TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
--------***---------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU DI TÍCH CHÙA NGỌC THAN
(THƠN NGỌC THAN, XÃ NGỌC MỸ,
HUYỆN QUỐC OAI, TP HÀ NỘI)
Giáo viên hướng dẫn
: TS. Nguyễn Sỹ Toản
Sinh viên thực hiện
: Trần Thị Quỳnh Anh
Lớp
:
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành bảo tàng học với
đề tài: “TÌM HIỂU DI TÍCH CHÙA NGỌC THAN (thơn Ngọc Than, xã
Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Tp Hà Nội)”, ngoài vốn kiến thức hiểu biết trên
thực tế cũng như sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sỹ Toản, cùng
các thầy cô trong khoa Di sản Văn hóa.
Trong q trình khảo sát thực tế, em cũng nhận được sự giúp đỡ của
cán bộ chuyên trách của Phòng Văn hóa - Thơng tin huyện Quốc Oai, tiểu
Ban quản lý di tích thơn và sư thầy trụ trì tại chùa Ngọc Than đã tạo mọi điêu
kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu để em có thể hồn thành bài nghiên cứu khoa
học này.
Qua bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
thầy Nguyễn Sỹ Toản cùng các thầy cô trong khoa Di sản Văn hóa và các cơ
quan ban ngành nơi di tích tồn tại đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua.
Mặc dù bản thân em đã hết sức cố gắng để hồn thành tốt bài khóa
luận này nhưng do trình độ lý luận và cơ sở thực tiễn của em cịn hạn chế,
nên kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, thầy
cơ và các bạn để em có thể hồn thiện kiến thức hơn trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Thị Quỳnh Anh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVHTT
Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể Thao và Du lịch)
BTBT
Bảo tồn – Bảo tàng
VH & TT
Văn hóa và Thơng tin
HĐNN
Hội đồng Nhà nước
GS.
Giáo sư
Nxb
Nhà xuất bản
Tp.
Thành phố
TTg
Thủ tướng
Ts.
Tiến sĩ
SL
Sắc lệnh
QĐ
Quyết định
UBND
Ủy ban nhân dân
1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3
MỞ ĐẦU
4
Chương 1. CHÙA NGỌC THAN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. Tổng quan về xã Ngọc Mỹ
8
8
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
8
1.1.2. Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi của xã Ngọc Mỹ
11
1.1.3. Đặc điểm cư dân
12
1.1.4. Đặc điểm kinh tế
13
1.1.5. Đặc điểm về lịch sử văn hóa
16
1.2. Niên đại và quá trình tồn tại của chùa Ngọc Than
29
1.2.1. Niên đại của di tích chùa Ngọc Than
29
1.2.2. Quá trình tồn tại và phát triển
30
Chương 2. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC CHÙA NGỌC THAN
32
2.1. Nghệ thuật kiến trúc
32
2.1.1. Không gian cảnh quan
32
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể
35
2.1.3. Kết cấu kiến trúc
36
42
2.2. Nghệ thuật điêu khắc
2.2.1. Điêu khắc trên kiến trúc
42
2.2.2. Điêu khắc tượng thờ
46
68
2.3. Một số di vật tiêu biểu
2.3.1. Di vật bằng gỗ
69
2.3.2. Di vật bằng đá
69
2.3.3. Di vật bằng đồng
70
2
Chương 3.BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NGỌC
73
THAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Thực trạng di tích và di vật
73
3.1.1. Thực trạng di tích
73
3.1.2. Thực trạng di vật
75
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn di tích chùa Ngọc Than
77
3.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn
77
3.2.2. Các nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
79
3.2.3. Giải pháp bảo tồn
80
3.3. Vấn đề tơn tạo di tích
89
3.4. Giải pháp phát huy
90
3.5. Vai trị của ngôi chùa Ngọc Than trong đời sống của cộng đồng cư
95
dân nơi đây
KẾT LUẬN
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
100
PHỤ LỤC
103
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc, các thế hệ đi trước đã
để lại cho đời sau một kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng trong đó
có hệ thống di tích lịch sử văn hóa.
Di tích lịch sử văn hóa khơng chỉ là các địa điểm, các cơng trình mà
cịn bao gồm cả các đồ vật, di vật có liên quan đến các nhân vật, sự kiện lịch
sử, các hoạt động văn hóa xã hội thuộc về cá nhân hay cộng đồng cư dân trên
một địa bàn cụ thể. Chúng là nơi kết tinh, lưu giữ các giá trị lịch sử, huyền
thoại của mảnh đất và con người nơi nó sinh ra và tồn tại. Cố GS. Trần Văn
Giàu đã nói rằng: “Theo quy luật của thời gian, quá khứ sẽ được chắt lọc và
kết tinh thành những giá trị vĩnh cửu”. Do vậy, di tích lịch sử văn hóa là nơi
tơn vinh những giá trị văn hóa của quá khứ được các thế hệ cha ông xây
dựng, gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ sau, là tấm gương phản chiếu lịch
sử dân tộc. Theo dòng chảy thời gian, các di tích lịch sử văn hóa ngày càng
kết tinh được những giá trị đặc sắc trở thành kho tàng di sản văn hóa đặc biệt
q giá của mỗi dân tộc.
Trong số các di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm
một số lượng đáng kể, đặc biệt là kiến trúc chùa - Một loại hình di tích khơng
thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.
Tuy nhiên hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nên một bộ phận
không nhỏ các di tích đang ngày càng xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng
trực tiếp đến bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, việc tìm hiểu nghiên cứu để đưa
ra các giải pháp bảo tồn phát huy giá trị của di tích ln là vấn đề cấp thiết đặt ra.
Trên vùng đất xứ Đồi xưa, chùa Ngọc Than (có tên chữ là Vĩnh
Khánh tự) là một di tích kiến trúc nghệ thuật quan trong của xã Ngọc Mỹ,
4
huyện Quốc Oai và của thành phố Hà Nội. Chùa hiện còn lưu giữ được kiểu
dáng kiến trúc cổ mang phong cách nghệ thuật độc đáo. Với trí sáng tạo phong
phú, các nghệ nhân dân gian đă tạo nên ngôi chùa này mà cho đến ngày nay vẫn
là niềm tự hào của mỗi người dân làng Ngọc Than.
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên việc đi sâu
nghiên cứu chùa Ngọc Than một cách cụ thể, chi tiết và hệ thống vẫn chưa
được quan tâm sâu sắc. Xuất phát từ sự say mê tìm hiểu các di tích lịch sử văn
hóa, di sản văn hóa của địa phương và mong muốn được tìm hiểu tồn diện và
đầy đủ hơn về ngôi chùa này, nên em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu di tích
chùa Ngọc Than (Thôn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Tp.Hà
Nội)”làm khoá luận tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo tàng học, khóa học 2011 2015 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngơi chùa là một hình ảnh quen thuộc trong bức tranh về làng q Việt
Nam xưa và nay, nó có ảnh hưởng khơng nhỏ trong đời sống tâm linh của
con người.
Dựa theo “Lý lịch khoa học di tích chùa Ngọc Than” do Ban Quản lý
di tích danh thắng Hà Nội thực hiện. Đây là tài liệu có tính khoa học, bước
đầu đánh giá trị của di tích chùa Ngọc Than về: đường đến di tích, lịch sử
hình thành, nguồn gốc và tên gọi, giá trị kiến trúc, tư liệu Hán Nôm, các di
vật cổ vật… để phục vụ cho công tác xếp hạng di tích và bảo tồn. Tuy nhiên,
đây là nguồn tư liệu quý, có giá trị khoa học làm tiền đề cho những cơng
trình nghiên cứu sâu và tồn diện hơn.
Nhìn chung, những tập hợp và phân tích bước đầu cho thấy cho đến
nay chùa Ngọc Than chưa được quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh
khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu sâu rộng về các giá trị của di tích là vấn
đề đặt ra hiện nay. Trên cơ sở những nghiên cứu đã có của các tác giả đi
5
trước, tác giả khóa luận sẽ tham khảo và coi đó là ý kiến gợi mở quý báu để
tiếp tục triển khai nghiên cứu trong đề tài khóa luận của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu di tích và tồn bộ di vật cũng như môi
trường cảnh quan xung quanhdi tích chùa Ngọc Than (thơn Ngọc Than, xã
Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Tp Hà Nội).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi khơng gian nghiên cứu: Nghiên cứu khơng gian văn
hóa của thôn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Tp Hà Nội - Nơi tồn
tại của ngôi chùa.
3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu các giá trị hiện tồn
của di tích chùa Ngọc Than và các thơng tin giá trị của di tích được lưu giữ
trong quá khứ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về giá trị kiến trúc -nghệ thuật, di vật tiêu biểucủa di tích chùa
Ngọc Than (thơn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội).Trên
cơ sởđó, đề xuất các giải pháp phát huy giá trị của ngơi chùa đối với cuộc sống
văn hóa của nhân dân trong vùng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và phân tích những cơng trình, tài liệu nghiên cứu đi trước
của các tác giả.
- Nghiên cứu tổng quan về vùng đất, con người xã Ngọc Mỹ từ đó làm
cơ sở nghiên cứu di tích chùa Ngọc Than.
- Căn cứ vào các tài liệu biên chép để xác định niên đại xây dựng và
những lần trùng tu, sửa chữa của ngôi chùa.
6
- Nghiên cứu đặc điểm kiến trúc - nghệ thuật, di vật, cổ vật của di tích
chùa Ngọc Than.
- Nghiên cứu thực trạng di tích và di vật. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Ngọc Thantrong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể và biện chứng
của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu đối
tượng của khóa luận - Đó là giá trị của ngôi chùa.
-Phương pháp nghiên cứu liên nghành văn hóa: Lịch sử, bảo tàng học,
dân tộc học, mỹ thuật học, văn hóa dân gian, xã hội học...Ngồi ra còn sử
dụng một số phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…
- Phương pháp khảo sát điền dã tại di tích và sử dụng các kỹ năng:
quan sát, mô tả, đo, vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn trao đổi thơng tin...
6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của người đi trước, kết hợp với việc
nghiên cứu, khảo sát tại di tích, khóa luận bước đầu có những đóng góp như sau:
- Là một cơng trình nghiên cứu tồn diện và hệ thống về chùa Ngọc Than,
bước đầu nghiên cứu giá trị kiến trúc và điêu khắc của di tích chùa Ngọc Than.
- Khóa luận sẽ trở thành tài liệu tham khảo có ích đối với cán bộ văn hóa
cơ sở.
7. Bố cục của khóa luận
Chương 1: Chùa Ngọc Than trong diễn trình lịch sử
Chương 2:Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chùa Ngọc Than
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Ngọc Than trong
giai đoạn hiện nay.
7
Chương 1
CHÙA NGỌC THAN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1.TỔNG QUAN VỀ XÃ NGỌC MỸ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Ngọc Mỹ là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống cách mạng
và có nhiều đóng góp từ thời dựng nước và giữ nước.Ngọc Mỹ là một trong
21 xã, thị trấn của huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.Trung tâm xã cách
trung tâm huyện Quốc Oai 4,5km về phía Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đơ
Hà Nội 25km về phía Tây. Xã có vị trí địa lý khá tốt, thuận lợi cho việc giao
lưu với các vùng lân cận: Phía Tây giáp Ngọc Liên và xã Liên Tuyết; phía
Đơng giáp với xã Thạch Thán và xã Đồng Quang (khu cánh đồng thôn
Dương Cốc); phía Nam giáp xã Nghĩa Hương và xã Cấn Hữu (khu cánh đồng
thơn Cấn Thượng); phía Bắc giáp xã Phùng Xá (khu cánh đồng làng Bún) và
thị trấn Quốc Oai (khu vực thôn Ngô Sài). Hiện nay, xã Ngọc Mỹ có hai thơn
là thơn Ngọc Than và Phú Mỹ với hơn 1,5 vạn dân cư.
Ngọc Mỹ là xã giáp ranh giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa của
huyện Quốc Oai, nằm giữa ba phòng tuyến bảo vệ Thủ đơ (đường 2A, phịng
tuyến sơng Tích, phịng tuyến sơng Đáy). Do vậy, xã có vị trí quan trọng về
chính trị và quân sự. Nếu Quốc Oai là hàng rào phía Tây của Thủ đơ Hà Nội
thì Ngọc Mỹ là hàng rào phía Tây trực tiếp của huyện.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Làng Ngọc Than hiện nay thuộc xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội. Làng nằm ngay sát thị trấn Quốc Oai, có địa giới hành chính:
phía Đơng giáp xã Thạch Thán và cánh đồng thôn Dương Cốc (xã Đồng
Quang), phía Tây và phía Nam giáp thơn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ) và cánh
8
đồng thơn Cẩn Thượng (xã Cẩn Hữu), phía Bắc giáp thơn Ngơ Sài (thị trấn
Quốc Oai). Diện tích tự nhiên của tồn thơn là 359,7 ha, trong đó có 251,67
ha là đất nông nghiệp.
Làng Than là một làng cổ, xưa có tên là Thạch Cẩu Trang, sau này
phát triển lên thành các trang, sách như Ngọc Than trang, Vân Ô sách (sau
đổi tên là Phú An sách, nay là thôn Phú Mỹ), rồi sau thành các thôn riêng
nhưng người trong vùng vẫn gọi bằng cái tên chung là Kẻ Than. Làng nằm
dọc theo hai bờ sông Than - một con sông cổ chảy qua xã Ngọc Mỹ từ quán
Mã Hội (Ngọc Than) đến dưới quán Sanh (Phú Mỹ) dài gần 2 km. Ngày nay
sơng đã bị lấp dần, chỉ cịn lại từ cổng Cầu Hà (thị trấn Ngô Sài) đến cổng
Trại Ro (xã Nghĩa Hương), nhưng xưa kia là một tuyến đường thủy quan
trọng vì nó nối liền sơng Tích với sông Đáy đến sông Hồng - nối liền cả
vùng phên dậu phía Tây với kinh thành Thăng Long.
Xã Ngọc Than định hình và ngày càng phát triển, gồm 9 xóm là: Đơng
Trai, Phú Thứ (tức xóm Miếu hay xóm Giữa), xóm Cấy, Đơng Trù, Tây Trù
(tức xóm Ơ), xóm Giữa (cịn gọi là xóm Đình), Tây Phủ (tức xóm Ngành),
Thượng Khê và Hạ Khê. Trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, Ngọc
Than là một xã thuộc tổng Thạch Thán, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.Cách
mạng tháng Tám thành công, Ngọc Than và Phú Mỹ - mỗi làng là một xã. Từ
tháng 3 năm 1947, thực hiện chủ trương liên xã, tạo thế liên hoàn chỉ đạo
kháng chiến, Ngọc Than, Phú Mỹ và Thạch Thán - ba làng Than ở liền nhau,
hợp nhất thành xã Bình Than, đến đầu năm 1965 đổi tên là xã Ngọc Mỹ. Từ
giữa năm 1965, cùng với các xã khác trong huyện Quốc Oai, xã Ngọc Mỹ
thuộc tỉnh Hà Tây; từ tháng 4/1976 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, từ tháng 10/1991
lại thuộc về tỉnh Hà Tây. Tháng 8/2008 đến nay, thực hiện Nghị quyết
15/QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội, tồn
9
bộ tỉnh Hà Tây(cũ) hợp nhất với thành phố Hà Nội thì Ngọc Than thuộc xã
Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Về mặt địa lý, Ngọc Than là một làng đồng bằng, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm của châu thổ Bắc Bộ, khí hậu một năm có
thể chia 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô (mùa mưa tương đương với mùa
hạ, mùa khô tương đương với mùa đông lạnh giá). Nhiệt độ khơng khí trung
bình năm là 23,3oC, lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm là 122,8kcal/cm3
và một năm có tới 1.399 giờ nắng. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa, vùng Bắc
Bộ nói chung và Ngọc Than nói riêng có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ
ẩm tương đối trung bình hàng năm 70 - 85%.Lượng mưa trung bình hàng
năm là 1.679mm với khoảng 114 ngày mưa mỗi năm. Mùa mưa trời nóng
nhiệt độ có khi lên tới 38, 40oC, ngược lại mùa khô trời lạnh, nhiệt độ nhiều
khi xuống chỉ còn 7, 8oC, trời nhiều mây, u ám, có hơm lượng mây che phủ
bầu trời gần như 100% thời gian. Tuy nhiên, với cán cân bức xạ quanh năm
ln dương (+), cho nên nói chung khí hậu nhiệt đới gió mùa này đã đem đến
sự ưu đãi cho thiên nhiên, con người trong vùng này trong quá trình sinh
sống và phát triển.
Trên bản đồ địa lý, Ngọc Than có tọa độ địa lý tương đối là 20o3’27’’
vĩ độ Bắc và 105o37’32’’ kinh độ Đông. Vùng đất Ngọc Than nằm trong độ
cao trung bình so với mặt nước biển là +14m, phần lớn đất canh tác là đồng
chiêm trũng nên bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng bù lại, thiên nhiên
đã ban cho làng một cảnh quan thật đẹp “phong cảnh tự nhiên thành, nhất
đái sơn khê chung tú khí”. Chẳng thế, các nhà phong thủy xưa đã “tán” rằng :
thế đất làng Than là thế đất “ngư phục, mã hồi”, có thể dựng nên được
nghiệp vương bá hoặc chí ít cũng làm nên được võ cơng, văn nghiệp. Lời
“tán” này có thể khơng đáng tin cậy nhưng phải thừa nhận rằng, vị trí địa lý
của làng đã hội tụ được những yếu tố thuận lợi để phát triển trên những lĩnh
10
vực khác, nhất là về văn hóa xã hội. Nằm ở trung tâm của một vùng đất cổ có
bề dày nghìn năm văn vật, làng có điều kiện để xây dựng và bảo tồn một
truyền thống văn hóa dân gianphong phú, đặc sắc. Đồng thời, do gần kề với
kinh thành, giao thơng thủy bộ đều thuận tiện, người làng có thể giao lưu
thường xuyên với trung tâm chính trị, học thuật của thời đại, từ đó khơng
ngừng phát huy truyền thống ở một tầm cao hơn.
1.1.2. Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi của xã Ngọc Mỹ
Ngọc Mỹ là một vùng đất cổ, trước núi ven sông, xưa kia rừng núi rậm
rạp, chằm lầy. Trên địa bàn xã có hai con sơng chảy qua là sơng Đáy ở phía
Đng và sơng Tích ở phía Tây, các sơng này đều có hệ thống đê giữ nước.
Đây cịn là vùng đất của nhiều huyền thoại, truyền thuyết gắn với những di
tích lịch sử văn hóa cổ kính, bề thế và đặc biệt là lễ hội vào loại lắn nhất
vùng. Người dân nơi đây còn truyền nhau câu ca dao:
“Bơi Đằm, rước Giá, hội Thày
Vui thì vui vậy chẳng tày đám Than”
Thần phả của miếu Cốc (thôn Phú Mỹ) và truyền thuyết về Huyền
Dung cơng chúa có nói về vùng đất Ngọc Mỹ xưa là “Vân Ô” sách, rồi đến
“Phú An” sách từ thơi Hùng Vương dựng nước. Các huyền tích tại địa
phương cũng cho biết Lý Bí từng đóng qn ở vùng đất Ngọc Than.Mẹ
tướng Cơng Phạm Tu chính là người làng Ngọc Than.Phạm Tu sau đó đã
chiêu mộ 300 tráng binh tham gia vào cuộc khởi binh của Lý Bí.Khởi
nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngơi hồng đế, Phạm Tu là tướng tài được
phong đứng đầu hàng quan võ. Khi quân Lương xâm lược, Phạm Tu lại
đánh giặc và bị tử trận, Lý Nam Đế phong cho ông tước Nam Hải Đại
Vương, ghi trong ngọc phả làng Ngọc Than rằng: “Nam Hải Ngọc Than
nhân, chí danh hương nhân dã”. Cùng với Lý Nam Đế, Phạm Tu được thờ
làm thành hoàng làng tại Ngọc Than.
11
Thời Nguyễn, xã Ngọc Mỹ thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây.
Năm 1965, tỉnh Sơn Tây sát nhâp vào huyện Hà Đông thành tỉnh Hà
Tây. Năm 1976, sát nhập hai tỉnh Hà Tây và Hà Bình thành tỉnh Hà Sơn
Bình.Năm 1978, huyện Quốc Oai được nhập về Hà Nội.Năm 1991, tách hai
tỉnh Hà Tây và Hịa Bình, Quốc Oai lại thuộc tỉnh Hà Tây.
Tháng 8 năm 2008, thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tỉnh
Hà Tây về Hà Nội thì Quốc Oai là một trong 29 huyện, quận thuộc Thành
phố Hà Nội.
Có thể nói, những thay đổi về đơn vị hành chính của xã Ngọc Mỹ trong
suốt chiều dài lịch sử đất nước khá đa dạng, bao gồm sự thay đổi về quy mô,
địa bàn và tên gọi.Đó là nét đặc thù khơng chỉ riêng ở xã Ngọc Mỹ mà còn ở
nhiều địa phương khác thuộc huyện Quốc Oai. Ngọc Mỹ là mảnh đất giàu
truyền thống yêu nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nền
nông nghiệp, đa dạng về cây trồng và vật ni, cùng với đó nhân dân Ngọc
Mỹ từ bao đời nay đã tạo lập cho mảnh đất này một nền văn hóa phong phú,
đa dạng, giàu lịng nhân ái trong tình làng nghĩa xóm, mang đậm bản sắc
riêng. Ngày nay, Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Mỹ luôn nỗ lực
phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, trở thành lá cờ đầu trong cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh".
1.1.3. Đặc điểm dân cư
Căn cứ vào các thư tịch còn lưu lại tại làng Ngọc Than, từ lâu Ngọc
Than đã là một làng tụ cư đông đúc gồm 1.611 hộ dân với gần 7.000 nhân
khẩu. Hồi mới thành lập, làng Ngọc Than chỉ có ít dòng họ, đến nay đã lên
tới 25 dòng họ lớn nhỏ khác nhau, nhiều họ đến nay đã có trên dưới 20 đời,
trong đó có các họ lớn như : họ Nguyễn Quý, Đỗ Hữu, Đỗ Lai, Nguyễn Duy,
Đặng... các dịng họ này đều có nhà thờ họ. Theo lời kể của các cụ cao niên
12
trong làng, họ Vương là dòng họ lâu đời nhất ở Ngọc Than, họ về đây lập
nghiệp sớm nhất nhưng hiện nay dịng họ này cịn ít người. Dịng họ được coi
là phát đạt nhất là họ Nguyễn Quý và Đỗ Lai. Trước Cách mạng tháng Tám,
các dòng họ này thuộc bốn giáp của làng là Yên Mỹ, Trung Cường, Văn Phú,
Vĩnh Khang. Các dịng họ từ những nhóm người nhỏ dần phát triển thành
cộng đồng. Cư dân làng Ngọc Than vững mạnh nhờ tinh thần đoàn kết trong
cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm vơ cùng gian
khổ.biểu tượng của sự đồn kết ấy được quy tụ vào vị thành hồng làng Lý
Bí, Phạm Tu đã có cơng giết giặc, cứu nước giúp dân.
Hiện nay ở Ngọc Than các dòng họ vẫn sống quây quần bên nhau
trong một cộng đồng ổn định, phát triển, có quan hệ huyết thống, quan hệ
kinh tế, xã hội, phong tục tập qn riêng với tình làng nghĩa xóm sâu đậm và
sức sống mãnh liệt.
1.1.4. Đặc điểm kinh tế
1.1.4.1. Nghề nông nghiệp
Trước Cách mạng tháng Tám, sản xuất nông nghiệp của làng gặp nhiều
khó khăn, hầu hết diện tích đất canh tác chỉ gieo cấy được một vụ lúa chiêm
một năm, cịn vụ mùa thì bỏ hóa vì ngập nước. Trong khi đó, giống lúa để
gieo trồng bao đời vẫn không được lai tạo như: giống lúa chiêm bầu, chiêm
chanh, gié nòi, gié nước... dài ngày, cao cây, năng suất thấp nên tổng sản
lượng khơng được là bao. Vì thế nghề làm nơng ở đây càng thêm khó khăn
và chẳng mấy khi đủ ăn. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau đổi mới,
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với bản chất cần cù, vượt khó
trong lao động sản xuất, cư dân làng Ngọc Than đã đi lên từ hai bàn tay
trắng. Làng Ngọc Than ngày nay thực sự đổi mới, đời sống kinh tế của cư
dân trong làng ngày càng phát triển hơn nữa. Người nông dân đã sớm biết cải
13
tạo đồng ruộng, phát triển thủy lợi, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng.
Theo số liệu của chính quyền cơ sở, Ngọc Than có tổng diện tích gieo
trồng là 251,67 ha, 4.000 lao động nơng nghiệp, năng suất đạt 176kg/sào
(84,9 tạ/ha), tổng sản lượng đạt 2.301 tấn (bình qn 357 kg/người).
Ngồi cây lúa, làng Ngọc Than đã thử nghiệm trên 50 mẫu đậu tương,
khoai lang, khoai tây và các loại rau màu khác đạt năng suất và hiệu quả kinh
tế cao. Bên cạnh đó, chăn ni cũng được phát triển tồn diện, tỉ trọng chăn
ni chiếm 35,7% giá trị nơng nghiệp, góp phần vào việc phát triển đời sống
cư dân ở Ngọc Than.
1.1.4.2. Nghề thủ công
Là một làng nghề thuần nơng, làng Ngọc Than khơng có nghề thủ công
truyền thống tinh xảo. Để phục vụ và gắn liền với sản xuất nông nghiệp, từ
hàng trăm năm nay Ngọc Than đã tìm học và đưa về địa phương nghề đóng
cối xay. Tương truyền vào năm 1838, có ông Triệu Đăng Tuyền người làng
Tây Mỗ biết nghề đóng cối xay đã vào Ngọc Than để đóng cối xay thóc,thay
thế việc giã thóc bằng chày tay. Tại đây ơng kết duyên với bà Tào Thị Tiềm
rồi ở lại Ngọc Than để làm nghề và truyền nghề cho làng xóm. Ngày càng có
đơng người học và làm nghề này, đến năm 1945 đã có tới 65 gia đình với 87
người biết làm thợ cối, trong đó có 4 gia đình tới 3 đời, 15 gia đình tới 2 đời
nối tiếp nhau làm nghề, có nhà 3 - 4 anh em trai đều biết đóng cối xay. Lúc
đầu là đóng cho làng xóm, sau mở rộng lan ra các xã khác trong huyện, rồi
sang cả huyện khác, nhất là Thạch Thất và Chương mỹ. Từ cuối thập kỷ 80
đến nay, việc xay lúa gạo bằng máy phát triển nên nghề đóng cối ở Ngọc
Than khơng cịn được duy trì, phát triển nữa.
Nghề làm nón của Ngọc than là một nghề mới, có khoảng hơn 10 năm
nay, đây là một nghề mà người dân của làng đã học được ở làng Phú Mỹ
14
cùng trong xã, do đó, kiểu dáng sản phẩm của 2 làng tương đối giống nhau.
Nón của Phú Mỹ có nét độc đáo riêng và được đa số người tiêu dùng ưa
thích. Theo truyền thuyết thì nghề làm nón lá do Đức mẫu (đang thờ ở miếu
Cốc - thôn Phú Mỹ) truyền cho dân làng. Loại nón này có nguồn gốc từ chiếc
nón chảo ngày xưa tức là dùng một sợi móc để khâu lá cọ già tạo thành chiếc
nón chảo rộng vành.Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chiếc nón chảo ngày
xưa đã được cải tiến dần thành chiếc nón ngày nay. Về hình dáng, nón làm
theo kiểu nón làng Chng (Thanh Oai), nhưng khơng lợp lá non (vì mỏng và
nhẹ) mà lợp bằng lá cọ già, vừa bền mà vẫn đẹp. Ở Ngọc Than có rất nhiều
gia đình làm nón và hầu như cả trai lẫn gái, từ em bé 7-8 tuổi đến cụ già đều
biết làm nón. Nón được làm tranh thủ vào buổi trưa, buổi tối, sau buổi làm
đồng, được làm cả ngày vào dịp nông nhàn, và thực chất là làm quanh năm
nhưng làm nhiều nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 vì lúc này là mùa nắng, mùa
mưa ai cũng cần có nón đội đầu, lại vào dịp học sinh các cấp được nghỉ hè
nên số tay kim làm việc cả ngày được tăng lên rõ rệt. Sản phẩm làm ra ở
Ngọc Than được bán ở các buổi chợ phiên cùng với sản phẩm của làng Phú
Mỹ. Không những thế sản phẩm của Ngọc Than cùng với Phú Mỹ còn được
bán ở các vùng lân cận và xuất khẩu sang cả Trung Quốc, đã tạo nguồn thu
nhập đáng kể cho những gia đình làm nghề. Những năm gần đây ở Ngọc
Than cịn làm thêm cả sản phẩm mũ lá.Nguyên liệu các loại để làm nón, mũ
được cung ứng tại chỗ.
Nghề thợ nề đã có ở Ngọc Than khá lâu đời, đến nay nghề này vẫn
được duy trì và phát triển nhanh với nhiều tổ, nhóm thợ chun đi làm trong
và ngồi làng, xã, đạt trình độ ngày một khá.
Nghề mộc chạm có ở Ngọc Than khá lâu, người dân vừa làm nông
nghiệp vừa làm nghề phụ, những năm gần đây, diện tích đất nơng nghiệp ít
dần, nghề mộc chạm có điều kiện phát triển, trở thành nghề mang lại thu
15
nhập chính cho nhiều gia đình. Trong làng đã hình thành các tổ hợp vừa làm
hàng dân dụng vừa làm các hàng mỹ nghệ như: giường, tủ, bàn ghế, hoành
phi, câu đối, nhang án... Các sản phẩm đã dần được khách hàng tin dùng,
không chỉ ở trong nước mà đã vươn ra tầm quốc tế. Hiện nay, nói đến nghề
mộc mang đến tính chất mỹ nghệ là người ta nhắc đến anh Đỗ Đình Yên một người con quê hương trẻ tuổi nhưng đã là tác giả của 5 bức tranh gỗ nổi
và tượng đài Taras Shevchenko được công ty Vinamex đem ban đấu giá tại
công viên nước Jungle ngày 1/6/2008 để lấy tiền giúp đỡ trẻ em mồ côi
Kharkov. Anh cũng là nhà điêu khắc 7 trong số 65 pho tượng và một số
hoành phi, câu đối ở chùa Trúc Lâm Kharkov và nhiều sản phẩm mỹ nghệ
khác được ưa chuộng ở Hà Nội.
Ngồi ra, ở Ngọc Than cịn một số ngành nghề thủ công khác như nghề
đan lát, nghề xay xát... Các ngành dịch vụ, kinh doanh, buôn bán, cũng ngày
một phát triển, chiếm tỉ trọng khá lớn (40% so với nơng nghiệp).
1.1.5. Đặc điểm văn hóa - xã hội
1.1.5.1. Truyền thống hiếu học
Cốt cách của người dân làng Than vốn hiền lành, khoan hậu “Trung
lập nhi cường, cường bất tức; Đa văn vi phú, phú vô kiêu” (Đứng ở đây gọi
là khỏe, khỏe không tự đắc; Nhiều chữ bảo là giàu, giàu chẳng dám khoe).
Tính cách ấy nghiêng nhiều hơn về mặt văn chương chữ nghĩa. Điều này lý
giải vì sao thành hồng của làng là võ tướng, làm nên sự nghiệp là do một võ
công lừng lẫy nhưng dân làng vẫn luôn chỉ coi rằng, thế đất làng mình là thế
đất học hành như câu đối ở Nghi mơn đình làng đã viết:
“Sơn ngất đường tiền tiên bút thế
Than lưu nhiễu hậu dẫn văn lan”.
Tạm dịch:
“Núi cao chót vót trước đình nêu cao thế bút nghiên
Sơng Than như tấm nhiễu ở phía sau làm dịng văn thêm lưu loát”.
16
Ngay trước cửa đình làng là một ao Sen rộng lớn, trong ao nổi lên hai
gò đất nhỏ cũng được người làng đặt tên là “Núi Bút”, “Gò Nghiên” và từ
bao đời nay vẫn được xem là biểu tượng về truyền thống học hành của làng.
Người dân nào của làng cũng thành tâm tin rằng: chừng nào Núi Bút, gò
Nghiên cịn vững thì sự nghiệp học hành của làng cịn thịnh vượng và trường
tồn. Ngược lại, mỗi khi học phong có sự sa sút, người làng lại cho là có gì đó
làm “động” đến gị Nghiên, Bút.
Người làng Than hiếu học đến kỳ lạ khiến cho có nhà nghiên cứu đã
phải nghĩ đến một kiểu “di truyền văn hóa”. Người làng thường thích thú kể
cho nhau nghe một giai thoại: có một cơ gái làng Than rất đẹp đi ra ngồi
làng, khơng may gặp một đám hành khất dữ tợn ở quãng đường vắng. Khi
biết cô gái là người làng Than, đám hành khất xướng lên một câu:
“Một bên đèn sách văn chương
Một bên bị, gậy em thương bên nào?”.
Đám này hăm dọa, buộc cô gái phải trả lời ngay và nếu trả lời không
đúng ý sẽ bị bọn họ lăng nhục, tuy nhiên cô gái làng Than vẫn cứng cỏi đáp:
“Bị gậy em quẳng xuống ao
Đèn sách em lấy võng đào em đưa”.
Đức tính hiếu học của dân làng ln được cộng đồng khuyến
khích.Trong hương ước của làng có hẳn một phần dành cho việc học
hành.Theo bản hương ước này, làng dành ra một số ruộng là 12 mẫu loại
thượng đẳng điền làm học điền để trợ giúp những học trị giỏi nhưng nghèo
khó. Hương ước cũng quy định rõ: mỗi khi có người làng thi đỗ, làng sẽ cử
chức sắc, kỳ lão, tư văn mang cờ, trống đi đón. Người đỗ đại khoa được
mừng 100 quan tiền và một bức trướng; đỗ trung khoa được mừng 50 quan
tiền, một bức trướng; đỗ tiểu khoa được mừng 20 quan tiền và một đôi câu
đối...
17
Ngoài phần thưởng trực tiếp trên đây, các vị khoa bảng còn được lưu
danh trong bảng vàng, bia đá của làng. Trong Đăng Khoa lục và các tấm văn
bia Mai, Hổ, Long của làng Than có ghi cụ thể tên, tuổi, năm thi và khoa thi,
thứ trật đỗ của 124 vị khoa bảng trong làng bao gồm 94 tú tài, 28 cử nhân và
2 tiến sĩ (trong đó có 18 vị thi đỗ ở tuổi dưới 18 và 32 vị ở độ tuổi từ 18 đến
30 và trong 28 vị cử nhân có đến 17 vị là thủ khoa). Tuy nhiên, đây chỉ là các
vị thi đỗ trong khoảng thời gian từ năm Dương Đức thứ 2 (1673) đến năm Tự
Đức thứ 30 (1867). Danh sách này hẳn sẽ còn dài nữa nếu được bổ sung thêm
hàng chục vị khác thành đạt trước và sau thời điểm này, hiện mới chỉ được
ghi trong gia phả của các dòng họ.
Sự hiếu học của dân làng cùng với chính sách khuyến học được duy trì
liên tục đã tạo nên nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển không
ngừng và bền lâu trong truyền thống giáo dục của làng Than. Từ cái nền
vững chắc đó tất yếu phải xuất hiện những tài năng và làng Than thật sự là
một làng có Văn, có Hiến. Điểm qua danh tính, người ta thấy dịng họ nào
trong làng cũng có người đỗ đạt tuy vậy, vẫn có những dịng họ vượt trội lên
như họ Nguyễn Đình, họ Đặng, họ Dỗn...
Có một điều cũng đáng nói là những người làng Than học hành rất ít
khi chọn con đường tiến thân làm quan. Trong số các vị khoa bảng của làng
thời Nho học chỉ có 11 người là “xuất chính” nhưng lại có một nửa già là làm
học quan và các vị là đường quan cũng chỉ giữ chức trong thời gian rất ngắn.
Phần đông các vị khoa bảng thời trước và các trí thức của làng ngày nay đều
chọn con đường làm thầy. Vì thế, ngày xưa người ta gọi làng Than là “làng
thầy đồ” còn ngày nay là “làng thầy giáo”. Ngày xưa, trong làng có những
gia đình cha, con, anh, em đều làm thầy đồ nên chỉ phân biệt bằng cách gọi là
cụ Đồ Cả, Đồ Hai, Đồ Ba...
18
Đến thời hiện tại, truyền thống học hành của làng Than lại thăng hoa,
rực rỡ hơn trước rất nhiều.cả làng có 397 người tốt nghiệp phổ thơng trung
học trở lên. Nhiều con em làng Than, nhờ thành tích học tập, rèn luyện và
phấn đấu đã trở thành Giáo sư, Tiến sĩ, phó tiến sĩ, thạc sĩ (2 Giáo sư, 8 Tiến
sĩ, 2 Thạc sĩ và 82 người tốt nghiệp đại học), kiến trúc sư, kĩ sư, bác sĩ, nhạc
sĩ, nhà văn, nhà giáo, nhà báo, công nhân kỹ thuật bậc cao... công tác ở mọi
cấp, mọi ngành, mọi miền đất nước. Có 3 người được bầu làm Đại biểu Quốc
hội; nhiều người khác được Đảng và Nhà nước trao trao giữ trọng trách trong
các cơ quan quân, dân chính Đảng; có người đã được phong tặng danh hiệu
Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú, được trao tặng các huy
chương vì sự nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, đồn thể...
1.1.5.2.Tơn giáo, tín ngưỡng
- Phật giáo: Tư liệu trong sách đồng “Pháp vũ tự thực lục” cho chúng
ta biết chùa Đậu có tên chữ là Thành Đạo Tự (xã Nguyễn Trãi, huyện
Thường Tín) là một ngơi chùa nổi tiếng trong vùng, ra đời từ thời Sĩ Vương.
Một số tư liệu ở làng Văn Giáp thờ Pháp Vân (cùng huyện) xác nhận năm Ất
Mùi (215) dựng chính điện chùa Đậu. Như vậy, có thể thấy rằng, đến thế kỷ
thứ II, đạo Phật từ trung tâm Luy Lâu đã thâm nhập vào đất Hà Tây. Sau đó
đạo Phật gia tăng ảnh hưởng tới các vùng cư trú của cư dân Hà Tây và tới thế
kỷ thứ VI, Hà Tây là một vùng đạo Phật phát triển mạnh. Theo văn bia và tư
liệu Hán Nôm chùa Linh Bảo (huyện Hồi Đức) thì từ thế kỷ thứ VI có một
vị Pháp tổ Thiền sư vùng Kinh Bắc được dân làng Giang Xá mời về trụ trì
ngơi chùa làng. Đến thời Lý, Phật giáo có ảnh hưởng rộng khắp với các nhà
sư nổi tiếng tu hành tại các chùa ở Hà Tây như: Thiền sư Từ Đạo Hạnh (chùa
Thầy, huyện Quốc Oai), Thiền sư Nguyễn Đạo Hạnh (chùa Vĩnh Phệ, huyện
Ba Vì), Thiền sư Nguyễn Trí Bảo - cậu ruột Thái úy Tô Hiến Thành (Hạ Mỗ,
19
huyện Đan Phượng)... Dấu ấn vật chất về các ngôi cổ tự còn lại khá nhiều ở
Hà Tây với niên đại trải dài từ thời Lý đến thời Nguyễn.
Nằm trong vùng ảnh hưởng đó, hầu như tồn xã Ngọc Mỹ nói chung
và làng Ngọc Than nói riêng chỉ theo Đạo Phật. Chùa làng Ngọc Than có tên
chữ là Vĩnh Khánh được xây dựng ở giữa làng (gần với ngơi đình) thờ Phật
theo phái Đại thừa. Phật giáo tồn tại đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo
của cư dân trong vùng, những đống góp của Phật giáo với văn hóa dân tộc đã
góp phần xây dựng nếp sống thuần hậu trong sáng của người dân nơi đây.
- Nho giáo: Nho giáo khởi thủy ở Trung Quốc chưa được coi là một
tôn giáo thế giới mà chỉ được xác định là tơn giáo khu vực. Đại biểu xuất sắc
nhất có công hệ thống tư liệu đặt nền tảng cho hệ tư tưởng Nho giáo là
Khổng Tử (551 - 479 TCN).Tư liệu sớm nhất cho biết Nho giáo ảnh hưởng
vào Hà Tây là các thần tích ở làng Liên Bạt, làng Miêng Hạ (huyện Ứng
Hịa). Thần tích làng Liên Bạt là việc ghi lại 3 vị quan Đặng Sĩ, Đặng Xã,
Đặng Lang đã cho xây dựng trường học chữ Hán, giáo hóa dân địa phương từ
những năm đầu Cơng ngun, khi mất 3 ơng được thờ làm thành hồng làng.
Cùng thời gian đó ở làng Miêng Hạ có 2 ơng Cng Công và Chấp Công làm
quan, từng dạy học chữ Hán ở làng, khi 2 ông mất dân làng lập đền thờ. Suốt
thời kỳ phong kiến, Nho học ở Hà Tây khá thịnh đạt, thường được nhắc đến như
một vùng khoa bảng với 315/2898 vị Tiến sĩ của cả nước (chiếm tỷ lệ 11%),
đứng hàng thứ 2 (sau Bắc Ninh). Thời Nguyễn, ở tỉnh Sơn Tây đã tạo lập Văn
Miếu thờ tự Khổng Tự và các Á Thánh dựng bia ghi tên các vị đỗ đạt của làng
xã vào đó để nêu gương sáng cho hậu thế, trong đó có làng Ngọc Than.
Văn chỉ làng Ngọc Than gồm 2 nếp nhà nằm song song nhau.Tịa nhà
chính thờ Khổng Tử ở giữa và hơn 100 vị khoa bảng của làng Ngọc Than ở
gian bên. Các đề tài trang trí chủ yếu ở đây chủ yếu là các đề tài hà đồ lạc
thư, phượng, long, mã, hoa văn hoa lá lật... Hiện nay,trong Văn chỉ có 2 văn
20
bia ở tịa nhà chính và 3 văn bia đặt ở gian bên hữu tịa Đại Đình ghi chép về
truyền thống học hành và lịch sử xây dựng của làng Ngọc Than.
- Tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Đạo): Tại làng Ngọc Than có
đền Thiện, tên chữ là đền Ngọc Giang, do khoảng trên 100 hộ gia đình trong
làng cùng quyên góp đứng ra xây dựng ở thời Nguyễn. Đền có 2 tịa nhà bố
cục mặt bằng song song kiểu chữ nhị (tương tự như ở Văn chỉ). Hiện nay
ngơi đền do gia đình ơng Nguyễn Quốc Doanh làm thủ từ, trông coi việc
hương đăng thờ phụng Tam Thánh (bằng các bài vị trong khám thờ) gồm các
vị thần của đạo Nho - Phật - Đạo giáo theo hình thức Tam giáo đơng ngun.
Bên cạnh đó đền cũng có ban thờ Mẫu với Mẫu Chủ điện là Thượng Thiên
Thánh Mẫu. Hội Thiện (dân làng gọi chung là hàng hội) có trách nhiệm quản
lý, tổ chức các hoạt động của đền Ngọc Giang.
Hình thức thờ phụng theo kiểu đền Tam Thánh này khơng cịn nhiều di
tích nhưng ta vẫn có thể gặp tại 1 số địa phương khi đi khảo sát. Tại làng
Đơng Khê (huyện Đan Phượng) có ngơi đền Thanh Khê (còn gọi là đền
Thiện hay đền Tam Giáo) thờ Bách thần: Khổng Tử, Tản Viên Sơn Thánh,
Văn Xương Đế Quân, Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh... Ở đền cũng cịn bức
hồnh phi ghi bốn chữ Hán “Tam giáo tịnh hành”; Làng Thượng Cát (huyện
Từ Liêm) có đền thờ Tam Thánh với 42 pho tượng các vị Thần và Phật; Làng
Thổ Hà (tỉnh Bắc Giang) thờ Tam Thánh gồm Lão Tử - Khổng Tử và Phật
Thích Ca. Làng vẫn còn giữ được lễ rước Tam Thánh (được tổ chức 2 năm
một lần) trong các kỳ hội làng với các nghi thức rước theo hai đường thủy và
bộ và các trò diễn như mua trống, múa khăn, hát quan họ, rước thánh...
Đặc biệt, trên đất kinh kỳ Thăng Long - Đơng Đơ - Hà Nội, nghìn năm
văn hiến thì sự dung hợp tôn giáo được thể hiện khá rõ nét tại đền Ngọc Sơn.
Thời kỳ đầu, đền được xây dựng để thờ các tiên nữ dạo chơi trên hồ. Thời
chúa Trịnh Giang cho xây cung Khánh Thụy trên đảo Ngọc. Sang thế kỷ XIX
21
một ngôi chùa được xây trên nền cũ của cung Khánh Thụy, một thời gian sau
người ta đưa Văn Xương Đế Quân (ngôi sao chủ việc văn chương, khoa cử)
và Đức Thánh Trần vào thờ tự, ngôi chùa dần dần trử thành đền. Năm 1864,
Nguyễn Văn Siêu đứng ra chủ trì việc xây dựng Tháp Bút, Đài Nghiên và sửa
sang toàn cảnh khu đền với diện mạo như ngày nay. Cùng với Hồ Gươm và
Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn đã tạo nên một quần thể hoàn chỉnh, đẹp đẽ.Quần
thể này đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng nhất cho Hà Nội
ngày nay.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Thờ tổ tiên là một tín ngưỡng phổ biến
thâm nhập sâu vào từng gia đình tạo nên nếp sống tốt đẹp của cư dân Việt
Nam nói chung và vùng Hà Tây (cũ) nói riêng. Vào bất cứ gia đình nào
chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp gia chủ lập bàn thờ tổ tiên ở trong nhà.Quyền
đứng ra làm lễ, giỗ thuộc về con trai.Nhiều dòng tộc hàng năm duy trì ngày
giỗ tổ và góp của xây dựng nhà thờ họ.Họ quan niệm “sống vì tổ vì tiên,
khơng ai vì đồng tiền, bát gạo” đã thể hiện tín ngưỡng này có vị trí quan
trọng trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây. Trong tâm thức của
người dân Ngọc Than nói riêng và Việt Nam nói chung thì quan niệm người
chết chỉ mất về thể xác, còn linh hồn thì vẫn quanh quẩn với con cháu. Vậy
nên ban thờ được lập và để ở trên cao, ngay gian chính giữa và họ tin rằng tổ
tiên nhà mình ln ngự trị trên cao để che chở, phù hộ cho con cháu. Tất cả
đồ ăn ngon nhất, tinh khiết nhất bao giờ cũng được đặt lên bàn thờ để thắp
hương trước, sau đó con cháu mới được ăn. Vào các ngày rắm, mồng một, lê,
tết, hiếu, hỷ hay trong gia đình có việc lơn, con cháu đi xa, về gần...đều có
thắp hương thỉnh cầu tổ tiên, ơng bà, cha mẹ về chứng kiến.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo ra nhiều tập tục đẹp được nhân dân
các nơi trong đó có dân cư Ngọc Than duy trì như: tục thắp hương ở phần mộ
vào các ngày cuối năm để thỉnh ông bà về ăn Tết Nguyên đán.
22
1.1.5.3. Phong tục tập quán
Ngọc Than có những phong tục tập qn đặc săc, tạo nên nét riêng của
mình. Đó là sự chất phác, giản dị, cần cù, làm ăn giỏi; tinh thần gắn bó tình
làng nghĩa xóm có tính bền vững, có tơn ti trật tự, kỉ cương trong quan hệ gia
đình, gia tộc, thầy trị và xã hội; ứng xử chân thật, ân cần, thẳng thắn, ăn nói
mộc mạc. Đặc biệt làng có bản “Ngọc Than đồng ấp khoán” lập năm thứ 12
đời Thành Thái là một hương ước thành văn có giá trị lớn, hương ước đã góp
phần làm cho cuộc sống cộng đồng có kỉ cương và đoàn kết. Năm 1996, dựa
theo một số điều ở “Ngọc Than đồng ấp khốn” và căn cứ vào tình hình thực
tế của làng xã, làng Ngọc Than đã biên soạn cuốn “Quy ước làng Ngọc
Than”. Đây là bản hương ước về nếp sống văn hóa, văn minh trong thời đại
mới, một số hủ tục trong tang ma, cưới hỏi, ngày giỗ, ngày hội, mừng thọ đã
được cắt bỏ và được tổ chức theo tinh thần đời sống mới; “Quy ước làng
Ngọc Than” cịn có những quy định rõ ràng về các vấn đề khác nhau như:
nếp sống trong gia đình, ngồi xã hội, an ninh trật tự, kỷ cương làng xóm,
bảo vệ sản xuất, cơng trình cơng cộng, mơi sinh mơi trường, cảnh quan làng
xóm, tổ chức thực hiện quy ước thưởng - phạt. Mọi người dân Ngọc Than
đều nhắc nhau thực hiện tốt “Quy ước làng Ngọc Than” để đưa Ngọc Than
trở thành một “Làng văn hóa” giàu đẹp, thơn xóm n bình với những “Gia
đình văn hóa” hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ và góp phần xây dựng quê
hương, đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
* Lễ tết
Lễ tết trong một năm ở Ngọc Than rất phong phú: Tết Nguyên Đán,
Hội du xuân giao diệt (13 - 17 tháng Giêng), Tế Đức Thánh Khổng Tử
(13/2), Thanh minh (3/3), Lễ Kỳ an (1/4), Tết Đoan ngọ (5/5), Lễ Kỳ phúc
(13/5), Lễ Hạ điền (1/6), Lễ Thượng điền (tùy theo mùa vụ), Xá tội vong
nhân (15/7), Tết trung thu (15/8), Thu tế (13/9), Lễ Thường tân (chọn ngày
23