Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Tìm hiểu giá trị kiến trúc nghệ thuật đình ngăm lương, xã lãng ngâm, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
*********

NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ
THUẬT ĐÌNH NGĂM LƯƠNG
(XÃ LÃNG NGÂM, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Hà Nội, 2015

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÌNH LÀNG NGĂM LƯƠNG ................. 8
1.1.Tổng quan về làng Ngăm Lương ............................................................ 8
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ......................................................... 8
1.1.1.1.Vị trí địa lí ..................................................................................... 8
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 9
1.1.2. Lịch sử dân cư làng Ngăm Lương..................................................... 11
1.1.3. Đời sống cư dân ............................................................................... 14
1.1.4. Truyền thống văn hóa và cách mạng ................................................ 16
1.2. Lịch sử ra đời và quá trình tồn tại đình Ngăm Lương ....................... 22


1.2.1. Lịch sử ra đời ................................................................................... 22
1.2.2. Quá trình tồn tại đình Ngăm Lương ................................................. 25
1.3.Lịch sử vị thần được thờ trong đình Ngăm Lương.............................. 26
1.3.1.Vài nét về tục thờ Thủy thần của người Việt, trường hợp tỉnh Bắc Ninh khu
vực bờ nam sông Đuống ............................................................................. 27
1.3.2.Nhân vật được thờ trong di tích đình làng Ngăm Lương.................... 30
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH NGĂM
LƯƠNG ............................................................................................................ 33
2.1. Giá trị kiến trúc .................................................................................... 33
2.1.1. Không gian cảnh quan...................................................................... 33
2.1.2..Bố cục mặt bằng ............................................................................... 37
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ............................................................................. 38
2.1.3.2. Đại đình ...................................................................................... 39
2.1.3.3. Hậu cung .................................................................................... 46
2.2.Giá trị điêu khắc – trang trí đình làng Ngăm Lương .......................... 47
2.2.1. Điêu khắc – trang trí trên kiến trúc .................................................. 47
2.2.1.1.Nghi mơn .................................................................................... 47
2.2.1.2. Đại đình ...................................................................................... 48
2


2.2.2.Điêu khắc – trang trí trên di vật, đồ thờ đình Ngăm Lương ............ 60
2.2.2.1. Chất liệu gỗ ................................................................................ 61
2.2.2.2. Chất liệu giấy ............................................................................. 66
2.2.2.3.Chất liệu đồng ............................................................................. 69
2.3. Lễ hội đình làng Ngăm Lương ............................................................. 70
2.3.1.Vài nét về lễ hội cổ truyền Việt Nam .................................................. 70
2.3.2.Những ngày tiết lệ của đình làng Ngăm Lương ................................. 72
2.3.3.Lễ hội chính của đình làng Ngăm Lương ........................................... 73
Chương 3: THỰC TRẠNG DI TÍCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO TỒN, TU SỬA,

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH LÀNG NGĂM LƯƠNG .......................... 81
3.1.Thực trạng di tích đình Ngăm Lương .................................................. 81
3.1.1.Hiện trạng cảnh quan, kiến trúc: ....................................................... 81
3.1.2.Hiện trạng các di vật đình Ngăm Lương............................................ 85
3.2.Vấn đề bảo tồn di tích ........................................................................... 86
3.2.1.Cơ sở pháp lí cho việc bảo tồn di tích................................................ 86
3.2.2.Giải pháp bảo tồn, tu sửa di tích ..................................................... 89
3.2.2.1.Giải pháp bảo quản đối với di tích đình Ngăm lương .................. 89
3.2.2.2. Giải pháp tu bổ di tích đình làng Ngăm Lương .......................... 93
3.3. Phát huy giá trị di tích đình Ngăm Lương .......................................... 93
3.3.1.Những giá trị của di tích đình làng Ngăm Lương .............................. 93
3.3.2. Một số giải pháp phát huy giá trị di tích đình làng Ngăm Lương...... 94
KẾT LUẬN...................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 101
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lại một
khối lượng Di sản văn hóa đồ sộ và quý giá trên cả hai phương diện vật thể và
phi vật thể. Trong đó, các di tích lịch sử- văn hóa chiếm một tỉ lệ khơng hề
nhỏ trong kho tàng Di sản của dân tộc, đó là nơi đang lưu giữ những di vật, cổ
vật và bảo vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học. Đình làng với tư
cách là một loại trong loại hình di tích kiến kiến trúc- nghệ thuật mang trên
mình đầy đủ vai trị của một trung tâm tín ngưỡng, hành chính và văn hóa của
cả một làng qua nhiều thời kỳ lịch sử. Mọi nguồn lực, trí tuệ và tinh hoa văn
hóa của một làng xã cổ truyền được tích tụ trong ngơi đình làng mà ngày nay,

chúng ta đều phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp
này. Đảng và Nhà nước luôn chủ trương xây dựng và phát triển một nền văn
hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tìm hiểu về đình làng là một
trong những ngả đường tìm về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc.
Đình làng Ngăm Lương thuộc thơn Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là ngơi đình cổ, thờ 3 vị Thủy thần, có vai trị quyết
định, ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư
dân nông nghiệp trồng lúa nước từ thuở sơ khai, khi người Việt tiến xuống
khai phá vùng đồng bằng sông Hồng cách ngày nay hơn 2000 năm. Đình
được xây dựng vào thế kỉ XVIII và có quy mô khá bề thế, ẩn chứa nhiều giá
trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và kiến trúc- nghệ thuật. Đặc biệt
trên lĩnh vực kiến trúc-nghệ thuật, đây là một trong những đại diện cuối cùng,
xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ trong ba thế kỉ vàng của
văn hóa dân gian. Đình đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là
di tích Lịch sử- Văn hóa theo Quyết định số 61/QĐ – UBND ngày 15/1/2009.
Nằm trên vùng đất Kinh Bắc nghìn năm văn hiến, đình Ngăm Lương ẩn
chứa nhiều dấu tích kiến trúc từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn. Nhưng

4


việc nghiên cứu các giá trị đặc sắc này còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu,
tiếp cận một cách có hệ thống:
- Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành thống kê, kiểm kê
hệ thống thần linh, thần tích, thần sắc ở Việt Nam để phục vụ cho mục đích
đơ hộ, cai trị của chúng. Viện Viễn Đơng bác cổ lưu giữ những tài tài liệu
này, nay được kế thừa trong cuốn : “ Thư mục thần tích thần sắc” của Viện
Thông tin Khoa học – Xã hội, đình Ngăm Lương thời đó được kê khai ngắn
gọn.
- Hàng năm, Ban Quản lí di tích tỉnh Bắc Ninh có các đợt thống kê, kiểm

kê di tích nhằm thu thập những thơng tin về di tích, phát hiện ra những vấn đề
mới mẻ, trong đó cũng giới thiệu khá đầy đủ trên 2 vấn đề chính là lịch sử
làng xã, phong tục tập quán và giá trị của di tích.
- Năm 2005, Lê Viết Nga biên soạn cuốn : “ Di tích lịch sử văn hóa tỉnh
Bắc Ninh” trên cơ sở kết quả của các lần kiểm kê di tích này.
- Hiện nay, có một bài viết ngắn của trường THCS Lãng Ngâm giới
thiệu tổng quan về đình và truyền thống văn hóa của làng Ngăm Lương. Bài
này cũng được dùng để giới thiệu trong Cổng thông tin điện tử huyện Gia
Bình, phần di tích lịch sử. Bài viết đã giới thiệu khái quát những giá trị nổi bật
của di tích, tuy nhiên cịn khá tản mạn và chưa thật đầy đủ. Còn nhiều vấn đề
cần phải đi sâu nghiên cứu như nghệ thuật trang trí, kiến trúc, vấn đề lịch sử,
lễ hội truyền thống.
- Khi được xếp hạng là di tích cấp tỉnh vào năm 2009, bộ hồ sơ xếp
hạng di tích đã khảo sát đầy đủ, phân tích một số khía cạnh, giá trị nổi bật của
di tích…
Sau mỗi một cơng trình, diện mạo và giá trị của di tích ngày càng được
làm sáng tỏ. Tuy nhiên, các tư liệu này còn khá sơ sài, chưa thực sự đi sâu
nghiên cứu, một số điều cần phải khảo chứng lại,một số giá trị đặc sắc của
đình chưa được đề cập tới.

5


Đối với cá nhân, tơi thấy đình Ngăm Lương có một sự hứng thú đặc biệt
bởi nó mang trên mình nhiều mảng chạm khắc đẹp, tiêu biểu ở nhiều giai
đoạn lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX. Việc phân
tích, bóc tách các lớp kiến trúc, đưa giả định kiến trúc nguyên thủy, rồi sự
biến đổi, bổ sung sau này...vô cùng thú vị. Hơn nữa, đây là cơ hội để có thể
vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã được tích lũy ở trên giảng đường
vào thực tiễn, tập dượt khả năng nghiên cứu, viết bài.

Với tất cả những lí do khách quan và chủ quan như vậy, tôi quyết định chọn
đề tài : “Tìm hiểu giá trị kiến trúc nghệ thuật đình Ngăm Lương, xã Lãng
Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại
học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đã được nêu rõ trong đề tài,đối tượng chủ yếu là di
tích đình Ngăm Lương hiện có, với tồn bộ các đơn ngun kiến trúc, các
mảng trang trí trên kiến trúc, di vật, đề tài trang trí đắp vơi vữa, cảnh quan,
các hạng mục xung quanh đình, lễ hội và tín ngưỡng thờ thành hồng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về đình Ngăm Lương khơng chỉ giới hạn riêng di
tích hiện có mà cịn được mở rộng hơn ít nhiều. Đó là các ngơi đình làng khác
có niên đại sớm hơn và có nhiều mảng chạm khắc đẹp như đình Hồng Xá
( Ứng Hịa), đình Hữu Bổ ( Phú Thọ), đình Đình Bảng, đình Yên Việt ( Bắc
Ninh), đình Phúc Long ( Bắc giang)… Để có tư liệu so sánh, đối chiếu, các
ngơi đình cùng thời, mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII hiện cịn cũng
được sử dụng như đình Đồng Kỵ, đình thơn Thượng ( Bắc Ninh), đình Mai
Vũ (Bắc Giang), đình Hàng Kênh (Hải Phịng) …
Về thời gian, tuy ngơi đình có từ lâu đời nhưng sẽ chỉ đề cập tới di tích từ
thế kỉ XVIII tới nay vì chưa tìm thấy dấu vết vật chất nào ở đây có trước thời kì
này.

6


Về loại hình, dù có đối tượng chính là đình Ngăm Lương nhưng các ngôi
chùa, đền thờ vẫn bảo lưu được nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các di vật có
giá trị nghệ thuật điêu khắc thế kỉ XVII, XVIII và XIX vẫn được dùng để so
sánh.
Hơn nữa, để có thêm tư liệu đối sánh về các trang trí điêu khắc, sẽ sử

dụng các tư liệu mĩ thuật cổ ( điêu khắc và hội họa) trên các chất liệu khác.
Đó là các đồ án trang trí trên đồ gốm sứ, bia đá, gạch trang trí kiến trúc...có
niên đại từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX.
Ngồi ra, để tìm hiểu các giá trị cịn lại, sẽ kế thừa có sáng tạo các tư liệu
về tín ngưỡng thờ thành hồng làng, lễ hội truyền thống, sinh hoạt làng xã…
4. Mục đích nghiên cứu
Là nghiên cứu các giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng,
sinh hoạt làng xã của đình Ngăm Lương.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp cơ bản nhất là điền dã thực địa như : đo vẽ, chụp ảnh,
thống kê phân loại, phân tích và so sánh, giải mã biểu tượng, phỏng vấn…
- Phương pháp kết hợp liên ngành như : Hán Nôm, nghệ thuật học
( phong cách tạo hình, đặc trưng mĩ thuật từng thời kì), văn hóa học, sử học…
- Vận dụng triệt để phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để xem xét, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng và sự kiện lịch sử
6. Bố cục của Tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố
cục bài viết gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Diễn trình lịch sử đình làng Ngăm Lương.
Chương 2 : Giá trị kiến trúc – nghệ thuật và lễ hội đình Ngăm Lương.
Chương 3 : Thực trạng di tích và các vấn đề bảo tồn, tu sửa, phát huy giá
trị di tích đình làng Ngăm Lương.

7


Chương1
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÌNH LÀNG NGĂM LƯƠNG
1.1.Tổng quan về làng Ngăm Lương
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

1.1.1.1.Vị trí địa lí
Đình Ngăm Lương tọa lạc ngay tại đầu làng Ngăm Lương, Xã Lãng
Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Làng có tên chữ là Ngâm Điền, tên
nơm là làng Ngăm hay Ngăm Lương, nằm ở bờ nam sơng Đuống, là cực tây
bắc của huyện Gia Bình. Phía đông giáp làng An Quang và dãy núi Thiên
Thai, nơi cư trú lâu đời của cư dân Đông Sơn với di chỉ Vườn Chiều, Mả
Vường . Phía bắc là sơng Đuống ( sông Thiên Đức) là tuyến đường thủy quan
trọng nối sơng Hồng với hệ thống sơng Thái Bình. Phía tây giáp làng Mão
Điền. Phía nam giáp làng Ngọc Xuyên và quốc lộ 18B ( tuyến đường bộ thiên
lí Phả Lại - Hà Nội) và làng đúc đồng Đại Bái cổ truyền bên dịng sơng Bái
Giang nổi tiếng chảy qua nhiều làng nghề thủ công. Làng Ngăm Lương là một
vùng đất trũng, rìa tây dãy núi Thiên Thai (cao 260m so với mực nước biển),
nơi kết thúc của vùng núi Đông Bắc để mở xuống vùng đồng bằng rộng lớn
và trông ra hồ Lãng Bạc và biển Đông.
Về mặt địa lí, Ngăm Lương là một thơn nằm trong nội địa, khơng giáp
biển nhưng cũng khơng lấy gì làm xa biển. Tính theo đường chim bay, từ
Ngăm Lương ra vịnh Hạ Long khoảng hơn 50 km và tất nhiên, ảnh hưởng của
biển vào đây về nhiều mặt. Địa phận Ngăm Lương nằm trong lưu vực sông
Đuống, do phù sa của con sông này bồi nên và trong vùng mà các nhà địa lí
gọi là thượng đồng bằng sơng Hồng.
Làng cách trung tâm huyện Gia Bình 5km về phía tây bắc, cách Hà Nội
36km về phía đơng. Từ Hà Nội qua cầu Vĩnh Tuy đi theo quốc lộ 5 đến ngã từ
Phú Thị rẽ trái vào đườngquốc lộ 18B, qua các địa danh Sủi, Keo, Dâu, Đông

8


Cơi, đến ngã tư Cống Đoan-Đại Bái thì rẽ trái vào tỉnh lộ 281 khoảng 2km
nữa là đến.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Làng Ngăm Lương được bồi tụ bởi dòng phù sa cổ của sơng Đuống, nằm
trong khu vực địa hình bồi tụ trên tàng sét biển với núi sót ít. Sự xê dịch dịng
chảy của sơng Đuống, sơng Nghi Tuyền, sơng Nghi Khúc có tác dụng cấu tạo
địa hình và bồi đắp phù sa cho nơi này. Đây là nguyên nhân hình thành nên
cánh đồng Ngăm chiêm trũng. Trong khu vực này, sông Nghi Khúc và sông
Nghi Tuyền là hai khúc sơng chết nằm phía trong đê đã bị bồi lấp dần và được
nhân dân cải tạo thành những cánh đồng sâu. Vùng đất được phủ dày bởi một
lớp phù sa mới. Mặt khác, vào những năm đê vỡ, nước lũ tràn vào trong đê
cũng tạo điều kiện cho sự lắng đọng của phù sa mới khá dày, đất đai màu mỡ
hơn, trong đó, phù sa sơng Đuống có độ phì nhiêu đáng kể. Sự lắng đọng của
tầng phù sa mới trên bề mặt của tầng sét biển đã tạo điều kiện thuận lợi làm
tăng độ phì nhiêu của đất. Thành phần của đất phù sa nơi đây bao gồm cát và
sét hạt nhỏ mịn. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây chất đất phù sa màu mỡ,
ẩm, lượng mưa trung bình năm từ 1400 – 1600 mm, rất thích hợp với canh tác
cây lúa nước và nhiều loại cây màu. Sông Đuống cung cấp cho làng một
nguồn nước dồi dào, lịng sơng rộng trung bình về mùa cạn 200-250m, về
mùa lũ 600-800m, độ sâu trung bình từ 6-7 m, về mùa lũ 9-12m. Hơn nữa, độ
bùn cát đục trong sông rất lớn, sbq xấp xỉ 950g/m3, là nguồn tài nguyên cát
đen lớn, chủ yếu đáp ứng cho ngành xây dựng.
Từ xa xưa, bên cạnh nghề nông, cư dân cịn biết trồng dâu, chăn tằm, dệt
đũi mà ở bìa làng nay cịn đền Ba thờ ơng tổ và chùa làng phối thờ bà tổ nghề
dệt. Nằm ở vị trí gần chân đồi núi thấp, lại đất đai màu mỡ, nước có quanh
năm nên từ lâu, người Việt cổ đã chọn nơi đây để sinh sống với hàng loạt hố
khảo cổ do Bảo tàng Lịch sử khai quật thuộc nền văn hóa Đơng Sơn khoảng
thế kỉ III – II TCN nằm giữa làng An Quang và làng Ngăm Lương. Trải qua
hàng nghìn năm khai phá, dưới những đơi bàn tay cần cù và những kinh
9


nghiệm trong lao động sản xuất, người dân Ngăm Lương đã biến mảnh đất

trũng xưa kia trở thành những bờ xơi ruộng mật. Làng hiện có diện tích đất tự
nhiên là 125 ha, trong đó đất canh tác nội đồng là 290 mẫu và 5 mẫu đất bãi
ven sông. Nơi đây đã hình thành nên các địa danh, xứ đồng cổ như: đồng Cầu
Bền,đồng Khu Quan, đồng Xôi Mới, đồng Cầu Trắng, đồng Cầu Ngang, đồng
Vườn Tho, đồng Cầu Vuông, Giếng Chua, đồng Đìa, đồng Cửa Đình…trong
đó, khu đồng Đìa là thấp nhất, hầu như ngập nước quanh năm, nhân dân gọi
vui nhiều nước vậy cho nên xã mới tên là : “Lãng Ngâm” tức là vùng đất bị “
Ngâm”!
Hơn nữa, do vị thế của làng nằm ở nơi giao thoa của nhiều tuyến đường,
bao gồm cả đường bộ lẫn đường thủy nên từ xa xưa, cư dân đã sớm tiếp nhận
nhều ngành nghề, đem lại thu nhập không hề nhỏ. Làng nằm ở giáp sông
Đuống, giữa đường đê và đường cổ “ Thiên lý”. Đây đều là những tuyến
đường huyết mạch của xứ Bắc, Sông Thiên Đức nối sông Hồng với hệ thống
sông Lục Đầu tức là nối liền Thăng Long-Hà Nội với các tỉnh phía đơng như
Hải Dương, Thái Bình, Hải Phịng. Sơng Bái Giang, sơng Nghi Khúc, sơng
Nghi Tuyền ở phía nam của làng đi qua nhiều làng nghề như tre trúc Phúc
Lai, đúc đồng Đại Bái, nấu rượu Gia Phú, thợ mộc Bình Ngơ, sơn Định
Cương, quạt giấy Kỳ Khúc, làm nón Tỉnh Ngơ…..mà cả con đường quốc lộ
18B mà nhà giới nghiên cứu mĩ thuật Phan Cẩm Thượng, trong cơng trình
“Văn minh vật chất của người Việt” cho là con đường bộ cổ nhất Việt Nam.
Phía đơng của làng, tức là núi Thiên Thai sơn thủy hữu tình, có núi cao và
sơng chảy vịng quanh, là một thắng cảnh, tụ khí thiêng nên từ lâu, các triều
đại phong kiến đã chọn nơi đây làm hành cung, xây chùa chiền, miếu mạo
như chùa Tĩnh Lự, Lệ Chi Viên, đền Thái sư Lê Văn Thịnh, một số mộ Hán...
Nên rất có thể nơi đây đã là nơi lui tới thường xuyên của giới quý tộc cai trị,
rất có khả năng những di tích đó có đóng góp của của họ, hình thành một
trung tâm đơng đúc, nhộn nhịp.

10



Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã đủ khiến cho nơi đây sớm hình
thành nên một làng sản xuất nông nghiệp lúa nước, kết hợp với nghề thủ công
và cả buôn bán vào các thế kỉ sau này.
1.1.2. Lịch sử dân cư làng Ngăm Lương
Ngăm Lương là một vùng đất cổ, đã có cư dân đến khai hoang, trồng
trọt, sinh sống từ rất sớm. Nguyên nhân chính là nơi đây hội tụ đầy đủ những
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho người Việt định cư từ buổi đầu xuống khai
phá vùng đồng bằng sông Hồng, là ven chân đồi núi thấp, đất đai màu mỡ,
nguồn nước dồi dào...Thời Hùng Vương, nơi đây thuộc đất bộ Vũ Ninh, bộ
lạc Dâu ( Luy Lâu) . Bằng kết quả khai quật khảo cổ học mà quan trọng là
những phát hiện về thời đại Đông Sơn trong cuộc thám sát năm 1972 của Bảo
tàng Lịch sử, chúng ta chúng ta có thể biết chắc chắn rằng vùng đất này vào
khoảng thế kỉ III – đầu thế kỉ II TCN đã có con người đến sinh sống. Năm
1972, giữa lúc giặc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom miền Bắc, một số cán bộ,
công nhân nhà máy diêm Thống Nhất - Hà Nội về đây sơ tán. Trong lúc cùng
nhân dân địa phương đào hầm hố chống bom Mĩ, đã phát hiện một số hiện vật
bằng đồng thau tại ven sườn núi Cả.
Di chỉ khảo cổ học Lãng Ngâm ở vị trí 21o4’48’’ vĩ Bắc và 10608’36’’
kinh Đơng, nằm theo chân phía Tây Nam núi Cả trong dãy Thiên Thai, bên
hữu ngạn sông Đuống với diện tích tới hàng vạn mét vng, cách Hà Nội
khoảng 36km về phía Đơng Đơng Bắc, cách Bắc Ninh 15km về phía Đơng
Nam.
Hiện vật thu được tại di chỉ Lãng Ngâm tổng cộng trên 5 hố A, B, C, D
và E :
Những hiện vật bằng đồng như: Rìu đồng (rìu lưỡi xéo cân xứng, rìu
hình chữ nhật, rìu gót vng, rìu xéo minh khí); giáo đồng (giáo có tiết diện
hình trám dẹt); lao đồng; dao găm cán hình người; cái mổ; mảnh che ngực;
dao gọt; đục đồng; nắp bình đồng, quả cân; mảnh quai trống hoặc quai thạp;
trống đồng minh khí; mảnh đồng trang trí hình người, hình động vật.

11


Hiện vật bằng đá: Có 1 chiếc vịng đá đã bị gãy nhưng gắn lại vẫn giữ
được hình dáng cũ. Chất liệu được làm bằng đá nê-frit, vịng có một khe hở
cắt vng góc với vịng trịn, hai bên khe hở có hai lỗ thủng có lẽ lỗ để buộc
dây.
Hiện vật bằng gốm như: Dọi se chỉ và những mảnh đồ gốm cho thấy đây
là đồ dùng và đồ đun nấu. Miệng đồ gốm rất đa dạng, đặc điểm càng lên
thành miệng càng dày. Chân đế có 2 loại, chân đế thẳng và chân đế loe được
trang trí bằng những đường chải dọc. Nhìn chung đồ gốm có màu xám trắng,
một ít có màu xám hồng và xám đen, có 2 loại chất liệu là mịn và thơ, có độ
nung cao nên mảnh gốm cứng.
Sau khi thám sát ở các hố, dựa vào tầng văn hóa và các hiện vật trong hố
thám sát đã có nhận xét ban đầu:
Di chỉ Lãng Ngâm là một di chỉ khảo cổ học lớn, kéo dài từ chân núi Cả
cho đến suốt cánh đồng Mả Vường, Vườn Chiều, được chia làm 2 khu vực là
khu mộ táng và khu cư trú. Khu mộ táng nằm ven theo chân núi Cả, khu cư
trú kéo dài từ chân núi Cả ra suốt cánh đồng Mả Vường. Tuy phân bố thành 2
khu, nhưng hiện vật hoàn toàn giống nhau cả về chất liệu và trình độ chế tác.
Vì vậy di chỉ Lãng Ngâm vừa là nơi cư trú đồng thời vừa là nơi mai táng.
Hiện vật phong phú và rất độc đáo như: Đồ đồng chủ yếu là cơng cụ sản
xuất và dụng cụ sinh hoạt (rìu hình chữ nhật, rìu lưỡi xịe, rìu lưỡi xéo, nắp
bình, dao gọt, các loại đục, giáo ,lao, dao găm cán hình người và hình củ
hành, mổ đồng, trống minh khí…); đồ đá có trang sức bằng vịng đá; đồ gốm
có dọi se chỉ, các loại đồ đựng và đồ đun nấu. Hiện vật ở Lãng Ngâm đều
mang tính chất bản địa rất đặc sắc, đó là sản phẩm của dân cư nền văn hóa
Đơng Sơn nổi tiếng, đồng thời cũng có sự trao đổi văn hóa giữa vùng này với
vùng kia. Cố GS. Trần Quốc Vượng cho rằng di chỉ Lãng Ngâm chắc chắn
thuộc văn hóa Đơng Sơn, với một khu mộ địa đầy ắp đồ đồng ở chân núi Cả

thuộc dãy Đông Cứu ( Thiên Thai), đan xen đầy mộ gạch cổ Đông Hán – Lục
Triều, khoét sâu vào lòng núi, một khu cư trú Vườn Chiều trải rộng hàng vạn
12


mét vuông trong dải đất phù sa trên bãi trong đê sông Đuống ken dày đặc gốm
“ Đường Cồ”, “ Gị Mun muộn” và kha khá gốm lạ, có thể là Chiến Quốc…
Thời Bắc thuộc, cùng với việc xuất hiện cấp độ hành chính huyện, Ngăm
Lương thuộc huyện Nam Định ( bao gồm 2 huyện Gia Bình và Lương Tài
hiện nay). Thời Lý, Trần thuộc phủ Siêu Loại, lộ Bắc Giang.
Qua điều tra hồi cố các cụ cao tuổi, ta biết được trong nhân dân còn
truyền cho nhau qua nhiều thế hệ là vào thời Lý, do nhu cầu xây dựng sơn
lăng cấm địa mà có cuộc di dân lớn và có tổ chức từ phủ Thiên Đức về phía
nam sơng Thiên Đức này. Trong đó có làng Ngăm, một bô phận cư dân
chuyển tới đây và hội nhập vào làng, trở thành một đơn vị hành chính thống
nhất. Làng Chằm bên cạnh làng Ngăm có tên chữ là Mão Điền tương truyền
cũng hình thành từ cuộc di dân phủ Thiên Đức thời đó. Hẳn khi về đây sinh
sống, người xưa nhận thấy đây khơng chỉ có mạch đất tốt, thuận lợi cho việc
trồng lúa nước, mà về mặt phong thủy, đây là thế đất “tụ linh tụ khí” sinh cơ
lập nghiệp đời đời con cháu sẽ được hưng thịnh. Trong nhân dân cịn lưu
truyền câu ca:
“ Ngâm Điền có chín con dơi
Ai mà táng được đời đời quận cơng”
Vào thời Lê, làng Ngăm là một đơn vị cấp xã, gọi là Ngâm Điền xã. Đến
cuối thời Nguyễn chính thức tên là xã Ngâm Điền, tổng Đông Cứu, huyện Gia
Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Làng Ngâm Điền cuối thời Nguyễn tách
ra thành thôn Tỉnh Cách, thôn Ngâm Điền Giáo và thôn Ngâm Điền Lương,
đều thuộc xã Lãng Ngâm, tổng Đơng Cứu, huyện Gia Bình, phủ Thuận An,
tỉnh Bắc Ninh. Sau kháng chiến 1954, Ngâm Điền Giáo di cư vào Nam hết,
thôn Tỉnh Cách đổi thành thôn Ngọc Tỉnh, thôn Ngâm Điền Lương đổi thành

Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Đến năm 1996,
với Quyết định tái lập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, làng Ngăm Lương lại
thuộc về tỉnh Bắc Ninh. Tại Nghị định số 68/1999/NĐ-CP ngày 9-8-1999,
Chính phủ quyết định chia tách huyện Gia Lương tái lập thành 2 huyện Gia
13


Bình và Lương Tài, làng Ngăm Lương lúc này chính thức thuộc huyện Gia
Bình và giữ nguyên tới nay. Khi tìm hiểu sâu, ta cịn biết một tên khác nữa là
làng Ngăm Đũi vì làng xưa kia có nghề dệt đũi. Ngăm Lương có 3 xóm :
xóm Đình, xóm Chùa và xóm Bến. Theo trưởng thơn Nguyễn Bá Tiến, làng
Ngăm Lương hiện nay có 660 hộ gia đình với 2.432 nhân khẩu, trong đó có
14 hộ đồng bào Cơng giáo với 67 giáo dân.
1.1.3. Đời sống cư dân
Làng Ngăm hiện nay có tới gần 40 dịng họ, trong đó có các dòng họ lớn
là họ Phạm, họ Nguyễn Bá, Họ Nguyễn Đăng…Theo các bậc cao niên thì
dịng họ Phạm là một trong hững dòng họ đầu tiên về lập làng. Trải qua nhiều
đời liên tục cải tạo, một vùng đất trũng nay đã trở thành xóm làng trù mật.
Thuở xa xưa, những cư dân Đông Sơn đến định cư nơi đây đã biết trồng trọt,
canh tác lúa màu và sau này có thêm nghề trồng dâu ni tằm, dệt đũi, thợ nề,
buôn bán cùng tồn tại song song.
Trong cuốn “Bắc Ninh tồn tỉnh địa dư chí” ( quyển hạ) biên soạn năm
Thành Thái thứ 3 ( năm 1891), sao lại năm Bảo Đại thứ 8 ( năm 1913) khảo
về cổ tích, phong thổ , trong phần Kĩ nghệ có nhắc đến nghề thợ nề có xã
Ngâm Điền, nghề dệt tơ lụa có xã Ngâm Điền, nón bồng ở Tỉnh Cách ( một
thôn nhỏ tách ra khỏi Ngâm Điền). Nghề dệt ở đây có từ rất sớm và lưu
truyền đến gần đây. Người trong vùng tự hào với câu ca:
“Ngăm Đũi có gốc cây đề
Có sơng tắm mát, có nghề cửi canh”
Đũi là loại tơ tằm loại hai, màu trắng và rất được tầng lớp trung lưu ưa

chuộng vì hợp túi tiền và lại diện. Do diện tích đất bãi ít nên gái làng Ngăm
phải đi mua thêm lá dâu ở các làng xóm lân cận. Hiện dân làng cịn đền thờ
ông tổ nghề dệt ở đền Ba, bà tổ nghề dệt ở trong chùa làng, việc tế tự bên
cạnh Thành hồng. Đền Ba cũng là di tích có mặt sớm ở ngôi làng này. Hiện
nay do biến động của nền kinh tế thị trường, nghề dệt ở đây đã dần mai một.
Tuy nhiên, với sự nhạy bén vốn có, nhân dân địa phương đã nhanh chóng nắm
14


bắt thời cơ, chủ động chuyển dịch. Hiện nay làng khơng cịn dệt đũi nữa mà
chuyển sang nghề may gia công. Vốn được coi như một nghề phụ nhằm kiếm
thêm thu nhập những ngày nông nhàn, nhưng giờ đây nghề may công nghiệp
ở Ngăm Lương tạo ra bước tiến kinh tế đáng kể, làm nên diện mạo mới,
khang trang cho vùng q này. Tồn thơn Ngăm Lương có tới 80 % số hộ làm
nghề may công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho 400 lao động, số hộ nghèo
giảm xuống dưới 5%.
Hộ ít cũng có vài ba máy, những hộ nhiều có thể lên đến hai chục máy
khâu, vắt sổ và máy thêu tự động. Nghề may khơng q khó nên thu hút được
mọi lứa tuổi. Một số công đoạn đòi hỏi kỹ thuật như cắt vải, vắt sổ, may
những đường phức tạp, thêu các họa tiết khó… thì cần những thợ có tay nghề
và kinh nghiệm, cịn những cơng đoạn cắt chỉ, gấp, đóng gói sản phẩm thì cả
người già và trẻ em đều có thể làm được. Chính vì vậy đã tận dụng tối đa lao
động trong thơn, tạo công ăn việc làm và mức thu nhập ổn định từ 1,5 đến 5
triệu đồng/người/tháng. Ngăm Lương trở thành trung tâm may mặc của huyện
Gia Bình, mỗi tháng xuất ra thị trường hàng triệu sản phẩm may mặc, đa dạng
về chủng loại từ sản phẩm dệt kim tới các sản phẩm thêu cao cấp có giá trị
cao.
Nếu nghề ni tằm dệt vải dành cho phụ nữ cho thu nhập cao thì nghề nề
của đàn ơng đem lại danh tiếng cho dân làng. Hiện bên góc chái trong đình
cịn có ban thờ ông tổ nghề nề. Những người thợ giỏi của làng nổi tiếng trong

vùng về nghề xây đắp. Họ được mời đi làm những việc đòi hỏi tay nghề cao
như đắp cột trụ, câu đối, trang trí ở đền miếu chùa chiền. Tên tuổi của các thợ
cả giỏi những năm gần đây dù đã khuất bóng nhưng vẫn được dân làng ghi
nhớ như các cụ: Nguyễn Huy Hách, Lê Tất Thiêm, Nguyễn Đăng Ư, Nguyễn
Huy Cạch, Phạm Ích Chiến….. thời kì đổi mới nghề nề vẫn được dân làng
phát huy. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đời sống của nhân dân được đổi
mới và có những bước tiến đáng kể.

15


1.1.4. Truyền thống văn hóa và cách mạng
- Các di tích lịch sử - văn hóa :
Là một làng q lâu đời vùng Kinh Bắc văn hiến, làng Ngăm đã hình
thành được ý thức tơn sùng mộ đạo, biết ơn những người có cơng với dân.
Niềm tin đó đúc kết thành các loại tín ngưỡng tồn tại từ lâu trong làng như thờ
tổ nghề, thờ Phật, và thờ Thành hoàng là thủy thần. Các tín ngưỡng tốt đẹp đó
thể hiện cụ thể là các di tích/thiết chế văn hóa truyền thống mà dân dân đã
kiến tạo nên, tương ứng với sự phát triển kinh tế của làng. Làng Ngăm xưa kia
có tới 5 di tích bao gồm 1 đền, 1 chùa, 2 đình và 1 nghè.
Làng có đền Ba, thờ ông tổ nghề dệt đũi, dạy dân làng cách trồng dâu
nuôi tằm bên cạnh việc canh tác lúa màu. Ở chùa làng ( Phổ Thành tự) cịn có
ban thờ bà Tổ nghề dệt. Cả 2 vị đều khơng cịn lưu lại sự tích. Theo dân làng
truyền lại, đền Ba vốn trước kia là đình làng (hoặc cũng có thể có chức năng
như đình làng ) khi dân cịn nghèo. Sau này, khi dân có lực mới xây ngơi đình
mới khang trang to đẹp hơn làm nơi sinh hoạt chung, hàng năm cầu phúc (có
thể chưa kết hợp việc thờ Thành Hồng) thì ngơi đền cũ cũ trở thành ngơi đền
thờ tổ nghề dệt của làng. Dựa vào những quan điểm thống nhất của các học
giả về lịch sử hình thành và phát triển của đình làng Việt Nam như cố GS. Hà
Văn Tấn, GS. Trần Lâm Biền, TS. Nguyễn Hồng Kiên và đặc biệt dấu vết vật

chất sớm nhất còn lại ở đình làng Ngăm hiện nay là sản phẩm tu tạo khoảng
thế kỉ XVIII, chúng ta có thể đi đến giả thiết rằng ngơi đình được tách khỏi
đền ít nhất là vào nửa cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII hoặc sớm nhất cũng
là cuối thế kỉ XV. Đền Ba nay vẫn cịn, cũng nằm ở bìa làng và cách đình
khoảng 50 m. Ngơi đền hiện nay có quy mô nhỏ, tiền nhất hậu đinh, gồm 5
gian tiền tế, 5 gian trung tế và 3 gian hậu cung, mang phong cách kiến trúc
thời Nguyễn muộn, đầu thế kỉ XX. Hệ thống di vật trong đền nay thất lạc
nhiều, nay cịn có bức hồnh phi cổ “ Khởi thánh đường”, tuy đã mờ mất
dòng lạc khoản/niên đại, nhưng đã chứng minh rằng các cụ ngày xưa muốn
khẳng định ngôi đền là di tích sớm có ở làng và có chức năng như một ngôi
16


đình làng trước khi có ngơi đình như hiện nay. Đền cịn có bức hành phi
“ Tối linh kì thịnh” và đơi câu đối:
Đại thần anh linh cư chính vị
Hiển thánh ứng giáng độ trì dân
Ngay trung tâm của làng cịn có ngơi chùa Phổ Thành. Chùa được khởi
dựng từ thời Trần, vào tháng 9, năm Đại Trị thứ 9 ( năm 1366) do ảnh hưởng
của thiền phái Trúc Lâm do 3 vị sư tổ vua Trần Nhân Tông, nhị tổ Pháp Loa,
tam tổ Huyền Quang người bản huyện thuyết giáo. Văn bia “ Phổ Thành tự
bi” do Trạng nguyên Hồ Tông Thốc soạn năm 1366 , ghi chép về việc một
người họ Lê và một người họ Phạm hưng cơng cùng với thiện nam tín nữ thập
phương xây dựng chùa. Đến năm Vĩnh Tộ 3 ( năm 1621) tiếp tục dựng bia có
tên “Phổ Thành tự bi” ghi việc tu bổ chùa, tạc 12 tượng Phật. Năm Cảnh
Thịnh thứ 6 (năm 1798) lại đúc chuông đồng, sửa sang nơi thờ tự và đến năm
Tự Đức thứ 7 (năm 1854) tiếp tục trùng tu tôn tạo lớn. Chùa Phổ Thành hiện
nay cấu tạo hình chữ “đinh” với dấu tích hiện cịn là gác chng có nhiều
mảng chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVIII và quả chuông
đồng đúc năm 1798 thời Tây Sơn. Trong chùa có tổng cộng 21 pho tượng,

nhiều hành phi, câu đối đều có niên đại thời Nguyễn do Hội Thiện của làng
cung tiến. Hội Thiện là những người có danh vọng, tài sản, có tâm đức, góp
cơng góp tiền xây dựng cơng qn ở làng. Hội Thiện ở làng Ngăm hoạt động
rất tích cực. Trên gác chng của chùa hiện cịn một chng đồng đúc ngày
14 tháng 3 mùa xuân năm Cảnh Thịnh thứ 6 ( năm 1798) và 3 bia đá, bao
gồm :
- Bia “Phổ Thành tự bi” soạn tháng 9 năm Đại Trị thứ 9 ( 1366)
- Bia “Phổ Thành tự bi” soạn năm Vĩnh Tộ 3 ( 1621)
- Bia thứ 3, khơng có tiêu đề , soạn năm Tự Đức 7 ( 1854), bia này có
hoa văn thời Hậu Lê nhưng bị xóa hết chữ để khắc lại vào năm này.
Ngồi đê của làng ngay tại bến đò Ngăm trước kia cịn có một cái nghè,
gọi là Nghè Ngăm trơng ra sơng Đuống. Nghè có đặt 3 bài vị của 3 vị thủy
17


thần Tam vị Đại vương, chính là 3 vị Thành hồng trong đình làng, được thờ
chính tại đây để trực tiếp quản lí nguồn nước, chống thủy tai, bảo vệ xóm làng
và đồng ruộng. Trong lễ hội, dân làng rước Thánh từ đình ra nghè, ngự tại đó
rồi bơi ra sông múc nước nghênh thủy về làm lễ mộc dục. Trong những năm
kháng chiến, giặc Pháp đóng đồn bốt tại đây, phá dỡ nghè lấy gỗ nên hiện nay
nghè không còn nữa. Nhân dân địa phương còn lưu truyền câu ca:
“ Ngâm Điền có bến rửa chân
Có nghè năm nóc, có sân đánh cờ
Ở giữa có miếu thờ thờ Vua
Dưới dòng nước chảy thuyền đưa dập dềnh”
Qua câu ca dao xưa, có nhắc đến chi tiết “ nghè năm nóc”, cho phép dự đốn
cơng trình này có thể có ít nhất 5 đơn nguyên kiến trúc, từng diễn ra hoạt
động đánh cờ người ở sân nghè vào dịp hội hè. Qủa thật đây là một chi tiết
khá thú vị giúp hậu thế hình dung một di tích đã từng tồn tại ở nơi này.
Với chi tiết “Ở giữa có miếu thờ vua”, phải chăng trong khơng gian ngơi

nghè cổ kính có tồn tại một ngơi miếu, thờ phụng một vị vua nào đó trong lịch
sử đã từng để lại dấu tích trên bến đị Ngăm này ?
Trong làng, ngồi ngơi đình thờ Thành hồng bây giờ xưa kia cịn một
ngơi đình Chợ, nằm ngay giáp mương nước, dưới dốc đê. Đình thờ Bách
nghệ Tiên sư, vì có chợ họp ngay tại sân nên gọi là đình Chợ. Chợ Ngăm họp
phiên các ngày 5 và ngày 7, nay đã mất. Theo lời kể của các cụ, đình Chợ làm
bằng gỗ xoan, trải qua năm tháng bị sụp đổ quãng những năm 1952, vì chưa
có điều kiện phục dựng lại được nữa, nay chỉ cịn lại phế tích.
Đặc biệt, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng nơi đây được quan tầm hàng
đầu. Thuần phong mỹ tục được thể hiện từ tục thờ Thành hồng làng sẽ phân
tích ở phần sau.
- Phong tục diễn xướng dân gian đặc sắc, tốt đẹp được thể hiện qua
nghệ thuật hát chèo làng Ngăm.

18


Ngăm Lương cịn có nghệ thuật sân khấu truyền thống tích cực. Hình
thức diễn xướng dân gian này có từ lâu đời, xưa kia diễn hát cửa đình, hát
Tuồng và Chèo ở lịng đình, trước mặt Thành hồng, các vị chức sắc, kì mục
trong các kì làng vào đám, thanh niên thì đứng xem ở ngồi cửa. Thời kháng
chiến chống Pháp và Mĩ, với yêu cầu mới của thời đại, làng có tận 3 đội
Tuồng, Chèo và Cải lương biểu diễn phục vụ các dịp tiết lệ, trong xã, trong
làng và ngồi huyện, tạo khơng khí hứng khởi, cổ vũ nhân dân đẩy mạnh tăng
gia sản xuất. Lớp nghệ sĩ ngày ấy hiện cịn cụ Lê Văn Chính 92 tuổi ( diễn
Tuồng), cụ Phạm Ích Phi 89 tuổi ( diễn cả Tuồng và Chèo). Vào những năm
60, làng đầu tư máy nổ, sân khấu gỗ, phơng màn, cảnh trí, đạo cụ, trang phục
dàn dựng vở Cô gái sông Lam, Quai nón hồng...có thể coi là đội chèo nghiệp
dư số 2 của huyện Gia Lương. Năm 2004, thời ông Nguyễn Đăng Dẫn làm
trưởng thôn đã tổ chức Câu lạc bộ Chèo, tham dự “ Liên hoan tiếng hát các

làng chèo tỉnh Bắc Ninh lần thứ nhất tháng 12/2011” đoạt Huy chương
Bạc.
- Tổ chức làng xóm :
Như đã trình bày ở trên, làng Ngăm có tới gần 40 dịng họ, phân đều làm
3 xóm: xóm Đình, xóm Chùa và xóm Bến. Những đơn vị tổ chức này gắn kết
các hộ dân-dòng họ bằng tình làng nghĩa xóm. Người dân Ngăm Lương có
quan niệm “ Bán anh em xa, mua láng giềng gần” nhưng “ Một giọt máu đào
hơn ao nước lã”. Vì thế nên gia đình và dịng họ ln tồn tại và tác động đến
đời sống con người bằng mối quan hệ huyết thống, đặc biệt mối quan hệ giữa
họ nội và họ ngoại rất chặt chẽ. Trong gia đình, ơng bà cha mẹ có trách nhiệm
ni dạy con cháu ngoan ngỗn lễ phép, biết kính trên nhường dưới. Các gia
đình trong một dịng họ khơng nhất thiết cư trú gần nhau nhưng mối quan hệ
luôn được xác định rõ ràng, nghiêm cấm các thành viên trong họ không được
kết hôn với nhau. Trải qua năm tháng chiến tranh và sự xâm thực của thời
gian, nhưng các nhà thờ họ vẫn được bảo tồn, việc duy trì sinh hoạt dịng họ
tuy phần nào mai một nhưng vẫn được các thành viên hưởng ứng. Gần đây có
19


xu hướng trở lại cội nguồn, mối quan hệ dòng họ ngày càng được củng cố.
Người có vị trí cao trong dịng họ là trưởng họ, dưới có các cụ cao niên giúp
trưởng họ trong việc đóng góp ý kiến chung. Ngày nay, các hủ tục lạc hậu đã
khơng cịn, song mỗi họ đề ra những quy tắc riêng, đảm bảo sự đồn kết có
tơn ti trật tự trong dịng họ, phù hợp với nhịp sống hiện đại. Người trưởng họ
tham gia vào các cơng việc của thơn, sau đó đến thơng báo cho từng hộ gia
đình.
Ngồi tổ chức dịng họ, Ngăm Lương xưa còn tổ chức theo hàng Giáp.
Giáp là một tổ chức được tập hợp theo những người cùng giới tính nam,
khơng phân biệt giàu nghèo, già hay trẻ. Bất cứ một đứa trẻ nào khi mới sinh
ra đều phải làm lễ trình làng, trình thánh để có tên tuổi được mua nhiêu

sứa.;đến năm 18 tuổi lại làm một lễ để làng công nhận trở thành trai
đinh.;năm 25 tuổi làm lễ mua tư văn, tham gia vào hội tư văn của làng; năm
50 tuổi trình làng lên lão; năm 70 tuổi trình làng lên thượng thượng thọ miễn
đi phu phen tạp dịch. Tổ chức hàng giáp của Ngăm Lương ( Ngâm Điền ) hồi
đó chia làm 3 giáp: giáp Bắc, giáp Nam và giáp Đơng, nay chính là 3 xóm :
xóm Bến, xóm Chùa và xóm Đình. Đứng đầu mỗi giáp là trưởng giáp do giáp
cử, trên dưới có các cụ cao tuổi và cai đám đốc thúc chỉ đạo công việc của
giáp , của làng. Cũng như nhiều làng quê khác, Ngăm Lương xưa có tổ chức
hành chính từ trên xuống dưới thống nhất, đó là hội đồng kỳ mục và hội đồng
lý dịch. Đây là các bộ máy quản lí, điều hành các cơng việc trong làng, đứng
đầu là lý trưởng, phó lý, thư kí, hộ lại, trương tuần giúp việc cho lý trưởng.
Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cải cách bộ máy hành chính ở cấp cơ sở bằng
việc xóa bỏ hội đồng kỳ mục thay vào đó hội đồng tộc biểu hương chính bao
gồm các chức danh: chánh hương hội, phó hương hội, thư kí, hộ lại, trưởng
bạ. đứng đầu làng là tộc biểu đại diện cho 3 giáp có thể đại diện cho làng đi
họp bàn các công việc của làng xã. Người tộc biểu do đại diện giáp cử và dân
bầu ra, họ là những người có uy tín với làng, có năng lực và trình độ hiểu biết
sâu rộng.
20


- Những phong tục trong chu kỳ vòng đời người ở làng Ngăm
Lương:
Tục cưới hỏi: việc dựng vợ gả chồng là một trong những vấn đề quan
trọng của một đời người. Lệ làng xưa quy định còn trai đến 16, con gái đến
tuổi 13 “ Nữ thập tam, nam thập lục” thì gia đình mới phải lo việc cưới xin.
Gia đình nhà trai thường chọn cho con trai mình người con gái có đủ cơngdung-ngơn-hạnh và gia đình nhà gái phải “ mơn đăng hộ đối” . Từ khi tìm
hiểu cho đến ngày cưới phải qua các bước đi sêu, mối lái, vấn danh, dạm ngõ,
ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Trong lễ xin cưới nhà gái có quyền thách cưới rất
cao vì thế có trường hợp nhà trai quá nghèo không lo đủ tiền thách cưới nên

không lấy vợ được cho con. Làng cịn có tục chăng dây, đóng cổng mới được đi
qua. Khi đón dâu về đến nhà trai, đôi vợ chồng trẻ sau khi làm lễ thắp hương tổ
tiên còn phải làm lễ tế tơ hồng cầu bách niên giai lão, vợ chồng hưởng trọn hạnh
phúc trăm năm.
Về tang ma : trước Cách mạng tháng 8/1945, khi trong gia đình có
người qua đời phải báo với giáp trưởng để giáp trưởng báo cho chính quyền.
Giáp trưởng cắt cử các trai đinh trong làng giúp tang chủ lo ma chu tất. Nhà
có điều kiện, thường tổ chức lễ từ 2 – 3 ngày gọi là đám ma đại cố. Nhà
khơng có điều kiện tổ chức lễ 1 ngày có ăn uống nhưng chỉ có quan viên giáp
sở tại đến tế thành phục từ chiều hôm trước; sáng hôm sau hàng giáp đi đưa
ma gọi là đám ma tiểu cố. Sau tang lễ gia đình cúng tam tiêu, tuần đầu, tứ
cửu, bách nhật. Trong thời gian 100 ngày kể từ ngày mất, gia đình cúng cơm,
ngày 3 bữa ăn gì cúng nấy. Sau 100 ngày đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ
tiên. Qua 3 năm tiến hành lệ cải táng đưa người quá cố về nơi cứ trú mới nơi
chín suối.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: trong mỗi gia đình đều có ban thờ gồm
một bát hương đặt chính giữa, sau đặt mâm bồng, 2 bên có cây đèn-nến, ống
hương, lọ hoa…Ban thờ tổ tiên được đặt ở nới trang trọng nhất, chính giữa
ngơi nhà. Người dân Ngăm Lương tin rằng các bậc tổ tiên khi hóa về một thế
21


giới khác, trần sao âm vậy nên việc thờ cúng phải thành kính, trang nghiêm,
được duy trì thường xun trong các ngày mồng một, ngày rằm, ngày giỗ, lễ
tết. Có như vậy tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, nhân khang vật
thịnh.
Lễ khao vọng: Ngăm Lương xưa có lệ những ngườ đỗ đạt, người được
bổ làm quan, làm lý trưởng, phó lý hay lý dịch, người lên hàng lão….đều phải
khao làng. Dù cho người đó có ở hoàn cảnh nào, giàu hay nghèo vẫn phải làm
cỗ khao. Trước khi khao làng, người khao đem thủ lợn, gà, xơi, rượu, trầu cau

ra đình làm lễ Thành Hồng. Sau đó sửa soạn rượu tại nhà để mời các vị chức
sắc, hương lý, quan viên hương lão, anh em họ hàng và dân làng. Đàn ông 50
tuổi không khao lão vẫn phải đi phu phen tạp dịch, khi làng có đám vẫn phải
ngồi cùng trai đinh, phải phục dịch và chịu sự sai bảo của các cụ. Chỉ sau khi
làm lễ khao vọng mới được tham dự các cuộc hội họp của làng.
Mỹ tục khả phong là truyền thống của làng, trong làng đã sản sinh ra
nhiều tài danh

có nhiều công xây dựng đất nước như Thiếu tướng Lê Văn

Trung, Viện phó Viện vật lí địa cầu Lê Huy Minh,Viện phó Viện vệ sinh dịch
tễ Nguyễn Đăng Hiền, Vụ phó Vụ điều trị Bộ y tế Lê Văn Khảm…
1.2. Lịch sử ra đời và quá trình tồn tại đình Ngăm Lương
1.2.1. Lịch sử ra đời
Đình Ngăm Lương được khởi dựng từ rất lâu đời, qua các lần trùng tu
đình hiện mang nhiều phong cách mỹ thuật khác nhau, thể hiện dấu ấn văn
hóa của từng thời đại. Nghiên cứu về đình Ngăm Lương, bắt buộc chúng ta
phải tìm hiểu thời gian khởi dựng, đó là việc rất quan trọng, nhằm nắm được
diễn biến kiến trúc và trang trí mỹ thuật của di tích phức tạp này.
Đình làng là một kiến trúc to lớn nhất trong hệ thống kiến trúc nông
thôn, chùa làng có thể có cấu trúc rất phức tạp nhưng vẫn khơng thể to hơn
đình. Danh từ “ đình” trong tiếng việt hiện nay có nguồn gốc từ một chữ Hán
Nơm ( 亭). Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam địch nghĩa: “ một kiến trúc
thuộc dạng quán nghỉ, đình hình thành từ khi người Việt khai thác đồng bằng
22


Bắc Bộ. Nhưng dáng dấp khởi nguyên đã mất, chỉ cịn để lại hiện thân là
những ngơi nhà 3 gian nằm giữa ngã ba đường, ngoài cánh đồng ( quán)”.
Theo thư tịch cổ và thực tế ở Việt Nam, ta biết được ít nhất 3 loại kiến trúc có

cơng dụng khác nhau nhưng đều có tên gọi là đình:
- trạm đình: dựng ở ven đường giao thơng, làm nơi trú của người đi
đường
- Quán đình: ở giữa cánh đồng, nơi nghỉ ngơi, tránh nắng trốn mữa của
nơng dân
- Dịch đình: nơi tiếp sứ thần ngoại quốc hay quan lại địa phương đến đợi
vào chầu vua như đình Gia Quất, đình làng Trạm ( quán Hoài Viễn) đều
thuộc quận Long Biên.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu dân tộc học, đồng thời cũng chú ý đến
kiến trúc, tiêu biểu là cố GS.Từ Chi đã đưa ra giả thiết cơng trình kiến trúc
“đình làng” là sản phẩm của lịch sử, manh nha xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ
XV, khởi nguyên là nơi ban bố chính lệnh của triều đình đồng thời cũng có
thể là trụ sở của chính quyền địa phương, là một kiến trúc nảy sinh từ sự áp
đặt từ triều đình xuống xã thơn. Người ta đã tìm được những bia đá cuối thế
kỉ XV ghi việc xây dựng đình ở các xã. Cùng với sự dân chủ làng xã, người ta
đã dần hội nhập vào trong đình những tính chất vượt ra ngồi chức năng khởi
ngun, trong đó, đình là một ngơi nhà cơng cộng gắn với nam giới và là nơi
giải quyết việc làng và các công dụng khác vào sau này. Những dấu vết kiến
kiến trúc sớm nhất cịn để lại là 6 ngơi đình thế kỉ XVI. Vì vậy nên thậm chí
GS. Hà Văn Tấn cịn cho rằng đình làng sớm nhất ra đời vào thời gian này.
Vào thế kỉ XVI, đình làng chủ yếu là nơi tụ hội, sinh hoạt cộng đồng của cả
làng, hát cửa đình, ả đào trước đình. Theo TS. Nguyễn Xn Diện: “hát cửa
đình đã có từ trước năm 1500”, dân đến đình làng là để được vui chơi, đình là
cái nhà hát của làng. Bia chùa Viên Giác ( Yên Mỹ, Hưng Yên) khắc năm
1582 ghi: “Bên trái có đền thờ thánh linh ứng, bên phải có cửa đình đông

23


vui”. Việc thờ cúng ở đình có lẽ chỉ là việc cầu phúc hàng năm. Nguồn gốc

của đình làng có lẽ vẫn là vấn đề chưa có hồi kết.
Lịch sử đã cho thấy trong thời quân chủ chuyên chế Phật giáo ở thời Lý
và thời Trần, nhà nước quản lí làng xã dựa theo cơ cấu quản lí truyền thống.
Thời đó, nhà sư là trí thức của làng xóm và ngơi chùa là trung tâm sinh hoạt
văn hóa làng xã, công việc được giải quyết ở trong không gian ngôi
chùa.Nhưng ở Ngăm Lương/ Ngâm Điền thời Lê lại khác, trung tâm sinh hoạt
tín ngưỡng, văn hóa lại thuộc về đền Ba-ngơi đền có trước đình làng. Theo lời
kể của các cụ cao tuổi trong thôn, đền Ba vốn trước kia là đình làng khi dân
cịn nghèo, sau này dân làng có lực mới xây ngơi đình mới, to đẹp như bây
giờ. Chỉ qua vài lời kể mang tính truyền miệng, chúng ta khó có thể xác định
được độ tin cậy của thơng tin. Nhưng tại đền Ba hiện cịn một bức hồnh phi
đề 3 chữ: “Khởi thánh đường”. Hiện dịng lạc khoản tô niên đại đã mờ hết,
nhưng dựa vào hoa văn quyển vân dạng kỉ hà, tương tự như những đường
diềm đắp trên các cổng gạch cùng thời, được chạm nổi khối thấp làm viền cho
bức hoành phi, ta có thể tạm kết luận là làm thời Nguyễn. Như vậy, là đã từ
lâu, người dân vẫn truyền cho nhau biết là ngơi đền có trước đình làng.
Nhưng đình làng hiện tại được tách ra từ khi nào và vị thành hồng trong đình
lúc này lại là Thủy Thần, khác với vị tổ nghề dệt trong đền thì là một vấn đề
cần một cách tiếp cận toàn diện, cần phải có căn cứ thuyết phục. Có thể trước
kia, đền Ba có thể có chức năng như một ngơi đình làng. Đến một thời điểm,
cùng với sự xuất hiện nhiều hơn của các ngơi đình vào thế kỉ XVI, nhân dân
dựng một cơng trình ở vị trí đình Ngăm Lương hiện nay và làm nơi sinh hoạt
chung, và đương nhiên công trình đó có thể chưa có chức năng thờ Thành
hồng làng mà sau này người ta đã quyết định đưa 3 vị Thủy Thần ở nghè
Ngăm vào trong đình, thành hồng làng xuất hiện. Để rồi trước năm 1764 đã
có một cơng trình đình làng ở đây, dựa vào 2 chữ “Tu tạo” trên dòng niên đại
khắc trong lòng câu đầu đại đình. Đây là một trong những cơ sở quan trọng

24



để đình làng mang tính đa năng, đủ cả 3 chức năng làm trung tâm hành
chính, văn hóa và tâm linh.
Tại đình Ngăm Lương hiện chỉ có mỗi một dịng niên đại trùng tu, sửa
chữa lại đình khắc trên lịng câu đầu bên phải : “Lê triều giáp thân niên mạnh
hạ cốc đán tu tạo”. Vậy nên có thể khoanh vùng rơi vào những năm như
1764, năm 1704, năm 1644. Ta chỉ có cách dựa vào những dấu vết vật chất
sớm nhất trong di tích để suy đốn niên đại khởi dựng. Bằng quan sát, ta thấy
cơng trình đình làng hiện nay có nhiều mảng chạm mang phong cách mỹ thuật
khoảng thế kỉ XVIII (có lẽ vào năm 1764) mà dưới đây chúng ta sẽ phân tích
kĩ ở chương sau là dấu vết sớm nhất hiện cịn. Có thể đưa ra kết luận chắc
chắn rằng cơng trình đình Ngăm Lương hiện nay ra đời vào trước năm 1764,
đến năm này nhân dân tu sửa lớn, tạo nên cơng trình đình làng hiện nay và đục
niên đại vào lòng câu đầu. Thời điểm ra đời này là hoàn toàn phù hợp với bối
cảnh lịch sử và thỏa mãn về những nghi ngờ về trang trí mỹ thuật trong đình.
Hơn nữa, sắc phong cổ nhất của đình Ngăm Lương hiện cịn tồn tại là sắc
phong năm 1767 ghi lại là vào năm này, 3 vị Thành hồng mỗi vị đã có 10
cặp mĩ tự, khẳng định thêm lịch sử tồn tại lâu đời của di tích.
1.2.2. Q trình tồn tại đình Ngăm Lương
Nghiên cứu về một ngơi đình làng, chúng ta đều phải theo dõi sự thay
đổi của ngơi đình đó từ khi khởi dựng đến nay. Điều đó là vơ cùng quan
trọng, nó sẽ giúp chúng ta nắm rõ diễn biến phát triển của ngơi đình, thấy
được những đặc trưng văn hóa được kết tụ trong kiến trúc, di vật và những giá
trị phi vật thể của ngơi đình, ngơi làng mà suy rộng ra là của thời đại đó.
Phần này sẽ khơng phân tích những thay đổi, đặc trưng mỹ thuật, kiến
trúc của từng giai đoạn mà chỉ thống kê những thời điểm tu sửa đình Ngăm
Lương. Phần phân tích đặc trưng sẽ nằm ở chương II và chương III. Như
trước đã nêu, việc khảo sát ngơi đình sẽ dựa trên những dấu tích vật chất hiện
cịn thơng qua đặc trưng mỹ thuật và diễn biến kiến trúc, có tham khảo truyền
thuyết, lời kể của các bô lão thông qua điều tra hồi cố:

25


×