Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

QUY CHE LAM VIEC CUA CO QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.07 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT CẦU KÈ Trường THCS Phong Phú B ----------------------Số: 81/QĐ/Tr THCS. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đôc lâp –Tự do –Hanh phúc ----------------------Phong Phú, ngày 29 tháng 9 năm 2012. QUYẾT ĐỊNH (V/v ban hành quy chế làm việc của trường THCS Phong Phú B) ----------------------------------HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ B - Căn cứ vào Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; - Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; - Căn cứ Quyền hạn của Hiệu trưởng; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Quy chế làm việc của cơ quan trường THCS Phong Phú B. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 66/QĐ/Tr THCS, ngày 07/10/2011 của Hiệu trưởng trường THCS Phong Phú B ban hành Quy chế làm việc của trường; Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Điều 3. Các tổ, bộ phận và tất cả cán bộ, giáo viên , nhân viên có liên quan trong nhà trường có trách nhiệm triển khai và thực hiện tốt Quyết định này. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. -PGD-ĐT Cầu Kè (b/c) -Như điều 3 (h/h) -Lưu VP. Mai Văn Năm. PHÒNG GD-ĐT CẦU KÈ. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THCS Phong Phú B -----------------------. Đôc lâp –Tự do –Hanh phúc -----------------------. QUY CHẾ LÀM VIÊC CỦA TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ B (Ban hành kèm theo QĐ số:81 /QĐ/Tr THCS , ngày 29/9 /2012 của Hiệu trưởng trường THCS Phong Phú B) ---------------------CHƯƠNG I CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHUNG Điều 1: Trường THCS Phong Phú B là cơ quan chuyên môn của Ủy Ban Nhân Dân xã Phong Phú, là hệ thống tổ chức quản lý giáo dục của Phòng giáo dục & đào tạo Cầu Kè, chịu trách nhiệm trước Ủy Ban Nhân Dân xã và Phòng giáo dục & đào tạo; thực hiện các chức năng quản lý Nhà Nước về giáo dục cấp xã do Phòng giáo dục & đào tạo và Ủy Ban Nhân Dân xã giao phó. Điều 2: Hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp chỉ đạo, thực hiện chức năng quyền hạn của thủ trưởng đơn vị; chịu trách nhiệm trước Ủy Ban Nhân Dân xã và Phòng giáo dục & Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Các bộ phận chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm điều hành các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ quan trường học. CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG VÀ CÁC BỘ PHẬN. Điều 3: Nhiêm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng (thực hiện theo khoản 1 điều 19 của điều lệ trường THCS, THPT), cụ thể: a). Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.. b). Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2 điều 20 của điều lệ trường THCS, THPT; c). Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; d). Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; đ). Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ của học sinh và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; e). Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; g). Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> h). Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; i). Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được giao. Điều 4: Hiệu trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng đơn vị và nguyên tắc tập trung dân chủ, là người có quyền hạn cao nhất quyết định cuối cùng trong mọi hoạt động công tác chính quyền trong nhà trường. Điều 5: Nhiệm vụ quyền hạn của phó Hiệu trưởng (thực hiện theo khoản 2 điều 19 của Điều lệ trường THCS, THPT), cụ thể: a)Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; b)Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; c)Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền; d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Điều 6: Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên thực hiện theo Điều 31, 32 của Điều lệ trường THCS, THPT Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận; 1/ Nhiệm vụ chung: -Các bộ phận của nhà trường có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng; phó Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm điều hành giải quyết các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc được giao. -Khi có những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch và vượt quá thẩm quyền thì các bộ phân phải báo cáo xin ý kiến của Hiệu trưởng. -Quan hệ giữa các bộ phận là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ chủ động kết hợp, bàn bạc, trao đổi thống nhất để thực hiện tốt kế hoạch. -Báo cáo hoạt động công tác hàng tháng cho Hiệu trưởng bằng văn bản vào ngày 25 hàng tháng (nếu ngày 25 trùng ngày chủ nhật thì dời đến ngày thứ hai). 2/ Nhiệm vụ cụ thể của các tổ bộ phận: 2.1/ Tổ chuyên môn : Môi tổ chuyên môn có môt tổ trưởng chịu sự quản lý chỉ đạo Hiệu trưởng, do Hiêu trưởng ra quyết đinh bổ nhiêm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ cụ thể như sau: -Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động khác của nhà trường; -Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành; -Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. -Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. - Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 2.2/ Tổ văn phòng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Sinh hoạt 2 tuần/ lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. 2.3/ Bộ phận công đoàn: - Phối hợp với Hiệu trưởng để chuẩn bị các văn kiện chuẩn bi Hội nghị cán bộ công hàng năm vào tháng 9; - Lập kế hoạch thi đua cho năm học và trình hội đồng thi đua xem xét trước khi tổ chức thực hiện. Phát động cho giáo viên đăng ký thi đua ngay đầu năm học và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả; - Thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy đinh; báo cáo công khai kinh phí thu chi trước hội đồng sư phạm; - Thường xuyên quan tâm chăm lo đến đời sống, chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 3.2/ Đoàn hanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh -Lập kế hoạch đầy đủ để tổ chức thực hiện; tổ chức sinh hoạt đúng định kì; thu đoàn phí đầy đủ và công khai việc thu chi cụ thẻ rõ ràng; -Thành lâp đội tự quản trong học sinh và tổ chức hoạt động. 3.3/ Đội TNTP Hồ Chí Minh: - Chuẩn bị kế hoạch tổ chức Đại hội liên đội trong tháng 9 hàng năm; - Tổ chức và quản lý thi đua trong học sinh. Duy trì tốt các hoạt động đoàn đội trong nhà trường; - Thành lập đội nghi thức mẫu và đội hát Quốc ca; Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp và các ngày chủ điểm; - Thực hiện tốt phong trào kế hoạch nhỏ….., báo cáo việc thu chi quỹ đội cho Hiệu trưởng vào cuối quý. 3.4/ Giáo viên chủ nhiệm lớp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau -Nhiệm vụ: a/ Xây dựng các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; b/ Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng; c/ Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; d/ Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; đ/ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. -Quyền hạn: a)Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; b)Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; c)Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; d)Được quyền cho phép học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đ)Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. 3.5/Văn thể mỹ: - Kết hợp với giáo viên bộ môn dạy thể dục kiểm tra hoạt động thể dục giữa giờ của học sinh. Thành lập đội tuyển thể dục thể thao cấp trường, tổ chức tập luyện, bồi dưỡng tham gia thi đấu cấp Huyện, Tỉnh. -Phối hợp với giáo viên dạy âm nhạc, với tổng phụ trách đội tập luyện cho học sinh những bài hát mới để các lớp tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ. -Phối hợp với tổ chuyên môn, các bộ phận đoàn thể trong nhà trường tổ chức sinh hoạt văn nghệ , thể dục thể thao và sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cho học sinh… 3.6/Thư viện: -Quản lý thư viện, phân phối và cấp phát cho học sinh và giáo viên mượn các tài liệu, SGK, SGV cần thiết để phục vụ cho việc dạy và học. -Thường xuyên cập nhật tài liệu và SGK, SGV mới vào sổ sách. Tổ chức kiểm kê thư viện 2 lần/ năm. -Thực hiện hồ sơ sổ sách đầy đủ theo quy định; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những hư hỏng, mất mác của thư viện (nếu không có lý do). -Tổ chức trực và làm việc đúng giờ quy định. 3.7/Thiết bị: -Quản lý phòng thiết bị; thực hiện đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy đinh. Sắp xếp phòng thiết bị ngăn nắp, khoa học; thường xuyên vệ sinh các thiết bị dạy học. -Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những hư hỏng, mất mác của phòng thiết bị (nếu không có lý do). -Trực và làm việc đúng giờ quy định. Tổ chức kiểm kê thiết bị 2 lần/ năm. 3.8/Tài vụ: Giúp việc cho Hiệu trưởng các công việc cụ thể sau: a)Kế toán: -Giúp Hiệu trưởng quản lý, kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong nhà trường. -Cấp phát đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên , nhân viên trong nhà trường. -Lập dự toán kinh phí năm,quý, tháng; thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định; quyết toán chính xác, kịp thời . -Kiểm tra ,tổng hợp và báo cáo việc thu học phí và các khoản thu khác hàng tháng cho Hiệu trưởng. b)Thủ quỹ: -Nhận tiền và giữ tiền, cấp phát tiền đúng quy định; không được tạm ứng, chi xuất khi chưa có đầy đủ chứng từ và ý kiến của Hiệu trưởng. - Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. - Kết hợp với kế toán giám sát kiểm tra việc thu học phí và các khoản thu khác. 3.9/ Y tế: - Phát động học sinh tham gia các loại hình bảo hiểm đạt chỉ tiêu từ 80% trở lên. - Thực hiện tốt khâu tuyên truyền và chống các loại dịch bệnh. - Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. - Thực hiện tốt khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Điều 8: Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao các bộ phận chủ động thực hiện và xử lý công việc. Quan hệ giữa các bộ phận là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, chủ động kết hợp bàn bạc, trao đổi nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Nếu có vấn đề khó khăn vướng mắc thì chủ động phối hợp, bàn bạc giữa các bộ phận và xin ý kiến Hiệu trưởng quyết định. Điều 9: Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền giải quyết các vấn đề có liên quan, thay mặt Hiệu trưởng điều hành các công việc khi Hiệu trưởng đi vắng và chịu trách nhiệm về việc đã giải quyết, sau đó báo cáo lại với Hiệu trưởng về những việc đã giải quyết. CHƯƠNG III CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỘI HỌP, TRỰC BAN Điều 10: 1-Chế độ sinh hoạt,hội họp. -Họp Ban giám hiệu 1lần /tháng (trừ trường hợp đặc biệt có thể họp đột xuất). Họp liên tịch giữa Ban giám hiệu với các tổ chức đoàn thể 1lần/ tháng (trừ trường hợp đặc biệt có thể họp đột xuất). -Họp hội đồng sư phạm 1lần/ tháng (trừ trường hợp đặc biệt có thể họp đột xuất). Họp chuyên môn 2 tuần/ lần. -Họp giao ban giữa Hiệu trưởng với các bộ phận 1 lần/ tuần vào ngày thứ 6 hàng tuần để nghe báo cáo, cung cấp thông tin, bàn kế hoạch công việc, tham mưu và nhận chỉ đạo của Hiệu trưởng giải quyết những công việc cần thiết trong tuuần, tháng.. -Công đoàn cơ sở họp 1 lần/ tháng để triển khai kế hoạch công tác, lắng nghe ý kiến của quần chúng. 2-Trực ban. -Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực hàng ngày tại cơ quan trường học để theo dõi giải quyết các vấn đề có liên quan. -Chủ tịch công đoàn cơ sở có trách nhiệm trực để theo dõi ngày giờ công của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Điều 11: Thực hiện quy chế chuyên môn (thực hiện theo hướng dẫn số 18/HD.SGDĐT, ngày 07/9/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh v/v hướng dẫn thực hiện hoạt động chuyên môn) Điều 12: Các cuộc hội họp mang tính chất chuyên đề, sinh hoạt chủ điểm, tham quan, giao lưu, cắm trại… các bộ phận phải lập chương trình kế hoạch trình Hiệu trưởng xem xét ký duyệt trước ít nhất 1 tuần. CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ ĐI CÔNG TÁC, HỘI HỌP VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO Điều 13: -Hiệu trưởng đi công tác ủy quyền lại Phó Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề hành chính mang tính chất sự vụ, sự việc..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Phó Hiệu trưởng, bộ phận, giáo viên đi công tác hội họp phải báo cáo với Hiệu trưởng, sau khi trở về phải báo cáo lại kết quả, nội dung của chuyến đi công tác . Giáo viên đi công tác Phó Hiiệu trưởng hoặc tổ trưởng phân công giáo viên khác dạy thay nếu không phân công dạy thay được thì bản thân người đi công tác phải có trách nhiệm dạy bù cho kịp chương trình. Điều 14: -Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm báo cáo đúng quy định; nộp báo cáo công tác tuần và trình Hiệu trưởng ký duyệt kế hoạch tuần vào ngày thứ 7 hàng tuần. -Nộp báo cáo tháng vào ngày 25 hàng tháng (nếu trùng ngày nghỉ thì nộp vào ngày liền kề tiếp theo). -Văn phòng và thư kí có trách nhiệm nhận báo cáo và tổng hợp báo cáo trình Hiệu trưởng. CHƯƠNG V CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, TÁC PHONG, NGHỈ PHÉP VÀ Ý THỨC BẢO VỆ CƠ QUAN Điều 15: Giờ làm việc của cơ quan trường học thực hiện theo quy định của Nhà nước. Điều 16: Tác phong , ăn mặc của cán bộ, giáo viên, nhân viên khi đến cơ quan trường học. -Nam mặc áo sơ mi bỏ áo vào quần; nữ mặc áo dài, complê hoặc áo sơ mi bỏ áo vào quần tây; đi giầy hoặc dép có quay hậu, đeo thẻ công chức; giáo viên dạy thể dục phải mặc trang phục thể dục khi lên lớp. -Cán bộ, giáo viên, nhân viên có mùi rượu, bia không được lên lớp, không được vào hội họp; không mặc quần jin, áo thun (trừ giáo viên dạy thể dục), không đi dép lào, nữ không đi guốc khi lên lớp hoặc đến cơ quan trong giờ hành chánh. -Giáo viên sống nhà công vụ phải thực hiện gọn gàng, ngăn nắp, văn minh. -Cán bộ, giáo viên, nhân viên nghỉ phải viết đơn xin phép trước 1 ngày (trừ trường hợp ốm đau đột xuất hoặc gia đình có hữu sự) ; nghỉ từ 1 đến 3 ngày Hiệu trưởng ký giấy phép, nghỉ trên 3 ngày phải xin phép Phòng Giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng không giải quyết nghỉ nhiều đợt liên tục quá số ngày qui định. CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17: Căn cứ vào quy chế làm việc Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng , tổ trưởng chuyên môn ,các bộ phận và giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm sắp xếp, xây dựng kế hoạch cho từng công việc cụ thể đảm bảo cho nhà trường phát huy tốt quyền lực quản lý Nhà nước về giáo dục ở cấp cơ sở; Quy chế này đã được thông qua hội đồng sư phạm và thống nhất tổ chức thực hiện. Quy chế sẽ được sửa đổi bổ sung, điều chỉnh khi cần thiết đúng với chủ trương của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, và những kiến nghị hợp lý của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký./..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nơi nhận. HIỆU TRƯỞNG. -PGD-ĐT Cầu Kè (b/c) -CB-GV-NV trường (th/h) -Lưu VP. Mai Văn Năm.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×