Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN cap tinh nam 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.83 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC ĐIỀU CHỈNH DẠY HỌC TOÁN THEO HƯỚNG GIẢM TẢI VÀ PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG Ở BẬC TIỂU HỌC.. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm học vừa qua việc thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đã có nhiều thành quả, vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm đã được chỉnh sửa thay đổi cập nhật thường xuyên cho nội dung phù hợp, hợp lý hơn. Bộ GD&ĐT đã có một số công văn hướng dẫn điều chỉnh việc dạy học như công văn 896 năm học 2005-2006. Mặc dù đã được chỉnh sửa thay đổi song vẫn còn nhiều nội dung chưa được phù hợp và bất cập. Căn cứ vào các đợt rà soát đánh giá định kì về sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục và đề xuất của cán bộ giáo viên, của các Sở giáo dục. Năm học 2011 - 2012 Bộ lại tiếp tục ban hành công văn số 5842/BGDĐT- VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy và học các môn học giáo dục phổ thông. Tiếp được chủ trương, bán vào công văn và tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải của cấp trên, lãnh đạo phòng GD đã tổ chức tập huấn cho chuyên môn các trường. Trường chúng tôi cử cán bộ, giáo viên đi tập huấn và đã tiến hành triển khai ngay tại trường cho 100% giáo viên, tổ chức cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn có chương trình, nội dung điều chỉnh và giảm tải thực hiện ngay sau khi tổ chức tập huấn. Nắm được chủ trương, được đi tập huấn thì chúng tôi nghĩ theo hướng chỉ đạo thì có lẽ sẽ thực hiện thành công và nhẹ nhàng vì giảm bớt nội dung thì giáo viên và học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc dạy và học. Chất lượng đại trà mũi nhọn sẽ được nâng cao hơn. Nhưng thực tiễn sau khi đi tập huấn do phòng tổ chức vào thứ 6 ngày 7 tháng 10 năm 2011. Chúng tôi đã triển khai tập huấn cho toàn bộ giáo viên của trường vào thứ 4 ngày 12 tháng 10. Sau ngày tập huấn, chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt cho giáo viên áp dụng và thực hiện theo nội dung như tinh thần đã tập huấn; Vừa thực hiện vừa theo dõi dự giờ và lấy ý kiến. Sau đó có nhiều ý kiến phần lớn giáo viên thấy nhẹ nhàng hơn về nội dung, học sinh cũng được học thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó thì vẫn còn một số vướng mắc: giáo viên không tự chủ, lúng túng khi gặp những bài theo điều chỉnh thì bỏ hoàn toàn hoặc nhập hai bài dạy thành một bài mới, có bài chỉ còn phần lý thuyết chứ không có bài tập thực hành, ... Như vậy thì chọn nội dung nào để dạy, nội dung nào trọng tâm của bài, dạy như thế nào để có hiệu quả điều đó thì không phải là đơn giản cần phải có sự đầu tư của mỗi một giáo viên và chuyên môn để đảm bảo sự không quá tải cho học sinh trung bình mặt khác đảm bảo được việc dạy học phân hoá đối tượng không nhàm chán và mất thời gian của những học sinh khá giỏi. Khi nghe các giáo viên phản ánh dạy học theo hướng điều chỉnh nội dung như thế này thì để nội dung như cũ thì khoẻ hơn ít sai sót không vất vả tìm nội dung thay thế, một số phụ huynh cũng phản ánh học sinh không được học hết nội dung ở sách.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> giáo khoa có một số bài con em bảo không phải làm vì giảm tải, không học. Phần lớn phụ huynh chưa năm được chủ trương điều chỉnh nội dung dạy họ của con em mình làm cho một số bộ phận phụ huynh còn gặp khó khăn trong việc kèm cặp con em, là một cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn tôi cũng rất băn khoăn mặc dù đã tập huấn và định hướng cho giáo viên hướng đi cách lựa chọn nội dung nào mới thay cho những bài cắt bỏ, phân chia thời gian cho các hoạt động trong tiết dạy, dạy các nội dung còn lại sau khi đã lược bỏ theo tinh thần của giảm tải như thế nào để đạt hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp, trong trường, trên địa bàn, từng địa phương ....điều này không phải giáo viên nào cũng làm được và đặc biệt để dạy học phân hóa đối tượng học sinh đẩy mạnh chất lượng dạy-học đạt hiệu quả cao không dễ chút nào. Thế là tôi đã chỉ đạo cho giáo viên tự chủ lựa chọn nội dung, chương trình, các phương pháp và hình thức dạy học tăng cường việc dự giờ, xây dựng tiết dạy, những bài bỏ hoàn toàn thay nội dung mới. Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học. Sau khi học khoảng một tuần tôi tiến hành khảo sát lại với mức đề ra trong phạm vi nội dung các em được học để so sánh thì thấy chất lượng không tiến triển mấy, chỉ có tăng tỉ lệ học sinh khá một ít còn học sinh yếu, học sinh giỏi thì không tăng. Đây là nỗi trăn trở của nhiều giáo viên và tôi. Từ đấy tôi tập trung nghiên cứu các bài có nội dung điều chỉnh của các môn học để xây dựng tiết dạy cho giáo viên, và chú trọng đến môn Toán nghiên cứu và thiết kế một số tiết dạy có nội dung giảm tải đảm bảo tiết dạy điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học phân hoá đối tuợng học sinh. Chỉ đạo cho giáo viên áp dụng và phát huy cho những môn khác. Do đó chất lượng môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung có nhiều chuyển tiến rõ rệt. Do vậy tôi mạnh dạn đăng ký chọn đề tài với tiêu đề: " Một số giải pháp thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy và học Toán theo hướng giảm tải kết hợp dạy học phân hoá đối tượng học sinh ở Tiểu học" . II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: Năm học 2011-2012 Bộ tiếp tục ban hành công văn 5842/BGD ĐT-VP ngày 1/9/2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung dạy học bậc Tiểu học. - Quản lý các cấp của bậc Tiểu học đã triển khai công văn chuyên môn các trường chỉ đạo giáo viên dạy môn tiếp thu và thực hiện một cách nghiêm túc theo tinh thần của hướng dẫn. - Cũng như những công văn, hướng dẫn khác khi ban hành thì giáo viên thực hiên đầy đủ. Song một số giáo viên chưa thực sự linh hoạt khi thực hiện, trong hướng dẫn bỏ không dạy thì giáo viên cũng không dạy, học sinh không phải làm bài đó. Giáo viên lúng túng không biết thay nội dung nào vào để dạy. Có một số giáo viên lấy những bài trước học sinh chưa học thay thế vào để dạy, hoặc bài đã học rồi cho học sinh học lại. Những bài dạy gộp hai bài chưa lựa chọn được nội dung trọng tâm để dạy. Chưa có bài tập cho đối tượng học sinh khá giỏi có năng khiếu. Bên cạnh đó lại không đầu tư để đặt ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt hộ trợ học sinh yếu kém nắm kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh trình độ tiếp thu không đều, có một số học sinh khá giỏi làm bài và học hết nửa thời gian của tiết học thời gian còn lại là chơi không có việc để làm, các em hiếu động nên làm ảnh hưởng lớp. - Một số bộ phận phu huynh cho rằng giáo viên không dạy hết bài ở sách giáo khoa, bỏ tiết dạy và không cho học sinh làm bài. Vì các em bảo với phụ huynh bài này cô bảo không phải làm. - Một số gia đình của học sinh yếu kém gặp nhiều khó khăn đi làm xa quê hương, xa tổ quốc việc giáo dục con em còn phó thác cho nhà trường, giáo viên, người thân, ông bà già các em học thế nào, học những gì không hay biết. Từ những thực trạng trên tôi đã có những giải pháp sau. 2. Các biện pháp thực hiện: 2.1 Triển khai tinh thần điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học phân hoá đối tượng đến tận từng giáo viên và phụ huynh học: - Triển khai đầy đủ nội dung và tinh thần của công văn 5842/BGD ĐT- VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 đến tận từng giáo viên và phụ huynh, tạo sự đồng thuận giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh trong việc thực hiện. - Tổ chức cho giáo viên học tập chuyên đề điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải theo tinh thần của công văn nhưng không phải đối tượng học sinh nào cũng thực hiện giảm lượng kiến thức mà hướng dẫn qui định mà cần quan tâm đến việc dạy phân hoá đối tuợng. Có thể nội dung đó đối tượng học sinh trung bình không phải làm nhưng học sinh khá giỏi có thể thực hiện mà còn thực hiện với yêu cầu cao hơn thì mới pháp huy được năng khiếu của học sinh để các em có thể tham gia vào các sân chơi trong lĩnh vực toán học như giải toán qua mạng, giao lưu toán tuổi thơ các cấp ( cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia) 2.2 Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung giảm tải của môn học: Để thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học nói chung môn Toán nói riêng thì trước hết cán bộ quản lý, giáo viên phải nắm vững tinh thần các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung giảm tải. Qua nghiên cứu thì chúng ta thấy chương trình môn Toán ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 có tổng cộng 58 tuần/ 175 tuần có nội dung giảm tải trong đó khối lớp 1 có 15 tuần; khối lớp 2 có 10 tuần; khối lớp 3 có 15 tuần; khối lớp 4 có 10 tuần; khối lớp 5 có 8 tuần. Cụ thể là: Toán 1: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 15 tuần (gồm các tuần 2, 3, 4, 7, 10, 17, 21, 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : Không + Bài dạy lược bỏ một số phần: 19 bài ( tuần 2 một bài, tuần 3 hai bài , tuần 4 một bài, tuần 7 một bài, tuần 10 một bài, tuần 17 một bài, tuần 21 ba bài, tuần 22 một bài, tuần 25 một bài, tuần 26 hai bài, tuần 28 một bài, tuần 29 một bài, tuần 30 một bài, tuần 32 một bài, tuần 33 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 8 bài tập - Số bài được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 20 bài Toán 2: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 10 tuần (gồm các tuần 11, 13, 19, 22, 23, 24, 25, 31, 32, 34) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : không dạy 2 bài (Bài: Tiền Việt Nam trang 162- chuyển sang dạy ở lớp 3; Bài: luyện tập trang 164) + Bài dạy lược bỏ một số phần: 13 bài ( tuần 11 hai bài, tuần 13 một bài , tuần 19 một bài, tuần 22 hai bài, tuần 23 một bài, tuần 24 hai bài, tuần 25 một bài, tuần 32 một bài, tuần 34 hai bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 5 bài tập - Số bài tập được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 8 bài tập Toán 3: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 15 tuần (gồm các tuần 1, 2, 3, 10, 11, 14, 17, 19, 22, 23, 25, 28, 30, 32, 35) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : Không dạy 1 bài (Bài : Vẽ trang trí hình tròn trang 112) + Bài dạy lược bỏ một số phần: 16 bài ( tuần 1 một bài, tuần 2 hai bài , tuần 3một bài, tuần 10 một bài, tuần 11 một bài, tuần 14 một bài, tuần 17 một bài, tuần 19 một bài, tuần 25 một bài, tuần 28 một bài, tuần 30 một bài, tuần 32 một bài, tuần 35 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: 1 bài (Bài : Tiền Việt Nam lớp 2 trang 162 và Tiền Việt Nam lớp 3 trang 130 dạy thành 1 tiết) - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 3 bài tập - Số bài tập được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 12 bài tập Toán 4: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 10 tuần (gồm các tuần 1, 2, 4, 6, 9, 16, 19, 21, 27, 30) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy bỏ hoàn toàn : Không + Bài dạy lược bỏ một số phần: 17 bài ( tuần 1 hai bài, tuần 2 một bài , tuần 4 hai bài, tuần 6 một bài, tuần 10 một bài, tuần 17 một bài, tuần 21 ba bài, tuần 22 một bài, tuần 25 một bài, tuần 26 hai bài, tuần 28 một bài, tuần 29 một bài, tuần 30 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 4 bài tập - Số bài tập được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 18 bài tập Toán 5: - Số tuần dạy có bài cắt giảm: 8 tuần (gồm các tuần 5, 8, 9, 15, 17, 23, 24, 28) - Số bài dạy có nội dung cắt giảm: + Bài dạy chuyển thành bài đọc thêm : 1 bài (Bài: Giới thiệu hình trụ, hình cầu trang 125).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Bài dạy lược bỏ một số phần: 9 bài ( tuần 5 hai bài, tuần 8 một bài, tuần 9 một bài, tuần 15 một bài, tuần 17 hai bài, tuần 23 một bài, tuần 28 một bài) - Số bài dạy gộp hai bài: Không - Số bài tập được bỏ hoàn toàn : 5 bài tập - Số bài được giảm bớt yêu cầu, nội dung : 9 bài tập 2.3 Khảo sát chất lượng học sinh, phân hoá đối tượng học sinh: Sau khi tổ chức chuyên đề giảm tải đến tận giáo viên trong trường chúng tôi chỉ đạo cho giáo viên thực hiện ngay việc điều chỉnh, giảm tải nội dung dạy học các bài dạy trên lớp của các bài dạy có nội dung. Sau hai tuần chúng tôi phối kết hợp với giáo viên dạy bộ môn tiến hành khảo sát chất lượng học sinh của từng lớp để kiểm tra chất lượng của từng lớp và phân hoá đối tượng học sinh của lớp đó. Về môn Toán kết quả thu được như sau: Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi 21%, đạt điểm khá 25%, điểm trung bình 42% , đạt điểm yếu kém đạt 10%. Với tỷ lệ này thì so với đầu năm không có tiến bộ tý nào mà lượng học sinh khá giỏi có tụt 2-3%. Nhìn vào kết quả khảo sát tôi thấy chưa ổn khi giao toàn quyền cho giáo viên chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy trong tiết dạy có giảm tải. Cần phải phân hoá được học sinh từng môn học, từng nội dung kiến thức trong một môn học. Từ đó tôi đi sâu hơn để nghiên cứu chương trình, nội dung điều chỉnh giảm tải linh hoạt lựa chọn nội dung, kiến thức cho bài dạy để phù hợp với các đối tượng học sinh trong từng lớp, trong từng khối của địa phương. 2.4 Chọn nội dung thay thế bài điều chỉnh (bài lược bỏ): Sau khi nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung điều chỉnh giảm tải các môn học, phân hoá được đối tượng học sinh, tôi lại tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên chọn nội dung dạy học dạy vào những bài dạy, tiết dạy, bài tập theo hướng dẫn điều chỉnh là cắt bỏ. Để chọn được nội dung giảng dạy thay thế các bài cắt bỏ có chất lượng, có hiệu quả là một khâu không phải đơn giản vì để dạy cho hết thời gian đó một mặt phải củng cố lại kiến thức đã học, lấp chỗ hổng kiến thức rèn kĩ năng- kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém. Buộc người giáo viên cần phải theo dõi kiểm tra các em thường xuyên, liên tục, kịp thời để phát hiện chỗ hổng về kiến thức đã học. Bên cạnh đó phải quan tâm đến những học sinh có năng khiếu thì phải có bài tập cho đối tượng học sinh khá giỏi phát huy khả năng của các em trong quá trình học tập ở từng tiết học từng bài học vì thế khi có bài cắt bỏ thì phải lượng kiến thức để cung cấp cho các em trong tiết dạy đó như thế nào đó là điều mà người giáo viên phải chuẩn bị trước đảm bảo đúng chuẩn KT-KN tránh hiện tượng chọn nội dung quá chuẩn, không sát chương trình, ... thực hiện giảm tải lại gây nên quá tải cho các em học sinh yếu kém, trung bình một phần gây sự nhàm chán lãng phí thời gian cho học sinh khá giỏi. Ví dụ: - Ở lớp 2 có một bài chuyển lên dạy chung bài ở lớp 3 đó là bài : Tiền Việt nam (trang162). Dựa vào đối tượng học sinh của từng lớp 2 và chương trình các em học những trước đó tôi có thể chọn nội dung để dạy như sau: Lớp 2A: Đối với lớp 2A có nhiều học sinh khá giỏi, sau các bài học trước thấy kĩ năng ước đoán của các em đang yếu hơn nên tôi có thể chọn các nội dung ra các bài tập như sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 1: Số? a, 1 m = ... dm ; 1m = ... cm ; 1 m = ... mm ; 1 km = ... m 2 m = ... dm ; 5m = ... cm ; 4 cm = ... mm ; 5 dm = ... mm b, ... m = 1km ; ... dm = 7 m ; ...cm = 5dm ; ... mm = 1m Bài 2: Điền dấu ( >,<,=) thích hợp vào chỗ chấm: a) 646 cm .... 664 cm * b) 70 dm ..... 699 cm (bài dành cho hs khá giỏi 123 kg .... 132 kg 21 m ..... 210 dm 560 km ....559 km 524 mm .... 5 dm + 24 mm Bài 3: Một người đi 3 km đến Thị trấn, sau đó đi tiếp 24 km nữa để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômét? Bài 4: Viết m, cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp: a, Cột cờ ở sân trường cao khoảng 7 ..... b, Chiều dài bút bi là 15 .... c, Bề dày của cuốn sách “Tiếng Việt 2” khoảng 10 .... Lớp 2B: Đối với lớp 2B có nhiều học sinh yếu kém, sau các bài học trước thấy kĩ năng so sánh các số có ba chữ số đang yếu, kỹ năng cộng trừ trong phạm vi 1000 của các em chưa thành thạo đang yếu hơn nên tôi có thể chọn các nội dung ra các bài tập như sau: Bài 1: Số? a, 421; 423; ... ; 427; ...; .... ; 433; ... ; 437. b, ... ; 788; ... ; 784; ...; .... ; 778; ... ; 774. Bài 2: Điền dấu ( >,<,=) thích hợp vào chỗ chấm: 146 .... 144 878 ..... 879 123 .... 132 521 ..... 421 Bài 3: Đặt tính rồi tính: 56 + 32 ; 405 + 134 ; 369 - 142 ; 953 – 23 Bài 4: Bạn Nam cao 132 cm, Bạn Bắc cao hơn bạn Nam 7 cm. Hỏi bạn Bắc cao bao nhiêu? Lớp 2C: Đối với lớp này có nhiều học sinh yếu về phần đọc viết số và trình bày, sau các bài học trước thấy kĩ năng trả lời câu hỏi của các em đang yếu hơn nên tôi có thể chon các nội dung ra các bài tập như sau: Bài 1: Đọc các số sau: 124 ; 103 ; 547 ; 689; 753; 890; 607; 999 Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào: 974. Năm trăm sáu mươi bảy. 419. Tám trăm năm mươi hai. 320. Chín trăm bảy tư.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 567. Ba trăm hai mươi. 812. Bốn trăm mười chín. Bài 3: Nhìn vào hình vẽ trả lời các câu hỏi sau: C B 33 km 37 km 22 km A D a) Quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu kilômet? b) Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômet? c) Quãng đường từ A đến C (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet? Bài 4: Bạn Nam cao 132 cm, Bạn Bắc cao hơn bạn Nam 7 cm. Hỏi bạn Bắc cao bao nhiêu? Ở lớp 3: Có bài bỏ không dạy đó là bài : Vẽ trang trí hình tròn (trang112). Dựa vào đối tượng học sinh của lớp 3A và chương trình các em học những trước đó tôi có thể chọn nội dung để dạy như sau: - So sánh cộng trừ các số trong phạm vi 10 000 - Xem lịch tháng năm - Luyện giải bài toán bằng 2 phép tính (2 bài tập trong đó có một bài cho hs khá giỏi) Ở lớp 4: Bài : Ki-lô-mét vuông (Toán 4 trang 99) Khi dạy phần kiến thức mới cần cho các em nắm được 1 km2 = 1 000 000 m2 Không lấy ví dụ số đo diện tích Thủ đô Hà Nội trong sách giáo khoa nữa trong sách giáo khoa mà phải cập nhật số liệu diện tích Hà Nội ở thời điểm năm 2009 năm mở địa giới Hà Nội. Năm 2002 Hà Nội có diện tích là 921km 2 . Năm 2009 thủ đô Hà Nội có diện tích khoảng 3 344 km2 (Do được mở rộng qui hoạch Thủ đô) Giáo viên cập nhật thông tin chính xác số liệu về diện tích của xã, phường, thị trấn, thành phố nơi học sinh ở để nêu thêm ví dụ về diện tích của địa phương học sinh đang ở. Ví dụ học sinh nơi chúng tôi dạy thì diện tích của xã đó là 13 km 2 của huyện là km2 Bài: Luyện tập ( Toán 4 trang 100, 101) Trong sách giáo khoa Toán 4 nội dung Bài tập 3 (trang 101) như sau: Cho biết diện tích của 3 thành phố Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 2 2 921km 1255 km 2095 km2 Hỏi thành phố nào có diện tích lớn nhất? Thành phố nào có diện tích bé nhất? Nếu giáo viên vẫn để số liệu như bài tập ở sách giáo khoa thì sẽ không đúng với thực tế hiện nay sẽ thiếu tính chính xác và thực tiễn. Cho nên giáo viên phải cập nhật số.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> liệu diện tích trên mạng để thay vào bài tập này cho phù hợp với thực tế hiện tại như sau: Thay bằng số liệu diện tích của 3 thành phố (thời điểm năm 2009) như sau: Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 2 2 3344 km 1256 km 2095 km2 Hỏi thành phố nào có diện tích lớn nhất? Thành phố nào có diện tích bé nhất? Bài tập 5: Giáo viên cũng cập nhật thông tin số liệu mật độ dân số trong thời điểm hiện nay để thay thế cho phù hợp. Thay số liệu năm 1999 bằng số liệu năm 2011. Mật độ dân số của Thủ đô Hà Nội (năm 2011): 2067 người/1km2 Mật độ dân số của Thành phố Hải Phòn (năm 2011): 1218 người/1km2 Mật độ dân số của Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2011): 3531 người/1km2 Bài: Ôn tập về biểu đồ (Toán 4 trang 164) Bài dạy này có bài tập 2 trong giảm tải không nội dung điều chỉnh nếu giáo viên không quan tâm đến chương trình điều chỉnh của những bài trước đó mà thấy trong tài liệu hướng dẫn điều chỉnh không đề cập đến nơi cứ theo nội dung sách giáo khoa thì chắc sẽ không nhớ để thay thế số liệu cũ số liệu cũ bằng số liệu mới để cho phù hợp với thực tiễn . Nội dung bài tập 2 tiết Ôn tập về biểu đồ trang là: Biểu đồ dưới đây nói về diện tích của ba thành phố của nước ta: (Số liệu cho trong biểu đồ) Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 2 2 921km 1255 km 2095 km2 Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi sau: a) Diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông, diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lômét vuông và diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông và bé hơn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu ki-lô-mét vuông? Ta thay bằng số liệu sau: Hà Nội Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh 2 2 3344km 1255 km 2095 km2 Dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi sau: a) Diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông, diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lômét vuông và diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? b) Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lô-mét vuông và bé hơn diện tích Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông? (hoặc có thể hỏi câu hỏi sau: Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bé hơn Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét vuông lớn hơn diện tích Đà Nẵng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?) Toán 3: Bài: Tiền Việt Nam (dạy gộp 2 bài Lớp 2 trang162, lớp 3 trang 130)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tôi có thể lựa chọn các nội dung sau: - Các mệnh giá tiền Việt Nam được giới thiệu ở lớp 2 trang 162 và lớp 3 trang 130 đó là: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. - Bài tập cần làm : Bài 1a SGK Toán 3 trang 130; bài 2a,b GSK Toán 2 trang 163. Bài SGK Toán 3 trang 131. Bài 3 SGK Toán 3. Giáo viên có thể ra thêm một vài câu hỏi cho HS khá giỏi sau khi làm xong bài 3: * - Em thích mua đồ vật nào trong những đồ vật đó? * - Nếu em có 6000 đ em mua được những đồ vật nào đã nêu ở trên? 2.5 Thiết kế các tiết dạy có nội dung điều chỉnh kết hợp dạy học phân hoá đối tượng: Sau khi chọn nội dung cho tiết dạy thì ta thực hiện việc thiết kế tiết dạy. Dưới đây là một vài ví dụ: Toán 3: Bài: Luyện tập (Dạy lớp 3A có nhiều đối tượng hs khá giỏi) (Bài thay thế cho bài vẽ trang trí hình tròn trang 112 SGK toán 3) I. Mục tiêu: - Củng cố vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - Củng cố cách so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 10000. - Củng cố cách xem lịch tháng – năm - Luyện giải bài toán bằng 2 phép tính. II. Đồ dùng dạy học: - Com pa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5-7p) : - Gọi hs lên bảng vẽ hình tròn có bán kính - 1HS vẽ ở bảng 2 dm (GV mở sẵn com pa cho học sinh) - Theo dõi nhận xét, sửa sai nếu có - GV nhận xét - Cho học sinh vẽ vào vở hình tròn có bán kính 4 cm. - Học sinh vẽ vào vở. Đổi vở cho nhau Theo dõi các em thực hiện, có thể hướng nhận xét. dẫn cho học sinh yếu vẽ được. - HS nhắc lại cách vẽ. Nhận xét – nhắc lại cách vẽ chốt nội dung. Chuyển sang bài mới 2. Luyện tập : Bài 1: Viết các số 6420; 4602; 6240; 2640; 4026. - 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập a) Theo thứ tự từ bé đến lớn? - HS làm vào vở b) Theo thứ tự từ lớn đến bé? - 2 HS lên chữa bài ở bảng, dưới lớp GV nhận xét chữa bài hs đổi vở kiểm tra cho nhau a) 2640; 4026; 4602; 6240; 6420. - HS nhận xét bài ở bảng. b) 6420; 6240; 4602; 4026; 2640. - 2-3 HS đọc bài ở bảng GV: Ở câu a các em đã sắp xếp các số trên.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> từ bé đến lớn; chúng ta có thể nói theo cách khác là các số trên được sắp xếp theo thứ tự lớn dần. H: Em hiểu xếp các số theo thứ lớn dần là thế nào? - Là dãy số được sắp xếp theo thứ tự số bé nhất xếp trước tiếp theo là số lớn liền kề cứ như thế cho đến số lớn nhất. *H: Vậy ai cho cô biết xếp các số theo thứ tự bé dần là xếp các số đó ra sao? - Là dãy số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé (Số lớn nhất được xếp trước sau đó là các số bé dần cho đến cuối cùng là số bé nhất) Bài 2: Đặt tính rồi tính 3267 + 2815 ; 8623 – 319 2679 + 386 ; 7934 - 569 - GV kiểm tra bài hs, cho hs nhận xét bài ở bảng con của một số bạn GV nhận xét chữa bài H: Khi đặt tính ta chú ý điều gì? H: Thực hiện tính như thế nào? Bài 3: Trong một tháng, ngày chủ nhật đầu tiên là mồng 4. Hỏi tháng đó có mấy ngày chủ nhật, đó là các ngày nào? - GV gợi ý cho hs chữa bài nếu các em làm sai. Tháng đó có 4 chủ nhật đó là các ngày: mồng 4, 11, 18, 25. Bài 4: Một cửa hàng, ngày thứ nhất bán được 2530 m vải, như vậy đã bán ít hơn ngày thứ hai 470 m vải. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu mét vải? - GV hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài, phân tích bài toán. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán yêu cầu gì? H: Muốn tìm được số mét vải 2 ngày bán được ta làm thế nào? Cho HS làm bài, theo dõi hs làm và hướng dẫn gợi ý thêm cho học sinh yếu để các em. - HS khá giỏi trả lời, hs khác bổ sung. - HS khá giỏi trả lời, hs khác nhận xét bổ sung nếu sai hoặc thiếu ý. - 1 HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào bảng con - 2 HS lên chữa bài ở bảng. Một số HS nêu cách thực hiện - HS nhận xét bài bạn. - Các hàng thẳng cột - Tính từ hàng đơn vị -chục- trămnghìn. - 1 HS đọc đề bài, 2 hs nêu yêu cầu bài tập - HS nháp tìm kết quả - 1 số hs trình bày kết quả và cách làm của mình, hs khác theo dõi nhận xét bổ sung. - 2-3 hs đọc đề bài toán. - Đọc thầm đề toán xác định cái cho biết cái phải tìm là gì. Trả lời câu hỏi của gv. - Tìm ngày thứ hai bán được mấy mét vải..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> giải được. Chấm bài một số HS. Nhận xét chữa bài Bài giải: Ngày thứ hai bán được số m vải là: 2530 + 470 = 3000 (m) Cả hai ngày bán được số m vải là: 2530 + 3000 = 5530 (m) Đáp số: 5530 m vải Cho HS đặt lời giải khác cho bài giải trên; Có thể cho HSG tìm cách giải khác (hoặc GV nêu), GV nhận xét * Bài 5: Tìm hiệu số bé nhất và số lớn nhất, biết rằng mỗi số chỉ có 4 chữ là 2, 4, 5, 8. H: Để tìm được hiệu của số lớn nhất và số bé nhất trước hết ta làm gì? H: Số lớn nhất, số bé nhất gồm 4 chữ số trên là những số nào? Cho học sinh tính và nêu kết quả. - HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng chữa bài - HS dưới lớp nhận xét - HS đặt lời giải khác. - HSG giải cách khác: Cả hai ngày bán được số m vải là: 2530 + 2530 + 470 = 5530 (m). - HS khá giỏi làm. - Ta phải viết ra được số lớn nhất và số bé nhất được viết bởi 4 chữ số trên - Số lớn nhất có 4 chữ số đó là: 8542 GV nhận xét chốt bài: Nêu cách viết số lớn - Số lớn nhất có 4 chữ số đó là: 2458 nhất, bé nhất khi cho trước các chữ số. - Hiệu hai số đó là: 8542 – 2458 = 6084 3. Củng cố dặn dò: - Hệ thống nội dung bài học - Dặn học sinh ôn bài, chuẩn bị bài sau Toán 3:. Bài: Tiền Việt Nam (Dạy lớp 3B có nhiều đối tượng hs TB) Bài dạy lồng ghép 2 bài (Tiền Việt Nam lớp 2 trang 162 và lớp3 trang130 ) I. Mục tiêu: - Nhận biết tiền Việt Nam loại: 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000đồng, 5000đồng, 10 000đồng. - Bước đầu biết chuyển đổi tiền. - Biết công trừ trên các số với đơn vị đồng. II. Đồ dùng dạy học: - Các tờ giấy bạc loại 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10 000đ. - Máy chiếu, màn hình III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên HĐ1: Kiểm tra bài cũ:. Hoạt động học sinh.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Chữa bài tập 2,4 ở VBT (2HS) HS+Gv nhận xét. HĐ2: Dạy bài học mới: a. Giới thiệu bài, ghi mục bài. b. Giới thiệu các tờ giấy bạc: 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10 000đ - GV đưa ra các tờ giấy bạc 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10 000đ - Dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh các loại giấy bạc đã nêu trên màn hình H- Nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc? Kết hợp cho học sinh quan sát hình ảnh bằng máy chiếu. H- Nêu giá trị các tờ giấy bạc? H- Đọc dòng chữ và con số?. - HS quan sát - HS quan sát + 100đ: Màu xanh nhạt. + 200đ: Màu đỏ nhạt... + 500đ: Màu đỏ đậm hơn 200đ + 1000đ: Màu xanh, vàng nhạt + 5000đ: Màu xanh........ + 2000đ: Màu trắng đục - 3HS nêu - 2HS đọc. HĐ3. Thực hành Bài 1: Trong mỗi chú lợn (a,b) có bao nhiêu tiền? - Cho học sinh quan sát hình ảnh bài tập trên màn chiếu - Gv gọi HS nêu yêu cầu H. Chú lợn (a) có bao nhiêu tiền? Em làm thế nào để biết điều đó? - Gv hỏi tương tự với phần b. Gv nhận xét chốt cách tính tổng số tiền có trong từng con lợn.. - 2HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS ngồi cạnh nhau quan sát và trả lời - Chú lợn (a) có 6200đồng. Vì tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ = 6 200đ. - Chú lợn (b) có 8400đ vì 1000đ + 1000đ + 1000đ + 3000đ + 200đ + 200đ = 8 400đ. Bài 2: - Gv gọi hS nêu yêu cầu - Gv Hướng dẫn: Trong bài mẫu ta phải lấy 2 tờ gấy bạc 1000 để được 2000đ H. Trong phần b có mấy tờ giấy bạc? đó là những tờ giấy bạc nào? H. Làm thế nào để lấy được 10 000 đồng? vì sao? H. Trong phần c có mấy tờ giấy bạc? đó là những loại giấy bạc nào?. - 2HS nêu yêu cầu - Hs quan sát phần mẫu - HS nghe - HS thảo luận theo cặp làm bài b,c - Có 5 tờ giấy bạc, là loại tờ giấy bạc 5000 đ - Lấy 2 tờ giấy bạc 5000đ vì 5000đ + 5000đ = 10 000đ. - Có 6 tờ giấy bạc, là loại tờ giấy bạc 2000 đ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> H. Làm thế nào để lấy được 10 000đ? Vì - Lấy 5 tờ giấy bạc 2000đ vì sao? 2000đ + 2000đ + 2000đ + 2000đ + Bài 3: 2000đ = 10 000đ. Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Cho học sinh quan sát hình ảnh bài tập - HS nêu trên màn chiếu ( lược 4000 đ; Lọ hoa 2 HS nêu yêu cầu BT 8700 đ; Bút chì 1500 đ; Bóng bay 1000 đ; - HS quan sát + trả lời Truyện 5800 đ) H. Đồ vật nào có giá tiền ít nhất? - Ít nhất là bóng bay: 1000 đ H. Đồ vật nào có giá trị nhiều tiền nhất? - Lọ hoa giá tiền nhiều nhất 8700 đ H. Mua 1 quả bóng bay và 1 chiếc bút chì - Học sinh trả lời, hs khác góp ý bổ sung hết bao nhiêu tiền? (2500 đ) H. Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền 1 - 4700 đ cái lược là bao nhiêu? H. Em làm như thế nào để tính được? - HS xung phong nêu cách tính H: Em thích mua những đồ vật nào? (8700 đ- 4000 đ = 4700 đ) *H. Nếu em có 6000 đ thì em mua được - HS nêu đồ vật các em thích. những đồ vật nào? - 1Bút chì và 1lược hoặc 1lược và 1bóng *H. Để mua được một chiếc bút chì và bay hoặc 1truyện. 1cái lược (1truyện và 1 bóng bay) cần ít nhất bao nhiêu tiền? - 5500 đ (6800 đ) HĐ4: Củng cố dặn dò: - GV Hệ thống nội dung bài - Dặn HS Chú ý: Những câu hỏi, bài tập có gắn dấu * phía trước là những câu hỏi bài tập dành cho đối tượng hs khá giỏi. 2.6 Tổ chức sinh hoạt tổ nhóm, tăng cường dự giờ thăm lớp, hội thảo rút kinh nghiệm: - Bản thân nghiên cứu chương trình thiết kế bài dạy tổ chức cho giáo viên thực hành dạy mẫu cho giáo viên trong tổ, nhóm dự giờ góp ý bổ sung. Cùng với giáo viên cốt cán, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn góp ý bổ sung rút kinh nghiệm xây dựng bài dạy cho lớp khác và lần dạy sau. - Hàng tuần giao cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn phối hợp với các cốt cán chuyên môn các môn có nội dung điều chỉnh giảm tải vạch kế hoạch chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn thống nhất nội dung chương trình dạy học; lựa chọn nội dung dạy học thay thế bài dạy đã cắt bỏ làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong từng lớp, trong từng khối lớp của từng tiết trong từng môn giáo viên dạy. Nội dung cắt bỏ phải linh hoạt không cứng nhắc bỏ là bỏ hoàn toàn không dạy cho đối tượng nào cả, mà nội dung bỏ là không dạy cho đối tuợng học sinh trung bình ở trên lớp trong thời gian chính khóa nhưng có thể cho các em làm thêm ở buổi hai, ở nhà để cha mẹ người thân kèm cặp thêm, làm khi học nhóm học tổ để các bạn khá giỏi hỗ trợ; có thể cho học sinh khá giỏi làm tại lớp khi các em đã hoàn thành bài tập theo yêu cầu của tiết học.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> giáo viên phải tranh thủ thời gian để kiểm tra kết quả và cách làm của các em để pháp huy năng khiếu của học sinh qua từng tiết học, từng nội dung kiến thức. Qua việc dạy học điều chỉnh nội theo hướng giảm tải làm cho tiết học nhẹ nhàng giáo viên lại có cơ hội dạy học theo chuẩn, dạy học phân hoá học sinh theo đối tượng kèm cặp được học sinh yếu kém, phát huy được năng lực, sở trường cho học khá giỏi học sinh có năng khiếu. - Bản thân tích cực dự giờ thăm lớp giáo viên các khối lớp. Đặc biệt là các tiết dạy có nội dung giảm tải điều chỉnh. Bản thân trực tiếp dạy một số tiết dạy có nội dung điều chỉnh, một số tiết dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn toán bằng việc sử dụng công nghệ thông tin vừa sử dụng phương pháp hiện đại kết hợp hài hoà với phương pháp truyền thống các tiết dạy đếu thành công được đồng nghiệp, hội đồng sư phạm đánh giá cao thể hiện là người gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học theo hướng phân hoá đối tượng. - Theo đà như trên các tổ nhóm thường xuyên dự giờ thăm lớp của nhau, tổ chức các tiết tiết dạy thực tập thao giảng tập trung vào các tiết dạy có nội dung điều chỉnh. - Qua việc trực tiếp giảng dạy và các đợt thao giảng thực tập chúng tôi tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm nhân rộng những nhân tố tích cực trong việc đổi mới cách dạy cách học trong việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học và dạy học theo hướng phân hoá đối tượng có hiệu quả, tạo phong trào thi đua, ý thức tự giác, tinh thần tự chủ với cả tấm lòng say sưa nghề nghiệp của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Bản thân cũng như đông nghiệp rút ra được nhiều kinh nghiệm và khái quát được tổng quan của việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải tạo điều kiện cho giáo viên dạy học phân hoá đối tượng có hiệu quả hơn. Nhưng nội dung cần điều chinh chưa dừng lại ở hướng dẫn nội dung của Bộ đã ban hành mà đang cần có sự khảo sát và đầu tư hơn nữa để nội dung dạy học ở bậc tiểu phù hợp với thực tiễn đối tượng học sinh và vùng miền nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đáp ứng yêu cầu nền giáo dục Việt Nam và sánh vai với quốc tế. Qua thực tiễn nghiên cứu và thực hiện chương trình nội dung dạy học theo hướng điều chỉnh giảm tải của môn Toán và một số môn học khác, lấy ý kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn học có nội dung điều chỉnh thì vẫn thấy còn có những bài dạy của một số môn học, một số nội dung trong tài liệu vẫn bất cập và cần điều chỉnh tiếp. Ví dụ1: Bài: Chia cho số có ba chữ (Toán 4 trang 86) Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và tài liệu hướng dẫn về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học thì chỉ dạy phần kiến thức mới (phần nội dung ở khung xanh), ba bài tập ở sách giáo khoa được lược bỏ hoàn toàn sau khi học bài mới thì các em không có bài tập để thực hành. Cho nên tiết dạy này thì quá nhẹ nhàng phần lớn giáo viên dạy còn thừa thời gian, do vậy ở trường chúng tôi qua sinh hoạt nhóm thống nhất cho học sinh thực hành làm bài tập 1b học sinh yếu thì trình bày thành thạo được các bước tính của hai phép tính ở phần bài mới có thể làm được một trong hai phép tính ở bài tập 1b (nhưng không bắt buộc yêu cầu học sinh làm mà chỉ động viên học sinh làm thêm nếu các em có khả năng làm được).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài: Luyện tập (Toán 4 trang 87) Tiết dạy này có ba bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và tài liệu hướng dẫn về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học thì chỉ dạy bài tập 1a thực hiện đặt tính rồi tính ba phép tính chia: 708 : 354 ; 7552 : 236 ; 9060: 453. Với tiết này chúng tôi thấy cũng nhẹ nhàng nên chúng tôi có thể cho học sinh khá giỏi làm thêm bài 3a Tính bằng hai cách : 2205: (35 x7); động viên học sinh TB trở xuống làm nếu còn thời gian và làm được thì làm nhưng không bắt buộc. Ví dụ2: Môn Mĩ Thuật lớp 1 có điểm bất cập, chồng chéo về yêu cầu cần đạt về nội dung dạy học ở tuần 15 và tuần 24. Tuần 15: Trong tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng được ghi như sau: Tuần 15 Tên bài dạy: Vẽ cây Yêu cầu cần đạt: - Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà. - Biết cách vẽ cây, vẽ nhà. - Vẽ được bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích. HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh có cây, có nhà, hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp. Trong tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học được ghi như sau: Tuần 15 Tên bài dạy: Bài 15. Vẽ cây, vẽ nhà Nội dung điều chỉnh: - Tập vẽ bức tranh đơn giản có cây, có nhà. Tuần 24: Trong tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng được ghi như sau: Tuần 24 Tên bài dạy: Vẽ cây, vẽ nhà Yêu cầu cần đạt: - Học sinh nhận biết được một số loài cây về hình dáng và màu sắc. - Biết cách vẽ cây đơn giản. - Vẽ được hình cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích. HS khá giỏi: Vẽ được cây có hình dáng màu sắc khác nhau. Nhìn vào các nội dung đã ghi trên thì chúng ta thấy rằng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mục tiêu của bài dạy của tuần 15 không phù hợp với tên bài mà phù hợp với tên bài của tuần 24, mục tiêu cần đạt của bài tuần 24 không phù hợp với tên bài dạy mà phù hợp với tên bài dạy của tuần 15. Như vậy mục tiêu cần đạt của hai bài này được sắp xếp lẫn lộn nhau. Khi chưa có tài liệu hướng dẫn nội dung điều chỉnh thì chúng tôi chỉ đạo giáo viên dạy giữ nguyên tên bài dạy mà đổi mục tiêu hai bài cho nhau. Nhưng khi có chủ trương điều chỉnh nội dung dạy học thì hai bài này có cùng tên bài dạy đó là bài "Vẽ cây, vẽ nhà" trong hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở cấp tiểu học kèm theo công văn số 5842/BGD ĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011. Như vậy chúng tôi chủ động thực hiện bài dạy tuần 15 theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học dạy bài: Vẽ cây, vẽ nhà còn tuần 24 chúng tôi lại dạy bài Vẽ cây. Nhưng thực tế và dựa theo nội dung dạy học với đối tượng học sinh thì theo.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> chúng tôi chúng tôi muốn dạy bài vẽ cây trước bài vẽ cây, vẽ nhà thì phù hợp với mức độ của đối tượng học sinh hơn, vì học bài vẽ cây rồi sau đó mới học bài vẽ cây, vẽ nhà thì mức độ được nâng dần đảm bảo tính lô gic và hợp lý hơn ... Chúng tôi có dự định năm học sau sẽ thực hiện nội dung này. Nghiên cứu kĩ nội chương trình và các tài liệu hướng dẫn của một số môn học khác vẫn còn một số chỗ bất cập chưa thật phù hợp. Tôi mới đi vào môn Toán và xin mạo muội trình bày ra một số ý kiến và các giải pháp của bản thân như thế rất mong sự đóng góp ý kiến hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Với cách làm trên thì sau một năm thực hiện tại trường chúng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận như sau: - Đến thời điểm này thì 100% cán bộ giáo viên nắm vững các văn bản chỉ đạo hướng dẫn việc điều chỉnh nội dung dạy học. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải; tự chủ trong việc dạy học phân hoá đối tượng. 100% phụ huynh nắm bắt và hiểu được tinh thần của việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, đã phối kết hợp với giáo viên và nhà trường kèm cặp giáo dục con em đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng đồng thời phát huy được năng khiếu môn toán cũng như những môn học khác. Giảm mức độ quá tải cho những học sinh tiếp thu chậm vì có những gia đình quá kì vọng về con em mình khi năng lực của các em có hạn. Đã gây được hứng thú và động viên khích lệ các em học tập tốt hơn. - Qua 3 lần kiểm tra môn toán chất lượng được tăng dần lên. Kết quả môn Toán qua bài KTĐK giữa học kì 2 như sau: + Có 35% số học sinh đạt điểm Giỏi + Có 52% số học sinh đạt điểm Khá + Có 13% số học sinh đạt điểm Trung bình. Không có học sinh yếu kém - Chất lượng mũi nhọn : + Giao lưu Toán tuổi thơ cấp trường lần 1 (Khối 4, 5) có 36 em đạt giải + Giao lưu Toán tuổi thơ cấp huyện (Khối 5) có 6em/6em đạt giải. Có 1 em đi dự thi cấp tỉnh đạt giải nhì + Có 235em /344 em tham gia giải toán qua mạng từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. + Có 5 em học sinh khối lớp 5 đạt học giải Tiếng Anh qua mạng cấp tỉnh. + Có 1 học sinh tham gia HKPĐ môn bóng bàn cấp tỉnh đạt giải ba III. KẾT LUẬN: Với cách làm trên qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, các lần hội thảo tôi đã đưa kinh nghiệm trên phổ biến cho giáo viên áp dụng trong việc thực hiện dạy học toán từ đó áp dụng cho những môn học khác đã thu được kết quả được giáo viên đồng tình cao. Hầu hết giáo viên đều vận dụng kinh nghiệm trên trong dạy học những môn có nội dung giảm tải, vận dụng linh hoạt cho những môn học khác cho phù hợp đối tượng học sinh. Hiệu quả dạy học thiết thực, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Một số bạn bè đồng nghiệp trường khác cũng đã vận dụng, ghi nhận giải pháp đề ra sát thực,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> giải quyết được một số vướng mắc khi thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải kết hợp được việc dạy học theo hướng phân hoá đối tượng. Từ những giải pháp và kết quả đạt được như trên khi thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải kết hợp với việc dạy học theo hướng phân hoá đối tượng chúng tôi có thể rút ra được những vấn đề sau: a) Người cán bộ quản lý và giáo viên cần xác định rõ vị trí vai trò, mục đích, tầm quan trọng và tác dụng của việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải và dạy học theo hướng phân hoá đối tượng. Nắm chắc các văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt và mềm dẻo. b) Làm cho phụ huynh học sinh, các tầng lớp nhân dân, địa phương thấm nhuần tinh thần chỉ đạo của các cấp; phối kết hợp để cùng nhau thực hiện mục tiêu đã định của sự nghiệp giáo dục trong xu thế của thời đại hiện nay không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục cho con em học sinh địa phương góp phần thực hiện tốt chủ đề năm học "Đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục" mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam. c) Người giáo viên cần linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, hình thức dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy, phù hợp với mọi đối tượng học sinh của lớp học, của địa phương. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, để các em phát huy hết khả năng, năng lực, sở trường của mình. Do đó đòi hỏi người giáo viên kể cả cán bộ quản lý không ngừng học hỏi, rèn luyện, tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó luôn luôn nêu cao ý thức trách nhiệm với tấm lòng yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc. d) Cập nhật các thông tin nội dung thay thế trên nhiều phương diện phù hợp với thực tiễn và mục tiêu bài dạy đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng, bồi dưỡng phát triển năng khiếu của học sinh. e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và khai thác thông tin về các số liệu, tranh ảnh, ... liên quan nội dung bài học đảm bảo sự chính xác sát thực tế để thay thế nội dung và làm đồ dùng dạy học. g) Là cán bộ quản lý đi đầu trong việc thực hiện, người tư vấn đắc lực, là chỗ dựa vững chắc về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tuy vậy để thực hiện tốt hơn việc điều chỉnh dạy học theo hướng giảm tải các môn học kết hợp dạy học phân hoá đối tượng, tôi xin có một số ý kiến sau: - Đối với giáo viên: + Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khai thác nội dung bài dạy qua nhiều thông tin không chỉ dừng lại ở sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy mà cần cập nhật nội dung dạy học sát với thực tế trong nước và thế giới. + Luôn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, gây được hứng thú, động viên khích lệ, gây được sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập cho học sinh. - Đối với nhà trường: + Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. + Bồi dưỡng về việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc dạy và học..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Tham mưu với địa phương, các ban ngành đoàn thể, phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực nâng cao cơ sở vật chất. - Đối với các cấp quản lý giáo dục: + Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm, khảo sát thực trạng việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, dạy học theo hướng phân hoá đối tượng, phát hiện nhân tố điển hình. + Biên soạn tài liệu đồng nhất tránh sự bất cập, không phù hợp, sự chồng chéo trùng lặp để tiện lợi cho người dạy, người học và tầng lớp phụ huynh học sinh kèm cặp con em. Trên đây là một só giải pháp trong việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải môn toán kết hợp dạy học phân hoá đối tượng học sinh ở trường tiểu học nơi tôi công tác đã đưa vào áp dụng thực tiễn và áp dụng cho một số trường bạn có kết quả đáng kể giúp cho giáo viên bớt được sự lúng túng, sự khó khăn khi thay đổi nội dung bài dạy cho phù hợp đối tượng học sinh của lớp còn học sinh được học tập nhẹ nhàng, hứng thú, tự tin hơn... Tuy vậy không thể tránh được những thiếu sót cho nên chúng tôi rất mong được được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp để việc dạy học theo hướng điều chỉnh nội dung và dạy học phân hóa đối tượng học sinh ở môn Toán nói riêng và các môn học khác ở tiểu học đạt kết quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hoàn thành tháng 4 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×