Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ghép thận tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.52 KB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH, 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020

Chuyên ngành: Điều dưỡng ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH

NAM ĐỊNH, 2020



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong
quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hồn thành chun đề này.
Tơi xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo và cán bộ Bệnh viện Việt Đức đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin bày tỏ lòng
biết ơn tới TS. Nguyễn Thị Minh Chính người Thầy kính mến đã dạy dỗ, tận tình
chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã luôn
bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em vượt qua mọi khó
khăn trong q trình học tập, nghiên cứu.
Hà nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Nếu có sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Chỉ số khối cơ thể

BN

Bệnh nhân

BNSGT

Bệnh nhân sau ghép thận

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CNCX

Chức năng cảm xúc

CNNT

Chức năng nhận thức

CNTC

Chức năng thể chất

CNVĐ


Chức năng vận động

KDQOL-36

Bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống của tổ chức
RAND (Kidney Disease Quality of Life Short Form)

LVTC

Lĩnh vực triệu chứng

SKTQ

Sức khỏe tổng quát

SKCLCS

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe

TB

Trung bình

ƯCMD

Ức chế miễn dịch

WHO

Tổ chức Y tế thế giới



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………… .v
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………../…… ….vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ……………………………… …vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận………………………………………………………...…….4
1.1.1 Đặc điểm giải phẫu thận…………………………………………….….4
1.1.2 Các bệnh về thận……………………………………………………….4
1.1.3 Suy thận…………………………………………………………...……5
1.1.4 Suy thận mạn………………………………………………………...…6
1.1.5 Ghép thận…………………………………………………………...….7
1.1.6 Vấn đề CLCS của bệnh nhân sau ghép thận…………………….....…10
1.2 Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….……..14
CHƯƠNG 2. MƠ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Một số thơng tin về bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức……………....……..16
2.2 Thực trạng CLCS của NB sau phẫu thuật ghép thận tại bệnh viện HN Việt Đức
năm 2020…………………………………………………………...16
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu……………………….…..….26
3.2 Thông tin về đặc điểm bệnh lý……………………………………..……27
3.3 Thông tin về đặc điểm hỗ trợ xã hội………………………………...…...28
3.4 Điểm trung bình CLCS sau phẫu thuật……………………………....….29
3.5 Một số giải pháp nhằm cải thiện CLCS của người bệnh sau phẫu thuật ghép thận
tại bệnh viện HN Việt Đức………………………………...……..34

KẾT LUẬN
1. Điểm CLCS của bệnh nhân sau ghép thận………………………...….….36


2. Một số giải pháp nhằm cải thiện CLCS của người bệnh sau phẫu thuật ghép thận
tại bệnh viện HN Việt Đức………………………………………...…..36
KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với bệnh viện……………………………………………………........38
2. Đối với Bộ Y tế và cơ quan BHXH…………………………………...…..38
3. Đối với bệnh nhân và gia đình……………………………………...…….39
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...…………40
PHIẾU ĐIỀU TRA…………………………………………………..………42


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Các giai đoạn của suy thận mạn

6

Bảng 2.1. Thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu

16

Bảng 2.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

17


Bảng 2.3. Đặc điểm về điều trị và hỗ trợ xã hội

18

Bảng 2.4 Điểm trung bình CLCS chức năng thể chất

19

Bảng 2.5. Điểm trung bình CLCS chức năng tinh thần

19

Bảng 2.6. Điểm trung bình CLCS gánh nặng của bệnh thận

20

Bảng 2.7. Điểm trung bình CLCS các triệu chứng và các vấn đề

20

Bảng 2.8. Điểm trung bình CLCS tác động của bệnh thận

21

Bảng 2.9. Điểm trung bình CLCS sau phẫu thuật ghép thận theo các

22

khía cạnh

Bảng 2.10. Phân loại điểm CLCS sau ghép theo các khía cạnh

22

Bảng 2.11. Điểm trung bình CLCS trước ghép thận theo các khía cạnh

24

Bảng 2.12. Sự thay đổi điểm CLCS trước và sau ghép thận

24

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Tên hình vẽ, biểu đồ

Trang


Hình 1.1: Sơ đồ ghép thận

10

Hình vẽ 3.1: Biểu đồ phân bố điểm CLCS sau ghép theo các

31

khía cạnh
Hình vẽ 3.2: Biểu đồ sự thay đổi điểm trung bình CLCS
trước và sau ghép thận


34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là một phẫu thuật thay thế thận, lấy một quả thận khỏe mạnh của
người hiến tặng còn sống hay đã chết não để cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân bị suy
thận nặng không hồi phục. Ghép thận được tiến hành trên bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối và là sự lựa chọn tốt nhất cho những bệnh nhân này, nguy cơ tử vong
ở bệnh nhân ghép thận chỉ bằng một nửa so với bệnh nhân lọc máu chu kỳ
[14],[15].
Năm 1952, Michon cùng Hamburger và cộng sự tại Paris đã tiến hành ghép
thận trên người, thận ghép được lấy từ mẹ cho con, sau ghép thận hoạt động ngay,
nhưng thận bị thải ghép cấp ở ngày thứ 22 sau mổ. Ngày 23/12/1954 tại Boston
(Hoa kỳ) Josep Murray và Jonh Merril thực hiện ca ghép thận cho cặp anh em song
sinh, thận ghép đã hoạt động và bệnh nhân sống thêm được 8 năm [14].
Những năm sau, cùng với những thành tựu về miễn dịch học, gây mê hồi
sức, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị và theo dõi bệnh nhân, đã giúp
cho phẫu thuật ghép tạng nói chung và đặc biệt là ghép thận từ những năm cuối thế
kỷ XX ngày càng phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ, giúp cải thiện
chất lượng cuộc sống rõ rệt cho người bệnh.
Cho đến nay, ghép thận đã trở thành phương pháp điều trị hữu hiệu nhất với
bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, cứu sống nhiều bệnh nhân, đã và đang được áp
dụng rộng rãi ở nhiều nước. Trên thế giới những nước có số lượng lớn bệnh nhân
được ghép thận là: Hoa Kỳ có khoảng 10.000 trường hợp ghép thận/năm, Pháp
khoảng 2.000 trường hợp/năm, Trung Quốc khoảng 3.000 trường hợp/năm. Ở châu
Á, năm 1964 ca ghép thận đầu tiên được tiến hành tại Nhật Bản, cho đến nay ở châu
Á có khoảng 8.000 trường hợp ghép thận/năm.
Tại Việt Nam tháng 6-1992 ca ghép thận đầu tiên được tiến hành tại Bệnh
viện 103 – Học viện Quân y [3]. Từ đó đến nay, ghép thận đã và đang được phát
triển rộng tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức,

Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương…Theo thống kê của Cục
Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 72.000 trường hợp suy thận
mạn giai đoạn cuối, mỗi năm có thêm 8.000 trường hợp suy thận mới cần điều trị
thay thế thận. Muốn kéo dài sự sống, bệnh nhân buộc phải chạy thận nhân tạo


nhưng phương pháp này vừa tốn kém chi phí và tốn thời gian của bệnh nhân. Hầu
hết những bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối buộc phải chạy thận nhân tạo
tại các bệnh viện hiện nay đều có một mong muốn được ghép thận để thoát khỏi
cảnh phải “lấy bệnh viện làm nhà”. Ghép thận là cách điều trị tốt nhất giúp bệnh
nhân suy thận giai đoạn cuối có cuộc sống tương đối bình thường. Bệnh nhân sau
ghép thận sẽ có chức năng thận bình thường và có thể lao động sinh hoạt bình
thường một vài tháng sau đó, hầu hết các trường hợp có đời sống tình dục bình
thường và phụ nữ có thể sinh con.
Là trung tâm ngoại khoa đầu ngành của khu vực miền Bắc, Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức đã chuẩn bị cho chương trình ghép tạng từ những năm 1970, và đến
năm 2000 đã tiến hành ca ghép thận đầu tiên. Từ năm 2009 đến nay, ghép thận đã
trở thành thường quy tại bệnh viện Việt Đức với tổng số ca ghép thận cho đến cuối
năm 2020 là 1036 ca. Đó là một thành công rất lớn mà bệnh viện đạt được.
Trên thế giới đã có những cơng trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống
của người bệnh sau ghép thận, tuy nhiên tại Việt Nam, ghép thận vẫn đang là một
ngành khoa học cịn mới và nhiều thử thách chính vì vậy nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân sau ghép thận còn hạn chế. Nghiên cứu đánh giá chất
lượng cuộc sống của người bệnh sau ghép thận cũng chính là một nghiên cứu để
đánh giá thành công của ghép tạng đang diễn ra tại bệnh viện Việt Đức, thành cơng
đó thể hiện ở chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được tốt hơn như thế nào, và các
yếu tố nào có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau
ghép thận, điều đó góp phần vào cải thiện chất lượng chăm sóc cũng như chất lượng
dịch vụ chăm sóc bệnh nhân sau ghép thận.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá


chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ghép thận tại bệnh
viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ghép
thận tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2020
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của
người bệnh sau phẫu thuật ghép thận tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu thận:
Người bình thường có hai quả thận. Đối chiếu trên thành lưng, thận nằm
trong hố thắt lưng, được giới hạn bởi xương sườn XI, khối cơ chung và mào chậu.
Thận nằm trong bao tạo bởi 2 lá mạc trước và sau thận, phía trong hai lá mạc này
hợp vào nhau tạo nên mô liên kết quanh các cấu trúc mạch máu lớn trước cột sống,
phía ngồi hai lá hợp vào mạc ngang bụng. Nhìn đại thể, thận có hình hạt đậu, lõm
ở 1/3 giữa gọi là rốn thận. Bên ngồi nhu mơ thận có một bao xơ mỏng, dính sát vào
nhu mơ thận, và lớp mỡ quanh thận được bọc bởi màng cân Gerota ở phía trước và
màng cân Zuckerkandl ở phía sau.
 Kích thước, trọng lượng thận:
Theo Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền nghiên cứu về thận người Việt
Nam bình thường có kích thước chiều cao là 12 cm, chiều rộng là 6 cm và chiều dầy
là 3 cm.
Trọng lượng thận người bình thường nặng từ 130 – 150 gam, thận của nữ hơi
nhẹ hơn thận nam. Nguyễn Văn Tảo đưa ra hằng số sinh lý thận người Việt Nam
(cân thận khi chưa ngâm Formol) theo từng lứa tuổi là:
Lứa tuổi 16 đến 20 tuổi: thận nam nặng 160 gam, ở nữ nặng 135 gam

Lứa tuổi 31 đến 45 tuổi: thận nam nặng 142 gam, ở nữ nặng 132 gam
Lứa tuổi 45 tuổi trở lên thận bắt đầu giảm về trọng lượng
Việc nghiên cứu kích thước thận chưa thể cho khái niệm về bệnh lý của thận.
Khi các thận có trọng lượng lớn hay nhỏ hơn thì cần phải quan sát hình thái đại thể
và đặc biệt là vi thể của thận mới có thể đánh giá chính xác tình trạng thận.
1.1.2. Các bệnh về thận
Thận là một tạng quan trọng trong hệ tiết niệu. Thận có chức năng hằng định
nội mơi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều
chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trị là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, các
chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo
ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như ure, acid uric và amoniac, thận


cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axit amin. Thận cũng sản xuất
các hóc mơn như calcitriol, renin và erythropoietin.
Chức năng chính của thận là:
-

Lọc máu qua cầu thận

-

Tái hấp thụ và bài tiết ở ống thận

-

Điều hòa nước và điện giải, thăng bằng kiềm toan

-


Sản xuất nội tiết tố tham gia quá trình tạo hồng cầu

-

Thận giúp hoạt hóa vitamin D

Khi các chức năng này của thận bị suy giảm, điều đó có nghĩa là thận bị suy yếu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến thận bị bệnh, đó có thể là do con người dùng quá
nhiều loại thuốc trị bệnh khiến thận phải bài tiết nhiều hơn, do một số bệnh nhiễm
khuẩn ảnh hưởng đến thận, do các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường…Ngoài các
bệnh thận nguy hiểm như: ung thư thận, thận đa nang, lao thận…cịn có thêm 6
bệnh về thận phổ biến sau:
-

Suy thận

-

Bệnh sỏi thận

-

Viêm thận

-

Viêm ống thận cấp

-


Bệnh thận nhiễm mỡ

-

Hội chứng thận hư

1.1.3. Suy thận
Suy thận là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại
và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure,
protein…qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể
suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối.

1.1.4. Suy thận mạn
1.1.4.1. Định nghĩa suy thận mạn


Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số
lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận
giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) thì được gọi là suy thận mạn [4].
Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua
nhiều tháng, năm, hậu quả của sự xơ hóa các Nephron chức năng gây giảm sút từ từ
mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơphiprotein máu.
Các đặc trưng của suy thận mạn là:
-

Có tiền sử bệnh thận tiết niệu kéo dài

-

Mức lọc cầu thận giảm


-

Nitơphiprotein máu tăng cao dần

-

Kết thúc trong hội chứng ure máu cao

1.1.4.2. Các giai đoạn của suy thận mạn
Suy thận mạn là một bệnh tương đối phổ biến và hay gặp trong các bệnh thận
tiết niệu. Suy thận mạn được chia ra làm các giai đoạn [4]:
Bảng 1.1 Các giai đoạn của suy thận mạn
Giai đoạn

Mức lọc

suy thận

cầu thận

mạn

(ml/phút)

Bình thường

Creatinin máu

Biểu hiện

lâm sàng

µmol/l

Mg/dl

120

70-106

0,8-1,2 Bình thường

I

60-41

<130

II

40-21

130-299

1,5-3,4 Gần bình thường, thiếu máu nhẹ

IIIa

20-11


300-499

3,5-5,9 Chán ăn, thiếu máu vừa

IIIb

10-05

500-900

6,0-10

IV

<5

>900

>10

<1,5

Gần bình thường

Chán ăn, thiếu máu nặng, bắt đầu
chỉ định lọc máu
Hội chứng ure máu cao, lọc máu là
bắt buộc

1.1.4.3. Suy thận mạn giai đoạn cuối

Suy thận mạn giai đoạn cuối là sự suy giảm hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn
chức năng của thận trong việc bài tiết các chất thải, khả năng cô đặc nước tiểu, và


khả năng điều chỉnh các chất điện giải. Theo thống kê năm 2010, nước ta có khoảng
8 triệu người bị suy thận, trong đó 80.000 người đã chuyển sang giai đoạn cuối. Suy
thận mạn giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận giảm dưới 10ml/phút, khi đó ngồi
các phương pháp điều trị bảo tồn thận, để đảm bảo sự sống của người bệnh cần thiết
phải có các phương pháp điều trị thay thế thận suy, các phương pháp này bao gồm:
-

Ghép thận

-

Thận nhân tạo

-

Lọc màng bụng

1.1.5. Ghép thận
1.1.5.1. Đại cương về ghép thận
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận suy giai đoạn cuối tích cực.
Ghép thận là đỉnh cao tiến bộ của y học nói chung và của ngành thận học, niệu học,
miễn dịch học nói riêng. Cũng như trong ghép tạng, người ta phân biệt:
- Ghép tự thân
- Ghép đồng loại cùng gen
- Ghép đồng loại khác gen
- Ghép khác loại

Bản chất của ghép thận là một phẫu thuật lấy một quả thận còn tốt từ người
cho, ghép vào cơ thể người nhận bị suy thận mạn giai đoạn cuối và thận dùng để
ghép có thể lấy từ một số nguồn [4]:
- Người cho thận sống: Thận dùng để ghép được chọn từ những người có
quan hệ họ hàng với người nhận thận như: cha mẹ, anh chị em ruột, chú bác cơ cậu
dì, ơng, bà nội ngoại. Ngồi ra, có thể lấy thận từ những người khơng cùng huyết
thống tình nguyện hiến tặng.
- Người cho thận chết não, tim còn đập: Người cho chết não (đã chết hồn
tồn về mặt sinh học nhưng tim cịn đập nhờ có sự hỗ trợ của máy móc). Nguyên
nhân chết do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…
- Người cho thận chết não, tim ngừng đập: Thời gian kể từ khi tim ngừng đập
cho đến khi lấy thận không được quá 30 phút. Tuy vậy chất lượng của thận này
khơng tốt bằng thận lấy khi tim cịn đập.
Và điều kiện để có thể cho thận:


- Nếu là người cho thận, họ phải tự nguyện trong việc hiến thận, phải có sức
khỏe tốt, khơng mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu có phải được chữa khỏi bệnh. Phải
phù hợp nhóm máu, có sự hịa hợp tối thiểu của hệ thống HLA, khơng có phản ứng
miễn dịch giữa người cho và người nhận.
- Nếu là người cho chết não, sẽ có hội đồng giám định theo luật, thân nhân
được giải thích cặn kẽ các mặt và đồng ý cho phép lấy thận.
1.1.5.2. Chỉ định và chống chỉ định trong ghép thận
Việc ghép thận được chỉ định tiến hành cho bệnh nhân có những đặc điểm sau:
-

Suy thận mạn độ IIIb, độ IV

-


Mức lọc cầu thận dưới 20ml/phút

-

Bệnh nhân yêu cầu được ghép thận

-

Tuổi dưới 80

Ghép thận được chống chỉ định tuyệt đối khi bệnh nhân có những biểu hiện của:
-

Nhiễm trùng đang hoạt động

-

Bệnh lý ác tính hoạt động

-

Hiện đang nghiện thuốc, rượu hoặc rối loạn tâm thần

-

Không đồng ý ghép thận

-

BMI ≥ 40


-

Các bệnh lý có nguy cơ tử vong cao khi phẫu thuật: hô hấp, tim mạch…

-

Bất thường giải phẫu mà không thể thực hiện được kỹ thuật ghép

Tuy nhiên ghép thận cũng có những chống chỉ định tương đối khi bệnh nhân có:
-

Triệu chứng bệnh tim mạch

-

Triệu chứng bệnh hơ hấp

-

Triệu chứng bệnh tiêu hóa

-

Bệnh lý mạch máu: vành, não, ngoại vi

-

Bệnh thận có nguy cơ tái phát làm hỏng thận ghép


-

BMI ≥ 35

-

Tuổi trên 70

-

HIV dương tính

1.1.5.3. Điều trị và theo dõi sau ghép thận
- Thời gian nằm viện sau khi mổ ghép thận tùy theo từng bệnh nhân, trung
bình khoảng 2 tuần. Sau mổ, bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống


thải ghép. Việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tinh thần bệnh nhân,
vào thuốc dùng và việc thực hiện đúng những hướng dẫn của thầy thuốc.
- Khi ghép thận từ người này cho người khác, cơ thể người nhận sẽ phát hiện
thận ghép đó là vật lạ và nó sẽ tạo ra các kháng thể chống lại và gây thải loại thận
được ghép. Do đó, bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch liên tục và suốt đời
để chống thải ghép. Chính vì vậy sau ghép thận bệnh nhân cần phải được theo dõi
và tái khám thường xuyên để phát hiện thải ghép và điều trị sớm nếu có. Qui trình
tái khám sau ghép thận được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức như sau:
+ 1 tuần/lần: sau ghép thận 1 tháng
+ 2 tuần/lần: sau ghép thận 2 tháng
+ 1 tháng/lần: sau ghép thận 3 tháng
Sau 3 tháng việc tái khám sẽ được thực hiện định kỳ hàng tháng trên tất cả các
bệnh nhân đã được ghép thận để theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng có thể

xảy ra như: mất chức năng thận ghép, thải ghép thận, ngộ độc thuốc, nhiễm
khuẩn...Thông thường nếu tiến triển thuận lợi, sau 3 tháng bệnh nhân đã cảm nhận
được sự thay đổi đáng kể CLCS, họ đã có thể sinh hoạt và trở lại cuộc sống tương
đối bình thường. Bệnh nhân có nhiều thời gian hơn vì họ không phải bỏ hàng giờ
trong điều trị lọc máu mỗi tuần, và họ đã cảm thấy hài lòng khi chế độ ăn kiêng của
suy thận được loại bỏ dần sau khi ghép thận.
- Tuy nhiên việc dùng các thuốc ƯCMD cũng có thể ức chế hệ thống miễn
dịch chống nhiễm khuẩn nên bệnh nhân ghép thận dễ bị nhiễm khuẩn hơn người
bình thường. Do đó cần phải phịng ngừa nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của thầy
thuốc. Thuốc cũng có một số tác dụng phụ và tác dụng phụ này không giống nhau ở
mỗi bệnh nhân nên bệnh nhân cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đó cũng
là một trong những lý do khiến cho bệnh nhân sau ghép thận và nhân viên y tế là
một mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ.


Hình 1.1. Sơ đồ ghép thận [4]
1.1.6. Vấn đề chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ghép thận
1.1.6.1 Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Khái niệm chất lượng cuộc sống (CLCS) được đề cập lần đầu tiên vào năm
1920 [12] và được biết đến rộng rãi kể từ những năm 1960. Kể từ khi tổ chức y tế
thế giới (WHO) định nghĩa lại sức khỏe ngồi việc khơng có ốm đau bệnh tật mà
còn cảm thấy hạnh phúc về cả thể chất, tinh thần và xã hội, các khía cạnh của CLCS
ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc và nghiên cứu về sức khỏe. Mặc dù
CLCS được coi là một hệ quả quan trọng của sức khỏe nhưng cho đến nay trên thế
giới chưa có một định nghĩa chung nhất về CLCS.
Trong những năm 1960 và những năm 1970, CLCS thường được xác định
trên toàn cầu với sự kết hợp ý tưởng về sự hài lịng/khơng hài lịng và hạnh phúc/
khơng hạnh phúc. Theo Abrams (1973), CLCS là mức độ hài lịng hoặc khơng hài
lịng được cảm nhận bởi con người với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của
họ [6] và Andrew (1974), CLCS như là mức độ niềm vui và sự hài lòng đặc trưng

cho tồn tại của con người.
Trong những năm 1980 và những năm 1990, định nghĩa về CLCS thường
được chia thành một loạt các khía cạnh và xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày
nay. George và Bearon (1980) định nghĩa CLCS về bốn khía cạnh cơ bản. Hai khía
cạnh khách quan là sức khỏe chung và tình trạng chức năng, và tình trạng kinh tế xã


hội; hai khía cạnh chủ quan phản ánh sự đánh giá của cá nhân về sự hài lòng với
cuộc sống và các yếu tố liên quan, và sự tự tin và các yếu tố liên quan. Clark và
Bowling (1989) định nghĩa CLCS là khơng chỉ có năng lực chức năng, mức độ hoạt
động, trạng thái tinh thần, và tuổi thọ mà còn bao gồm các khái niệm về sự riêng tư,
tự do, tôn trọng cá nhân, tự do lựa chọn, cảm xúc hạnh phúc, và duy trì phẩm giá.
Ferrans và Power (1985) định nghĩa CLCS như là nhận thức hay cảm giác hạnh
phúc của con người bắt nguồn từ sự hài lịng hoặc khơng hài lịng với các lĩnh vực
của cuộc sống quan trọng đối với họ. Mơ hình này bao gồm bốn lĩnh vực: sức khỏe
và chức năng, tâm lý/ tâm linh, kinh tế xã hội và gia đình.
Các thuật ngữ CLCS (Quality of life) và CLCS liên quan đến sức khỏe (
SKCLCS) thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nghiên cứu y tế, mặc dù
CLCS là một khái niệm rộng lớn hơn nhiều, bao gồm nhiều lĩnh vực của cuộc sống
hơn. SKCLCS là nói đến tác động của bệnh và công tác điều trị bệnh trong cuộc
sống của bệnh nhân, là đánh giá chủ quan về tác động của bệnh và chữa bệnh trên
các lĩnh vực chức năng về thể chất, tinh thần, xã hội, bản thân và niềm hạnh phúc.
Có một số khác biệt lớn giữa CLCS và SKCLCS, CLCS đại diện cho một
loạt các trải nghiệm của con người bao gồm nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như cộng
đồng, giáo dục, cuộc sống gia đình, tình bạn, sức khỏe, nhà ở, hơn nhân, quốc gia,
khu vực, bản thân, mức sống, và làm việc. CLCS được sử dụng trong xã hội học,
kinh tế, khoa học chính trị, và tâm lý học. SKCLCS tập trung vào sức khỏe và
thường được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong nghiên cứu y tế,
SKCLCS mô tả những gì người bệnh đã trải nghiệm như là kết quả của việc chăm
sóc y tế, giúp đánh giá sự khác biệt giữa những gì dự kiến và thực tế điều trị. Trong

phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tơi sẽ chỉ nghiên cứu về SKCLCS nhưng để
đơn giản, thuật ngữ CLCS sẽ được dùng để thay thế cho thuật ngữ SKCLCS.
1.1.6.2 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ghép thận:
Trong lĩnh vực ghép thận, khái niệm CLCS không được xác định rõ ràng
trong các nghiên cứu cấy ghép thận trong những năm 1980. Các nhà nghiên cứu đã
cho rằng CLCS là sự hài lòng của cuộc sống và hạnh phúc. Bremer và các đồng
nghiệp (1989) mô tả CLCS khách quan như điều kiện sống và nguồn lực (ví dụ thu
nhập, giáo dục, các hoạt động , việc làm), và CLCS chủ quan như việc nhận thức về


điều kiện khách quan và phản ứng cảm xúc với những điều kiện đó. Từ những năm
1990, CLCS đã được công nhận là một khái niệm đa chiều bao gồm các lĩnh vực thể
chất, tâm lý, xã hội trong hầu hết các nghiên cứu cấy ghép thận và CLCS đã được
định nghĩa là đánh giá chủ quan của bệnh nhân về hoạt động thể chất, tâm lý và xã
hội của họ. Mỗi lĩnh vực lại được cấu thành từ các thành phần đa dạng, như lĩnh vực
thể chất bao gồm khả năng chức năng và khả năng làm việc; lĩnh vực tâm lý bao
gồm sự hài lòng của cuộc sống, hạnh phúc, lòng tự trọng, lo lắng và trầm cảm; và
lĩnh vực xã hội quan tâm đến phục hồi chức năng lao động, giải trí, và tương tác gia
đình và xã hội. Hathaway và các đồng nghiệp (1998) định nghĩa CLCS như một
cấu trúc đa chiều bao gồm các khía cạnh thể chất, tâm lý, xã hội, chức năng và lòng
tự trọng.
Định nghĩa về CLCS ở bệnh nhân ghép thận đã được nâng cấp từ một khái
niệm toàn cầu về sự hài lòng cuộc sống và hạnh phúc thành một khái niệm đa chiều
được xây dựng chủ quan bao gồm các lĩnh vực thể chất, tâm lý và xã hội. CLCS
cịn được nhìn nhận liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, giá trị và mối quan tâm của
cá nhân. Đối với bệnh nhân ghép thận, đánh giá chủ quan về tác dụng phụ của phác
đồ điều trị thuốc ức chế miễn dịch và các năng lực chức năng cần được bao gồm
trong đánh giá CLCS. Khía cạnh tâm lý là một yếu tố cơ bản trong đánh giá CLCS
bệnh nhân ghép thận do lo ngại phản ứng thải ghép, căng thẳng tâm lý gây ra do đã
phải gánh chịu bệnh thận mãn tính, khó khăn về việc làm, và mất cơ hội trong xã

hội.
Giống như hầu hết các hình thức điều trị khác, cơ sở của việc đánh giá kết
quả sau ghép thận chủ yếu dựa vào những thử nghiệm lâm sàng. Những thử nghiệm
này chủ yếu tập trung vào mức độ an toàn và hiệu quả của các thuốc ức chế miễn
dịch. Những biến số chủ yếu trong nghiên cứu bao gồm khả năng sống của bệnh
nhân và của thận ghép, tần suất thải ghép cấp, tác dụng phụ của thuốc và hậu quả
của quá trình suy giảm miễn dịch đem lại. Các thử nghiệm lâm sàng này chắc chắn
sẽ cung cấp các số liệu, các dữ kiện và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học
trong ghép thận nhưng nó khơng thể cung cấp chiều sâu của dữ kiện nghiên cứu mà
điều này được thể hiện qua kết quả tự đánh giá của bệnh nhân về chức năng sinh lý,
tâm lý, và xã hội. Do đó cần phải đánh giá bệnh nhân sau ghép một cách toàn diện
và chủ yếu tập trung vào chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ghép.


Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới cho đến nay, chúng ta xác định CLCS
của bệnh nhân ghép thận bao gồm ba khía cạnh chính:
Đối với bệnh nhân ghép thận khía cạnh sức khỏe thể chất liên quan đến vấn
đề về khả năng chức năng và khả năng làm việc.
Khả năng chức năng là khả năng thực hiện các chức năng về thể chất của
bệnh nhân như vận động, hoạt động, các chức năng sống của cơ thể như chức năng
tim mạch, hơ hấp, tiêu hóa, thần kinh, bài tiết; giới hạn năng lực chức năng do sức
khỏe thể chất. Việc đánh giá các khả năng chức năng dùng để đánh giá được mức
độ hồi phục của bệnh nhân về các chức năng thể chất.
Khả năng làm việc là khả năng của bệnh nhân thực hiện các công việc gồm
cơng việc gia đình như nội trợ hay cơng việc xã hội lấy thu nhập. Đánh giá khả
năng làm việc của người bệnh là đánh giá tình trạng cơng việc như loại hình,
khoảng cách đến nới làm việc, cường độ công việc, thời gian làm việc,…; ảnh
hưởng của sức khỏe thể chất đến việc thực hiện công việc như sự gián đoạn, sự hạn
chế loại công việc, khoảng cách, giảm thời gian làm việc, mức độ hồn thành cơng
việc, gián đoạn cơng việc hoặc mất việc làm.

Khía cạnh tinh thần được thể hiện và đánh giá qua các hoạt động tâm sinh lý
của con người thông qua các đặc điểm sau đây:
- Những trạng thái về tinh thần như tâm trạng thoải mái, lo lắng, những cảm
xúc như yêu, ghét, vui, buồn, chán nản,…
- Những năng lực về tinh thần như giải trí, giao tiếp, ham muốn,…
- Những hoạt động tâm linh: tín ngưỡng, tơn giáo.
Đối vối bệnh nhân ghép thận những ảnh hưởng tâm sinh lý là khía cạnh rất
quan trọng đối với kết quả điều trị và cũng là hệ quả của điều trị. Người bệnh có
tinh thần thoải mái, lạc quan và có sự hiểu biết cơ bản về bệnh sẽ giúp cho kết quả
điều trị và theo dõi sau ghép tốt hơn.
Các mối quan hệ xã hội của bệnh nhân ghép thận là một trong những nội
dung được đánh giá trong các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống. Nó bao gồm các
đặc điểm:
- Tương tác với xã hội: giao tiếp, thông tin liên lạc, đi lại
- Sự hạn chế của tương tác xã hội do bệnh tật


Mối quan hệ, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và cả xã hội đối với bệnh nhân
trong quá trình điều trị là những yếu tố tác động tích cực đến bệnh nhân. Nếu bệnh
nhân được đối xử đúng mực, những vướng mắc tồn tại được tích cực giải quyết thì
CLCS của bệnh nhân sẽ được cải thiện và giúp đưa bệnh nhân sớm tái hoà nhập
cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống là mục đích cuối cùng, một quá trình tổng
hợp của nhiều quá trình can thiệp để đạt đến điều đó. Do đó, chất lượng cuộc sống
là thước đo hợp lý nhất để đánh giá kết quả sau ghép, bao gồm cả việc so sánh kết
quả sau ghép với các phương pháp điều trị nội ngoại khoa khác. Ví dụ: So sánh chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân ghép thận với người chạy thận nhân tạo định kỳ
hoặc thẩm phân phúc mạc.
1.2.


Cơ sở thực tiễn, một số nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân sau ghép thận
Các nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân ghép thận sử dụng bộ cơng cụ

KDQOL được chia thành hai nhóm chính:
Nhóm 1: các nghiên cứu đánh giá CLCS của BN ghép thận. Trong một
nghiên cứu sự cải thiện CLCS của bệnh nhi được ghép thận và người hiến và sự phù
hợp của KDQOL-SF với trẻ em công bố vào năm 2005 tại Nhật Bản, Hasegawa đã
chứng minh rằng việc cấy ghép thận được cải thiện CLCS trong mẫu nghiên cứu
trên 56 bệnh nhi được ghép thận [3]. Trong một mẫu lớn hơn, mẫu mặt cắt ngang
của người lớn, Lee và cộng sự khi nghiên cứu đặc tính CLCS của bệnh nhân sau
ghép thận và so sánh với những người bệnh thận giai đoạn cuối được công bố năm
2005 tại Trung Quốc đã báo cáo những bệnh nhân đã trải qua cấy ghép ở tình trạng
CLCS tốt hơn khi sử dụng các cơng cụ đo CLCS, trong đó có KDQOL, so với
những người trải qua thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo. Công cụ
KDQOL đã được sử dụng khá rộng rãi để mô tả CLCS của bệnh nhân bệnh thận
giai đoạn cuối cũng như bệnh nhân ghép thận .
Nhóm 2: các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân
ghép thận. Bakewell và cộng sự với việc nghiên cứu về ảnh hưởng của sắc tộc đến
CLCS của bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối và bệnh nhân sau ghép thận
được công bố năm 2001 tại Mỹ đã chứng minh rằng các bệnh nhân gốc Ấn Độ hay
châu Á nói chung mắc bệnh thận giai đoạn cuối và bệnh nhân sau cấy ghép kém
hơn về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, và các vấn đề về thận so với người gốc


châu Âu. Hicks và cộng sự trong nghiên cứu về sự khác biệt chủng tộc ảnh hưởng
đến CLCS thông qua mẫu hơn 1300 bệnh nhân da đen và da trắng đang chạy thận
nhân tạo được công bố năm 2004 tại Mỹ cũng nhìn thấy sự khác biệt chủng tộc khi
dùng bộ công cụ KDQOL. Ngay cả sau khi điều chỉnh các biến kinh tế xã hội và
lâm sàng, người Mỹ gốc Phi cho báo cáo CLCS liên quan đến sức khỏe tốt hơn so
với người Mỹ gốc châu Âu.

Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống nói chung
cũng như CLCS của bệnh nhân bị bệnh thận, đặc biệt là ghép thận. Chúng tơi đang
tìm hiểu và liên hệ với các bệnh viện, trung tâm ghép thận trên tồn quốc để thu
thập thơng tin về các nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân ghép thận đã được thực
hiện.

Chương 2.
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin về bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức được xây dựng năm 1906 trên diện tích mặt
bằng 35.000m2, nằm giữa trung tâm Thủ đơ Hà Nội, địa chỉ 40 Tràng Thi – Hồn
Kiếm – Hà Nội. Trải qua hơn 100 năm phát triển, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
ngày nay đã trở thành trung tâm ngoại khoa lớn nhất cả nước với gần 1500 giường
bệnh, 26 phòng mổ, 20 khoa lâm sàng và hơn 1500 cán bộ hoạt động trong hầu hết
các lĩnh vực của ngoại khoa, hàng năm bệnh viện thực hiện khoảng 35000 ca mổ,
trong đó phần lớn là các ca mổ phức tạp.
Trong những năm gần đây bệnh viện đã tập trung vào nhiều lĩnh vực chuyên
môn kỹ thuật cao, đặc biệt là kỹ thuật ghép đa tạng gồm ghép gan, ghép thận, ghép
tim. Năm 2006, Đơn vị Ghép tạng trực thuộc khoa Phẫu thuật Gan mật và khoa
Thận lọc máu được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cấy ghép tạng và chăm sóc


bệnh nhân sau cấy ghép nội tạng. Từ đó đến nay, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã
thực hiện thành công trên 1000 trường hợp ghép thận, 90 trường hợp ghép gan và
13 trường hợp ghép tim. Đơn vị Ghép tạng và khoa Thận lọc máu đã thực hiện
chăm sóc cũng như điều trị, theo dõi cho hàng trăm bệnh nhân được ghép tạng từ cả
trong nước và nước ngoài. Sau ghép tạng, bệnh nhân được hẹn lịch tái khám định
kỳ hàng tháng để theo dõi và đánh giá chức năng thận ghép tại phòng khám ghép
khoa Thận lọc máu bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.


2.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ghép
thận tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2020
2.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1: Thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nhân khẩu học

77

62,6

> 40

46

37,4

Nam

87

70,7

Nữ

36

29,3

Hà Nội


51

41,5

Tỉnh/ thành phố khác

72

58,5

Cán bộ/ Công nhân

62

50,4

Làm ruộng

1

0,8

Bn bán/ LĐ tự
do/ nội trợ

51

41,5

Học sinh/ sinh

viên

2

1,6

Hưu trí

7

5,7

Có vợ/ chồng

103

83,7

Khơng

20

16,3

Giới

Nghề
nghiệp

Tình trạng

hơn nhân

Tỷ lệ (%)

≤ 40

Tuổi

Nơi ở

Số lượng (N=123)

Khác
(61;
49,6%)

Nhận xét: tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 38,76  10,13, trong đó nhóm
bệnh nhân có tuổi trung bình  40 chiếm tỷ lệ cao hơn (62,6%). Đa số các bệnh
nhân là nam giới với tỷ lệ 70,7%; đến từ các tỉnh thành ngồi Hà Nội (58,5%) và
đã có gia đình (83,7%). Nghề nghiệp thường gặp trong nhóm nghiên cứu là cán
bộ/ công nhân (50,4%); buôn bán (41,5%).


×