Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tìm hiểu di tích lịch sử đình lương xá (thuộc xã kim lương, kim thành, hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HĨA

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LƯƠNG XÁ
(THƠN LƯƠNG XÁ – XÃ KIM LƯƠNG
HUYỆN KIM THÀNH - TỈNH HẢI DƯƠNG)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC

Người hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THƯỜNG

HÀ NỘI - 2013

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.

Trang

1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................6
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................7
5. Bố cục khóa luận..........................................................................................7
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ Q TRÌNH TỒN TẠI
CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LƯƠNG XÁ


1.1.Khái qt về vùng đất nơi di tích tồn tại.................................................9
1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................9
1.1.2. Lịch sử hình thành............................................................................9
1.1.3. Đời sống kinh tế...............................................................................11
1.1.4. Đời sống văn hóa xã hội..................................................................12
1.1.5. Tình hình dân cư.............................................................................12
1.2. Lịch sử di tích đình lương xá.................................................................13
1.2.1. Lịch sử nhân vật được thờ..............................................................13
1.2.2. Niên đại khởi dựng và q trình tồn tại của di tích....................15
CHƯƠNG 2.

GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT
VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LƯƠNG XÁ.

2.1. Giá trị kiến trúc......................................................................................18
2.1.1. Không gian cảnh quan....................................................................18
2.1.2. Bố cục mặt bằng..............................................................................20
2.1.3. Kết cấu kiến trúc..............................................................................21
2.1.3.1. Nghi môn...................................................................................21

2


2.1.3.2. Đại bái.......................................................................................22
2.1.3.3. Hậu cung...................................................................................26
2.1.3.4. Giải vũ.......................................................................................29
2.2. Giá trị nghệ thuật...................................................................................30
2.2.1. Trang trí kiến trúc...........................................................................30
2.2.1.1. Trang trí bên ngồi kiến trúc....................................................30
2.2.1.2. Trang trí bên trong kiến trúc.....................................................31

2.2.2. Một số di vật tiêu biểu......................................................................37
2.2.2.1. Di vật bằng đá...........................................................................37
2.2.2.2. Di vật bằng giấy........................................................................37
2.2.2.3. Di vật bằng gỗ...........................................................................38
2.3. Lễ hội.......................................................................................................47
2.3.1. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội.........................................49
2.3.2. Chuẩn bị lễ hội................................................................................50
2.3.3. Diễn trình lễ hội...............................................................................54
2.3.3.1. Phần lễ.......................................................................................54
2.3.3.2. Phần hội....................................................................................60
2.3.4. Giá trị lễ hội trong đời sống cộng đồng..........................................62
2.3.4.1. Giá trị cố kết cộng đồng............................................................62
2.3.4.2. Giá trị hướng về cội nguồn........................................................63
2.3.4.3. Giá trị cân bằng đời sống tâm linh...........................................64
2.3.4.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa......................................64
2.3.4.5. Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc………………………………………………………66

CHƯƠNG 3.

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

3


ĐÌNH LƯƠNG XÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1.Hiện trạng của di tích..............................................................................69
3.1.1. Hiện trạng bảo quản di tích............................................................69
3.1.2. Hiện trạng lễ hội..............................................................................72
3.1.2.1. Một số ý kiến đề xuất về lễ hội đình Lương Xá......................74

3.2. Vấn đề bảo tồn và tơn tạo di tích..........................................................76
3.2.1. Cơ sở pháp lý...................................................................................77
3.2.2. Bảo quản tu bổ và tơn tạo di tích....................................................82
3.3. Khai thác và phát huy giá trị di tích đình lương xá trong giai đoạn
hiện nay..........................................................................................................87
KẾT LUẬN...................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................94

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử đã đi qua để lại trên dải đất hình chữ S biết bao nhiêu dấu ấn,
những dấu ấn không thể phai mờ trong tâm thức của con người Việt Nam.
Dấu ấn đó là những nét đẹp, là niềm tự hào của bao thế hệ đã đi qua. Đời đời
nối tiếp những truyền thống oai hùng và vẻ vang, để từ đó hội tụ trong từng
vùng miền một vẻ đẹp, vẻ đẹp ấy đã làm nên trang sử chói lọi của nước nhà.
Quá khứ đã dần trôi vào dĩ vãng, cùng với lớp bụi mờ thời gian cũng làm
cho con người ta quên đi một cách nhanh chóng những gì mà thuở xưa ông
cha ta đã cố gắng dựng xây và bảo vệ. Điều đó đang dần có sức ảnh hưởng to
lớn đến những giá trị của cả một dân tộc, của cả một quốc gia. Như chúng ta
đã biết hiện tại luôn được bắt đầu từ quá khứ. Những gì hiện thực hơm nay ta
đã có và nhìn thấy, được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi và xương máu của
thế hệ cha anh. Thật đáng quý và trân trọng biết bao nếu như mỗi chúng ta
thấu hiểu được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn- Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Đó là đạo lý nhắc nhở chúng ta làm người, nhắc nhở chúng ta hãy nhớ đến
những gì mà các bậc tiền nhân đã dày cơng xây dựng, những cơng trình ấy
trước hết được đề cao tới nhu cầu tâm linh của người dân Việt Nam và một
phần nào đó là chỗ dựa vững chắc trong trường kỳ kháng chiến, nó tạo nên

sức mạnh giúp cả dân tộc ta vượt qua khó khăn thử thách, chiến thắng những
kẻ thù mạnh nhất để đi từ thằng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày nay ở bất cứ nơi đâu, trên mọi miền Tổ quốc ta cũng dễ dàng bắt
gặp những di tích lịch sử văn hóa, đó là những tài sản quý báu mà ông cha ta
để lại. Các di tích này mang trong mình những dấu ấn và hơi thở của thời đại,
chứa đựng những giá trị kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tín ngưỡng của từng
vùng miền khác nhau. Với 54 dân tộc anh em và 54 sắc màu văn hóa, những
di sản văn hóa ấy ln là sợi chỉ xanh, là tấm thảm muôn màu, và là điểm tựa
để gắn kết các dân tộc ta thêm tình đồn kết.

5


Trong cùng một phạm vi, những nét tiêu biểu của làng xã ln là một
điểm nhấn nói lên những đặc trưng của mình. Đặc sắc nhất là những cơng
trình kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng gợi cho ta nhớ về một thời oai hùng đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và cùng đó là những phong tục tập quán được hội
tụ trong làng xã. Đình Lương Xá cũng vậy, ngồi những giá trị tiêu biểu về
kiến trúc và nghệ thuật, đình cịn hội tụ nhiều nét văn hóa tiêu biểu, đó là bộ
mặt của thôn.
Qua bao thời gian, các thế hệ nối tiếp nơi đây đã tạo dựng nên những giá
trị văn hóa truyền thống độc đáo và vẫn được bảo lưu cho đến tận ngày nay.
Đình Lương Xá có từ lâu đời, nổi tiếng linh thiêng và gắn với nó là những câu
chuyện độc đáo hấp dẫn có nhiều bí ẩn. Ngồi giá trị về vật thể, đình cịn nổi
lên giá trị văn hóa phi vật thể được cộng đồng cư dân Lương Xá đời đời kế
tục trên nền truyền thống, song phần nào đó cũng tiếp thu những gì tinh hoa
nhất của thời đại một cách có chọn lọc.
Đình Lương Xá nói riêng và những di tích khác trên mọi miền Tổ quốc
nói chung, là cả một bảo tàng sống về kiến trúc, điêu khắc, trang trí và phong
tục cổ truyền, tín ngưỡng niềm tin của dân tộc Việt Nam. Những di tích ấy có

ý nghĩa lớn lao nếu ta đi sâu vào nghiên cứu, phân tích bóc tách từng lớp văn
hóa chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hóa dân
tộc mình. Để biết lựa chọn khai thác cũng như bảo tồn phát huy những tinh
hoa truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục lấy đó làm nền tảng để xây
dựng một nền văn hiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm gần
đây cùng với sự đổi mới của đất nước, các di tích đã được khởi sắc, bởi người
ta thừa nhận rằng: chính di tích lịch sử văn hóa đã góp phần hồn thiện con
người, hồn thiện cái Chân- Thiện- Mỹ trong mỗi con người khi đến với di
tích. Thế hệ trẻ Việt Nam hơm nay ln khát khao hướng về nguồn cội, tìm
lại quá khứ dân tộc thơng qua di tích lịch sử văn hóa.

6


Do sự khắc nghiệt của khí hậu, sự biến đổi của thời gian và những cuộc
chiến tranh liên miên trong lịch sử nên những di tích cịn lại khơng nhiều,
trong đó nhiều di tích đang trong q trình xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ
bị phá hủy hoặc dần đi vào lãng quên biến mất hẳn. Trong điều kiện làm chủ
đất nước, làm chủ những di sản của đất nước mình, việc nghiên cứu tìm hiểu
những giá trị và góp phần bảo tồn phát huy các di sản văn hóa ngày càng
được chú trọng. Là người con thôn Lương Xá đang học tập tại trường Đại học
Văn hóa, khoa Di sản Văn hóa, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc lịch sử văn
hóa địa phương mình, tơi đã chọn đề tài TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ
ĐÌNH LƯƠNG XÁ (thuộc xã Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương) làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Di tích lịch sử Đình Lương Xá thuộc xã Kim
Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu:
• Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình Lương Xá gắn liền với quá trình

hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay.
• Về khơng gian: Nghiên cứu di tích đình Lương Xá trong khơng gian lịch
sử,

văn hóa của vùng đất nơi di tích tồn tại.

3. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, để xem xét những sự vật và hiện tượng phát triển theo quy
luật tất yếu khách quan. Phương pháp liên ngành như Bảo tàng học, Mỹ học,
Sử học, Dân tộc học, Xã hội học.v.v.. trong đó phương pháp khảo sát tại thực
địa là chủ yếu: quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn để thu thập
thơng tin, tài liệu về di tích.
4. Mục đích nghiên cứu.

7


Nhằm tìm hiểu sâu hơn những giá trị cơ bản của đình về kiến trúc, nghệ
thuật, văn hóa, đồng thời xác định niên đại và sự tồn tại cũng như q trình
biến đổi của di tích trong lịch sử. Để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
trùng tu, tơn tạo và phát huy những mặt tích cực của di tích trong nhịp sống
hơm nay.
5. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích lịch sử
Đình Lương xá.
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và Lễ hội Đình Lương Xá.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đình Lương Xá
trong giai đoạn hiện nay.

Bất cứ cơng việc gì cũng khơng đơn thuần, khi viết về đề tài này người
viết cũng gặp khơng ít khó khăn vướng mắc đó là hệ thống tài liệu. Có thể nói
rằng các tài liệu viết về di tích này khơng nhiều, thậm chí chưa có một bài
nghiên cứu khoa học về Đình ngồi bộ hồ sơ xếp hạng năm 2001 hiện đang
lưu giữ ở kho Bảo tàng Hải Dương. Do vậy cơ sở làm khóa luận là chủ yếu
tiến hành nghiên cứu khảo sát tại thực địa.
Với mong muốn sâu đi vào nghiên cứu, để phần nào hiểu rõ được lịch sử
địa phương cũng như những nét văn hóa đặc trưng của q hương của mình,
nhưng khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót bởi hạn chế của bản thân.
Vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của cơ Nguyễn Thị Minh Lý cùng
tồn thể thầy cơ trong ngành để bổ xung và hồn thiện khóa luận. Qua đây em
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Minh Lý - người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đồng thời
em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Di sản
Văn hóa - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Ban quản lý di tích đình Lương

8


Xá và các cá nhân, các ban ngành liên quan đã giúp đỡ em hồn thành khóa
luận này.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.

9


CHƯƠNG 1.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI
CỦA DI TÍCH ĐÌNH LƯƠNG XÁ.

1.1. Khái qt về vùng đất nơi di tích tồn tại.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Kim Lương là xã nằm ở phía Đơng Bắc huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương
Phía Đơng giáp xã Lê Thiện (huyện An Hải- Hải Phòng, mốc giới địa
phận giữa Hải Dương và Hải Phịng).
Phía Tây giáp thị trấn Phú Thái và một phần xã Kim Anh (huyện Kim
Thành).
Phía Nam giáp sơng Văn Dương (cịn gọi là sơng Dong), sơng Đào An
Thành, bên kia sông là xã Kim Khê và một phần xã Kim Tân thuộc huyện
Kim Thành.
Phía Bắc giáp với sơng Kinh Mơn, bên kia sông là xã Hiến Thành, xã
Long Xuyên, huyện Kinh Môn.
Huyện Kim Thành chia làm ba khu : A, B, C, xã Kim Lương có hai thơn
(theo cách gọi hành chính hiện nay) là Lương Xá và Cổ Phục thuộc khu B
huyện Kim Thành.
Từ thành phố Hải Dương (trung tâm của tỉnh Hải Dương) theo quốc lộ số
5 đến thị trấn Phú Thái cách 24km, tiếp tục đi 3km rẽ phải đi chừng 500m thì
đến di tích.
1.1.2. Lịch sử hình thành.
Theo truyền thuyết kể lại đất Kim Lương có cách đây khoảng trên 200
năm, là vùng đất hoang vắng, màu mỡ, thế rồng bay phượng múa. Vào những
năm 1789 Vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh, một số nghĩa quân Tây

10



Sơn đã đem gia đình đến khai lập ấp dần hình thành mảnh đất Kim Lương
ngày nay.
Ngược dịng lịch sử từ thời xưa, theo những người cao tuổi truyền lại và
theo gia phả của một số dòng họ, địa bàn xã Lương Xá là một mảnh đất màu
mỡ thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề
nông. Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 Lương Xá là một xã thuộc
tổng Bất Nạo, huyện Kim Thành. Sau Cách mạng tháng 8/1945 xã Lương Xá,
xã Cổ Phục và xã Mân Lộc sáp nhập thành xã Minh Tân. Xã Minh Tân có 3
thơn: Lương Xá, Cổ Phục và Mân Lộc.
Đến tháng 4/1946, Hội đồng nhân dân khóa I đã quyết định đổi tên xã là
xã Nhật Tân. Tháng 7 năm 1949 xã Nhật Tân sáp nhập với xã Vạn Thọ thành
xã Vạn Tân, xã Vạn Tân có 5 thôn: Mân Lộc, Cổ Phục, Lương Xá, Văn
Dương và Cống Khê. Năm 1956, sau cải cách ruộng đất, xã Vạn Tận lại tách
thành hai xã Kim Khê và Kim Lương. Xã Kim Lương có hai thơn là: Lương
Xá và Cổ Phục, những thơn cịn lại thuộc xã Kim Khê, xã Kim Lương hiện
nay thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Nằm ở phía Đơng Bắc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Kim Lương là
một xã có truyền thống yêu nước và cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Kim Lương đã
vùng dậy đấu tranh phá tan xiềng xích bất cơng, tiến hành khởi nghĩa giành
chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi.
Từ trong phong trào đấu tranh cách mạng, Chi bộ Đảng Cộng sản xã Kim
Lương đã sớm được thành lập. Có Đảng có Chi bộ lãnh đạo, nhân dân toàn xã
vững tin vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống xâm lược, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nêu cao ý chí đấu tranh cách mạng, khắc phục mọi khó khăn gian
khổ, qua các giai đoạn lịch sử đã giành được những thắng lợi to lớn. Những
năm tháng ấy là những trang sử vẻ vang được viết bằng mồ hôi, nước mắt, sự
mất mát hy sinh của Đảng bộ và nhân dân toàn xã.

11



1.1.3. Đời sống kinh tế.
Trước kia cuộc sống chính của nhân dân địa phương chủ yếu là nông
nghiệp, phát triển chăn ni, thả cá, ngồi ra cịn có nghề phụ như làm hàng
xáo. Lương Xá trước đây có nghề dệt chiếu cói, nghề dệt chiếu đã từng tồn tại
từ khá lâu đời, có những lúc phát triển khá mạnh, nhưng hiện nay nghề này đã
mai một, không phát triển được nữa. Ngồi ra một số ít gia đình biết nghề
mộc, đan rổ rá ở trình độ kĩ thuật thấp, phục vụ nhân dân địa phương là chủ
yếu. Tuy làng có chợ (chợ Si làng Cổ Phục), nhưng thương nghiệp ở địa
phương không phát triển, mà phần lớn là người nơi khác đến cư ngụ buôn
bán, mãi đến năm 1939- 1940 trở đi mới có một số gia đình giàu có bỏ vốn ra
bn bán.
Kim Lương có đường giao thơng chiến lược nối Hải Phòng với Hà Nộiđường quốc lộ 5 và đường sắt kề bên song song chạy dọc theo chiều dài của
xã. Với vị trí như vậy rất thuận lợi phát triển kinh tế của vùng.
Trong những năm gần đây, do đường lối và chính sách đổi mới của Đảng,
nhất là sự chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, sản phẩm hàng hóa ngày
càng tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cả xã có tới 70%
số hộ có nghề phụ và bn bán nhỏ làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khởi
sắc.
Hiện nay Lương Xá là một trong những xã phát triển kinh tế mạnh nhất
của huyện, với những công ty nhà máy mọc lên như : Công ty May, Công ty
Dệt, Công ty điện tử POYUN, Cơng ty đóng tàu Quang Minh, Cơng ty than
Thành An, Công ty gang thép Thái Hưng, công ty thép Đất Việt và nhiều
xưởng may tư nhân, góp phần giải quyết được số lao động thất nghiệp, làm
cho đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao về mọi mặt. Tuy nhiên bên
cạnh mặt tích cực của đời sống kinh tế, vẫn còn hạn chế đan xen. Những cây
xanh, cánh đồng bát ngát đâu còn nữa mà thay thế vào đó là hàng loạt các

12



cơng ty đua nhau mọc lên, khí thải cơng nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe của người dân nơi đây.
1.1.4. Đời sống văn hóa - xã hội.
Xã Kim Lương là một xã trước đây có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa,
tại các thơn Cổ Phục và Lương Xá đều có chùa, đình, miếu, nghè... nhưng trải
qua hai cuộc chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, phần lớn các di tích này đã bị
hủy hoại, gần đây do chính sách của Đảng một số di tích mới được nhân dân
trùng tu lại, nhưng quy mô nhỏ hơn. Hiện nay, Kim Lương chỉ cịn lại hai di
tích: Đình Lương Xá và Cửu phẩm liên hoa chùa Linh Quang cịn khá ngun
vẹn.
Tìm hiểu văn hóa của một địa phương, một vùng đất sẽ thật thiếu sót nếu
như ta khơng biết đến những món ẩm thực nổi tiếng khó quên trong lòng
người như Bánh đậu xanh, Vải thiều, Bánh gai và đặc biệt hơn đó là món chả
rươi - món ăn dân dã và tự nhiên nhất của vùng. Nằm kề với huyện Kinh Môn
- trung tâm của vùng rươi, không như nem công, chả phượng, bào ngư, yến
huyết cầu kỳ khó kiếm, chả rươi là món ăn bắt đầu và hình thành từ những gì
dân dã nhất. Đặc biệt hơn nếu vào những ngày Tết nguyên đán, giữa tiết trời
se lạnh, trên mâm cỗ tết đầm ấm lại có món chả rươi thơm lừng để khoản đãi
bạn bè thì thật thú vị. Trong khơng khí đầm ấm ấy của ngày sum họp, hẳn đây
sẽ là món quà quê hiếm có của những ngày đầu xn.
Đó là những gì tinh túy và đẹp đẽ nhất của cuộc sống thôn quê được chắt
lọc từ tự nhiên và do bàn tay khối óc con người làm ra. Cũng từ đó tạo nên
một sắc thái văn hóa mang đậm chất địa phương mà hiếm thấy nơi đâu có
được.
1.1.5. Tình hình dân cư.

13



Đời sống kinh tế ngày càng khởi sắc, đặc biệt nhiều công ty ra đời thu hút
được hàng ngàn người lao động ở các vùng quê khác nhau, họ tới đây lập
nghiệp làm ăn và sinh sống. Theo thống kê dân số tháng 11 năm 2000, dân số
toàn xã Kim Lương là 6.903 người, riêng thơn Lương Xá có 3.622 người.
Người dân Kim Lương hầu hết là dân tộc Kinh, đa số theo đạo Phật, số ít
khơng theo đạo nào, nên ảnh hưởng của các tôn giáo đối với đời sống xã hội
khơng đáng kể. Tuy mỗi làng đều có nhiều dòng họ, nhưng ở xen kẽ đã nhiều
đời, nên tình nghĩa xóm làng, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc vui,
lúc buồn, khi ốm đau, lúc hoạn nạn khá sâu sắc, góp phần làm giàu thêm
truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
1.2. Lịch sử di tích Đình Lương Xá.
1.2.1. Lịch sử nhân vật được thờ.
Đình Lương Xá tơn thờ ơng Đào Nhã, người có cơng giúp nhà Trần đánh
giặc Ngun Mơng ở thế kỷ XIII. Thân thế và sự nghiệp của ông được ghi
chép trong thần phả do Nguyễn Bính viết năm Hồng Phúc ngun niên
(1572). Ngồi ra, di tích cịn thờ 5 vị Thiên Thần (theo tín ngưỡng dân gian)
phù giúp ông Đão Nhã đánh giặc. Cùng thời với ông Đào Nhã và 5 vị Thiên
Thần, đình cịn thờ bà Trần Thị Hường, người hưởng ứng phong trào Cần
Vương đánh Pháp đầu thế kỷ (những vị được thờ ở đình Lương Xá cũng được
thờ tại đình xã Lạc Thiện, tổng Phí Gia, huyện Kim Thành).
Theo thần tích, sắc phong hiện cịn lưu giữ tại di tích cho biết: dưới triều
vua Trần Nhân Tông (1279- 1293) ở đạo Kinh Bắc, xưa gọi là quận Vũ Ninh,
phủ Thuận An, huyện Quế Dương, trang Thịnh Liệt có một gia đình họ Đào,
tên húy là Hùng, tiên tổ đều được vua phong chức tước, kết duyên với người
cùng quận là Vương Thị Tuân. Hai người sống với nhau thuận hòa, lấy nghề
làm thuốc để sinh sống, tu thân, tích thiện. Sau đó, họ sinh hạ được một cậu
con trai kháu khỉnh, khôi ngô, tuấn tú, đặt tên con là Nhã. Ba tuổi cậu được

14



mẹ cho đi học. Đến năm 9 tuổi thì cha mẹ đều qua đời. Năm 16 tuổi cậu đã là
một chàng trai khỏe mạnh, học lực tinh thông, chăm lo kinh thư, năng rèn vũ
lược, người đương thời đều tôn là bậc Thần đồng.
Lúc bấy giờ, giặc Nguyên do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dẫn thủy lục quân
sang xâm chiếm nước ta, tình thế cấp bách, vua sai đình thần đi khắp nơi tìm
người tài giúp nước. Khi được triệu vào triều, Trần Quốc Tuấn tâu với vua
rằng: “Nước ta giàu, quân ta mạnh, uy đức của bệ hạ ra đến tận ngồi nước,
lịng người xương tủy gắn bó, lại được lòng trời, sai nhiều nhân tài xuống
giúp. Thần nghe nói có một người họ Đào tên Nhã có tài văn võ, anh hùng
thao lược, trí dũng hơn người. Thần sẽ triệu người ấy đến, hỏi han và ban
chức, giao cho quân sĩ đi tuần tra các đạo, lựa chọn tướng tài, phân chia đội
ngũ, tiến đánh quân Nguyên, ngày kia có thể dẹp yên được”.
Nhà vua nghe tin rất mừng cho người gọi Nhã Công đến, phong cho làm
thống chế thủy đạo tướng quân và sai đem quân đi tuần phịng hai đạo Đơng
và Bắc.
Nhận được chiếu chỉ nhà vua, ông cùng binh sĩ xếp thành đội ngũ tiến về
phía Đơng Bắc. Khi đến đất Hải Dương, trời vừa tối, ơng cho qn đóng tại
trang Đồng Xá, xã Lạc Thiện, tổng Phí Gia. Ơng sai qn dựng một đồn lớn
để chống quân Nguyên và củng cố đội ngũ. Sau đó, ơng nhận được lệnh của
Trần Quốc Tuấn, kết hợp với các cánh quân khác đánh trận thủy chiến trên
sông Bạch Đằng. Do thế trận thuận lợi và ý chí quyết chiến quyết thắng của
quân đội nhà Trần, trận Bạch Đằng ta đã toàn thắng. Quân Nguyên tan tành
từng mảng tháo chạy thục mạng. Đất nước trở lại thanh bình.
Tương truyền, khi Đào Nhã đóng quân ở trang Đồng Xá, vào lúc canh ba
có 5 vị thiên thần giúp ơng đánh giặc, đó là các ơng:
Đại La chi thần (húy Viêm)
Xích Thố, Xích Đế chi thần (húy Khải)
Quảng Hóa cư sĩ (húy Hóa)


15


Lang Trung gia hóa chi thần (húy Chương)
Đàm Vĩnh Phán quan chi thần (húy Đơ)
Đất nước sạch bóng qn Ngun Mơng, vua hạ chiếu vời các tướng có
cơng về triều mở yến tiệc mừng công. Đào Nhã phụng chiếu hồi triều, lúc
thuyền vừa ra khỏi sông Bạch Đằng về trung lưu, khơng may bị đắm thuyền
và mất tại đó.
Nhận được tin ông qua đời, vua Trần vô cùng thương tiếc, cảm kích cơng
lao của ơng, sai người chơn cất và cho phép dựng miếu phụng thờ. Đồng thời
gia phong mỹ tự: “Nhã công linh ứng đại vương” , tặng phong làm đương
cảnh Thành hoàng, giúp vua giữ nước, yên dân, phù cho vận nước càng bền
vững xứng đáng là trung đẳng thần. Ngồi ra vua cịn bao phong cho 5 vị
thiên thần phù giúp ông Đào Nhã đánh giặc là hạ đẳng thần.
Do có cơng lao trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, ông đều được
các triều đại phong kiến phong sắc, hiện nay di tích cịn lưu giữ được một số
đạo sắc phong.
- Thành Thái Nguyên niên (1889).
- Duy Tân năm thứ 3 (1909).
- Duy Tân năm thứ 5 (1911).
- Khải Định năm thứ 9 (1924).
Đình Lương Xá khơng chỉ thờ ông Đào Nhã và 5 vị thiên thần, mà cịn
thờ bà Trần Thị Hường, người có cơng ủng hộ phong trào Cần Vương đánh
Pháp đầu thế kỷ bằng cách cung cấp vải, gạo cho quân triều đình trong một số
trận đánh tại địa phương. Sau khi mất được nhân dân tơn làm Thành hồng
làng. Đây là sự kiện quý hiếm trên đất Hải Dương.
1.2.2. Niên đại khởi dựng và q trình tồn tại của di tích.
Theo các bơ lão trong làng kể lại đình được xây dựng vào năm 1889 cách

đây 124 năm vào mùa hạ đời vua Thành Thái, trải qua nhiều biến cố lịch sử

16


và thiên nhiên phong hóa, ngơi đình bị xuống cấp. Vào tháng 3 năm Canh
Ngọ (1930) đình được trùng tu kiến trúc đình hình chữ (J).
Trong kháng chiến chống Pháp, đình Lương Xá xảy ra nhiều sự kiện lịch
sử quan trọng của địa phương. Năm 1941- 1942 Đảng cử ông Nguyễn Thế Dy
về xây dựng cơ sở Đảng ở đây, với danh nghĩa là hương sư, ông mở trường
dạy học ngay tại Giải vũ đình. Với vỏ bọc kín đáo, ông đã gây dựng được
nhiều cơ sở Đảng kiên trung và là một trong những người lãnh đạo Đảng đầu
tiên của huyện Kim Thành. Trong những năm 1949 đến năm 1954 Pháp lấy
đình làm nơi đóng qn, lực lượng kháng chiến ở địa phương đã nhiều lần
quấy rối địch và vận động được một số binh lính ra đầu hàng cách mạng. Sau
hịa bình lập lại, di tích được sử dụng làm kho, và là nơi sản xuất chiếu cói
của Hợp tác xã.
Khói lửa bom tàn của chiến tranh đã khiến cho bao di tích của ta bị phá
hủy, đó chính là nỗi đau, là sự mất mát của dân ta. Đình Lương Xá cũng
khơng loại trừ, thậm chí đình giống như một mảnh đất hoang tàn tồn mùi
khói bom và khói súng. Để trả lại những gì vốn có từ xa xưa, trả lại những
đau thương và mất mát cho người dân thôn Lương Xá. Từ những năm 1999
ngôi đình được trung tu như lợp lại 1/2 ngói của tòa Đại bái và Hậu cung
được quét ve lại phần nề ngõa, đến năm 2001 đình được xếp hạng cấp Quốc
gia. Và đến năm 2005 chính quyền cùng nhân dân địa phương đã tiến hành
đại trùng tu ngơi đình, đó là xây dựng thêm Nghi môn, xây dựng lại khuôn
viên ao đình, thay một số cấu kiện gỗ bên trong kiến trúc và các hạng mục
khác như bếp nấu (ở phía sau ngơi đình) và tường bao. Từ đó đến nay hàng
năm nhân dân trong thôn đều tiến hành sơ tu để bày tỏ lịng thành kính của
nhân dân tới các bậc tiền nhân đã có cơng đánh giặc bảo vệ dân làng, vì thế

ngơi đình ngày càng khang trang bề thế. Hiện nay kiến trúc đình có dạng chữ
(J), các hạng mục cơng trình được mở rộng như Nghi môn, Đại bái và Hậu
cung. Đặc biệt trong những năm khói lửa chiến tranh miếu Nghè Bà cũng bị

17


phá hủy. Gần đây nhất năm 2010 Nghè Bà được xây dựng lại, sạch sẽ và
khang trang hơn.
Di tích lịch sử đình Lương Xá đã tồn tại và phát triển hơn một trăm năm
nay. Tuy quy mơ của đình khơng lớn nhưng đã hội tụ được tinh khí của đất
trời. Bao phen vật đổi sao dời mà ngơi đình vẫn còn ngạo nghễ cùng trời đất,
cùng với dân làng Lương Xá. Có thể nói rằng di tích đình Lương Xá và Chùa
tháp Cửu Phẩm Liên Hoa (còn gọi là Quang Linh Tự) là điểm sáng và là niềm
tự hào của nhân dân Hải Dương nói chung và người dân Kim Lương nói
riêng.

18


CHƯƠNG 2.

GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT
VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LƯƠNG XÁ

2.1. Giá trị kiến trúc.
2.1.1. Không gian cảnh quan.
Đối với bất cứ một cơng trình kiến trúc nào của người Việt thì lựa chọn
hướng và thế đất là cơng việc hết sức quan trọng đặc biệt đối với những di
tích tín ngưỡng tơn giáo. Đây là những nơi linh thiêng nên được quan tâm một

cách đặc biệt.
Theo quan niệm xưa thì đất chọn để xây các cơng trình tơn giáo phải là
nơi đất khỏe, thống mát có nhiều cây cối, hơn nữa bên cạnh các di tích phải
có nguồn nước chảy qua, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, thanh tao mà huyền bí.
Người ta tin rằng nước là khởi đầu của mọi nguồn hạnh phúc và do nước ở
thấp nên thường được gọi là yếu tố âm, còn di tích nổi cao được gọi là yếu tố
dương. Đó là ước vọng và nhằm thông qua thần linh để thành một gợi ý cho
mn lồi sinh sơi phát triển. Do đó nhiều nơi tuy chọn được địa thế đẹp
nhưng chưa có dịng sơng hay hồ nước chảy qua thì đã tự tạo ra những hồ
nước, dịng sơng phía trước để tạo ra cảnh quan được như ý. Bên cạnh sự
thanh khiết, đẹp đẽ khi có những dịng nước ở trước các di tích, thì cịn mang
một ý nghĩa tẩy sạch bụi trần cho du khách thập phương khi bước vào dâng
hương lễ bái.
Tương ứng với một vị thế đất đẹp thì khơng chỉ có Chùa, Đền, Miếu mà
Đình cũng cần có một hướng tốt để tạo nên sự hài hịa. Trước hết ước Vọng
của người Việt trông chờ ở di tích là sự thiêng, người ta thường tin rằng ở
những nơi đó con người có thể cầu nguyện được những “sinh lực vũ trụ” cho
mọi mặt của cuộc đời. Theo quan niệm của người xưa thì hướng Tây và
hướng Nam là tốt nhất cho một di tích.

19


Người Việt có câu:
“ Gia sự đại an, có nhà hướng Nam”
“ Lấy vợ hiền hòa,làm nhà hướng Nam”.
Hướng Nam để nói lên hướng nhà ấm về mùa đơng, mát về mùa hè. Song
phần nào người ta thấy hướng Nam đầy dương tính sáng sủa, đồng thời đó là
hướng của các bậc Đế Vương:
“ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”.

( Thánh nhân quay mặt về hướng nam mà nghe lời tâu bày của thiên hạ ).
Hướng Tây, người ta tin rằng đây là một hướng ổn định nhất vì hợp với
sự vận hành hay đối đãi của âm dương, khiến cho thần linh khơng rời bỏ
nghĩa vụ vì chúng sinh đau khổ : “(đối đãi : khác nhau nhưng phải lệ thuộc
vào nhau để tồn tại để phát sinh, phát triển). Quy luật này khiến thần ngồi đó
được yên ổn, không bỏ dân mà phiêu diêu về miền khác. Người ta quan niềm
rằng, mặt trước của thần (tức của di tích) thuộc dương quay về hướng Tây
(Âm), tay trái (Âm). Ở hướng Nam (Dương), tay phải (Dương). Ở hướng Bắc
(Âm), lưng (Âm) hướng về phía Đơng (Dương), như vậy mọi hướng đều hợp.
Theo hướng này thần gần dân và ban phúc cho dân thường xuyên hơn”. (Trần
Lâm Biền - Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sơng
Hồng, tr168).
Nếu chùa là khơng gian khép kín, tâm linh con người hướng về ban thờ
Đức Phật, hướng tới điểm trung tâm trong chùa, thì ngược lại, đình làng có
khơng gian mở cũng như đình Lương Xá vậy. Ánh sáng mặt trời chan hịa
làm sáng bừng ngơi đình, khơng gian mở rộng gắn liền với không gian cảnh
quan bên ngoài. Điều này làm cho con người khi đến đây có thể mở rộng lịng
mình với mọi người, với cả cộng đồng.
Nguyên trước đây, đình Lương Xá nằm ở đầu thôn, tường đắp đất, mái lợp
rạ quy mô nhỏ, do dân nghèo, nhưng đến năm Thành Thái Nguyên niên, bằng
sự đóng góp của nhân dân, đình Lương Xá đã được xây dựng ở Đống Rù (địa

20


danh ở phía Bắc làng, cách đình hiện nay 1km). Khi xây dựng đình mới Thần
hồng làng từ đình đất được chuyển đến để thờ cúng. Năm 1930, một số chức
sắc trong làng thấy rằng ngơi đình này khơng được hướng, gần đường giao
thông, lại xa quần thể miếu, nghè nên quyết định cho dân làng chuyển về vị trí
hiện nay.

Di tích lịch sử đình Lương Xá là một ngơi đình đẹp, nằm trên mảnh đất
cao ráo ở trung tâm thơn, nơi đây có cảnh đẹp hữu tình: mặt tiền quay về
hướng Tây nam, phía Đơng giáp ruộng canh tác, phía Bắc giáp đường thơn và
phía Nam giáp khu dân cư. Tồn bộ kiến trúc của ngơi đình gồm 3 tịa nhà
chính : Đại bái, Hậu cung, và Giải vũ.
2.1.2. Bố cục mặt bằng.
Theo các cụ trong làng kể lại, xưa Đình chỉ là một tịa nhà nhỏ, khơng
khang trang rộng lớn như bây giờ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, đình Lương Xá là nơi hoạt động của Việt Minh. Từ căn cứ này đã
tiến đánh chặn địch ở đường số 5 ngăn chặn sự tiếp tế của địch. Những năm
chống Mỹ cứu nước đình Lương Xá là kho chứa dự trữ thực phẩm của Bộ
Thủy sản. Cũng từ nơi đây đưa tiễn hàng trăm con em của thơn Lương Xá lên
đường tịng qn chống Mỹ cứu nước, góp phần cùng cả nước đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược. Hiện tại di tích có kiến trúc theo kiểu chữ (J). Kết hợp với
kiến trúc là cảnh quan với những cây to lớn. Đó là những cây thiêng càng làm
cho vẻ đẹp của di tích thêm hồn hảo và uy linh. Những bóng cây một phần
làm đẹp di tích bằng màu xanh, bằng bóng mát của những tán lá. Bên cạnh đó
cịn mang một ý nghĩa khác khơng chỉ riêng ở Việt Nam mà khắp thế giới đâu
đâu cũng tồn tại trong ký ức của mọi người về lồi cây khổng lồ, lồi cây
ngun thủy từ trong lịng đất vươn lên tới cõi trời. Trở lại với đình Lương Xá
tuy quy mơ khơng rộng lớn, khơng có núi non hùng vĩ, nhưng cảnh ở đây tạo

21


cho khách hành hương một cảm giác thư thái, thoáng mát uy nghiêm của ngơi
đình. Chính điều này gợi cho ta nhớ đến câu nói của tiến sĩ Chu Đơn Lâm:
“ Núi chẳng cần cao hễ có tiên là trở nên nổi tiếng. Sơng chẳng cần sâu
hễ có rồng cuốn là trở lên linh thiêng. Vì thế Đền cần gì nguy nga lộng lẫy,
cần gì phải có tơ đỏ vẽ xanh, mà chỉ cần có linh thần là có thiêng rồi”. Chân

lý ấy sẽ mãi tôn vinh và được các thế hệ sau chứng nghiệm.
2.1.3. Kết cấu kiến trúc.
Cũng như các di tích khác, đình Lương Xá được giới hạn bởi hàng rào và
cổng tạo cho di tích thành một khu biệt lập, như Tam quan của Chùa và Nghi
môn của Đình, Đền là ranh giới giữa đời thường náo nhiệt và sự tĩnh lặng uy
linh, chính Nghi Mơn đã làm cho di tích thêm thâm nghiêm và linh thiêng đến
vậy.
2.1.3.1. Nghi Mơn.
Khi đến với một di tích nào đó, điều đầu tiên ta bắt gặp là Nghi môn hay
Tam quan. Đây là một thực thể quan trọng không thể thiếu tạo nên vẻ đẹp đối
với bố cục và toàn cảnh của di tích. Nó khơng chỉ mang ý nghĩa về thẩm mỹ
mà cịn có ý nghĩa lớn về mặt triết học, cũng như ý nghĩa về mặt tâm linh và
đối với mỗi một di tích thì nó mang một ý nghĩa riêng. Theo những người tìm
đến với thế giới tâm linh thì họ cho rằng nhờ cánh cửa này giúp ngăn cách với
thế giới ồn ào, náo nhiệt bên ngồi, chỉ cần bước qua cánh cổng ta có thể đi
vào thế giới của thần thánh linh thiêng, bước qua ngưỡng cửa ấy có thể giũ bỏ
mọi muộn phiền, đau khổ của thế giới trần tục.
Nghi mơn đình Lương Xá là một kiến trúc tuy khơng đồ sộ, nhưng nó
truyền tải được những ý niệm, những nghĩ suy mà người xưa thường nói. Mỗi
một cơng trình kiến trúc được xây dựng theo hình thức khác nhau, nhưng bản
chất và nội dung đều có nét giống. Nghi mơn đình Lương Xá là một đặc thù
của sự khác nhau. Nếu như ở một số di tích đình, đền nghi mơn của họ có thể

22


là bề thế và đồ sộ hơn, thì đến với đình Lương Xá, nghi mơn chỉ đắp hai trụ
bằng ngun liệu gạch vữa, xi măng. Hai trụ được phân chia thành 2 phần :
phần đế, phần thân và phần chóp.
• Phần đế : Hai trụ được tạc trên một bệ xi măng kiên cố vững chắc. bệ đế

có hình bầu dục với dáng hình uốn lượn tạo nên sự mềm mại của kiến trúc.
Chiều cao 30cm
• Phần thân : Chiều dài phần thân là : 3m. Trên thân đắp nổi đôi câu đối.
Danh tài đa lộc, đa phú quý.
Đắc phúc, đắc thọ, xương vinh quang.
Nghĩa là :

“Người tài giỏi nhiều lộc, giàu sang và phú quý.
Được hưởng phúc, trường thọ, và nhiều vinh quang”

• Phần chóp : Phần chóp lại chia thành 2 phần: một khối hình vng có
đắp nổi chữ Thọ, phần trên cùng là hình con lân được đắp nổi bằng xi măng
và gắn các mảnh sành, sứ.
Có thể nói rằng tuy họa tiết khơng trang trí nhiều, nhưng nghi mơn vẫn
mang một nét riêng của ngơi đình làng. Đây là cơng trình mới được xây dựng
cịn khá ngun vẹn và đẹp.
2.1.3.2. Đại bái.
Qua khỏi nghi mơn đình, đi theo vịng bán nguyệt ao đình rồi đi thẳng sẽ
thấy một khoảng sân rộng rãi được lát bằng gạch gốm màu gan gà. Đây đó
trên sân đình có cây đa, không biết cây mọc từ bao giờ, với những tán lá, thân,
cành thẳng tắp lên cao lấy ánh mặt trời, những chiếc rễ mọc từ thân cây đâm
thẳng xuống lòng đất, tạo nên sự vững chãi của cây. Với các cơng trình kiến
trúc như đình, đền, chùa, miếu.v.v.. thường gắn với các cây như: cây đa, cây
si, cây bồ đề, cây đại, cây muỗm, cây mít, ngồi ý nghĩa tín ngưỡng của cây,
thì hoa cũng trở thành một yếu tố khơng thể thiếu được trong các cơng trình
kiến trúc dân dụng, đặc biệt là kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng.

23



Tiếp đến là một khoảng trống cao hơn sân 2 bậc, đây gọi là sân khấu
(trước cửa đình), được nát bằng gạch màu gan gà. Tại đây thường diễn ra
những buổi diễn, hát cửa đình và giao lưu văn nghệ sau khi kết thúc hội.
Bước thêm 3 bậc, được thể hiện theo thuyết tam tài thiên địa nhân, đó
chính là gian Đại bái của đình. Cửa đình hồn tồn bằng kiến trúc gỗ được
thiết kế theo kiểu dáng “ thượng song hạ bản”, ở các bản cửa rất đơn sơ chủ
yếu là bào trơn khơng trang trí sinh động theo đề tài tứ linh, tứ quý. Thường
vào những ngày hội cửa chính mới được mở, cịn tất cả những ngày thường
chỉ mở hai cánh cửa hai bên cho khách thập phương ra vào dâng hương cúng
bái.
Tịa Đại bái có hai niên đại ghi trên hai câu đầu ghi năm xây dựng và năm
trùng tu, đó là năm xây dựng 1889 và năm trùng tu 1930.
Tòa Đại bái bao gồm 5 gian 2 chái. Kết cấu gồm 5 vì kèo chính theo kiểu
chồng rường giá chiêng và bít đốc, tạo nên sự thống rộng, tinh tế và đẹp mắt.
Bộ vì nhà Đại bái với bốn hàng chân cột : cột cái và cột quân, khoảng
cách giữa cột cái và cột quân là 2,5m. Giữa hai cột cái là câu đầu, câu đầu
được ăn mộng vào cột cái tạo nên sự vững chắc cho bộ vì. Dưới câu đầu (ở
gian chính diện tịa Đại bái) là đầu dư được chạm hình các đầu rồng rất sinh
động, ở những gian kế tiếp của tịa là các nghé được chạm hình vân mây sóng
lượn rất tinh tế và mềm mại.
Vì nóc có hình tam giác cân, được giới hạn bởi câu đầu và hai mặt xòe ra
cân phân hai bên, các cấu kiện của nó tạo nên những điểm đỡ xà nóc và hồnh
mái, kiểu liên kết này khá đơn giản, tất cả đều được tỳ lực trên câu đầu, câu
đầu rất mập, ở giữa được bào trơn, hai bên câu đầu chạm hình vân mây và hơi
thót lại chút ít rồi ăn mộng vào cột cái. Trên câu đầu là hai cột trốn đặt lên
những đấu vng thót đáy, rường thứ nhất được đặt trên câu đầu, cách cột
trốn khoảng 10cm, rường thứ hai đặt lên rường thứ nhất qua một đấu vuông
rồi ăn mộng vào cột trốn. Với lối kiến trúc này làm cho bộ vì có những

24



khoảng trống tạo cảm giác nhẹ nhàng. Trên cột trốn là con rường nằm ngang
(gần ở thượng lương). Trên con rường là một đấu vuông và đội thượng lương
là một đấu hình thuyền chạm hình chữ Thọ vươn đầu ra hai bên để đỡ hoành
mái.
Liên kết với cột cái và cột quân tạo thành vì nách. Vì nách ở gian chính
của tịa Đại bái khơng có các con thuận để đỡ lực đè của mái, mà ở đây với
những bức cốn mê dày đặc có tác dụng chịu lực đỡ các con hồnh, khơng
những có cảm giác nhẹ nhàng, mà cịn tạo điều kiện cho các mảng trang trí
thêm phong phú sinh động. Ở những gian tiếp theo có kiến trúc theo kiểu
chồng rường. Ăn mộng vào cột cái và đặt lên đầu cột quân là xà nách. Tỳ lực
trên xà nách là ba con thuận nằm ngang, con thuận thứ nhất được đặt trên xà
nách, cách cột quân khoảng 15cm, hai con thuận kế tiếp ăn mộng vào cột
quân và được đặt lên con thuận thứ nhất qua đấu vng chạm hình cánh sen.
Hệ thống chịu lực khơng có cột hiên, 1/2 cột quân ăn mộng vào tường, từ
đó là những đầu bẩy vươn ra đỡ mái hiên, các đầu bẩy được chạm lộng hình
con rồng, đầu hướng vào trong đình như có cảm giác mọi con rồng đều hướng
về ngai vị Thần tạo nên sự uy linh của kiến trúc. Cùng với hệ bẩy là một ván
lá nong/dong rất dày, kéo dài hết toàn bộ từ đầu mái bên này sang đầu mái
bên kia đỡ bộ mái của tịa nhà. Giữa đầu bẩy và ván phải có liên kết với nhau
bằng mộng, đây là loại “mộng sập”. Nghĩa là người thợ phải tạo ra mộng làm
sao khi sập từ trên xuống dưới bẩy ở vị trí của nó không thể xê dịch. Việc làm
các mộng này thể hiện rõ tài năng của người thợ mà người ta gọi là “xàm
bẫy” hay “xàm kẻ”. Nhìn chung khi cơng việc ấy xong, bẩy sập vào mộng thì
khơng được phép hở một ly.
Khung của bộ mái nhà Đại bái có 9 hoành, theo kiểu “Thượng tứ, hạ
ngũ”. Các hoành ở đây đều được làm hình vng, đó là kiến trúc của thời
Nguyễn. Liên kết giữa các bộ là hệ thống các xà: xà thượng, xà trung và xà
hạ, các xà ở đây đều được làm tròn.


25


×