Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tìm hiểu di tích chùa đại bi, xã thái bảo, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 103 trang )

Trờng đại học văn hoá H Nội
Khoa bảo tng
*******

Nguyễn Thị Huệ

Tìm hiểu di tích chùa đại bi, xà thái bảo,
huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
Khoá luận tốt nghiệp
Ngnh bảo tồn bảo tng

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thu H−¬ng

Hμ Néi – 2008

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4 
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4 
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 
5. Bố cục của khoá luận .................................................................................... 5 
CHƯƠNG 1 
CHÙA ĐẠI BI TRONG LỊCH SỬ ................................................................... 7 
1.1 .TỔNG QUAN VỀ XÃ THÁI BẢO, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH 7 
1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 7 
1.1.2. Lịch sử vùng đất và dân cư ............................................................. 7 
1.1.3. Đời sống kinh tế .............................................................................. 8 


1.1.4. Văn hoá - xã hội .............................................................................. 9 
1.2. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ Q TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
CHÙA ĐẠI BI ............................................................................................ 12 
1.2.1. Niên đại khởi dựng ........................................................................ 12 
1.2.2. Q trình tồn tại của di tích chùa Đại Bi ...................................... 13 
1.3. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỆ TAM TỔ THIỀN PHÁI
TRÚC LÂM ................................................................................................ 14 
1.3.1. Đôi nét về Thiền phái Trúc Lâm ................................................... 14 
1.3.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổ Huyền Quang ............................... 16 
CHƯƠNG 2 
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI CỦA CHÙA ĐẠI BI . 23 
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT .............................................. 23 
2.1.1. Không gian cảnh quan................................................................... 23 

2


2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể .............................................................. 26 
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ........................................................................... 29 
2.2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT .................................................................... 39 
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc .................................................................. 39 
2.2.2. Hệ thống tượng thờ ....................................................................... 41 
2.3: LỄ HỘI CHÙA ĐẠI BI ....................................................................... 57 
2.1.3. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội............................................. 57 
2.3.2. Quy mô và ảnh hưởng của lễ hội .................................................. 58 
2.3.3. Diễn trình của lễ hội chùa Đại Bi.................................................. 58 
CHƯƠNG 3

 


BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA
ĐẠI BI ............................................................. Error! Bookmark not defined. 
3.1 . THỰC TRẠNG TỒN TẠI CỦA DI TÍCH VÀ LỄ HỘI CHÙA ĐẠI BI 64 
3.1.1. Thực trạng của di tích ................................................................... 64 
3.1.2. Thực trạng tồn tại của lễ hội ......................................................... 67 
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, TƠN TẠO DI TÍCH VÀ LỄ HỘI 68 
3.2.1.Một số giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích........................................ 68 
3.2.2. Một số ý kiến đóng góp để bảo tồn lễ hội ..................................... 77 
3.3. PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA ĐẠI BI ....................... 78 
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86 

3


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Với vị trí là ngã ba đường của Châu Á, Việt Nam có điều kiện tiếp xúc
và giao lưu với nhiều nền văn hoá và văn minh lớn của Châu Á cũng như trên
thế giới, làm giàu thêm bản sắc văn hố của mình. Hệ quả của sự tiếp xúc và
giao lưu này là nhiều tơn giáo lớn của thế giới có mặt ở Việt Nam khá sớm,
trong đó có Phật giáo. Theo sách “Thuỷ kinh chú” (thế kỷ 6) thì có thể một
ngơi tháp Phật đã được dựng tại đất Việt vào thế kỷ thứ 3 TCN. Nơi đầu tiên
đạo Phật được truyền vào Việt Nam là thành Luy Lâu (nay thuộc Thuận
Thành - Bắc Ninh). Trải qua gần 2000 năm tồn tại và phát triển đã có những
lúc Phật giáo phát triển đến đỉnh cao vào thời Lý - Trần với nhiều chùa tháp
được xây dựng khắp mọi nơi. Đặc biệt với câu trong nhân gian còn truyền
tụng “cầu Nam, chùa Bắc, đình Đồi”, qua đó ta thấy xứ Bắc được biết đến là
nơi hội tụ nhiều ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút
Tháp…Tuy khơng có qui mơ đồ sộ như chùa Phật Tích hay Bút Tháp, cũng

khơng có niên đại khởi dựng sớm, nơi cịn ghi lại dấu ấn của Phật giáo những
ngày đầu mới du nhập như chùa Dâu, song chùa Đại Bi xã Thái Bảo, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Huyền Quang vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái đặc biệt của người Việt.
Bản thân em may mắn được sinh ra và lớn lên trên vùng đất Kinh Bắc
(Bắc Ninh ngày nay), em đã phần nào được tiếp thu truyền thống văn hoá của
quê hương, với đề tài khoá luận “Tìm hiểu di tích chùa Đại Bi, xã Thái Bảo,
huyện Gia Bình, tỉnh bắc Ninh”, em mong muốn được giới thiệu về một di
tích lịch sử văn hố tiêu biểu cũng như về truyền thống của quê hương mình
tới các nhà nghiên cứu và với các du khách có lịng say mê với các giá trị văn
hố truyền thống và thêm một minh chứng để góp phần khẳng định câu ca
“cầu Nam, chùa Bắc, đình Đồi”.

4


2. Mục đích nghiên cứu
Tập hợp thành hệ thống những tư liệu đã viết về di tích và trên cơ sở
thực trạng của di tích, xác định những giá trị của di tích biểu hiện qua kiến
trúc nghệ thuật và lễ hội, từ đó đề ra các giải pháp bảo tồn, tơn tạo và phát
huy giá trị của di tích.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là chùa Đại Bi: khố luận tập trung nghiên
cứu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và lễ hội của chùa. Bên cạnh đó khố luận
cịn mở rộng nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Huyền Quang
(Lý Đạo Tái) - vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng trong lịch sử
Phật giáo Việt Nam.
Về khơng gian: chủ yếu khố luận nghiên cứu chùa Đại Bi ở thơn Vạn
Ty xã Thái Bảo, ngồi ra có mở rộng sang các làng bên cạnh như Vạn Tải,
Tân Hương do có liên quan đến lễ hội của chùa.

Về thời gian: chùa Đại Bi có niên đại khởi dựng vào thời Trần (thế kỷ
13 -14), bởi vậy khố luận nghiên cứu trong khoảng thời gian di tích được
xây dựng và tồn tại cho đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng.Trong q
trình nghiên cứu, khố luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành: lịch sử học, bảo tàng học, mỹ thuật học, xã hội học (phỏng vấn, thu
thập thơng tin), ngồi ra cịn có khảo sát và điền dã, quan sát miêu tả…

5. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của khố luận
gồm 3 chương.
Chương 1: Chùa Đại Bi trong lịch sử.
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của chùa Đại Bi.

5


Chương 3: Vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Đại Bi.
Để hồn thành bài khố luận tốt nghiệp của mình em đã nhận được sự
chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn: cô T.S Phạm Thu
Hương cùng các thầy cô trong khoa Bảo tồn- Bảo tàng. Em xin gửi tới các
thầy cô lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của các cán bộ
phịng Văn hố- Thơng tin huyện Gia Bình, UBND xã Thái Bảo, ban quản lý
di tích, nhà sư trụ trì cùng các ni sư chùa Đại Bi đã tạo diều kiện và giúp đỡ
em trong suốt q trình khảo sát tại di tích.
Với sự nỗ lực của bản thân, em đã rất cố gắng để giải quyết những vấn
đề chính của khóa luận. Nhưng do trình độ cịn hạn chế của một sinh viên

chưa được tiếp xúc nhiều với công việc thực tế và thời gian khơng có nhiều.
Do đó, bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý của
các thầy cô, các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2008
Người viết

Nguyễn Thị Huệ

6


CHƯƠNG 1
CHÙA ĐẠI BI TRONG LỊCH SỬ

1.1 .TỔNG QUAN VỀ XÃ THÁI BẢO, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH
1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thái Bảo nằm ở phía Đơng của huyện Gia Bình, cách huyện lỵ hơn
5km về phía Tây Nam. Phía Đơng giáp xã Vạn Ninh, phía giáp Tây giáp xã
Đại Lai, phía Nam giáp xã Nhân Thắng, phía Bắc giáp với sơng Đuống. Tổng
diện tích đất tự nhiên của xã Thái Bảo là 742 ha.
Đê sông Đuống qua Thái Bảo dài hơn 2km tạo cho đồng ruộng của xã
thành hai vùng sản xuất. Vùng ruộng nằm ở trong đê và vùng đất bãi nằm
ngoài đê. Đồng ruộng Thái Bảo có đặc điểm: mới mưa đã úng, chưa nắng đã
hạn vì thế, từ năm 1960 trở về trước, đồng ruộng của xã chỉ cấy được một vụ
lúa, bãi ngoài đê chỉ trồng được một vụ màu. Nguồn nước cung cấp cho đồng
ruộng là con sông Đuống, và nước tự nhiên.Từ năm 1960 trở đi, sau khi trạm
bơm Như Quỳnh (Hà Nội) và gần đây là trạm bơm Môn Quảng, trạm bơm
Xuân Lai được hoàn thành và đi vào sử dụng, các cánh đồng có nước tưới,

nơng dân mới cấy được hai vụ lúa.
Về giao thơng, xã Thái Bảo có bến đị Vạn Tải qua sơng Đuống đi sang
huyện Quế Võ (Bắc Ninh), có đường đê và hai đường liên xã rải sỏi. Những
con đường này gần đây được mở rộng và cải tạo nên việc đi lại của các
phương tiện giao thơng vận tải ngày càng thuận lợi góp phần phát triển kinh
tế văn hoá của địa phương.
1.1.2. Lịch sử vùng đất và dân cư

Cho đến nay, xã Thái Bảo đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới
hành chính. Tháng 6 năm 1946, hai xã Vạn Ty và Vạn Tải được hợp nhất

7


thành xã Vạn Niên, xã Ngọc Triện và xã Phương Triện hợp nhất thành xã Bảo
Triện. Xã Đại Lai, Địch Trung, Huề Đông hợp nhất thành xã Thái Lai. Tháng
10 năm 1949 xã Vạn Niên, xã Bảo Triện, xã Thái Lai hợp nhất lại lấy tên là
xã Thái Bảo.
Giữa năm 1955, sau khi thực hiện chính sách giảm tơ, các làng của xã
Thái Lai cũ và thôn Phương Triện được tách ra khỏi xã Thái Bảo để thành lâp
một xã mới là xã Tân Lập.
Năm 1963, nhập ấp Găng (tức xóm Tân Cương) của xã Đào Viên
huyện Quế Võ vào xã Thái Bảo, nhập ấp Hôm vào thôn Địch Trung (nay là
thôn Trung Thành). Xã Tân Lập được đổi tên là xã Đại Lai, địa danh của xã
Thái Bảo vẫn được giữ nguyên.
Cho đến nay (2002), xã Thái Bảo gồm các thôn: thôn Bảo Triện (gồm 3
làng hợp nhất lại là Triện Quán, Triện Dộc, Triện Trung), thôn Thiên Đức
(gồm hai làng là Vận Tải và Châu Lỗ tên Nôm là làng Dù), thôn Vạn Ty gồm
hai làng là Vạn Ty và Viền, thôn Tân Hương (được thành lập năm 1968 trên cơ
sở hợp nhất làng Hương Trạch Với xóm Tân Cương).

Dân số của xã Thái Bảo là 6530 người (tính đến tháng 7 năm 2004).
Thành phần cư đân chủ yếu là người Kinh, cư trú theo truyền thống dân tộc
“cha truyền con nối” từ bao đời trên mảnh đất tổ tiên.
1.1.3. Đời sống kinh tế

Đời sống kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là nông nghiệp. Nghề
nông xuất hiện trên mảnh đất này từ khi có con người đến đây sinh cơ lập
nghiệp. Nghề xuất hiện sớm nhất ở đây là nghề trồng các loại cây ăn quả, cây
có củ, cây lúa nước và một số loại rau..Việc chăn nuôi gia cầm, gia súc và đại
gia súc cũng xuất hiện cùng thời điểm với nghề trồng lúa xuất hiện ở đây như
gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, lợn, trâu, bò…

8


Nông cụ ngày xưa là cày bừa, liềm hái, cuốc, vồ, quang gánh…Trong
số này có loại do nhà nơng tự chế tạo như quang gánh, hoặc sản xuất bộ phận
của nơng cụ như cuốc, bào; có loại phải mua như (cày, bừa). Sức kéo dùng
trong sản xuất nông nghiệp là trâu, bị.
Trước kia năng suất trong sản xuất nơng nghiệp thời cổ ở Thái Bảo rất
thấp. Ở những chân ruộng tốt mỗi vụ chỉ thu hoạch được 40-50kg thóc mỗi
sào. Cịn những chân ruộng xấu thì mỗi năm chỉ được 20-30kg thóc một sào.
Ngun nhân của tình trạng này là do giống lúa trước đây năng suất thấp,
nguồn phân bón ít, nguồn nước tưới chủ yếu nhờ vào nguồn nước trời. Đó là
những năm mưa thuận gió hồ. Có nhiều năm gặp hạn hán, bão lụt, sâu
bệnh… nhiều chân ruộng bị mất trắng.
Về hệ số sử dụng đất: trước đây người nơng dân sử dụng rất lãng phí.
Hầu hết số diện tích đất canh tác chỉ cày cấy được vụ lúa màu. Vụ Chiêm chỉ
cấy được khoảng 30-40 mẫu ở những chân ruộng ven làng nơi có nguồn nước
dự trữ. Vùng đất bãi ven sông chỉ trồng ngô được một vụ màu.

Những năm gần đây theo nhịp phát triển chung của đất nước, với sự
quan tâm của Đảng và Chính phủ cùng với nỗ lực của địa phương kinh tế
nông nghiệp của xã Thái Bảo có nhiều khởi sắc. Sản xuất nơng nghiệp
phát triển mạnh mẽ cả về diện tích và số vụ lúa (2vụ/ năm và 1 vụ màu
vào cuối năm). Năng suất lúa là 180 đến 200kg thóc một sào.
Ngồi kinh tế nơng nghiệp xã Thái Bảo cịn phát triển 1 số ngành thủ
công khác như: nghề mộc, nghề luyện kim, nghề sản xuất vật liệu xây dựng
(làm gạch).
1.1.4. Văn hoá - xã hội

Xã Thái Bảo là một miền đất giàu truyền thống văn hoá và đậm đà
phong tục tập quán quê hương. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, nhiều phong tục tốt
đẹp được bổ sung xây dựng, nhiều hủ tục dần được phá bỏ . Hiện nay ở đây

9


cịn những tục lệ mang tính chất truyền thống như lệ lên lão làng: nam giới
đến tuổi 50 phải ra trình làng gọi là lão làng, ngồi ra cịn có những tục như lệ
cưới cheo, lệ tế đám, lệ lo ma, lệ khao vọng, lệ biếu…
- Về tôn giáo
Ở xã Thái Bảo có hai tơn giáo là Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
Ngoài ra cũng như các làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ người dân nơi đây còn
thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, thổ địa.
Hàng năm các làng trong xã đều tổ chức lễ hội của riêng mình như làng Quán,
Dộc, Trung ngày mùng 10 tháng Giêng (mở hội đình), làng Vạn Tải là ngày 15
tháng Giêng (mở hội đình) và làng Chằm, Dù , Viền là ngày 12 tháng Mười cũng
mở hội đình. Với cách gọi của người dân nơi đây là ngày vào Đám, ngày vào
Đám là ngày kỷ niệm sinh nhật Thành Hồng, nhân dân cịn gọi là ngày Đại kỳ
phúc. Làng Vạn Tải thường tổ chức ngày Đại kỳ phúc trong ba ngày suố từ 13

đến 15 tháng Giêng.
Hội chùa Tổ là một lễ hội lớn đặc trưng của xã Thái Bảo với nhiều nghi
lễ lớn và quy mô ảnh hưởng trong tồn vùng, hội có lễ rước và hội thi oản.
Trước kia loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của vùng này là
hát chèo. Cũng như nhân dân các xã trong vùng, chèo là món ăn tinh thần hấp
dẫn với mọi người. Trong các ngày vào đám, ngày hội làng, các đám khao
chức tước đều đón ghánh chèo về hát có đám cịn có cả hát ả đào (hát ca trù) dân dã quen gọi là hát nhà tơ. Ở một số làng xã cịn có hát trống qn. Hát
trống quân được tổ chức tại sân đình, sân đền vào những đêm trăng sáng mùa
thu. Những người tham gia cuộc hát là những nam nữ thanh niên trong làng
hoặc những làng lân cận.
Vào dịp tháng 3 tháng 8, người dân ở đây cịn có thú thả diều, chơi
chim bay. Những ngày vào Đám của làng, ngày giỗ Tổ Huyền Quang, nhân
dân tổ chức nhiều trò vui: đấu vật, đánh cờ tướng, bắn nỏ, bắt vịt, bơi thuyền.
- Về văn hoá – giáo dục

10


Không dám gọi đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” song trải qua các
thời kỳ lịch sử, nơi đây đã sản sinh ra khơng ít các bậc tiến sĩ, đại khoa.Theo
văn bia “Đệ Tam Tổ Lý Trạng nguyên hành trạng” dựng năm 1865 hiện cịn
trong khn viên chùa Đại Bi, thì dịng họ Lý ở xã Vạn Tư từ thời Lý (1010 1225) đã liên tục 6 đời đỗ tiến sĩ, bắt đầu từ thời Lý Ơn Hồ cho đến 3 người
con của cụ Lý Quang Dụ (tên là Tráng, Tướng, Thành). Văn bia chép rằng cụ
Lý Ơn Hồ đỗ tiến sỹ và làm quan đến chức hành khiển của triều Lý. Cụ Ơn
Hồ sinh ra cụ Lương. Cụ Lương sinh ra cụ Nhượng, cụ Nhượng sinh ra cụ
Minh Doãn, cụ Minh Doãn sinh ra cụ Khâm, cụ Khâm sinh ra cụ Quang Dụ.
Cụ Quang Dụ đỗ tiến sỹ thời Trần (1225- 1400) làm quan đến chức chuyển
vận sứ. Tuy nhiên trong các bản dịch văn bia của Văn miếu Bắc Ninh hiện
còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh khơng có ghi danh các vị kể trên nên có thể đây
là những truyền thuyết được người xưa kể lại. Chúng tơi vì thế nên cũng

khơng thể thống kê được họ tên đầy đủ các vị này.
Ngoài 6 vị tiến sỹ trên đây, theo sách “Đại Việt lịch triều đăng khoa
thực lục” và “Văn bia văn miếu Bắc Ninh”, đất Vạn Ty thời phong kiến cịn
có những vị đại khoa như: Nguyễn Quang Luận, là người xã Vạn Tư, đỗ Đệ
tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân ( tên đứng thứ 17), khoa Ất Sửu, niên hiệu
Đoan Khánh năm đầu đời Lê Uy Mục (1505). Ông làm quan đến chức Tả thị
lang Bộ Công, đi xứ phương Bắc và mất ở Trung Quốc. Sau khi mất, ông
được nhà Mạc truy phong hàm Thượng Thư; Nguyễn Phẩm (tên tự là Tốn
Phủ, hiệu là Vạn Xuyên), là người xã Vạn Ty, đỗ cử nhân khoa Nhâm Dần
(1842), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1844). Ơng
làm quan đến chức Đốc học phủ Tây Sơn rồi xin về mở trường dạy học. Học
trị của ơng có người nổi tiếng về tinh thần yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn Cao
quê ở Cách Bi huyện Quế Võ. Nguyễn Phẩm là tác giả Văn bia “Đệ Tam Tổ
bảo tháp” được dựng năm 1854 và là người nhuận sắc văn bia “Đệ Tam Tổ
Lý Trạng nguyên hành trạng” năm 1865.

11


Đặc biệt, chúng ta khơng thể khơng nói đến là Lý Đạo Tái sinh năm
Giáp Dần (1254), người Vạn Tư, tuổi trẻ thông minh, tài cao, học rộng. Ngài
đỗ Thái học sinh năm Giáp Tuất, niên hiệu Bảo Phù đời Trần Thánh Tơng
(1274), sau đó Ngài từ quan xuất gia đi tu và từng ở chùa Vân Yên, chùa
Thanh Mai, chùa Côn Sơn. Lý Đạo Tái là vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc
Lâm có pháp danh là Huyền Quang cũng là người có cơng xây dựng chùa Đại
Bi tại quê nhà. Ngài viên tịch ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất niên hiệu
Khai Hựu thứ 6 đời Trần Hiến Tơng (1334), thọ 81 tuổi.
Ngồi những vị đỗ đại khoa trên đây. Thời phong kiến tổng Vạn Ty
cịn có nhiều người đỗ cử nhân, tú tài hoặc đã trúng khảo khố cấp huyện.
Thơn Thiên Đức có ơng Trần Đăng Lê, Trần Đăng Liêm đỗ hương cống thời

Lê. Thôn Bảo Ngọc có ơng Lê Bá Như đỗ hương cống thời Lê, làm quan đến
chức tham tán Bộ Lễ. Ông Lê Bá Trực làm tri huyện Văn Giang sau đó làm
đốc học Vĩnh Thanh. Làng Hương Trạch có ơng Nguyễn Khoan Nhã làm tri
huyện Gia Lâm. Làng Vạn Ty có ơng Nguyễn Đăng Bảng làm tri phủ Nam
Sách. Ơng Nguyễn Đình Tiến làm tri huyện Tiên Phúc. Ơng Nguyễn Đình
Thơng làm tri huyện Gia Lộc.
Về quan võ: Bảo Ngọc có ơng Hồng Đăng Đủ (h là Liễn) được vua
Lê Hy Tơng phong chức Đặc tiến thượng tướng quân, Cẩm y vệ cai quản, Bắc
quân đô đốc phủ, Hữu đô đốc, Bân Quận công, Thượng trụ quốc.
Ngày nay các con em của xã Thái Bảo vẫn tiếp nối truyên thống của
cha ông. Đó là truyền thống hiếu học, với tỷ lệ sinh viên đỗ đại học cao và có
nhiều người thành đạt.
1.2. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
CHÙA ĐẠI BI
1.2.1. Niên đại khởi dựng

Chùa Đại Bi gắn với tên tuổi của Đệ Tam Tổ Huyền Quang (vị Tổ thứ
ba của thiền phái Trúc Lâm).

12


Theo các tài liệu, thư tịch cổ, sau khi đỗ Trạng Nguyên, Huyền Quang
về vinh quy bái tổ. Nhân sự kiện trọng đại này, Ngài đã ghi lại một kỷ niệm ở
quê hương đó là đặt cho 4 làng ở quê hương mình những tên chữ: làng Dộc là
Phúc Lộc (nay là thôn Vạn Ty), làng Chằm là Hương Trạch (nay thuộc thôn
Tân Hương), làng Viền là Đạo Viện (nay là thôn Viền), làng Dù là Châu Lỗ
(nay thuộc thôn Thiên Đức).
Năm Quý Sửu (1313), khi 60 tuổi, Ngài về thăm cha mẹ vào ngày Rằm
tháng Giêng. Ngài đã lập một ngơi chùa trong đất làng ngay phía Tây cạnh

nhà, đặt tên là “Đại Bi Tự” có nghĩa rằng: Đức Phật đại từ đại bi Quan Thế
Âm Bồ Tát, mong muốn cha mẹ khi chết được trở về với cõi Phật. Nghe tin
Ngài lập chùa nhiều người ở Kinh đô về ủng hộ. Ngày khánh thành chùa mở
pháp hội lớn, mời tăng sư 4 phương về tham dự. Hàng vạn người tới dự trong
7 ngày 7 đêm. Những vật phẩm tiền bạc dâng cúng, Người ra cúng Dường
cho sư tăng và phát tặng cho người nghèo khổ.
Trong “Việt Nam Phật giáo sử luận” cũng có viết về điều này: “Năm
1313, hồi Huyền Quang chưa xuất gia, ngày rằm tháng Giêng âm lịch, ông về
quê làng Vạn Tải thăm cha mẹ. Hồi đó ơng đã 60 tuổi, cha mẹ đã già yếu.
Muốn gần gũi hai vị trong một thời gian, ông liền lập một ngôi chùa ngay
trong làng, sát mé Tây của nhà cha mẹ, đặt tên là chùa Đại Bi…”1
1.2.2. Q trình tồn tại của di tích chùa Đại Bi

Như vậy kể từ khi Đức Tổ xây dựng chùa Đại Bi tại quê nhà năm 1313
đến nay đã gần 700 năm. Trải qua gần 7 thế kỷ với bao thăng trầm chùa Đại
Bi khơng cịn ngun vẹn của thủa sơ khai. Chùa đãqua nhiều lần sửa chữa
nhưng khơng có tài liệu nào thống những lần trùng tu sửa chữa chùa. Căn cứ
vào dòng chữ Hán ghi trên câu đầu gian giữa phía bên phải Tiền Đường
“Hồng Triều Bảo Đại Canh Ngọ niên trùng tu” thì có thể biết được chùa
được trùng tu vào năm 1930 triều vua Bảo Đại.
1

Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận. – H: Nxb Văn học, 2000, tr. 335.

13


Năm 1990 chùa Đại Bi được Bộ Văn hoá – Thơng tin cộng nhận là di
tích lịch sử văn hố cấp Quốc gia. Sau khi được công nhận, sư trụ trì Thích
Thanh Liên và nhân dân thơn Vạn Ty được sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,

Chính quyền, cơ quan chức năng điạ phương, huyện, tỉnh và sự ủng hộ nhiệt
tình của các Phật tử khắp nơi trong nước đã đầu tư hàng tỷ đồng để tu sửa các
công trình như khu chùa chính, nhà thờ Tổ, bia , tháp. Đến năm 1993 trùng tu
đền thờ Tổ: nền cao thêm 1,6m, lát nền, tôn sân. Bia tháp cũng được nâng
cấp. Năm 1994 xây dựng khu nhà Mẫu và năm 1997 chùa lại được trùng tu:
nền cao thêm 2,05m, thay gỗ phần mái, nối 2 chái vào làm đao 4 góc, thay
cửa ghép ván tạp bằng cửa bức bàn.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình khác cũng được xây dựng trong hơn 14
năm qua kể từ khi chùa Đại Bi được cơng nhận di tích lịch sử văn hố như:
xây nhà khách, nhà ăn, bể nước, cổng, đắp đường, ao thả cá và hàng trăm vật
phẩm khác được Phật tử cúng dàng và nhà chùa mua sắm để cơ sở của di tích
có được như ngày hơm nay.
1.3. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐỆ TAM TỔ THIỀN PHÁI
TRÚC LÂM
1.3.1. Đôi nét về Thiền phái Trúc Lâm

Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái của người Việt, được sáng lập
vào triều Trần (cuối thế kỷ XIII) nhưng chưa có một tài liệu thống nhất về
năm mà thiền phái này được sáng lập.Tổ thứ nhất của thiền Trúc Lâm là vua
Trần Nhân Tông. Trong sách “Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu có viết “ngay từ thủa nhỏ Nhân Tơng đã
có trí hướng Phật đạo, kết hợp nhu cầu nội tại và nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn
xã hội, đất nước, nhu cầu chính trị của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, Nhân Tông
đã lên núi thành lập thiền phái Trúc Lâm…”2.Theo “Việt Nam Phật giáo sử
luận” thì “ vua được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử,
2

Nguyễn Hùng Hậu: Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam. –H: Nxb Khoa học xã hội, 1997, tr. 39

14



thế hệ thứ sáu nối tiếp vị tổ sư thứ năm là thiền sư Huệ Tuệ”3. Huệ Tuệ là tổ
thứ 5 của sơn mơn n Tử, một dịng thiền có tư tưởng bản địa, có ảnh hưởng
từ dịng Lâm Tế ở Trung Hoa, có những vị thiền sư nổi tiếng như vua Trần
Thái Tông và Tuệ Trung Thượng sĩ. Vua Trần Nhân Tông đã đưa sơn môn Yên
Tử thành trung tâm Phật giáo, khai mở một dòng thiền mới “thuần Việt” và trở
thành người lãnh đạo của phái thiền đầu tiên mang đậm màu sắc Việt Nam.
Tư tưởng của Trúc Lâm là hành đạo giúp đời, đưa đạo đến đời, mọi
giáo pháp đều xuất phát từ khuynh hướng “nhập thế”. Do vậy, thực tại cuộc
sống là một yếu tố cấu thành giáo pháp, dẫn đến việc hoằng dương Phật pháp
trước tiên phải tôn trọng thực tế cuộc sống với đặc điểm dân tộc, làm cho dân
tộc trường tồn. Người được vua Trần Nhân Tơng tơn là thầy, chính là Tuệ
Trung Thượng Sĩ, đã cho rằng hình thức xuất gia và tại gia đã trở thành khơng
quan trọng, đó là ngun tắc “hoà quang đồng trần” - một danh từ của Lão
Giáo mà giới Phật tử đã dùng để diễn tả thái độ dấn thân và hồ mình vào các
vị Bồ Tát trong cuộc đời để phụng sự, tiếp nối tư tưởng “Phật tại Tâm”, mà
nhà vua Trần Thái Tông đã lĩnh hội từ chính các vị tổ của Trúc Lâm Yên Tử.
Về phương diện lịch sử tư tuởng, Thiền phái Trúc Lâm có tầm quan
trọng đặc biệt đến sự phát triển tư tưởng dân tộc Việt. Trên nền tảng tư tưởng
của Thiền Phái Phật giáo đã có từ trước như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn
Thông và Thảo Đường, có tiếp thu các Thiền phái Trung Hoa, đặc biệt là Lâm
Tế (biện pháp hành thiền quyết liệt), Thiền phái Trúc Lâm đã tổng hồ những
tư tưởng đó, nâng cao về phương diện bác học, đưa Thiền học vào cuộc sống
bằng cách coi trọng yếu tố thực tiễn Việt Nam. Các tác phẩm cơ sở của Thiền
học Trúc Lâm như “ Khoá hư lục”, “ Tuệ Trung thượng sỹ ngữ lục” đã diễn tả
tư tưởng và giáo pháp đó.
Thiền phái Trúc Lâm đi thẳng vào thế giới thực chứng bằng cách tháo
bỏ mọi hàng rào khái niệm, đó thực sự là biện pháp “đốn ngộ” mà Vô Ngôn


3

Nguyễn Lang: Việt Nam Phật giáo sử luận, sdd, tr. 279

15


Thông đã nhắc đến, nhưng nhấn mạnh đến yếu tố “Tâm”, phá bỏ những ảo
tưởng, khuyến thiện bằng cách lấy cá nhân và đời sống thực tại làm trọng.
Chính vì vậy Trúc Lâm thiền phái đã góp phần xây dựng triều đại đương thời,
tổ chức xã hội, bồi đắp nhân cách Đại Việt.
Thiền phái Trúc Lâm truyền được 3 đời, sau vua Trần Nhân Tông là
Pháp Loa đến Huyền Quang, rồi bị ngắt quãng cùng với thời kỳ Phật giáo suy
vong, Nho giáo thống trị Đại Việt. Khoảng thời Lê Trung Hưng, có phong
trào phục hưng Thiền phái Trúc Lâm, do điều kiện xã hội Nho giáo suy yếu,
song nền tảng cơ sở không đủ đưa Trúc Lâm trở lại những ngày rực rỡ như
thời thế kỷ 14.
Đến giữa thế kỷ 20, cùng với phong trào chấn hưng Phật giáo, nhiều vị
Thiền sư có ý tái lập Thiền Trúc Lâm, nhưng đây còn là vấn đề học thuật
đang tranh luận.
1.3.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổ Huyền Quang

Theo các tài liệu thư tịch cổ, Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh
năm Nguyên Phong thứ 4 (1254) đời vua Trần Thái Tông tại Vạn Tư, huyện
Gia Định, tỉnh Bắc Ninh. Ngài vốn dòng dõi quý tộc quan lại nhà Lý, cha mẹ
của Ngài là Lý Huệ Tổ và bà Lê Thị. Bà làm nghề hái thuốc nam, hai ông bà
muộn con nên đã về chùa Ngọc Hoàng cầu tự. Một hôm bà đi hái thuốc ở núi
Châu Sơn, buổi trưa vào nghỉ ở miếu Cô Ma Tiên, trong giấc mơ bà thấy Vũ
Hầu Tướng hoàng y đại quan, bưng một mâm mặt trời đỏ đáp vào bà, bà có
thai, sau 12 tháng sinh được một con trai, đặt tên là Lý Đạo Tái. Truyền rằng

khi mới sinh có hào quang toả sáng, hương thơm sực nức đầy nhà, thể mạo
của Ngài dĩnh dị, có chí khí của bậc vĩ nhân, cha mẹ Người rất yêu quý dậy
cho học văn chương. Lý Đạo Tái thông minh học một biết mười, có tài của
Nhan Hồi á Thánh. Lên 9 tuổi biết làm thơ, năm 20 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hương,
năm 21 tuổi đỗ thủ khoa kỳ thi Hội (tiến sỹ trạng nguyên) vua Trần thấy Ngài

16


là người có đức độ học rộng tài cao, mang công chúa Liễu Nữ gả cho nhưng
Ngài không nhận.
Trong những năm làm quan Ngài được Vua cử làm việc ở Viện Hàn
Lâm thường xuyên giao thiệp với sứ thần, văn thư đi lại viện dẫn kinh điển,
ứng đối lưu loát, ngôn ngữ hay hơn cả Thượng Quốc và các nước láng giềng.
Năm 1305 (52 tuổi) Ngài đã dâng biểu xin vua Trần Anh Tông để xuất
gia, được vua y cho. Theo “Việt Nam Phật giáo sử luận”: “Ngài thụ giới sa di
ở chùa Vũ Ninh với thiền sư Bảo Phác. Năm sau (1306) Pháp Loa (vị Tổ thứ
2 của Thiền Trúc Lâm) được tổ chức lễ lập làm giảng sư tại chùa Siêu Loại,
Bảo Phác đem Huyền Quang vể dự lễ này. Vua Trần Nhân Tông và cũng là
Đệ nhất Tổ của thiền phái Trúc Lâm gặp lại Huyền Quang trong hình thái
tăng sỹ thì rất vui mừng, biết Huyền Quang là một văn tài liền đề nghị Bảo
Phác để Huyền Quang ở lại phụ tá với mình. Từ đó Ngài tuỳ tùng cho Đệ nhất
Tổ trong cuộc sống hành đạo. Huyền Quang chỉ được học đạo và phụ tá Đệ
nhất Tổ trong 2 năm bởi vì cuối năm 1308 thì Đệ nhất Tổ viên tịch. Trong 2
năm đó Huyền Quang đã giúp Đệ nhất Tổ soạn những sách thực dụng để lưu
hành trong giáo hội Trúc Lâm như:
- Chư phẩm kinh (tuyển tập những phẩm kinh thiết yếu và thực dụng).
- Công văn tập (tuyển tập những bài văn sớ điệp dùng trong nghi lễ
Phật giáo).
- Thích giáo khoa (tập sách giáo khoa về đạo Phật)

Huyền Quang được Trần Nhân Tông cho đi vân du khắp nước, thăm
các danh lam thắng cảnh, thỉnh thoảng đăng đàn thuyết pháp. Có lần Huyền
Quang được Trần Nhân Tông cho ngồi lên pháp tồ làm bằng trầm hương của
mình để giảng kinh, sau đó lập Huyền Quang làm trụ trì chùa Vân n núi
Yên Tử. Mến phục sức học quảng bác của Người những người theo về học có
đến ngàn người.

17


Sau thời gian ở chùa Vân Yên, Ngài về chùaThanh Mai - Côn Sơn (Hải
Dương). Ở Côn Sơn, Ngài lập đàn Cửu Phẩm liên hoa (đài có chín tầng tám
mặt có thể xoay được) và biên tập kinh sách để đời sau.
Sách “ Bắc Ninh phong thổ tạp ký” nói rằng Huyền Quang đã đi thăm
nhiều chùa trong đó có chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp, tại đây Người đã xây
dựng một toà Cửu Phẩm liên hoa và cho khắc in nhiều kinh điển. Đây là một
tồ tháp có thể xoay trịn được. Tháp có 9 tầng 8 mặt, mỗi mặt của tầng đều
chạm nổi hình sự tích Phật, có lẽ tồ Cửu phẩm ở Cơn Sơn cũng như vậy.
Tam Tổ Huyền Quang là một vị thiền học uyên thâm, Người không vân
du thuyết pháp nhiều như Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông và không xây nhiều
chùa, đúc nhiều tượng như Đệ nhị Tổ Pháp Loa mà Người tập trung vào giảng
dậy trong các tu viện cho các tăng sỹ, tập trung thì giờ dạy giáo lý, biên tập
kinh điển và làm thơ. Trải qua 25 năm tu học, 4 năm lãnh đạo Thiền Trúc
Lâm và với vốn kiến thức sẵn có khi xuất gia Người đã trở nên một hoà
thượng đạo cao đức trọng.
Vốn ở trên đời nhiều khi xảy ra những nghi ngờ đố kị, dưới thời vua
Trần Anh Tông, khi Ngài ở chùa Vân Yên đã xảy ra câu chuyện hàm oan với
cung nữ Điểm Bích. Câu chuyện này còn được kể lại như sau:
Vua Trần Anh Tông vốn thán phục cuộc đời đạo đức trong sạch của
Huyền Quang, thì học sĩ lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tâu “ hoạ

hổ hoạ bì lan hoạ cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm (vẽ hổ chỉ vẽ được da sao vẽ
được xương, biết người chỉ biết được bề ngoài sao biết trong tâm), xin bệ hạ
cứ cho thử xem mới biết hay dở”. Vua nghe theo, chọn Điểm Bích đi chinh
phục. Điểm Bích là cung nữ nhan sắc chim sa cá lặn, lại thông bác kinh sử,
Điểm Bích có nhiệm vụ quyến rũ và lấy được Kim tử bằng vàng đem về (Kim
tử do vua ban cho Huyền Quang trước đây).

18


Điểm Bích tới Vân Yên đã dùng sắc đẹp để mê hoặc Huyền Quang
nhưng không được, liền nghĩ ra một kế và nói với Huyền Quang: “Bố làm
quan huyện đi nộp thuế, giữa đường bị cướp nếu khơng có tiền sẽ bị tịch thu
gia sản và bị trị tội”. Nghe chuyện Huyền Quang liền lấy Kim tử bằng vàng
cho Điểm Bích. Lấy Kim tử vàng, Điểm Bích về cung tâu với vua: “Một hôm
sư lên chùa tụng kinh, đến canh 3 trở về phòng ngủ, thần thiếp đến bên cạnh
phòng xem sư đang làm gì, một lúc sau sư ngâm nga một bài kệ rằng:

19


Vằng vặc trăng soi đáy nước
Hưu hưu gió trúc ngâm sênh
Người hoà tươi tốt cành hoa lá
Mầu ni ca nào thú hữu tình.
Sư ngâm nga mấy lần, thần thiếp thấy sư còn thức liền vào phòng xin
phép về thăm cha mẹ và sang năm lại đến học đạo. Sư giữ thần thiếp lại một
đêm và cho Kim Tử vàng”. Nghe xong vua tức giận rồi sai mở hội Vô Già ở
phía Tây kinh thành, mời Huyền Quang về làm Án pháp. Trên bàn cúng bày
đủ loại : Lục phẩm, ngũ cúng, cà sa, pháp y và những tạp phẩm như vàng bạc,

châu ngọc…Huyền Quang biết mình bị lừa, sư ngửa mặt lên trời lạy tạ 3 lần,
cúi xuống lạy đất 3 lần rồi đứng lên giữa đàn tràng vọng bái 10 phương. Tay
phải cầm nhành dương xanh, tay trái cầm bình bạch ngọc, miệng niệm thần
chú khắp trên dưới pháp điện. Bỗng một đám mây đen hiện lên, bụi bay đầy
trời. Mọi người kinh ngạc, một lát sau trời sáng lại, tạp vật cuốn bay hết chỉ
còn lại hương đăng lục cúng. Vua thấy hạnh pháp của sư thông thấu cả trời
đất, liền dời chỗ ngồi và tạ lỗi với sư. Từ đó càng thêm tơn kính và tơn Ngài
là “Tự pháp”, giáng Điểm Bích làm người quét chùa Cảnh Linh ở nội điện.
Huyền Quang không chỉ là một thiền sư đạo cao đức trong mà Người
còn được biết đến là một nhà thơ lớn. Qua một số bài thơ của Thiền sư để lại
khi phân tích thơ có nhiều nét tiêu biểu, trước hết là tư tưởng Thiền học.
Thiền sư thấy ma cung là cảnh Phật, thoát ly quan điểm nhị biên, ma Phật, mê
ngộ, thị phi đối đãi. Thiền sư giũ tâm hồn an tĩnh, trở về với thực tại nhiệm
màu, khơng có thành ngăn tục luỵ, phiền não, mắt nhìn xa trơng rộng. Trong
bài thơ “Làm ở chùa Diên Hựu” có câu:
“Thành ngăn tục luỵ trần khơng vướng,
Cửa mở vô ưu mắt rộng tầm
Thấy được thị phi cùng một tướng,
Cung ma Phật quốc cũng ngồi chung”

20


Sống trong cảnh thanh vắng, giải thoát, nhưng Thiền sư vẫn thương
cảm đến những tù nhân bị áp giải vào lao ngục khổ cực. Trong bài “Thương
kẻ tù tội”, Thiền sư viết:
“Biên thư bằng máu nhắn tin nhau,
Cô đơn chiếc nhạn vút mây sầu.
Bao nhà nhìn nguyệt đêm nay nhỉ?
Hai chốn cùng chung một nỗi đau”.

Trước cảnh đời vô thường, thời gian trơi nhanh. Thiền sư nhìn lại mình,
thấy đức còn mỏng, cần cùng bạn về núi non tu niệm, hưởng sự thanh thoát.
Qua bài “Nhân việc đề ở chùa Cửu Lan” Thiền sư viết:
“Đức mỏng thẹn mình theo gót Tổ,
Luống xui gối lạnh tỉnh chiêm bao.
Sao bằng theo bạn về non ở,
Mn lớp mn trùng chót vót cao”.
Ngồi các bài thơ mang tính Thiền học, đức từ bi, thích cảnh núi rừng
an nhàn, thanh thoát yêu hoa, Thiền sư cịn tức cảnh, sáng tác nhiều bài thơ,
với những hình ảnh đẹp, tươi mát, bình dị…Có cảnh nào đẹp bằng “Đầu thu”:
“Hương đem mát dịu, bình phong lạnh,
Xào xạc thu sang lá động cành.
Trúc đường thong thả, hương vừa đốt,
Cành cây giăng vọng lọt trăng thanh”
Và còn rất nhiều những bài thơ hay có giá trị mà người đời sau cịn lấy
đó làm những áng thơ tuyệt diệu.
Đức Tổ Huyền Quang viên tịch ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất
triều vua Hiến Tông, niên hiệu Khai Hựu thứ sáu(1334) tại chùa Côn Sơn, thọ
81 tuổi. Sau khi viên tịch, vua Trần Minh Tông ban hiệu cho là “ Trúc Lâm
Đệ Tam Đại tự pháp Huyền Quang tôn giả”. Vua cúng dường 10 lạng vàng để
xây tháp cho Ngài sau chùa Côn Sơn gọi là Đăng Minh bảo Tháp. Vua ban

21


ruộng cho chùa để kỵ giỗ hàng năm, kể cả ruộng các nơi cúng dường là 150
mẫu 5 sào.
Sau khi Đức Tổ viên tịch, để tưởng nhớ một vị Trạng nguyên học rộng
tài cao, một nhà Thiền học uyên thâm, một vị lãnh đạo Thiền Trúc Lâm xuất
sắc, nhân dân đia phương đã xây dựng đền thờ Ngài ngay sau chùa Đại Bi gọi

là “Đền thờ Tổ”.

22


CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
VÀ LỄ HỘI CỦA CHÙA ĐẠI BI
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
2.1.1. Không gian cảnh quan

Trong kiến trúc cổ và kiến trúc dân gian Việt Nam, dù là kinh đô của
một triều đại phong kiến, các cơng trình tín ngưỡng tơn giáo như đình làng,
chùa chiền nhà Phật, lăng mộ của người đã mất hay nhà ở của người
sống…Cha ông ta đều biết tìm tịi suy nghĩ lựa chọn vị trí, địa hình để cơng
trình kiến trúc vừa dựng lên thoả mãn nhu cầu sử dụng của đời sống lại vừa
có giá trị thẩm mỹ nhất định tuỳ theo loại hình. Mặc dù thực tế lịch sử thừa
nhận chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai dịng văn hố lớn là Trung Hoa
và Ấn Độ song vẫn có những điểm khác biệt đó là: kiến trúc dân gian truyền
thống Việt Nam có quy mơ nhỏ bé và cố tình ẩn vào khơng gian cây cối.
Nhưng đằng sau những cơng trình khiêm nhường ấy lại chứa đựng một chiều
sâu thẳm về tinh thần, chiều sâu thẳm đó chính là khát vọng vươn tới một sự
hài hồ và khơng ngừng hồn thiện. Ở các cơng trình kiến trúc này ta ln
thấy được sự hài hoà cân đối giữa kiến trúc với cảnh quan tạo nên nét đẹp
riêng và sự giao hoà đan xen của các yếu tố thiên nhiên, con người tạo thành
một thể thống nhất. Các di tích nổi tiếng như: Chùa Thầy, chùa Trấn Quốc,
chùa Thiên Mụ…Không chỉ nổi tiếng về giá trị kiến trúc, điêu khắc mà khơng
gian cảnh quan cịn là một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của các cơng trình
đó. Từ đó có thể thấy khơng gian cảnh quan là một yếu tố rất quan trọng của
mỗi di tích.

Chùa Đại Bi tọa lạc trên một khu đất cao dáo, thống mát. Chùa nằm
phía ngồi con đê sông Đuống địa phân chạy qua thôn Vạn Ty xã Thái Bảo.
Với vị trí rộng rãi và thanh tịnh như vậy nên bất cứ ai khi đặt chân đến nơi

23


đây đều có cảm giác bình n, thanh thản như được trở về với cõi Phật. Vị trí
của chùa khơng gần, kề với nơi sinh sống của cư dân. Đối diện với chùa qua
con đê là chợ Tẩy và nghĩa trang liệt sỹ của xã. Phía sau khu đất chùa qua một
cánh đồng xanh tốt là dịng sơng Đuống hiền hồ. Chùa có vị trí khơng gần
dân mà cũng khơng xa dân quá, là rất hợp lý vì theo sách “Thiền đạo yếu học”
(được coi là tác phẩm của nhà sư Pháp Loa) chép trong sách “Tam tổ thực
lục” có đoạn: “Khi đã liễu ngộ chính tơng rồi thì chọn cảnh chùa mà trụ trì,
tránh những nơi nước độc non thiêng, cảnh có bốn điều: Một là nước, hai là
lửa, ba là lương thực, bốn là rau, đây là bốn đều cần. Lại cũng nên biết cảnh
không gần nhân gian mà cũng khơng xa nhân gian, vì gần thì ồn ào mà xa thì
khơng ai giúp đỡ cho. Cảnh có thể trú ngụ là chỗ yên nghiệp, dễ dưỡng thần,
nuôi tính, tâm linh sáng suốt, trường dưỡng thánh thai để được chứng đạo, ấy
là cứu cánh”.
Về hướng của chùa, qua thực tế cho thấy khá nhiều di tích như: Chùa
Bút Tháp, chùa Tây phương, đền Quán Thánh… không quay mặt về hướng
chính như: Chính Đơng, chính Tây, chính Nam…Mà có sự kết hợp, dung hoà
hoàn mỹ giữa hai hướng đẹp. Xưa nay đối với người Việt hướng Tây và
hướng Nam là hai hướng đẹp được đặc biệt lưu tâm đến khi xây dựng di tích.
Hướng Tây được “đặc biệt quan tâm với các di tích có từ thế kỷ XVI trở về
trước vì nó phù hợp với quy luật đối đãi âm dương. Sự đối đãi này khiến thần
ngồi yên vị không bỏ dân mà phiêu diêu về miền khác. Hướng Nam là hướng
đầy dương tính, sáng sủa, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đồng thời
là hướng đế vương theo tinh thần của đạo Nho và là hướng đồng nhất với trí

tuệ (hướng của Bát Nhã) lấy trí tuệ để diệt trừ sự ngu dốt, là mầm mống của
tội ác theo tinh thần của đạo phật”4. Cịn “hướng Đơng là nơi ở của các thần
theo tự nhiên gắn với phía mặt trời mọc. Người phía Nam nhất là với ngôi
chùa của người Khme Nam Bộ thường quay theo hướng này. Người Bắc Bộ ít

4

Nguyễn Văn Cương: Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ. –H: Nxb Văn hố Thơng tin, 2006, tr. 74

24


theo hướng Đơng vì nóng nực và hơn nữa ánh dương soi vào di tích dễ làm
hồn thần tán mà không tụ”5
Chùa Đại Bi quay mặt về hướng Đông Nam là sự kết hợp trọn vẹn
những triết yếu tốt đẹp làm bệ đỡ cho ngôi chùa phát huy mạnh mẽ giá trị tâm
linh của mình.
Phía sau của di tích là dịng chảy của sơng Đuống, dịng chảy này kết
hợp với nền đất cao của chùa cũng khiến người ta nghĩ rằng: Đó là sự phối hơp
âm dương để biểu hiện nguồn hạnh phúc vô biên theo tinh thần phồn thực.
Chùa Đại Bi cịn gắn với một thực thể văn hố khác là Chợ làng. Kết
cấu chợ làng gắn với ngôi chùa dù khơng phổ biến nhưng lại có lịch sử khá
lâu dài mà chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Mía (Hà Tây), chùa Cầu Đông (Hà
Nội)… là một vài minh chứng. Chợ là nơi diễn ra những hoạt động mua bán
tấp nập mang đầy đủ dáng hình của cuộc đời trần tục. Cái lẽ ấy khiến ta tưởng
như là nghịch lý đối với cảnh thiền môn lặng lẽ nhưng chúng đã hợp lại với
nhau tạo nên một đối trọng cân xứng để di tích vừa mang cái dáng uy linh cổ
kính vừa có được sự gần gũi với con người.
Văn hố Việt Nam gắn với chữ “hoà”( ) thế nên đối với di tích của
người Việt, cây cỏ hoa lá được xem như một phạm trù “ hằng xuyên”. “Cây

cỏ thường biểu hiện cho đất lành, nó giúp cho kiến trúc thốt nét khơ cứng,
tạo thành một khơng gian khác với ngoài đời, để tâm hồn kẻ hành hương dễ
gần với lẽ đạo, dễ hồ với trời đất mà tìm về bản chất ngun sơ của chính
mình, chìm trong tâm mà nghe tiếng thì thầm của vũ trụ”6
Chùa Đại Bi nằm trong một khn viên khá rộng với diện tích khoảng
hơn 3 mẫu (1ha), bao quanh toàn bộ khu đất của di tích là một hành tre ken
dày với nhau. Tre từ lâu đã gắn với con người Việt Nam như một biểu tượng
của lòng trung kiên. Nhà thơ Nguyễn Duy từng viết: “Tre giữ làng, giữ nước,
giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.

5
6

Trần Lâm Biền: Một con đường tiếp cận lịch sử: -H: Nxb Văn hoá dân tộc, tr.369
Trần Lâm Biền: Một con đường tiếp cận lịch sử: Sdd, tr.413

25


×