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp thì cuộc sống đã vất vả lại càng thêm
nhiều cực khổ, nhọc nhằn. Vì thế, người dân nơi đây đang nỗ lực vươn lên,
làm thêm nghề phụ như: nghề xây dựng, nghề mộc, nghề cơ khí,... với số lao
động lên đến 400 người. Những người lao động này không chỉ làm việc tại địa
phương mà còn mở rộng địa bàn sang các tỉnh khác như: Hưng n, Quảng
Ninh, Bắc Giang,...

Ngồi sản xuất nơng nghiệp và nghề phụ ra, các hoạt động dịch vụ
thương mại ở đây cũng khá phát triển. Hiện nay có khoảng 350 hộ hoạt động
kinh doanh buôn bán nhỏ, đa dạng có mặt hàng về lương thực, thực phẩm, vật


16
tư nông nghiêp, vật liệu xây dựng, hàng gia dụng, tạp hố....khơng chỉ phục vụ
nhân dân trong thơn mà cịn mở rộng thị trường sang các tỉnh bạn. Ngồi ra,
cịn có vài chục người đi lao động tại nước ngồi đã tăng thêm nguồn thu để
xây dựng gia đình, quê hương ngày càng khang trang hơn. Đến nay đa số các
gia đình đều có nhà xây kiên cố, vững chắc, nhiều hộ có các đồ gia dụng đắt
tiền, 40% số hộ gia đình có xe máy, 20 hộ có xe ô tô, 15 hộ có máy cày, máy
xay sát gạo. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,5 triệu đồng/người/năm.
1.1.5. Đời sống văn hoá - tinh thần
Những người dân cùng sống trên mảnh đất Đỗ Thượng an lành luôn
đùm bọc thương yêu, chia sẻ ngọt bùi, làng xóm sớm tối tắt đèn có nhau,
chịu khó cần cù lao động đồng lịng xây dựng thơn xóm q hương giàu đẹp
và ln nhắc nhở, ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước. Như bao làng
quê mộc mạc, thanh bình của đất Việt, nhân dân trong thơn Đỗ Thượng mỗi
người đóng góp chút ít, người góp cơng, người góp của xây dựng các cơng
trình văn hố - kiến trúc nghệ thuật độc đáo giàu giá trị là đình Đỗ Lâm
Thượng, chùa Vạn Bảo, miếu Nội và “Luyện”. Luyện là một công trình
cách đình 500m về phía đơng, có 5 gian thờ vọng Thành hoàng và theo
tương truyền đây là nơi các binh sĩ của Ngài tập luyện. Thời gian dần trôi,
nhiều tác động của cuộc sống: chiến tranh, điều kiện kinh tế, nhận thức của
người dân chưa cao và những nguyên nhân khác…, nên “Luyện” đã bị tháo
dỡ để làm chợ, miếu thờ tứ thân phụ mẫu của Ngài cũng bị hạ giải, nay chỉ
cịn phế tích.
Di tích đình, chùa vẫn được nhân dân giữ gìn, tu bổ ngày một khang
trang hơn tạo nên sự uy linh, nghiêm trang chốn tâm linh.



17
Năm 1972, được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền xã Phạm Kha,
nhân dân thôn Đỗ Thượng đã xây dựng nhà văn hố thơn rộng rãi khang
trang. Đây khơng chỉ là địa điểm làm việc, hội họp, tuyên truyền các đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân mà cịn là khơng gian
sinh hoạt văn hố văn nghệ của các tầng lớp nhân dân. Thôn đã thành lập đội
văn nghệ và các câu lạc bộ: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, hội
cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,… thường xuyên tổ chức sinh hoạt, trao đổi
kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, truyền bá các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, kinh nghiệm sống, sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá. Hệ thống
đường giao thông trong thôn đã được bê tông hoá khang trang, sạch sẽ, cùng
với hệ thống đèn điện chiếu sáng được lắp đặt từ làng trên đến xóm dưới tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại. Cảnh quan môi trường phong quang,
sạch đẹp.
Về tôn giáo, trong thơn có hai tơn giáo chính là đạo Phật và đạo Thiên
Chúa. Mọi người đều chung sống hoà thuận, đoàn kết giáo lương. Dù theo
hay không theo tôn giáo nào, nhân dân đều đoàn kết chung tay xây dựng quê
hương ngày một khang trang, tươi đẹp.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp truyền thống
biểu hiện lịng kính trọng, biết ơn các thế hệ khai đất lập ấp; nguyện ước cho
cuộc sống hiện đại và tương lai bình an, sung túc được nhân dân trong thôn
bảo lưu.
Về phong tục tập quán: đến nay, thôn đã tiếp thu nét tinh hoa thành tựu
của nền văn minh hiện đại, loại bỏ đi những hủ tục: mê tín dị đoan, bói tốn,
xem số, ăn uống linh đình trong các lễ hội, đám cưới, đám tang, đám giỗ; tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến đã được xoá bỏ; thực



18
hiện “nam nữ bình quyền”,… Lưu giữ và phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc: tinh thần đoàn kết, tình yêu đồng bào, đồng loại, hiếu thảo
với cha mẹ, trung với nước, tình cảm đầm ấm yêu thương nhau của anh em
một nhà, tình làng nghĩa xóm mặn nồng,…
Hàng năm vào những ngày hội làng, đình đám mà chủ yếu là kỷ niệm,
các ngày sinh, ngày mất hoặc những sự kiện gắn liền với cơng tích của các vị
anh hùng của đất nước, dân tộc, quê hương với nhiều hình thức kỷ niệm và
sau đó là những hoạt động thể hiện sự biết ơn, vui chơi giải trí theo những
thuần phong mỹ tục phong phú, đa dạng của địa phương.
Phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của q hương, nhân dân trong
thơn đã đồng tâm nhất trí xây dựng và cùng nhau thực hiện tốt Quy ước thơn,
để xây dựng q hương Đỗ Thượng có đời sống kinh tế phát triển giàu mạnh,
mơi trường văn hố phong phú và đa dạng, an ninh chính trị được vững mạnh,
góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” cùng với “Xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích
1.2.1. Niên đại khởi dựng
Như bao di tích lịch sử cổ nằm trên đất Việt, đình Đỗ Lâm Thượng là
dấu ấn thời đại, lắng đọng những lớp văn hoá của năm tháng lịch sử. Mỗi
mảng chạm khắc, di vật lưu giữ ở đình là bằng chứng phản ánh tư tưởng, quan
niệm thẩm mỹ, sự hưng vong của triều đại đã qua, sự thịnh suy của kinh tế,
chính trị, tơn giáo của mỗi thời kỳ gắn liền với nó.
Trong cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” tập 1 có viết: "Đình Đỗ
Lâm Thượng có tịa tiền tế gồm 5 gian hai dĩ được khởi dựng vào mùa xuân


19
năn Canh Thân niên hiệu Khải Định (1920)... tòa trung từ (tức đại đình) và

hậu cung được khởi dựng vào năm Ất Mùi niên hiệu Thành Thái (1895)..."
Thông tin này đưa ra nhờ đôi câu đối khắc trên câu đầu của tồ Đại đình:
Càn ngun hanh lợi trinh thượng cát
Đại Nam Thành Thái Ất Mùi niên.
Dịch:
Mọi vật bắt đầu sinh ra trong đời trời (đất) đều thông suốt, thuận lợi,
trong sạch, tốt đẹp.
Năm Ất Mùi - Đại Nam Thành Thái (1895)
Tại tiền tế: Càn nguyên hanh lợi trinh
Khải Định Canh Thân xuân
Dịch:
Mọi vật bắt đầu sinh ra trong trời (đất) đều thông suốt, thuận lợi, trong sạch.
Mùa xuân năm Canh Thân - niên hiệu Khải Định (1920)
Như vậy, Hán tự chỉ đề cập tới niên đại, chứ khơng nói đó là năm xây
dựng của cơng trình. Có lẽ đây là lần trùng tu lớn dưới triều Nguyễn, làm
cho toàn bộ các cấu kiện, kiến trúc của di tích ở các triều đại trước bị tháo
bỏ khơng cịn dấu vết. Trong thần tích vị Thành hồng làng có viết: “Nghĩa
qn của ông bị thất bại, ông mang tàn quân chạy về thơn Thượng xã Đỗ
Tùng lánh nạn, nhưng qn Lê Hồn truy đuổi bức bách, người và ngựa lao
thẳng xuống sông ở xứ cầu đá (trước cửa đình hiện nay) tự vẫn, kết thúc
cuộc đời chinh chiến tại quê nhà. Khi Lê Hồn tới nơi, thấy ơng, tỏ ý khen
ngợi khí tiết, truyền cho dân chôn cất và lập miếu phụng thờ". Vậy là ngay


20
vào thế kỷ X, nơi đây cũng có cơng trình thờ thần. Song tháng ngày dần
trơi, hiện nay đình khơng cịn lưu giữ được vật cứ, chứng tích nào để chứng
minh cho giả thuyết này.
Thần tích về Thành hồng làng do Hàn Lâm viện Đơng các Đại học sĩ
Nguyễn Bính soạn vào tháng Giêng năm Hồng Phúc thứ 5 (1576) viết đầy

đủ, chi tiết về thân thế và sự nghiệp của Thần. Như vậy, có thể xác định,
vào thế kỉ XVI, làng cũng đã xây dựng cơng trình để thờ phụng Ngài.
Với tài liệu ghi chép đã bị thất lạc theo năm tháng, những chứng cứ
chứng tích khơng nhiều ta có thể đưa ra giả thuyết rằng: vào thế kỷ X, nhân
dân đã xây dựng miếu nhỏ thờ phụng. Sau đó, tơn Ngài làm Thành hồng
làng - người bảo trợ cho đời sống nhân dân địa phương và đã xây dựng đình
với quy mơ bề thế, xứng tầm cơng lao của Ngài. Cơng trình đã trải qua
nhiều triều đại hưng thịnh, được trùng tu sửa chữa cho đến ngày hôm nay,
các lớp dấu vết kiến trúc để lại đậm đặc và tiêu biểu nhất mang niên đại
thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX).
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích
Ngơi đình làng là chốn tâm linh, là nơi thờ phụng người bảo hộ cuộc
sống thanh bình cho dân làng nên mỗi người đều có lịng tơn kính, chú trọng.
Trải qua những bước đi thăng trầm của thời gian, đình Đỗ Lâm Thượng cũng
được trùng tu, tu sửa với những quy mô, mức độ khác nhau.
Trên câu đầu của đại đình có ghi: “Đại Nam Thành Thái Ất Mùi niên”
và của tiền tế ghi: “Khải Định Canh Thân xuân”, ta có thể biết đây là hai lần
trùng tu lớn (năm 1895 và 1920) đã xoá bỏ hầu hết các vết tích của triều đại
trước, di tích gần như được làm mới.


21
Dựa theo bức đại tự “Linh phù tuấn lương” ở đại đình, ta biết vào tháng
11 năm 1917 đình Đỗ Lâm Thượng được trùng tu nhưng không rõ các phần tu
sửa. Những năm tiếp theo khơng có tư liệu ghi chép về ngơi đình.
Chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 diễn ra sơi nổi khắp cả
nước, đình là nơi cán bộ Việt Minh tập trung nhân dân mít tinh đi phá kho
thóc của Nhật. Sau đó, nơi đây là địa điểm liên lạc và hoạt động của cán bộ,
du kích trong suốt những năm kháng chiến. Đặc biệt năm 1951, bộ đội tỉnh
Hải Dương đã tập trung quân dội tại đình để đánh bốt nhà thờ. Di tích là nơi

đóng qn của trung đồn bộ đội du kích Hoàng Ngân.
Năm 1964 - 1965, trường Nguyễn Ái Quốc và trường Đồn của tỉnh Hải
Dương đã lấy đình làm trụ sở làm việc và học tập.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình là nơi tập kết kho
thóc, thảm đay, các cấu kiện của đình là đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho sản
xuất và chiến đấu của nhân dân.
Trải qua năm tháng chiến tranh, ngơi đình bị xuống cấp phần nào,
nhưng với những nét cổ kính, thẩm mỹ và giá trị lịch sử đình Đỗ Lâm Thượng
được cơng nhận là di tích lích sử văn hố năm 1999. Đây là niềm tự hào, hân
hoan của nhân dân thôn Đỗ Thượng và cũng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất
cho việc bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị của di tích. Từ đó, hàng năm nhân
dân tự đóng góp tiền của, cơng sức tu bổ đình và xây dựng một số hạng mục
cơng trình:
- Tháng 5 năm 2007, xây dựng nhà và cơng trình phụ (nhà vệ sinh, nhà
bếp) cho thủ từ và phá bỏ một phần vườn chuối, “chuồng đình” tạo khơng gian
rộng, thống hơn cho di tích.
- Năm 2008, lát nền nhà tiền tế và đại đình.


22
- Năm 2009, xây nghi môn và tường bao xung quanh.
Hiện nay, đình Đỗ Lâm Thượng là một trong những ngơi đình làng cịn
lưu giữ được những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu trong vùng,
đó là kết quả gìn giữ, tu sửa của bao thế hệ trong làng cùng sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước và chính quyền. Vì vậy, trong đình cịn ghi danh những
người nhiệt huyết, nhà tài trợ công đức tu bổ đình. Đồng thời qua di tích ta
cũng cần biết ơn nhân dân thôn Đỗ Thượng không quản ngày đêm, khơng tiếc
cơng sức, tiền bạc gìn giữ cho thế hệ mai sau một di sản văn hoá quý báu, chất
chứa bản sắc dân tộc.
1.2.3. Vị thần được thờ tại di tích

Đình làng là cơng trình kiến trúc đa năng và tổng hợp với những chức
năng văn hoá - xã hội, là một trung tâm sinh hoạt chính trị và xã hội của làng,
nơi trình bày và biểu diễn tất cả kho tàng văn hố dân gian tích luỹ từ đời này
qua đời khác của địa phương. Nhưng trên hết, đình là cơng trình kiến trúc tơn
giáo tín ngưỡng, nơi thờ thành hoàng - vị thần bảo hộ, che chở người dân làng
tránh được những thiên tai, hiểm hoạ, nuôi dưỡng tâm hồn con cháu Lạc
Hồng. Tín ngưỡng thờ thành hồng làng tại đình là một nét văn hố đặc sắc
của người dân nước Việt, biểu hiện sâu sắc, đời sống tâm linh và truyền thống
biết ơn những thế hệ đi trước khai đường mở lối.
Đình Đỗ Lâm Thượng được xây dựng để tơn thờ Thành hồng làng là
Lý Trí Thắng, người đã có cơng giúp Đinh Tiên Hồng dẹp loạn 12 sứ quân,
thống nhất đất nước ở thế kỷ X. Lịch sử của gia đình và bản thân ơng được ghi
trong cuốn thần phả do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn
năm Hồng Phúc thứ 5 (năm 1576), tóm tắt như sau:


23
Bố của Lý Trí Thắng là người họ Lý có tên húy là Hùng và mẹ là người
họ Trần, có tên húy là Hồng, tiên tổ là người Long Hưng tỉnh Thái Bình, do
cảnh loạn lạc, giặc dã mất mùa đói kém, ơng Hùng dắt díu vợ con nương nhờ
nơi cửa phật, xin trơng nom chùa Vạn Bảo (gần đình hiện nay). Được ba bốn
năm ông bà sinh ra được một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, diện mạo khác
thường, họ đặt tên con là Thắng. Cũng thời gian đó trong số khách đi lễ chùa
có một gia đình họ Đặng, vợ chồng họ lấy nhau đã lâu mà chưa có con, nay
nhờ đức phật từ bi đã cho họ sinh hạ được một cô con gái mặt hoa da phấn, họ
đặt tên con là Hoa Nương. Từ đó hai gia đình họ Lý, họ Đặng kết thân như
anh em một nhà. Đến năm 14 tuổi họ Lý đặt tên cho Thắng thêm chữ Trí, Trí
Thắng là cậu con trai đa tài võ nghệ, văn học tinh thơng, tính tình cương nghị
trung thực, cậu thường du chơi trong ấp, bạn bè ai nấy đều yêu mến, kính
phục. Tuổi tuy niên thiếu mà ung dung khí tượng thiên bẩm phi thường. Đến

năm 15 tuổi cha mẹ Trí Thắng đều đột ngột qua đời, cậu vô cùng đau buồn,
hành lễ và an táng phụ mẫu tại xứ đồng nội và ngày đêm tuần chay cúng lễ.
Cha mẹ mất, gia sản khánh kiệt, họ Đặng đã đưa Trí Thắng về ni dưỡng và
rồi họ Đặng trở thành ngoại thân của ông.
Năm 938, cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền thắng lợi, chấm dứt ách đô
hộ của chế độ phong kiến phương Bắc gần một nghìn năm, đem lại thái bình
cho đất nước. Nhưng sau khi Ngô Quyền mất (năm 944) trong nội bộ có kẻ
thốn nghịch, từ đó về sau triều Ngơ ngày càng sa sút, không thể đảm đương
nổi công việc quản lý đất nước.
Trước cảnh triều Ngơ suy yếu, tình thế trong nước rối ren, 12 vị hào
trưởng của 12 vùng tập hợp nghĩa quân, tích trữ lương thảo, xây thành nổi lên
xưng hùng xưng bá, tạo nên loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là một hào trưởng


24
đất Hoa Lư vốn là một người cương trực, có nghĩa khí, bất bình với chính sách
của “Hậu Ngơ vương” tự dấy binh phất cờ lau khởi nghĩa.
Nguyễn Bặc là Đại tướng của Đinh Tiên Hoàng trong lúc tiến quân đến
phủ Hạ Hồng thì gặp Lý Trí Thắng, Lý Trí Thắng ra mắt Nguyễn Bặc, được
đại tướng tin dùng và Trí Thắng được tuyển ngay nghĩa quân trong vùng để
tham gia vào đại quân Nguyễn Bặc. Nguyễn Bặc và Trí Thắng thân nhau như
hai anh em ruột, mọi việc dù to nhỏ đều cùng nhau bàn bạc. Ở Đỗ Tùng có
một thời gian ngắn, họ cùng nhau kéo quân về Hoa Lư, trung tâm của cuộc
khởi nghĩa để ra mắt chủ sối. Đinh Tiên Hồng thử hỏi về tài năng, thấy Trí
Thắng tài giỏi lạ kỳ, mưu cao, trí lớn, hiểu biết nhiều, vua cả mừng liền ban
thưởng chức “Tả đạo binh nhung” kiêm “Tham tán mưu sự”. Năm 968 Đinh
Tiên Hồng xuất qn, ơng chia ra thành nhiều đạo, lần lượt tiêu diệt 12 sứ
quân, thống nhất giang sơn về một mối, làm cho các nước xung quang đều
khuất phục. Sau đó, Đinh Tiên Hồng xưng vương và lấy tên nước là Đại Cồ
Việt đóng đơ tại Hoa Lư.

Dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng phong thưởng và thăng chức
cho những người lập công lớn trong ba quân, Lý Trí Thắng được phong chức
“Thái bảo tiền quân” và được mệnh danh là “Trí Cơng”. Ngồi ra Vua cịn ban
thưởng cho kim ngân cẩm tú 300 cân ân tứ vu quy. Về quê ông sửa sang phần
mộ cho phụ mẫu, cử người chăm lo, sửa chữa gia đường họ Đặng, cho người
chăm sóc ngoại thân. Xong việc ơng lại về triều cùng các qn thần trơng coi
việc triều chính. Được vài năm thì ngoại thân ơng đều qua đời, lo việc hiếu
xong, ông được Vua cho nhậm chức tại Hoan Châu. Ba năm sau ông được vời
về triều và được phong chức “Chưởng ấn nội các”.


25
Đất nước đang thanh bình, khắp nơi dân chúng đang n ổn làm ăn, thì
nội bộ nhà Đinh có mâu thuẫn lớn, đó là việc Nam Việt Vương Đinh Liễn là
con trưởng lại xếp xuống hàng thái tử, nên bất bình, ngầm sai người sát hại
Vua. Biết được âm mưu đó, Nguyễn Bặc giao cho Trí Thắng theo dõi và tiêu
diệt kẻ ám hại và bảo vệ Đinh Tiên Hoàng. Thấy được sự ghen tức, đố kỵ của
Đinh Liễn, Vua quyết định đưa thái tử Đinh Toàn lên làm phế đế. Từ đó nội bộ
nhà Đinh càng lục đục, đất nước lâm vào cảnh rối ren. Trí Thắng tạ nỗi cáo
bệnh xin trở về quê, không dám tham gia quốc sự. Vua bằng lòng, ban cho đất
ngụ lộc hương ấp là Đỗ Tùng, Phạm Tùng, Đoàn Tùng và Đào Tùng.
Thần tích viết: “Lý Thắng cơng từ khi bái tạ ân sủng triều đình trở về
hương quán, nhàn ngắm xem phong cảnh hữu tình, nhạc hưng, đàn, cờ, thơ,
rượu hoặc khai yến tiệc dưới trăng, chúc rượu như Lý Lã giao du, hoặc làm
bạn với núi non, học vua Vũ, vua Thang điếu bạt chẩn bần, giúp đỡ người
nghèo, nuôi dưỡng người già, lấy điều lễ nghĩa giáo huấn lòng người, làm việc
thiện để tỏ đức lớn lao như Đường Ngu, lấy việc nơng trang trồng cấy ruộng
vườn để khích lệ lịng nhân từ trong hương ấp. Giáo hóa nhân dân thuần
phong mỹ tục, ân đức lớn lao như Vua Nghiêu, Vua Thuấn. Vì sự nghiệp của
đất nước mà khắc cốt ghi lịng, hận bọn gian thần muốn thay Khơng cơng mà

tiêu trừ chúng. Có tấm lịng bao dung rộng lớn như trời, nhưng dù có tài như
Khổng Minh vẫn chưa thắng nổi”.
Năm 980, sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, triều đình lập Đinh Tồn lên
làm phế đế, lúc này mâu thuẫn trong triều đình đã lên tới đỉnh điểm. Sự việc
sảy ra khi Lê Hồn tư thơng với Hồng hậu để chiếm ngơi báu, thanh thế của
Lê Hồn rất mạnh, một số triều thần nhà Đinh đã hợp sức chiến đấu với Lê
Hồn nhưng đều khơng thắng nổi.


×