Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Tìm hiểu sưu tập ảnh chủ tịch hồ chí minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951 1969 lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

TÌM HIỂU SƯU TẬP ẢNH
“CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HÓA,
NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951-1969” LƯU
GIỮ TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số : 52320305

Người hướng dẫn:           PGS.TS. NGUYỄN QUỐC HÙNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
“Tìm hiểu sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật
giai đoạn 1951 -1969 lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh” là đề tài
nghiên cứu đầu tiên của em. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã gặp
phải khơng ít khó khăn nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình của PSG.TS
Nguyễn Quốc Hùng và các cán bộ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, em đã hồn thành
bài khóa luận của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng đã tận
tình hướng dẫn em trong q trình hồn thiện khóa luận. Đồng thời em xin gửi
lời cảm ơn tới các anh chị làm việc ở các phịng ban của Bảo tàng Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện cho em trong quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu.
Tuy nhiên trong phạm vi thời gian và bước đầu làm nghiên cứu khoa


học,khóa luận của em cũng khơng tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Kính mong sự góp ý của các thầy cơ, các nhà nghiên cứu và các bạn sinh viên
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 20 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Bích

 






MỤC LỤC
 

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC XÂY
DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG ............................................... 11
1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng-khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây dựng
sưu tập ......................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về sưu tập bảo tàng........................................................ 11
1.1.2. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng .................................. 15
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng ............................. 17
1.1.4. Ý nghĩa, vai trò của sưu tập hiện vật bảo tàng ............................... 19
1.2. Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh ..................................................... 20
1.3. Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng sưu tập

hiện vật bảo tàng ........................................................................................ 26
1.3.1. Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh ................................................... 26
1.3.2. Cơng tác xây dựng sưu tập ở kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh .... 30
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP ẢNH “CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN HĨA, NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 19511969” LƯU GIỮ TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ........... 33
2.1. Tổng quan về sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa,
nghệ thuật giai đoạn 1951 - 1969” lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh . 33
2.1.1. Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập................................................... 33
2.1.2. Nội dung của sưu tập ...................................................................... 36
2.2. Phân loại sưu tập ................................................................................. 39
2.2.1. Phân loại sưu tập theo thời gian...................................................... 39
2.2.2. Phân loại theo đối tượng ................................................................. 41
2.3. Giá trị của sưu tập .............................................................................. 43
2.3.1. Giá trị lịch sử .................................................................................. 43


2.3.2. Giá trị văn hóa................................................................................. 43
2.3.3. Giá trị giáo dục ............................................................................... 45
CHƯƠNG 3: MÔT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP ẢNH “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VĂN
HĨA, NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 1951-1969” LƯU GIỮ .................... 50
TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ....................................... 50
3.1. Thực trạng của sưu tập ...................................................................... 50
3.2. Một số giải pháp .................................................................................. 54
3.2.1. Tiếp tục công tác nghiên cứu sưu tập ............................................. 54
3.2.2. Đẩy mạnh công tác kiện toàn và quản lý sưu tập ........................... 55
3.2.3. Tăng cường công tác bảo quản sưu tập .......................................... 56
3.2.4. Không ngừng phát huy giá trị của sưu tập ...................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65

PHỤ LỤC
 

 


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, có thể thấy văn học, nghệ thuật là một thứ vũ khí đấu
tranh có hiệu quả. Từ những câu ca dao, tục ngữ, những câu truyện, vở kịch
mang nội dung phản phong châm biếm, đả kích giai cấp thống trị đến các áng
văn chương có nội dung đấu tranh xã hội cao. Những áng văn chương lớn như
“Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu đều có
giá trị về tư tưởng và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Đồ Chiểu đã nêu lên quan
điểm tiến bộ về văn học, nghệ thuật của một nhà nho yêu nước:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Năm Đinh Mão 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn “Đường cách
mệnh”. Tác phẩm thể hiện một thế giới quan mới-đó là thế giới quan về người
chiến sĩ cách mạng có tư cách, dũng khí, có phẩm chất đạo đức cần thiết với
mình, với người khác và với cơng việc, có tinh thần quốc tế trong sáng. Bác
viết tác phẩm này với mục đích: Mong đồng bào đọc tác phẩm rồi suy ngẫm,
hiểu ra, thức tỉnh chính bản thân và đứng lên đồn kết với nhau mà làm cách
mệnh, nhất là lứa tuổi thanh niên.
Còn trong bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”, Người cũng
khẳng định:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Với hai câu thơ, Hồ Chí Minh đã cho thấy được quan điểm văn hóa,
nghệ thuật của nhà cách mạng yêu nước, chỉ ra mối quan hệ giữa người làm

văn hóa, nghệ thuật với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời đó cũng là
đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng.


Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 cũng nhấn mạnh tính chiến đấu
của văn hóa, văn nghệ trên lập trường giai cấp vô sản theo phương châm “dân
tộc, khoa học và đại chúng”.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn
học, nghệ thuật đã trở thành một “vũ khí” đặc biệt và hiệu quả trên mặt trận
văn hố. Mặt trận văn hóa cũng như các mặt trận chính trị, qn sự, kinh
tế…Xem văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận nhằm nhấn mạnh đến tính chất
quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy khơng có tiếng súng,
khơng phải đối phó với kẻ thù trực tiếp, nhưng tính chất phức tạp và quyết liệt
của mặt trận văn hóa, nghệ thuật đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Người
viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý
đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.
Quan điểm trên từng được Hồ Chí Minh phát biểu từ thời kỳ trước cách
mạng và những năm đầu của cuộc kháng chiến. Ngay sau Quốc khánh 2-91945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc
bộ. Tại buổi tiếp đại biểu của Ủy ban này ngày 7-9-1945, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập
và kiến thiết một nền văn hóa mới”. Từ đó, tùy theo nhiệm vụ của từng giai
đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta nhấn mạnh các tính chất, đặc trưng
của nền văn hóa. Để phù hợp với tiến trình cách mạng, với kết quả tổng kết
thực tiễn, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã từng bước điều chỉnh, bổ sung, hồn
chỉnh các quan điểm cơ bản của mình và chỉ ra đó là nền văn hóa bao hàm các
tính chất dân tộc, hiện đại và nhân văn để tạo nên một nền văn hóa mới đa
dạng và thống nhất-nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) của Đảng đúc kết và
khẳng định.
Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người

căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ


trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ
nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
dân, trước hết là cơng, nơng, binh...Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt
động khác, khơng thể đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Văn
hóa nghệ thuật có chắc năng và nhiệm vụ đặc biệt trong việc “phị chính, trừ
tà”, góp phần nhân đạo và việc nhân đạo hóa con người, cổ vũ con người
vươn tới chân, thiện, mỹ.
Bằng cả cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã đúc kết, khẳng định và chứng
thực được chân lý, quan điểm sâu sắc trên và thấm sâu trong nhận thức của
các nhà văn, nhà thơ đi theo Đảng suốt những năm tháng kháng chiến, cũng
như những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người, những người làm
công tác văn hóa, nghệ thuật phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật-vũ khí,
nghệ sĩ-chiến sĩ.
Từ luận điểm cơ bản trên, ngay trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Hồ Chí Minh đã rút ra một kết luận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
nhằm định hướng cho toàn bộ sự phát triển của văn hóa nước ta: Tham gia
cách mạng là con đường duy nhất, là nhu cầu tất yếu của văn hóa, nghệ thuật
và những người hoạt động, sáng tạo trên lĩnh vực này. Rõ ràng là dân tộc bị
áp bức thì nghệ thuật cũng mất tự do. Nghệ thuật muốn được tự do thì phải
tham gia cách mạng. Tham gia cách mạng khơng chỉ để đóng góp tích cực
vào tiến trình và thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc, mà cịn vì nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân nghệ
thuật, vì sự tự do chân chính của nghệ thuật. Kết luận hiển nhiên, giản dị đó
của Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với văn hóa, nghệ thuật
nước ta gần 60 năm qua.
Ngày 16 tháng 6 năm 2008, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 23
NQ/TW thể hiện ý chí của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quyết tâm xây

dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó văn


hóa, nghệ thuật là một bộ phận rất quan trọng, “Về việc tiếp tục xây dựng và
phát triển văn hóa, nghệ thuật trong tình hình mới”, Nghị quyết khẳng định:
Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tiến trình của văn hố
là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, là một
động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và
sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Nghị quyết cũng chỉ rõ trong
thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố, hồ nhập quốc tế…văn
hóa, nghệ thuật nước ta đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, đồng thời
cũng đứng trước những thách thức mới gay gắt.
Với tư cách là người đặt nền móng cho nền văn nghệ cách mạng, Bác
Hồ kính u đã có cơng gây dựng một nền văn nghệ mới, đồng thời có những
lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm cơng tác văn hóa,
nghệ thuật, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ.
Trong suốt con đường hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh ln gắn
bó và quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật khơng chỉ ở trong nước mà tất cả các
nước trên thế giới. Việc Bác chào đón, thăm hỏi các đồn nghệ thuật trong và
ngồi nước phần nào cho thấy được điều đó. Văn hóa nghệ thuật khơng chỉ
phục vụ cách mạng, mở rộng ngoại giao quốc tế, nâng cao văn hóa tinh thần
cho người dân, mà ở Hồ Chí Minh ta thấy một tình u nghệ thuật thực sự,
khơng phân biệt quốc gia, dân tộc, giai cấp, một nền nghệ thuật vì hịa bình,
hữu nghị, hạnh phúc cho mọi người.
Hiện tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ sưu tập ảnh
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969”, tuy
sưu tập chưa tập hợp được đầy đủ, nhưng đó là bằng chứng cho thấy sự đấu
tranh và phát triển của văn hóa, nghệ thuật trong nước cũng như nước ngồi,
thấy được ý chí, phẩm chất, tinh thần của những người hoạt động nghệ thuật
vì dân, vì nước, vì nghệ thuật trong thời kháng chiến, đặc biệt thể hiện tư

tưởng, tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh


đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nước nhà trong tình hình chiến tranh và
xây dựng đất nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bộ sưu tập cung cấp
thêm những thông tin về hoạt động của Hồ Chủ tịch có liên quan đến văn hóa,
nghệ thuật. Chính vì vậy em xin chọn đề tài: Tìm hiểu sưu tập ảnh “Chủ tịch
Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969” lưu giữ tại kho
cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành
Bảo tàng-Bảo tồn
2. Mục đích nghiên cứu
 Giới thiệu sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ
thuật giai đoạn 1951- 1969” lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh.
 Xác định những giá trị: Giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị giáo
dục của sưu tập.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo
quản và phát huy giá trị sưu tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn
hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969”
-

Phạm vi nghiên cứu

 Thời gian: 1951-1969
 Khơng gian: kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin: chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa khoa học lịch sử.
 Phương pháp liên ngành: bảo tàng học, văn hóa học, sử học…

 Ngồi ra cịn một số phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp,
điều tra, khảo sát, tiếp cận trực tiếp tài liệu hiện vật tài liệu khoa học hiện vật.


5. Đóng góp của khóa luận
 Giới thiệu nội dung sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa,
nghệ thuật giai đoạn 1951-1969” lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
 Góp phần khẳng định các giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục của sưu
tập, bổ sung nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử, ngoại giao,
nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người quan tâm đến sưu tập ảnh
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969”
6. Bố cục khóa luận
- Gồm 3 chương
 Chương 1: Bảo tàng Hồ Chí Minh với cơng tác xây dựng sưu tập
hiện vật bảo tàng
 Chương 2: Nội dung và giá trị sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh
với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969” lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng
Hồ Chí Minh
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị sưu
tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969”
lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh


CHƯƠNG 1
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CƠNG TÁC XÂY DỰNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng-khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây
dựng sưu tập
1.1.1. Khái niệm về sưutập bảo tàng
Bảo tàng đã có dấu hiệu xuất hiện cách đây rất lâu, từ khi con người

biết săn bắt hái lượm, biết cư trú trong các hang đá, những mảnh xương, hịn
đá có vết tích ghè đẽo, những hình vẽ trên vách hang…tất cả góp phần minh
chứng cho một thời kỳ mà con người cố gắng sáng tạo và gìn giữ. Sau đó các
tiền bảo tàng bắt đầu xuất hiện gắn liền với quá trình sản xuất, sinh hoạt của
con người, nhất là khi của cải bắt đầu dư thừa, con người chú trọng đến cái
đẹp hơn và tìm cách sở hữu nó thơng qua các bộ sưu tập cá nhân. Hiện nay,
bảo tàng có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy những giá trị vật
chất và giá trị tinh thần, những giá trị mà bảo tàng đang gìn giữ và phát huy
cũng chính là hiện vật bảo tàng. Bảo tàng mỗi quốc gia có đặc điểm khác
nhau, mỗi loại hình bảo tàng cũng có đặc điểm khác nhau, vậy nên hiện vật
bảo tàng cũng được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể. Để hiểu được khái niệm hiện vật bảo tàng trước hết
phải nắm được khái niệm “hiện vật”, và khái niệm “sưu tập”.
Theo “Từ điển tiếng Việt”: Hiện vật là vật có thực để làm vật chứng,
vật cớ để chứng minh1.
Theo “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”: Hiện vật là vật sưu tầm, hay khai
quật được2.
                                                            
1

Từ điển tiếng Việt. Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thu Hằng, Chu Anh Tuấn, Quang Ứng, Quang Minh, Nxb Từ

điển Bách khoa,(2005)


Nguyễn Lân. Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2006. 

 



Từ hai khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm chung về hiện vật: Hiện
vật là những vật chất được con người thu thập về để làm vật chứng, chứng
minh cho một vấn đề nào đó.
Khái niệm về hiện vật bảo tàng cho đến nay vẫn chưa được thống nhất
chung, có nhiều quan điểm khác nhau do nhìn ở các góc độ khác nhau. Có
quan niệm cho rằng: “Hiện vật bảo tàng là vật mang thông tin xã hội hay
thơng tin hình học, là nguồn sử liệu quan trọng để cung cấp những tri thức cần
thiết về lịch sử và tự nhiên, xã hội, về con người cho những ai tiếp cận với nó.
Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa nhất
định, vì thế nó là một bộ phận của di sản văn hóa dân vật”.
Trong cuốn “Bảo tàng học” của hai tác giả V.levukin (CHDC Đức cũ)
và KG. Khebơxơ (Liên Xô cũ) có nêu ra khái niệm:
“Hiện vật bảo tàng là hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra từ thế
giới đồ vật trong hiện thực khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập bảo
tàng để tổ chức việc bảo quản và sử dụng lâu dài”.
Trong cuốn “Cơ sở bảo tàng học” có khẳng định:
“Hiện vật bảo tàng là nguồn gốc đầu tiên của tri thức, mà nhờ có nguồn
gốc đầu tiên cuả tri thức ấy, bảo tàng mới trở thành cơ quan nghiên cứu khoa
học, mới có khả năng trở thành cơ sở tư liệu phục vụ cho các ngành khoa học,
tổ chức kinh tế, xã hội, cơ quan văn hóa khác”.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhận thức, căn cứ
vào chức năng xã hội, những nhiệm vụ xã hội mà bảo tàng được giao, tập thể
giảng viên bộ môn Bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nêu ra khái
niệm về hiện vật bảo tàng :
“Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận
thức con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử, cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung


quanh ta, bản thân nó chứng minh cho sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó

trong q trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo
tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục
khoa học”3 .
Trong cuốn “Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng” của nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, HN 2005, TS. Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra khái niệm:
“Hiện vật bảo tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của
hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa học-pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung
và loại hình của bảo tàng, chúng được gìn giữ, bảo quản lâu dài để phục vụ
cho những hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng”.
Hiện vật bảo tàng tồn tại khách quan với con người, nó hiện hữu trong
thế giới tự nhiên, trong xã hội, xung quanh con người. Việc nhận diện được
những giá trị của các hiện vật để thu thập, lựa chọn, đưa chúng về bảo tàng là
nhiệm vụ của các cán bộ bảo tàng ,những người có chuyên môn nghiệp vụ,
mà trong từ ngữ chuyên môn của bảo tàng gọi cơng việc đó là “Sưu tập hiện
vật bảo tàng”. Để hiểu được khái niệm này trước tiên phải hiểu khái niệm
“sưu tập” là gì.
Theo Bách khoa tồn thư của Anh, Pháp, Nga thì khái niệm “sưu tập”
về ngơn ngữ học đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh là Collection, tiếng Pháp là
Collection, tiếng Anh là Collection và tiếng Nga là Kolecxia.
Đại Bách khoa tồn thư Liên Xơ (cũ)- tập VII, trang 433, có định nghĩa
về sưu tập như sau:
“Sưu tập là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại
hoặc có liên kết bởi nét chung của chủ đề)”.
Trong giáo trình “Cơ sở bảo tàng học”, tập 2, xuất bản tại Hà Nội, cuối
năm 1990, tập thể giáo viên bộ môn Bảo tàng, trường Đại học Văn Hóa Hà
Nội cũng đồng ý với các học giả, các nhà bảo tàng học Xô Viết.
                                                            
3

Cơ sở bảo tàng học (3 tập). Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,1990. Tập 1, tr. 81.



Với khái niệm “Sưu tập hiện vật bảo tàng” có nhiều khái niệm khác
nhau, trong cuốn “Thuật ngữ bảo tàng” đã đưa ra định nghĩa sau đây:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là tồn bộ hiện vật bảo tàng có một hay vài
dấu hiệu chung có tầm quan trọng về khoa học hay nghệ thuật được liên kết
thành một thể thống nhất hoàn chỉnh”4.
Khái niệm trên vẫn chưa hoàn toàn chính xác, hiện vật khơng chỉ được
sưu tập bó hẹp trong hai lĩnh vực, và cũng chưa chỉ rõ được những dấu hiệu
chung đó là gì.
Các chun gia của bảo tàng Cộng hòa Liên bang Nga đã nêu ra:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau, cùng
chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiệu nhất định khơng kể mỗi một
hiện vật trong đó có một giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa
lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay văn hóa”5.
Tại hội thảo khoa học thực tiễn “ Sưu tập và phương pháp xây dựng
sưu tập hiện vật bảo tàng” tổ chức tại Hà Nội ngày 7 và 8/1994, các nhà khoa
học đã đưa ra định nghĩa về “Sưu tập hiện vật bảo tàng”, tùy mỗi tác giả trong
bài tham luận của mình đã đưa ra định nghĩa khác nhau về sưu tập hiện vật
bảo tàng, song họ đều thống nhất quan điểm: Sưu tập hiện vật bảo tàng là tập
hợp hiện vật gốc dựa trên một hay nhiều dấu hiệu chung theo thể loại, theo
nội dung, xuất xứ,…
Theo “Từ điển thuật ngữ bảo tàng” của Liên Xô xuất bản năm 1974 tại
Matxcơva, các nhà bảo tàng học Xô Viết đã định nghĩa sưu tập hiện vật bảo
tàng như sau:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là tổng thể các hiện vật bảo tàng có liên
quan đến một hay một vài dấu hiệu chung, có tầm quan trọng về khoa học hay
nghệ thuật và được liên kết lại như một thể thống nhất, toàn vẹn”
                                                            


 

4

Thuật ngữ bảo tàng, matcova,1974,tr22

5

Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga. Cục di sản văn hóa xuất bản, Hà Nội 2006. Tr 235( 5 bản dịch).


Theo “Luật di sản Văn hóa”, Điều 9, khái niệm “Sưu tập” được cụ thể
hóa phù hợp với tình hình của đất nước:
“Sưu tập hiện vật là tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di
sản văn hóa phi vật thể được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo
những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung về chất liệu để đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”6.
Đưa ra nhiều khái niệm về hiện vật bảo tàng, sưu tập hiện vật bảo tàng,
với những góc nhìn khác nhau mang tính khoa học, giúp ta có cái nhìn tổng
thể về những giá trị mà bảo tàng đang gìn giữ, nó mang tính thực tiễn, khơng
áp đặp, phù hợp với từng loại hình bảo tàng và với những điều kiện, hồn
cảnh cụ thể.
1.1.2. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Công tác xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động thường xuyên
và mang tính khoa học đặc trưng của bảo tàng. Đối tượng xây dựng sưu tập là
hiện vật bảo tàng, nhưng không phải hiện vật bảo tàng nào cũng được lựa
chọn để xây dựng thành sưu tập, mà cán bộ bảo tàng phải nghiên cứu, lựa
chọn, phân loại chúng dựa trên cơ sở, các tiêu chí xây dựng sưu tập phù hợp
với loại hình, điều kiện của bảo tàng. Mỗi loại hình bảo tàng có đối tượng
phục vụ riêng, do đó cũng có cách riêng để xây dựng sưu tập hiện vật. Tuy

nhiên, các bảo tàng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc chung khi phân loại
sưu tập, để đảm bảo tính khoa học, chính xác, thuận tiện trong việc nghiên
cứu, bảo quản và khai thác các giá trị của sưu tập.
Thông qua các báo cáo tại Hội thảo thực tiễn “Nâng cao chất lương
công tác kiểm kê và quản lý các sưu tập hiện vật bảo tàng”, tổ chức 4/2003,
có thể thấy các nhà khoa học đã tạm đưa ra 2 tiêu chí cơ bản để xây dựng sưu
tập hiện vật:
                                                            
6

 

Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2007.


+ Tiêu chí thứ nhất: Các hiên vật trong một sưu tập phải cùng phản ánh
một vấn đề, một sự kiện hay nội dung nào đó.
+ Tiêu chí thứ 2: Các hiện vật đó phải có chung một hay nhiều thuộc
tính như loại hình, chất liệu, chức năng sử dụng, địa danh, niên đại,…
Theo Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, điều kiện để xây dựng một sưu
tập hiện vật bao gồm:
+ Về hiện vật: Các hiện vât trong sưu tập phải là các hiện vật gốc, các
hiện vật đó phải có cơ sở pháp lý (đã kiểm kê), phải có lý lịch rõ ràng.
+ Tiêu chí xây dựng sưu tập: Các hiên vật trong một sưu tập phải cùng
phản ánh một vấn đề, một sự kiện hay nội dung nào đó. Các hiện vật đó phải
có chung một hay nhiều thuộc tính như loại hình, chất liệu, chức năng sử
dụng, địa danh, …
Các cán bộ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho rằng: tiêu chí để xây dựng
một sưu tập là:
+ Các hiện vật phải là hiện vật gốc

+ Các hiện vật có lý lịch rõ ràng, có dấu hiệu chung như cùng một nội
dung, cùng một sự kiện
Hiện nay, trong công tác xây dựng sưu tập, các nhà bảo tàng học thế
giới cũng như Việt Nam đều dựa trên các tiêu chí sau:
+ Xây dựng sưu tập theo đề tài lịch sử
+ Xây dựng sưu tập theo loại hình hiện vật
+ Xây dựng sưu tập theo công dụng hiện vật
+ Xây dựng sưu tập theo chất liệu hiện vật
+ Xây dựng sưu tập theo địa điểm
+ Xây dựng sưu tập theo thời gian
+ Xây dựng sưu tập theo tác giả


+ Xây dựng sưu tập sưu tập tư nhân
+ Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời-sự nghiệp
của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…
Dù trên thực tế có nhiều cách để xây dựng sưu tập nhưng vẫn có những
tiêu chí chung để việc xây dựng sưu tập đảm bảo được những điều cần và đủ
cho một sưu tập hiện vật bảo tàng như: Hiện vật phải là hiện vật gốc, có hồ sơ
khoa học pháp lý, có cùng chung dấu hiệu về nội dung, niên đại,…
Những tiêu chí này áp dụng vào sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh
với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951- 1969” lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng
Hồ Chí Minh đều phù hợp và hợp lí.
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Dựa trên khái niệm “sưu tập”, “sưu tập hiện vật là tập hợp các hiện vật
bảo tàng hiện lưu giữu tại kho cơ sở cùng có một hay nhiều dấu hiệu, cùng
phản ánh một vấn đề lịch sử nào đó”, đồng thời xây dựng sưu tập được coi là
một hoạt động thường xuyên thực hiện trong quá trình phát triển của bảo tàng.
Hoạt động xây dưng sưu tập bao gồm ba nội dung:
+ Một là, sưu tầm hoặc tập hợp những hiện vật đơn lẻ thành sưu tập.

+ Hai là, nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số
lượng và chất lượng.
+ Ba là, nghiên cứu để bảo quản, khai thác và sử dụng sưu tập tới mức
tối đa.
Mỗi một bảo tàng đều có đặc trưng riêng về xây dựng sưu tập nhằm
phù hợp với nội dung chủ đạo của bảo tàng. Nhưng dù bảo tàng thuộc loại
hình KHXH hay KHTN vẫn phải tuân thủ nguyên tắc chung về hiện vật:
+ Phải đảm bảo tính ngun gốc
+ Có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật
+ Tính chất pháp lý (được hồn thiễn dần trang q trình kiểm kê)


+ Tính hệ thống thơng tin hồn chỉnh
+ Tính q hiếm, độc đáo
+ Tình trạng bảo quản tốt
+ Đã được nghiên cứu một cách có hệ thống và chất lượng thơng tin
chính xác, đầy đủ.
Và tn thủ ba ngun tắc cơ bản sau về xây dựng sưu tập:
- Những hiện vật đưa vào sưu tập phải là những hiện vật đã được đăng
ký trong hồ sơ kiểm kê bước đầu của bảo tàng đó, tức thuộc quyền sở hữu của
bảo tàng. Đây là nguyên tắc chung cơ bản nhất, bởi vì sưu tập chỉ bao gồm
những hiện vật bảo tàng của chính bảo tàng đó.
Những hiện vật chưa được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu, tức là
chưa trở thành hiện vật bảo tàng, vì vậy khơng đưa vào sưu tập. Tuy nhiên, do
đặc điểm của bảo tàng Việt Nam hiện nay, những hiện vật trong kho, có
khơng ít những hiện vật được đăng ký trong số kiểm kê bước đầu, nhưng
trong các hồ sơ nội dung và xuất sứ hiện vật ghi chép vẫn còn sơ sài, chỉ có
giá trị thơng tin tối thiểu, thậm chí khơng có giá trị thông tin tối thiểu về xuất
sứ. Những hiện vật này cần đầu tư nhiều trong quá trình sưu tập để bổ sung,
năng cao giá trị thông tin. Nếu không bổ sung thông tin cũng không nên đưa

vào sưu tập, bởi vì những yếu tố tạo thành sưu tập mang những thơng tin
chính xác, đầy đủ và phong phú, thì giá trị sưu tập đó càng lớn và ngược lại.
- Bổ sung hiện vật cho sưu tập.Cần tập hợp đầy đủ chính xác các hiện
vật có ở bảo tàng để nghiên cứu đưa vào sưu tập.
Đây là nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn kho cơ sở bảo tàng ở Việt Nam
hiện nay, ngun tắc này sẽ có ích với số lượng lớn hiện vật trong kho. Các
hiện vật sau khi được đăng ký đưa vào sổ kiểm kê bước đầu, cần tiếp tục
nghiên cứu để đưa vào các bộ sưu tập để thuận tiện cho việc bảo quản và khai
thác giá trị của các hiện vật.


- Quá trình các bước tiến hành xây dựng sưu tập cần tuân thủ nghiêm
ngặt và được sự thẩm định của Hội đồng khoa học có trách nhiệm cao nhất
của bảo tàng. Đồng thời khi hoàn thành phải được sự phê duyệt của Giám đốc
bảo tàng để đảm bảo tính pháp lý của sưu tập đó.
Mỗi một bảo tàng có đặc điểm riêng về xây dựng sưu tập để phù hợp
với nội dung chủ đạo của bảo tàng, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ 2 nguyên tắc
cơ bản về xây dựng sưu tập.
1.1.4. Ý nghĩa, vai trò của sưu tập hiện vật bảo tàng
Sưu tập hiện vật bảo tàng là sản phẩm quan trọng của bảo tàng, có mối
quan hệ mật thiết với các khâu công tác với nhau.
Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động nghiên cứu. Một sưu tập sẽ
tập hợp các thông tin được chọn lọc, cùng liên quan đến một chủ đề nào đó có
giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử, mang tính logic. Sưu tập sẽ là cơ sở cho các
nhà khoa học có thêm thơng tin, để bổ sung những hiện vật còn thiếu, chưa
đầy đủ, làm cho hiện vật kiện toàn, hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục
làm rõ các thơng tin chưa được tìm ra trong sưu tập.
Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động sưu tầm, sưu tầm là bước
đầu quan trọng để tập hợp các hiện vật về kho cơ sở của bảo tàng, từ các hiện
vật đó cán bộ bảo tàng sẽ tiếp tục phân loại để đưa vào các sưu tập khác nhau.

Nhận thức này đã có tác động đến hoạt động sưu tầm về định hướng, lập kế
hoạch, bố trí thời gian, nhân lực để sưu tầm tiếp các hiện vật còn thiếu trong
các sưu tập.
Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động trưng bày, tuyên truyền,
giáo dục.
Đối với hoạt động trưng bày bảo tàng, sưu tập có giá trị đặc biệt nhiều
mặt. Kho cơ sở bảo tàng được tạo thành bởi các sưu tập sẽ giúp cho trưng bày
ln tìm kiếm được đề tài cho trưng bày chuyên đề cũng như trưng bày lưu


động. Hơn nữa, Sưu tập hiện vật bảo tàng là cơ sở để các bảo tàng trưng bày
có định hướng, có mục đích, đem lại hiệu quả cao. Các hiện vật này được lựa
chọn, sắp xếp và giải thích, phù hợp với chủ đề đã đưa ra trên cơ sở khoa học
bảo tàng, giúp cho người xem dễ hiểu những ý đồ của trưng bày bảo tàng.
Trưng bày theo sưu tập hiện vật gây chú ý, thu hút khách tham quan, đảm bảo
ưu thế về ý tưởng, nội dung khoa học và số lượng hiện vật. Trưng bày bảo
tàng sẽ tạo ra các mảng trọng tâm, điểm nhấn cho người xem, giúp cho công
chúng cảm nhận đầy đủ về nội dung và hình thức thẩm mỹ trưng bày. Cơng
chúng đến với bảo tàng có thể dễ dàng nhận biết được sưu tập theo các đề tài
khác nhau mà có khi không cần đến cán bộ hướng dẫn.
Hiện vật bảo tàng là cơ sở của hoạt động tuyên truyền-giáo dục đến
công chúng. Sưu tập sẽ làm các tư liệu tập trung và được thẩm định bước đầu,
thông tin được cung cấp cần thiết và chính xác, và phục vụ cho cơng tác tun
truyền. Thơng qua các hình thức tun truyền, sưu tập được phát huy tác dụng
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phổ biến tri thức, nhằm đem lại hiệu
quả cuối cùng là giáo dục con người thông qua các hiện vật, sưu tập hiện vật.
Sưu tập hiện vật bảo tàng đối với hoạt động kiểm kê, bảo quản kho cơ
sở bảo tàng lưu giữ và bảo quản các sưu tập và cũng là nơi tiến hành các công
tác khoa học cho hiên vật như: lập hồ sơ hiện vật, biên bản giao nhận, lí lịch
hiện vật, phiếu hiện vật…, trên thực tế, không phải sưu tập nào cũng được ghi

chép đầy đủ và chính xác, tăng khả năng kiện toàn, nâng cao chất lượng của
kho cơ sở bảo tàng.
Sưu tập hiện vật bảo tàng có vai trị quan trọng đối với các khâu công
tác nghiệp vụ của bảo tàng. Thơng qua sưu tập mà bảo tàng có kế hoạch, định
hướng cho các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng.
1.2. Vài nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong khu vực Quảng trường Ba Đình lịch
sử, Số 19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Bảo tàng được xây dựng theo


nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ
công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng đạo
đức và phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng nước Việt Nam
hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hữu nghị và hịa bình với
nhân dân thế giới
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh-Lãnh tụ kính yêu của nhân dân
Việt Nam, Người chiến sĩ lội lạc của phong trào giải phóng dân tộc và công
nhân quốc tế qua đời. Trong niềm tiếc thương vơ hạn, thể theo nguyện vọng
của tồn Đảng, tồn dân và tồn qn, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng và Bảo tàng về Người.
Ngày 25-11-1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra
quyết định số 206-NQ/TW thành lập ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Từ ngày đó đến nay là cả một chẳng đường dài.
Chặng đường đầu tiên(1970-1990) là giai đoạn quyết định cho sự ra đời
của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng ngày ấy (gồm đồng chí lão thành Hà
Huy Giáp-Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban phụ trách xây dựng Bảo
tàng Hồ Chí Minh; Đồng chí Hồng Tùng-Ủy viên Trung ương Đảng, Phó
trưởng ban; đồng chí Vũ Kỳ-thư ký lâu năm của Bác Hồ, là ủy viên) đã tập
trung cơng sức xây dựng một kế hoạch tồn diện về viện Bảo tàng Hồ Chí

Minh trình Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyệt.
Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển trọn cán bộ được đặt lên hàng đầu.
Các cán bộ của cơ quan 41 (Mật danh của cơ quan phục vụ Bác Hồ lấy năm
1941, năm Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng) đã tình nguyện ở lại
làm nhiệm vụ gìn giữ và phát huy di sản Bác Hồ để lại. Một số cán bộ từ cơ
quan khác, từ các trường đại học được tuyển trọn thêm. Trên cơ sở đó, tổ
chức bộ máy cơ quan dần được hình thành.
Từ CQ 41đến Bảo tàng Hồ Chí Minh là một thời gian khơng ngắn,cũng
khơng ít khó khăn. Các công việc được triển khai và thực hiện trong điều kiện


đất nước chiến tranh, kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, quan tâm
sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của
các thế hệ cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc
biệt là các bạn từ đất nước Lênin vị đại, mọi cơng việc chuẩn bị cho Bảo tàng
Hồ Chí Minh ra đời được tiến hành rất khẩn trương, phối hợp nhịp nhàng và
có hiệu quả; từ việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ đến các
công việc trọng tâm như sưu tầm tài liệu, hiện vật; xây dựng đề cương nội
dung, tìm kiếm giải pháp mỹ thuật trưng bày; thiết kế thi cơng cơng trình; bảo
quản và phát huy tác dụng của Khu Di tích Phủ Chủ tịch.
Những công việc mà ban phụ trách Bảo tàng Hồ Chí Minh, lãnh đạo cơ
quan thực hiện trong 7 năm đầu là những tiền đề để xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh trong tương lai. Ngày 12-9-1977, đồng chí Lê Duẩn-Tổng Bí thư,
thay mặt bộ Chính trị ký Nghị quyết số 04-NQ/TW về việc thành lập Viện
Bảo tàng Hồ Chí Minh: “Để tỏ lịng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng đạo đức và tác phong
của Người, quyết tâm thực hiện Di chúc của Người, đào tạo con người mới,
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Người”.
Năm 1978, Hội đồng Chính Phủ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng

Hồ Chí Minh và ngày 15/10/1979 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị
định số 375/CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện bảo tàng Hồ Chí
Minh là: “trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có
quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong
suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần
chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thơng qua
những tư liệu, hiện vật và di tích đó”
Ngày 31 tháng 8 năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng
Tám và Quốc khánh 2-9, Lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh tồn


quân phải hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh vào đúng dịp 100
năm ngày sinh của người. Từ đây, mọi hoạt động của cơ quan đều hướng vào
ngày 19-5-1990. Thời gian trực tiếp xây dựng cơng trình chỉ diễn ra gần 5 năm,
nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng kéo dài tới gần 20 năm.
Ý Đảng, lòng dân, chung một tấm lòng với Bác. Năm năm chạy đua với
thời gian, cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hồn thành. Ngày 19/5/1990,
Lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức trọng thể, trong niềm
hân hoan vui sướng của toàn Đảng, tồn dân. Bảo tàng Hồ Chí Minh được
thiết kế như hình bơng sen trắng, binh dị, thanh tao giữ mảnh đất Ba Đình lịch
sử, cơng trình Bảo tàng Hồ Chí minh có ý nghĩa vơ cùng to lớn khơng chỉ với
nhân dân thủ đơ mà cịn có ý nghĩa với cả dân tộc và bạn bè quốc tế.
Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành và mở cửa đón khách vào năm
1990, vào đúng thời điểm tình hình đất nước có nhiều diễn biến phức tạp.
Song cũng chính vào thời điểm đó, tháng 11-1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết khuyến nghị các
quốc gia thành viên kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí MinhAnh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới cơng
nhận, nhân dân biết ơn, ghi nhớ, cùng vào một dịp kỷ niệm ngày sinh của
Người. Giờ đây tên tuổi của Hồ Chí Minh ln gắn với danh hiệu cao q mà
nhân loại dành cho Người.

Cơng trình Bảo tàng Hồ Chí minh vừa là quà tặng của nhân dân Liên
Xô với tình cảm q trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vừa là những đóng
góp to lớn của nhân dân ta, của cán bộ, chiến sĩ, các họa sĩ, các kiến trúc sư,
các nhà khoa học, kỹ thuật, là công sức, tiền của và cả những sự động viên
khích lệ của nhân dân. Lễ khành thành Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày 19-51900, đánh dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của Bảo tàng
Hồ Chí Minh, đồng thời ghi nhận sự đóng góp và phấn đấu, trưởng thành của


cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh. Từ đây hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã bước sang một trang sử mới.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động, cùng với lăng Bác, Khu Di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh-Cơng trình
văn hóa đặc biệt về Bác Hồ, đã trở thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành
hương của đồng bào, đồng chí cả nước của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến
thủ đơ Hà Nội.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đi vào hoạt động cũng dựa trên các khâu công
tác của bảo tàng. Công tác sưu tầm là bước đầu chuẩn bị cho sự ra đời của
Bảo tàng Hồ Chí Minh. Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, khối tài
liệu, hiện vật, phim ảnh,… liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động
cách mạng của Người được sưu tầm, lưu giữ và bảo quản. Công tác sưu tầm
được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: Từ 9/1969 đến 19/5/1990 và từ 1990
đến nay.
- Giai đoạn từ 9/1969 đến 19/05/1990
Nhiệm vụ chính của cơng tác sưu tầm trong giai đoạn này là thu thập
tài liệu, hiên vật, phim ảnh,…bổ sung cho kho cơ sở và phục vụ cho trưng bày
bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay:
Sau ngày bảo tàng mở cửa đón khách tham quan 19/5/1990, công tác
sưu tầm vẫn được triển khai đều, ba nhiệm vụ của công tác sưu tầm ở giai
đoạn một vẫn được quán triệt. Trong suốt quá trình triển khai cơng tác này,

phạm vi, vi trí từng nhiệm vụ cũng được xác định trong từng thời kỳ khác
nhau. Trong giai đoạn này, công tác sưu tầm tập chung giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể sau:
+ Thu thập tài liệu, hiện vật bổ sung cho cơ sở và kho tài liệu khoa học
bổ trợ.


+ Phục vụ cho chỉnh lý và nâng cao trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh,
phục vụ cho các cuộc triển lãm trong và ngồi bảo tàng
+ Phục vụ cơng tác nghiên cứu về Bảo tàng Hồ Chí Minh
+ Cơng tác sưu tầm tài liệu, hiện vật của giai đoạn này được tổ chức
dưới các hình thức như sau:
 Tổ chức các chuyến sưu tầm theo kế hoạch
 Thông qua các cuộc triển lãm chuyên đề ở Trung ương và Hà Nội
để sưu tầm tài liệu, hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và kho tài liệu khoa học
bổ trợ.
 Tổ chức tiếp nhận hiện vật do tổ chức hoặc cá nhân gửi tặng
Toàn bộ tài liệu hiện vật được sưu tầm và tiếp nhận về, đều được xử lý
và làm đầy đủ các thủ tục tiếp nhận ban đầu, đăng ký vào sổ sưu tầm. Qua
xác minh đối chiếu lập hồ sơ chi tiết cho các hiện vật, nhiều hiện vật đã
được hội đồng xét chọn và đánh giá hiện vật bảo tàng, thông qua và đưa vào
kho bảo quản theo đúng nguyên tắc và khai thác, sử dụng theo quy định
chung của bảo tàng.
Trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hịa giữ nội
dung và giải pháp mỹ thuật, làm nổi bật ý đồ, tư tưởng, nội dung trong tổng
thể mối quan hệ hữu cơ Bác Hồ, dân tộc và thời đại.
Theo quan điểm mỹ thuật trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh, tầng
trưng bày được phân thành 3 khơng gian chính:
- Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đây
là nội dung chính của phần trưng bày, gồm có 8 chủ đề phản ánh các giai

đoạn lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
- Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt
Nam, gồm 6 tổ hợp khơng gian hình tượng.


×