Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tìm hiểu lễ hội đình hùng lô (xã hùng lô, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.82 KB, 87 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HĨA

ĐỖ PHƯƠNG THẢO

TÌM HIỂU LỄ HỘI ĐÌNH HÙNG LƠ
(XÃ HÙNG LƠ, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN SĨ TOÀN

HÀ NỘI - 2014


2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT................................................. 5
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 7
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................. 7



2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 9

2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 9
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 9

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10

5.

Bố cục khóa luận ................................................................................ 10
Chương 1 ............................................................................................. 11
TỔNG QUAN VỀ KHƠNG GIAN VĂN HĨA LÀNG HÙNG LÔ .. 11

1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG HÙNG LƠ ............................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................ 11
1.1.2. Lịch sử hình thành làng ........................................................... 12
1.1.3. Đặc điểm dân cư ....................................................................... 15
1.1.4. Điều kiện kinh tế ...................................................................... 16
1.1.5. Truyền thống lịch sử, văn hóa ................................................. 18
1.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI ............................................... 25
1.2.1. Quan niệm về lễ hội.................................................................. 25



3

1.2.2. Lễ hội đình làng Hùng Lơ ........................................................ 27
Chương 2 ............................................................................................. 29
LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HÙNG LƠ VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI ...... 29
2.1. KHÔNG GIAN DIỄN RA LỄ HỘI .................................................... 29
2.2. NHÂN VẬT ĐƯỢC PHỤNG THỜ TRONG LỄ HỘI ........................ 37
2.3. DIỄN TRÌNH LỄ HỘI ....................................................................... 40
2.3.1. Thời gian và lịch lễ hội ............................................................... 41
2.3.2. Công việc chuẩn bị ..................................................................... 42
2.3.3. Các nghi thức nghi lễ .................................................................. 46
2.3.4. Các trò chơi dân gian và diễn xướng nghệ thuật ...................... 52
2.4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỄ HỘI ĐÌNH HÙNG LƠ HIỆN NAY ............ 57
Chương 3 .............................................................................................. 61
GIẢI PHÁP BẢO TỒN LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HÙNG LƠ ................. 61
TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY ......................................................... 61
3.1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
LỄ HỘI ĐÌNH HÙNG LƠ ........................................................................ 61
3.1.1. Thực trạng lễ hội ........................................................................ 61
3.1.2. Một số giải pháp bảo tồn phát huy giá trị lễ hội đình Hùng Lơ... 65
3.2. VAI TRỊ CỦA LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ TRONG ĐỜI
SỐNG CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN ............................................................... 71
3.3. GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG HÙNG LÔ TRONG
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG ....................................................................... 76
3.3.1. Giá trị cố kết cộng đồng ............................................................. 77
3.3.2. Giá trị hướng về cội nguồn dân tộc ........................................... 79


4


3.3.3. Giá trị cân bằng đời sống tâm linh ............................................ 80
3.3.4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa ...................................... 80
3.3.5. Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc81
KẾT LUẬN .......................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 85
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BQLDT

Ban quản lý Di tích

CTQG

Chính trị Quốc gia

DSVH

Di sản văn hóa

ĐHQGHN


Đại học quốc gia Hà Nội

KHXH

Khoa học xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban Nhân dân

VHNT

Văn học nghệ thuật

VHTT

Văn hóa thơng tin

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch


VHTTTT

Văn hóa thơng tin thể thao

VNDG

Văn nghệ dân gian


6

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Di sản văn hóa, em đã hồn
thiện bài khóa luận này.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cơ giáo đã
tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ em hồn thiện bài khóa luận này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS
Nguyễn Sỹ Toản - Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và chỉ bảo
cho em từ khi xác định đề tài, xây dựng đề cương cho tới khi hồn thiện bài
khóa luận.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các cụ cao niên trong làng đã
cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp cận, khảo sát lễ hội và
di tích đình làng Hùng Lơ.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hồn
thiện bài khóa luận này.
Là một sinh viên năm thứ tư, chưa có thời gian được tiếp xúc nhiều với
thực tế, kiến thức cịn hạn chế, do vậy khóa luận khó tránh khỏi những thiếu
sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo kiến thức của các thầy cơ

giáo và bạn bè để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Đỗ Phương Thảo


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội - Một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng lâu đời, phổ
biến đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam; trở thành một hoạt
động thiết yếu trong đời sống tinh thần của cư dân Việt. Thời điểm lễ hội là
lúc con người ta được hịa mình vào khơng khí huyền ảo, linh thiêng cùng cả
cộng đồng, tạm gác lại những lo toan của đời sống thường nhật để thỏa sức
chìm vào thế giới tâm linh tín ngưỡng với các trò diễn dân gian, các nghi lễ,
tục hèm… độc đáo đa dạng.
Lễ hội gắn bó với mỗi bước đi của lịch sử dân tộc, lịch sử của mỗi
vùng đất, lịch sử của mỗi cộng đồng dân cư. Thông qua lễ hội, chúng ta có
thể tìm hiểu lịch sử và giá trị văn hóa của vùng đất, cộng đồng người sinh
sống trên vùng đất ấy; nó thể hiện sắc thái văn hóa riêng của mỗi vùng đất,
phản ánh tinh thần đoàn kết của cộng đồng, đề cao truyền thống gia đình,
dịng họ và cả những người có cơng trong việc sáng lập, bảo vệ và phát triển
quê hương đất nước.
Hội làng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống lễ hội bởi người
dân Việt chủ yếu sống ở các vùng nông thôn với công việc chủ yếu là về nơng
nghiệp. Hội làng đã gắn bó với người dân thơn q qua nhiều thế kỷ, nó phản
ánh những quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ về thế giới quan, nhân sinh quan của

cá nhân và cộng đồng. Nó có sức hút mạnh mẽ khơng chỉ bởi khơng khí vui vẻ,
rộn ràng, háo hức mỗi khi làng vào hội mà còn bởi nó được gắn liền với phong
tục, luật tục của làng xã và mang tín ngưỡng đặc trưng của mỗi địa phương.
Với vị trí là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ - Nơi ra đời của nhà
nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang - Kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam;
Phú Thọ là vùng có vị trí địa lý đặc biệt và cịn tồn tại nhiều di chỉ văn hoá từ
thời đại Hùng Vương dựng nước. Lễ hội làng xã ở Phú Thọ mang những dạng


8

thức phổ biến của lễ hội người Việt nói chung đồng thời cũng có những biểu
hiện riêng của địa phương mang tính đặc thù mà khơng nơi nào có được.
Những nghi lễ, tín ngưỡng cổ xưa nhất của dân tộc đã được bảo lưu qua các
tục hèm như rước tiếng hú, tục thờ đá, thờ và rước sinh thực khí, gọi vía lúa…
Điều đáng nói là, những nghi lễ, tín ngưỡng đó lại được đan xen, hịa quyện
vào các lễ hội thời Hùng Vương và đôi khi liên quan đến cả những lễ hội từ
thời Bắc thuộc, phong kiến. Có thể nói, Phú Thọ là mảnh đất ươm mầm, phát
tích văn hóa làng với biểu hiện tập trung là truyền thuyết và lễ hội. Nói như
nhà nghiên cứu văn hóa Phú Thọ Nguyễn Khắc Xương: “Đến với Phú Thọ
người ta có thể tìm ra những lời giải đáp của q khứ về văn hóa dân tộc đi từ
cội nguồn, có thể xới lên nhiều tầng văn hóa chồng phủ lên nhau, trong đó có
cả tầng nền móng là cơ sở đi từ văn hóa Văn Lang đi đến văn hóa Đại Việt”.
Trong những năm gần đây, Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; nhịp sống hiện đại sẽ làm xã hội thay đổi; từ đó tư
tưởng truyền thống của con người cũng ít nhiều bị ảnh hưởng; các lễ hội
truyền thống đang có nguy cơ ngày càng mai một hoặc biến tướng thì việc tìm
hiểu, nghiên cứu các lễ hội truyền thống ngày càng có ý nghĩa thiết thực. Hơn
nữa, các lễ hội truyền thống là sự tích hợp văn hóa của nhiều thời đại nên việc
giải mã các lớp văn hóa được bảo lưu trong lễ hội là điều cần thiết bởi các mã

văn hóa đó phản ánh thời đại mà các lễ hội đó được sản sinh. Xuất phát từ ý
nghĩa trên, để giữ gìn và phát huy những lễ hội truyền thống trên vùng đất
chứa đựng nhiều dấu tích huyền thoại, truyền thuyết và các giá trị văn hóa đặc
sắc trên vùng đất Tổ, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu lễ hội đình Hùng Lơ (Xã
Hùng Lơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)” làm đề tài nghiên cứu khóa luận
tốt nghiệp, ngành Bảo tàng học tại khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội.


9

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ hội đình làng Hùng Lơ trong khơng gian văn hóa
của làng Hùng Lơ xưa và này. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn
và phát huy giá trị của lễ hội này trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về vùng đất, con người Hùng Lơ; từ đó làm cơ
sở cho việc nghiên cứu lễ hội truyền thống của làng.
- Tìm hiểu nguồn gốc, thời gian và diễn trình lễ hội, khảo sát các trị
diễn dân gian trong hội làng để thấy được nét riêng biệt của hội đình Hùng Lơ.
- Nghiên cứu về những giá trị của hội làng Hùng Lơ, những điểm tích
cực và hạn chế, từ đó đưa ra phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị hội làng
và hệ thống trò diễn trong hội làng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là “Lễ hội đình làng Hùng Lơ, xã Hùng Lơ,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian, tập trung ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ. Trong điều kiện cần thiết sẽ mở rộng nghiên cứu khảo sát các vùng xung
quanh nhằm tìm hiểu, so sánh, tìm ra các nét chung và riêng với hội làng
Hùng Lô.
+ Về thời gian, chủ yếu tập trung nghiên cứu lễ hội đình Hùng Lơ diễn
ra hiện nay, trong điều kiện cần thiết sẽ sử dụng phương pháp hồi cố để so
sánh sự biến đổi của lễ hội xưa và nay.


10

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu: phân tích, tổng hợp, so sánh…
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa dân gian, bảo tàng
học, sử học, dân tộc học, mỹ thuật học…
- Phương pháo khảo sát điền dã: quan sát, phỏng vấn, tham dự, ghi
hình, mơ tả…
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung bài khóa luận gồm có 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về khơng gian văn hóa làng Hùng Lơ
Chương 2: Lễ hội đình làng Hùng Lơ và xu hướng biến đổi hiện nay
Chương 3: Gsiải pháp bảo tồn lễ hội đình làng Hùng Lô trong giai đoạn hiện
nay


11

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KHƠNG GIAN VĂN HĨA LÀNG HÙNG LƠ


1.1. KHÁI QT VỀ LÀNG HÙNG LƠ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Hùng Lô hiện nay xưa kia có tên gọi là Trang Khả Lãm, làng Xốm,
An Lãm, An Lão – một xã nằm cuối huyện Phù Ninh; đầu năm 2007 đã
chuyển về Việt Trì, có chiều dài 1.300 m, chiều rộng 500 m, tính lại khơng
đầy 1 cây số vng.
Về mặt địa lý, phía đơng giáp sơng Lơ, phía tây giáp xã Kim Đức, phía
bắc giáp xã Vĩnh Phú, phía nam giáp xã Phượng Lâu; các xã giáp ranh, giáp
cứ kể cả các xã thuộc bờ sơng bên kia đều có lịch sử lâu đời từ thời Hùng
Vương dựng nước và có mối quan hệ gắn bó trong lịch sử.
Làng tuy có địa dư nhỏ nhưng lại có cảnh núi non sơng nước, trong làng
có nhiều tên đất, tên đồng rất hay như: Nanh Rồng, Mỏ Phượng - thuộc tên
một loại vật tư linh mà người đời ngưỡng mộ, tơn kính; lại có xóm Kim
Thanh, Phú Thị, Núi Vàng, Hàng Cơm mang nhiều dấu ấn lịch sử. Xưa kia
làng cịn có nhiều cây cổ thụ, gạo, xi, đa thể hiện một làng quê có sức sống
vĩnh cửu, trường tồn. Làng có nhiều truyền thuyết, dấu tích lịch sử về thời
Hùng Vương, Hai Bà Trưng; làng chỉ cách kinh đơ Văn Lang, đền Hùng có
5km (theo đường chim bay). Cái tên sông Lô, Bạch Hạc, Cự Đà, Diền Triệt,
Phượng Lâu là cả một vùng cách làng khơng xa đã có những chiến cơng to
lớn mà cha ông ta đánh giặc giữ nước từ thời Hùng Vương, Bắc thuộc đến
chống Pháp gần đây.
Từ khi có người ở tới nay là một quá trình lịch sử lâu dài; cái tên Khả
Lãm, An Lãm, Xốm đến Hùng Lô vẫn là một làng, một thôn, một xã nằm


12

trong lũy tre xanh và chỉ có một đình, một chợ, có nhiều họ tộc cùng nhau
sinh sống; ở xen ghép trong từng giáp, từng xóm – cổ xưa là 4 giáp và nay là
10 xóm. Trải qua nhiều biến cố lịch sử cha ông ta vẫn giữ truyền thống đoàn

kết, chống giặc giữ làng, xây dựng một làng quê có đơng dân, Đình lớn – một
quần thể Đình làng mà các giáo sư sử học đến nghiên cứu cũng phải thốt lên,
không ngờ một làng quê nhỏ ven sông mà lại có được một quần thể đình làng
nguy nga, đồ sộ cổ kính, giữ gìn được tồn vẹn và mang nặng dấu ấn lịch sử,
văn hóa, tâm linh đến như vậy.
1.1.2. Lịch sử hình thành làng
Căn cứ vào các truyền thuyết, thần tích, di vật cổ, lịch sử quốc gia, gia
phả các dòng họ, các lịch sử làng lân cận đủ để khẳng định rằng: Làng An
Lão có từ thời Hùng Vương.
* Căn cứ vào truyền thuyết
Theo truyền thuyết lưu truyền tại làng Hùng Lô cho biết như sau: Ở chỗ
bờ sơng Tứ Ngõ ra, xưa kia có một ghềnh đá lớn (nay hịn ghềnh đã chìm sâu
xuống đất 3m). Có truyền thuyết rằng: thời Hùng Vương, vua Hùng thường ra
đây để dự luyện tập thủy quân, ra Hòn Ghềnh này tắm mát, mặt hịn ghềnh
này cịn có lỗ đáo và vạch ngang (quân chơi đáo) cho nên cả vùng này từ
Bạch Lưu, Nha Môn xuống tới Bạch Hạc có tục bơi trải. Hai làng đối diện với
An Lão là làng Yên Dương và làng Yên Lập tổ chức hội bơi hàng năm vào 3
ngày 25 đến 27 tháng 5 (âm lịch) – ngày 25 thi bơi, ngày 26 kết trải nghinh
thần, sang tế tại Hịn Ghềnh; trải có lễ tên Đình An Lão, Đình có lễ xuống
trải, ngày hội dân làng An Lão tham dự rất đông.
Vua Hùng thường đi săn bắn ở các vùng Phù Ninh, An Đạo. Bắt được gà
rừng đem về Tử Đà mổ lấy long sáo kiệu cúng thần khao quân, còn thân gà
đem về Khả Lãm tế thần, khao quân, chiêu đãi cụ già nên làng có tục lễ thờ
bằng xơi dẻo, gà béo để cúng tế vào các ngày tiệc làng hàng năm.


13

* Căn cứ vào thần tích
Tại Đình Hùng Lơ có một cuốn: “An Lão thần tích” do Nguyễn Bính –

quan Hàn Lâm Viện Đông Các Đại học sỹ biên soan năm Hồng Phúc thứ nhất
(1556) và có sao lại năm Thành Thái thập bát niên 1907 – cách ngày nay 107
năm, có ghi lại tích:
Vua Hùng cùng cơng chúa cưỡi ngựa hồng đi tuần thú, ngắm danh
lam thắng cảnh; có đến Trang Khả Lãm gặp các cụ già bốn
phương, mọi người đều vui sướng. Vua khen đất này đẹp, có huyệt
giáp canh, có sơng Lơ nước chảy êm đềm, xa trơng Nghĩa Lĩnh; sau
này ắt có nhiều văn nhân tài tử, làm ăn giàu có khơng đâu sánh kịp.
Sau đó dân làng làm ăn phát đạt, lập miếu thờ để nghìn năm hương
khói, sự tích cịn có hai ngựa hồng vẽ ở đốc Tam Quan Miếu.
* Những hiện vật cổ
Dựa vào tập ảnh ngược dịng lịch sử mà Hùng Lơ mới sưu tầm được các
hiện vật từ đồ đá, đồ gốm, đồ đồng nằm trên đất Hùng Lô và một phần xã An
Thái (xã cũ) đã chứng minh Hùng Lô là một làng cổ lâu đời.
Khi hợp tác xã mở lò gạch ở đầu làng giáp với gò Chùa (Miếu Chùa) Vĩnh
Phú, ơng Huy Thành có đào được một lưỡi cuốc đá (Đài truyền hình VTV3 đến
chụp ảnh. Anh Nguyễn Văn Bình là cán bộ viện hán nơm chụp ảnh và nói hiện
vật này ra đời trên 4000 năm (bức ảnh được lưu giữ tại đình). Hiện nay cịn một
lưỡi rìu đá nhỏ cũng đào được ở gần lưỡi cuốc đá trên, ơng Tình Truyền cịn
giữ tại nhà. Xung quanh địa điểm gò Chùa cũng đào được 1 số lọ nhỏ, miệng
bé, có nắp đậy hình vng. Theo một số người lớn tuổi ở xóm Ngà lúc cịn nhỏ
đi chăn trâu bị có phát hiện ở ven bờ sơng cạnh gị Chùa có một số tượng Phật
bằng đá nhỏ chỉ bằng bắp tay, trẻ chăn trâu màng ra Hòn Ghềnh gần cửa Miếu
chơi rồi thả xuống sông. Cộng với truyền thuyết xưa kia có tướng vua Hùng về


14

ở đây, có tên là Độc Thạch Tràng, được Hùng Duệ Vương sai đi đánh giặc Ai
Lao – quân Thục (300 năm trước công nguyên)

Từ đầu làng đến lũy đông cứ đào sâu từ 1m đến 6m nhiều chỗ có mảnh
đồ gốm, có chỗ cịn cả một lị nung chưa dỡ, nhiều hoa văn, dải này kéo dài
tới bờ sông Phượng Lâu, chưa có xác minh của khảo cổ.
Có một số người được giới thiệu là cán bộ khảo cổ trên về đào ở Mả Nứa
có một ang, trong đó dựng một số mũi tên đồng rồi mang đi có sự chứng kiến
của một số dân làng và ông Mỹ Trí lúc đó là Phó chủ tịch xã. Đây là một
trong 35 điểm có sự tích thời Hùng Vương (được ghi tại bản đồ trang 26 cuốn
lịch sử Vĩnh Phú xuất bản năm 1980).
Ở Do De có người đến đào lấy đi khơng ai biết, khi đến hiện trường chỉ
cịn lại hố lõm hình chơn chum nhỏ. Trước đó có người thường đến xóm Văn
Tiến hỏi thăm đất Do De. Cũng trong cuốn “Ngược dịng lịch sử” có sưu tầm
được 11 đồng tiền bằng kim loại (đồng chinh lỗ vuông). Đồng sớm nhất là
Thái Bình Thơng Bảo thời Lý Thánh Tông 1054, đồng gần nhất là Khải Định
Thông Bảo 1916 – tìm được ở chợ cũ và xóm Xy, Tứ Ngõ.
* Sự tích các làng xung quanh
Các làng xung quanh đều có sự tích lâu đời; phía Bắc liền cứ với đầu
làng có có gị chùa (miếu chùa) là nơi có tướng vua Hùng sau khi đánh giặc
về sống tại đây rồi hóa, có đình thờ ở hai làng Tranh; phía Tây có làng Phù
Đức, có tích Lang Liêu làm bánh chưng, bánh dày dâng vua; phía nam có
làng Phượng Lâu (Trang Thượng Lâu) có tướng Bà Trưng là Vũ Thị Thục
đánh Tô Định ngay trên quê hương; làng An Thái có đền thờ Hùng Vương
tổ miếu ở núi Cảnh và có thơ đề tại hai phiến đá chơn sâu dưới đất mới
được khai quật có chữ Hán đề “Bạt kiếm ma đao trừ Bắc tặc, Phất kỳ hịch
tán hiệu Nam Bang”. Bên cạnh đó, cần phải kể đến đặc điểm địa lý của làng.
Làng gần kinh đô Văn Lang, nơi thuận tiện đường thủy. Lịch sử còn ghi chép


15

cả vùng này thật sự là một bãi chiến trường: Từ trước công nguyên, Hùng

Vương thứ 6 đã phải chống giặc Nam Hán, giặc Ân; Hùng Thục đã đánh nhau
suốt 10 năm, rồi đến Thục đánh Triệu Đà, Hai Bà Trưng đánh Hán.
1.1.3. Đặc điểm dân cư
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Nhân dân xã Hùng Lô năm 2013 cho
biết: Dân số hiện nay có 1.568 hộ, 6195 khẩu trên diện tích 1.2km2; bình qn
đầu người chỉ có 13 thước điền ruộng đất. Hùng Lô là một xã có địa dư nhỏ
nhất trong vùng, nhưng dân số lại nhiều hơn hẳn.
Hùng Lơ là vùng đất có bề dày lịch sử, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên
cư dân quần tụ lâu đời. Do tính chất cư dân nơng nghiệp cần phải có sự đồn
kết, gắn bó cộng đồng cùng nhau khắc phục thiên nhiên nên người dân nơi
đây rất gắn bó với nhau mặc dù họ khơng cùng huyết thống.
Làng là sự cố kết của nhiều dòng họ - là sự hình thành, phát triển, gắn
kết, bổ sung và tồn tại nhiều dòng họ.Trong kết cấu của làng Việt, dòng họ là
một trong những yếu tố quan trọng; tồn tại và phát triển của dòng họ qua các
thế hệ, các thời kỳ đã tạo nên sự hình thành và phát triển của làng xã. Trải qua
nhiều cuộc chiến tranh cùng với sự đến, ra đi của nhiều dòng họ thì nhiều
dịng họ đã khơng cịn giữ được gia phả hoặc cịn lại thì sự ghi chép trong gia
phả đơn giản, khó xác định nguồn gốc. Hiện nay, theo tư liệu điều tra khảo sát
của tác giả khóa luận, làng có 31 dịng họ to nhỏ khác nhau; gồm 12 họ
Nguyễn, họ Cao, họ Lã, họ Hoàng, họ Lê, họ Trầm, họ Vũ, họ Đồng, họ Trần,
họ Vương, họ Lý… Có 4 họ có nhà thờ riêng và ở gần đình nhất là họ Nguyễn
Lớn, Nguyễn Bé, họ Cao và họ Lã Bùi. Đông nhất là họ Nguyễn Lớn, 564 hộ
có 2.165 khẩu – chiếm 34% dân số trong xã. Thứ hai là họ Cao (Cao Mạc) có
244 hộ - chiếm 26% dân số.Thứ ba là họ Nguyễn Bé – 14% dân số.Thứ tư là
họ Lã chiếm 7%.


16

Xưa kia, các dịng họ có quyền bình đẳng như nhau và chịu sự phân công

của làng hàng năm trong mỗi kỳ đăng cai giáp. Qua quá trình phát triển, các
thế hệ cư dân nơi đây cùng nhau chung lưng đấu cật, cùng xây dựng làng xóm
ngày càng đơng đúc và thân thiện. Các dịng họ đều có ngày giỗ họ để tưởng
nhớ công ơn ông tổ đã sinh ra dịng họ mình và củng cố sự đồn kết của các
thành viên trong dòng họ. Hàng năm, cứ đến dịp giỗ họ, các gia đình trong họ
sẽ gặp mặt nhau để phân bổ đóng góp bằng cách quy định ra một mức tiền cụ
thể để tổ chức ngày giỗ họ hàng năm. Đây là một thể chế có đặc điểm giống
như hầu hết các làng xã ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tổ chức sinh
hoạt của đàn ông trong làng lấy nguyên lý lớp tuổi để xác định vị thế xã hội,
vị thế của mỗi người trong làng xã theo sự tăng dần của độ tuổi, lần lượt được
chuyển lên vị trí cao hơn trong sinh hoạt giáp; vì vậy, trong giáp cũng có tính
dân chủ, tất cả các thành viên trong cùng một lớp tuổi đều có quyền bình đẳng
với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
1.1.4. Điều kiện kinh tế
Do đặc điểm đất ít, người đơng, lại có thế mạnh về đường sơng, đường
bộ; dân An Lão biết làm rất nhiều nghề, từ làm ruộng, buôn bán, thủ công,
đánh bắt tôm cá, vớt củi, sơn tràng, làm thuê, làm mướn. Xưa nay An Lão vẫn
là một làng được xếp vào loại làm ăn thịnh vượng trong vùng.
Xung quanh làng có nhiều đồng chiêm trũng, chứng tỏ làng cũng có
nghề làm ruộng từ lâu. Lúc đầu có thể nhờ đánh bắt tơm cá, bn bán, làm
nghề thủ cơng, tích lũy vốn, vỡ ruộng hoang, tậu ruộng dần. Lúc có nhiều
ruộng đất phải đi xâm canh tới 16 xã trong vùng. Tuy nhiều ruộng nhưng
trước cách mạng tháng tám, trước cải cách ruộng đất phần lớn vẫn tập trung
vào nhà giàu có, người thiếu ruộng khơng ruộng phải làm thuê, làm mướn
nhiều nghề khác. Ngoài ruộng lúa cịn có thời kỳ trồng mía rất lớn; suốt từ


17

đầu làng đến cuối làng 6,7 lò kéo mật. Đi đơi với trồng trọt là chăn ni trâu

bị, lợn, gia cầm...
Do có lợi thế được ở ven sơng, làng Xốm xưa kia sớm trở thành trung
tâm buôn bán nổi tiếng trên bến dưới thuyền, lại có chợ lớn, bờ sơng từ Tứ
Ngõ tới bến Tuần, lúc nào cũng có thuyền bè tấp nập, ra vào ngược xuôi. Vạn
chài dọc sông có cả thuyền hạng lớn từ Thanh Hóa ra mang theo mắm, cá
khơ, có thuyền từ Thái Bình chở đồ sành sứ lên bán rồi chở gạo, ngô, nâu về
xuôi. Lại có thuyền từ Quảng Ninh về đây bn bán. Trong làng cịn có lái gỗ
từ Tun Quang về Hà Nội, cũng nhờ những lái gỗ này mà năm 1938 có đủ
gỗ tốt để sửa đình. Lại có lái nâu, lái ngô gạo, sắn và các nông lâm sản khác
người trong làng kinh doanh chuyển đi các vùng khác. Sầm uất nhất vẫn là
chợ Xốm, có thể ban đầu là nơi trao đổ sản phẩm tự sản tự tiêu trong làng như
thóc, gạo, ngơ, khoai, tơm cá; sau dần phát triển thành chợ lớn. Chợ họp 1
tháng 6 phiên, sau họp thường xuyên, có đủ hàng hóa phục vụ sản xuất dân
sinh từ trong làng ra giao lưu toàn vùng và xa hơn nữa. Hồi kháng chiến
chống Pháp chợ Xốm còn là nơi chu chuyển muối từ dịch hậu đi Việt Bắc.
Nay chợ Xốm vẫn là chợ lớn trong vùng nhưng chưa tổ chức khai thác đúng
tiềm năng của chợ lớn.
Nghề tơm cá là nghề có từ lâu đời ở làng; quanh làng có đồng chiêm
trũng, ven sơng có vạn chài, dụng cụ đánh bắt tôm cá ngày xưa là: lờ, đó, đụt,
thời, thón, dận, nơm, đạp, xẻo, vó, lưới, diu. Phàm là dân An Lão phần lớn
trải qua nghề tơm cá, khơng phải chỉ kiếm trong làng mà cịn sang các vùng
lân cận như: Đồng Sậu, Ơn Bạch, Thượng n thuộc huyện Lập Thạch, Lâu
Thượng, Việt Trì; cịn đi xa hơn là Hải Phịng, Hà Tây, Chính Cơng, n Bái,
Hịa Bình. Trước đây trong làng hàng ngày có hàng trăm người đi đánh tôm
diu, chồng đẩy vợ đãi, chiều về bán chợ cho người ta làm mắm tôm đem tiêu


18

thụ nhiều vùng. Nay đồng cá, đồng tôm địa phương cho vào kinh doanh nên

khơng cịn chỗ kiếm. Tuy vậy, vẫn cịn số ít người cịn diu đánh tơm.
Trong làng lúc nào cũng có người làm nghề mộc, làm nhà cửa, đồ vật;
cũng có nghề rèn, nghề làm đồ trang sức bằng bạc, vàng. Làng có chợ lớn nên
nghề làm bánh kẹo rất đa dạng phong phú như bánh đa, bánh đúc, bún, kẹo
vừng, miến gạo... Miến gạo, bánh đa, bánh gai có thời kỳ bán đi nhiều tỉnh
Miền Bắc. Làng cịn có nghề đâm xay hàng sáo.
1.1.5. Truyền thống lịch sử, văn hóa
1.1.5.1. Phong tục tập qn
Quần thể đình làng có văn chỉ thờ đức Khổng Tử, lại có nhiều thầy dạy
chữ Nho nên phong tục tập quán xưa kia chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo
phong kiến, có mặt tích cực là giữ gìn được kỷ cương, bảo vệ cho xã hội tồn
tại và đi lên. Bức hoành phi tại đình làng có ghi 4 chữ “Kính Tơn Ái Thân”
nghĩa là khun mọi người biết tơn trọng kính nể người đi trước, người trên;
phải đoàn kết với mọi người xung quanh mình. Làng cịn giữ được cuốn
hương ước viết bằng chữ Nơm, có hai phần để mọi người từ chức dịch đến
người dân đều phải thi hành.
* Về hương ước: Trong hương ước của làng có 15 điều quy định về
trách nhiệm chức dịch, nguyên tắc quản lý tài chính chi tiêu cúng tế, thu thuế,
phân chia cơng điền cơng thổ, địa chính, hộ tịch, bắt lính, bất bình dân sự, cắt
cử trách nhiệm tuần tráng, khuyến nơng, vệ sinh y tế, giáo dục, lễ phép, ngụ
cư. Tất cả đều vào quy ước, làm rõ trách nhiệm của chức dịch, quản lý dân
nhưng không được sách nhiễu dân, chi tiêu việc cơng phải có kế hoạch sổ
sách, chi vượt kế hoạch phải xin phép quan trên, mọi người dân phải tuân theo
hương ước, tuần tráng phải canh phòng cẩn mật, nội hương ấp ngoại đông
điền nếu mất trộm phải đền một nửa.


19

* Về tục lệ: Trong hương ước của làng có 12 điều quy định về lễ tiệc,

rước sách, khao vọng, chủ tế, đáng chú ý nhất là việc cúng tế ở đình. Một năm
có rất nhiều ngày tiệc trong đó có hai ngày đại tiệc là 10 - 3 giỗ tổ Hùng
Vương và 12 - 9 tiệc thánh hóa. Một năm có 10 ngày tiệc, dân đinh phải làm
cỗ thờ, cứ mỗi ngày tiệc có 3 người làm, thuộc 3 hàng: Thượng, Trung, Đơng.
Vì hàng Thượng ít người nên cịn ít tuổi cũng phải làm, nhiều người trong
một đời phải làm đến 2 lần; nhưng hàng Trung, hàng Đông một người chỉ làm
một lần. Một người làm cỗ thờ phải có từ 4 đến 5 lễ gà thiến béo làm thịt luộc
chín với xơi gạo nếp thơm mang ra đình cúng tiệc xong hạ huệ, các cụ trong
làng thừa huệ gọi là ăn yến, người làm cỗ thờ còn phải mổ lợn, nhờ anh em
dựng rạp, thịt gà, chọn gạo, đồ xơi ra đình là, cỗ yến nên rất tốn kém. Hiện
nay việc cúng bái các ngày lễ vẫn duy trì, chi tiêu do xã cấp kinh phí.
* Kết hơn cưới hỏi: Thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, kén chọn
mơn đăng hộ đối nên có khi u nhau mà không lấy được nhau, hoặc lấy rồi
lại bỏ. Khi lấy vợ phải gánh nặng về lễ dạm, phải có đủ cau để nhà gái chia
cho bạn bè thân tộc mỗi nhà 2 quả. Khi cưới phải mang đến nhà gái vài lễ gà,
30-40 kg thịt lợn móc hàm, một số tiền cọc bằng bạc trắng hoặc tiền Đông
Dương. Đón dâu về có lễ tơ hồng cầu cho vợ chồng bách niên giai lão, Do chi
phí lễ cưới nặng nề mà một số nhà nghèo không lo được, một số đã đứng tuổi
vẫn chưa có tiền cưới vợ, một số đi tìm vợ nơi khác, chi phí ít tốn kém hơn.
Từ cách mạng tháng Tám đến nay tục cưới hỏi có nhiều thay đổi, lễ dạm có
cành cau, nửa cân chè, hai chai rượu; lễ cưới 1 mâm cau, 2kg chè, 8 túi thuốc lá, 8
chai rượu, còn ăn uống bên nào bên đó tự lo. Ngày nay việc ăn uống cũng là bên
nào có bên đó tự lo nhưng mâm ăn đơng hơn trước nhiều, có nhà ăn 2, 3 ngày mới
hết khách.
* Đám ma: Theo lệ làng nhà nào có người chết phải đến báo Lý Trưởng
ghi vào sổ khái tử, nộp lệ phí, báo Trưởng Seo (như trưởng xóm bây giờ) để


20


xóm đến cất ma; nhà khá giả để làm ma vài ba ngày, nhà nghèo cũng phải lo
bữa ăn mời cả xóm, khơng có thì gia đình họ tộc phải lo. Sau cách mạng đã
đổi hẳn, đưa ma là nghĩa vụ của mọi người, xóm khơng ăn uống. Tục lệ này
vẫn được duy trì đến ngày nay.
* Đồng cốt: Trước đây trong làng có nhiều bà Đồng, có nhà có điện thờ
rất lớn; cũng có cả ơng Đồng, thầy tự đi cúng bái, ốm đau là vừa thuốc vừa
cúng, có năm cả làng ốm đau, trâu bò chết, làng cúng tiễn tà ma, đưa tiễn
thuyền rồng; trên thuyền có ơng tự cao tay ngồi hò hét đuổi tà ma, thuyền
được khiêng đi quanh làng, dân đinh lên trượng chạy khắp làng, thuyền rồng
được thả ra sông. Đây là tục lệ mê tín được bỏ từ lâu.
* Họ tương trợ: Ngày xưa phong trào họ tương trợ rất rộng rãi; họ thóc,
họ tiền, nhà nào có cơng việc lớn thì người trong họ góp giúp nhau hoặc gắp
phiếu. Kỳ góp họ rất đơn giản, đến góp tiền hoặc góp thóc có đủ lạc rang, chén
rượu, họ nào to thì có lễ gà, góp xong hạ lễ mọi người cùng hưởng. Tục họ
tương trợ này rất rộng.
1.1.5.2. Truyền thống văn hóa
Truyền thống văn hóa của làng được thể hiện trên những hiện vật còn
lưu giữ từ thời kỳ dựng nước, đồ đá, đồ gốm đến đồ đồng. Nét đẹp văn hóa
truyền thống còn được thể hiện qua phong tục lễ hội hàng năm của làng, còn
được miêu tả trong kiến trúc điêu khắc và cả một bộ sưu tập như ngai thờ,
đỉnh đồng, lô nhang, nhang án, các bộ kiệu và đồ tế khí phục vụ cho đám rước
tại đình, tục ngày tiệc, các cụ 54 tuổi ra đình ăn yến.
Trong làng còn tồn tại rất nhiều thơ ca hò vè ca ngợi truyền thống đất
nước và con người An Lão được truyền khẩu trong dân gian như hát Ghẹo, ca
ngợi 12 cô gái đẹp của làng, yêu nhau không lấy được nhau, chuyện ông đấu
voi hủng cợt v.v... Về văn nghệ, trước cách mạng có những đồn hát bội lớn
của Cụ Trùm tuyết, kép Tam, kép Tập đi biểu diễn trong và ngoài tỉnh. Sau


21


cách mạng, phong trào văn nghệ lên rất mạnh, từng xóm có tổ văn nghệ động
viên phong trào tịng qn cứu nước, đóng góp kháng chiến, xã có đội văn
nghệ đi biểu diễn cả ở vùng khai hoang chuyển cư. Nay đội văn nghệ Hùng
Lơ có thể đi biểu diễn nhiều tiết mục hay được xếp hạng cao và được đưa lên
đài truyền hình.
An Lão cịn có phong trào thể dục, thể thao khá. Trước cách mạng có
đội bóng đá thường đấu giao hữu với Việt Trì, Lâu Thượng. Nay xóm nào
cũng có đội bóng đá, cả xã là đội mạnh trong huyện. Hàng năm có tổ chức
đấu giao hữu trong xã và các xã lân cận vào các ngày kỷ niệm, ngày tết. Tuy
là một làng ra đời sớm, làm ăn thịnh vượng, có dịng tộc từ quan lại triều đình
về đây, làng có thầy dạy chữ Nho, có trường Quốc Ngữ sớm nhưng chưa thấy
có người đỗ đạt cao, làm chức quan lớn. Sau cách mạng, dân làng thắt lưng
buộc bụng, nuôi con ăn học và bản thân người đi học cũng hết sức nỗ lực nên
đã có hàng trăm người đỗ đại học ra làm việc từ Trung ương tới địa phương;
có 1 giáo sư, 1 phó giáo sư, một số vụ trưởng, vụ phó, giám đốc, phó giám
đốc các ngành của tỉnh; đại tá, thượng tá trong lực lượng vũ trang v.v...
1.1.5.3. Truyền thống cách mạng
Hùng Lô là một làng giàu truyền thống cách mạng.Dân làng đã tham gia
hoạt động của tổ chức Quốc dân Đảng từ năm 1930. Phong trào hoạt động cộng
sản còn lên mạnh vào những năm 1939 – 1940; tại An Lão có xây dựng trụ sở
hoạt động tại nhà cụ Phó hội Bách xóm Văn Tiến với các thành phần giác ngộ
cách mạng đơng đảo. Tiếp đó là tham gia hoạt động về mọi mặt trong kháng
chiến chống thực dân Pháp.Cách mạng tháng tám thành công, nước nhà độc lập
giữa lúc phải trải qua nạn đói khủng khiếp.Theo lời Hồ Chủ Tịch, cả nước ra sức
thi đua yêu nước chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Về chống giặc đói, mọi người ra sức tập trung vào sản xuất rau màu
ngắn ngày để chống đói, đất đai được khai phá trồng trọt, Đảng dân chủ còn



22

tổ chức đi mở trại ở Lãng Công. Cuộc vận động lá lành đùm lá rách và trước
đó là việc tham gia phá kho gạo của Nhật ở Tân Kiêng nên người An Lão
thốt khỏi nạn đói năm 1945.
Về chống giặc dốt; trong làng có cả một đội quân chống giặc dốt,
phong trào dạy bình dân học vụ lên rất mạnh, ban đêm xóm nào cũng có lấp
lóe ánh đèn của lớp bình dân, nam nữ già trẻ chưa biết chữ đều đến lớp. Ban
ngày, nhất là vào các ngày chợ buổi, việc kiểm tra xóa mừ chữ rất gắt gao.
Người tích cực đơn đốc tổ chức học tập, kiểm tra xóa mù phải kể đến là
trưởng ban bình dân học vụ Nguyễn Văn Vỵ.
Về chống giặc ngoại xâm; ngay từ sau cách mạng, việc tổ chức lực
lượng tuyên truyền giác ngộ cách mạng, đưa tin hàng ngày về chống giặc đói,
giặc dốt, giặc ngoại xâm rất được chú trọng. Cả làng có một chịi thơng tin lớn
tại qn chợ bị đốt cháy; các xóm đều có chịi thơng tin, có cán bộ đưa tin tức
kịp thời, giúp dân sản xuất, sơ tán, hạn chế được nhiều thiệt hại mỗi khi địch
tới. Đội qn thơng tin này cịn kẻ nhiều khẩu hiệu phục vụ kịp thời cho yêu
cầu mỗi giai đoạn của cuộc kháng chiến.Về dân quân tự vệ được tổ chức rất
rộng rãi và chặt chẽ. Các xóm đều thành lập trung đội dân quân tự vệ gồm cả
nam và nữ. Việc huấn luyện dân quân tự vệ có cán bộ huyện, tỉnh về phụ
trách. Đến năm 1946 – 1947 đã tổ chức du kích địa phương. Ngồi đội du
kích trẻ, ở làng cịn có đội Lão du kích do cụ Hội Mạc làm đội trưởng; các cụ
có sáng kiến làm hầm chuông, cạm bẫy rất sáng tạo và hữu dụng; ngăn cản
được bước tiến của giặc.
Ngoài việc tổ chức dân qn du kích, An Lão cịn xây dựng cả một hệ
thống chống giặc bằng hàng rào kháng chiến, đào giao thông hào suốt từ đầu
làng xuống tận núi Đồng Nai. Lũy ngoài dựa vào tre xanh, chỗ nào khơng có
lũy tre thì đẵn tre làng làm rào.Các cổng vào ngõ đều được đan bằng sắt. Các



23

dọc đường khắp làng đều có hố cá nhân tránh phi pháo. Làng cịn thực hiện
vườn khơng nhà trống để giặc đến khơng có gì sử dụng được.
Làng cịn tổ chức hội mẹ chiến sĩ, hội ni qn.Ngồi việc lo gạo nuôi
quân, một số hộ khá giả nhận nuôi bộ đội, đỡ đầu bộ đội ngay từ những ngày
đầu kháng chiến.
Sơ bộ tổng quát trong hai cuộc kháng chiến, ngay từ đầu An Lão đã có
cơng giúp đỡ cho cơ quan khu 10, cơ quan huyện Hạc Trì sơ tán. Rồi đến tiêu
thổ kháng chiến, dân làng thực hiện tuần lễ vàng hiến súng cho cách mạng.
Ngoài ra, dân An Lão cịn mua hàng trăm tấn thóc cơng trái, đóng góp trên
2000 tấn thóc, hàng nghìn tấn gia súc gia cầm, hàng trăm cây tre, trên 100
thuyền nan, trên trăm bộ võng cáng, hàng vạn ngày công phục vụ chiến
dịch… Riêng chống Pháp có trên 200 thanh niên vào bộ đội, 300 thanh niên
vào bộ đội chống Mỹ. Nhờ sự đóng góp lớn lao vào kháng chiến thắng lợi, xã
được thưởng hàng chục lá cờ xuất sắc trong các phong trào thi đua, gần 100
bằng khen và một huân chương lao động hạng II.
Dù có tổn thất hy sinh nhưng Nhà nước ta đã được độc lập thống nhất,
dân An Lão hầu như người nào đến tuổi trưởng thành cũng tham gia dân quân
tự vệ, đi dân công phá đường phục vụ chiến dịch, bộ đội công an, thanh niên
xung phong, cán bộ công nhân phục vụ khắp các chiến trường Nam Bắc và cả
nước bạn Lào, Campuchia. Công lao đó phải kể đến vai trị tuổi trẻ đi đầu
trong mọi phong trào, và còn phải kể đến vai trò người phụ nữ An Lão giỏi
giang việc nước đảm đang việc nhà. Đến nay tồn xã có 2 bà mẹ Việt Nam
anh hùng, 114 liệt sĩ có bia mộ tại nghĩa trang, 71 thương binh, gần 100 sĩ
quan từ cấp ủy trở lên trong đó có 6 đại tá (2 người đã tại ngũ), 5 thượng tá (2
người đã tại ngũ), hơn 300 bộ đội đã về làng, 174 cán bộ và bộ đội đã được
chế độ hưu trí, trên 100 người đang công tác, 313 người đã được hưởng chế



24

độ kháng chiến; trong đó có 3 người được thưởng Hn chương độc lập là
ơng Hồng Cần, Nguyễn Văn Ngải và ông Nguyễn Văn Kim.
Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời mà suốt hai cuộc chiến tranh giặc
Pháp, Mỹ đổ bom đạn xuống làng càn quét, đốt phá mà cũng khơng đè bẹp
được ý chí quật cường của nhân dân An Lão. Khơng những khơng nản lịng
mà tồn dân An Lão càng ngày càng đoàn kết, nâng cao ý chí chiến đấu
chống giặc ngoại xâm bảo vệ cuộc sống n bình cho dân làng cũng như góp
phần vào thắng lợi chung của tồn quốc.
1.1.5.4. Văn hóa ẩm thực
Do đặc điểm cuộc sống có nhiều ngành nghề, giao lưu tiếp xúc rộng nên
chế độ ẩm thực có hai mặt, vừa phong phú tinh khiết vừa đơn giản gọn nhẹ.
Cỗ khao, tiệc ngọc thường có giị nem ninh mọc tám đĩa hai loa nên đình đám
thường rất tốn kém. Mặt khác, từ công việc làm hàng ngày luôn thức khuya
dậy sớm nên ăn uống cũng rất gọn nhẹ với cơm nắm, muối vừng, dưa cà, cá
thính, mắm tép. Loại ẩm thực đặc trưng có:
* Cỗ yến: Làng có 10 ngày tiệc, dân đinh phải làm cỗ thờ theo tục lệ gồm
có lễ gà thiến béo, xơi dẻo ra đình cúng tiệc, khi hạ huệ đem làm thành cỗ
gồm mỗi mâm có hai đĩa thịt gà, một đĩa xôi, một đĩa bún nộm trong đó có
thịt gà băm nhỏ rang vàng với lạc rang giã nhỏ trộn lẫn, trên dải trứng tráng
mỏng thái chỉ và một bát nước mắm ngon, một đĩa muối trắng. Người được ra
đình ăn yến là các cụ già từ 54 tuổi trở lên, ăn tại nhà yến lão, ăn xong cịn
được biếu phần. Điều này nói lên từ xa xưa phong tục rất tôn trọng người cao
tuổi.Sau cách mạng đã bãi bỏ nghĩa vụ làm cỗ thờ.
* Cá gỏi: Ngày xưa dân An Lão có tục đánh cá hồ thiếc làm gỏi cúng
thần ở núi cấm. Dân An Lão phần đông là dân kiếm cá thường ăn gỏi chọn cá
chép ngon lọc lấy thịt, làm sạch rồi thái lát mỏng; khi ăn gói với rau độn, lá
võng, rau thơm chấm với cá băm nhỏ xào mật gọi là dấm cá.



25

Ngồi ra cịn có cá thính, mắm tép là loại thức ăn được nhiều người ưa
thích, cịn có chè kho, rau cần xào thịt bò ăn vào 3 ngày tết. Các loại bánh đặc
biệt là bánh gai, bánh chưng, bánh dầy, bánh đa vừng.
1.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI

1.2.1. Quan niệm về lễ hội
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về lễ hội, mỗi tác
giả qua quá trình nghiên cứu lại đưa ra một khái niệm, quan điểm của riêng
mình. Để đi tới được ý kiến chung nhất, em xin nêu ra một số khái niệm của
các tác giả đi trước về vấn đề lễ hội:
Trong cuốn Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam do nhóm tác giả Nguyễn
Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang viết năm 2000 có đưa ra quan niệm về
lễ hội như sau:
Lễ hội là một hoạt động sinh hoạt cộng đồng, một nét đặc trưng
của đời sống tâm linh, nó phản ánh phong tục tập quán của người
dân Việt Nam. Lễ và hội là một tổng thể thống nhất không
thể chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh
sâu lắng nhất của con người, là phần đạo, còn hội là phần tập hợp
vui chơi, giải trí, là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của
mỗi người, của cộng đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy
định nhất định của lễ, có lễ mới có hội [4, tr.32].
Lễ hội hàm chứa một tâm tưởng vừa kín đáo sâu xa vừa lan tỏa
bao trùm là sự thờ cúng các vị thần thánh. Xét về chiều sâu và
cốt lõi, thần thánh của làng là hình ảnh hội tụ phẩm chất (thường
là cao đẹp) mà cả làng hướng tới: có cơng dựng làng, lập nước,
có cơng ơn truyền nghề, có cơng lao đánh giặc, chống thiên tai,
dịch bệnh [4, tr.9].



×