Trờng Đại học văn hoá H Nội
KHOA BO TNG
***********
Kiều tuấn đạt
Tìm hiểu công tác bảo quản hiện vật
trong trng by thờng xuyên của
bảo tng hồ chí minh
Khoá luận tốt nghiệp
Ngnh b¶o tån - b¶o tμng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hμ Néi – 2008
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CQ
: Cơ quan
BCHTW
: Ban chấp hành Trung ương
CP
: Chính phủ
QĐ/TW
: Quyết định Trung ương
CNH- HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... ...1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... ...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... ...2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... ...2
5. Bố cục của khoá luận ......................................................................... ...5
CHƯƠNG 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ NỘI DUNG
TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN CỦA BẢO TÀNG ............... .4
1.1. Quá trình hình thành và xây dựng.................................................... ...4
1.2. Nội dung trưng bày của Bảo tàng .................................................... ...7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN HIỆN
VẬT TRONG TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN CỦA BẢO
TÀNG HỒ CHÍ MINH. ................................................................ 16
2.1. Tầm quan trọng của công tác bảo quản hiện vật trong trưng bày
thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh .................................................. .16
2.2. Thực trạng công tác bảo quản hiện vật trong trưng bày thường
xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh................................................................ 18
2.2.1. Hiện vật và đặc điểm hiện vật ....................................................... .18
2.2.2. Cách thức bảo quản và phương tiện trưng bày hiện vật ............... .21
2.3. Những mặt đạt được trong công tác bảo quản hiện vật trong
trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh ................................ 25
2.3.1. Mơi trường .................................................................................... .26
2.3.2. Nhân tố con người ......................................................................... .32
2.3.3. Trang thiết bị bảo quản ................................................................. .35
2.3.4. Thảm hoạ....................................................................................... .39
2.3.5. Vật liệu kết cấu và vật liệu gắn đỡ ................................................ .39
2.4. Những mặt hạn chế trong công tác bảo quản hiện vật trong
trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh ................................ 41
CHƯƠNG3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO QUẢN HIỆN VẬT
TRONG TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN CỦA BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 45
3.1 Các giải pháp tránh tác động của môi trường ........................... 45
3.1.1Theo dõi điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm tương đối trong trưng bày..45
3.1.2 Điều chỉnh ánh sáng ..................................................................... 47
3.1.3 Kiểm soát vi sinh vật, côn trùng gây hại ...................................... 49
3.1.4 Cách làm vệ sinh hiện vật và tủ trưng bày .................................. .53
3.2 Các giải pháp tránh tác động của con người .............................. .55
3.2.1 Cán bộ bảo tàng ............................................................................. .55
3.2.2 Khách tham quan ........................................................................ .61
Kết luận ................................................................................................... .67
Tài liệu tham khảo................................................................................... .69
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX cái tên Việt Nam đã trở thành một biểu tượng của khát vọng,
độc lập tự do của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và mỗi khi tự hào cất lên hai
tiếng Việt Nam, trong thâm tâm chúng ta lại hiện lên hình ảnh hết nỗi thân
quen, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là vị cha già của dân tộc,
Người sáng lập Đảng, Nhà nước ta, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi
cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến trường kỳ bảo vệ thành quả
cách mạng, giành toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước.
Trải qua 79 mùa xuân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn
không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và Lịch sử thế giới. Người
đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá Liên Hợp Quốc tơn vinh là:“
Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất”, nhân dịp kỷ niệm 100
năm ngày sinh của Người.
Ngay sau khi Bác mất vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta
là phải làm sao bảo quản thi hài Bác được thật tốt, cũng như gìn giữ, bảo quản
tốt những tài liệu, hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Bác cho thế hệ
mai sau.
Đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta, cùng với việc xây
dựng Lăng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được xây dựng và trở thành một cơ
quan văn hoá chuyên nghiên cứu, bảo tồn các di sản về cuộc đời và sự nghiệp
của Người. Đồng thời phát huy và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh thơng
qua các hoạt động nghiệp vụ.
Từ khi ra đời cho đến nay, Bảo tàng đã hoàn thành tốt chức năng nhiệm
vụ của mình trở thành bảo tàng quốc gia đầu hệ, trong hệ thống các bảo tàng
và di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Tuy nhiên để
tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, Bảo tàng cần quan tâm hơn nữa đến vấn
đề hiện vật, bảo quản hiện vật trong kho, cũng như trên trưng bày. Bởi lẽ hiện
vật là cơ sở để bảo tàng tồn tại, gốc của bảo tàng là hiện vật, khơng có hiện
vật đồng nghĩa là khơng có bảo tàng.
Nhận thức tầm quan trọng của cơng tác bảo quản hiện vật, Bảo tàng Hồ
1
Chí Minh đã có những biện pháp tích cực để bảo đảm an toàn cho hiện vật
(trong kho cũng như trong trưng bày). Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong
những bảo tàng được trang bị các phương tiện khoa học- kỹ thuật hiện đại
nhất để bảo quản hiện vật. Mặc dù vậy thực tế cho thấy, hiện vật bảo tàng
cũng như cơ thể con người luôn luôn thường xuyên phải chịu những yếu tố
tác động của môi trường tự nhiên và con người. Trải qua thời gian hiện vật
trong kho cũng như trong trưng bày sẽ tự huỷ hoại, xuống cấp. Đây là một tất
yếu của bất kỳ hiện vật nào. Vì lý do đó, cho nên hiện vật bảo tàng cần phải
được quan tâm, tạo điều kiện bảo quản tốt nhất khơng chỉ trong kho mà cịn
trên trưng bày.
Xuất phát từ lý do trên, được sự đồng ý của hội đồng khoa học bảo tàng
và giáo viên hướng dẫn, em đã chọn đề tài:“ Tìm hiểu cơng tác bảo quản
hiện vật trong trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh” thực
hiện bài khố luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua q trình tìm hiểu cơng tác bảo quản hiện vật trên trưng bày của
Bảo tàng Hồ Chí Minh mục đích nghiên cứu của bài khố luận là:
+ Đánh giá thực trạng những mặt đạt được và hạn chế trong công tác bảo
quản hiện vật trên trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
+ Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn
chế trong công tác bảo quản hiện vật trong trưng bày của bảo tàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài khoá luận là nghiên cứu công
tác bảo quản hiện vật trên hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Hồ
Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có được những nguồn thơng tin, tư liệu cần thiết cho bài luận văn,
khoá luận đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp chung: phương pháp luận Macxit, quan điểm duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử để xem xét đánh giá sự vật hiện tượng ln trong tình
2
trạng vận động và biến đổi.
Phương pháp khoa học: Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng
học , lịch sử…
Kết hợp khảo sát, điền dã với các thao tác như: phỏng vấn, quan sát, ghi
chép, chụp ảnh, trong nghiên cứu: mơ tả và so sánh…
5. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phục lục, luận văn chia ra làm ba chương:
Chương 1. Bảo tàng Hồ Chí Minh và nội dung trưng bày thường xuyên
của bảo tàng
Chương 2. Thực trạng công tác bảo quản hiện vật trên trưng bày thường
xuyên của bảo tàng
Chương 3. Một số giải pháp bảo quản hiện vật trong trưng bày thường
xuyên của bảo tàng
Trong suốt q trình làm khố luận, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp
đỡ tận tình của thầy, cơ giáo trong khoa bảo tàng, các cô chú, anh chị ở Bảo
tàng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là cơ giáo Nguyễn Thu Hà, người đã tận tình giúp
đỡ em trong suốt q trình làm bài khố luận, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đối với tất cả sự giúp đỡ quý báu ấy.
Do hạn chế về mặt thời gian, cũng như hạn chế về kiến thức nên trong
bài khố luận này khơng tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế. Em rất
mong nhận được sự thơng cảm, góp ý, bổ sung của các thầy cơ cùng tồn thể
các bạn để bài viết của em đươc hoàn thiện hơn.
3
CHƯƠNG 1 : BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ NỘI DUNG
TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN CỦA BẢO TÀNG
1.1 Quá trình hình thành và xây dựng
Ngày 19/5/1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh chính thức được khánh thành,
mở cửa đón khách tham quan, đúng dịp kỷ niệm 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức long trọng,
ghi dấu kết quả của những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của tập thể, cán
bộ, Đảng viên trong suốt chặng đường hơn hai mươi năm chuẩn bị và xây
dựng. Từ đây Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Văn hố- Thơng tin, có
thêm điều kiện để hoà nhập với ngành Bảo tồn, bảo tàng và ngành Văn hóa
Thơng tin tồn quốc .
Từ khi ra đời đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón hàng triệu lượt
khách tham quan trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cơng tác giáo dục của
bảo tàng được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng yêu cầu
của mọi đối tượng khách tham quan trong và ngoài nước.
Cùng với hoạt động phát huy tác dụng, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu xây
dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho bảo tàng hoạt động hoạt động liên tục,
lâu dài. Công tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật từ các cơ quan, cá nhân trong và
ngoài nước được thường xuyên thực hiện. Nhiều tài liệu, hiện vật tiếp tục
được bổ sung cho kho cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu
về cuộc đời, sự nghiệp tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú
hơn.
Hiện nay Bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn đang làm tốt chức năng, nhiệm vụ
của mình, trở thành một trong những cơ quan văn hố đầu ngành của bảo tàng
Việt Nam, đóng vai trị là bảo tàng quốc gia đầu hệ, trong hệ thống bảo tàng
và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phạm vi cả nước, góp phần
tích cực cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hố nên nó cũng phải thực
hiện các chức năng của bảo tàng nói chung. Ngay trong q trình chuẩn bị và
xây dựng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, chức năng xã hội của Viện Bảo tàng
đã được đề cập đến trong các tài liệu văn bản.
Ngày 12/9/1977, Bộ Chính trị BCHTW Đảng ra nghị quyết số 04NQ/TW về việc thành lập Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nghị quyết cũng đề cập
đến chức năng của Viện Bảo tàng: “Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh là cơ quan
có chức năng nghiên cứu và giáo dục thơng qua những di tích, những hiện vật
có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Tiếp theo vào ngày 15/10/1979 Chính phủ đã ban hành nghị định số 375
CP, về chức năng, nhiệm vụ của Viện Bảo tàng: “ Là trung tâm nghiên cứu
những tư liệu, hiện vật có liên quan tới đời sống và hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạnh của Người và
tuyên truyền giáo dục quần chúng về sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và tác
phong của Người, thơng qua những tài liệu, hiện vật và di tích đó”.(2) .
Cho đến nay Bảo tàng Hồ Chí Minh trở thành thiết chế văn hoá đa chức
năng, bao gồm: Chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng
bày, tuyên truyền giáo dục về Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng qua các tài liệu,
hiện vật có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.
Để hoàn thành tốt các chức năng trên Bảo tàng phải hoàn thiện các
nhiệm vụ sau đây:
- Tiến hành công tác nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh thơng qua các tài liệu và hiện vật có liên quan đến
Người.
- Tiến hành cơng tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày những tài
liệu, hiện vật và di tích lịch sử có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và ngoài nước nhằm giới thiệu ngày càng đầy
đủ hơn toàn bộ đời sống và hoạt cách mạng của Người qua từng giai đoạn lịch
sử.
- Tổ chức hướng dẫn nhân dân trong nước và khách nước ngoài đến
tham quan, nghiên cứu tại bảo tàng và học hỏi về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của
bảo tàng.
-Tiếp nhận tài liệu hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tổ chức, cá
nhân trao tặng.
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hố -Thơng tin và
quy định của pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động văn hố, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực do bảo tàng quản lý. Phối hợp
với cơ quan liên quan tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan khu Di tích
Lịch sử Văn hố Ba Đình.
- Xây dựng, quy hoạch hệ thống các chi nhánh bảo tàng và các di tích
lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, chỉ đạo nghiệp vụ cho các nơi
đó, phù hợp với quy chế hoạt động chuyên môn của ngành bảo tồn, bảo tàng,
đồng thời giúp về chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ ngày thành lập cho đến nay Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hồn thành tốt
chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ của mình, giúp đỡ các chi nhánh, di
tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bảo tàng Hồ Chí Minh
thực sự trở thành đơn vị có khả năng đáp ứng nhiệm vụ, nghiên cứu, bảo tồn,
tôn tạo các di tích, tun truyền tư tưởng, hình ảnh, đạo đức và con người của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đơng đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài
nước.
*Cơ cấu tổ chức của bảo tàng
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thiết chế văn hoá, một trung tâm nghiên
cứu, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
những ngày đầu, cơ quan có 96 cán bộ tốt nghiệp đại học và trên đại học. Đây
là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động khoa học của bảo tàng. Cho đến
nay, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của bảo tàng không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu của bảo tàng đề ra.
Đến nay bảo tàng có hơn 170 cán bộ, công nhân viên chức hoạt động ở 12
phòng ban của bảo tàng bao gồm:
6
- Ban giám đốc gồm có 4 đồng chí: 1 Giám đốc
3 phó giám đốc
Trong đó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh có trách nhiệm quy định
nhiệm vụ cụ thể, bố trí, xắp xếp viên chức và lao động theo cơ cấu, chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các phòng, đội và tổ chức trực thuộc. Xây
dựng quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng. Dưới giám đốc có các
phịng ban bao gồm:
_ Phịng sưu tầm.
_ Phịng kiểm kê_bảo quản.
_Phòng trưng bày.
_Phòng tuyên truyền_Giáo dục.
_Phòng tài liệu, thư viện.
_Trung tâm tư vấn, ứng dụng trưng bày bảo tàng.
_Phịng kỹ thuật.
_Phịng hành chính, tài chính, đối ngoại.
_Phịng tài vụ.
_Phịng quản trị.
_Đội bảo vệ.
Mỗi phịng đều có trưởng phịng, chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt
trong phạm vi mình quản lý.
1.2 Nội dung trưng bày
Do nhiều yếu tố khác nhau nên mặc dù Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng
được thành lập từ năm 1970 nhưng đến tận năm 1990 Bảo tàng Hồ Chí Minh
mới mở cửa đón khách tham quan trưng bày. Sự ra đời của trưng bày Bảo
tàng Hồ Chí Minh là một q trình làm việc hết sức nghiêm túc, tuân thủ tất
cả các nguyên tắc trưng bày bảo tàng hiện đại.
Trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trưng bày mới, trước năm 1990
ở Việt Nam chưa hình thức có trưng bày này. Trưng bày có sự gắn bó chặt
chẽ giữa tiểu sử Hồ Chí Minh, lịch sử Việt Nam với phong trào cách mạng
7
thế giới. Thiết kế trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh do nhóm hoạ sĩ của Liên
hiệp trang trí mỹ thuật Mátxcơva thực hiện, dưới sự cộng tác chặt chẽ của các
nhà khoa học Việt Nam trên các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử, bảo tàng
học. Trên cơ sở thiết kế mỹ thuật được phê duyệt, một kịch bản văn học đã
được lập ra nhằm thống nhất quan điểm trưng bày chung giữa kiến trúc, nội
dung, mỹ thuật và kỹ thuật. Trong đó yếu tố nội dung được đánh giá cao về sự
chặt chẽ và thống nhất, đa dạng và hiện đại.
Tham quan trưng bày khách tham quan sẽ cảm nhận được không gian
đầm ấm, trang nghiêm được tạo bởi những phong cách kiến trúc, đường nét
trang trí và đường nét hoa văn mang tính dân tộc, xen kẽ với nền kiến trúc
hiện đại, tạo cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với người xem.
Bảo tàng Hồ Chí Minh với tổng diện tích sử dụng là 13000m2, diện tích
dành cho phần trưng bày, triển lãm là 4500m2, trong đó hơn 400m2 dành cho
phần triển lãm và 4000m2 dành cho phần trưng bày thường xuyên của bảo
tàng. Số lượng tài liệu hiện vật trong phần trưng bày thường xuyên là gần
2000 đơn vị tài liệu, hiện vật trên tổng số hơn 13000 tài liệu, hiện vật được
lưu giữ trong kho cơ sở của bảo tàng.
Phần trưng bày chính, thường xuyên được bố trí ở tầng thứ ba của bảo
tàng. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh được thể hiện từ gian
mở đầu (gian long trọng) với diện tích 360 m2. Các tác phẩm nghệ thuật ở
gian mở đầu khái quát nội dung trưng bày của bảo tàng về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, con người gắn cuộc đời mình với dân tộc Việt Nam và nhân dân thế
giới. Trung tâm của gian là bức tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh cao 4m,
nặng 20 tấn (4) đang trong tư thế vẫy tay chào đón khách tham quan. Sau
tượng là hình tượng mặt trời và cây đa cổ thụ tượng trưng cho ánh sáng và sự
trường tồn. Trên trần có những chùm đèn kết hoa tạo thành hình trịn là hình
tượng thế giới, vũ trụ. Giữa sàn là một hình vng với những bơng hoa ghép
bằng đá là hình tượng đất Việt Nam.
Từ gian mở đầu đến toàn bộ khơng gian trưng bày bảo tàng đều có sự kết
hợp giữa nội dung, kiến trúc và mỹ thuật nhằm thể hiện nội dung xuyên suốt
là cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với dân tộc Việt Nam và thế
8
giới. Từ gian long trọng rẽ tay phải là con đường vòng cung theo chiều kim
đồng hồ, dọc con đường tham quan là trưng bày tiểu sử Hồ Chí Minh.
Mở đầu cho phần trưng bày là bức bình phong chạm bằng gỗ, bằng hình
tượng nghệ thuật thể hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng
đã có công dựng nước”. Đối xứng qua gian long trọng là bức bình phong thứ
hai thể hiện tư tưởng: “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Qua tác
phẩm nghệ thuật về truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc Việt Nam
là bắt đầu vào phần trưng bày chính của bảo tàng.
Phần trưng bày tiểu sử bao gồm đai tiểu sử và các tổ hợp khơng gian
hình tượng.
Đai tiểu sử trưng bày các tài liệu, hiện vật phản ánh cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm 8 chủ đề:
Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những
hoạt động yêu nước và cách mạng đầu tiên của Người (1890-1911)
Chủ đề này đã khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam vào
cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. Giới thiệu về quê hương, gia đình và thời
niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động cách mạng đầu tiên
của Người.
Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chân lý của thời đại, Chủ
nghĩa Mác_Lênin (1911-1920)
Chủ đề này tập trung giới thiệu hành trình tìm đường cứu nước của Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua nhiều nước, cuộc sống và quá trình nghiên cứu học tập
tìm con đường giải phóng dân tộc. Cuối cùng Người đã tìm thấy Chủ nghĩa
Mác_Lênin, ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức, đồng thời là con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo
đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924)
Chủ đề này giới thiệu những hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trên đất Pháp, Liên Xô và những cống hiến của Người về vấn đề dân tộc
và thuộc địa.
9
Chủ đề 4: Giới thiệu công lao truyền bá Chủ nghĩa Mác_Lênin, hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị về tư tưởng, chính trị nhằm sáng
lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1924-1930)
Chủ đề này thể hiện các vấn đề như: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại
Quảng Châu_Trung Quốc chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức, chính trị cho sự ra
đời của chính Đảng và Hội nghị thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung Ương Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám,
sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà_Nhà nước dân chủ đầu tiên
ở Đông Nam Á (1930-1945)
Chủ đề này giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và
rèn luyện Đảng ta, sáng lập Mặt trận Việt Minh, đội Việt Nam tuyên truyền
Giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, sáng lập nhà nước ta_Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Chủ
đề cịn giới thiệu cuộc sống gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bị giam
cầm ở nhà tù đế quốc Anh ở Hồng Kông.
Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
Chủ đề này giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung
Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam thơng qua các sách lược đúng đắn, tài tình,
xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ, phát động cuộc kháng chiến tồn
dân, tồn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến
hành cuộc kháng chiến anh dũng và chính nghĩa chống thực dân Pháp xâm
lược. Chủ đề này kết thúc bằng việc khắc họa hình ảnh chiến thắng Điện Biên
Phủ, đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc Việt Nam.
Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung Ương Đảng lãnh đạo Cách
mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược,
giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (1954-1969)
Chủ đề này thể hiện những đường lối đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Trung Ương Đảng ta trong việc lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân thực
10
hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược đó là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Thơng qua
các tài liệu, hiện vật, chủ đề này thể hiện các vấn đề như: Chủ tịch Hồ Chí
Minh và cơng cuộc khôi phục, cải tạo kinh tế ở miền Bắc, giữ vững và phát
triển cuộc đấu tranh yêu nước ở miền Nam nhằm củng cố hồ bình, thống
nhất đất nước. Đại hội III của Đảng Cộng sản Việt Nam và những đường lối
đại hội đề ra cho cách mạng hai miền. Ngồi ra chủ đề này cịn thể hiện việc
Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng tình đồn kết, hữu nghị hợp tác với các nước
xã hội chủ nghĩa anh em và bạn bè thế giới.
Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kết thúc bằng sự việc đau thương, những ngày cả nước để tang Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thế giới chia sẻ nỗi đau buồn với nhân dân Việt Nam; cùng với
bản di chúc thiêng liêng mà Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam. Những tư
tưởng của Người sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt
Nam.
Theo vành đai tiểu sử, khách tham quan còn được xem tám phim tư liệu
lịch sử, giới thiệu những hình ảnh sống động trên những chặng đường hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết thúc mỗi chủ đề là biểu tượng mỹ thuật
gợi người xem suy tư về ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử, cũng như điểm
ghi dấu những mốc quan trọng trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Cách mạng Việt Nam.
Các tổ hợp khơng gian hình tượng là một bộ phận khơng thể tách rời của
phần trưng bày tiểu sử. Về hình thức trưng bày, khơng gian này sử dụng một
hình thức khá mới lạ đối với bảo tàng học Việt Nam. Lần đầu tiên ở Việt Nam
có, đó là cắt một khoảng khơng gian có thật trong di tích để đưa vào trưng bày
bảo tàng. Trong chu trình tham quan, chúng ta sẽ gặp 6 tổ hợp khơng gian
hình tượng đó là:
Tổ hợp 1: Tổ hợp khơng gian hình tượng : “Q hương Chủ tịch Hồ Chí
Minh”
Mảnh đất nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện bằng các giải
pháp mỹ thuật. Chúng ta sẽ bắt gặp những hình ảnh rất đỗi thân quen khi nhắc
11
tới quê hương của Người như : đầm sen, mái nhà tranh, luỹ tre. Các đồ dùng
của thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là hình tượng cây cột
trên bến cảng Nhà Rồng cắm trên những con sóng đang cuộn trào như tiễn
đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Tổ hợp 2: Tổ hợp khơng gian hình tượng “Xơ Viết _Nghệ Tĩnh”
Tổ hợp này mô phỏng lại bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, bằng
một số hiện vật và hình tượng nghệ thuật. Tổ hợp thể hiện mâu thuẫn trong xã
hội Việt Nam, mâu thuẫn giữa bọn thực dân Pháp với toàn thể nhân dân Việt
Nam; mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa của bọn thực dân Pháp, phong kiến,
tay sai với cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Việt Nam. Thơng qua các hình
tượng trưng bày trong tổ hợp còn thể hiện sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù,
cũng như tinh thần cách mạng của các chiến sĩ Xô Viết_Nghệ Tĩnh.
Tổ hợp 3: Tổ hợp không gian hình tượng : “Mảnh đất cách mạng”
Với hình tượng hang Pắc Bó được khắc họa như một bộ não, nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc, chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam
những năm 1941-1945. Ở tổ hợp này khách tham quan sẽ gặp những hình ảnh
rất đỗi quen thuộc mà được nhắc tới nhiều lần như: Núi Các Mác, Suối Lê_
Nin, bộ bàn ghế đá.. nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và việc.
Tổ hợp 4: Tổ hợp khơng gian hình tượng : “ Việt Nam chiến đấu”
Tổ hợp này phản ánh cuộc kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kì
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, kết
thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với chiến thắng
Điện Biên Phủ vẻ vang, mở ra một thời kì mới cho cách mạng nước ta, thời kì
xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tổ hợp này là một biểu tượng bông sen năm cánh.
Trung tâm bông sen là sưu tập các bức thư, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết trong những năm kháng chiến để động viên, dặn dò, thăm hỏi cán
bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Tổ hợp 5: Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đây là một khơng gian rất trang trọng trong phần trưng bày của bảo tàng,
với hình ảnh một ngôi đền thờ theo kiến trúc truyền thống Việt Nam. Phía
trước đền thờ trưng bày hai hiện vật quý đó là chiếc đồng hồ, đánh dấu thời
12
khắc ngày Bác mất và Bản di chúc lịch sử mà Người đã để lại cho dân tộc ta.
Tổ hợp 6: Tổ hợp khơng gian hình tượng: “ Chiến đấu và chiến thắng”
Tổ hợp này phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm giải
phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc như mong ước của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ hợp được cấu tạo là một bông sen lớn với hai lớp
cánh. Lớp thứ nhất gồm năm cánh sen lớn, diễn tả những chặng đường của
dân tộc Việt Nam trong những năm chống đế quốc Mỹ xâm lược. Lớp thứ hai
gồm mười lăm cánh sen nhỏ, trong mỗi cánh sen trưng bày những tặng phẩm
của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trung tâm bơng sen là khối biểu tượng nghệ thuật: “Uống nước nhớ nguồn”
thể hiện lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên tầng trưng bày cịn có phần trưng bày chuyên đề và đề mục mở
rộng. Những chuyên đề này được trưng bày ở tám gian bao quanh phía sau
đai tiểu sử với nội dung trưng bày các sự kiện lịch sử chính của thế giới có
ảnh hưởng đến cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng
Việt Nam. Phần trưng bày này bao gồm 8 chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX
Bằng các tư liệu và các hình tượng nghệ thuật, gian chuyên đề này phản
ánh cuộc cách mạng cơng nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của văn hoá,
khoa học, kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm thay đổi mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Bối cảnh thế giới đó đã ảnh hưởng tới nhận thức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước.
Chuyên đề 2: Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng Tháng Mười Nga
Chuyên đề phản ánh sự thay đổi của tình hình thế giới và ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười đối với các dân tộc thuộc địa. Cách mạng tháng Mười
Nga làm thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên thế giới.
Chuyên đề 3: Cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa phát xit
Bằng các hình tượng nghệ thuật, bằng trích đoạn tác phẩm Genica của
danh hoạ Picatxô, gian chuyên đề giới thiệu sự đối lập giữa tiến bộ, sáng tạo
của loài người và sự phản động, huỷ diệt của Chủ nghĩa phát xít đã ảnh hưởng
13
đến tiến trình cách mạng của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Chuyên đề 4: Thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
Với hình ảnh pháo hoa và tồ kiến trúc, phản ánh khơng khí tưng bừng
của ngày hội chiến thắng phát xit, thể hiện nguyện vọng hồ bình của nhân
loại. Các hình ảnh khác giới thiệu cơng cuộc xây dựng xã hội mới vì hạnh
phúc con người ở các nước dân chủ nhân dân và đối lập lại là cuộc chiến
tranh lạnh, chiến tranh khu vực do các thế lực hiếu chiến tiến hành. Thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi
chung của nhân loại.
Chuyên đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng thế giới
Bằng hình tượng ngọn núi lửa, gian chuyên đề này miêu tả sức mạnh to
lớn của phong trào giải phóng dân tộc, sự cổ vũ của cách mạng Việt Nam
dưới ngọn cờ lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cuộc đấu tranh giải
phóng của nhân dân Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh từ sau chiến tranh
thế giới lần hai.
Chuyên đề 6: Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Bằng mơ hình tượng trưng cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện
đại và các hình ảnh, tư liệu khác, gian chuyên đề này giới thiệu việc sử dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật vào mục đích hồ bình, đem lại hạnh phúc cho
con người. Đồng thời lên án những thế lực đã lợi dụng những thành tựu ấy
vào mục đích chiến tranh xâm lược, giết hại con người, huỷ diệt môi trường
thiên nhiên. Cuộc đâú tranh của nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ nền độc
lập của mình mà cịn góp phần bảo vệ hồ bình dân chủ, tiến bộ xã hội của
nhân dân thế giới.
Chuyên đề 7: Bác Hồ với thế hệ trẻ
Bằng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp với cây xanh và hoa trái, hình ảnh
các nhà máy đang nhả khói. Đây là gian chun đề có tính triết lý cao và ý
nghĩa khá sâu sắc. Tác giả muốn thể hiện mong ước của Bác Hồ với nhiệm vụ
chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hồ bình và mơi trường sinh thái.
14
Chuyên đề 8: Việt Nam ngày nay
Theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân Việt Nam đẩy
mạnh sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những chuyên đề trên giúp người xem hiểu biết thêm những phong trào
và sự kiện lớn của thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành đã đánh dấu kết quả lao động
của các cán bộ khoa học kỹ thuật, mỹ thuật của nhiều ngành, kết quả của sự
hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xơ.
Ngồi Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, cịn có các bảo tàng chi nhánh
và các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phạm vi cả nước, tạo
thành một hệ thống bảo tàng và các di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, góp phần phục vụ đồng bào mọi miền đất nước.
15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO QUẢN HIỆN
VẬT TRONG TRƯNG BÀY THƯỜNG XUYÊN CỦA BẢO
TÀNG HỒ CHÍ MINH
2.1 Tầm quan trọng của công tác bảo quản hiện vật trong trưng bày
thường xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo quản hiện vật bảo tàng là một trong sáu khâu công tác trong hoạt
động nghiệp vụ của bảo tàng, chiếm giữ một vị trí quan trong trong hoạt động
của bảo tàng. Công tác bảo quản ra đời trên cơ cở kế thừa các khâu cơng tác
nghiệp vụ trước đó như: sưu tầm, kiểm kê, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho các khâu công tác sau như: trưng bày, giáo dục. Tuy nhiên mỗi khâu cơng
tác lại có một vị trí, tầm quan trọng riêng. Nếu công tác sưu tầm tạo ra tiền đề
cơ sở vật chất cho hoạt động bảo tàng. Công tác kiểm kê tạo cơ sở pháp lý
cho hiện vật bảo tàng thì cơng tác bảo quản giữ một vị trí quan trọng, quyết
định đến sự tồn tại của bảo tàng. Bởi lẽ có làm tốt được cơng tác bảo quản
hiện vật (trong kho cũng như trên trưng bày), bảo đảm độ an toàn cho hiện vật
trước các yếu tố, nguyên nhân gây hại thì bảo tàng mới có thể tồn tại và phát
triển lâu dài. Gốc của bảo tàng là hiện vật, khơng có hiện vật đồng nghĩa với
khơng có bảo tàng. Hiện vật, sưu tập hiện vật là trọng tâm của bảo tàng. Nếu
hiện vật, sưu tập hiện vật bị phá huỷ, hoặc bị người ta cho phép phá huỷ thì
khơng chỉ bảo tàng mất đi một tài sản có giá trị mà lồi người cũng mất đi
một thành tố thuộc di sản văn hoá, di sản khoa học của mình mà khó có thể
thay thế được. Do đó việc bảo quản hiện vật trở thành trung tâm của hoạt
động bảo tàng.
Bảo quản hiện vật bảo tàng nói chung và bảo quản hiện vật trong trưng
bày nói riêng đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế ở hầu hết các
bảo tàng (quốc gia, chuyên ngành…), chỉ chú trọng quan tâm bảo quản hiện
vật trong môi trường kho, mà thiếu quan tâm bảo quản hiện vật trên trưng
bày. Điều này cũng dễ hiểu vì ở một số bảo tàng vì nhiều lý do khác nhau mà
vẫn cất giữ hiện vật gốc trong kho và tạo điều kiện thuận lợi nhất để bảo
quản. Trong khi những hiện vật trên trưng bày, phần lớn là các tài liệu khoa
16
học phụ, hiện vật được được bảo tàng làm ra để phục vụ trưng bày nên ít được
quan tâm bảo quản.
Ngày nay cùng với sự phát triển của sự nghiệp bảo tàng, sự giao lưu, học
hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển về bảo tàng;
nhiều quan điểm mới mà chúng ta đang dần dần áp dụng, trong đó có quan
điểm phải tạo điều kiện cho việc khai thác và tiếp cận sưu hiện vật được tốt
hơn. Quan điểm này cũng đồng nghĩa với việc hiện vật, sưu tập hiện vật phải
đem ra trưng bày, giới thiệu cho công chúng được thường xuyên hơn, đồng
thời những hiện vật mà lâu nay bảo tàng cất giữ trong kho, lâu không đưa ra
trưng bày phục vụ cơng chúng thì nay bảo tàng phải đưa ra giới thiệu cho
cơng chúng. Điều này cũng có nghĩa là cơng chúng sẽ được tiếp cận với
những hiện vật gốc, hiện vật bảo tàng theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên việc
đưa nhưng hiện vật gốc ra trưng bày thì có nghĩa hiện vật sẽ gặp rủi do hơn
nhiều vì mức độ tiếp xúc của hiện vật với môi trường cũng tăng dần và cũng
là hiện vật tồn tại ở môi trường có nhiều hiểm họa hơn so với kho. Như vậy
vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải làm thế nào để vừa đưa hiện vật gốc ra
trưng bày, lại vừa đảm bảo an toàn cho hiện vật: Đây chính là cơng tác bảo
quản phịng ngừa cho hiện vật.
Cơng tác bảo quản phịng ngừa có vai trị quan trọng góp phần ngăn
chặn, giảm thiểu đi tất cả các yếu tố, những ảnh hưởng mà hàng ngày tác
động đến hiện vật. Bảo quản phòng ngừa quan tâm đến các yếu tố môi trường
như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và các nhân tố con người gây ra cho hiện
vật. Từ đó có thể thấy bảo quản phịng ngừa trên trưng bày chiếm giữ vị trí
quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của bảo tàng. Công tác bảo quản trên
trưng bày được làm tốt thì bảo tàng mới làm tốt được các khâu cơng tác sau
đó như: cơng tác trưng bày, giáo dục. Đặc biệt là công tác giáo dục của bảo
tàng. Thông qua công tác giáo dục, bảo tàng sẽ truyền tải được những thông
tin, nhận thức cho công chúng thông qua hiện vật trên trưng bày.
Hiện vật bảo tàng là bộ phận của di sản văn hoá dân tộc, tài sản quý giá
của cộng đồng dân tộc Việt Nam và là di sản văn hoá của nhân loại, có vai trị
rất lớn đối với sự phát triển đất nước. Công tác bảo quản hiện vật trên trưng
17
bày nếu được quan tâm đúng mức, thực hiện tốt, có ngun tắc thì sẽ góp
phần kéo dài tuổi thọ cho hiện vật bảo tàng, điều đó có nghĩa là làm tốt cơng
tác bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá của dân tộc cho thế hệ mai sau.
Xét về mặt chuyên môn, nghiệp vụ bảo quản chỉ là một khía cạnh của
hoạt động bảo tàng và hoạt động quản lý các sưu tập hiện vật, trong phạm vi
nghề nghiệp thì đây là khía cạnh quan trọng nhất. Các hiện vật sưu tập hiện
vật dưới sự bảo quản của bảo tàng hình thành một nguồn sử liệu quan trong
nhất để tất cả các hoạt động khác của bảo tàng đều bắt nguồn từ đây. Trách
nhiệm đối với sưu tập của bảo tàng nên được coi trọng bậc nhất, trên tất cả
nhiệm vụ khác. Khơng có các sưu tập hiện vật thì khơng có bảo tàng. Do đó
việc bảo quản là trung tâm hoạt động của bảo tàng .
2.2. Thực trạng công tác bảo quản hiện vật trong trưng bày thường
xuyên của Bảo tàng Hồ Chí Minh
2.2.1. Hiện vật và đặc điểm hiện vật
Mọi hoạt động của bảo tàng, trong đó có trưng bày bảo tàng một trong
những yếu tố khơng thể thiếu được đó là các tài liệu, hiện vật; chính tài liệu
hiện vật là yếu tố quyết định đến chất lượng, hệ thống trưng bày bảo tàng.
Hiện vật trên trưng bày chính là ngơn ngữ của bảo tàng, thơng qua hiện vật
trên trưng bày, bảo tàng sẽ truyền tải được những thông tin, nhận thức cho
công chúng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được ra đời trên cơ sở những hiện vật và sưu tập
hiện vật gắn với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể nói, trước khi Bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời thì cơng tác sưu tầm là
hoạt động nghiệp vụ mang tính khoa học, tạo cơ sở vật chất cho bảo tàng. Bên
cạnh việc tổ chức xây dựng kho trên cơ sở tài liệu, hiện vật được lưu giữ từ
trước, Bảo tàng còn tiến hành việc sưu tầm tiếp nhận hiện vật để bổ sung cho
kho cơ sở cũng như việc phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, triển lãm
của Bảo tàng. Từ khi ra đời cho tới nay, công tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật
của Bảo tàng từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong và ngồi nước được tiến
hành thường xun, hàng nghìn tài liệu, hiện vật hình ảnh được tiếp tục bổ
sung cho kho cơ sở, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật quý hiếm. Theo số
18
liệu thống kê gần đây, tổng số tài liệu và hiện vật được lưu giữ trong kho cơ
sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh là hơn 13 nghìn đơn vị tài liệu, hiện vật, trong
đó tài liệu hiện vật được sử dụng trong trưng bày, triển lãm là hơn 2500 đơn
vị.
Như đã đề cập ở trên, một yếu tố không thể thiếu được trong trưng bày
của bảo tàng đó chính là các tài liệu, hiện vật. Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc
loại hình Bảo tàng lưu niệm danh nhân, do đó tài liệu hiện vật trưng bày ở bảo
tàng được chia làm ba khối sau:
Hiện vật gốc có xuất xứ lưu niệm: Loại hiện vật này được gọi là những
hiện vật lưu niệm hay còn gọi là những hiện vật gốc và sưu tập hiện vật gốc
có giá trị lưu niệm, bao gồm hiện vật liên quan trực tiếp đến Chủ tịch Hồ Chí
Minh ví dụ như các tặng phẩm của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trưng bày trong mười lăm cánh sen nhỏ ở tổ
hợp khơng gian hình tượng: “ Chiến đấu và chiến thắng”. Đây là loại hiện vật
có vai trị quan trọng quyết định đến các hình thức nghệ thuật và nội dung
trưng bày của bảo tàng.
Hiện vật gốc khơng có xuất xứ lưu niệm: Bao gồm các tài liệu hiện vật,
phim ảnh gọi chung là các hiện vật gốc khơng có xuất xứ lưu niệm. Đây là tài
liệu hiện vật cùng thời cùng kiểu, cùng loại hình, đồng thời với hiện vật gốc
nhưng khơng được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng lúc sinh thời.
Khối tài liệu, hiện vật trung gian mơi giới: Đó là các tài liệu khoa học
phụ như: sơ đồ, biểu đồ, các tác phẩm nghệ thuật, các bài viết, các bản sao tài
liệu văn bản….được sáng tác để phục vụ công tác trưng bày, triển lãm. Đây là
loại tài liệu, hiện vật chiếm phần lớn trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại hình đặc biệt, Bảo tàng lưu niệm danh
nhân. Bảo tàng Hồ Chí Minh khơng giống bất kì một bảo tàng thuộc loại hình
nào khác bởi những hiện vật được bảo tàng bảo quản và trưng bày rất đặc biệt
bởi nó có tính chất lưu niệm. Hiện vật được trưng bày ở bảo tàng không phải
là những hiện vật cổ quý giá, đắt tiền có giá trị kinh tế cao như một số bảo
tàng ở nước ta như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, các hiện vật mà Bảo
tàng đang trưng bày là những thứ rất bình thường trong đời sống sinh hoạt của
19
Bác như là: đôi dép cao su, chiếc lược chải đầu, bộ quần áo, những vật dụng
mà Bác hay sử dụng trong đời sống hàng ngày. Các tài liệu, hiện vật được
trưng bày mặc dù là những thứ đơn giản, bình thường nhưng nó chứa đựng
những giá trị tinh thần vô giá. Thông qua hiện vật trưng bày khách tham quan
có thể hiểu được một phần khía cạnh trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
của Bác, cũng như một phần khía cạnh của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế
giới. Đặc biệt hiện vật được trưng bày có thể gây xúc cảm cho khách tham
quan khi tiếp xúc với nó, ví dụ các hiện vật được trưng bày là đồ dùng sinh
hoạt của Bác. Đây chính là đặc trưng nổi bật của hiện vật trưng bày ở Bảo
tàng Hồ Chí Minh so với các hiện vật của các bảo tàng khác.
Một đặc điểm dễ nhận thấy của hiện vật trong trưng bày của Bảo tàng
Hồ Chí Minh là rất đa dạng về chất liệu. Bao gồm các chất liệu như: gỗ, đồng,
sắt, gốm, xương, bạc, đá, pha lê, thuỷ tinh, xi măng, giấy, vải, mica, nhựa,
tre….có thể chia làm chất liệu vô cơ, hữu cơ và hợp chất (vô cơ và hữu cơ).
Hiện vật rất đa dạng về chất liệu được thể hiện trong từng phần trưng bày,
từng chủ đề, trong các tổ hợp, cho đến các tủ trưng bày. Ví dụ hiện vật ở tổ
hợp khơng gian hình tượng Xơ Viết_ Nghệ Tĩnh được cấu tạo từ rất nhiều
chất liệu khác nhau như: da (trống), sành (chum), đất nung (nồi), sứ (lọ hoa),
vải (quần áo), sắt (cày, cuốc, dao…) tre, gỗ (khung cửi), các hiện vật có cấu
tạo cả vô cơ và hữu cơ như: súng, giáo…
Tổ hợp mảnh đất cách mạng, tủ kính trưng bày nhiều hiện vật với các
chất liệu khác nhau như: bộ quần áo dân tộc Nùng, Bác sử dụng ở Việt Bắc
với chất liệu bằng vải, hòn đá, siêu sắc thuốc (đất nung), con dấu (gỗ), cốc
(thuỷ tinh), bát (sứ), đũa (tre), súng ngắn (sắt)…
Hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngồi đa dạng về chất liệu cịn đa
dạng về quy mơ kích cỡ. Ở đây chúng ta có thể bắt gặp những hiện vật nhỏ
như: Các hiện vật là đồ dùng sinh hoạt của Bác: chiếc kính, bút, chiếc lược
chải đầu, bật lửa, con dấu, đồng tiền xu, chiếc đồng hồ đeo tay, chiếc la bàn,
…đến những hiện vật lớn như cả ngôi nhà như ở tổ hợp không gian hình
tượng: “ Quê hương, gia đình” và các hiện vật ở tổ hợp khơng gian hình
tượng mảnh đất cách mạng như: bộ bàn ghế đá nơi Bác làm việc tại Pắc Bó,
20
chiếc xe thồ,…
Chúng ta có thể gặp ở trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh từ những hiện
vật rất đơn giản, mộc mạc như: Các hiện vật gắn với đời sống hàng ngày của
Bác, những hiện vật được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân
như: Cày, cuốc, chum, vại,… Đến các hiện vật có cấu tạo phức tạp, tinh vi,
trang trí tỉ mỉ như: Các tác phẩm nghệ thuật của thời kì cận hiện của các họa
sĩ nổi tiếng thế giới như Picasso, Henri Rouseau… được trưng bày trong các
gian chuyên đề, các tác phẩm được in, phun trên kính, đến các tác phẩm
tượng trịn, các bức phù điêu.
Một đặc điểm dễ nhận thấy của hiện vật trong trưng bày của Bảo tàng
Hồ Chí Minh là phần lớn sử dụng các tài liệu khoa học phụ cho trưng bày, số
lượng hiện vật gốc trưng bày là rất ít ( khoảng 10%). Đây cũng chính là hạn
chế của hiện vật trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện
công tác giáo dục của bảo tàng.
Thông qua hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, khách
tham quan khơng chỉ thấy được cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh mà cịn thấy được lịch sử dân tộc Việt Nam và sự phát triển của phong
trào cách mạng thế giới trong suốt một thế kỷ qua. Tuy nhiên, chính sự đa
dạng của đặc điểm hiện vật như đã trình bày ở trên nên vấn đề bảo quản hiện
vật trên trưng bày là một vấn đề phức tạp, khó khăn hơn rất nhiều so với hiện
vật được bảo quản trong kho. Do đó nó địi hỏi phải có những biện pháp bảo
vệ thích hợp để kéo dài tuổi thọ của hiện vật.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu hiện vật trên trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh
giúp chúng ta phần nào hiểu được những đặc điểm, tính chất đa dạng, phức
tạp của hiện vật trưng bày để từ đó có những biện pháp bảo quản hợp lý đối
với các loại hiện vật.
2.2.2 Cách thức bảo quản và phương tiện trưng bày hiện vật
Cách thức trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh đó là hiện vật được
trưng bày trong tủ kính, tcnikê, trên đai trưng bày, trên giá. Bảo tàng Hồ
Chí Minh đang sử dụng 2 loại tuôcnikê, loại tuôcnikê cũ được cấu tạo đơn
giản, mặt trước và mặt sau là 2 miếng nhựa được ghép vào nhau, bên trong là
21