Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KH NOI KHONG VOI TIEU CUC TRONG THI CU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.38 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT SỐP CỘP TRƯỜNG TH SỐP CỘP. Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. 03 /KH-TH. KẾ HOẠCH Thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” ban hành theo Quyết định số 3859/QĐ - BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/7/2006; Hưởng ứng phát động thực hiện cuộc vận động này của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La; Thực hiện kế hoạch số 19/KH-GD ngày 24/8/2011, công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo Sơn La; trường Tiểu học xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" năm học 2011-2012 như sau: I . Mục đích yêu cầu: 1- Tiếp tục xây dựng kỷ cương nề nếp trong dạy và học, khắc phục những yếu kém trong tổ chức quản lý, đánh giá thi đua, tổ chức các kỳ thi, kiểm tra xét lên lớp; nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục. 2- Giáo dục phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Tạo động lực để cán bộ giáo viên nhà trường có nhận thức đúng đắn, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ; hưởng ứng, tham gia tích cực có hiệu quả cuộc vận động này. 3- Từ khâu đột phá “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” tạo nên những bước phát triển mới, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II . Nội dung triển khai: 1- Những tồn tại trong công tác thi cử và bệnh thành tích trong công tác thi đua khen thưởng :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Nhận thức về việc đánh giá kết quả của học sinh của giáo viên trong các nhà trường còn buông lỏng và có sự sai lệch. + Tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế; ý thức và phương pháp học tập của một bộ phận học sinh bất cập, chất lượng giáo dục thực chất chưa cao. + Quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá chưa thật sự nghiêm túc. Nội dung, phương pháp ra đề kiểm tra chưa được trú trọng. + Công tác thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời xử lý, công tác kiểm tra sau thanh tra chưa triệt để, thiếu kiên quyết. + Công tác đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng chưa thực sự khoa học, chưa đổi mới. 2- Nhiệm vụ: 2.1. Công tác tuyên truyền: - Triển khai tốt nội dung cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” tới toàn thể CBGV, học sinh của hai nhà trường, tới các bậc phụ huynh học sinh, đồng thời tuyên truyền để các lực lượng xã hội đồng tình ủng hộ và tham gia thực hiện tốt cuộc vận động. - Khơi dậy và phát huy niềm tự hào và tự trọng, tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái của tất cả đội ngũ Thầy Cô giáo của hai nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ: - Triển khai mạnh mẽ trong toàn trường, phụ huynh và học sinh, đồng thời tuyên truyền để các lực lượng xã hội đồng thuận, ủng hộ và tham gia thực hiện tốt cuộc vận động. - Khơi dậy và phát huy niềm tự hòa và tự trọng, tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. - Cuộc vận động được triển khai một cách sâu rộng, cụ thể ngay từ đầu năm học, gắn cuộc vận động với phong trào thi đua dạy tốt học tốt, với cuộc vận động “ Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm ” - Nhà trường chủ động tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh bền vững. Nhiệm vụ cụ thể:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a- Ban giám hiệu : - Xây dựng kỷ cương, nề nếp, quy chế làm việc, phát huy dân chủ, sáng tạo, đổi mới cách đánh giá cán bộ giáo viên, nghiêm túc đánh giá và tự đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường theo từng kỳ và cả năm học. - Cụ thể hoá các tiêu chí và chỉ tiêu thi đua tới mỗi giáo viên, học sinh trong nhà trường để có được kết quả đánh giá đúng sau mỗi đợt thi đua và cuối năm học. b. Đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường: - Nâng cao tinh thần trách nhiệm người thầy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương- Trách nhiệm”. Thực hiện đúng yêu cầu mỗi Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Ký cam kết thực hiện tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” đối với Ban giám hiệu nhà trường; tuyên truyền sâu rộng nội dung và ý nghĩa của cuộc vận động trong học sinh và nhân dân . - Thực hiện tốt kỷ cương nền nếp trong công tác giảng dạy. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, chống lối dạy học đọc chép, dạy theo kiểu thuyết trình, học sinh học tập thụ động, không có đồ dùng dạy học. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Chấm dứt tình trạng hạ thấp yêu cầu trong việc kiểm tra đánh giá, chấm chữa bài, tự ý nâng sửa điểm đánh giá xếp loại sai quy định, không đúng thực chất. - Không làm các việc tiêu cực để chạy theo thành tích. Không vi phạm nội quy, quy định của ngành. Không dung túng, bao che cho các việc làm sai trái của đồng nghiệp và học sinh. c. Đối với học sinh: - Ký cam kết thực hiện tốt nội dung của cuộc vận động. Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện; thực hiện đúng theo yêu cầu nhiệm vụ của người học sinh. - Xác định đúng thái độ và động cơ học tập, xây dựng phương pháp học tập cho mỗi cá nhân, chủ động trong học tập, chống lười học, học tủ, học lệnh. - Không gian lận, quay cóp trong khi làm bài kiểm tra và trong các kỳthi ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> III- Giải pháp thực hiện : 1- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa cuộc vận động tới cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhân dân để nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí hành động và quyết tâm thực hiện trong các đơn vị, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội. 2- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện cuộc vận động. Tổ chức cho CBGV, học sinh đăng ký cam kết thực hiện không tiêu cực trong thi cử, không mắc bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện. Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục được bắt đầu từ công tác quản lý, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, hiệu quả chất lượng dạy và học. Chống lối dạy theo kiểu thuyết trình, học sinh học tập thụ động, dạy không có đồ dùng dạy học. Xây dựng phương pháp học tập khoa học, sự chủ động và năng lực tự học trong học sinh, chống lười học. 3- Xây dựng các quy định cụ thể trong công tác kiểm tra kết quả học tập của học sinh, bảo đảm coi kiểm tra, coi thi thực sự nghiêm túc. Đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng động cơ thái độ học tập đúng đắn cho các em. Nhà trường thường xuyên liên hệ mật thiết với gia đình trong quá trình giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục học sinh. 4- Nâng cao tinh thần trách nhiệm người thầy trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “ Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm ”. Mỗi thầy giáo là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ cho học sinh noi theo. Chấm dứt việc dạy thêm, học thêm không đúng quy định. Chủ trọng công tác thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời các vi phạm qua thanh tra, kiểm tra. 5- Tổ chức đăng ký thi đua, giao chỉ tiêu kế hoạch từ đầu năm học với phương châm chống bệnh thành tích. Chú trọng vai trò của các tổ chức Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, Đoàn thanh niên, Công đoàn. Thực hiện dân chủ, công khai trong đánh giá thi đua khen thưởng. 6- Củng cố và phát huy kết quả xã hội hóa giáo dục nói chung và hoạt động chống tiêu cực trong thi cử nói riêng. Thông qua hoạt động xã hội của nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> làm cho nhân dân, các tổ chức xã hội, đoàn thể có quan điểm thái độ đúng đắn về cuộc vận động, đồng thời ủng hộ nhà trường trong quá trình tổ chức thực hiện. 7- Làm tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp để triển khai thực hiện cuộc vận động. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện dân chủ trường học, xác định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng khi đơn vị xảy ra tiêu cực hoặc sai trái, báo cáo sai lệch kết quả giáo dục, kết quả thi đua khen thưởng. IV- Tổ chức thực hiện: 1- Nhà trường tổ chức lễ phát động cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” trong lễ khai giảng năm học mới 2011- 2012 và trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học. 2- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động của trường do Hiệu trưởng làm trưởng ban. Ban chỉ đạo tham mưu với Đảng ủy để có chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động. 3- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường các tổ chuyên môn phối hợp với Công đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động của trường, tham mưu với chi bộ và Ban giám hiệu học sinh có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động tại trường. 4- Công Đoàn phối hợp Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên ký cam kết thực hiện cuộc vận động. 5- Ngày 30 hàng tháng, các tổ báo cáo tình hình thực hiện cuộc vận động với BGH nhà trường. 6- Khi sơ kết học kỳ, tổng kết năm học các tổ đánh giá sơ kết, tổng kết việc thực hiện cuộc vận động theo kế hoạch đã đề ra. HIỆU TRƯỞNG. Lường Thị Hoan.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×