Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thi phap ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.37 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ</b>
<b>ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh quê nhà làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết... Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi </b>
<b>nhớ bao trùm nhất trong anh đó là quê nhà.</b>


Đất nước ta, xứ sở của bốn mùa hoa lá, cỏ cây và thơ ca nhạc hoạ. Tự hào biết bao, dân tộc ta, con người
Việt Nam ta vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, chất phác, cần cù nhưng rất lạc
quan. Thử đọc lên mấy vần ca dao, ta đã thấy xốn xang trong lòng như muốn được sẻ chia nỗi nhớ của
người đi xa:


<i>“Anh đi anh nhớ quê nhà</i>
<i>Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương</i>


<i>Nhớ ai dãi nắng dầm sương</i>


<i>Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao” (Ca dao)</i>


Người xưa đã đóng góp cho kho tàng văn học dân gian những áng thơ hay đến như vậy, mà chẳng để lại
bút danh nào cho đời sau cảm thán. Thật dung dị, thật chân thành tác giả mở đầu bằng một lời thổ lộ, như
tâm sự, giải bày mà tha thiết biết bao:


<i>“Anh đi anh nhớ quê nhà…”</i>


Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên trong nỗi nhớ đầu tiên ập đến với anh đó là nhớ quê nhà,
phải là “quê nhà” chứ không thể là một thứ gì khác được. Q hương, chiếc nơi cuộc đời của mỗi con
người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Hình ảnh q nhà cứ ùa vào ký
ức của anh, làm cho nỗi nhớ trong anh càng da diết, chân thành.


<i>“Anh đi anh nhớ quê nhà”</i>


Ảnh: Phương Thảo



Một nỗi nhớ chúng ta từng bắt gặp trong thơ Đỗ Trung Quân. Nỗi nhớ đầu tiên, nỗi nhớ bao trùm nhất trong
anh đó là quê nhà nhưng ở đó có gì, những gì đã làm cho anh phải thốt lên như vậy. Thì ra, thật đơn giản
nhưng lại quá gần gũi và gắn bó với anh: Những bát canh rau muống, những quả cà dầm tương, những
món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh lớn khôn, đầy lông đủ cánh. Giờ đây anh đi, canh rau
muống chắc đến nơi nào cũng có nhưng làm sao sánh được loại rau ở ao làng. Cà dầm tương chắc cũng
nhiều nơi có nhưng sao có thể bì được với loại cà ở q, bởi nó chính từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha,
của những người thân thiết làm ra, mà cái hương vị ấy đã hoà vào máu thịt, vào hơi thở của anh. Phải
chăng vì vậy, trong anh nỗi nhớ cứ dồn lên, những tình cảm gần gũi và tha thiết:


<i>“Nhớ ai dãi nắng dầm sương…”</i>


Một triết lý cũng hình thành trong ca dao: Có sản phẩm ắt phải có người lao động, bàn tay của người trồng
tỉa, bón chăm, sương nắng dãi dầu mà lẽ ra anh phải là người xẻ chia gánh vác.“Nhớ ai dãi nắng dầm
<i>sương…”, câu thơ còn diễn tả tâm hồn yêu lao động, hiểu lao động của người đi xa. Câu thơ như dồn dập </i>
trào dâng nhiều nỗi nhớ, điệp từ nghi vấn “Nhớ ai” như vừa đặt ra câu hỏi, như vừa tự trả lời, bộc bạch một
nỗi nhớ sâu xa, hình ảnh cơ thơn nữ có đơi tay mềm mại, dịu dàng với vẻ đẹp tự nhiên được tôn lên qua lao
động:


<i>“Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhớ nhung quyến luyến của người đi xa. Có lẽ đó là điều cần đạt của khổ thơ, là giá trị chân lý đúng đắn
nhất đối với người ra đi vì nghĩa lớn. Những nỗi nhớ cứ ào ạt, xô tới nghe dập dồn là vậy nhưng thiết tha,
thôi thúc làm sao. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia, hố thân thành những lời dặn dị, những tâm sự
chân thật giúp người ở quê nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh để đạt đến mục đích
cao cả.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×