Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong quá trình nhận thức hệ mặt trời qua các thời kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.58 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ HỌC
HÀ THỊ HẢI YẾN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG QUÁ
TRÌNH NHẬN THỨC HỆ MẶT TRỜI QUA CÁC THỜI KỲ
Chuyên ngành: Hoá Vô Cơ
Khoá học 2008 - 2010
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng
Huế, tháng 12 năm 2008
i
Mục lục
Mục lục i
Chương 1. Mở đầu 1
1.1. Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3. Mục đích của đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.4. Giới hạn của đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Chương 2. Nội dung 4
2.1. Những sự phát triển ban đầu của thiên văn học. . . . . . . . . . . . . . . . 4
2.2. Thiên văn học theo quan niệm của người Hi Lạp cổ đại. . . . . . . . . . . . 5
2.3. Hai mô hình trái ngược nhau để giải thích Hệ mặt trời trong lịch sử nhân
loại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.3.1. Mô hình Địa tâm ( The Geocentric Model) . . . . . . . . . . . . . . 6
2.3.2. Mô hình Vũ trụ của Copernicus (The Copernican model of the
Universe) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.4. Các định luật chuyển động của các hành tinh. . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.5. Phương pháp thực nghiệm điểm mấu chốt quan trọng để chứng tỏ sự đúng


đắn của Hệ nhật tâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
Chương 3. Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
1
Chương 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Con người đã đến được Mặt Trăng, đã đưa các dụng cụ nghiên cứu đến các thiên
hà xa xôi, đã đặt được các trạm nghiên cứu ngoài không gian, đã dương được tầm mắt
của mình vào vũ trụ bao la. Thế nhưng, quá trình nhận thức cho đúng đắn về Hệ mặt
trời cũng như toàn vũ trụ đó là một quảng thời gian dài, đầy cam go và thử thách.
Lúc đầu, con người nhìn nhận vũ trụ từ các phỏng đoán sơ khai, rồi đúc rút thành
các kinh nghiệm truyền lại cho đời sau. Các thế hệ đi sau tiếp thu, bổ sung để hoàn chỉnh
lại thậm chí phủ định các phát kiến của những người đi trước nếu các phát kiến đó là
trái với khoa học. Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển. Đó là quảng thời gian
dài đấu tranh giữa các tư tưởng trái ngược nhau mà nổi bật nhất là cuộc đấu tranh giữa
tư tưởng ủng hộ Hệ địa tâm và ủng hộ Hệ nhật tâm, cuối cùng thì Hệ nhật tâm của
Copernicus đưa ra đã đủ sức thuyết phục, đã đủ bằng chứng khoa học để đánh đổ tư
tưởng ủng hộ Hệ địa tâm, tư tưởng mà được giáo hội và nhà thờ áp đặt một cách độc
đoán, phủ nhận tính đúng đắn khách quan của khoa học tự nhiên.
Với các phát kiến khoa học vĩ đại ở cuối thế kĩ XX về mọi lĩnh vực. Trong ngành
thiên văn chúng ta cần phải kể đến, năm 1957 Liên Xô (cũ) lần đầu tiên trong lịch sử
phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik, đánh dấu cho bước tiến mới trong khoa học
truyền thông tin, khoa học vũ trụ, khoa học thiên văn.
Ngày 24 tháng 12 năm 1968, một tàu vũ trụ Apollo đã ở trên quỹ đạo xung quanh
Mặt Trăng (không định đổ bộ). Nhà du hành vũ trụ Lovell gửi bức thông điệp vô tuyến
sau đây về trái đất, tới cử toa gồm nhiều triệu người: ”sự hiu quạnh mênh mông... của
mặt trăng...làm cho bạn nhận thức những gì bạn có ở trên mặt đất” (vast loneliness...of
the moon... makes you realize just what you have back there on the Earth). Nhà du hành
2

vũ trụ Anders bổ sung thêm một lời mô tả trái đất: ”màn độc nhất trong vũ trụ... rất
mỏng manh... nó làm tôi nhớ đến sự trang trí của cây thông Nô-en” (the only color in
the universe... very fragile...it reminded me of a Christmas tree ornament). Lần đầu tiên
trong lịch sử, nhờ bức thông điệp vô tuyến này và một bức ảnh trái đất được truyền về
từ mặt trăng, con người trên trái đất có được một hiểu biết về kích cở nhỏ bé của trái
đất.
Năm 1969, Amstrong là người đầu tiên đổ bộ xuống Mặt trăng và đến cuối năm
1972 có thêm năm cuộc đổ bộ nửa xuống Mặt trăng. Rồi đến các con tàu vũ trụ thăm
dò khác. Hai con tàu vũ trụ mang tên Voyager của Mỹ được phóng đến miền không
gian bên ngoài của Hệ mặt trời vào năm 1977. Mỗi con tàu có khối lượng 103 kg. Cả hai
tàu thám hiểu Mộc Tinh năm 1979, thám hiểu Thổ Tinh vào năm 1980 và 1981. Sau đó,
Voyager II đi qua Thiên Vương Tinh vào năm 1986, đi qua Hải Vương Tinh vào năm
1989 và tiếp tục đến các vùng xa xôi hơn. Tàu Voyager I chu du vào vùng không gian
bên ngoài của Hệ mặt trời nhưng không đi gần bất cứ hành tinh nào. Voyager là vật thể
nhân tạo ở xa chúng ta nhất.
Ngày nay, trên thế giới có các cơ quan chuyên nghiên cứu về thiên văn học và rút ra
cho chúng ta các kết luận chính xác nhất về Hệ mặt trời cũng như toàn vũ trụ. Với các lí
do nêu trên, tôi chọn đề tài: ”Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng trong Quá
trình nhận thức Hệ mặt trời qua các thời kỳ”. Để làm đề tài Tiểu luận Triết
học của mình với mong muốn giúp cho mọi người có cái nhìn đúng đắn nhất về Hệ mặt
trời, nơi mà có Trái đất, hành tinh xanh của chúng ta.
Công việc tìm hiểu đề tài và nghiên cứu khoa học là một công việc vô cùng quan
trọng và thường xuyên cho mọi người, mọi đối tượng nhất là các học viên Cao học. Để
thực hiện nguyên lý của Đảng về vấn đề giáo dục "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" làm cho kiến thức mọi người ngày
một nâng cao và khắc sâu gắn liền với thực tế xã hội. Đó là một trong những nguyên
nhân để tôi lựa chọn đề tài này.
3
1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã thu thập tài liệu, sách báo từ đó tập hợp lại

thành đề tài hoàn chỉnh.
1.3. Mục đích của đề tài.
Đi tìm hiểu sự phát triển của thiên văn học nói chung và đi sâu tìm hiểu sự phát
triển của thiên văn học nhưng trong giới hạn Hệ mặt trời thông qua quan điểm của các
nhà thiên văn trong lịch sử.
Vận dụng các quy luật của Triết học Mác-Lê Nin để soi vào vào.
1.4. Giới hạn của đề tài.
Do thời gian nghiên cứu còn khiêm tốn và trong khuôn khổ của một tiểu luận môn
học. Chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến sự phát triển của thiên văn học thông qua các
nhà thiên văn nổi tiếng, chúng tôi chỉ dẫn chứng qua các quan điểm nói về Hệ mặt trời
mà thôi.
4
Chương 2.
NỘI DUNG
2.1. Những sự phát triển ban đầu của thiên văn học.
Các nền văn minh cổ đã thu được những kinh nghiệm về sự thay đổi khí hậu và thời
tiết qua các quảng thời gian dài.
Khoảng 3000 ngàn năm về trước, các nền văn minh ở các lưu vực sông Nin (Ai
Cập), sông Tigơrơ (Babilon), sông Hằng (Ấn Độ) và sông Hoàng Hà (Trung Quốc)
đã biết cách xác định thời gian của các mùa cũng như sự dâng nước của các con sông
tương ứng với việc gieo trồng và thu hoạch mùa màng. Người Trung Quốc, Hi Lạp và Ai
Cập bên cạnh suy đoán về nguồn gốc của Vũ trụ còn xây dựng được các lịch dựa trên
sự chuyển động của Mặt Trăng và sự thay đổi của các mùa. Ngày nay, chúng ta sử dụng
dương lịch, là lịch được tạo ra muộn hơn rất nhiều so với lịch của người Trung Quốc, Hi
Lạp và Ai Cập. Những tri thức thiên văn sơ khai ban đầu này đã có ảnh hưởng lớn tới
sự phát triển nông nghiệp trong các nền văn minh cổ và một số nơi như thung lũng sông
Nin, mùa màng phụ thuộc hoàn toàn vào việc dự đoán sự dâng nước của sông Nin. Như
vậy, chúng ta nhận thấy rằng, những nổ lực nhằm giải thích các hiện tượng thiên văn đã
được thúc đẩy bởi việc xem xét thực tế. Vì thời kì cổ đại tri thức con người còn bị hạn
chế nên Thiên văn học đã liên quan một cách tự nhiên với các quan điểm tôn giáo. Người

Ai Cập xem các ngôi sao, các chòm sao sáng là các vị thần đã sáng tạo ra vũ trụ. Họ thờ
các vị thần Mặt trời, Mặt trăng... Ở Trung Quốc, triết lí sống trung thành với hoàng đế
được mô tả một cách sinh động như các thần dân bao quanh thượng đế, giống như các
ngôi sao quay quanh sao Bắc cực. Người Babilon tin rằng các vị thần có thể dẫn dắt đời
sống con người. Như vậy, cùng với sự xuất hiện của tri thức, các quan điểm tôn giáo cũng
sớm được xuất hiện.

×