Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Khóa Luận Tốt nghiệp “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.68 KB, 77 trang )

1
Khóa Luận Tốt nghiệp
“Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng của
người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ”
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của khóa luận 8
7. Bố cục của khóa luận 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1 : Khái quát vùng văn hóa Phú Thọ và khu di tích lịch sử Đền Hùng 10
1. Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ 10
1.1 Vị trí địa lí 10
1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ 10
1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ 13
2. Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di tích lịch sử văn
hóa Đền Hùng 15
3. Khu di tích lịch sử Đền Hùng 17
3.1 Vị trí địa lý 18
3.2 Lịch sử hình thành của Đền Hùng 18
3.4 Quá trình trùng tu 21
3.5 Các di tích kiến trúc thờ tự tại Đền Hùng 22
3.5.1 Cổng đền 22
3.5.2 Đền hạ 22
3.5.3 Nhà bia 23
3.5.4 Chùa Thiên Quang 23


3.5.5 Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu) 24
3.5.6 Đền Thượng và lăng trên đỉnh núi 25
3.5.7 Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh) 27
3.5.8 Đền Mẫu Âu Cơ 28
3.5.9 Bảo tàng Hùng Vương 28
3.5.10 Đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân 29
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: Đền Hùng trong đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương- Việt
Trì- Phú Thọ 31
2. 1. Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương 31
2.2 . Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm dịch vụ quanh Đền Hùng 33
2.2.1 Những người bán hàng quanh Đền Hùng 34
2.2.2 Những người làm nghề chụp ảnh quanh Đền Hùng 38
2.3 Khảo sát bộ phận dân Hy Cương làm trong Ban quản lý Đền Hùng 40
Tiểu kết chương 2 43
Chương 3: Khảo sát truyền thuyết Hùng Vương trong đời sống tín ngưỡng của
người dân xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ 44
2
3.1 Các di tích xã Hy Cương 44
3.1.1 Đình Cổ Tích (Đình Hy Cương) 44
3.1.2 . Chùa Am Đường (chùa Tổ) 46
3.2 Khảo sát 47
3.3 Nhận xét 60
3.3.1 Về việc đi lễ Đền Hùng 60
3.3.2 Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng 62
3.3.3 Về việc tham gia lễ hội Đền Hùng 68
Tiểu kết chương 3 71
PHẦN KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng là một di sản văn hóa mang tính bản
sắc của dân tộc Việt. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh
công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt
Nam. Từ bao đời nay, mỗi người dân Việt Nam luôn nhớ về ngày giỗ Tổ
qua câu ca được truyền tụng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp nơi truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non mình ngàn năm
Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà.
Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về,
3
có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ
Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc;
đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời
nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội
nguồn - xã Hy Cương – Việt Trì - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn
hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế
giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ
huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo
mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng
ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu
thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Đền Hùng ngày càng có vai trò quan trọng và có tác động lớn đến đời
sống người dân. Đời sống hiện đại, nhu cầu về tâm linh của người dân càng
cao. Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao
biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi
của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên. Do vậy
việc tìm hiểu tác động của Đền Hùng trong đời sống người dân sẽ giúp

chúng ta định vị được di sản trong lòng con người và xã hội đương đại.
Hy Cương là nơi gìn giữ tôn tạo và tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng ở
Đền Hùng từ hàng nghìn năm nay. Bởi từ trong quá khứ lịch sử Hy Cương
đã được các triều đại phong kiến giao cho làm xã trưởng để trông nom Đền
Hùng. Vùng đất này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nơi được coi là “đất
thiêng” trong thời đại Hùng Vương. Vì vậy việc tìm hiểu vai trò của Đền
Hùng với người dân trong xã là cần thiết đối với các nhà quản lý văn hóa và
khả thi với một khóa luận tốt nghiệp.
4
Đền Hùng ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của
nhân dân. Mỗi vùng đất, mỗi một miền quê, đều lưu giữ những trầm tích văn
hóa khác nhau. Ở mỗi địa phương lại có cách tưởng niệm, thờ cúng và lưu
giữ truyền thuyết theo tập quán riêng của mình. Do đó tìm hiểu “Đền Hùng
trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ” để thấy được nét đặc sắc của Đền Hùng và ảnh hưởng
của Đền Hùng trong đời sống người dân Hy Cương. Đồng thời qua đó khẳng
định giá trị văn hóa thiêng liêng của vùng đất Tổ.
Tất cả những lý do trên từ phương diện lý luận và thực tiễn khiến
chúng tôi hướng đến tìm hiểu đề tài “Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín
ngưỡng của người dân xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”. Hy
vọng rằng khóa luận này sẽ cung cấp thêm thông tin về khu di tích lịch sử
Đền Hùng và vị trí của nó trong lòng người dân xã Hy Cương.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đền Hùng là khu di tích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời
sống tâm linh của người dân Việt Nam. Vì vậy đã có rất nhiều tác giả có
những công trình nghiên cứu về Đền Hùng. Những tác phẩm này bằng nhiều
cách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý báu mà
đề tài kế thừa và phát triển.
Cuốn “Hùng Vương dựng nước”, tập 1, xuất bản năm 1970 gồm các
bài báo cáo và tham luận về niên đại và quá trình diễn biến văn hóa thời kì

Hùng Vương.
“Hùng Vương dựng nước” tập 2, xuất bản năm1972 của nhiều tác giả
nghiên cứu thời đại Hùng Vương từ niên đại, truyền thuyết và giá trị lịch sử
của chúng đến trình độ văn minh và chế độ chính trị của buổi bình minh lịch
sử nước ta.
5
“Hùng Vương dựng nước” tập 3, xuất bản năm 1973 của các tác giả
Phạm Huy Thông, Hoàng Hưng…gồm các hình thức viết về thời kỳ Vua
Hùng dựng nước và thời An Dương Vương, những di tích lịch sử, con người
cổ đại, đời sống vật chất và tinh thần, tổ chức xã hội thời Hùng Vương…
“Hùng Vương dựng nước” tập 4, xuất bản năm 1974 của tác giả
Nguyễn Khánh Toàn nghiên cứu thời Hùng Vương và thời kỳ lịch sử dựng
nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Chứng minh thời kỳ Hùng Vương là
có thật. Cuốn sách viết về đất nước, con người thời Hùng Vương: kinh tế,
văn hóa, xã hội…
Cuốn “Thời đại Hùng Vương: Lịch sử- kinh tế- chính trị- văn hóa- xã
hội”, xuất bản năm 1973 của tác giả Văn Tâm. Cuốn sách cung cấp những
thông tin về các mặt lịch sử, kinh tế… trong thời đại Hùng Vương.
Cuốn sách “ Đền Hùng di tích và cảnh quan”, xuất bản năm 2000 của
tác giả Phạm Bá Khiêm. Cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc những
hiểu biết về Đền Hùng, về thời đại Hùng Vương và cảnh quan vùng đất
thiêng Nghĩa Lĩnh.
Cuốn sách “Đền Hùng nơi hội tụ văn hóa tâm linh” do Lê Lựu chủ
biên xuất bản năm 2005. Đây là một tập sách sưu tầm những bài nghiên cứu
và viết về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng do trung tâm văn hóa doanh nhân
sưu tầm, biên soạn của nhiều tác giả. Tập sách thể hiện một tầm suy nghĩ sâu
rộng về cội nguồn văn hóa dân tộc từ xa xưa đến hiện đại; phản ánh tâm
thức của người Việt Nam dù sống ở trong nước hay ngoài nước đều luôn
nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các bài nghiên cứu thể hiện một tầm suy
nghĩ nghiêm túc, khoa học nhằm cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức về

nguồn gốc phát sinh, nguồn gốc tâm linh của dân tộc Việt Nam trên vùng đất
Tổ. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn khẳng định Phú Thọ là cội nguồn, là
cái nôi văn hóa vô tận và rực rỡ cho muôn đời.
6
Những công trình đã nghiên cứu: Tác giả Vũ Kim Biên đã đưa ra
cuốn sách viết về khu di tích lịch sử Đền Hùng : “Giới thiệu khu di tích lịch
sử Đền Hùng”, xuất bản năm 2010. Cuốn sách này tác giả giới thiệu về các
di tích lịch sử ở Đền Hùng, những truyền thuyết tiêu biểu, những di chỉ khảo
cổ, thơ, các hoành phi câu đối về Đền Hùng. Cuốn sách cung cấp cho người
đọc những thông tin cơ bản nhất về khu di tích Đền Hùng.
Cuốn “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa quốc gia” của tác giả Lê
Tượng và Phạm Hoàng Oanh, xuất bản năm 2010. Tác phẩm này nhằm giới
thiệu cho người đọc những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lịch sử, văn
hóa, kiến trúc, tín ngưỡng và cách thờ tự ở Đền Hùng.
Bên cạnh những tác phẩm đó còn có những báo cáo khoa học nghiên
cứu về Đền Hùng như:
Báo cáo của Phạm thị Ngọc Mai “Đền Hùng nơi hội tụ những giá trị
văn hóa thời Hùng Vương” năm 2006,. Trong báo cáo này trình tìm hiểu về
vị trí địa lý văn hóa của Đền Hùng, sau đó đi tìm hiểu những giá trị văn hóa
thời Hùng Vương và ảnh hưởng của văn hóa Hùng Vương đến việc xây
dựng con người ngày nay. Tuy nhiên bài báo cáo của tác giả còn đơn giản,
viết chung chung. Chưa nêu bật được những giá trị văn hóa .
Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Đền
Hùng- lễ hội tiềm năng du lịch văn hóa cội nguồn” của Nguyễn Thị Bích và
Vũ Chí Cường, năm 2007. Bài báo cáo của hai tác giả đã nêu ra được những
tiềm năng du lịch tại Đền Hùng. Tuy nhiên, các tác giả chưa phân tích và
đánh giá cụ thể những tiềm năng đó, chưa đưa ra được những giải pháp cụ
thể để khai thác tiềm năng du lịch.
Những tác phẩm trên, hầu hết giới thiệu về Các di tích trên Đền Hùng,
những thông tin về lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kì Hùng Vương . Hoặc

viết về tiềm năng du lịch của Đền Hùng. Thực tế thì chưa có tác phẩm nào
7
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Đền Hùng đến đời sống của người dân tại
nơi có Đền Hùng (xã Hy Cương) để thấy được mức độ hiểu biết và vị trí của
Đền Hùng trong lòng người dân. Vì vậy rất cần những công trình nghiên cứu
một cách thực tế sự ảnh hưởng đó.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về lịch sử, giá trị văn hóa Đền Hùng
Khảo sát để thấy được ảnh hưởng của Đền Hùng về mặt kinh tế và tín
ngưỡng đối với người dân xã Hy Cương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đền Hùng
Phạm vi: Trong bài nghiên cứu này chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên
cứu trong xã Hy Cương
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu văn bản
Phương pháp điền dã
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp thống kê xã hội học
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài được thực hiện sẽ có những đóng góp sau:
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về Đền
Hùng trong mối quan hệ với đời sống kinh tế và tín ngưỡng của người dân
Xã Hy Cương- việt Trì- Phú Thọ.
Chỉ ra được sự ảnh hưởng của Đền Hùng trong đời sống của người
dân Hy Cương và vị trí của Đền Hùng trong lòng người dân.
Khẳng định giá trị văn hóa của Đền Hùng
8
7. Bố cục của khóa luận
Chương1: Khái quát vùng văn hóa Phú Thọ

Chương 2: Đền Hùng trong đời sống kinh tế của người dân xã Hy
Cương- Việt Trì- Phú Thọ
Chương 3: Đền Hùng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Hy
Cương- Việt Trì- Phú Thọ
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA PHÚ THỌ VÀ
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
1.1 Phú Thọ vùng văn hóa đất Tổ
1.1.1 Vị trí địa lí
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh
Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam
giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa
Bình. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà
Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc.
Phú Thọ nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nối các tỉnh Tây
Bắc với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây là vùng hợp lưu của ba con
sông: Thao, Đà, Lô (Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông"), nằm
giữa dãy Ba Vì- Tam Đảo và là trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các
Vua Hùng dựng nước.
1.1.2 Phú Thọ- vùng đất định cư cổ
Phú Thọ là một trong những cái nôi của loài người. Thời tiền sử trên
các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Đà, sông Lô đã có các thị tộc. Dấu
vết hóa thạch ở hang Ngựa (Thu Cúc- Thanh Sơn) và nhiều công cụ bằng đá
thuộc nền văn hóa Sơn Vi đã khai quật tại hàng trăm địa điểm. Tiếp nối thời
đại đồ đá là thời đại kim khí: có đồ đồng và đồ sắt. Đây cũng là thời kì xuất
hiện nhiều nền văn minh và nhà nước đầu tiên, đồng thời cũng là thời kì mở
đầu cho sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Phú Thọ là một trong những nơi
10
tiêu biểu của cả nước có quá trình phát triển văn hóa thời dựng nước, trong

đó phải kể đến văn hóa Phùng Nguyên và Gò Mun.
Với thời đại đồ đồng thau phát triển, thời kì nước Văn Lang dưới
triều đại các Vua Hùng bắt đầu. Thời đại Hùng Vương chia làm hai thời kỳ:
Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ thứ X trước công nguyên trở về trước
ứng với văn hóa Đồng Đậu- Phùng Nguyên.
Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ X trước Công nguyên
đến giữa thế kỷ III trước Công nguyên, ứng với văn hóa Gò Mun- Đông
Sơn. Theo truyền thuyết và sử cũ, nước Văn Lang có 15 bộ lạc hợp thành
gồm: Văn Lang, Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh,
Ninh Hải, Bình Văn, Kê Tử, Bắc Đái. Dân số Văn Lang khi đó khoảng một
triệu người. Trong số các bộ lạc ấy, bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh nhất.
Lãnh thổ của bộ lạc này trải rộng từ chân núi Ba Vì đến sườn Tam Đảo, có
sông Hồng cuồn cuộn phù sa chảy xuyên giữa. Thủ lĩnh bộ lạc Lạc Việt
đóng vai trò lịch sử, là nguồn thống nhất các bộ lạc khác, dựng lên nhà nước
Văn Lang. Ông xưng Vua sử gọi là Hùng Vương. Giúp việc bên cạnh Vua
có các Lạc hầu, Lạc tướng là người cai quản một bộ (tức bộ lạc cũ). Dưới
Lạc tướng là các Bồ chính đứng đầu các bản. Dân gọi là Lạc dân, nghề chính
là cấy lúa nước kết hợp với chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, đánh đồ đá, đan nát,
dệt vải, rèn sắt, đóng thuyền… Lúc này đã xuất hiện một bộ phận làm nghề
buôn bán đổi chác. Có một tỉ lệ nhỏ nô tỳ (gọi là xảo xứng, thần bộ, nữ lệ…)
phục vụ trong gia đình quý tộc. ở nước ta không thiết lập chế độ chiếm hữu
nô lệ, đại đa số dân trong nước là dân tự do tức Lạc dân. Quan hệ giữa Vua
Hùng và Lạc dân rất gần gũi,cùng cày ruộng, cùng săn bắn, cùng xem hội.
Lương thực chủ yếu là gạo tẻ và các lương thực đồng quê. Quốc tục là bánh
chưng, bánh dày. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn.
11
Tín ngưỡng thờ thần đất , thần sông, tổ tiên, linh hồn người qua đời và
các vật thiêng khác có từ thời kỳ này. Cư dân thích trang trí nhà cửa , đồ
dùng, thích đồ trang sức, yêu văn nghệ. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống,
chiêng, đàn bầu… Ca dao, tục ngữ và truyện kể đã xuất hiện. Lực lượng

quân sự có quân thường trực và quân hương dũng (tân binh). Vũ khí có gậy,
thước, lao, nỏ, rìu, dao găm, giáo. Triều Hùng Vương đóng đo ở thành Văn
Lang (nay thuộc khu vực Việt Trì, Phong Châu). Tục truyền rằng:
Cung điện nhà vua dựng ở Gò làng Cả, thôn Việt Trì
Tháp Long là nơi các Lạc hầu ở
Cẩm Đội (Thụy Vân) đặt ở trường huấn luyện quân sỹ
Nông trang là nơi đặt kho thóc của nhà vua
Chợ Lý là nơi mua bán gạo
Đồng Lú (ló, lúa) Minh Nông là xứ đồng vua dạy dân cấy lúa nước
Gò Tiên Cát là nơi dựng lầu kén chồng cho các công chúa
Xứ đồng Hương Trầm là nơi Hoàng Tử Lang Liêu trồng nếp thơm
làm bánh chưng, bánh dày.
Lâu Thượng, Lâu Hạ là khu lầu vợ con vua ở
Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau
tách dần đất để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Ngày
5/5/1903 tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển tới làng Phú Thọ cho gần đường xe lửa
hơn. Do vậy tỉnh Hưng Hóa cũng đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh
Phú Thọ gồm hai phủ (Đoan Hùng và LâmThao) và tám huyện (Tam Nông,
Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và
hai Châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
Trước Cách mạng tháng Tám cư dân rất thưa thớt nhất là các huyện
miền núi. Nguyên nhân do điều kiện sinh sống còn khó khăn, dịch bệnh đã
cướp đi nhiều sinh mệnh con người. Phần khác, Phú Thọ là căn cứ của nhiều
12
cuộc khởi nghĩa nên thực dân Pháp mở nhiều cuộc hàng quân chống phá
khiến nhân dân phải lưu tán. Do cư dân thưa thớt nên dưới thời phong kiến
và thời Pháp thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng lên đây khai khẩn lập
nghiệp trở thành dân địa phương. Vì vậy đặc điểm cư dân Phú Thọ có sự hòa
quyện, hòa nhập giữa nhân dân địa phương sống lâu đời và đồng bào các nơi
khác đến xây dựng quê hương.

1.1.3 Phú Thọ- vùng đất văn hóa cổ
Phú Thọ là nơi phát triển của nhiều nền văn hóa dân tộc rực rỡ và lâu
đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, làng Cả và nhiều đình
chùa, lăng tẩm còn lại quanh vùng Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là
một trung tâm văn hóa của dân tộc. Bản sắc ấy gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh, di tích Cách mạng… Phú Thọ cũng là đất của lễ hội với nhiều lễ
hội tổ chức quanh năm như lễ hội Đền Hùng, hội đền Mẫu Âu Cơ, hội Chu
Hóa, hội Phết Hiền Quang, hội đánh cá, hội mở cửa rừng…
Từ nhiều đời nay, các thế hệ dân Việt luôn hướng đến một điểm tựa
tâm linh. Điểm tựa đó trở thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chung của dân
tộc: thờ tự Vua Hùng. Trải qua bao thăng trầm ngày nay các ngôi đền trên
núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi
tiến hành tín ngưỡng truyền thống độc đáo đó. Núi Hùng cao nhất trong các
ngọn núi nơi đây, tạo nên vùng đất thiêng “Tam sơn cấm địa”. Lễ hội Đền
Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 10
tháng 3 âm lịch. Thường thì sau tết Nguyên đán đồng bào hành hương về
đây. Sự ra đời và tồn tại lâu đời của truyền thuyết Hùng Vương và lễ hội
Đền Hùng cùng tín ngưỡng giỗ tổ là sự khẳng định niềm tin cùng truyền
thống dựng nước và giữ nước muôn đời của dân tộc ta. Đây là lễ hội mang
tính chất văn hóa tâm linh lớn nhất. Con cháu trên khắp mọi miền tổ quốc
13
trở về với lòng thành kính dâng lên tổ tiên lòng biết ơn công lao dựng nước
của các Vua Hùng. Tín ngưỡng này xuất phát từ đạo lý và truyên thống của
dân tộc: lòng yêu nước, kiên cường bất khuất luôn hướng về cội nguồn. Lễ
hội Đền Hùng đã tái hiện lại một phần nào đó truyền thuyết về thời đại Hùng
Vương, trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt nam.
Theo tư liệu lịch sử thì năm 1943 cờ Đảng và cờ Tổ Quốc đã được
treo trên gác chuông của chùa Thiên Quang (thuộc khu di tích lịch sử Đền
Hùng). Ngày 19/9/1954, trước khi về tiếp quản Thủ Đô Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã gặp gỡ, căn dặn chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong tại Đền Hùng:
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Lễ hội giỗ Tổ gồm hai phần: Lễ được tiến hành với nghi thức nghiêm
trang tại Đền Thượng. Hội diễn ra quanh chân núi Hùng với nhiều hoạt động
phong phú.
Ở Minh Nông, thành phố Việt Trì có lễ hội xuống đồng. Đó là tên gọi
vùng đất sáng lập nghề nông. Vùng đất này nằm dọc sông Thao, tiếp giáp
hợp lưu 3 con sông: Sông Hồng, sông Lô, sông Đà vì thế Minh Nông là
vùng đất bồi tụ phù sa màu mỡ và trở thành quê hương của nghề trồng lúa
nước. Nơi đây có những cánh đồng rộng bên bãi bồi các con sông và có đồi
Ba Búa, nơi cu trú của người Sơn Vi cách đây hơn 30.000 năm gần khu cư
trú Làng Cả- văn hóa Đông Sơn. Các tài liệu khoa học cho biết: cách đây
nhiều ngàn năm,văn minh lúa nước đã bắt đầu phát triển.
Hội Bạch Hạc diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng Giêng
tại đền thờ Thổ Lệnh Đại Vương ở xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.
Ở Xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao vào ngày mùng 5 tháng Giêng hàng
năm tổ chức lễ hội Chu Hóa nhằm tưởng nhớ ba anh em Cả Đông, Nhị
14
Đông, Tam Đông là các tướng giỏi của Vua Hùng thứ mười tám. Ở Thanh
Sơn từ ngày mùng 6 đến ngày 10 rằm tháng Giêng có lễ hội mở cửa rừng.
Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác như hội cầu tháng Giêng, hội hát
Xoan, đâm đuống, hát trống quân…
Đất Phú Thọ còn bảo lưu được nhiều nghi lễ cổ xưa của cư dân nông
nghiệp như rước lúa thần, lễ gọi lúa, rước nông cụ, lễ cầu nước… Có thể nói
Phú Thọ chính là đất ươm trồng văn hóa làng xã với các biểu hiện tập trung
là lễ hội. Đến với Phú Thọ người ta có thể tìm thấy những lời giải đáp về
quá khứ của nền văn hóa dân tộc đi từ cội nguồn.
1.2 Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ- trung tâm di
tích lịch sử văn hóa Đền Hùng

Hy Cương là một xã miền núi thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về sự thay đổi địa danh làng xã qua các thời kì
thì Hy Cương thuộc những khu vực hành chính sau:
Thời Hùng Vương vùng đất đai xã Hy Cương thuộc huyện Chu Diên,
Bộ Văn Lang, đến thế kỉ thứ VI thuộc Phong Châu, Thừa Hóa quận gọi tắt là
Phong Châu. Thời Trần (thế kỉ XIII- XIV) thuộc huyện Sơn Vi, châu Thao
Giang, lộ Tam Giang Thời Lê (thế kỉ XV-XVIII) thuộc huyện Sơn Vi, phủ
Lâm Thao, trấn Sơn Tây. Dưới thời Nguyễn (thế kỉ XIX) trấn đổi thành tỉnh,
do đó xã Hy Cương thuộc huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây. Năm
1891 huyện Sơn Vi nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Vì vậy xã Hy Cương thuộc
tỉnh Hưng Hóa. Năm 1903, tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ, xã
Hy Cương thuộc tổng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ.
Năm 1919 giải thể huyện Sơn Vi gọi chung là phủ Lâm Thao
Năm 1945, Hy Cương thuộc xã Hùng Sơn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ.
15
Tháng 6/1946, xã đổi tên là xã Phong Châu, Hy Cương thuộc xã
Phong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tháng 7/1954 đổi tên xã là xã Hy Cương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ.
Tháng 3/1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh
Vĩnh Phú, xã Hy Cương thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú (xã Hy
Cương có một thôn Cổ Tích).
Năm 1978 theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng, hai huyện Lâm
Thao và Phù Ninh sáp nhập thành huyện Phong Châu, do đó xã Hy Cương
thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú.
Năm 1997 tỉnh Phú Thọ được tái thành lập, xã Hy Cương thuộc tỉnh
Phú Thọ.
Năm 1999, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh được tái thành lập, Hy

Cương lại thuộc về Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Năm 2007, Hy Cương được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ.
Hiện nay, đơn vị hành chính xã Hy Cương được chia thành 8 khu
được gọi tên theo số thứ tự từ khu 1 đến khu 8.
Hy Cương tổng diện tích đất tự nhiên là 702,98 ha, dân số là 4600
người (2009)
Hy Cương có khoảng 80% diện tích là đất đồi gò. Nơi đây nổi lên
những ngọn núi như núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Hùng) cao 175m, núi
Vặn cao 170m, núi Nỏn cao 105m và núi Trọc cao 145m so với mặt biển. Từ
xa xưa, 3 đỉnh núi Hùng, Trọc, Vặn làm thành 3 đỉnh “Tam Sơn cấm địa”
được nhân dân thờ cúng và bảo vệ nghiêm ngặt. Núi Hùng cao nhất vùng, có
đền thờ các Vua Hùng, núi Trọc có di tích hòn đá cối xay, núi Vặn có đền
thờ Mẫu Âu Cơ mới xây dựng và hoàn thành năm 2004.
16
Ngoài khu di tích lịch sử Đền Hùng thì Hy Cương còn đình Cổ Tích ,
thờ Vua Hùng và thần núi. Đây là một ngôi đình còn lưu giữ được cuốn
ngọc phả từ thời Hồng Đức thứ nhất (1470). Hy Cương còn có chùa Am
Đường thờ phật, một ngôi chùa đã ăn sâu trong đời sống tín ngưỡng của
người dân.
Hy Cương là mảnh đất chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và tâm linh.
Bởi đây là nơi mà từ xa xưa Các Vua Hùng đã chọn làm nơi đóng đô lập nên
nước Văn Lang. Nơi đây còn ghi dấu những nét văn hóa tín ngưỡng từ thời
Hùng Vương. Hệ thống các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng trên
địa bàn xã đã chứng minh cho sự độc đáo của một vùng đất Tổ với nhiều tín
ngưỡng từ thời xa xưa.
1.3 Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Người Việt Nam vốn có một đạo lý truyền thống sâu sa: “Uống nước
nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Các thế hệ tiếp nối sau luôn tôn
kính và biết ơn các thế hệ tiền nhân, biết ơn tổ tiên, gia đình dòng họ. Từ

truyền thống đạo lý đó đã phát triển thành một hình thức văn hóa tinh thần
và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là tín ngưỡng thờ phụng Tổ tiên chung
của cả dân tộc- Các Vua Hùng.
Các ngôi đền thờ Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy
Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là cơ sở chủ yếu để thể hiện, biểu
đạt loại hình và hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần và tín ngưỡng độc đáo,
đặc sắc ấy. Lễ hội Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chức
vào mồng 10 tháng 3 âm lịch ở nơi đây. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng
Vương có cội dễ bắt đầu từ thời đại Hùng Vương. Thời đại Hùng Vương là
buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Chính thời đại Hùng Vương với những
giá trị lịch sử văn hóa đã tạo nên về sau một Đền Hùng lịch sử ở chính giữa
trung tâm dựng nước của các Vua Hùng. Sự xuất hiện và tồn tại của Đền
17
Hùng và lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương là sự khẳng định niềm tin vào truyền
thống lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của lịch sử dân tộc ta.
1.3.1 Vị trí địa lý
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm ở phía Tây Bắc thành phố Việt Trì.
Tổng diện tích tự nhiên trên 1000 ha. Di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núi
Hùng. Núi Hùng còn được gọi là núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu
Lĩnh, núi Cả. Núi Hùng cao nhất vùng: 175m so với mặt nước biển, có cây
cối bốn mùa xanh ngắt thâm u với 458 loài cây cỏ, xưa kia có nhiều loài sơn
cầm dã thú. Các cụ già trong làng nói rằng núi Hùng giống như một chiếc
đầu rồng hướng về Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi
Pheo. Núi Vặn cao xấp xỉ núi Hùng (170m), núi Trọc cao 145m nằm giữa
núi Hùng và núi Vặn. Núi Hùng ngày nay thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy
Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Người xưa nói:
Từ núi Hùng nhìn ra :
Phía trước, ngã ba Việt Trì có hàng chục quả đồi thấp là đàn rùa bò từ
ao nước lớn lên.

Phía sau, mảnh đất làng Hy Sơn (Tiên Kiên) là hình một con phượng
cặp thư
Phía bên phải, quả đồi Khang Phụ(Chu Hóa) là hình một con hổ phục.
Phía bên trái, quả đồi An Thái (Phượng Lâu) hình vị tướng quân bắn
nỏ.
Làng Cổ Tích bên chân núi, nằm trên lưng một con ngựa ghì cương.
Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình là 99 con voi chầu về đất Tổ.
Xa xa phía tây dòng sông Thao nước đỏ, phía đông dòng sông Lô
nước xanh, như hai dải lụa màu viền làm ranh giói của cố đô xưa. Đặc biệt
không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm tỏa hương thơm.
Tương truyền Vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn
được vùng đất sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.
1.3.2 Lịch sử hình thành của Đền Hùng
18
Trước khi Đền Hùng xuất hiện ở khu vực mà ngày nay là khu di tích
lịch sử Đền Hùng, thì nơi đây cách ngày nay hàng ngàn năm, đã có một vị trí
đặc biệt ở giữa- cả về mặt địa bàn lịch sử xã hội- vùng tụ cư và khởi nghiệp
của cộng đồng cư dân và văn hóa trung tâm, đứng đầu một đất nước ở thời
đại Hùng Vương- chính là khu vực về sau và bây giờ đang được gọi là “khu
vực lịch sử văn hóa Văn Lang”, “Đất Tổ Hùng Vương”, “Khu di tích lịch sử
văn hóa Đền Hùng”. Đây không chỉ là cơ sở, mà còn là điều kiện môi trường
và lịch sử quan trọng để đến độ và đến tầm, thì Đền Hùng và lễ hội giỗ Tổ
Hùng Vương sẽ xuất hiện ở chính nơi đây chứ không phải một nơi nào khác.
Thời đại Hùng Vương, khu vực Đền Hùng từng giữ vị trí địa dân cư-
địa văn hóa quan trọng bậc nhất, hàng đầu ở trung tâm của nước Văn Lang
cổ xưa. Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, khi Thục Phán rời
kinh đô về Cổ Loa, thì khu vực Đền Hùng không còn giữ vị trí quan trọng
hàng đầu của đất nước. Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, khu dân khu
vực Đền Hùng đã có những di cư và biến động. Tới tận thế kỷ thứ X, khi đất
nước giành được độc lập, sự cố gắng phục hưng đất nước, phục hưng văn

hóa dân tộc của các vương triều Lý- Trần, đã đưa đất nước bước vào thời kỳ
mới của lịch sử- thời phục hưng của văn hóa Thăng Long.
Thời Lý- Trần là thời kì lịch sử mà hầu như tất cả các công trình
nghiên cứu đều nhận định là một thời kỳ thịnh vượng của Phật giáo và văn
hóa phật giáo. Từ cuối thiên kỷ I trước công nguyên, vừa ra khỏi đêm trường
Bắc thuộc, thế kỷ X sau công nguyên đã là thế kỷ của phật giáo. Tiếp đến
thế kỷ XI-XIV, triều đại Lý- Trần làm nhiệm vụ quản lý đất nước ở thời kì
này cũng là một triều đại sùng phật. Phật giáo thời Lý- Trần góp phần làm
nên sự phục hưng của đất nước trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội… trong
số này có sự mở mang thêm và mở mang lại những miền xa trung tâm của
đất nước. Với những biện pháp tích cực của sự mở mang đó, thường thấy
19
phổ quát là việc làm gắn bó và đồng bộ: Lập làng và xây chùa. Lập làng là
để mở mang đất nước, và xây chùa là để mở mang và cố kết cộng đồng làng.
Làng Cả là điểm tụ cư duy nhất sát gần ngọn núi thiêng cổ truyền: Núi Cả,
theo đứng mô hình của sự mở mang, cũng như quy luật của cuộc sống (lối
sống) đương thời, làng Cả xây chùa làng, “Đất vua chùa làng”. Địa điểm để
xây dựng loại hình tôn giáo tín ngưỡng này không phải đâu xa, vì núi Cả
ngự ngay trên đầu làng Cả.
Cư dân làng Cả là những người xây dựng các kiến trúc sớm nhất trên
núi Hùng- kiến trúc chùa, tháp- của tín ngưỡng phật giáo. Làng Cả sang thế
kỷ XV, dân cư phát triển dần dần về phía Đông vào sát chân núi Hùng, có
tên mới là làng Cổ Tích. Càng về sau cư dân càng phát triển nhanh, địa bàn
cư dân mở rộng sang phía Tây, hình thành thêm làng mới là làng Trẹo, làng
Vi, làng Trẹo thuộc Hy Cương, làng Vi thuộc Chu Hóa do sự phân chia hành
chính về sau. Một bộ phận dân cư nữa ra ở làng Tiên Kiên.
Lúc đầu làng Cả vẫn dựng đình ở làng để thờ Hùng Vương. Thế kỷ
XV, di đình ra khu giếng Mánh (Điếm Mánh), đình mới có tên là đình Cổ
Tích (đình Hy Cương), xây dựng lại ngôi chùa trên núi Hùng, đổi tên chùa
“Viễn sơn cổ tự” thành chùa “Thiên Quang Thiền Tự”. Các làng mới lập là

làng Trẹo, làng Vi cũng dựng đình làng trên đất làng, lập đền thờ Hùng
Vương trên núi Cả (núi Hùng). Những người dân làng Cả đã tạo nên một
“Cổ Tích ” trên đất đai của mình và tạo ra trên đỉnh cao thiêng liêng một
ngọn núi Cả, một công trình xây dựng để đồng nhất với thờ Trời, thờ Núi
với việc thờ tổ tiên- Vua Hùng, mà “Kính Thiên Lĩnh Điện” là tên gọi được
mỹ tự hóa. Từ thời điểm này núi Cả có tên là núi Hùng (tên chữ là Nghĩa
Lĩnh) nhờ có các ngôi Đền Hùng, là nơi chứa đựng vô số các lớp tín
ngưỡng: tín ngưỡng thờ thần Núi, thờ thần Lúa, thờ Phật, thờ Tổ tiên- các
Vua Hùng.
20
Tín ngưỡng và lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương lúc đầu mang tính địa
phương, chỉ một làng rồi một vùng, sau lan rộng trong toàn quốc.
Từ khi nhà Nguyễn điều hành đất nước (thế kỷ XVIII) đã đưa việc thờ
Hùng Vương vào “Miếu Lịch Đại Đế Vương”, thờ các vị khai quốc công
thần các đời trước. Các Vua nhà Nguyễn theo lệ cứ 5 năm (vào những năm
chẵn 4 chẵn 10), Nhà nước đứng ra tổ chức lễ hội giỗ Tổ, những năm lẻ địa
phương đăng cai tổ chức. Diễn trường trung tâm của lễ hội là núi Hùng và
vùng xung quanh chân núi. Thời gian vẫn là 3 ngày, nhưng tới năm Khải
Định thứ 2 (1917), quan tuần phủ Lê Trung Ngọc xin bộ lễ ấn định ngày
Quốc lễ vào ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch (tức là trước ngày húy của Vua
Hùng một ngày), ngày 11 để dân sở tại làm lễ.
1.3.3 Quá trình trùng tu
Kiến trúc hiện thấy là của thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Bản ngọc phả
Đền Hùng viết thời Trần, năm Hồng Đức nguyên niên đời Lê Thánh Tông
(1470) soạn lại, và năm Hoàng Định thứ nhất đời Lê Kính Tông (1601) sao
chép, nói rằng trên núi Nghĩa Lĩnh có mộ Vua Hùng thứ 6, Đền Thượng, hai
cột đá thề của Thục Phán, Đền Trung, Đền Hạ, chùa. Đền Giếng có lẽ làm
vào cuối đời Lê, vì trong bản sắc chỉ của Vua Quang Trung giao cho xã Hy
Cương làm dân trưởng tạo lệ đã có nói đến đền Giếng.
Năm 1874 vua Tự Đức nhà Nguyễn sai Tổng đốc Tam tuyên Nguyễn

Bá Nghi xây lại đền Thượng và xây Lăng. Trong dịp đại trùng tu 6 năm liền
(1917-1922) nhân dân 18 tỉnh Bắc Bộ cung tiến 6000 đồng Đông Dương tôn
tạo đền Thượng, Lăng và đền Giếng. Nhà tưu sản Nghĩa Lợi cung tiến 1000
đồng Đông Dương xây 539 bậc xi măng. Nhà tư sản Đồng Thuận cung tiến
200 đồng Đông Dương xây cổng chính.
Qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc Hậu Lê chỉ còn Đền Trung, đền Hạ
và Gác Chuông. Đền Thượng, Lăng, đền Giếng, cổng chính và cổng đền
Giếng là của thời Nguyễn. Hệ thống kiến trúc đền đài, lăng tẩm trên 3 tầng
21
núi này rất hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo tâm lý hoài cổ nhờ về thời
Vua Hùng. Đó chính là truyền thống kiến trúc tín ngưỡng, thể hiện tầm văn
hóa của dân tộc.
1.3.4 Các di tích kiến trúc thờ tự tại Đền Hùng
Quần thể kiến trúc, tín ngưỡng di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm:
Cổng đền
Được xây dựng năm Khải Định thứ 2 năm 1917. Cổng xây kiểu vòm
cuốn cao 8,5m; hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một vòm cửa
cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm cuốn nhỏ hơn, bốn góc tầng
mái trang trí rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù
điêu hai võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp,
ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một của cổng có đề bức đại tự “Cao Sơn
cảnh hành”. Mặt sau cổng đắp hai con hổ là biểu hiện sức mạnh, tầng dưới là
hiện thân vật canh giữ bảo vệ thần.
(xem ảnh 1)
Đền hạ
Được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII- XVIII. Kiến trúc
kiểu chữ nhị gồm hai tòa: tiền bái và hậu cung, mỗi tòa ba gian, cách một
khoảng lộ thiên 1,5m . Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối đầu vào đầu
kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu
cung, hai bên đắp phù điêu một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc thẳng, không

trang trí mỹ thuật. mái lợp ngói mũi, loại ngói được sử dụng rộng rãi trong
những công trình kiến trúc thời hậu Lê.
Trong đền đặt bốn cỗ long ngai, ba cỗ long ngai chính diện có bài vị
thờ: Ất sơn Thánh vương vị, Đột Ngột cao sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế
Thánh vương vị, Viễn sơn thánh vương vị.
22
Cỗ long ngai thứ tư không có bài vị, trong văn tế thời phong
kiến ghi thờ hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là hai con gái vua
Hùng thứ 18.
(xem ảnh 3)
Nhà bia
Được xây dựng năm 1917, kiến trúc hình lục giác, có sáu mái. Trên
đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bia bên trong, bên
ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.
Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi việc tu sửa đường lên núi Hùng,
hiện nay đặt tấm bia đá, nội dung ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về thăm Đền Hùng ngày 19- 9- 1954.
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”.
Chùa Thiên Quang
Chùa được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII- XIV) có tên gọi là “Viễn
Sơn Côt Tự”. Đến thế kỷ XV, chùa được xây dựng lại đổi tên là “Thiên
Quang Thiền Tự”. Đến thời Tự Đức năm thứ 3 (1850) chùa được xây lại
theo kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Hiện nay cấu trúc chùa được xây lại
theo kiêu chữ công gồm ba tòa là: Tiền đường (năm gian), thiêu hương (hai
gian), tam bảo (ba gian). Các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối
đầu vào cột xây, kèo suốt cài nóc. Hành lang phía ngoài có hàng cột bằng gỗ
xung quanh chùa. Mái chùa được lợp bằng ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc
tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt, chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.
(xem ảnh 2)

23
Tháp sư: có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen.
Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá kể
về các vị hòa thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.
Tam quan (gác chuông) được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm ba gian,
hai tầng mái bốn vì kèo cột kiểu chồng rường kết hợp với kẻ bảy. Trong tam
quan có ba bia:
+ Bia thứ nhất: “Nhất bản xã tín thí”: là bia công đức của xã.
+ Bia thứ hai: “Sửa đường lên núi Hùng”
+ Bia thứ ba: “Bài ký khắc trên bia ghi việc trùng tu chùa Thiên
Quang”
Đền Trung (Hùng Vương tổ miếu)
Tương truyền đây là nơi Vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng du ngoạn
ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã
truyền ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo.
Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhất. Đền có ba gian quay về hướng
nam. Dài 7,2m rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột, kèo cầu quá
giang gối ghé vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở ba cửa. Hai cửa
bên hẹp, cửa giữa rộng có chắn song và bốn cánh. Hai đầu đóc trang trí hai
vỉ ruồi.
Đền Trung thờ tự giống như đền Hạ. Ba gian và đầu đốc đặt bốn bệ thờ,
trên đặt ba long ngai, ba bài vị. Ban chính giữa đồ thờ để thất sự, hai gian
bên để ngũ sự, gian đầu đốc để tam sự. Các đồ thờ tự đều được sơn son thếp
bạc phủ hoàng kim, có niên đại hầu hết vào thời Nguyễn. Trong đền treo ba
bức hoành phi có nội dung:
24
Hùng Vương tổ miếu (miếu thờ tổ Vương) (gian giữa).
Hừng Vương linh tích (vết tích linh thiêng của Vua Hùng) (bên trái).
Triệu tổ Nam bang (tổ muôn đời của nước Nam) (bên trái).
Trong đền có bốn cỗ long ngai, ba cỗ long ngai chính diện có bài vị thờ

ghi:
Ất sơn Thánh vương vị.
Đột Ngột cao sơn Cổ Việt Hùng thị thập bát thế Thánh vương vị.
Viễn sơn thánh vương vị.
Cỗ long ngai thứ tư không có bài vị, trong văn tế ghi thờ hai bà công chúa
Tiên Dung và Ngọc Hoa con giá Vua hùng thứ 18.
(xem ảnh 11)
Đền Thượng và lăng trên đỉnh núi.
Đền Thượng
Tương truyền thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi
Nghiã Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời
đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt nhân
khang vật thịnh. Đền được làm theo kiểu chữ vương, kiến trúc đơn giản, kèo
cầu không có trạm trổ, nền được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà
chuông thống (cấp 1); đại bái (cấp 2); tiền tế (cấp 3) và hậu cung (cấp 4).
(xem ảnh 4)
Lăng Hùng Vương
25

×