Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành - nhóm lan Mokara pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.87 KB, 3 trang )

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành - nhóm lan Mokara

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Hoa lan là một loài hoa đẹp có giá trị kinh tế cao, hiện đang có thị trường
tiêu thụ mạnh trong nước cũng như xuất khẩu. Một số giống hoa có thể trồng được
trong điều kiện nhiệt đới ẩm của TP. Hồ Chí Minh như: Dendrobium, Mokara,
Phalaenopsis, Cattleyas, Vandaceous, Oncidium… Trong đó lan cắt cành thuộc
nhóm Mokara và Dendrobium được các hộ trồng nhiều và có tỷ suất lợi nhuận khá
cao mặc dù đầu tư ban đầu cao, nhất là phần đầu tư cây giống.
Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hộ trồng hoa lan nhóm
Mokara đang được ưa chuộng do dễ trồng và thi trường tiêu thụ còn đang rất lớn.
Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống:
Arachnis x Vanda x
Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda là loài Lan
đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình
lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân,
phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa cỡ trung bình đến
lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng
đỏ, cam, vàng nâu, xanh. trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô
rất đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do
siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm. Để trồng loại hoa này trước hết phải
xây dựng nhà lưới thoáng mát với chiều cao trung bình từ 3,5 - 3,8 m. Loại lưới
dùng để che phủ được dùng lưới nhập từ Thái lan về loại có độ che mát là 50%.
Nhóm lan Mokara được trồng thành luống, chiều ngang luống rộng từ 0,8 - 1,2 m
để trồng từ 2 - 3 hàng, một số nới có thể tăng lên 4 hàng với luống 1,2 m. Luống
được xây xung quanh bằng gạch ống, khoảng 3 hàng tinh từ mặt đất lên. Bên hông
luống nên làm lỗ thoát nước bằng cách để lỗ hổng không xây gạch. Sau đó rải chất
trồng bằng vỏ đậu phộng khô với độ dày khoảng 10 -15 cm ban đầu, sau thời gian
vỏ đậu phộng xẹp xuống có thể bổ sung thêm vỏ đậu để tạo lớp nền cho rễ lan bám
xuống. Đầu luống nên đóng cọc bằng cây gỗ hoặc cây betông, có nơi dùng ống
nhựa cấp nước để cột chặt các cây tầm vông theo 2 - 3 hàng dọc theo luống. Các


cây lan giống được trồng dọc theo luống và được cột chặt vào các cây tầm vông đã
được đặt sẵn theo luống. Thông thường tuỳ theo kích cỡ cây giống được giao
nhưng tối thiểu cây con phải có sẵn ít nhất 3 rễ, như vậy cây mới mau phát triển
không bị mất sức. Đặt cây lan theo mật độ lá của cây này giáp với đầu lá cây kia.
Như vậy bình quân khoảng 1.000 m2 nhà lưới ta trồng được khoảng 4.000 cành
Mokara. Dùng dây kẽm nhỏ có bọc nhựa ( thường dùng loại dây điện loại nhỏ là
lõi của dây điện thoại ) để cột cây, tránh đổ ngã khi tưới để cây mau bắt rễ.
Sau khi trồng, thời gian đầu nên sử dụng loại phân bón lá có chứa B1 và
NAA để kích thích cây phát triển rễ và mau phục hồi. Sử dụng mỗi tuần một lần
loại phân cá - là loại phân bón lá dạng hữu cơ rất tốt cho lan. Sau đó luân phiên sử
dụng B1, phân cá và loại phân bón lá có hàm lượng N cao, ví dụ như 31-11-11 để
phun cho lan. Từ 3 - 6 tháng đầu sử dụng liên tục và luân phiên các loại phân bón
lá trên. Nếu có điều kiện có thể bổ sung tưới hoặc phun bánh dầu đã được ngâm
kỹ, hết mùi hôi và sau đó lọc kỹ đưa vào bình phun cho cây. Về chế độ tưới hàng
ngày nhất là vào mùa nắng nên đảm bảo tưới hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và
buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương hoặc hơi lạnh có thể tưới sớm để
rửa lá trước khi mặt trời mọc. Nhóm lan Mokara ít bị sâu phá hoại, chủ yếu là theo
dõi nếu có kiến quá nhiều thì nên phun thuốc trừ sâu với nồng độ loãng để diệt
kiến. Một số vườn lan loại này có xuất hiện rệp vảy cũng cần phải theo dõi và
phun thuốc. Lan Mokara cũng dễ bị bệnh đốm lá nên cần theo dõi vườn để phát
hiện bệnh. Chỉ tập trung phun thuốc trừ bệnh đối với những cây bị nhiễm bệnh với
các loại thuốc như: Aliette, Score, COC 85, Carbendazim, Rampart luân phiên
nhau. Cần lưu ý không được bón phân chuồng tươi làm cho nấm bệnh phát trển,
cây rất dễ bị nhiễm bệnh.
Khi cây lan đã lớn, lượng rễ nhiều, có thể sử dung loại phân bón lá có hàm
lượng N-P-K tương đương nhau như loại 20-20-20; Thời gian sau 6 tháng trở đi
một số giống hoa đã bắt đầu cho hoa, khi đó có thể phun bổ sung loại phân bón lá
như 6-30-30 để kích thích ra hoa và hoa sẽ bền đẹp và phát hoa sẽ dài hơn. Đối với
nhóm Mokara nếu chọn được giống tốt, hoa có màu sắc phù hợp mỗi cây sẽ cho từ
6 - 8 cành hoa trong một năm. Như vậy nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tính từ

khi cây cho cành hoa đầu tiên, sau một năm có thể thu hồi được phần đầu tư cây
giống, và từ năm thứ hai trở đi, sau khi trừ chi phí chăm sóc, bón phân sẽ là lợi
nhuận dôi ra do trồng hoa đem lại.

×