Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tìm hiểu di tích chùa ngãi cầu (xã an khánh huyện hoài đức TP hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
*********

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

TÌM HIỂU DI TÍCH CHÙA NGÃI CẦU
(XÃ AN KHÁNH - HUYỆN HỒI ĐỨC - TP HÀ NỘI)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Thị Minh Đức

HÀ NỘI – 2010


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận em đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cơ giáo, Ban quản lý di tích chùa Ngãi Cầu, xã An Khánh Hoài Đức - Hà Nội, và các bạn đồng nghiệp.
Qua đây em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Các thầy cô giáo trong khoa Bảo tàng, trường Đại học Văn hóa
Hà Nội.
- Ban quản lý di tích chùa Ngãi Cầu, cùng người dân địa phương
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em trong quá trình nghiên cứu và thu
thập tài liệu.
Tuy nhiên đề tài được thực hiện trong thời gian có hạn nên khơng thể
tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp
của thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để bài khóa luận được hồn thiện


hơn nữa.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục khóa luận .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CHÙA NGÃI CẦU TRONG
DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1.Tổng quan về xã An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội ................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................ 4
1.1.2. Lịch sử hình thành xã An Khánh ................................................... 5
1.1.3. Dân cư .............................................................................................. 6
1.1.4. Kinh tế .............................................................................................. 8
1.1.5. Văn hóa xã hội................................................................................. 9
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại chùa Ngãi Cầu ..................... 18
1.2.1. Lịch sử hình thành ........................................................................ 18
1.2.2. Quá trình tồn tại ............................................................................ 19
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT
CHÙA NGÃI CẦU
2.1. Giá trị kiến trúc ....................................................................................... 21
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................. 21
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể.............................................................. 24
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ............................................................................ 25

2.1.3.1. Tam quan ............................................................................. 25
2.1.3.2. Tiền đường ........................................................................... 27
2.1.3.3. Thiêu hương ......................................................................... 29


2.1.3.4. Thượng điện ......................................................................... 30
2.1.3.5. Nhà Tổ ................................................................................. 30
2.1.3.6. Nhà Mẫu .............................................................................. 31
2.2. Giá trị nghệ thuật .................................................................................... 32
2.2.1. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc ............................................... 32
2.2.1.1. Tiền đường ........................................................................... 32
2.2.1.2. Thiêu hương ......................................................................... 32
2.2.1.3. Thượng điện ......................................................................... 36
2.2.1.4. Nhà Tổ ................................................................................. 37
2.2.1.5. Nhà Mẫu .............................................................................. 37
2.2.2. Giá trị điêu khắc tượng thờ ........................................................... 37
2.2.3. Các di vật tiêu biểu ........................................................................ 60
2.2.3.1. Hiện vật đá........................................................................... 60
2.2.3.2. Hiện vật đồng....................................................................... 61
2.2.3.3. Hiện vật gốm ........................................................................ 64
2.2.3.4. Hiện vật gỗ........................................................................... 64
CHƯƠNG 3. BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA NGÃI CẦU
3.1. Thực trạng di tích chùa Ngãi Cầu ......................................................... 66
3.1.1. Thực trạng di tích .......................................................................... 66
3.1.2. Thực trạng di vật ........................................................................... 69
3.2. Một số giải pháp bảo tồn, tơn tạo và phát huy
giá trị di tích chùa Ngãi Cầu ................................................................. 70
3.2.1. Một số giải pháp bảo tồn ............................................................... 70
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................... 70

3.2.1.2. Giải pháp bảo tồn ................................................................ 72
3.2.2. Vấn đề tơn tạo di tích..................................................................... 78
3.2.3. Phát huy giá trị di tích chùa Ngãi Cầu ........................................ 79
KẾT LUẬN ............................................................................................. 85
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tháng 6 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002,
vai trị của di sản văn hóa được khẳng định như sau trong lời mở đầu của Luật:
“ Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc, có vai trị to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và dữ nước của dân tộc ta ”
Di sản văn hóa Việt Nam gắn liền với sự phát triển lịch sử đất nước,
ln có sự bổ sung và nối tiếp nhau. Tất cả những tài sản văn hóa do người
trước để lại đều được coi là di sản văn hóa. Trong số đó, hệ thống các di
tích lịch sử là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kho tàng di
sản văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia.
Di tích lịch sử văn hóa ln mang trong mình những dấu ấn của thời
đại đã qua. Nó khơng chỉ tồn tại độc lập, đơn điệu dưới dạng vật chất cụ thể
mà còn hàm chứa những giá trị văn hóa mang yếu tố tinh thần phong phú và
sống động cùng không gian, thời gian … trở thành bức thông điệp của người
xưa gửi lại cho hậu thế. Đó cũng chính là những nguồn tư liệu trực tiếp cung
cấp cho ta những thông tin quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử cũng như
khôi phục lại những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Mặt khác, với vị trí là ngã ba

đường của châu Á, nước ta có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với nhiều nền
văn hóa và văn minh lớn của châu Á cũng như trên thế giới, làm phong phú
thêm bản sắc văn hóa của mình. Hệ quả là có nhiều tơn giáo khác nhau tồn tại
trên đất nước ta như: Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Ki tơ giáo, đạo Cao Đài,
Hịa Hảo… Trong số đó, Phật giáo có số tín đồ đơng đảo nhất. Phật giáo có ở


2

Việt Nam từ khá sớm (thế kỷ 3 TCN). Trải qua gần 2000 năm tồn tại và phát
triển đã có những lúc Phật giáo phát triển đến đỉnh cao vào thời Lý- Trần với
nhiều chùa tháp được xây dựng khắp mọi nơi. Bởi thế mà ở hầu hết các làng
quê Việt Nam đều thấy bóng dáng của các ngơi chùa.
Người dân tìm đến chùa là tìm về với cõi Phật n bình, thánh
thiện. Bên cạnh đó, họ cịn được tìm hiểu về lịch sử, giá trị kiến trúc,
nghệ thuật Điêu khắc tượng thờ cùng với ý nghĩa của những pho tượng
và các di vật có giá trị khác.
Vì những lý do đó mà việc tìm hiểu và nghiên cứu tồn diện về di
tích lịch sử văn hóa mà cụ thể ở đây là chùa Việt có ý nghĩa khoa học thực
tiễn vô cùng sâu sắc.
Chùa Ngãi Cầu, tên chữ là Phổ Quang Tự là một trong những di tích cổ
cịn tồn tại trên địa bàn thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Trải qua thời gian dài tồn tại cùng những biến động của lịch sử xã hội, chùa
Ngãi Cầu vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
có giá trị. Giá trị vật thể được thể hiện thông qua không gian cảnh quan, bố cục
mặt bằng, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc và giá trị điêu khắc tượng thờ của
ngơi chùa. Ngồi ra trong chùa cịn lưu giữ các di vật có giá trị tiêu biểu như:
chng đồng, khánh đồng thời Tây Sơn; chuông đồng thời Nguyễn và một tấm
bia cũng thuộc thời Nguyễn niên hiệu Duy Tân. Giá trị văn hóa phi vật thể
được biểu hiện thơng qua hoạt động lễ hội, các ngày lễ, tết, ngày sóc, vọng…

Chính vì vậy, ngơi chùa đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn
hóa - Thể thao - Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử Văn hóa ngày 05/09/1989.
Việc nghiên cứu tồn diện về di tích từ góc độ bảo tồn sẽ góp phần giữ gìn và phát
huy các giá tri văn hóa vật thể và phi vật thể trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý
do trên, em đã chọn đề tài khóa luận về di tích lịch sử - văn hóa: “Tìm hiểu di tích
chùa Ngãi Cầu, xã An Khánh - Hồi Đức - Hà Nội”


3

2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khơng gian Văn hóa nơi di tích tồn tại
- Xác định những giá trị của di tích thơng qua đặc điểm về khơng gian
cảnh quan, kiến trúc nghệ thuật.
- Đánh giá thực trạng di tích, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra một số giải
pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là chùa Ngãi Cầu: khóa luận chủ yếu
nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc, giá trị điêu khắc tượng thờ của ngôi chùa.
- Phạm vi: địa điểm nơi tồn tại chùa Ngãi Cầu đặt trong khơng gian văn
hóa xã An Khánh - huyện Hoài Đức - Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng một số phương pháp liên ngành: sử học, mỹ
thuật học, xã hội học…
- Ngồi ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp điền dã: quan sát,
miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, trao đổi, thu thập nguồn tài liệu từ nhân dân và
hiện có tại di tích.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Chùa Ngãi Cầu trong lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội chùa Ngãi Cầu.
Chương 3: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích chùa Ngãi Cầu


4

CHƯƠNG 1
CHÙA NGÃI CẦU TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1.Tổng quan về xã An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội
1.1.1.Vị trí địa lý
Nằm giáp ranh với kinh thành Thăng Long Hà Nội, xã An Khánh ngày
nay được xem như là một đầu mối giao thông quan trọng - cửa ngõ phía tây
tiến thẳng vào nội thành Hà Nội và thị xã Hà Đơng.
Địa bàn xã An Khánh nằm ở phía nam huyện Hoài Đức - Hà Nội. Đây
là vùng đất nằm giữa hai con sông: sông Đáy ở phiá Tây, sơng Nhuệ ở phía
đơng. Vì vậy, nơi đây chính là kết quả bồi tụ phù sa qua bao đời, gắn liền với
nền văn minh châu thổ sông Hồng và mang trong mình những truyền thống
lịch sử Văn hóa đáng q từ ngàn xưa.
Về địa giới hành chính của xã An Khánh được xác định như sau:
Phía Bắc giáp hai xã: Lại Yên và Vân Canh
Phía Tây giáp hai xã An Thượng và Song Phương
Phía Đơng giáp xã Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
Phía Nam giáp ba xã : Dương Nội, Đơng La và La Phù
Với vị trí trên, xã An Khánh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội. Mặt khác, từ khi hệ thống giao thông qua địa bàn xã
được xây dựng, nâng cấp thì địa bàn xã ngày càng gia tăng vị thế về mặt
giao lưu kinh tế với các khu vực khác.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, con đường tỉnh lộ 72 (nay là
đường 432) được xây dựng. Trục đường này bắt đầu từ thị xã Hà Đông

đến thị trấn Sơn Tây, đi qua xã An Khánh trên địa bàn thôn Ngãi Cầu.
Trong suốt mấy chục năm đầu của thế kỷ XX, đây là tuyến đường giao


5

thơng huyết mạch khơng chỉ là địn bẩy phát triển kinh tế mà còn là hành
lang quân sự trọng yếu của miền Nam huyện Hoài Đức.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, thực hiện công cuộc đổi mới do
Đảng đề ra, địa bàn xã An Khánh có hai tuyến đường nữa chạy qua là tuyến
đường sắt và con đường cao tốc Láng - Hịa Lạc. Trong đó, tuyến đường sắt
chạy theo vành đai Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai đi qua phía đơng xã An Khánh.
Tuyến đường cao tốc Láng - Hòa Lạc xuất phát điểm từ Hà Nội, xuyên qua địa
bàn phía Bắc của xã. So với tuyến đường sắt, đường Láng - Hòa Lạc chi phối
nhiều hơn tới sự phát triển của vùng đất này. Nó mở ra một diện mạo mới trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong khu vực nói chung và
xã An Khánh nói riêng.
1.1.2. Lịch sử hình thành xã An Khánh - Hồi Đức - Hà Nội
Dân tộc ta là một dân tộc có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Các
thế hệ sau luôn tự hào về truyền thống cha ông. Những chiến cơng lịch sử
hiển hách, những nét văn hóa tốt đẹp đã trở thành bệ đỡ tinh thần để đời sau
kế thừa và phát triển. Mỗi người từ khi sinh ra đã đều nằm trong dòng chảy
lịch sử: lịch sử gia đình, dịng họ, làng xã và rộng hơn nữa là lịch sử dân tộc.
Qua dòng chảy của thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, mỗi vùng đất
đều lưu lại lịch sử của vùng q mình. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử
hình thành, tồn tại và phát triển của nó. Xã An Khánh - Hồi Đức - Hà Nội
cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Để thấy được giá trị kinh tế - văn hóa xã hội của xã An Khánh một cách tổng thể, chúng ta cần phải đặt vùng đất
này trong mối quan hệ lịch sử để tìm hiểu, nghiên cứu.
Theo lời người dân An Khánh truyền cho nhau kể lại rằng: An Khánh
xưa kia là một vùng đất cổ, có lịch sử lập làng từ lâu đời, do nữ Thần Đức



6

Bản Thổ khai lập - vị nữ Thần của chế độ Mẫu hệ trong xã hội nguyên thủy.
Vị Thần này được người dân thờ tại đình làng cùng bốn vị Thành hoàng khác.
Trải qua thời gian dài tồn tại, cho đến nay, xã An Khánh đã trải qua
nhiều lần thay đổi địa giới hành chính:
Theo sách : Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XX, 5 làng: An Thọ, Yên
Lũng, Vân Lũng, Ngãi Cầu, Phú Vinh là các xã của tổng Yên Lũng, huyện Từ
Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm Tân Mão (1831), huyện Từ Liêm cắt
về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội - đơn vị hành chính được thành lập trong
khn khổ cuộc cải cách của vua Minh Mạng.
Năm 1889, Thực dân Pháp chia tỉnh Hà Nội thành ba đơn vị hành chính
gồm thành phố Hà Nội và hai tỉnh: Hà Nam, Cầu Đơ. Các làng xã của huyện Từ
Liêm thuộc về tỉnh Cầu Đơ, đến năm 1904 đổi tên thành tỉnh Hà Đơng. Từ đó,
các làng xã thuộc phạm vi quản lý hành chính của phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng.
Cách mạng tháng Tám thành cơng, các xã của tổng n Lũng đều lập
chính quyền dân chủ nhân dân. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta,
chúng đã chiếm đóng địa bàn huyện Hồi Đức. Để thuận lợi cho q trình kháng
chiến, ủy ban hành chính khu XI quyết định hợp các xã nhỏ thành xã lớn. Vì
vậy, tháng 11/1947, các xã An Thọ, Yên Lũng, Vân Lũng, Ngãi Cầu (tổng Yên
Lũng) và Lai Dụ, Thánh Quang, Ngự Câu, Đào Nguyên, An Hạ (tổng Thượng
Ốc) hợp nhất thành một xã gọi là xã An Thượng. Giữa năm 1956, xã An Thượng
tách ra trở thành hai xã là An Khánh và An Thượng. Đó là lịch sử hình thành cái
tên xã An Khánh.
1.1.3. Dân cư
Sau khi thiết lập ách đô hộ lên đất nước ta, thực dân Pháp đã giữ
nguyên cơ cấu tổ chức, lệ tục của làng xã phong kiến để cai trị nhân dân.



7

Chính quyền phong kiến tay sai đã ràng buộc người nông dân trong những
nghĩa vụ nặng nề với nhà nước thực dân.
Trong giai đoạn này, tại xã An Khánh, hầu hết người dân đều phải
dựa vào nông nghiệp để duy trì đời sống. Những người dân này quanh
năm cực khổ, làm không đủ ăn. Họ là những người nông dân bần cùng,
khơng có đủ điều kiện để phát triển sản xuất trong hồn cảnh bị bóc lột
q nặng nề của thực dân, phong kiến. Họ đành phải bán ruộng và dần
dần trở thành con nợ của những kẻ giàu có, thống trị. Vì vậy có thể nói
trong thời kỳ này, xã An Khánh có 2 tầng lớp dân cư: địa chủ phong kiến
làm tay sai cho thực dân Pháp dựa vào tầng lớp nông dân để làm giàu cho
bản thân và người nông nhân vô cùng cực khổ.
Từ những năm 1920 trở đi, tại địa phương đã xuất hiện một tầng lớp
dân cư khác đó là những thanh niên tri thức. Họ xuất thân từ những gia
đình tri thức phong kiến, những gia đình này tương đối khá giả nên họ
được học cả chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp và tiếp thu nhiều luồng
tư tưởng mới. Những thanh niên này có ưu điểm nổi bật là giao tiếp rộng,
cầu tiến bộ, nhạy bén với thời cuộc, quan tâm đến đời sống chính trị, vận
mệnh của đất nước.
Sau thời kỳ đổi mới, người dân nơi đây cũng đã vận mình theo sự
phát triển của đất nước. Hiện nay, xã An Khánh có năm thơn: An Thọ,
Phú Vinh, n Lũng, Vân Lũng và Ngãi Cầu với tổng diện tích 1548 mẫu
đất. Tính đến ngày 19/03/2006, tồn xã có 3622 hộ với 14225 người,
trong đó riêng thơn Ngãi Cầu có 1288 hộ, 5076 người. Thành phần dân cư
gồm có: nơng dân, thương nhân, một số ít thợ thủ cơng và trí thức. Họ
đang từng ngày đóng góp cơng sức của bản thân làm thay đổi bộ mặt kinh
tế của cả xã.



8

1.1.4. Kinh tế
Đời sống của nhân dân An Khánh chủ yếu dựa vào phát triển nông
nghiệp. Nằm trong khu vực bồi đắp của hai con sông: sông Đáy và sông
Nhuệ, ruộng đồng An Khánh có lợi thế cho trồng trọt, chăn nuôi. Từ xưa,
ruộng đồng nơi đây đã được liệt vào hạng “bờ xôi - ruộng mật”. Người dân
nơi đây ln tự hào vì họ khơng chỉ đảm bảo đời sống nhân dân ở làng xã mà
còn cung cấp nhiều sản vật quý hiếm cho kinh thành Thăng Long. Trong tổng
số 1548 mẫu đất trên tồn xã (trừ diện tích đất ở) đều có thể sử dụng cho
sản xuất nơng nghiệp. Đây là một điều kiện thuận lợi do tự nhiên ban tặng
cho vùng quê này.
Mặt khác, từ khi có con đường tỉnh lộ 72 đi qua, cùng việc xây dựng
tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, nền kinh
tế của cả xã đã tăng lên rõ rệt. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986),
Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Trong thời kỳ này, Đảng bộ và
nhân dân An Khánh đã lỗ lực phấn đấu, tăng gia sản xuất, khai thác, cải tạo
nền kinh tế theo hướng: đẩy mạnh làm thủy lợi, quy hoạch ruộng đồng, lấy
con đường 72 làm chủ đạo để mở mang giao thông nông thôn, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo tinh thần thâm canh tăng vụ đạt hiệu
quả cao. Bên cạnh đó, chính quyền xã cịn tạo điều kiện, khuyến khích nhân
dân mở mang ngành nghề khác, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp.
Cũng trong thời gian này, nhiều cơ quan, xí nghiệp đã chọn địa bàn xã
An Khánh làm nơi xây dựng, phát triển kinh tế. Một số xí nghiệp cơ quan tiêu
biểu như: xí nghiệp gạch Hữu Hưng, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam, Viện hóa học quân sự…
Với điều kiện giao thông khá thuận lợi, tháng 12/2000, UBND tỉnh
Hà Tây (cũ) đã ký dự án quy hoạch cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở xã An
Khánh huyện Hoài Đức, với tổng diện tích là 34ha thuộc địa bàn các thơn



9

Phú Vinh, An Thọ và Yên Lũng. Việc làm này đã làm gia tăng vị thế của
vùng đất và sự chuyển hóa cơ cấu kinh tế của An Khánh với vai trị là địa
bàn cửa ngõ của thủ đơ Hà Nội.
Được sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo cùng với sự hăng say
lao động của nhân dân, xã An Khánh đã đạt được những kết quả đáng khen
ngợi về kinh tế. Theo tài liệu lịch sử Đảng bộ xã An Khánh: “Tính đến năm
2004, kinh tế xã hội của xã đã phát triển toàn diện hơn. Đời sống nhân dân có
thu nhập cao, đạt 2,24 triệu đồng/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt
3,75kg/năm, giá trị canh tác đạt 26 triệu đồng/1ha, tiểu thủ công nghiệp đạt
31%, thương nghiệp dịch vụ chiếm 33,8%. Một số ngành nghề được phát huy
như: xây dựng, dệt mành, thảm đệm, sản xuất và bn bán hoa, cây cảnh…
Nhìn vào những lỗ lực và kết quả như trên, chúng ta có thể nhận thấy
rằng những con người xã An Khánh luôn chuyển mình cùng bước chuyển của
đất nước, khơng ngừng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân, xây
dựng quê hương văn minh giàu đẹp.

1.1.5. Văn hóa xã hội
* Truyền thống khoa bảng
An Khánh là vùng đất sớm có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời.
Trên địa bàn này, đặc biệt là ở thơn Ngãi Cầu, nơi có nhiều dấu tích khảo cổ
học thuộc thời đại đồng thau và những ngơi mộ cổ thời Hán. Vùng đất này
cịn là nơi gắn liền với sự tích về các nhà sư thời Lý: Từ Đạo Hạnh, Giác Hải,
Dương Không Lộ. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, nghĩa
quân Lê Lợi đã đóng đơ tại đây để chuẩn bị mũi tấn cơng địch vào kinh thành.
Kế thừa truyền thống đó, trên địa bàn xã An Khánh ngày nay thường xuyên tổ
chức các hoạt động văn hóa để khơi dậy tinh thần đồn kết, nhớ về cội nguồn.

Có thể nói, vùng đất An Khánh là một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây


10

khơng chỉ ghi lại những dấu tích lịch sử hào hùng của ơng cha mà cịn sản
sinh ra những con người hiền tài, đỗ đạt cao trên quan trường thời phong kiến.
Lịch sử của làng có ghi lại như sau:
Ở làng An Thọ, ơng Bùi Dỗn Đốc sinh năm 1510 thi đậu Bảng nhãn
khoa Ất Mùi (1535) niên hiệu Đại Chính thứ 6 đời Mạc Đăng Doanh. Ơng
làm quan đến Thị thư ở viện Hàn Lâm. Ơng là người thơng minh tài trí,
thuở nhỏ ơng nổi tiếng thần đồng. Khi vào đình đối, văn bài của ơng chỉ
thua kém Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Làng n Lũng có hai ơng: Hồng Thiện và Nguyễn Gia Phan. Ơng
Hồng Thiện sinh năm 1443 khi ông 33 tuổi thi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi
(1475) niên hiệu Hồng Đức thứ sáu đời Lê Thánh Tơng. Ơng được bổ
nhiệm làm quan đến chức Hình bộ Thượng Thư. Tên tuổi của ông được
ghi ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ( Hà Nội) .
Ông Nguyễn Gia Phan còn gọi là Nguyễn Thuyên, tự là Thế Lịch, hiệu
Dưỡng Hiền sinh năm 1729. Năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) đời Lê, ông thi
đỗ Tiến sĩ được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, sau đó là Hữu Thị Lang Bộ
Binh, Bồi tụng, Đông các Đại học sĩ. Khi nhà Lê mất, ông cùng với các sĩ phu
Bắc Hà như Ngơ Thì Nhậm, Phan Huy Ích giúp nghĩa qn Tây Sơn và làm
quan đến chức Thượng thư Bộ lại. Ông còn giỏi về thơ văn và nghề thuốc,
nhất là nhi khoa. Hiện trong kho sách Hán Nơm cịn giữ được một số tác
phẩm của ông: Tiểu nhi khoa, Thai sản điều lí phương pháp, Hộ nhi phương
pháp tổng lục. Thơ văn của ơng cịn lại một số bài chép trong sách: An Lũng
tham tri Nguyễn tướng công niên phả, trong đó có 8 bài thơ Nơm làm ở Kinh
thành Huế khi ông làm quan dưới triều Tây Sơn.
* Di tích lịch sử

Trải qua q trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời, con người
nơi đây đã xây dựng lên một hệ thống đình, chùa, lớn về mặt quy mô, đẹp


11

về mặt kiến trúc và cảnh quan, tạo sự phong phú về đời sống tinh thần
người dân nơi đây
Chùa Ngãi Cầu:
Trước tiên phải kể đến là chùa Ngãi Cầu, chùa có tên chữ là “Phổ
Quang Tự” có nghĩa là đem ánh sáng của cõi Phật từ bi để soi sáng đến muôn
bến mê của đời thường bụi bặm, cứu độ cứu thế.
Chùa nằm ở vị trí cách đình Ngãi Cầu khoảng 800m trong hệ thống liên
hoàn với Quán, nhà Văn chỉ và chợ Ngãi Cầu. Chùa thuộc địa phận phía Tây
thôn Ngãi Cầu, hướng chùa quay hướng Nam, mặt bằng kiến trúc kiểu “nội
công ngoại quốc”. Kiến trúc và điêu khắc trong chùa mang đậm nét phong cách
thời Nguyễn.
Chùa Ngãi Cầu ngồi thờ Phật cịn thờ vọng thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Ông họ Từ, húy Lộ, cha là Từ Vinh giữ chức Đô sát triều Lý, trú tại làng Yên
Lãng (Láng), kết duyên cùng bà Tăng Thị Loan mà sinh ra thiền sư. Đạo
Hạnh thuở bé hay chơi bời, nhưng khi lớn lên lại mang chí lớn. Khi ơng cử
động đi đứng không ai biết nổi, thường cùng nhà nho Phí Sinh, đạo sĩ Lê Tồn
Nghĩa, kép hát Phan Ất Khất kết bạn với nhau. Ban đêm thì cố cơng đọc sách,
ban ngày thì thổi sáo, đá cầu, đánh bài làm vui.
Lúc bấy giờ, người cha của Từ Đạo Hạnh đã đem diệu Phật mà phá
Diên Thành hầu. Diên Thành Hầu mưu với pháp sư Đại Diên dùng phù phép
giết chết cụ xuống sông Tô Lịch. Đạo Hạnh cứ để trí vào sự phục thù, kết bạn
với Khơng Lộ thiền sư ở chùa Không Lộ (Giao Thủy) và Giác Hải. Ba người
cùng nghiên cứu pháp môn Đàlani rồi đi sang Tây Thiên được Phật Tổ truyền
cho tâm ấn, lục trí thần thông.

Trên đường trở về, Từ Đạo Hạnh thu ngắn đất lại, cướp đường băng bộ
nhanh hơn, liền núp trong bụi rậm ở thơn Ngãi Cầu hóa thành hình một con
hổ, gầm thét liền mấy tiếng để dọa hai bạn. Khơng Lộ và Giác Hải biết đó là


12

Từ Đao Hạnh. Từ Đạo Hạnh bèn hiện nguyên hình, cùng nhau chuyển đổi
phép tiên, nào đi trên mặt nước, nào bay ỏ nửa chừng, rồng phải xuống
chầu, cọp phải nép sợ, bay trên trời cao, rút đất ngắn lại, nhập thần xuất
quỷ khơng ai dị nổi sự huyền diệu.
Sau đó, Khơng Lộ và Từ Đạo Hạnh từ giã về chùa Giao Thủy, cịn
Đạo Hạnh thì tu tại chùa Thiên Phúc trên núi Thạch Thất. Thời gian sau
ngài đủ khả năng trả thù cho cha bèn đến đánh Đại Diên khiến ơng ta mang
bệnh mà chết. Từ đó phép lực của ngài ngày một gia tăng. Hễ người dân sở
tại nào đó đau ốm gì cũng đều nhờ bùa chú của ơng làm phép tức thì linh
nghiệm. Ơng đem đạo mà giúp người đời nên ai nấy cũng đều đội ơn.
Vì cịn nhiều tục lụy, thiền sư thác sinh làm con trai Sùng Hiền hầu
để nối nghiệp vua Lý Nhân Tông. Năm 1116, nhà sư Từ Đạo Hạnh trút xác
ở núi Phật Tích (nay là núi Sài Sơn - huyện Quốc Oai - Hà Tây). Nơi sinh
thiền sư Từ Đạo Hạnh có lập chùa Chiêu Thiền hay gọi là chùa Láng để thờ
ngài, nay là chùa Láng ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa - Hà Nội.
Xuất phát từ việc Từ Đạo Hạnh biến thành hổ núp trong bụi rậm vùng Ngãi
Cầu để dọa bạn nên ngày nay tại chùa Ngãi Cầu có thờ vọng nhân vật này.
Việc thờ cúng ngài tại đây được diễn ra vào những ngày dân làng tổ chức lễ
hội, ngày sóc, vọng hàng tháng và tất cả những ngày lễ khác trong năm.
Trong chùa, ngoài hệ thống tượng thờ cịn có những di vật có giá
trị như chuông và khánh thời Tây Sơn, bia đá thời Nguyễn và các di vật
khác. Với những giá trị đó chùa đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn
hóa năm 1989.

Ngồi chùa Ngãi Cầu, xã An Khánh cịn có 3 ngơi chùa khác, đó
là: chùa Vân Lũng được gọi là “Vân Cúc tự”, chùa Yên Lũng có tên là
“Khánh Lâm tự” hay còn gọi là chùa Bà, chùa Tổng có tên chữ là
“Thiên Hương tự”


13

Đình Ngãi Cầu
Đình Ngãi Cầu là một ngơi đình cịn mang nhiều nét truyền thống về
mặt kiến trúc cổ, với nhiều mảng chạm công phu đặc sắc về các đề tài rồng,
vân xoắn…thể hiện ước nguyện của người dân về nguồn nước no đủ để cày
cấy. Đình thờ 5 vị thần có tên gọi là ơng Cả, ơng Hai, ơng Ba, ông Tư và bà
thánh Út sống vào thời Hùng Vương - người đã khai lập ra vùng đất này. Hiện
nay tại đình cịn lưu giữ 15 đạo sắc phong, cổ nhất là sắc phong niên đại Cảnh
Hưng (cuối thế kỷ XVIII )
*Các giá trị văn hóa phi vật thể
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác”(1)
Giá trị văn hóa phi vật thể của người dân An Khánh được biểu hiện trên
nhiều khía cạnh như: phong tục tập quán xã hội, tín ngưỡng, lễ hội…
Riêng tại làng Ngãi Cầu, người dân có tục kiêng húy. Từ trước tới nay,
người dân trong làng khơng có ai được đặt tên là Huệ, Cả, Hai, Ba, Tư. Tục
này bắt nguồn từ việc thờ bốn vị thần Thành Hoàng làng. Bà mẹ sinh ra bốn
vị là người ở xứ Hải Dương, Hưng Yên ngày nay. Tên bà là Vũ Thị Huệ, là
người yêu thích cảnh sắc ở xứ Hà Tây (cũ). Bà lên thăm cảnh chùa Hương và
ở lại theo hầu Quan Âm Bồ Tát cùng Kim Đồng, Ngọc Nữ. Một đêm, trong

giấc mộng, bà thấy một ơng tiên cho mình 4 quả trứng. Bà đã nuốt cả 4 quả
trứng đó vào bụng. Lúc tỉnh dậy, bà thấy bụng to lên giống như mang thai. Bà
tự thấy xấu hổ với Quan Âm Bồ Tát nên bỏ đi. Khi đi ngang qua vùng sông
Đuống, sông Nhuệ, bà dừng lại ở Quán gần chùa Ngãi Cầu ngày nay và sinh
1

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Tr33


14

hạ 4 người con trai. Bốn vị sinh ra đã biết đánh nhau và theo phò tá Đức
Thánh Tản Viên giết giặc. Sau này, các Ngài trở về nơi đây thì mẹ đã mất. Từ
đó 4 vị được phong làm Thành Hồng làng với tên gọi là ơng Cả, ơng Hai,
ơng Ba, ơng Tư và thờ tại đình Ngãi Cầu. Bà mẹ thì được thờ tại Quán. Bởi
vậy, trong dân làng khơng có ai được đặt tên giống các vị. Trước đây, con gái
về làm dâu làng Ngãi Cầu có tên là Huệ cũng đều phải đổi tên. Ngày nay, tục
này đã bớt khắt khe hơn nên chỉ áp dụng những người dân gốc nơi đây.
Các phong tục tập quán trong xã như đám hiếu, đám hỷ, lên lão, mừng
thọ và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian khác đều được tổ chức gọn
nhẹ, tránh lãng phí cho nhân dân.
Một điểm đáng chú ý phải nói tới ở nơi đây là lễ hội. Đối với nhân dân
An Khánh, mỗi năm đều có lễ hội mùng 8/3 (âm lịch), riêng thơn Ngãi Cầu,
cứ cách 5 năm lại có một lễ hội mùng 8 tháng giêng.
Lễ hội mùng 8 tháng giêng
Lễ hội làng Ngãi Cầu được diễn ra vào thời điểm giao hòa đất trời
và con người. Cứ mỗi dịp xuân về cùng với sự bừng nở của đất trời vạn
vật hịa trong khơng khí ấm áp trong lành của tiết xuân, người Ngãi Cầu
lại sôi động bước vào nhịp sống mới, nhịp sống của lễ hội và những tập
tục truyền thống rất phong phú sinh động.

Cứ 5 năm lễ hội lại được tổ chức một lần tại Đình Ngãi Cầu vào ngày 8
tháng Giêng âm lịch. Trong phần lễ có lễ rước kiệu từ đình tới qn và từ
qn quay lại đình diễn ra rất phong phú với nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Cụ ơng đánh trống đầu Xn, khai hội vào đúng 0 giờ ngày mồng 8
Tết phải là một cụ già quắc thước, đủ cả dâu rể, cháu nội cháu ngoại và
nhất là cụ bà vẫn phải... còn song hành cùng cụ. Đấy là một nét đẹp
truyền thống trong lễ hội Ngãi Cầu.
Lễ rước gồm 7 kiệu (Lọng đi đầu, 4 kiệu 4 vị tướng, kiệu rước Thánh
Mẫu và kiệu song loan). Trong lễ hội cịn có màn múa sư tử - lân - rồng đón


15

chào đồn rước. Tiếp đó, trẻ em mặc quần áo sặc sỡ nhiều sắc màu múa Xênh
tiền - hình thức múa để những ai muốn cầu may cầu lộc tự có lịng hảo tâm.
Hai kiệu nặng nhất cần tới 36 cô gái (chưa chồng) khiêng là kiệu đức
Thánh Mẫu và Thành Hồng. Các kiệu cịn lại do những chàng trai khỏe
mạnh, tuấn tú đảm trách. Tất nhiên họ phải đều là người dân gốc của làng.
Những năm trước đám rước diễn ra suốt đêm từ tối hôm trước tới
tận sáng hôm sau, nhưng nay các cụ trong làng cũng thống nhất giảm
thiểu rườm rà và chỉ rước trọn vẹn trong 1 ngày nhưng vẫn đủ hai lượt,
đúng 12 giờ đêm mồng 8 Tết là trở lại Đình. Sở dĩ phải rước 2 lượt là vì 4
vị tướng đó được hóa thân ở Đình và trở lại Quán (nơi sinh) để tạ ơn
Thánh Mẫu rồi lại quay trở lại nơi tôn nghiêm.
Dân làng lũ lượt kéo đến xem cùng đoàn rước kiệu. Để cầu may, cầu
lộc, cầu hạnh phúc cho cả năm, mỗi khi đoàn rước kiệu đi qua, dân làng cịn
tự động mang chiếc chiếu của gia đình (chiếu mới càng tốt) lót đường để
Thành Hồng và Thánh Mẫu đi qua. Sau đó, mang chiếu về giặt sạch và dùng
trong cả năm. Đoạn đường kiệu rước đi qua mỗi hộ đều tự treo một chiếc đèn
lồng để chào đón tỏ lịng thành kính.

Tham dự lễ hội chủ yếu là dân làng, nhưng họ cũng mời bạn bè và
khách thập phương về ăn cỗ, uống rượu đúng ngày lễ làng. Dù đời sống đã
khá hơn nhiều, nhưng người dân vẫn rất coi trọng bữa ăn, đó là những bữa cỗ
được dọn ra với lòng thành tâm cho lễ hội. Đêm mồng 8 Lễ rước đã kết thúc,
nhưng dân làng vẫn còn chơi hội cho đến hết ngày 10.
Lễ hội mùng 8 tháng 3 (âm lịch)
Lễ hội mùng 8 tháng Giêng là của riêng làng Ngãi Cầu. Còn lễ hội
mùng 8 tháng 3 (âm lịch) là một lễ hội lớn của ba làng: Ngãi Cầu, La Phù và
La Dương. Giống như lễ hội trên, lễ hội của ba làng cũng tiến hành các đám
rước. Mọi việc chuẩn bị cho đám rước được làm rất nghiêm trang, từ tốn
nhưng rất khẩn trương. Tiêu chuẩn của quân kiệu khi rước phải là trai tân,


16

khơng có tang chở, vóc dáng cao to, đều nhau để tiện cho việc “phân vai”
trong đám rước. Không chỉ riêng các quân kiệu mà cả các quan viên, cụ già
trong làng ai đều vào việc của người đó, để chuẩn bị cho đám rước.
Trong lễ hội này, đám rước được rước ra chùa Tổng, với ý nghĩa chùa
Tổng là nơi gặp gỡ và kết nghĩa anh em của 3 vị Thiền sư: Từ Đạo Hạnh,
Dương Không Lộ và Giác Hải. Mặt khác trước đây chùa Tổng là ngôi chùa
trung tâm của làng, lúc khởi nguyên đã là thờ Phật kiêm thờ Thánh. Trong
kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa bị tiêu thổ nên đã chuyển di vật sang các
chùa khác, trong đó có 3 pho tượng bằng đồng và 11 đạo sắc phong được
chuyển sang chùa La Phù, 1 pho tượng Di Lặc Phật, 1 chuông đồng và 1
khánh đồng thời Tây Sơn được chuyển về chùa Ngãi Cầu. Từ đó cho đến nay,
chùa làng La Phù và đình làng Ngãi Cầu vẫn tổ chức lễ hội trong mối quan hệ
mật thiết với chùa Tổng.
Trước đây vào ngày 8/3 hàng năm, các làng La Phù, Ngãi Cầu, La
Dương cùng nhau rước ra chùa Tổng để tổ chức tế lễ chung. Theo tục, cứ

khi nào đám rước của ba làng gặp nhau thì họ sẽ đánh nhau. Họ đánh
nhau thật chứ khơng phải đánh nhau đùa. Nhưng sau đó họ lại bắt tay làm
hòa và cùng vào tế lễ. Tục rước giao hữu và tục đánh nhau giữa ba làng
khi gặp nhau ở gần chùa Tổng nhằm diễn lại tích trong truyền thuyết: Từ
Đạo Hạnh hóa hổ dọa hai bạn mình là Không Lộ và Giác Hải. Nhưng
ngày nay, tục lệ này khơng cịn nữa.
Trong lễ hội này, phần lễ có quy phạm nghiêm ngặt. Ngồi ra mỗi làng
lại có phần hội riêng diễn ra tại làng mình. Đây là những sinh hoạt dân dã để
dân làng cùng vui chơi, cùng hưởng thụ niềm vui của ngày hội. Hội là dịp để
con người đến với nhau trong niềm cộng cảm khi xuân về. Tại làng La Phù,
trò chơi thường được diễn ra là tổ tôm và cờ bỏi. Tại làng Ngãi Cầu, phần hội
trong dịp này hầu như là khơng có.


17

Nhìn chung, những lễ hội diễn ra trên vùng đất này là một trong những
lễ hội lớn, tiêu biểu của vùng đất Hà Tây xưa.
* Về tôn giáo
Qua hệ thống đình chùa tồn tại ở xã An Khánh như đã nói ở trên đã thể
hiện đạo Phật và những tín ngưỡng dân gian được người dân ở đây rất coi
trọng và xem như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
mình. Tuy vậy từ giữa những năm 1930, đạo Thiên chúa đã du nhập vào làng
An Thọ, Vân Lũng, Yên Lũng. Năm 1936 nhân dân Vân Lũng đã cho xây
dựng nhà thờ để cầu nguyện. Số hộ theo đạo công giáo rất nhỏ và sống xen kẽ
với bên Lương, điều này thể hiện sự tôn trọng tự do tín ngưỡng về tơn giáo
của nhân dân và cuộc sống hịa thuận đồn kết giữa bên Lương và bên giáo.
* Truyền thống cách mạng
Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và
chiến tranh biên giới phía Tây Nam (1979), nhân dân xã An Khánh đã đóng

góp nhiều sức người sức của cho Tổ quốc. Tồn xã có tổng số 301 liệt sĩ. Bản
thân chùa Ngãi Cầu cũng từng là nơi cất dấu cán bộ cách mạng. Nhà sư trụ trì
chính là người tham gia đào hầm và trơng giữ cửa hầm. Khi hịa bình lặp lại,
Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân cùng nhau khôi phục hậu quả chiến tranh,
xây dựng quê hương giàu đẹp. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của cả
nước, xã An Khánh cũng đang vươn lên theo làn sóng đó, xứng đáng là một
vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng.
Với mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, xã An Khánh đã mang trong
mình tính đa dạng trong đời sống văn hóa xã hội, thể hiện tinh thần hịa nhập
giữa tơn giáo, tín ngưỡng góp phần làm phong phú tinh thần người dân nơi
đây. Xã An Khánh với vị trí thuận lợi cùng với những tiềm năng của con
người và vùng đất sẽ vươn lên phát triển mạnh mẽ trên bước thềm lịch sử đầy
tự hào của tổ tiên đi trước.


18

1.2. Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại di tích chùa Ngãi Cầu
1.2.1. Lịch sử hình thành
Mỗi di tích lịch sử văn hóa ra đời dù sớm hay muộn đều mang trong
mình tinh thần của cộng đồng và ln gắn liền với các hình thức sinh hoạt tơn
giáo tín ngưỡng. Mặt khác di tích cịn phản ánh tư duy nghệ thuật cũng như tình
hình kinh tế - văn hóa - xã hội của một thời kỳ lịch sử. Di tích khơng đơn thuần
là khối vật chất thơ cứng mà chúng đang sống thực sự giữa cộng đồng làng xã
Việt Nam. Bao đời trơi qua, những gì được coi là tinh hoa nhất đều cơ đọng lại
trong di tích. Do vậy, việc tìm hiểu niên đại khởi dựng của mỗi di tích là điều vơ
cùng cần thiết và đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học
Đối với chùa Ngãi Cầu, cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào ghi
chép cụ thể về niên đại khởi dựng. Vì thế việc bước đầu xác định niên đại của di
tích phải dựa trên một số cứ liệu lịch sử có liên quan và những thơng tin thu thập

từ cộng đồng qua quá trình nghiên cứu điền dã tại di tích và các dấu vết kiến trúc
cịn lại cho đến ngày nay cũng như các di vật có giá trị trong di tích.
Theo thơng tin thu thập được từ người dân nơi đây cho biết: làng Ngãi
Cầu có lịch sử lập làng từ lâu đời nên chùa Phổ Quang cũng được xây dựng từ
khá sớm, đó là vào khoảng cuối thế kỷ XVI, dưới thời Mạc Đăng Doanh. Tuy
nhiên, qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng các dấu vết về mặt kiến
trúc cũng như tài liệu chữ viết của thế kỷ XVI là khơng cịn.
Trong cuốn sách: “Di tích Hà Tây” có ghi lại như sau: “Ngãi Cầu là cửa
ngõ vào Đông Đô của nghĩa quân Lam Sơn, là lỵ sở của huyện Từ Liêm dưới
thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn ( thế kỷ XVII - XIX ) đó là nền tảng lịch
sử và xã hội để ngôi chùa Ngãi Cầu ra đời ”. Như vậy có thể nói niên đại
tương đối của ngơi chùa là khoảng thời gian từ thế kỷ XVII- XIX.
Hiện nay trong chùa cịn lưu giữ quả chng đồng “Phổ Quang tự
chung” đúc năm Thiệu Trị thứ năm (1845). Thời gian này cũng nằm trong
khoảng thời gian ra đời của ngôi chùa được đề cập đến trong sách “Di tích


19

Hà Tây” nói trên. Vì vậy chúng ta có thể đưa ra phỏng đốn ngơi chùa có
niên đại từ trước năm 1845.
Mặc dù vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để khẳng định niên đại khởi dựng
của ngôi chùa vẫn cần được quan tâm bằng các căn cứ khoa học xác thực hơn.
Bởi chng là một di vật có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách
khá dễ dàng. Hơn nữa, người dân nơi đây đều không nhớ rõ tại sao quả
chng đó lại được đặt trong chùa mà họ chỉ truyền nhau rằng chng có từ
khi chùa được xây dựng. Vì thế thơng tin này có thể được coi là một chi tiết
đáng lưu ý để xác định niên đại khởi dựng của chùa Ngãi Cầu.
1.2.2. Quá trình tồn tại
Trong quá trình tồn tại của mình, chùa Ngãi Cầu đã trải qua nhiều lần tu sửa:

Theo tấm bia hậu còn lại của chùa cho hay vào niên đại Duy Tân năm thứ
hai (1902) do chùa có quy mơ nhỏ nên có một số gia đình giàu có cùng những
người khơng có con nối dõi, thờ tự ở trong làng đã cúng tiến đất đai để xây dựng
chùa. Nhờ vậy ngơi chùa mới có được khn viên như ngày nay. Sau đó nhà
chùa cịn cho tu sửa một số lần nhưng khơng có tài liệu nào ghi chép lại.
Năm 1995, nhà chùa tiến hành sửa lại nhà Tổ.
Đến năm 2001, các cấp chính quyền cùng người dân và nhà chùa tiến hành
một cuộc trùng tu lớn. Trong đợt trùng tu này, tồn bộ phần nền của ngơi chùa
được nâng cao lên 70cm. Những phần tường bao trước đây bị bong vỡ đã được
xây lại kiên cố, vững chắc. Đồng thời tiến hành sửa lại mái tòa Tiền đường.
Năm 2004, nhà chùa cho xây dựng mới nhà Mẫu
Trong quá trình tồn tại, chùa Ngãi Cầu có mối quan hệ mật thiết với chùa
Tổng (Thiên Hương tự). Trong kháng chiến chùa Tổng đã bị binh hỏa hai lần.
Lần thứ hai vào năm 1947, chùa có nguy cơ bị giặc chọn làm nơi đóng qn để
án ngữ đường 72 nhằm kìm chế dân trong vùng và tỏa xuống phía nam Hồi


20

Đức. Do đó nhân dân phải đồng ý cho tiêu hủy chùa. Trong hỏa hoạn nhân dân
đã đưa một số di vật của chùa sang chùa La Cả và chùa Ngãi Cầu. Do vậy hiện
nay trong chùa Ngãi Cầu còn có thêm một pho tượng Di Lặc và một chng,
một khánh đồng thời Tây Sơn nằm trong chùa Ngãi Cầu.


21

CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT CHÙA NGÃI CẦU
2.1. Giá trị kiến trúc

2.1.1. Không gian cảnh quan
Từ thời xưa, người dân Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của
việc xây nhà dựng cửa. Qua thời gian dài trải nghiệm, ông cha ta đã đúc rút ra
kinh nghiệm: làm nhà phải chọn được hướng tốt mới mong mọi người trong
gia đình được khỏe mạnh, con cháu học tài, đỗ cao, công việc làm ăn gặp
nhiều may mắn. Hướng nhà đã quan trọng như vậy, hướng chùa, hướng đình
cịn quan trọng hơn vì đây là cơng trình tơn giáo tín ngưỡng đại diện cho cả
một cộng đồng. Từ xưa, ước vọng truyền đời của người dân gửi vào di tích
chính là sự linh thiêng. Di tích phải được đặt ở những nơi hội tụ sinh khí của
đất trời thì sự cầu xin yên ấm, no đủ của con người mới được thấu hiểu và đáp
ứng. Do đó trước khi xây dựng những cơng trình này, người ta phải nghiên
cứu rất tỉ mỉ và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của thuật phong thủy.
Mảnh đất được chọn phải là mảnh đất tụ linh tụ phúc. Mảnh đất ấy bao
giờ cũng cao ráo hơn khu vực xung quanh. Tuy nhiên để có thể đạt được và
duy trì vai trị dài lâu của nó, cơng trình trên mảnh đất ấy phải kết hợp với
nhiều nhiều yếu tố khác, trước hết là hướng:
“Người Việt coi hướng Bắc là hướng đen tối, nhiều hắc ám (trừ điều
kiện ngoại lệ được minh giảng rõ ràng) nhất là ở Bắc bộ có gió mùa giá rét.
Hướng Đông là nơi của các thần, theo tự nhiên gắn với hướng mặt trời
mọc, người phía Nam, nhất là với ngôi chùa của người Khme Nam bộ thường
quay hướng này. Người Bắc bộ ít theo hướng Đơng vì nóng nực và hơn nữa
ánh dương dọi vào di tích dễ làm hồn thần bị tán mà không tụ (nhất là kiến
trúc cổ truyền đất Bắc vốn khơng có tường bao).


×