Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

skknduthi20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.97 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chon đề tài: Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội và là tiêu chí đánh giá sự tồn tại và phát tiển của một quốc gia. Vì giáo dục cung cấp nhân lực và nhân tài cho xã hội. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển rất nhanh. Nước ta đang trong thời hội nhập quốc tế . Như vậy để lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốc gia phát triển trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải có trình độ ngoại ngữ nhất định, mà tiếng anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, là phương tiện giao lưu hữu hiệu nhất. Vì thế ,tiếng Anh là một môn học không kém phần quan trọng đối với thế hệ trẻ đặc biệt là thế hệ học sinh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và trong dạy học ngoại ngữ, những định hướng đổi mới này càng đúngvì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Điều này có nghĩa là giáo viên phải phối hợp rèn luyện đồng thời cả 04 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh. Giao tiếp là mục đích học cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, tôi quyết định viết đề tài “Một số thủ thuật rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh lớp 6” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học. 2. Cơ sở lý luận - Căn cứ nghị quyết 40/2000/QH10 của quốc hội về chương trình giáo dục phổ thông. - Các chuyên đề của sở, phòng giáo dục và Đào tạo về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông. - Tài liệu “Một số vấn đê về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, xuất bản năm 2002..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Cơ sở thực tiễn Dạy và học ngoại ngữ khác với các môn học khác là thời gian thực hành ở lớp nhiều sau mỗi phần bài mới. Trong thực tế, khi học tiếng Anh thì học sinh rất ít khi thực hành đúng ngay lần đầu và nhìn chung giáo viên khó phát huy được đối tượng học sinh vì thường là lớp đông, thời gian có hạn. Hơn nữa việc sữa lỗi cho học sinh khi thực hành tại lớp mỗi giáo viên có những phương pháp khác nhau. Có người cho rằng không bao giờ để học sinh mắc lỗi, nếu mắc lỗi thì dừng lại và sửa chữa ngay cho học sinh, có người cho rằng phải liên tục sửa nhưng chỉ gợi ý hoặc có những người dùng phương pháp lấy chính học sinh sửa cho học sinh...Có rất nhiều phương pháp nhưng không phương pháp nào là vạn năng mà trong quá trình dạy học tiếng Anh phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ứng với mỗi tình huống và nội dung khác nhau. Vì theo một nhà giáo dục học nhận xét "Một người thầy giỏi không phải là người mang chân lí đến cho học sinh mà phải là người đưa học sinh đi tìm chân lí". Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số thủ thuật rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh lớp 6". 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài * Phạm vi áp dụng - Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: học sinh lớp 6 của trường TH&THCS Phong Đông. - Về thời gian: được chia làm 02 giai đoạn để nghiên cứu + Giai đoạn 1: từ ngày 15 tháng 08 năm 2011 đến giữa học kì I. + Giai đoạn 2: Từ giữa học kì I đến cuối học kì I. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau đây: 5.1 Đọc tài liệu : khai thác thông tin khoa học về phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan … đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tỉnh nhà tổ chức.Nhờ đó, định hướng được nội dung của đề tài nghiên cứu và giải quyết vấn đề với những tư liệu tương đối chính xác . 5.2 Điều tra : 5.2.1. Dự giờ : dự giờ các đồng nghiệp trong và ngoài trường, qua đó đúc kết ra được những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. 5.2.2. Thực nghiệm: trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm,áp dụng một số thủ thuật rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 6 và tự đánh giá hiệu quả của các thủ thuật đó. Đồng thời kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự giờ, thăm lớp. 5.2.3. Đàm thoại: Qua các cuộc họp tổ, thảo luận về những vấn đề khó trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là phương pháp rèn luyện kĩ năng nói. Ngoài ra còn trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để tìm hiểu thông tin. 5.2.4. Kiểm tra: thông qua kết quả kiểm tra nói ở cuối học kì và cả quá trình làm việc đôi – nhóm của học sinh trong các hoạt động trên lớp. PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thực trạng tình hình: Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy giáo đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức còn học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Theo phương pháp này, nền giáo dục nước ta ít mang lại hiệu quả, với tình hình phát triển của nước ta hiện nay nó không còn phù hợp nữa. Ngày nay việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, yêu cầu học sinh phải biết tự giác, chủ động ,sáng tạo chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Nhưng để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người có vai trò hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho học sinh hoạt động. Do vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới tối ưu hiệu quả luôn luôn đòi hỏi người giáo viên phải có..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, học thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi thì mới phát triển được vốn từ vựng và có nền tảng cấu trúc tốt để thực hành kĩ năng nói tốt, giao tiếp tốt. Trước đây, theo phương pháp cũ, giáo viên thường đề cặp ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học sinh nên các em thường rất thụ động. Do đó hiệu quả các giờ dạy không cao. Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy? Vận dụng những phương pháp nào để tạo động cơ thúc đẩy học sinh giao tiếp trong giờ học một cách tự nhiên, chủ động, sáng tạo? Điều này luôn là nỗi lo âu trăn trở, những suy nghĩ của đội ngũi giáo viên, là những người luôn sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng tìm tòi sáng tạo ,học hỏi đồng nghiệp và các phương tiện truyền thông… để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất phù hợp với các đối tượng học sinh. 2. Thực trạng đối với việc dạy và học tiếng Anh của trường TH&THCS Phong Đông. 2.1 Thuận lợi: Nội dung chương trình SGK tiếng anh 6 bao gồm các chủ điểm gần gũi với cuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú với các em học sinh. Vì vậy, một số học sinh rất yêu thích môn học, các em rất thích thực hành giao tiếp, trao đổi những thông tin gần gũi bằng tiếng Anh trong lớp học. Ngoài ra sách còn được thiết kế với nhiều tranh ảnh màu, rõ nét sinh động, phù hợp với nội dung của từng bài. Do đó khoảng 55% học sinh lớp 6 hứng thú và thích tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp. Trường có giáo viên tâm quyết với nghề, kiến thức vững vàng, hiểu biết về phương pháp dạy học mới, có tay nghề khá giỏi. Nên bản thân được học hỏi kinh nghiệm và những sáng kiến qua dự giờ, trao đổi, thảo luận. Bản thân được nhà trường phân công giảng dạy tiếng Anh 6 theo chương trình mới nên ít nhiều đã đúc kết được một số kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt có chú ý đến phương pháp rèn luyện kĩ năng nói. Hơn nữa tôi tìm tòi.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng đầu tư soạn giảng theo phương pháp mới, thiết kế hoạch động học tập cho học sinh theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. Đặc biệt luôn đưa các hoạt động nói và các loaị hình bài tập thích hợp vào các tiết dạy. Sau đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân để có giải pháp thích hợp cho tiết học sau tốt hơn. Trường có hai máy cassette, học sinh thường xuyên làm quen với giọng đọc của người bản sứ. Trường còn trang bị máy chiếu và hệ thống âm thanh tốt nên thuận lợi cho giáo viên cần giảng dạy giáo án điện tử. Giáo viên tự sưu tầm và làm thêm đồ dùng dạy học cho hầu hết mỗi tiết dạy để gây sự hứng thú óc tò mò và phát huy tính chủ động của học sinh. Một số phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em và tạo cho các em một góc học tập riêng. Học sinh với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi đã bị cuốn hút vào các hoạt động. Công nghệ thông tin đang rất phát triển ở Việt nam, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây. Trường đã áp dụng dạy tiếng Anh theo chương trình Let’s Go cho học sinh tiểu học hơn hai năm. Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có vốn kiến thức cần thiết để học chương trình tiếng Anh lớp 6. 2.2 Khó khăn : Vì đây là môn học ngoaị ngữ mới lạ với một số em học sinh lớp 6, các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với cách học tiếng Anh vì thế các em còn rụt rè, chưa hết mình tham gia vào hoạt động học tập, không cảm thấy tự tin và sợ mắc lỗi khi giao tiếp. Một số em còn ham chơi, chưa chú ý học tập cao. Thêm vào đó các em ít chú trọng vào việc học của mình, rất lười học bài nhất là từ vựng và cấu trúc tiếng Anh. Từ đó các em không có vốn từ để nói tiếng Anh trong lớp học..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bản thân giáo viên tuy có sưu tầm và tìm tòi tài liệu chuyên môn nhưng vẫn còn hạn chế về các tài liệu có liên quan đến các thủ thuật rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh. Đôi khi sử dụng thủ thuật không phù hợp, giáo viên thường gặp khó khăn khi yêu cầu học sinh thực hành nói trong lớp. Trường chưa trang bị được bộ tranh tiếng Anh lớp 6 ,nên giáo viên còn phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị tranh để phục vụ cho các tiết dạy. Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau mà đa phần là học sinh trung bình và yếu môn ngoại ngữ. Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không thể bao quát hết được tất cả học sinh do lớp học quá đông nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng tiếng việt hay làm việc riêng. Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. Từ thực tế trên, với cương vị là một giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh, tôi luôn đặc nhiệm vụ cho mình là nghiên cứu và đổi mới phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh khối 6. PHẦN III:GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ. 1 . Phương pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng nói. 1.1 Giới thiệu mục đích và cách luyện tập kỹ năng nói với học sinh. Nói có thể luyện tập cá nhân hoặc thực hành theo cặp, nhóm. Nếu thực hành theo cặp, nhóm thì giáo viên phải phân chia cặp, nhóm trước để học sinh biết mình phải luyện tập với ai. Giáo viên cũng phải đưa ra một số yêu cầu, kỷ luật khi luyện tập. 1.2 Thực hành nói phải có tính hệ thống, liên tục, theo phương châm từ dễ đến khó..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.3 Tuỳ theo tình huống và yêu cầu rèn luyện mà giáo viên cần chuẩn bị những hình thức rèn luyện phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. 1.4 Thực hiện phần luyện nói trong từng phần của bài học. Phần gây hứng thú đầu giờ ( warm up ): Giáo viên có thể cho từng cặp học sinh hỏi đáp về các thông tin cá nhân, ngày tháng, tình hình lớp học, về việc thường làm sau giờ học........... Phần giới thiệu ngữ liệu mới ( presetation ): Kỹ năng nói thường được thực hiện trong phần giới thiệu ngữ cảnh ( set the scene ) và phần giới thiệu cấu trúc mới qua thủ thuật Dialogue build, Concept checking. Phần luyện tập ( Practice ) : Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài tập như: Bài tập thay thế ( Substitution drills ), dùng Prompts hay picture cues hay các trò chơi ngôn ngữ để học sinh hình thành cấu trúc vừa học. Phần nói tự do ( Production ) : Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh, chủ đề để học sinh thực hành nói theo cặp hay nhóm. Ở phần này giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trong và ngoài sách giáo khoa hoặc các chủ đề gần gũi với các em như tả trường của em, tả nhà của em, tả người thân của em ..... sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bài, vừa đem lại hiệu quả, kích thích được học sinh nhiệt tình luyện tập. 1.5Những điểm cần lưu ý khi thực hành kỹ năng nói Luyện nói là việc tạo cho học sinh những cơ hội giao tiếp gần giống với đời thực. Giáo viên cần khuyến khích cho các em học sinh làm theo phương châm thử nghiệm, chấp nhận mắc lỗi. Không nên tạo cho các em áp lực, các em sẽ mang nặng tâm lý sợ mắc lỗi. Trong luyện tập giáo viên có hai chức năng chính :một là cung cấp tư liệu, giúp đỡ và giải đáp những vấn đề khó về ngữ liệu và kiến thức mà học sinh gặp phải; Hai là theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành nói của học sinh. Giáo viên cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa, có hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Chọn chủ đề dễ phát triển, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và mang tính thời sự như về sinh hoạt hàng ngày, về bộ phim hay đang được mọi người theo dõi trên truyền hình, về các môn thể thao yêu thích của các em hoặc về người thực, việc thực. Giáo viên có thể đặt vấn đề có tính chất phản diện để học sinh tranh luận cho thêm phần sôi nổi. Trên cơ sở rèn luyện trên lớp, giáo viên cần khuyến khích học sinh tự luyện tập ở nhà, và thực hành thường xuyên khi có điều kiện ví dụ như gặp khách nước ngoài, có bà con từ Mỹ, Anh, Úc trở về ( nhất là các em bé hoặc bạn bằng tuổi).. 2. Cách thức thực hiện: 2.1. Luyện nói thông qua classroom language: Theo phương pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh THCS được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng.Trong lớp học cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề. Beginning of lesson: - Good morning. How are you? - Did you have a nice weekend? - Have you done your homework? - Let’s play a game now, shall we? - Are you ready? Ask for repetition: - Would you mind repeating…? - Could you say it again? - Pardon? Asking for clarification: - What is it? Please tell me again..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - What do you mean? - Could you explain more about..? Ask for ideas/opinions - What do you think about that…(name)? - Do you have any ideas/opinions? - How about you? Checking: - Is that clear? - Okay so far? - Have you got it / that? Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng toàn bộ tiếng Anh (mainly English), đôi khi phải dùng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages). English. Vietnamese. Introducing the lesson  Checking attendance  Organizing  Classroom control / discipline  Giving praise Presenting new language Introducing a new text  Asking questions on the text Correcting errors  Setting homework 2.2 Luyện nói qua tiết thực hành cấu trúc ngữ pháp:. Both .   . Hiện nay nhiều học sinh lớp 6 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá ít nên rất ngại nói Tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp. Các em không tự tin giao tiếp từ những câu chào hỏi, giới thiệu bản thân…Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng nói từ lớp 6. Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong quá trình dạy học, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp, say mê phấn đấu học bộ môn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sau đây là một số hoạt động thực hành nói trên lớp: Ví dụ 1: Survey: Tiếng Anh 6 –Unit 3 –B2(page 36) in your family ? in your house? in your classroom? S1 people chairs lamps tables desks boards windows S2 3 10 10 2 21 1 4. Example exchanges S1: How many (people) are there in your ( family) ? S2: (Three) Ví dụ 2 :Survey: Tiếng Anh 6 – Unit 5 – B2 ACTION. TIME Ba 6.00. Get up Go to school Classes start Classes finish Have lunch Go home Go to bed Example exchanges:. Me 5.30. S1: What time do you get up ? S2: At 6.00 S2: What time do you get up ? S1: At 5.30 Ví dụ 3: Mapped Dialogue: Tiếng Anh 6 –Unit 5 – C:1,2,3. . - What …today ? - What time … start ? - Do we …literature …8.40 ? - What time … finish ?.  History 7.50 No … English 9.25.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - What ……..at 9.35 ? Example exchanges:. Geography. S1: What do we have today? S2: We have history. S1: What time does it start? S2: At seven fifty. S1: Do we have literature at eight forty? S2: No, we don’t. We have English. S1: What time does it finish? S2: … Ví dụ 4: Mapped Dialogue: Tiếng Anh 6 – Unit 8 - Grammar Practice Yes/No questions with Present Progressive:. Example exchanges: S1: Are you watching TV? S2: No, I’m not. S1: Are you listening to the radio? S2: No, I’m not. S1: Are you reading book?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> S2: No,I’m not. S1: What are you doing? S2: I’m playing video games. Ví dụ 5: Describe the house: Tiếng Anh 6 – Unit 8 - Grammar Practice This is a house. In front of the house, there is a flower garden. To the left of the house, there is a lake. To the right of …. Ví dụ 6: Noughts and crosses: Tiếng Anh 6- Unit 8- Lesson: A1-2-3 What are you doing ?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1) I am playing video games. 2) I am riding my bike. 3) I am driving my car. 4) I am doing my homework. 5) We are waitng a bus. 6) We are going to school by bus. 7) We are playing soccer. 8) We are walking to school. 9) We are waitng a train. 2.3.Luyện nói trong tiết tăng giờ: Chúng tôi sử dụng tiết tăng thêm để rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ và ôn tập kiến thức ngôn ngữ cho học sinh. Ở khối 6 chúng tôi thực hiện ôn từ vựng, ngữ pháp trong ½ tiết đầu giờ, sau đó luyện nói cho học sinh theo chủ đề bài đang học( có gợi ý và hướng dẫn), và luyện viết ở cuối giờ. Tôi đã luyện nói theo từng bài học như sau: * Tiếng Anh 6 Unit 1: Task 1. Introduce yourself to the whole class, using the cues below. . Greeting . Your name . Your age Task 2. Make adialogue with a friend, using the cues below. . Greeting . Introduce your name . Asking how he / she is . Asking how old he / she is Unit 2 Student A: ask your friend. Student B: Answer your friend’s. some question. Use the give. questions. Use the given words..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> words. 1……………………………. 1…………………………. what/name ?. My name/ Quan. 2……………………………… 2……………………….. How/spell/ your name ? 3………………………... Q-U-A-N 3………………………. How old/ you? 4…………………………. I/ twelve 4…………………... Where/ live ?. I / on. Unit 3 Task 1. Talk about your family. You may use the following questions . How many people are there in your family? . Who are they? . How old is your mother / father / sister / etc.? . What does your mother / father / sister / etc. do? . Where are they now? Unit 4. Task 1. Decribe your school, using the cues below . Is it small or big? . How many buildings does it have? . How many classrooms does it have? . How many students does it have? . How many teachers does it have? Task 2. Talk about your classroom, using the following cues . The name of your class . The number of doors and windows . The number of students. . The number of boys and girls. . The number of desks ands chairs. Unit 5.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Task 1 Talk about your day, using the cues below. Time In the moring. Action . get up . have breakfast. In the afternoon. . go to school . play games. In the evening. . do housework . do homework . go to bed. Task 2. Complete the table and tell the subjects you have today Example: Today is Monday. I have English from 7.00 to 7.45. Subjects . English. Time 7.00 – 7.45. .. .. .. .. .. .. Unit 6 Task 1 . Answer your friend’s questions about your classroom . How many students are there in the class? . How many desks are there? . How many windows and doors are there? . What is there on the teachers’s desk? ( some books, a cassette player, some pieces of the chalk………) . What else is there in the room? ( a board, two ceiling fans, some lights,…….) Task 2: Role play Student A Ask your friend about the place he /. Student B Answer your friend’s questions about. she lives in. Use the suggested ideas.. the place you live in. Use the suggested.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> . Where / live?. ideas. . live / a city.. . Who / live with?. . live with / mother / father / sister. . How many rooms / there / your. . six rooms. house?. . three bedrooms / a living room / a. . What / they?. kitchen / a toilet. . What / there / near your house? Unit 7. . there / a school / a park. Task 1. Ask your friend about his/ her daily routine. You can use the following suggestions. . What time / get up? . What time / have breakfast? . What time / go to school? . Go to school / bus or bike or walk? . What time / classes / start and end? Unit 8 Task 1: Ask and answer about what the people are doing, using the pictures and the words. Example: Picture 1: They / dance A: what are they doing? B: They are dancing. Picture 2: The old man / have a bath Picture 3: The children / look out the window Picture 4: The bussinessman / call his wife Picture 5: He / watch TV Picture 6: The woman / do yoga. Picture 7: The old woman / sleep Picture 8: The boys / play video games Picture 9: The bussinesswoman / smoke 3.Các loại hình bài tập đựơc sử dụng cho việc phát triển kĩ năng nói.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3.1 Yes-no question: Câu hỏi để đoán thông tin - Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập. - Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho học sinh nói tự do. 3.2 Ask and answer: đặt câu hỏi và trả lời - Học sinh có thể tự thực hành theo cặp - Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời. - Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi: Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin. 3.3 Dialogue : - Dialogue build: Giáo viên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện -> học sinh xây dựng đoạn hội thoại rồi thực hành nói. - Disapearing dialogue: Học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xoá đi một từ, ngữ ( mỗi gạch là một từ ) Ví dụ :. S1 : What ______ ______ like? S2 : I ______ ______ very much..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -> Khi học sinh đã nói đạt yêu cầu thì giáo viên xoá hết lời thoại đã viết, trên bảng chỉ còn những nét gạch -> học sinh tự nói lại lời thoại một cách đầy đủ. Như ví dụ trên chỉ còn là: S1 : _____ _____ _____ _____ ? S2 : _____ _____ _____ _____ . 3.4 Substitution drills: - Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới. - Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo kiểu dây chuyền. - Giáo viên có thể dùng bảng từ: Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong câu mẫu để tạo thành câu mới. 3.5 Chain drills: - Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập. - Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho học sinh nào đó. Học sinh. đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác. cho một. học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một. câu hỏi cho. bạn thứ ba, cứ thế hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp. tục. - Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại liền ý. 3.6 Picture stories: - Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã học. - Giáo viên làm mẫu, sắm các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong tranh. - Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> “ What is happening in picture A?” “ What do you see in picture B?” - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình tiết của câu chuyện. -> Sau đó học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính. - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể : Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn -> Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó. 3.7 Groupings: - Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng một bản danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm. Nhiệm vụ của các bạn khác là phải bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó. - Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ, ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (mỗi từ phải kèm theo một định nghĩa đúng). Ví dụ: Around the house. 1. Park: The place where we often see many flowers, trees,… 2. Well: The hole where we sunk into the earth to reach water. 3. Rice paddy: The place where farmers grow rice. 4. River: The place where we often see much water. 5. Mountain:…………………………………. 6. 3.8 Charactors: - Trò chơi đóng vai nhằm củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của một cấu trúc nào đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. - Phân chia mỗi nhóm đóng một cảnh theo chủ đề giáo viên yêu cầu: Ví dụ : - Nói về những người thân trong gia đình.(Bài 3-A 3,4 –trang 32) - Nói về các hoạt động sau giờ học.(Bài 5-A 3,4-trang 53,54) - Miêu tả các cảnh vật xung quanh nhà (bài 6-A 1,2,3-trang 62,63) 3.9 Mapped dialogue:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh và yêu cầu của hoạt động. - Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình lên bảng. - Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các từ gợi ý hoặc hình vẽ đó. - Rèn luyện bài hội thoại với cả lớp. - Học sinh luyện tập theo cặp. 4, Kết quả cụ thể Sau một thời gian vận dụng các thủ thuật nêu trên trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 6, tôi nhận thấy tiết học ngày càng sinh động hơn, học sinh dần có thói quen chủ động tham gia vào quá trình học tập, giao tiếp thực tế có phần chuyển biến tốt hơn và đem lại kết quả khả quan hơn. So với kết quả khảo sát chất lượng giữa HKI thì kết quả HKI tăng 10,81% học sinh trên 5 điểm. So với kết quả HKI thì kết quả HKII tăng 4,11% học sinh trên 5 điểm. Vậy với kết quả khảo sát giữa HKI so với kết quả khảo sát chất lượng giữa HKII thì kết quả tăng 14,92% học sinh trên 5 điểm. Mặc dù tỉ lệ học sinh trên trung bình tăng không đáng kể nhưng đây củng là kết quả đáng khích lệ sau thời gian ngắn vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi tin rằng nếu tiếp tục vận dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên một cách nghiêm túc, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng học tập bộ môn tiếng anh 6 sẽ cao hơn. PHẦN IV: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Với các phương pháp rèn luyện kỹ năng nói, cách thức thực hiện vá các loại hình bài tập được ứng dụng như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Làm cho học sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Những học sinh yếu kém cũng có cơ hội được luyện tập, cũng bị cuốn hút theo không khí học tập chung của lớp, vượt qua nhược điểm về tính cách của bản thân để mạnh dạn hơn, để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Với phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh làm trung tâm” thì phương pháp luyện tập nói như trên rất có hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh. Nhưng dạy nói tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, năng động, tích cực suy nghĩ các tình huống, các dạng bài tập cho phù hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp đi lặp lại một vài dạng luyện tập nhất định. Nhiều năm qua tôi đã tích cực áp dụng phương pháp thực hành nói như trên, tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Giờ nào, tiết nào tôi cũng động viên được hầu hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động. Nhũng lớp tôi dạy theo phương pháp này đều có kết quả tốt.Bản thân tôi cũng nắm được điểm mạnh ,điểm yếu của từng học sinh, rút ra được những vấn đề cân bổ sung cho các bài sau, bổ sung trong quá trình soạn giáo án của mình. 2. Bài học kinh nghiệm: Để hình thành và phát triển bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trò chủ đạo có nghĩa là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập, thực hành. Muốn thực hiện được, cá nhân học sinh phải tích cực và tự giác tham gia thực hành không sợ mắc lỗi, dần dần đạt được độ lưu loát (fluency). Ngoài ra giáo viên phải giảm tối đa thời gian nói trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. Sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp, tổng phụ trách trong việc xây dựng nề nếp học tập: đôi bạn cùng tiến, học sinh vượt khó học tốt. Lớp có nề nếp học tập tốt giáo viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn và hứng thú giảng dạy hơn. Sự chuẩn bị của học sinh cũng rất cần thiết như: học thuộc từ, soạn từ mới, đọc trước những gợi ý trong sách giáo khoa, làm bài tập về nhà..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Thêm vào đó, sự tận tâm và lòng nhiệt tình trong giảng dạy của người giáo viên rất là cần thiết, nó góp phần không nhỏ trong kết quả dạy học. Ngoài ra kỹ năng nói cũng được đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh trong một học kỳ.Chúng tôi ghi điểm cộng nhằm khuyến khích các em có ý kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên. Điểm nói được ghi ở cột kiểm tra miệng (KTTX) theo chỉ đạo của Sở Giáo Dục và đào tạo. Mặc dù thầy và trò tôi rất cố gắng, chất lượng chưa được như mong muốn. 3, Những kiến nghị - Trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các đồng nghiệp cho ý kiến đống góp để tôi thành công hơn nữa trong quá trình dạy học. Để sáng kiến của tôi thực sự phát huy được hiệu quả trong thực tế. - Hơn thế nữa, nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và cho bộ môn tiếng Anh nói riêng cụ thể như: đầu tư hơn nữa về ác phương tiện trợ giảng cho môn học ngoại ngữ có nét đặc thù riêng này như tranh vẽ minh họa, máy cassette, băng có chất lượng để hấp dẫn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn. Ngoài ra nên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc thi, hội thảo, và tập huấn tiếng Anh do Phòng GD – Sở GD tổ chức. Trên đây là một số kiến nghị, đề nghị của bản thân tôi sau quá trình thực hiện đề tài mong các cấp lãnh đạo đặc biệt lưu tâm và đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị dạy học để đem lại hiệu quả cao trong các trường THCS. Phong Đông, ngày 29 tháng 2 năm 2012 Người viết. Đặng Thị Dình.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ý kiến của hội đồng thi đua: ...................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................... ............ ................................................................................................................................. ..................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Phòng Giáo Dục Đào Tạo Vĩnh Thuận:………………………………….... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Sở GD&ĐT Kiên Giang:………………………………………………….. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(25)</span> MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU. Trang 1. 1. Lý do chọn đề tài. Trang 1. 2. Cơ sở lý luận. Trang 1. 3. Cơ sở thực tiển. Trang 2. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Trang 2. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trang 2-3. II. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI. Trang 3. 1. Thực trạng tình hình. Trang 3-4. 2. Thực trạng đối với việc dạy và học tiếng Anh của trường. Trang 4-6. III. GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ. Trang 6. 1. Phương pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng nói.. Trang 6-8. 2. Cách thức thực hiện. Trang 8-18. 3. Các loại hình bài tập phát triển kỹ năng nói. Trang 18-21. 4. Kết quả cụ thể. Trang 21. IV. KẾT LUẬN. Trang 21. 1. Tóm lược giải pháp. Trang 21-22. 2. Bài học kinh nghiệm. Trang 22-23. 3. Những kiến nghị và đề nghị. Trang 23-24. Mục lục. Trang 27. Tài liệu tham khảo. Trang 28.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế tiếng Anh lớp 6. 2. http: Phương pháp mới trong việc rèn luyện kỹ năng nói tiến Anh. 3. http: Một số thủ thuật cần thiết trong giảng dạy tiếng Anh. 4. http: Đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Anh THCS. 5. http: Đổi mới phương pháp dạy môn tiếng Anh theo định hướng giao tiếp. 6. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, xuất bản năm 2002..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×