Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tìm hiểu di tích đình lương, xã tri phương, huyện tiên du,tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.81 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

NGUYỄN HƯNG

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH LƯƠNG
(XÃ TRI PHƯƠNG - HUYỆN TIÊN DU –TỈNH BẮC NINH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số : 52320350

Người hướng dẫn:

THS. TRẦN ĐỨC NGUYỄN

HÀ NỘI - 2015
1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình viết khố luận này,em nhận thấy các tài liệu viết về di
tích cịn q ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh
nghiệm chưa nhiều nên gặp khơng ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của
bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Đức Nguyên, cùng với sự
dạy bảo của các thầy cô trong khoa Di sản văn hóa trường Đại học Văn hố
Hà Nội, lại được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Ban quản lý di tích đình
Lương và nhiều cụ cao tuổi trong làng. Nhân đây em xin được bày tỏ lòng
biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng do trình độ nhận thức và kiến
thức chun mơn cịn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn khơng tránh khỏi


những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong quý thầy cơ lượng thứ và tham gia
đóng góp ý kiến để bài khóa luận của em được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: ĐÌNH LƯƠNG TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ .................. 8
1.1. Tổng quan về làng Lương – xã Tri Phương ...................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.................................................... 8
1.1.2. Dân cư .......................................................................................... 10
1.1.3. Đời sống kinh tế ........................................................................... 11
1.1.4. Truyền thống cách mạng vàđời sống văn hóa - xã hội .................. 13
1.2. Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đìnhLương ................. 20
1.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................ 20
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích .......................................................... 21
1.3. Nhân vật được thờ trong di tích ...................................................... 23
1.3.1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ................................ 23
1.3.2. Nhân vật được thờ tại đình Lương ................................................ 26
Chương 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
LƯƠNG ...................................................................................................... 30
2.1. Giá trịkiến trúc - nghệ thuật đình Lương ....................................... 30
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................. 30
2.1.2. Bố cục mặt bằng .......................................................................... 33
2.1.3. Các hạng mục kiến trúc của đình Lương....................................... 33
2.1.3. Trang trí trên kiến trúc .................................................................. 37
2.1.4. Các di vật tiêu biểu trong di tích ................................................... 41
2.2. Lễ hội đình Lương ............................................................................ 47

2.2.1. Thời gian và khơng gian lễ hội ..................................................... 48
2.2.2. Chuẩn bị lễ hội ............................................................................. 49
2.2.3. Diễn trình lễ hội............................................................................ 50
2.2.4. Giá trị của lễ hội ........................................................................... 60
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
ĐÌNH LƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................. 62
3.1. Hiện trạng di tích đình Lương ......................................................... 62
3


3.1.1. Hiện trạng không gian cảnh quan ................................................. 62
3.1.2. Hiện trạng kiến trúc ...................................................................... 62
3.1.3. Hiện trạng di vật ........................................................................... 63
3.1.4. Thực trạng lễ hội .......................................................................... 64
3.2. Giải pháp bảo tồn, tơn tạo di tích đình Lương ............................... 64
3.2.1. Cơ sở pháp lí bảo vệ di tích .......................................................... 64
3.2.2. Giải pháp bảo quản di tích ............................................................ 65
3.2.3. Giải pháp tơn tạo di tích ............................................................... 69
3.2.4. Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý di tích .............................. 69
3.3. Khai thác,phát huy giá trị di tích đìnhLương ................................. 72
KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................... 79

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu

trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hố như đình,
chùa, đền, miếu, lăng tẩm...Khơng đơn thuần chỉ là cơng trình văn hóa tín
ngưỡng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người mà di tích lịch sử - văn hố
cịn lưu giữ nguồn sử liệu phong phú, những bảo tàng về kiến trúc - nghệ
thuật, cổ vật đặc sắc và những giá trị văn hố phi vật thể thơng qua lễ hội và
các hình thức diễn xướng dân gian. Đình làng với tư cách là một trung tâm
hành chính, văn hóa và tín ngưỡng của một cộng đồng, đã trải qua lịch sử phát
triển hàng trăm năm, mang trên mình các lớp trầm tích văn hóa của cư dân
nơng nghiệp lúa nước. Một trong 7 nhiệm vụ cụ thể được nêu ra trongNghị
quyết hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc là “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”. Nghiên cứu về đình làng
và các giá trị của nó là một trong những bước đi đầu tiên để bảo tồn và phát
huy khối di sản văn hóa truyền thống này.
Nằm trên vùng đất Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, đình Lương, xã Tri
Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một ngơi đình cổ, một cơng trình bề
thếvới những nét son về nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc đình làng
Việt Nam cuối thế kỉ XVII. Cùng với đó là hệ thống di vật, cổ vật phong phú,
đa dạng niên đại thời Hậu Lê, Nguyễn còn khá nguyên vẹn, mang nhiều giá trị
văn hóa, thẩm mỹ. Đồng thời đây cũng là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng,nơi
gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của cư dân làng
Lương thơng qua hoạt động thờ cúng Thành hồng, lễ hội và các hình thức
diễn xướng dân gian đặc sắc. Với những giá trị tốt đẹp mang trên mình, đình
Lương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm và xếp hạng là Di
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gianăm 1990.

5


Đình Lương đã có một số tài liệu, văn bản đề cập tới một số giá trị của

di tích. Tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu tồn diện, sâu sắc thì chưa có một
cơng trình nào.
Năm 1938, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành công cuộc thống kê,
kiểm kê các loại hình di tích trên cả nước, Viện Viễn Đơng Bác Cổ(EFEO) có
nhiệm vụ quản lí, thì đình Lương cũng được thống kê là có thờ phụng 4 vị nhân
thần và 10 đạo sắc phong. Trong làng Lương có quy định một số hương ước,
tục lệ thành văn và bất thành văn về chăm lo bảo vệ đình làng.
Năm 1989, thể theo nguyện vọng của nhân dân trong thôn, Bảo tàng
tỉnh Hà Bắc đã tiến hành lập Hồ sơ xếp hạng di tích, mọi vấn đề của di tích
như kết cấu kiến trúc, lí lịch, báo cáo khảo sát di tích... đã được nghiên cứu
tương đối đầy đủ, xứng đáng được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích cấp Quốc
gia, tiêu biểu của tỉnh Hà Bắc.
Tuy nhiên các tài liệu này mới chỉ bước đầu đề cập tới một số giá trị
nổi bật của di tích, một số nét về kiến trúc, điêu khắc, tín ngưỡng, di vật song
mức độ chi tiết còn nhiều hạn chế, chủ yếu là thống kê, chưa đi sâu phân tích,
chưa nêu được mối liên hệ với các di tích khác. Đồng thời còn thiếu các giải
pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích phù hợp với thời đại mới.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề này, với niềm
say mê nghề nghiệp cùng kiến thức tập hợp sau bốn năm học nên em đã chọn
đề tài: “Tìm hiểu di tích đình Lương, xã Tri Phương, huyện Tiên Du,tỉnh Bắc
Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về lịch sử vùng đất và truyền thống văn hóa làng Lương.
- Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại của đình Lương, xác định
những giá trị của di tích trên hai phương diện:
+ Giá trị văn hóa vật thể: nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang trí kiến
trúc và hệ thống di vật, cổ vật…
6



+ Giá trị văn hóa phi vật thể: lễ hội đình làng và các sinh hoạt tín
ngưỡng liên quan.
- Nghiên cứu thực trạng di tích, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
bảo vệ và phát huy giá trị vốn có của di tích trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là di tích đình Lương với các vấn đề về lịch sử,
kiến trúc, điêu khắc, di vật, cổ vật và lễ hội diễn ra tại đình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu đặt di tích đình Lương trong khơng
gian lịch sử văn hóa xã Tri Phương, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu quá trình hình thành, tồn tại của di tích
đình Lương trong phạm vi nguồn tư liệu có được.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: Duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp khảo sát điền dã: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh…
- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu có liên quan đến di tích…
- Phương pháp liên ngành: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Bảo tàng
học, Sử học, Khảo cổ học, Mỹ thuật học, Dân tộc học, Văn hóa học, Xã hội
học, Du lịch học…
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa
luận gồm có 3 chương:
Chương 1:Đình Lương trong diễn trình lịch sử
Chương 2:Giá trị kiến trúc - nghệ thuật và lễ hội đình Lương
Chương 3:Hiện trạng di tích và các vấn đề bảo tồn, tơn tạo, phát huy
giá trị di tích đình Lương
7



Chương 1
ĐÌNH LƯƠNG TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Tổng quan về làng Lương – xã Tri Phương
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
Làng Lươngngày nay thuộc xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh, cách thị trấn Lim khoảng 9kmvà cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh khoảng
14 km về phía Đơng Nam. Làng Lương nằm trong vùng thượng đồng bằng
sông Hồng, gần với vùng trung du Đông Bắc Bộ, địa thế nơi đây đã trở thành
điều kiện vơ cùng thuận lợi cho người Việt cổ định cư.
Phía Bắc cánh đồng làng là xã Phật Tích, nơi có dãy núi Nguyệt
Thường, Lạn Kha gắn với những truyền thuyết linh dị về thần núi, các bà
Hoàng…. Trên núi Lạn Kha có đại danh lam Vạn Phúc tự (chùa Phật Tích),
một trung tâm phật giáo thời Lý.Phía Nam giáp làng Đinh và dịng sơng
Đuống chảy quanh co, trên bến dưới thuyền. Bến đò Tri Phương từ lâu đã là
một cầu nối giao thông khá quan trọng, điểm trung chuyển từ kinh đô Thăng
Long tới hệ thống sông Lục Đầu để ra biển Đơng.Phía Đơng giáp làng Sộp
(làng Thượng) xã Cảnh Hưng.Phía Tây giáp xã Đại Đồng, huyện Tiên Du.
Nếu đi theo đường quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn đến đầu thị trấn Từ
Sơn có biển chỉ dẫn Cầu Chạt thì rẽ phải theo đường liên xã Đình Bảng, Phù
Chẩn, Đại Đồng khoảng 5km là đến làng Lương.
Làng Lương xưa kia cịn có tên nơm là Kẻ Ve, tên chữ là làng Dũng Vi,
thời Hùng Vương thuộc Bộ Vũ Ninh. Kể từ khi Triệu Đà thơn tính Âu Lạc,
chia thành hai quận và sáp nhập vào nước Nam Việt, đất nước ta bước vào
thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm. Các triều đại phong kiến phương
Bắc nối tiếp nhau biến lãnh thổ Âu Lạc thành những đơn vị hành chính “thuộc
quốc” để cai trị, nơi đây thời thuộc Đường là một đơn vị thuộc huyện Long
Biên, Giao Châu.Năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, đánh bại ý đồ
8



xâm lược của nhà Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt, đóng đơ ở Cổ Loa. Sự kiện này đã xác lập thời kỳ độc lập tự chủ của dân
tộc ta. Tuy nhiên vào các thời Ngơ, Đinh, Tiền Lê nước ta chưa có sự thay đổi
đơn vị hành chính, chủ yếu vẫn theo các đơn vị châu, quận, huyện của Giao
Châu thời thuộc Đường.Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều đại nhà
Lý, đã chia cả nước thành 24 lộ, mỗi lộ lại chia thành nhiều phủ. Lúc này
vùng đất Tiên Du thuộc phủ Thiên Đức, lộ Bắc Giang. Sang thời Trần, nơi
đây lại thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang. Đến thời Lê, làng Lương là một
đơn vị gọi là Dũng Vi xã, thuộc huyện Tiên Du, thừa tuyên Kinh Bắc. Tới
thời Nguyễn, thôn Lương hay Khê Lương nằm trong xã Dũng Vi, tổng Dũng
Vi, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, phủ Từ Sơn giải thể, đơn vị hành chính cấp tổng bị xóa bỏ. Huyện
Tiên Du giữ nguyên địa giới hành chính cũ, chỉ đổi tên, sáp nhập thành các xã
mới. Giữa năm 1946, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đại diện 2 xã Dũng Vi
và Cao Đình đã tập trung tại đình Lương bàn bạc, thống nhất sáp nhập Dũng
Vi và Cao Đình thành một xã mới là xã Tri Phương. Từ đó, làng Lương thuộc
xã Tri Phương như hiện nay.
Đây là một vùng đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương
đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là
vùng đất có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch
sử văn hóa và cách mạng, giáp các làng nghề truyền thống như: làng xây
dựng Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm, nghề
mộc Đại Vi….Với vị trí địa lý như vậy làng Lương có đủ điều kiện để phát
huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát
triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.Cả thôn Lương quần tụ
trên đồi đất cao ráo, màu mỡ giữa hai nhánh của ngòi Tào Khê, quanh năm
nước chảy lững lờ, tưới tiêu cho những cánh đồng bao la xanh bát ngát.
9



1.1.2. Dân cư
Làng Lương là một làng cổ, nằm giữa một vùng đất cổ, trung tâm của
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các nhà khảo cổ đã tìm và phát hiện ở vùng này
những xóm làng xưa ở Đình Bảng, Phù Lưu, Từ Sơn và ngay trong xã Tri
Phương, dấu tích của những làng cổ xưa nằm bên các bờ sông cổ cách ngày
nay trên 3000 năm, cư dân sống bằng nghề trồng lúa nước. Ngồi ra cịn trồng
dâu, ni tằm, dệt vải và chế tác các đồ thủ công mĩ nghệ…Tại di chỉ Bãi Tự
(Từ Sơn), người ta đã khai quật được hàng vạn các di vật gốm, đá, đồng, đủ
loại cơng cụ sản xuất, rìu, lưỡi cưa đá, mũi khoan đá… đồ đựng, đồ đun nấu
được trang trí đẹp… Cả một vùng rộng lớn lan dần về phía sơng Đuống, tiếp
giáp với vùng Dâu, là những dấu tích được xác định từ thời đại Hùng Vương.
Năm 1989, một người dân trong làng, khi lấy đất ở phía sau đình Lương đã
phát hiện ra một chiếc bơn bằng đá cịn khá nguyên vẹn, được mài vát một
đầu rất sắc. Ngoài ra trong khi làm thủy lợi, những người dân ở đây thỉnh
thoảng vẫn nhặt được những chiếc rìu tay bằng đá đã được mài nhẵn tương
đối đẹp. Trong chính khu vực đình Lương cũng đã tìm thấy rất nhiều mảnh
gốm khắc vạch hình sóng nước, vặn thừng, hình quả trám, có màu sẫm và
màu gạch non cịn vương nhiều cặn bã, vết cháy của xương thú. Những hiện
vật này được các nhà khảo cổ xác định thuộc thời kỳ Đông Sơn. Như vậy, với
những bằng chứng xác thực kể trên, có thể khẳng định con người đã tới khu
vực này cư trú từ rất sớm, tạo làng, lập xóm, định cư, chuyên canh bằng nghề
trồng lúa nước ít nhất từ thời kì đồ đá mới chuyển tiếp sang đồ đồng, cách
ngày nay hơn 3000 năm. Những tên xóm Cầu Mả, Cầu Cung, Rừng Nồ, Rừng
Sộp, Rừng Nía, Ve Đinh, Kẻ Ve… hay những xứ đồng cổ như Mụa, Mả Cầu,
Mả Chè…là những tên xóm, tên làng, xứ đồng gắn liền với lịch sử từng vùng
đất buổi đầu khẩn hoang mở đất.
Đến nay, làng Lương vẫn là một vùng định cư đông đúc của hàng trăm
hộ dân. Theo số liệu thống kê năm 2009, làng có 520 hộ gồm 2384 nhân


10


khẩu, với gần 30 dịng họ, trong đó có nhiều dòng họ lớn, sinh sống từ lâu đời
như: Phan Văn, Đào, Nguyễn Tiến, Bùi Công, Đinh Quang…[1, tr.15]. Người
dân sống quần tụ gắn bó “tối lửa tắt đèn có nhau”.
1.1.3. Đời sống kinh tế
Sinh tồn trên vùng đất ven sông Đuống, đất đai phù hợp với trồng trọt,
vì vậy sản xuất nông nghiệp luôn là ngành kinh tế chủ đạo của cư dân làng
Lương nói riêng và cả xã Tri Phương nói chung. Do q trình phong hóa và
sức tàn phá của thiên nhiên đã tạo nên bề mặt địa hình đồng ruộng ở đây có sự
đan xen cao thấp, độ cao trung bình so với mặt nước biển 4m, nơi cao nhất
5,8 m, nơi thấp nhất 3,2 m. Khu đồng cao đất dễ bị khô hạn, khu đồng thấp
đất dễ bị ngập úng. Trước đây với trình khoa học – kỹ thuật còn thấp nên ở
đây chỉ cấy được một vụ lúa, “chiêm khê mùa thối”, từ tháng chạp đến tháng
5 âm lịch đồng ruộng khô cạn, từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch đồng trũng
ngập nước. Bằng truyền thống lao động cần cù, thông minh sáng tạo, áp dụng
tiến bộ khoa học – kỹ thuật,người nông dân đã biến cải, chế ngự thiên nhiên
từ cấy một vụ thành hai vụ lúa. Ngồi ra họ cịn cấy thêm được vụ thu ngắn
ngày trên gò đất cao, trồng các loại rau màu lạc, đỗ, bầu bí, các loại cây công
nghiệp ngắn ngày trên các bãi sa bồi ven đê. Đồng thời, Đảng bộ xã, thôn đã
chỉ đạo xây dựng và phát triển các mơ hình chăn ni bị sữa, với gương điển
hình là xã Trung Mầu kế bên, đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Các hộ gia
đình ni từ 4 – 6 con bị có thu nhập bình quân từ 60 – 80 triệu đồng một
năm. Với những hộ khơng có vốn để ni bị, họ chuyển đổi một phần diện
tích trồng lúa sang trồng cỏ voi để bán cho những hộ ni bị. Giá cỏ bán sỉ
tại ruộng là 500 đồng/kg, giao tận nơi là 800 đồng/kg. Với cách làm này,
những hộ ni bị sữa với số lượng lớn khơng cịn sợ thiếu cỏ. Những hộ
trồng cỏ lại có thể thu nhập quanh năm, bớt cơng chăm sóc nhưng lợi nhuận

gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa. Ngồi bị sữa, nhân dân ở đây vẫn duy trì chăn
ni lợn, gia súc, gia cầm.

11


Các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển rất mạnh trong thời
gian qua. Nghề mộc từ một nghề phụ để làm lúc nơng nhàn, nay đã trở thành
nghề chính của nhiều hộ dân trong làng.Do nhu cầu thị trường ngày càng cao
về đồ dùng, nội thất, sản xuất thủ công truyền thống không thể đáp ứng đủ,
một số gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư máy móc, nhà xưởng, thuê nhân
công sản xuất với số lượng lớn. Bước đầu cịn gặp nhiều khó khăn nhưng sau
khi tìm được thị trường tiêu thụ và phân phối ổn định, các xưởng sản xuất gia
đình trên đã làm ăn có lãi, trả được vốn ngân hàng, tạo nhiều việc làm cho con
em trong địa phương.
Trước đây, dưới thời kỳ phong kiến, hệ thống sông Thiên Đức, Tiêu
Tương, Tào Khê chưa có đê điều bao bọc, giao thơng đi lại chủ yếu dựa vào
đường thủy. Tại khu Đồng Bến (làng Lương) đã sớm hình thành một bến
thuyền nhộn nhịp, các thương nhân, lái bn từ thủ phủ Luy Lâu thường xi
dịng Thiên Đức về vùng này thu mua, buôn bán xác ve làm thuốc, cảnh bn
bán tấp nập đã hình thành nên chợ Ve (Kẻ Ve) họp vào buổi sáng từ 5 giờ đến
10 giờ trưa. Chợ Ve nổi tiếng nên gắn liền với nó là tên làng Ve Đinh, Ve
Lương, Ve Giáo… Tuy nghề buôn bán xác ve đã mai một nhưng chợ Ve vẫn
cịn đó, tồn tại qua bao thăng trầm, vẫn là trung tâm buôn bán, trao đổi của
tổng Dũng Vi (xã Tri Phương ngày nay) với các vùng lân cận trong huyện
Tiên Du. Hàng hóa ở đây tương đối phong phú, đa dạng, từ hàng nông sản
cho tới đồ dùng, đồ nội thất, đồ điện,phụ tùng xe đạp, xe máy… đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của dân cư trong xã. Người dân làng Lương cũng thường xuyên
đem nơng sản đến đây bn bán. Các hộ có xưởng sản xuất đồ gỗ còn thuê
mặt bằng gần chợ để làm nơi giới thiệu sản phẩm.

Có thể nói, trong nhiều năm qua, kinh tế làng Lương nói riêng và xã Tri
Phương nói chung đã có những sự chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
dần theo hướng giảm tỉ trọng nơng nghiệp, ước tính hiện nay có tới 40 – 50% thu
nhập ngồi nơng nghiệp. Đời sống người dân ngày một khấm khá, số hộ nghèo đã

12


giảm xuống dưới 5%. Nhiều hộ thu nhập cao, tích lũy đầu tư xây dựng nhà kiên
cố và mua sắm các trang thiết bị đắt tiền phục vụ sản xuất và đời sống.
1.1.4. Truyền thống cách mạng vàđời sống văn hóa - xã hội
1.1.4.1. Truyền thống cách mạng
Nói tới làng Lương là nói tới vùng đất giàu truyền thống cách mạng,
truyền thống yêu nước. Truyền thống này được rèn đúc từ xa xưa và trở nên
bền vững qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Mỗi
khi Tổ quốc lâm nguy truyền thống đó lại trỗi dậy, tạo nên sức mạnh quật
cường góp phần cùng tồn dân tộc chiến thắng ngoại xâm.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngày 6 tháng 6
năm 1884, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát ký hiệp ước đầu hàng, từ đó nước
ta trở thành thuộc địa của Pháp. Thực dân cấu kết với bọn phong kiến tay sai
áp đặt chế độ cai trị hà khắc và tàn bạo, ra sức khai thác thuộc địa, vơ vết tài
nguyên, bóc lột nhân dân lao động, đẩy cuộc sống nhân dân vào chỗ khốn
cùng, điêu đứng. Căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, nhiều cuộc khởi
nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta nổ ra ở khắp nơi trên cả nước.
Nhân dân làng Lương sát cánh cùng nhân dân các làng xã trong huyện
Tiên Du tích cực hưởng ứng tham gia cuộc khởi nghĩa của sỹ phu Hồng Văn
Hịe người làng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), phong trào Duy
Tân phò vua Hàm Nghi đánh Pháp của hai chú cháu Nguyễn Đình Lân và
Nguyễn Đình Đơ quê làng Đình Cả - Nội Duệ hay phong trào yêu nước do
lãnh tụ Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học chủ trương. Nhiều sỹ phu và văn

thân yêu nước đã về vùng đất này gây dựng cơ sở, lập hội bình văn truyền bá
chữ Quốc ngữ, tuyên truyền tư tưởng bài trừ ngoại hóa, khơi dậy lịng u
nước, ý chí chống ngoại xâm, đánh đuổi giặc Pháp cho nhân dân.
Đến khi có ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường với sự lãnh đạo tài
tình của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, làng Lương và xã Dũng Vi (xã Tri Phương
ngày nay) nói chung đã sớm có những người giác ngộ cách mạng. Ngay từ trước
13


năm 1930, ơng Nguyễn Thường Biểu đã tích cực tham gia vào các hoạt động của
tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên” do Nguyễn Ái Quốc sáng lập,
tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Gia đình ơng cịn là nơi đi lại của nhiều
đồng chí lãnh đạo Đảng như Trường Chinh, Văn Tiến Dũng… Trong những giờ
phút nguy nan, ơng và gia đình đã hết lịng chăm sóc, bảo vệ và ni giấu cán
bộ, ln giữ gìn an tồn, bí mật các tài liệu hoạt động của Đảng.
Cuối năm 1944, đồng chí Trần Đình Nam lúc đó là cán bộ của Việt
Minh về xã Tri Phương gây dựng phong trào cách mạng, tổ chức các lực
lượng thanh niên tự vệ, phụ nữ cứu quốc, vận động quần chúng nhân dân
tham gia phong trào chống thuế, chống thu thóc, phá kho thóc Nhật ở Từ Sơn
chia cho dân nghèo. Đồng chí thành lập các lực lượng vũ trang bảo vệ nhà in
báo Cứu quốc của xứ ủy Bắc Kỳ, bảo vệ thao trường, đào tạo cán bộ quân sự
để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh vơ
điều kiện, thời cơ giành chính quyền đã tới.Trung ương Đảng phát động tổng
khởi nghĩa trong toàn quốc. Mặt trận Việt Minh tỉnh Bắc Ninh và các làng xã
trong huyện Tiên Du sục sơi khí thế cách mạng. Ở các làng xã Cao Đình,
Đinh, Lương, Giáo xuất hiện nhiều biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, mọi người ai
nấy đều sắm cho mình một thứ vũ khí, gậy gộc, giáo, mác… sẵn sàng xung
quân vào lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Việt Minh huyện Tiên

Du, đông đảo nhân dân các xã trong huyện đã phối hợp với lực lượng tự vệ vũ
trang tiến về huyện đường Tiên Du, bắt Tri huyện Nguyễn Hữu Túy và bọn
nha lại, lính lệ, nộp vũ khí, ấn lốt, sổ sách cho cách mạng. Đại diện Việt
Minh đã đứng lên tuyên bố giải tán chính quyền địch, lập chính quyền cách
mạng, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc dinh huyện đường.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945, sau khi Hà Nội khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi, Tỉnh bộ Việt Minh Bắc Ninh đã phát lệnh cho các lực lượng
14


tự vệ và quần chúng nhân dân trong tỉnh chuẩn bị sẵn sàng giành chính quyền
tỉnh lỵ Bắc Ninh. Nhận được mệnh lệnh khởi nghĩa, lực lượng tự vệ và quần
chúng nhân dân Cao Đình, Ve Đinh, Lương, Giáo kéo qn lên đình Long
Khám, hịa nhập với hơn 400 tự vệ Trung Màu, Dương Húc, Long Khám,
Văn Trinh, Đông Sơn… tập kết để phiên chế thành các tiểu đội, trung đội,
trang bị vũ khí, nghe phổ biến kế hoạch khởi nghĩa và cùng với quân khởi
nghĩa từ các huyện Yên Phong, Võ Giàng, Thuận Thành, thị xã Bắc Ninh tiến
về bao vây thành Bắc Ninh, giải phóng tỉnh lỵ Bắc Ninh.
Sau khi giành chính quyền cách mạng năm 1945, ngày 6 tháng 1 năm
1946, lần đầu tiên trong đời nhân dân hai xã Dũng Vi và Cao Đình phấn khởi
được tự tay cầm lá phiếu bầu Quốc hội chung của cả nước. Tháng 4 năm
1946, tại đình Lương, nhân dân lại tiến hành bầu Ủy ban nhân dân xã. Ông
Nguyễn Thường Biểu được bầu làm chủ tịch lâm thời của xã, đã quyết định
sáp nhập hai xã Dũng Vi và Cao Đình thành một xã mới là xã Tri Phương.
Sau đó tổ chức cho nhân dân tham gia các phong trào “Bình dân học vụ”, “Hũ
gạo cứu đói”… hưởng ứng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.
Cuối năm 1946, giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Hưởng ứng lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, Ủy ban kháng chiến hành chính
xã Tri Phương được thành lập, đã chỉ đạo tổ chức một trung đội du kích có từ
15 – 20 ngườitại mỗi làng, khẩn trương ngày đêm luyện tập quân sự, sắm sửa,

trang bị vũ khí, làm nhiệm vụ “Tiêu thổ kháng chiến”. Đồng thời kêu gọi
nhân dân cất giấu tài sản không để lọt vào tay giặc, phá sập cầu cống, phá các
trục đường giao thông quan trọng, ngăn kè đê sông Đuống, không cho ca nô
thuyền bè của địch qua lại. Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng của nhân dân đã làm
cản trở bước tiến của giặc Pháp.
Trong suốt thời gian từ năm 1947 đến 1954, du kích quân ở xã Tri
Phương liên tục trưởng thành, lớn mạnh, qua mỗi trận đánh lại thu thêm nhiều
vũ khí, hồn thiện dần lối đánh du kích. Cùng với bộ đội địa phương tiến hành

15


đánh chia cắt, buộc địch phải co cụm, bị động, chia lửa cho chiến trường
chính của bộ đội chủ lực ở Tây Bắc, đặc biệt trong thời gian diễn ra chiến
dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Chiến dịch kết thúc thắng lợi là báo hiệu cho sự
sụp đổ của quân xâm lược. Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Pháp ký hiệp định
Giơnevơ, rút quân khỏi Việt Nam. Các đồn bốt khơng cịn bóng qn thù,
huyện Tiên Du hồn tồn giải phóng.
Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, trong sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, hơn
60 năm qua lớp lớp các thế hệ ở thôn Lương – xã Tri Phương đã vượt qua bao
khó khăn, gian khổ, hy sinh để chiến đấu bảo vệ nền độc lập, thống nhất của
nước nhà và tham gia vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu
mạnh, văn minh. Hiện nayđời sống nhân dân ngày một khấm khá, ấm no, các
chủ trương, chính sách của Đảng vẫn ln được các cấp lãnh đạo thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả. Vì vậy làng Lương ln là điển hình tiêu biểu của
huyện Tiên Du, nhiều năm liền được công nhận là Làng văn hóa cấp huyện.
1.1.4.2. Đời sống văn hóa – xã hội
Làng Lương có một truyền thống văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của một
làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đầy đủ các thiết chế văn hóa, những

đình chùa miếu mạo và cả những phong tục tập quán lâu đời, lưu truyền từ
đời này qua đời khác.Trong quá trình hình thành và phát triển triển, người Kẻ
Ve đã tạo nên nhiều di tích. Xưa kia làng có 9 di tích là : 1 đình, 1 chùa, 1 văn
chỉ, 1 nghè và 4 cầu quán ở 4 xóm.
- Chùa làng Lương (Phổ Quang tự): Chùa được trùng tu lớn vào triều
Nguyễn “Bảo Đại – Nhâm ngọ 1942” bố cục theo kiểu chữ Đinh, 5 gian tiền
đường, 3 gian thượng điện, mặt quay hướng Nam. Trên gian giữa tiền đường
gắn biểu hình vuông 3 chữ nổi “Phổ Quang tự”. Kiến trúc ngôi chùa kiểu vì
kèo, kẻ chuyền, giá chiêng. Chùa được trung tu 1 vài lần. Năm 1995, dân làng
xây thêm 5 gian nhà thờ mẫu, năm 1997 xây dựng cổng tam quan. Trong chùa
16


cịn lưu giữ một pho tượng Thích Ca, một chng đồng niên đại thời Nguyễn,
16 pho tượng khác và một số đồ thờ.
- Văn chỉ làng Lương: Xưa Văn chỉ Dũng Vi đặt tại giữa làng Lương, xây
dựng trên một khu đất rộng khoảng 2000m2. Cơng trình được xây dựng theo kiểu
lộ thiên, quay hướng Đông gồm 3 ban thờ bằng đá, bia đá và các đồ thờ. Năm
1952, di tích bị phá hủy di tiêu thổ kháng chiến.Cơng trình hiện nay được xây
dựng năm 2009 ngay sát đình làng gồm 1 ban thờ lộ thiên bằng đá rộng 3m dài
1,5m, trên đặt các đồ thờ bằng đá. Bên trong ban thờ dựng 1 cuốn thư chạm trổ
cầu kỳ đề tài “lưỡng long triều nguyệt” trên khắc ba chữ Hán “Tuệ Quang chiếu”.
- Nghè làng Lương (nay khơng cịn) vốn nằm ở xứ đồng Thần, thờ
phụng một vị Thủy thần là thần Long Vương, có cơng phù hộ đưa nguồn
nước no đủ đến cho dân làng, mặt khác lại có sức mạnh chế ngự thủy tai, bảo
vệ ruộng đồng vào mùa lũ. Đây là một vị thần tự nhiên, được dân Kẻ Ve xưa
khói nhang quanh năm. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, năm 1952,
giặc Pháp có đóng đồn bốt trên nóc đình làng, phá hủy những cơng trình phụ
cận để khơng cho Việt Minh ẩn nấp. Trong đó có nghè Long Vương, nhân
dân rước ngai thờ của Thần vào trong đình gửi tạm đến ngày nay. Điều đặc

biệt, ngai thờ Thần Long Vương là một cổ vật hiếm có, mang niên đại thời
Nguyễn, với chiếc lưng ngai chạm thủng nguyên 1 con rồng đuôi xoắn rất đặc
sắc, bệ ngai đầy những mặt quỷ và La Hầu nổi khối rất đẹp.
Bốn xóm trong làng có 4 cầu quán, nhân dân quen gọi là nhà cầu, là
một cơng trình nhà ngói 3 gian dựng nên thờ thần thổ địa, trong đó 2 gian bên
có bệ gạch làm nơi nghỉ chân, trú mưa tránh nắng và vui chơi, bàn bạc của
người dân trong xóm. Nay 3 cầu quán đã mất, chỉ cịn duy nhất 1 cầu qn và
vẫn giữ ngun cơng dụng.
* Một số phong tục tập quán của làng Lương
Tục cưới xin: Nhà trai tìm một bà mối đi lại giữa hai nhà, sau đó bà mối
ngỏ lời với nhà gái định ngày làm lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái đồng ý thì nhà trai sắm
một lễ vài chục cau trầu đến nhà gái ngụ ý để đánh động cho dân làng biết.
17


Sau lễ ăn hỏi là lễ dạm ngõ, nhà trai mang đến nhà gái một mâm lễ:
buồng cau, thủ lợn (hoặc đôi gà). Nhà gái mời các cụ cao niên họ hàng nội tộc
đến chứng kiến, chia cho mỗi gia đình 3 quả cau, dân làng 1 quả cau. Tiếp đó
là lễ dẫn cưới, nhà gái mời xóm làng đến ăn trầu uống nước, chia cau cho nội
tộc, bà mối định ngày cưới.
Ngày cưới, nhà trai và nhà gái mời họ hàng nội ngoại đến dự tiệc mặn,
toàn bộ tiệc cưới của nhà gái là do nhà trai mang sang gồm: trầu cau 400 –
500 quả, tiền, thịt lợn, rượu, gạo nếp, gạo tẻ…
Theo tục lệ, trước khi đón dâu nhà trai phải mang đủ sính lễ. Khi đón
dâu, nhà gái thường có lệ chăng dây, nhà trai phải cho tiền mới được mở cổng
vào. Trong buổi hôn lễ, chú rể phải vào lễ bái gia tiên, lễ sống các cụ cao tuổi
hai lạy, các cụ cho chú rể tiền, đến giờ quy định mới được đón dâu về nhà
trai. Đồn đón dâu về nhà trai thì làm lễ tơ hồng, sau đó ở nhà gái mang theo
một con gà làm lễ lại mặt, chính thức đón cơ dâu về nhà chồng.
Tục tang ma: Theo quan niệm của người dân làng Lương thì chết là trở

về với tổ tiên, quê hương cho nên việc tổ chức tang ma phải thật chu đáo, cẩn
thận, thể hiện sự báo hiếu của những người còn sống với người đã mất.
Người 50 tuổi trở lên khi qua đời được chữ “phúc”, gia đình, con cái
phải lo việc tang khá nặng nề. Người chết được quản ở trong nhà, khi “đánh
động” tức là loan tin cho họ hàng, anh em nội tộc đến bàn bạc và chuẩn bị
đám tang sao cho được chu tất. Đồng thời gia đình cử người đi báo cho các
chức sắc trong làng để người đó đi báo với dân làng. Gia đình phải cử người
đi đón thợ kèn và thầy cúng. Khi thợ kèn và thầy cúng đến gia chủ mới được
phát tang, trước khi đưa người chết vào áo quan, gia chủ phải đun nước thơm
tắm rửa, thay quần áo mới nhất cho người mất, sau đó tổ chức khâm liệm. Khi
đã đưa người mất vào áo quan, thầy cúng yểm bùa vào quan tài, đặt một bộ
quần áo cùng một số đồ dùng cá nhân mà trước đây người quá cô thường hay
sử dụng vào trong quan tài rồi đậy nắp quan tài lại. Sau khi nhập quan tài thì
làm lễ nhập linh vị, đặt bàn thờ. Con trai người chết mặc áo tang trắng, đầu
18


đội mũ rơm, lưng thắt dây chuối; con gái, con dâu mặc áo tang xô trắng, đội
mũ vải trắng, cũng thắt lưng dây chuối, đi chân trần, áo sổ gấu. Khi quan tài
còn đặt ở trong nhà người ta đặt đầu vào trong, chân ra phía cửa, quan tài
được đặt ở gian giữa trong nhà. Nửa đêm hơm đó người ta làm lễ chuyển linh
cữu (linh cữu được quay một vịng). Nếu nhà giàu hoặc người có chức dịch
cao trong làng thì tổ chức đám ma “Đại cố”: có tổ chức tế lễ lớn như “Ngu
tế”, “Tam kỳ ngộ” được cả xã đưa đi và quan viên hàng xã đến tế. Nếu nhà
khơng có điều kiện thì tổ chức đám tang “Tiểu cố”. Hôm đưa ma tất cả con
cháu, họ hàng, bạn bè, làng xóm đến đi đưa, trai làng khiêng tay linh cữu từ
trong nhà ra cổng rồi để lên cỗ đòn tang để khiêng như rước. Khi đưa tang,
con trưởng người quá cố phải chống gậy đi giật lùi. Nếu người chết quy chùa
thì phải có thêm các bà các vãi. Chôn cất xong, tang chủ phải mời dân làng về
nhà ăn cơm. Ngày hôm sau, nội tộc, gia đình cịn phải tổ chức lễ tam chiêu.

Tiếp đó cùng tuần đầu, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, giỗ hết, cải táng, tảo mộ.
Trong thời gian để tang (thông thường là ba năm) phải tránh đến những nơi
vui chơi, lễ mừng, hội hè, đám cưới, kiêng không đi chúc tết…
Ngày nay, các cấp ủy Đảng chính quyền quan tâm chỉ đạo toàn diện
việc xây dựng quy ước, hương ước ở thôn, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 27 của
Bộ Chính trị, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, tang lễ, lễ hội, mừng thọ.
Thực tế đã bỏ một số hủ tục lạc hậu, phiền nhiễu trong đám tang. Ví dụ như
theo quy ước gia đình khơng để người chết trong nhà q 36 tiếng, khi đưa
tang khơng đón, đầu đội mũ rơm, không lăn đường, bắc cầu, kèn trống không
quá 22 giờ. Khi bố mẹ mất, con trai, con gái chỉ cần chờ tang qua 100 ngày
thì có thể đi lấy vợ, lấy chồng. Trong các đám cưới, giảm sử dụng thuốc lá, ít
thuê áo váy. Các hoạt động lễ hội tại thơn làng, hoạt động tín ngưỡng, văn hóa
thể thao sơi nổi với sự ra đời của trung tâm giác dục cộng đồng, trung tâm văn
thể các câu lạc bộ. Tun truyền thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo,
chương trình phịng chống tệ nạn mại dâm ma túy cho Mặt trận Tổ quốc phát
động bằng nhiều hình thức phong phú.
19


Công tác vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư: Đa phần các hộ
gia đình đã có đủ ba cơng trình vệ sinh, nhiều hộ xây dựng cơng trình kiên cố,
hiện đại, xây dựng bể Bioga trong chăn nuôi và các tổ vệ sinh công cộng hoạt
động nhằm đảm bảo vệ sinh đường, chợ, các khu công cộng xanh, quang,
sạch đẹp.
Về việc thực hiện các chính sách xã hội: vận động nhân dân góp vốn
tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng, gia đình chính sách, xây dựng Quỹ đền
ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học để hỗ trợ các em học sinh
nghèo vượt khó, khen thưởng cho giáo viên, học sinh có kết quả tốt trong học
tập và giảng dạy.
Năm 2004, làng Lương là một trong 3 làng 4 năm liền được công nhận

danh hiệu Làng văn hóa cấp huyện.
1.2. Q trình hình thành và tồn tại của di tích đìnhLương
1.2.1. Lịch sử hình thành
Thời điểm xuất hiện và nguồn gốc của đình làng Việt Nam đến nay vẫn
có nhiều giả thuyết khác nhau. Nguyễn Văn Huyên cho rằng đình là hành
cung của vua, được xây dựng dành cho vua khi đi tuần thú sau đó mới thành
đình làng. Hà Văn Tấn cho rằng đình có nguồn gốc từ ngơi nhà chung của
làng xã có thể từ thời tiền sử, hoặc sơ sử; ý kiến khác thì cho rằng vào thời Lý
ở Thăng Long có những phương đình để dán thơng báo và là nơi tun cáo
những quyết định của chính quyền sau đó kiến trúc loại này toả về làng, theo
thời gian phát triển thành đình làng. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng
đình làng bắt nguồn từ kiến trúc thờ thần đất và thần nước, căn cứ của giả
thiết này là nhiều đình thờ Thành Hồng làng có nguồn gốc từ thần đất và
thần nước. Trần Lâm Biền đưa ra hai giả thiết: 1 là đình làng có thể xuất phát
từ “điếm”, một loại kiến trúc mà hiện nay vẫn còn ở Hồi Đức, Hà Tây. Vấn
đề nguồn gốc đình làng vẫn chờ câu trả lời. Nhưng có một điều có thể khẳng
định: Đình làng là một thiết chế văn hố tín ngưỡng chỉ có ở Việt Nam, thiết
20


chế tương tự như vậy ở Trung Quốc khơng có. Người Việt chỉ dùng mượn từ
“đình” để đặt tên cho thiết chế của mình.
Đình Lương có lẽ đã được khởi dựng từ rất lâu đời và kế thừa truyền
thống xây dựng đình làng của cha ơng. Cơng trình đình hiện nay có niên đại
tương đối rõ ràng, được dựng ngày 28 tháng 11 năm Chính Hịa thứ 21 (Canh
Thìn 1700) đời Lê Hy Tơng. Đây là dịng niên đại được ghi trên lòng câu đầu
bên trái gian bên, do giáp Đơng của làng (xóm Nội) khắclên với ngun văn :
“Hồng triều Chính Hịa nhị thập nhất niên Canh Thìn thập nhất nguyệt nhị
thập bát nhật Đông giáp Nội thượng lương”[Xem ảnh 6, phụ lục 2].
Đình Lương là cơng trình kiến trúc bao gồm tịa đại đình, ba gian hai

chái, khung đình bằng gỗ lim, liên kết với nhau bằng vì kèo, cấu trúc theo
kiểu chồng rường, kết hợp với giá chiêng và các bộ phận cột, quá giang, xà,
bẩy… Toàn bộ sức nặng của ngơi đình được đặt vng vức trên 48 cây cột
lớn nhỏ, đặt trên những tảng đá xanh, phía trên câu đầu là vì nóc gồm nhiều
con guồng chồng sít lên nhau theo kiểu thức con tam, tạo thành bức cốn được
chạm nổi, chạm thủng, chạm hình bong với nghệ thuật chạm khắc tinh vi, tỉ
mỉ, thể hiện bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã xây dựng ngơi đình. Theo
lời kể của các cụ bơ lão, đình do bốn giáp trong làng tự tay xây dựng ròng rã
trong suốt 30 năm trời, sáng đi làm đồng, chiều lại cắt cử nhau ra đình chạm
khắc các cấu kiện kiến trúc. Chính vì vậy mà bốn góc đình có những đề tài
khác nhau và đều mang phong cách thời Hậu Lê. Nếu đúng như truyền miệng
thì đình Lương được khởi dựng từ năm 1671, trong giai đoạn đỉnh cao của
nghệ thuật đình làng Việt.
1.2.2. Quá trình tồn tại của di tích
Đình Lương được hồn thành vào năm 1700. Cho đến nay chưa thấy
dấu vết của cuộc trùng tu lớn nào, hầu như giữ nguyên bộ khung gỗ của thời
Hậu Lê, rất ít những cấu kiện thời Nguyễn và hiện đại, chủ yếu thay thế
hoành, rui, hệ thống bao che và bộ mái. Trải qua thời gian, qua bao thiên tai
21


địch họa, ngơi đình vẫn đứng uy nghi, trầm mặc trên nền đất cũ làng xưa, vẫn
mang trong mình những giá trị kiến trúc – nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của
thế kỷ XVII, và đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương,
của dân tộc. Trong thời kỳ chế độ phong kiến suy tàn, chiến tranh xảy ra liên
tiếp, song đình vẫn vững vàng tồn tại. Đó là nhờ cơng lao gìn giữ, bảo vệ của
biết bao thế hệ người dân làng Lương.
Đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nước ta, truyền thống đó
vẫn được duy trì, phát huy để đình Lương tiếp tục là chứng nhân cho những
sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra ngay chính tại ngơi đình cổ kính này. Từ

trước những năm 1930, làng xã Tri Phương đã có nhiều người tham gia cách
mạng, là nơi đi lại, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng: Trường Chinh,
Văn Tiến Dũng, Trần Đình Nam… Và sau này, cơ quan ấn loát của xứ ủy Bắc
Kỳ cũng đặt ở đây. Trong những giờ phút nguy nan, nhân dân đã nhiều lần
che chở, bảo vệ cán bộ và tài liệu cách mạng an tồn.
Tháng 4 năm 1946, tại đình Lương đã diễn ra cuộc bầu cử hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân xã. Ông Nguyễn Thường Biểu được bầu làm
chủ tịch lâm thời của xã. Cũng chính tại đình, ơng đã tổ chức cuộc họp thống
nhất sáp nhập 2 xã Dũng Vi và Cao Đình thành một xã mới, lấy tên là xã Tri
Phương. Sau đó tiến hành chia ruộng cho dân nghèo.
Đáng ghi nhớ nhất là tháng 8 năm 1946, nhân dân xã Tri Phương nô nức
kéo về đình Lương hưởng ứng tham gia cuộc bầu cử Quốc hội nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hịa khóa đầu tiên. Sau đó tổ chức nhân dân tham gia các phong
trào “Bình dân học vụ”, “Tuần lễ vàng” với nhiều đóng góp xuất sắc.
Từ năm 1949 đến năm 1953, giặc Pháp còn về Tri Phương và dựng 1
chòi canh trên đỉnh nóc tịa đại đình, phá đi đơi rồng chầu nguyệt. Sau đó
chúng xây đồn bốt xung quanh khu vực đình, phá bỏ nhà tiền tế trước ao đình
để mở rộng sân đình làm nơi tập kết vũ khí, đạn dược, lương thực,đóng qn
ngay trong đình. Trong thời gian chúng đóng bốt ở đây, lực lượng cách mạng
22


địa phương đã nhiều lần vận động, tổ chức chiến tranh du kích, lấy súng địch
đánh địch.
Sau năm 1954, hịa bình lập lại ở miền Bắc, đình Lương được sử dụng
làm hội trường, xây tường kín 2 bên và phía sau đình.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình Lương là nơi
tập trung, chứng kiến nhiều cuộc giao quân đầy khí thế hào hùng, nhiều con
em địa phương xung phong nhập ngũ, tham gia chiến đấu giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Họ đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh oanh liệt, là

tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sau noi theo trong công cuộc xây dựng, bảo
vệ đất nước.
Ngày 9 tháng 1 năm 1990, sau quá trình nghiên cứu, đánh giá các giá
trị lịch sử, kiến trúc – nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thơng tin đã cấp bằng xếp
hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia cho đình Lương. Từ đây, đình
được quan tâm, trùng tu, tu bổ với nguồn lực của Nhà nước.
Năm 2008, đình lại được trùng tu nhỏ, tường được trát lại, xây cửa
bằng gỗ lim chắc chắn, nền được lát gạch.
Năm 2009, nhân dân làng Lương đóng góp tiền xây dựng Văn chỉ của
làng ngay phía bên phải đình; xây dựng thêm bình phong tại vị trí nhà tiền tế
của đình trước đây (đã bị thực dân Pháp phá hủy) và cải tạo mơi trường cảnh
quan di tích.
1.3. Nhân vật được thờ trong di tích
1.3.1. Vài nét về tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Thành hoàng làng là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một
làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản
và quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng. Do vậy
hầu hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền,
miếu) thờ vị Thành hồng của làng hay phường hội. Thành hồng là người có
23


công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ
của nghề).
Tục thờ thành hoàng hay thần hoàng ở nước ta là do ảnh hưởng từ văn
hóa Trung Hoa truyền sang từ thời Đường. Sau khi du nhập vào làng xã Việt
Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nơng dân Việt, trở nên
hết sức đa dạng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Tơn thờ
Thành hồng làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành hoàng
làng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu

được, là phương tiện, là động lực thúc đẩy sản xuất và ổn định cuộc sống.
Sử sách cho biết Thành hoàng đầu tiên ở nước ta là thần Tơ Lịch-Thần
Thành hồng của thành Đại La, trụ sở của phủ đô hộ Đường tại nước ta (thế
kỷ thứ IX). Thần Tô Lịch là do Lý Nguyên Gia và Cao Biền tơn vinh là "Đơ
phủ Thành hồng thần qn", chữ Thành hồng bắt đầu có từ đó.
Thành hồng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã khơng chỉ về mặt
tinh thần mà cịn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất. Họ là vị thần
tối linh, có thể bao qt, chứng kiến tồn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ,
phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Cho nên sự thờ phụng thành
hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của làng.
Thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng,
thường mỗi làng thờ một thành hồng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba
hoặc hai ba làng thờ một vị. Thành hồng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ
sự tích mỗi làng.Đó có thể là một vị thần như Phù đổng Thiên vương, thần núi
như Tản Viên Sơn thần, thần có công với dân với nước như Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng... lại có khi là các yêu thần, tà thần...
với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vơ lý.Nhưng cũng có khi
Thành hoàng chỉ là một người dân mà theo quan niệm, là người được các vị
thần ban cho sứ mệnh để sau này thay họ cai quản làng xã, được gọi là Thành
hồng sống. Đã là thành hồng làng thì đại bộ phận có một lý lịch ghi thành

24


văn bản gọi là thần tích hoặc thần phả, ngọc phả, phả lục. Những thần tích đó
vừa là bằng chứng của tín ngưỡng dân gian, vừa là một thành phần của nền
văn hố dân gian. Nói cách khác, thần tích mà hiện nay cịn lại chính là một
sở hữu đồng thời một sáng tạo văn hoá phi vật thể của dải đất ngàn năm văn
vật. Nó là tâm hồn, tư duy, là trí tưởng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân
sinh của bao thế hệ cư dân .

Đại đa số sự tích về Thành hồng làng đều là những truyền thuyết, sau
này những truyền thuyết ấy được các địa phương chú trọng và trở thành văn
bản chính thức được Nhà nước cơng nhận, từ đó đã ra đời các Thần tích, Thần
phả, Sắc phong. Thành hồng làng có nhiều nguồn gốc, có thể là nhân thần, có
thể là nhiên thần, nhưng tựu trung lại là các vị thần đã được lịch sử hóa hay
huyền thoại hóa. Tuy nhiên các thành hoàng được sắc vua phong (trừ những tà
thần, yêu thần...) luôn luôn tượng trưng cho làng xã mà mình cai quản là biểu
hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của
cả làng. Thành hồng có sức toả sáng vơ hình như một quyền uy siêu việt,
khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ. Chính sự thờ phụng này là
sợi dây liên lạc vơ hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng,
đất nề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình
trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng
thành hoàng để xin phép trước. Dường như sự ngưỡng mộ thành hồng của
người dân khơng kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ.
Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba
bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Thần, tuỳ theo sự tích và cơng
trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng được
xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã
phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng.
Việc thăng phong các vị thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xã về công
trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một thời gian quy

25


×