Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Sung te giac khong phai la than duoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.77 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Sừng tê giác không phải là thần dược </b>


Nhiều người Việt bỏ hàng tỷ đồng để mua sừng tê giác vì cho rằng nó có thể chữa
bách bệnh, kể cả ung thư và tăng cường sức mạnh đàn ơng. Thực tế chưa có cơng
trình khoa học nào chứng minh điều đó.


Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, sừng tê giác
do chất keratin (chất sừng) tạo ra, tương tự như
thành phần cấu tạo của móng tay. Khơng có bất kỳ
bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng sừng tê
giác có thể chữa được bệnh ung thư hay các bệnh
khác như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hơn thế nữa,
theo các bác sĩ đông y, hầu hết sản phẩm được cho
là sừng tê giác đang có mặt trên thị trường đều là
“hàng giả”.


Tổ chức Bảo vệ các loài hoang dã quốc tế cũng khuyến cáo, sừng tê giác chủ yếu
được cấu tạo bởi chất sừng, cũng như thành phần của tóc và móng tay con người.
Tuy nhiên, lâu nay nhiều người châu Á vẫn tin sừng tê giác dạng bột có thể chữa
bất cứ bệnh gì từ đau đầu tới bệnh gút...


Thực tế từng có người bị nhiễm độc da dị ứng do uống sừng tê giác. Đây là một
bệnh nhân nữ 21 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, uống sừng tê giác để chữa nhiệt
miệng lâu ngày. Sau khi uống 2 hôm, chị bắt đầu thấy xuất hiện các nốt mụn mủ và
ban đỏ ở mặt, ngứa và đau rát, sau đó lan ra hai cánh tay, sốt nhẹ.


Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh
viện Bạch Mai, ngoài tác dụng hạ sốt tương đối tốt, các công dụng chữa bệnh khác
của sừng tê giác hiện chưa được chứng minh. Bên cạnh đó, nó có nhiều thành phần
khá phức tạp với nhiều loại hoạt chất có nguồn gốc xa lạ với con người, nên sừng
tê giác hồn tồn có nguy cơ gây các phản ứng dị ứng và nhiễm độc. Vì vậy, người


dân cần thận trọng khi sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nghiên cứu thành phần hóa học của sừng tê giác người ta thấy chủ yếu là keratin,
ngồi ra cịn có canxi cacbonat, canxi photphat. Khi thủy phân, sừng sẽ cho các
axit amin như tyrosin, axit tiolactic, xystein.


Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, trên động vật thực nghiệm, sừng
tê giác có tác dụng hưng phấn cơ tim, làm tăng sức co bóp, tăng nhịp và tăng cung
lượng tim, giải nhiệt, trấn tĩnh, chống co giật, làm tăng số lượng tiểu cầu và rút
ngắn thời gian đông máu... Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc đã
nghiên cứu dùng tê giác điều trị viêm não do virus, dị ứng, cấp cứu ngộ độc cà độc
dược.


Theo thạc sĩ Toàn, cả trong và ngồi nước chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa
học nào chứng minh sừng tê giác có thể điều trị ung thư hay làm tăng khả năng
cương dương. Gần đây, người ta có dùng sừng tê giác để điều trị ung thư, xơ gan...
Kết quả điều trị chỉ tốt một phần với thể ung thư huyết nhiệt, cịn loại khác nhiều
khi lợi bất cập hại.


Ơng Toàn cũng khuyến cáo, tê giác đã được đưa vào sách đỏ để bảo vệ và do tin
đồn là sừng tê giác quý nên bị làm giả rất nhiều. Từng có người mua phải sừng tê
giác được làm bằng bột đá và nhựa tổng hợp. Việc làm giả sừng tê bằng sừng trâu,
sừng bò... hiện nay cũng rất tinh vi nên không thể phân biệt được và cũng khơng có
tiêu chí nào để đánh giá thật giả. Thực tế, ở Việt Nam, sừng tê giác rất hiếm và gần
như khơng có, chủ yếu nhập lậu từ châu Phi và Myanma.


Hiện nay, các nhà y học cổ truyền ở một số nước đã nghiên cứu dùng sừng của con
trâu nước. Họ nhận thấy dùng nó thay thế sừng tê giác khơng những thích hợp với
các chứng bệnh tương tự mà cịn có tác dụng hạ nhiệt và làm hết vàng da, giải độc
thanh vị, an thần... Tuy nhiên, lượng dùng sừng trâu nước phải gấp 8-10 lần so với


sừng tê giác. Ngoài sừng trâu nước ra, người ta còn dùng sừng bò, sừng sơn dương
và móng chân lợn để thay thế.


</div>

<!--links-->

×