Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Dan ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.73 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIỚI THIỆU DÂN CA VIỆT NAM Đề án:Hỗ án: trợ đưa dân ca vào trường THCS.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN 1 SƠ LƯỢC VỀ ÂM NHẠC DÂN GIAN -Dân tộc Việt Nam hình thành trong lịch sử giữ nước và dựng nước, nó bao gồm nhiều thành phần, ít nhiều có khác nhau về phong tục tập quán, nhưng họ đều là con một gốc, đều thuộc chủng tộc Nam Á. Nền âm nhạc dân tộc cổ truyền nước ta cũng phản ánh tính chất dân tộc đó. Nó mang những đặc điểm dân tộc Việt Nam nói chung. Mặt khác, nền âm nhạc dân tộc đó lại phong phú về màu sắc địa phương và màu sắc dân tộc Việt Nam. Nhìn chung nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam gồm 2 thành phần đó. + Một là do nhân dân lao động sáng tác và trình diễn,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thường gọi là âm nhạc dân gian hay âm nhạc truyền miệng. + Hai là do các nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn thường gọi là âm nhạc chuyên nghiệp. Trong 2 thành phần này, âm nhạc dân gian chiếm tỉ lệ lớn, có vai trò cơ sở. Âm nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc từ âm nhạc dân gian. Chúng ta tạm chia ra làm 2 thành phần âm nhạc dân tộc như trên để dễ tiến hành công tác nghiên cứu. - Trên thực tế, rang giới giữa chúng không phải bao giờ cũng rõ ràng. Trong bài này chỉ trình bày một cách sơ lược nhất về các đặc điểm cơ bản nhất của âm nhạc dân gian..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> PHẦN 2 GIỚI THIỆU DÂN CA CÁC VÙNG MIỀN I. DÂN CA TRUNG DU VÀ CHÂU THỔ BẮC BỘ - Dân ca người Việt vùng trung du và châu thổ Bắc bộ có vị trí quan trọng không những ở số lượng các bài bản, làn điệu mà còn ở cả giá trị nghệ thuật. Có nhiều thể loại như: Hát xoan, hát ghẹo, hát chèo tầu, hát dặm, hát văn, ca trù, chèo, hát ví, hát đúm, hát trống quân, hát quan họ, hát xẩm. - 1. Hát xoan: là nói chệch đi của hát xuân, hát vào mùa xuân. Đây là lối hát tế thần dùng trong nghi thức của hội làng vào mùa xuân. Hát xoan còn là lối hát để nam nữ đối đáp giao duyên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Hát ghẹo : là lối hát giao duyên được hát vào dịp hội làng, được hát sau phần tế lễ ở đình làng. Lối hát đối đáp giưã nam và nữ này, có những câu ca ví von trêu đùa, tinh nghịch nên dân gian gọi là hát ghẹo. 3. Hát quan họ: là thể loại dân ca rất độc đáo và đặc sắc. Nhiều bài dân ca quan họ có cấu trúc hoàn chỉnh, giai điệu tinh tế lời ca giàu hình ảnh, tính khái quát cao. Sinh hoạt ca hát quan họ có những tập tục, lề lối, lối chơi riêng biệt của một bộ phận cư dân ở vùng Kinh Bắc. 4. Hát ví : là một thể loại dân ca, một sinh hoạt ca hát dân gian phổ biến nhất ở Trung Du và châu thổ Bắc Bộ. Hát ví còn gọi là hát huê tình. Có 2 hình thức hát ví là ví lẻ và ví cuộc. 5. Hát trống quân : là một hình thức ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh Trung Du và châu thổ Bắc Bộ. Giai điệu của trống quân gần với tiếng nói, lời ca thường là thơ lục bát.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> có một vài tiếng đệm để làm phong phú cho giai điệu. 6. Hát dô : là tên gọi của tục hát múa lễ nghi tế thần, khi hát người ta thường đệm những từ: huậy dô, dô huậy. 7. Hát chèo tàu : là lối hát, lối diễn xướng nghi lễ thờ thành hoàng làng. Khi diễn xướng người ta hát múa trên một con thuyền ( tàu ) và một con tượng ( voi ).Vì thế hát chèo tàu còn gọi là hát tàu tượng. 8. Hát đúm : là lối hát giao duyên có nhiều ở địa phương vùng châu thổ Bắc Bộ. 9. Hát dậm: cũng như hát dô và hát chèo tàu, nội dung của hát dậm là ca ngợi công đức của thành hoàng làng, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, tả cảnh đẹp bốn mùa, tả cảnh sinh hoạt, lao động và trao gửi tâm tình nam . 10. Hát văn: là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 11. Ca trù : là tên gọi của một lối hát thính phòng, mang tính chuyên nghiệp, khi hát các đào nương vừa hát vừa gõ phách. Sự hài hòa giữa câu hát và tiếng phách đòi hỏi phải rèn luyện rất công phu cùng với giọng hát và tiếng phách và âm thanh của cây đàn đáy đã tạo ra nét độc đáo, đặc sắc của ca trù. 12. Chèo : là một thể loại hát dân gian cổ truyền, bắt nguồn từ dân ca. Nhiều làng điệu chèo là những bài dân ca có cấu trúc như một ca khúc, giai điệu phong phú tinh tế. 13. Hát sẫm: là thể loại ca nhạc của người mù đi hát rong. Có thể, vì đặc trưng lối hát của những người mù hành nghề ca hát để mưu sinh, nên dân gian gọi là hát sẫm.. II. DÂN CA CÁC DÂN TỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC: 1. Dân ca Thái sống chủ yếu ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Đặc biệt điệu múa dân gian xòe của dân tộc Thái đã trở thành biểu tượng của văn hóa Tây Bắc..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Dân tộc Mường: có nền nghệ thuật dân gian khá phong phú. Dân ca Mường khá phong phú và có nhiều thể loại trong đó có thể chia làm 4 dạng chính - Hát trai gái, phong tình, đưa duyên - Hát ru con - Hát giáo bùa, phát rác - Hát mo, hát mỡi 3. Dân ca Tày: thể loại tiêu biểu là hát lượn và hát then - Hát lượn : là một loại hát giao duyên hay hát trai gái - Hát then : là một loại hát tín ngưỡng mang tính chất tôn giáo thường được dùng trong việc cúng lễ cho người ốm hoặc để vui chơi giải trí. 4. Dân ca Nùng : Trong âm nhạc Nùng, Sli và Lượn là 2 thể loại phổ biến nhất, là một lối hát đối đáp lâu đời. Loại hát này đã lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong những ngày hội, họ trổ tài thi thố với nhau vài đêm liền..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hát Lượn dân ca Nùng cũng có hát Lượn, hát chúc mừng và hát đám cưới để phục vụ cho đời sống sinh hoạt. 5. Dân ca HMông: Người HMông đặc biệt rất ưa thích nhảy múa ca hát. Họ rất nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá chân của nam, múa ô của nữ. Về nhạc cụ tiêu biểu của sáo và khèn. Dân ca HMông có giai điệu đằm thắm trữ tình quyến rũ giàu tình cảm, bố cục chặt chẽ. III.Dân ca Trung Bộ 1.Dân ca Bắc Trung Bộ Chia ra làm ba vùng chính:1.Thanh Hóa,2.Nghệ An-Hà Tĩnh,3.Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên-Huế 1.1.Dân ca Thanh Hóa Nổi bật nhất là Hò Sông Mã và hệ thống Trò Xuân Phả, Trò Đông Anh Hò sông Mã là thể loại mang tính lạc quan,mạnh mẽ,xuất phát từ nhịp điệu lao động.Hò trong dân ca Thanh Hóa có 2 thành.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.2.Dân ca Nghệ Tĩnh: có nhiều thể loại như Hát ví,hát Dặm,Hò,vè,hát ru a.Hát ví: thường dành riêng cho nam nữ hát đối đáp,giao duyên,giai điệu của ví ngọt ngào,đằm thắm b.Hát dặm: rất phổ biến trong dân ca Nghệ Tĩnh .Ví có tính chất bay bổng trữ tình, tha thiết thì dặm lại khỏe khoắn, dứt khoát mạch lạc, được xây dựng trên cơ sở thể thơ 5 chữ 1.3 Dân ca Bình Trị Thiên: là kho tàng với nhiều thể loại như: hò, vè, lí, hát ru, đồng dao. Đặc sắc nhất là hò và lí + Hò : như hò xay lúa, giã gạo, hò kéo gỗ, hò đắp đê, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò hụi + Lí : là bộ phận đặc sắc của dân ca Huế về Quảng Trị có nhiều điệu lí của Trung Bộ như: lí con sáo, lí ngựa ô, lí chim quyên..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.Dân ca Nam Trung Bộ Dân ca vùng này chủ yếu của người Việt và người Chăm. Dân ca Nam Trung Bộ giống Bắc Trung bộ các thể loại hò,vè,lý rất phổ biến -Hò của Nam Trung Bộ phong phú với các thể loại hò sông nước và hò trên cạn -Lý của Nam Trung Bộ gần gũi với Bình Trị Thiên song số lượng bài bản nhiều hơn và có sự mộc mạc,hồn nhiên hơn *Dân ca Chăm: đượm chất trữ tình,phảng phất nét buồn. Nội dung dân ca Chăm phản ánh những rung động,xúc cảm trước thiên nhiên,những tâm sự về tình duyên ngang trái.Lời ca dân ca Chăm thường ở hình thức thơ lục bát hoặc lục bát biến thể,có cấu trúc chặt chẽ,gọn gàng,phổ biến là hát giao duyên.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> IV.DÂN CA TÂY NGUYÊN 1. Dân ca Gia Rai: Nổi bật với trường ca Đam San, Đamkten Mlan. Về nghệ thuật âm nhạc, dân tộc Gia Rai có nhiều nhạc cụ đặc sắc hơn như K’Llông put, T’rưng, Tưng nưng, dàn cồng chiêng. Dân tộc Gia Rai có kho tàng dân ca rất phong phú với nhiều thể loại như hát đối đáp, hát đố. 2. Dân Ca Êđê: Phong phú với nhiều thể loại như: kể Khan, hát đố, hát đối đáp, hát kể gia phả…..Các bài dân ca thường mang tính trữ tình, nhịp nhàng, nhiều bài nói về tình cảm lứa đôi. 3. Dân ca Bana: Có nhiều thể loại, đặc biệt nổi bật là các bài hát Khan Hơ mon, hát ru và hát nghi lễ. 4. Dân ca Ra- glai: Mang tính trữ tình, khoan thai, nhịp độ vừa phải, có các thể loại hát đối đáp, hát lao động, hát ru..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 5. Dân ca Cơ ho: Tiêu biểu với thể loại hát ru em như bài ru em ngủ. 6. Dân ca Xơ đăng: có hầu hết các thể loại như bài ru em, ru con, hát đối đáp có bài hát trai gái yêu nhau, hãy về em nhé, hát lao động có bài leo dốc, thể loại hát nghi lễ tín ngưỡng có bài hát hát lễ đâm trâu.. V. DÂN CA NAM BỘ: Là những điệu hò và những điệu lí. 1. Các điệu hò: Chia làm 2 loại: hò trên sông nước và hò trên cạn 1.1. Hò trên sông nước: có các loại hò như hò chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trường, hò mái nhất, mái nhì hoặc các loại hò được đặt theo tên địa phương như hò Đồng Tháp, hò Bến Tre, hò Gò Công, hò Bạc Liêu. Trong điệu hò có phần kể và phần xô đan xen nhau. 1.2. Hò trên cạn: như hò cái lúa, hò xay lúa, hò mái ổ, hò dạn đồng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> . . 2. Các điệu lí: là những khúc hát bình đân chiếm vị trí hết sức quan trong trọng đời sống tinh thần của người Nam Bộ. Lí được sáng tác từ các câu ca dao nên kho tàng các bài lí nhiều vô kể, các bài lí gần như là một ca khúc hoàn chỉnh, ngắn gọn, xúc tích. Mỗi bài là một đường nét giai điệu khác nhau, có thể nói lí là những khúc hát rất giản dị, chân thật và hài hòa. Người ta đạt tên các điệu lí theo nội dung như lí cây bông, lí con sáo, lí cây xanh, lí kéo chài, lí chiều chiều. 3. Hát ru: Loại hát này đều mở đầu bằng tiếng “ầu ơ”, là những bài dân ca phổ biến khắp thành thị, nông thôn. Đối tượng nghe “ầu ơ”, là em bé nhưng nội dung lời ru là sự giải bày tâm sự, có khi là sự mong nhớ, thương chồng đi xa, có khi là lời than thân trách phận, có khi là lời châm biếm, mỉa mai. Về âm nhạc của hát ru hầu hết là hát chậm..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> . . . Không có khuôn nhịp, nét nhạc được sáng tác mang tính ngẫu hứng, có nhưng chỗ ngân nghỉ tự do, trong ddieuj ru có rất nhiều âm luyến láy, nhấn nhá làm cho lời ru mềm mại, diụ dàng thể hiện màu sắc ngôn ngữ địa phương. 4. Hát huê tình: còn gọi là hát giao duyên, đây là loại hát đối đáp giữa nam và nữ được tổ chức vào mùa cấy, mùa gặt. Lời ca trong hát huê tình rất phong phú cả buổi hát thường chỉ dựa vào một vài làn điệu chính để đặt lời khác nên biến hóa vô cùng, diễn đạt khác với hoàn cảnh. Các điệu hát huê tình có sắc thái chung là dịu dàng trong sáng, nhịp tự do phóng khoáng. Lời hát huê tình thường là câu thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. 5. Dân ca Khơ me Nam Bộ: Với đủ các thể loại dân ca sinh hoạt và dân ca nghi lễ phong tục: hát ru, hát đồng giao, chèo thuyền.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> . - Hát ru con: là loại bài hát có tính chất nhẹ nhàng êm dịu. . - Hát đồng dao: có giai điệu nhạc luôn phù hợp thanh điệu và cấu trúc thơ. Giai điệu của các bài hát đồng giao cũng được tiến hành rất đơn giản nhưng tính chất vui, nhôn nhịp hơn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×