Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tìm hiểu cụm di tích lịch sử ATK II, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 122 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
********

ĐỒN THỊ ÁNH

TÌM HIỂU CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ ATK II,
HUYỆN HIỆP HỊA, TỈNH BẮC GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

HÀ NỘI - 2011


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ ATK II HIỆP HỒ
1.1 Vài nét về huyện Hiệp Hồ ..................................................................... 5
1.1.1 Q trình hình thành huyện Hiệp Hoà .................................................. 5
1.1.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 7
1.1.3 Điều kiện xã hội ..................................................................................... 11
1.2 Khái quát về cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hịa ............................. 24


1.2.1 Những điều kiện để Hiệp Hòa trở thành ATK II .................................... 26
1.2.2 Sự thành lập ATK II của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ ........................ 30
Chương 2:
NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ ATK II
HIỆP HỒ
2.1 Các di tích trong cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hoà ..................... 37
2.1.1 Địa điểm nhà cụ Ngô Văn Thấu ............................................................ 37
2.1.2 Soi Đền ................................................................................................. 40
2.1.3 Địa điểm nhà cụ Nguyễn Văn Chế ........................................................ 42
2.1.4 Đình Chợ Vân........................................................................................ 44
2.1.5 Đình Xuân Biều ..................................................................................... 46
2.1.6 Đình Vân Xuyên .................................................................................... 48
2.1.7 Địa điểm nhà cụ Ngô Văn Đông .......................................................... 49
2.2 Những giá trị cơ bản của cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hoà ....... 50
2.2.1 Giá trị lịch sử ......................................................................................... 50
2.2.2 Giá trị văn hoá ...................................................................................... 60


3
Chương 3:
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ
ATK II HIỆP HỒ
3.1 Thực trạng cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hồ ............................... 66
3.2 Thực trạng cơng tác bảo tồn cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hịa.. 73
3.3 Vấn đề tu bổ, tơn tạo cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hịa .............. 83
3.3.1 Một số biện pháp tu bổ cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hịa .............. 84
3.3.2 Tơn tạo di tích ........................................................................................ 87
3.4 Khai thác, phát huy giá trị của
cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hồ .......................................................... 88
3.4.1 Đối với nhà truyền thống Hoàng Vân:................................................... 88

3.4.2 Hình thành các tuyến tham quan ........................................................... 90
3.4.3 Tuyên truyền, giới thiệu về cụm di tích trên các phương tiện thông tin
đại chúng ......................................................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ, từ
khi ra đời, Đảng ta liên tục bị quân thù khủng bố ác liệt. Các hoạt động khủng
bố của quân thù đã gây nhiều tổn thất to lớn cả về đội ngũ cán bộ đảng viên
và bộ máy tổ chức của Đảng. Trong hoạt động cách mạng, nhiều đồng chí của
Trung ương, của các Xứ ủy, tỉnh ủy…đã bị sa vào tay địch, nhiều đồng chí bị
địch sát hại; bộ máy tổ chức bị chúng đánh phá nhiều lần. Từ thực tế đó, đặt
ra vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng phát triển lực lượng cách mạng vững
mạnh, bảo vệ lực lượng an toàn để lãnh đạo cách mạng sớm đưa sự nghiệp
cách mạng đến thành cơng. Vì vậy, từ năm 1941, Trung ương Đảng đã chủ
trương xây dựng các căn cứ địa và an toàn khu. Đây là một trong những nhân
tố góp phần quyết định đưa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 giành
thắng lợi nhanh chóng trong tồn quốc.
An toàn khu II của Trung ương Đảng được xây dựng nằm trong chủ
trương chung ấy. An toàn khu II được xây dựng bao gồm một hệ thống cơ sở
cách mạng nằm hai bên dịng sơng Cầu, thuộc địa bàn giáp ranh giữa ba
huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Phổ Yên, Phú Bình (Thái Ngun), trong đó
chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, cửa ngõ của căn cứ địa Việt Bắc đi
xuống đồng bằng.

An toàn khu II là một loại hình căn cứ đặc biệt, có vai trị trọng yếu
trong việc đảm bảo an toàn cho cơ quan đầu não, cho đội ngũ cán bộ chủ chốt
của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Xứ ủy và Ủy ban
Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ được liên tục, kịp thời, thông suốt.
Ngay từ khi được xây dựng, An tồn khu II đã phát huy vai trị, tác
dụng to lớn. Cơ sở cách mạng, lực lượng cách mạng trên địa bàn ATK II được


5
củng cố vững chắc và phát triển sâu rộng, là nơi đứng chân an toàn của nhiều
cớ quan lãnh đạo, cơ quan chuyên môn của Trung ương, của Xứ ủy Bắc Kỳ,
sau đó là Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ; nơi tổ chức nhiều lớp huấn
luyện chính trị, quân sự, nhiều hội nghị quan trọng. An toàn khu II cịn là đầu
mối giao thơng liên lạc đi đến nhiều địa bàn cách mạng của cả nước góp phần
lãnh đạo, chỉ đạo, đưa cuộc vận động Cách mạng giải phóng dân tộc đến
thắng lợi vào tháng 8 năm 1945.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, nhân dân
vùng ATK II đã sớm nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình, đã vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh và những
thế mạnh của địa phương, làm tròn vai trị cuuar một An tồn khu của Trung
ương và Xứ ủy Bắc Kỳ.
Tìm hiểu cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hòa giúp chúng ta hiểu một
cách sâu sắc và toàn diện hơn về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung
ương Đảng cũng như vai trò to lớn của nhân dân vùng ATK II Hiệp Hòa đối
với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Là sinh viên khoa Bảo tàng, em thật sự hứng thú với các di tích lịch sửvăn hóa và muốn đi sâu tìm hiểu về chúng. Viết khóa luận tốt nghiệp là một
cơ hội để em có thể nghiên cứu và tìm hiểu nhiều loại hình di tích, nhất là di
tích lịch sử cách mạng, hiểu biết và tự hào hơn về truyền thống cách mạng
của quê hương.

Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu
cụm di tích lịch sử ATK II, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang” làm khóa
luận tốt nghiệp.
Trong q trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình
của TS. Phạm Thu Hương, sự giúp đỡ của các cán bộ Ban Quản lý di tích tỉnh


6
Bác Giang, Phịng Văn hóa huyện Hiệp Hịa và các cán bộ trơng coi di tích tại
địa phương. Mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ, năng lực và thời gian
còn hạn chế, cũng như thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài của em chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em kính mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hồn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
- Trước hết, làm rõ vai trị, vị trí của ATK II Hiệp Hòa trong cuộc vận
động Cách mạng giải phóng dân tộc năm 1945.
- Tìm hiểu q trình hình thành, tồn tại và thực trạng của cụm di tích
ATK II Hiệp Hịa
- Tìm hiểu những giá trị của cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hịa
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của
cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận chính là cụm di tích lịch sử ATK
II trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang gồm các di tích: địa điểm nhà
cụ Ngơ Văn Thấu, Soi Đền, nhà cụ Nguyễn Văn Chế, đình Chợ Vân, đình
Xuân Biều, đình Vân Xun và nhà cụ Ngơ Văn Đơng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:

Nghiên cứu cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hoà từ khi cụm di tích
được hình thành đến nay (từ năm 1943 đến nay).


7
- Về khơng gian:
Nghiên cứu cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hồ đặt trong khơng gian
lịch sử - văn hóa của vùng đất Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Khi nghiên cứu về cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hịa, tơi sử dụng
phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin: chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng để tìm hiểu quá trình tồn tại và biến
đổi của các di tích trong cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hoà từ khi xây dựng
đến nay.
+ Sử dụng các phương pháp khoa học để tiến hành nghiên cứu: Bảo
tàng học, Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, Khoa học lịch sử, Dân tộc học, Xã
hội học,..
+ Sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, nghiên cứu tài liệu, đo
vẽ, chụp ảnh, và miêu tả di tích, thống kê, so sánh kết hợp với điều tra ghi
chép lời kể của nhân dân, những người trông coi di tích để thu thập và xử lý
thơng tin.
5. Bố cục bài khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và phần
Phụ lục, bố cục bài khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp Hoà
Chương 2: Những giá trị cơ bản của cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp
Hồ
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích lịch sử ATK II Hiệp
Hoà.



8
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ ATK II HIỆP HỒ

1.1 Vài nét về huyện Hiệp Hồ
1.1.1 Q trình hình thành huyện Hiệp Hồ
Các kết quả khảo cổ học đã chứng minh con người có mặt trên đất Hiệp
Hồ ngay từ thời kỳ đồ đá, những xóm làng đầu tiên của Hiệp Hồ hình thành
dọc hai bờ sơng Cầu. Khu di chỉ Đông Lâm thuộc xã Hương Lâm, huyện
Hiệp Hồ khai quật với diện tích 80 m2 và sâu 1,8 m đã phát hiện nhiều đồ đá,
đồ đồng, đồ gốm và cả khn đúc rìu đồng bằng đá có niên đại cách nay
khoảng 3070 năm. Điều đó chứng tỏ Hiệp Hồ đã có một trung tâm đúc đồng
từ rất sớm.
Theo “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Hiệp
Hoà (1938 -1954)”, Ban Thường vụ Huyện uỷ xuất bản năm 1992, phần phụ
lục, thời Hùng Vương, Hiệp Hoà thuộc bộ lạc Tây Âu, nằm trong bộ lạc Vũ
Ninh. Thời thuộc Hán, Hiệp Hoà nằm trong huyện Long Biên, quận Giao Chỉ.
Thời Lý, Hiệp Hồ có tên gọi là Phật Thệ nằm trong phủ Bình Lỗ, thuộc lộ
Bắc Giang. Thời Trần có tên là Thiện Thệ, thời Lê mới có tên gọi chính thức
là Hiệp Hịa thuộc phủ Bắc Hà. Đến năm 1831 Hiệp Hòa nằm trong phủ
Thiên Phúc.
Thời Bắc thuộc đơn vị hành chính cơ sở là hương. Từ đầu thế kỷ thứ 10
đơn vị Giáp thay dần các Hương. Thời Lê (1428-1789) đơn vị hành chính đi
vào hồn chỉnh, năm 1428 đơn vị cấp xã được xác định là cấp cơ sở. Cuối
thời Lê và trong cả thời Nguyễn (1802-1883) xuất hiện thêm hai cấp trung
gian là Tổng và Phủ. Tổng gồm nhiều xã, là cấp trung gian giữa xã và huyện.
Phủ là cấp trung gian giữa huyện và tỉnh (hoặc trấn).



9
Trấn Kinh Bắc thời Lê gồm 4 phủ: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng
Giang. Phủ Bắc Hà có 180 xã, gồm 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (nay là Việt
Yên), Kim Hoa (nay là Kim Anh), Tiên Phúc (nay là Đa Phúc). Vào thời Lê
Hiệp Hòa là một huyện nhỏ, chỉ có 22 xã. Năm 1485 đã có 54 xã. Năm 1821
phủ Bắc Hà đổi thành phủ Thiên Phúc. Năm 1832 hai huyện Yên Việt và
Hiệp Hòa lập thành phân phủ Tiên Phúc, năm 1852 phân phủ này không cịn.
Thời nhà Nguyễn, Hiệp Hịa xê xích trong khoảng 50 - 51 xã đặt trong
9 tổng là: Đức Thắng, Hà Nhuyễn (hay Hà Châu), Cẩm Bào, Mai Đình,
Hồng Vân, Gia Định, Quế Trạo (hay Quế Sơn), Tiên Thù, Sơn Giao.
Như vậy cho đến cuối thế kỷ 19 phạm vi của Hiệp Hịa tiến sang cả bên
kia sơng Cầu. Đầu thế kỷ 20 tổng Hà Nhuyễn được chuyển về huyện Tư Nơng
của Thái Ngun (nay là huyện Phú Bình) và tổng Tiên Thù cắt về huyện Phổ
Yên. Năm 1902 tổng Sơn Giao giải tán đưa vào tổng Đức Thắng và nhập hai
xã Quảng Lâm, Hòa Lâm thành xã Ngọc Thành. Liền sau thời gian đó Hiệp
Hịa nhận về hai tổng của Việt n: Đơng Lỗ, Ngọ Xá. Năm 1920 Hiệp Hịa
lập thêm Tổng Ngọc Thành.
Dưới thời Pháp thuộc số tổng vẫn như vậy nhưng bớt đi một số đất đai
làng xã ở phía bắc, nhưng lại lấy thêm đất đai làng xóm ở phía đơng thuộc
n Thế và phía nam thuộc Việt Yên. Vào khoảng năm 1900 huyện lỵ của
Hiệp Hòa vẫn còn nằm ở xã Trung Trật (làng Giật bây giờ), đó là trung tâm
của vùng đất cũ. Nhưng sau này huyện lỵ Hiệp Hòa chuyển lên thị trấn Thắng
để thành trung tâm của vùng đất đã bớt và thêm.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng giải
thể, tổ chức liên xã hoặc xã ra đời. Hồ bình lập lại, đơn vị hành chính cấp cơ
sở ổn định là xã và thị trấn. Thị trấn được xác định rõ là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hố của huyện, và là đơn vị hành chính cơ sở trực thuộc huyện.


10

Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa, các xã trong huyện luôn luôn xảy
ra sự tách gộp do dân số phát triển và đổi tên các xã, các làng.
Trên chặng đường dài trong lịch sử thay đổi về tên gọi cấp huyện, tổng
và xã đó, ngày nay Hiệp Hồ có 25 xã và 1 thị trấn.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hiệp Hịa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây
Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ là thị trấn Thắng cách thành phố Bắc
Giang 30km và cách thủ đô Hà Nội 50km theo đường bộ. Phía Đơng Bắc giáp
huyện Tân n, phía Đơng giáp huyện Việt n, phía Nam giáp vùng đồng
bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc
Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các huyện Phổ Yên và Phú Bình của tỉnh
Thái Nguyên.
Huyện chia thành 26 đơn vị hành chính: thị trấn Thắng, xã Bắc Lý, xã
Châu Minh, Đại Thành, Danh Thắng, Đoan Bái, Đơng Lỗ, Đồng Tân, Đức
Thắng, Hịa Sơn, Hoàng An, Hoàng Lương, Hoàng Thanh, Hoàng Vân, Hợp
Thịnh, Hùng Sơn, Hương Lâm, Lương Phong, Mai Đình, Mai Trung, Ngọc
Sơn, Quang Minh, Thái Sơn, Thanh Vân, Thường Thắng, xã Xuân Cẩm.
Nếu lấy thị trấn Thắng làm tâm điểm xuất phát thì Hiệp Hồ cách
thành phố Thái Ngun 40 km, cách thủ đô Hà Nội 50 km và thành phố
Bắc Giang 30 km.
Như vậy Hiệp Hoà nằm trong tam giác và trên trục đường trung chuyển
của cả 3 vùng: thành thị đông người- đồng bằng nhiều của cải và núi rừng
hiểm trở, đất rộng người thưa. Cho nên Hiệp Hồ có vị trí mang tầm chiến
lược trên nhiều phương diện, nhất là về an ninh - quốc phòng. Điều này được
minh chứng qua suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Hiệp Hồ cịn nằm trong


11
khu đệm, là cửa ngõ, phên giậu án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa

châu thổ sông Hồng với vùng rừng núi Việt Bắc rộng lớn.
* Địa hình và đất đai
Hiệp Hồ có địa hình đặc trưng là đồi thấp, xen kẽ các đồng bằng thấp
dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đất đai của huyện phần lớn có độ dốc < 80,
có thể phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng, xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các công trình xây dựng.
- Địa hình đồi thấp: Phân bổ rải rác ở tất cả các xã trong huyện, trong đó
phân bố tập trung ở 13 xã miền núi. Địa hình này có độ chia cắt trung bình, địa
hình lượn sóng, độ dốc bình quân khoảng 8 - 150 (cấp II), hướng độ dốc khơng
ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 - 150 m. Loại địa
hình này có diện tích khoảng 5.264 ha, chiếm 26,18% diện tích tự nhiên.
- Địa hình bằng: Dạng địa hình này khá bằng phẳng, lượn sóng nhẹ
thường nằm ven các sơng suối. Độ dốc bình qn khoảng 0 - 80, độ cao trung
bình từ 10 - 20 m so với mực nước biển. Diện tích khoảng 14.834 ha, chiếm
73,82% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đã được sử dụng vào sản xuất
nơng nghiệp, khu dân cư...
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.110 ha (tức 201 km2), trong
đó đất nơng nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%, đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm
0,9%, đất chưa sử dụng 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Điều kiện thổ nhưỡng của
Hiệp Hoà chủ yếu là đất phù sa cổ bạc màu, đất nâu vàng, xám gio, độ phì
mỏng; bề mặt có hệ sinh thái phong phú. Đất đai đa dạng, thích nghi với
nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.
* Khí hậu và sơng ngịi
Hiệp Hồ nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền
núi Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên cơ sở số liệu khí tượng trạm
Hiệp Hồ (toạ độ 1050 50’, 210 22’) có các chỉ số sau:


12
- Nhiệt độ trung bình năm là: 23,40C

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là: 32,60C
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là: 13,40C
- Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 6,20C (cao nhất 7,30C, thấp nhất
4,10C).
- Bức xạ nhiệt: Vùng có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới.
Số giờ nắng trong ngày đạt 4,6 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 9 (197,7
giờ).
- Lượng mưa: Xét theo chế độ mưa, vùng có 2 mùa: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau. Tổng lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (294,1 mm), tháng có
lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 12.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khoảng 1081,2 mm
chiếm 68,94% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi cao nhất xảy ra vào các
tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 đến tháng 7).
- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình tương đối cao, khoảng
82%, độ ẩm trung bình thấp nhất 65%.
- Gió bão: Về mùa đơng vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc,
mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Nam. Tốc độ gió trung bình
khoảng 2m/s. Huyện ít bị chịu ảnh hưởng của bão.
Khí hậu ở Hiệp Hồ mang đầy đủ tính đa dạng, phân hố rõ rệt theo
mùa. Đây là điều kiện khí hậu thích hợp đối với cây trồng, vật nuôi, thuận lợi
phát triển sản xuất và tạo cho con người ở đây tính cách ơn hồ và sức khoẻ
dẻo dai, cùng với khí chất bền vững.


13
Dịng sơng Cầu với 52 km là một chiến hào thiên tạo và là 2/3 đường
biên của Hiệp Hoà với 3 tỉnh, thành, ơm lấy 12 xã trong huyện, phình ra như
một cánh cung và tạo thế như một dải lụa đẹp, đậm nét thi ca. Hợp với sông
Cầu là sông Công (thuộc xã Hợp Thịnh) và sông Cà Lồ ( thuộc xã Mai Đình),

kết nối với ngịi n Ninh 1, Yên Ninh 2, Cầu hanh, Ngọ Khổng, Đại La…tạo
ra những bến bãi, âu thuyền đem lại giá trị kinh tế cao. Với 650 ha ao hồ
(tương đương 6 km2) cùng với 150 km kênh mương đủ để trữ nước, ni thả
thuỷ hải sản và tưới tiêu điều hồ cho nơng nghiệp tồn huyện. Đây là mạng
lưới sơng suối quan trọng cung cấp nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất và đời
sống của nhân dân trong huyện. Ngoài ra cịn có nhiều hồ ao có khả năng điều
tiết một phần nước mưa chống úng và trữ nước cho mùa khơ.
Nhìn chung, hệ thống sơng Cầu có vai trị quan trọng đối với sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động dân sinh của cả một khu vực rộng bao
gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, trong đó có huyện Hiệp Hồ.
Tuy vậy trong những năm gần đây môi trường sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng
do chất thải công nghiệp và khai thác quá mức; chế độ thuỷ văn thất thường do
nạn phá rừng thượng nguồn, xói lở bờ sông và mất đất canh tác…
Về mùa mưa nước sông Cầu thường dâng cao gây úng lụt ngập các
vùng đất ngoài đê, cản trở đến việc tiêu nước nội đồng gây úng ngập cục bộ.
Mùa khô, mực nước sơng Cầu xuống thấp do giảm diện tích rừng ở thượng
nguồn và nhu cầu khai thác ngày càng cao của một vùng ven sơng, do vậy
tình trạng thiếu nước phục vụ cho sản xuất nhất là đoạn cuối các kênh tưới
ngày càng gia tăng.
* Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng không phải là thế mạnh của Hiệp Hoà, theo kết quả thống
kê đất đai năm 2007 diện tích đất lâm nghiệp có 107,27 ha, chủ yếu là đất rừng


14
sản xuất, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên, đáp ứng một phần cho sản xuất,
nhưng trữ lượng còn thấp, chỉ duy trì và tạo cảnh quan mơi trường huyện. Chính
vì thế mà hệ sinh thái động thực vật trong rừng hầu như là khơng có.
+ Tài ngun khống sản

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện không có khống sản q
hiếm, chỉ có một số ngun vật liệu xây dựng như sét, sỏi, cuội, cát ở vùng
ven sông Cầu. Tuy nhiên, nguồn vật liệu xây dựng ở đây trữ lượng rất hạn
chế, nguồn đất sét làm gạch ngói đang cạn kiệt dần, nguồn cát chủ yếu là bồi
lắng rải rác trên 42 km bờ sông Cầu, không có mỏ tập trung. Việc khai thác
vật liệu xây dựng dọc sơng Cầu đang dẫn đến tình trạng xói, lở sông, tiềm ẩn
vỡ đê vào mùa mưa, ảnh hưởng đến mơi trường sơng Cầu và an tồn sản xuất
cho khu vực ven sơng. Hiệp Hồ có 1 mỏ sét gốm trữ lượng khoảng 135
nghìn m3 chất lượng chỉ để làm đồ sành sứ, ngồi ra cịn phát hiện ra mỏ barit
có thể khai thác sử dụng cho các lĩnh vực cơng nghiệp khác nhau như: sản
xuất thuỷ tinh, hố chất, dung dịch khoan. Đặc biệt còn phát hiện được một
điểm mỏ fenspat, tuy nhiên chất lượng không được tốt, trữ lượng nhỏ, chỉ
phục vụ công nghiệp địa phương. Để tiếp tục phát triển lĩnh vực sản xuất và
khai thác vật liệu xây dựng ở đây, cần phải quy hoạch các khu vực khai thác
và có biện pháp quản lý tốt thì mới đảm bảo an tồn cho mơi trường.
Đất sét chịu lửa ở Đức Thắng có chất lượng tốt, trắng mịn, có thể làm
đồ sứ. Đất sét dùng làm gốm sành ở xã Châu Minh, xã Lương Phong có trữ
lượng lớn. Cát sỏi dọc sơng Cầu. Vùng đồi núi có đá ong làm vật liệu xây
dựng. Qua khảo sát địa chất có than và sắt nhưng chưa đến tuổi khai thác.
1.1.3 Điều kiện xã hội
* Kinh tế
Biết bao thế kỷ đã qua, biết bao lớp người kế tiếp nhau vun tạo mảnh
đất này, để có hơm nay thấm đượm trong người dân Hiệp Hoà những kinh


15
nghiệm làm ăn và trở thành nguyên lý sống “nhất nước – nhì phân”, “nhất
thì – nhì thục”…Từ bao đời người dân Hiệp Hồ đã coi “ Hạt thóc - Hạt
vàng” với nghề nông trồng lúa nước là chủ đạo, từ kỹ thuật giản đơn, thô sơ,
canh tác để tiến lên nắm bắt được lịch thời vụ, phân ra đôi vụ chiêm mùa và

nhiều kinh nghiệm về thâm canh, chống lụt, phịng hạn. Dọc theo sơng Cầu,
một hệ thống đê điều sừng sững mọc lên vừa bảo vệ mùa màng, vừa giữ gìn
thơn xóm.
Bên cạnh nghề trồng lúa nước, cư dân Hiệp Hồ cịn làm nghề đánh cá.
Nghề trồng vườn – kinh tế vườn cũng được chú trọng. Nhiều làng đồi đã tạo
nên những vườn cây trái xum xuê với đủ loại sản vật như mít, chanh, bưởi,
vải, nhãn, trám…Suốt một dải ven sông Cầu từ Quang Minh, Đại Thành, Hợp
Thịnh đến Xn Cẩm, Mai Đình, Đơng Lỗ là q hương của những làng cổ
truyền trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và cây trầu không nổi tiếng được
khách hàng ưa chuộng. Khơng phải khơng có lý do khi nói đến thế mạnh cổ
truyền của những địa phương đã được đúc kết từ lâu trong lịch sử: “Rau cải
Tiếu nấu nước Điếu cũng ngon”, “Hành Nga Trại, cải Tiếu Mai”, “Trầu
không chợ Chã”, “Rau Đồng Gạo, gạo Hương Ninh, khoai lang Đa
Hội”…Ngồi ra cịn có nghề đan lát ở Mai Trung, nghề đường mía ở Hồng
Vân, Mai Đình, nghề rèn sắt ở Đức Thắng…khiến loại hình nơng nghiệp ở
Hiệp Hồ thêm đa dạng.
Bn bán được coi là nghề phụ, được tiến hành phần lớn vào những lúc
nông nhàn hoặc chỉ là sự trao đổi những nông sản dư thừa chủ yếu thơng qua
hệ thống chợ làng.
Hiệp Hịa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia
cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng người dân có thể trồng
hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm. Trong những năm gần đây Hiệp
Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa,


16
xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ
nông thôn để phát triển thương mại.
Hiện nay, huyện đã tiến hành quy hoạch chi tiết Khu đơ thị mới phía
tây Thị trấn Thắng, gồm Trung tâm thương mại rộng 20 ha, trong đó có chợ,

nhà hàng, khu giải trí, thể thao và quy hoạch xây dựng siêu thị tại khu vực
chợ huyện hiện nay. Huyện đã tiến hành cắm mốc quy hoạch chung Thị trấn
Thắng. Giải phóng mặt bằng, di chuyển tái định cư 19 hộ trước cửa UBND
huyện để năm 2011 đầu tư xây dựng khuôn viên trung tâm huyện. Đã quy
hoạch lại khu vực hành chính huyện cạnh hồ Thống Nhất và mời gọi các
doanh nghiệp đầu tư.
Ngày 14-12-2010, UBND huyện đã công bố quy hoạch chi tiết dự án
xây dựng Khu cơng nghiệp Mai Đình- Châu Minh do tập đồn Phú Mỹ làm
chủ đầu tư. Tập đoàn Phú Mỹ đã khảo sát diện tích 600 ha, trước mắt được
cấp 207 ha.
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương
mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nơng nghiệp, do đó giá trị sản xuất bình
qn/người có xu hướng tăng ngày càng nhanh, đời sống của nhân dân trong
huyện ngày càng cải thiện.
* Giao thơng
Mạng lưới giao thơng đường bộ của huyện có tổng chiều dài khoảng
621 km, gồm:
- Quốc lộ 37: từ Đình Trám đi Phú Bình (Thái Nguyên) qua huyện dài 14
km.
- Tỉnh lộ có 3 tuyến với tổng chiều dài 40 km, gồm:
+ Tuyến đường 295 từ ngã ba Dĩnh đến phà Đông Xuyên dài 22 km.
+ Tuyến đường 296 từ Thắng – Vát dài 9 km.


17
+ Tuyến đường 288 từ thị trấn Thắng – Hoàng Vân – Gia Tư dài 9 km.
- Đường huyện có 7 tuyến chính gồm:
+ Tuyến từ phố Thắng đi Gầm (275 cũ), từ QL 37 đến bến Gầm dài 10,5
km.

+ Tuyến Lý Viên đi Bầu, từ TL 295 đến Đình Xuân Biểu dài 3,6 km.
+ Tuyến Tràng phố Hoa, từ phố Tràng QL37 đến phố Hoa xã Bắc Lý
dài 9,25 km.
+ Tuyến 30/4, từ tỉnh lộ 288 đến trung tâm y tế huyện dài 0,6 km.
+ Tuyến 675, từ Ngã 3 Tràng Than phố Thắng (QL 37) đến Đức Thắng
(TL 296) dài 1,2 km.
+ Tuyến cầu Ca - Hà Châu, từ cầu Ca (QL37) đến cầu treo Hà Châu dài 3,3
km.
+ Tuyến cụm công nghiệp, từ Trung Đồng đến Việt Hùng 1,2 km.
- Đường liên xã có các tuyến chính là:
+ Tuyến liên xã Nga Trại - Chợ Đài dài 3,5 km, chiều rộng 6 m.
+ Tuyến liên xã Đại Thành - Đại Mão dài 2 km, chiều rộng 6 m.
+ Tuyến từ ngã tư An Hoà xã Đoan Bái (QL37) đi cầu Ngọc Thành xã
Ngọc Sơn qua Lương Phong dài 9 km.
+ Tuyến liên xã miền núi, từ Hoàng An đến Ngọc Vân, Thanh Vân dài 12,5
km.
+ Tuyến Thái Sơn – Hoà Sơn – Hùng Sơn dài 7,3 km.
+ Tuyến Bách Nhẫn đi Xuân Cẩm dài 5 km.
+ Tuyến Chợ Ngọ đi Châu Minh dài 2,5 km.
+ Tuyến TL 296 đi đê Quang Minh dài 2,8 km.
+ Quốc lộ 37 đi Đoan Bái dài 3 km.
+ Tuyến từ chợ Thường (đường tỉnh 296) - đi qua Thường Thắng đến
Đống Vồng (đường tỉnh 295) dài 4 km.


18
+ Tuyến chợ Ngọ - đê Ngọ Khổng dài 2,5 km.
+ Tuyến đường liên xã Hoàng Vân dài 8 km.
+ Tuyến Lương Phong – Sơn Quả - Cải tạo đất dài 6 km.
Ngồi ra cịn có nhiều tuyến đường liên thôn, đường dân sinh và nội

đồng khoảng trên 410 km. Điểm quan trọng là hầu hết các tuyến đường giao
thông trục chính đều chạy qua trung tâm huyện lỵ, phân bổ khá đều và chạy
qua phần lớn các xã.
Ngoài giao thơng đường bộ, huyện Hiệp Hồ cịn có thể khai thác giao
thông đường thuỷ trên sông Cầu dài trên 40 km, giáp thành phố Hà Nội với
các hệ thống phà, tàu, thuyền… có thể chun chở người và hàng hố phục vụ
cho phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời các tuyến đường sông này là một
tuyến đường đê đi kèm tạo điều kiện phát triển cả giao thông đường thuỷ và
giao thông đường bộ giữa các xã trong huyện. Tuy vậy, các hoạt động kinh
doanh đường thuỷ chủ yếu vẫn là nhân dân tự phát hoạt động và thu phí; sự
quản lý của chính quyền địa phương đang cịn rất lỏng lẻo và thiếu sự quan
tâm một cách đồng bộ, chặt chẽ.
Nhận thấy, hệ thống giao thông của huyện có xu hướng phát triển rất
mạnh, vì huyện có lợi thế về vị trí địa lý cũng như mạng lưới giao thơng hiện
có. Các cơng trình giao thơng hầu hết đều được làm mới trong những năm gần
đây nên chất lượng tương đối tốt, giao thơng đảm bảo thơng thống, việc vận
chuyển hành khách và hàng hóa cũng khá nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên
ở một số xã, hệ thống giao thông đã xuống cấp, không được tu bổ hàng năm
nên việc đi lại của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.
Chính quyền địa phương cũng đang có những biện pháp thích hợp để đầu tư
vào chất lượng hạ tầng giao thông sao cho đáp ứng tốt nhu cầu thông thương
của nhân dân trong huyện và với cả các huyện, tỉnh lân cận.


19
* Dân cư
Theo các kết quả điều tra cho thấy, tính đến năm 2007, tồn huyện
Hiệp Hịa có 50.276 hộ với tổng số nhân khẩu là 219.229 người, tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số của huyện là 1,2%, mật độ dân số bình qn 1.090 người/km2 và
có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, cao nhất là thị trấn Thắng 4.115

người/km2 và thấp nhất là xã Hùng Sơn 779 người/km2. Dân số nông thôn
chiếm 97,66% và dân số thành thị chiếm 2,34% tổng dân số toàn huyện. Tỷ lệ
hộ nghèo là 9.438 hộ, chiếm 18,77% tổng số hộ của toàn huyện. Số người
trong độ tuổi lao động là 108.749 người, chiếm 49,6% tổng dân số. Lao động
chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong
độ tuổi chiếm trên 50% tổng dân số, lao động có truyền thống cần cù và sáng
tạo. Huyện đã có một trung tâm dạy nghề và nhiều cơ sở dạy nghề khác, là
điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có thuận lợi lớn
trong việc cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ cho các cụm, điểm công nghiệp
của huyện trong thời kỳ quy hoạch.
Cho đến nay, đời sống của người dân Hiệp Hoà ngày càng được cải
thiện và nâng cao.
Về điện lưới: Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện phát triển mạnh,
hiện nay 100% xã có điện lưới quốc gia. Đặc biệt là hệ thống lưới điện trung,
cao thế đã được cải tạo, đầu tư tốt. Hệ thống lưới điện hạ thế đã được quản lý
đến trạm biến áp 0,4KV, hệ thống này đã được xây dựng từ nhiều năm trước
nên không được đầu tư cải tạo cộng thêm nhu cầu dùng điện tăng nhanh nên
chất lượng điện của Hiệp Hồ cịn kém. Hiện tại hệ thống lưới điện do chi
nhánh điện Hiệp Hồ quản lý có 160 trạm biến áp với 167 máy biến áp, tổng
công suất là 28.875 kVA.
Về thông tin: huyện có 1 hội trường lớn kiêm nhà văn hố, phòng họp,
nhà hội thảo cùng với trang thiết bị tăng âm, loa đài đáp ứng được các hoạt


20
động văn hố thơng tin phục vụ tại chỗ của huyện. Cơng tác phát thanh truyền
hình tiếp tục có sự đổi mới về nội dung và hình thức, phản ánh đầy đủ thông tin
đến người dân, kịp thời đưa các chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc
sống. Tồn huyện có 26 xã và thị trấn thì có 26 trạm, đài truyền thanh đáp ứng
cung cấp được đầy đủ lượng thông tin thiết yếu cho đời sống nhân dân.

Đường dây điện thoại cố định đã tới tất cả các thơn xóm trong huyện,
mỗi gia đình đều có vơ tuyến. Điện thoại di động được dùng rất phổ biến
trong người dân.
Về nước sinh hoạt: Hiện nay phần lớn dân cư trong huyện đang sử
dụng nước giếng khơi, bởi vậy chưa đảm bảo vệ sinh và không đáp ứng được
nhu cầu sản xuất. Chỉ có một số xã và thị trấn đã được sử dụng nước sạch
nhưng tỷ lệ còn thấp.
Về y tế: Cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã được các
cấp uỷ Đảng, Chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; nhiều kế hoạch, đề án,
dự án được xây dựng và triển khai thực hiện có kết quả; cơng tác bảo hiểm y
tế được mở rộng. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng; toàn huyện đạt 14,19 y bác sỹ/vạn dân; 100% trạm y tế có bác sỹ;
100% các thơn, khu phố có cán bộ y tế; bình qn mỗi năm có từ 3 - 5 xã đạt
chuẩn Quốc gia về y tế xã. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và
chữa bệnh tiếp tục được tăng cường. Bệnh viện huyện tiếp tục được đầu tư
nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tuy chất lượng còn thấp so với
mặt bằng chung của cả tỉnh nhưng huyện đang phấn đấu từng bước để đạt
chuẩn mức y tế theo định mức quy định của Nhà nước.
* Văn hóa
Hiệp Hồ là mảnh đất có truyền thống văn hố, hiếu học, đã đóng góp
cho đất nước nhiều nhân tài. Dưới các triều đại phong kiến, qua 11 khoa thi
huyện Hiệp Hịa có 13 người đỗ tiến sỹ:


21
Khoa thi năm Giáp tý 1384 dưới triều vua Trần Phế Đế, tổ chức tại
chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, Bắc Ninh, ơng Đồn Xn Lơi là người đầu tiên
của Hiệp Hịa đỗ tiến sỹ - đạt Trạng ngun. Ơng người xã Ba Lỗ, tổng Mai
Đình, Hiệp Hịa (nay là làng Trâu Lỗ, hay làng Sổ).
Khoa thi năm Mậu Dần 1518 dưới triều vua Lê Chiêu Tơng: Ngọ Dỗn

Thọ người xã Ngọ Xá đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân.
Khoa thi năm Bính Tuất 1526 thời vua Lê Cung Hoàng: Khổng Tư
Trực, người Đoan Bái đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân.
Khoa thi năm Kỷ Sửu 1529 thời vua Mạc Đăng Dung có:
+ Nguyễn Hồng (trong Văn Miếu ở Hà Nội ghi là Nguyễn Mao)
người xã Đức Thắng đỗ Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
+ Nguyễn Dỗn Dịch, sinh 1490 người Hồng Vân đỗ Đệ nhị giáp
đồng tiến sĩ xuất thân.
Khoa thi năm Mậu Tuất 1538 dưới triều Mạc Đăng Doanh có:
+ Hồng Sầm, sinh năm 1512 tại Thù Sơn, sau chuyển sang Quế Trạo,
đỗ Thám Hoa làm đến thượng thư, tước Hoàng Phúc Bá, là con rể Nguyễn
Dỗn Dịch.
+ Ngơ Trang, người Ninh Định, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân.
Khoa thi năm Đinh Mùi 1548 thời vua Mạc Phúc Nguyên: Nguyễn
Thúc Lương người Gia Định đỗ Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Khoa thi năm Kỷ Mão 1559 thời vua Mạc Phúc Nguyên: Nguyễn Kính,
người Quế Trạo sinh 1522, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân, làm đến
Hộ bộ thượng thư, tước Hương sơn hầu, đã từng đi sứ.
Khoa thi năm Giáp Tuất 1574 thời vua Mạc Mậu Hợp: Nguyễn Như
Tiếp người Phúc Mỹ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân.
Khoa thi năm Nhâm Thìn 1592 thời Mạc Mậu Hợp: Nguyễn Hữu Đức
người Vân Cẩm sinh năm 1569 đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân.


22
Khoa thi năm Tân Sửu 1721 thời vua Lê Dụ Tơng: Ngơ Dụng người
làng Vân Trì sinh năm 1684 đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân.
Khoa thi năm Tân Sửu 1901 thời vua Thành Thái triều Nguyễn:
Nguyễn Đình Tuân người làng Trâu Lỗ, xã Mai Đình đỗ Đệ tam giáp đồng
tiến sỹ xuất thân, đỗ đầu trong 9 vị tiến sĩ khoa này. (1)

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người dân Hiệp Hồ nằm trong
tình trạng chung của người dân cả nước, có rất ít người biết đọc biết viết.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, truyền thống học hành ở Hiệp Hoà mới
được cải thiện. Huyện Hiệp Hòa tiếp tục phát huy truyền thống về giáo dục
với đội ngũ giáo viên có trình độ, có nhiều học sinh thi đạt thành tích cao
trong các kỳ thi học sinh giỏi, cơ sở vật chất của các trường ngày càng được
cải thiện. Hệ thống quy mô trường lớp phát triển đồng bộ, đáp ứng được nhu
cầu học tập của con em nhân dân. Hầu hết tại các xã đều có trường mầm non,
trường tiểu học, trung học cơ sở và hiện có 8 trường THPT (4 trường cơng
lập, 2 trường dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường tư thục
đào tạo từ tiểu học đến THPT).
Không những nổi tiếng về khoa cử, Hiệp Hồ cịn có nhiều danh thắng
và di tích kiến trúc - nghệ thuật và di tích lịch sử nổi tiếng đối với cả nước.1
Trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, nhân
dân các dân tộc huỵên Hiệp Hoà đã để lại một kho tàng di sản văn hố vật thể
vơ cùng phong phú. Nó là kết tinh trí tuệ, tâm hồn và tài hoa của các thế hệ
cha ông và cũng là cầu nối giữa truyền thống với hiện đại. Kho tàng di sản
văn hố đó đã và đang được nhân dân địa phương Hiệp Hồ gìn giữ, bảo vệ

(1)

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Hoà (1992), Lịch sử đấu tranh cách mạng của

Đảng bộ và nhân dân Hiệp Hoà (1938 -1954), Ban Thường vụ Huyện uỷ xuất bản, Nhà
máy in Thống Nhất, Hà Nội, phần phụ lục.


23
chu đáo. Hiệp Hồ là huyện có số lượng di tích lớn nhất so với các huyện,
thành phố khác trong tỉnh. Các di tích này đều được phân bố rải rác khắp

trong 26 xã, thị trấn của huyện.
● Di tích khảo cổ
Tại khu di chỉ Đông Lâm, xã Hương Lâm, cư dân thời Hùng Vương đã
để lại khá nhiều di vật đó là các cơng cụ sản xuất như rìu nạo, dùi đục, lưỡi
câu bằng đồng và những đồ đựng có kích thước lớn, đã phần nào nói rõ nền
kinh tế nơng nghiệp lúc bấy giờ đã đóng vai trị chủ đạo. Bên cạnh nghề nơng
là chính cịn có nghề săn bắn, đánh cá và thuần dưỡng súc vật. Nghề thủ cơng
cũng phát triển với một trình độ khá cao đặc biệt là nghề làm gốm, đan lát,
mộc và rèn đúc kim loại. Di chỉ Đông Lâm đã phần nào nói rõ kinh tế nơng
nghiệp lúc bấy giờ (cách ngày nay 3000 năm) đóng vai trị chủ đạo.
Việc phát hiện trống đồng Bắc Lý là một di vật quý, lần đầu tiên được
phát hiện ở Bắc Giang. Qua xem xét kích thước, hình dáng hoa văn trang trí,
các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng trống đồng Bắc Lý cơ bản giống trống
đồng Ngọc Lũ, trống Đông Sơn. Chiếc trống có niên đại cách ngày nay hơn
2000 năm. Ngồi ra còn phát hiện một số gốm Hán và nhiều vò lọ Lục Triều.
Với trống đồng Bắc Lý, người ta tìm thấy sự phát triển khá cao của nghề đúc
đồng. Mặt khác qua hoạ tiết trang trí nó cịn phản ánh những ý niệm, tư
tưởng, tỉnh cảm của người xưa. Hình ảnh ngơi sao 12 cánh, 4 khối tượng cóc
ở xung quanh biểu thị ý niệm về mặt trời, về 12 tháng trong năm, tín ngưỡng
thờ thần mặt trời trong tuần hồn 4 mùa xn, hạ, thu, đơng, 5 con chim mỏ
dài biểu tượng vật tổ của cư dân Lạc - Việt.
● Di tích lịch sử - văn hố
Hiệp Hồ là huyện có số lượng di tích lớn đặc biệt là di tích thuộc loại
hình lịch sử- văn hố. Đặc biệt ở đây phải kể đến hệ thống di tích ATKII, đó
là đình Xn Biều thuộc xã Xn Cẩm, đình Vân Xuyên, các địa điểm nhà


24
ông Ngô Văn Thấu, Ngô Văn Đông, Nguyễn Văn Chế, Soi Đền thuộc xã
Hồng Vân và đình Chợ Vân thuộc xã Hồng An. Những di tích này đều

được Bộ Văn hố – Thơng tin (nay là Bộ Văn hố, Thể thao và Du lịch) xếp
hạng là di tích lịch sử.
Về di tích lưu niệm ở Hiệp Hồ khơng nhiều chỉ có một số ít như địa
điểm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên ngày 8 tháng 2 năm 1955. Người đã
đi thăm từng hộ nông dân chia quả thực, thăm nơi ăn chốn ở của anh chị em
cán bộ cải cách, làm việc với Ban cán sự Đoàn uỷ cải cách tại đình làng, tham
gia nói chuyện với Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II tại Soi Vải thơn
Cẩm Xun.
Ngồi số di tích tiêu biểu kể trên Hiệp Hồ cịn có một số di tích lịch sử
văn hố như: chùa Đơng Lâm thuộc xã Hương Lâm, đình, chùa Quế Sơn
thuộc xã Thái Sơn, đình, chùa Ninh Tào thuộc xã Hợp Thịnh, chùa An Thất
thuộc xã Hoàng An, chùa Y Sơn, chùa Tường Vân thuộc xã Hoà Sơn…
● Di tích kiến trúc - nghệ thuật
Hiệp Hồ là huyện có số lượng di tích lịch sử văn hố tương đối lớn
song số di tích có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật cũng khơng phải là ít.
Tiêu biểu phải kể đến ngơi đình cổ Lỗ Hạnh thuộc xã Đơng Lỗ. Đây là một
kỳ cơng văn hố của cư dân Hiệp Hồ vào thế kỷ XVI. Đình Lỗ Hạnh là một
bức tranh hoàn mỹ, phản ánh tư duy nghệ thuật cao với các đường nét mềm
mại, bay bổng, đặc biệt là hai bức tranh sơn mài hợp thành bộ Bát tiên có giá
trị. Đình Lỗ Hạnh được coi là “Đệ nhất Kinh Bắc” đã giúp ta hiểu sâu sắc
hơn, cụ thể hơn, toàn diện hơn về nền văn hiến xứ Bắc xưa. Ở Mai Đình cịn
có đình Trâu Lỗ cũng là một ngơi đình có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật
được coi là tiêu biểu của huyện Hiệp Hoà. Các đề tài rồng mây biến thể và
cách điệu rất phong phú mang đậm nét phong cách nghệ thật dân gian cuối
thế kỷ XVII. Đình Hương Câu thuộc xã Hương Lâm cũng là một trong số các


25
di tích có giá trị thiên về mặt kiến trúc nghệ thuật. Đó là đề tài chạm lộng,
chạm kênh bong cảnh : “Tiên cưỡi rồng”, “Rồng ổ”, “Rồng mẹ rồng con”,

“Long vân dự hội”, “Tiên múa”… Đó là đề tài mang phong cách nghệ thuật
thời Lê (XVII).
Một số di tích tiêu biểu khác như đình Đoan Bái, đình Thanh Vân, lăng
đá Bầu, lăng đá Dinh Hương, lăng đá họ Ngọ, chùa Diên Phúc, chùa Hưng
Phúc … cũng là những di tích có giá trị thiên về mặt kiến trúc – nghệ thuật.
● Danh lam thắng cảnh
Nói tới di tích thuộc loại hình danh lam thắng cảnh ở Hiệp Hồ tuy
khơng nhiều song khi nhắc tới Hiệp Hoà ai ai cũng biết đến núi YA Sơn hùng
vĩ, được coi là một thắng cảnh đẹp lung linh của huyện.
Các di tích của Hiệp Hoà phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức,
nhiều về số lượng. Đây là một vốn di sản văn hố vật thể lớn mà cha ơng ta có
được gìn giữ, lưu truyền cho thế hệ con cháu.
Bên cạnh đó, các loại văn hố phi vật thể lại càng phong phú và sâu
sắc: thơ ca, hò vè, phương ngơn, truyền thuyết, phong tục tập qn…làng nào
cũng có phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, con người địa phương, làm tăng
thêm lòng yêu quê hương. xứ sở cho những ai đã sinh ra và lớn lên trên mảnh
đất này. Hiệp Hồ cịn có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội bơi chải, tung hoa té
nước ở Mai Đình, hội “Cướp bị vua” ở Hồng An,… Hàng năm cứ mỗi mùa
xuân về, mỗi ngày hội đến, dưới mái đình làng cổ kính, trên dịng sơng Cầu
thơ mộng, trai thanh, nữ tú của đồng quê sau những ngày lao động hăng say,
vất vả đã tụ họp ở đây đua tài, chen sắc. Những làn dân ca quan họ, hát ví, hát
trống qn…ngọt đậm tình q hương, quyến rũ lịng nguời, làm dừng chân
bao du khách, đồng thời nó cũng khích lệ truyền thống văn hố và mang tính
sâu sắc qua nhiều thế hệ.


×