Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Hồ Chí Minh với văn hoá nghệ thuật docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.97 KB, 5 trang )

Bài thảo luận: Giáo sư tiến sỹ: Lê Hữu Sơn
Hồ Chí Minh với văn hoá
nghệ thuật
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật là di sản quí báu của dân tộc Việt Nam. Tư
tưởng ấy thể hiện không chỉ trong bài nói, bài viết của Người mà còn thể hiện trong cả
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Là một nhà cách mạng hành động, thông qua
người thực, việc thực mà Người đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất hiệu quả. Thế giới suy
tôn Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá không đơn thuần chỉ căn cứ vào những bài nói
hay bài viết của Người, mà hơn tất cả, Người là một nhà văn hóa và mang văn hoá ấy để
phục vụ cho dân tộc theo đúng tinh thần: …Nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của
loài người thì văn hoá ấy phải phục vụ cho chính con người.
Trong tư tưởng của Bác, nội hàm của khái niệm văn hoá được đề cập đến hết sức bình dị
mà sâu sắc, văn hóa bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “ Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn” .
Văn hoá, như cách Bác đặt vấn đề, bao gồm tất thảy mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và
tinh thần, tồn tại, phát triển vì sự sinh tồn của con người, vì vậy, có những lúc Người đề
cập tới văn hoá một cách chính thống bằng các khái niệm khoa học, nhưng khi khác, văn
hóa lại được đề cập bằng văn học nghệ thuật, một hình thức thể hiện của nó. Và trong quá
trình tìm đường cứu nước, cứu dân tộc thứ văn hóa ấy được sử dụng như một phương tiện
hiệu quả hay vũ khí sắc bén.
Năm 1927, Người viết Đường Cách mệnh. Đây có thể coi là một tác phẩm mang phong
thái văn hóa hiện thực. Thông qua tác phẩm, Bác muốn thay đổi quan niệm phong kiến
trước đây bằng cách tạo ra một thế giới quan mới cho thế hệ thanh niên yêu nước. Đó là
thế giới quan hiện thực về người chiến sĩ cách mạng có tư cách, dũng khí, có các phẩm
chất đạo đức cần thiết với mình, với người và với công việc, có tinh thần quốc tế trong
sáng. Bác viết tác phẩm này với mục đích vừa giản dị vừa thiết thực: Sách này chỉ ước ao


sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết với
nhau mà làm cách mệnh.
Tác phẩm Nhật ký trong tù được Bác viết bằng chữ Hán những năm 1942 –
1943 tại các nhà tù Quốc Dân đảng ở Trung Quốc. Đây là cuốn nhật ký được Bác viết
bằng thơ, mà là thể loại thơ khó, thơ Đường. Quách Mạt Nhược đã nhận định trong đó có
những bài thơ có thể xếp ngang hàng với những bài thơ Đường hay nhất. Nhận định này
một lần nữa chứng tỏ sự đan xen, kết hợp giữa những giá trị tinh hoa của văn hoá Đông,
Tây trong tâm hồn của một con người mang trong mình nét đẹp truyền thống của cả một
dân tộc. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá,
Giáo sư Vũ Khiêu đó có những nhận định khoa học về tác phẩm Nhật ký trong tù. Ông
cho rằng: “Bác viết Nhật ký trong tù để tiêu khiển cho bản thân mình trong thời gian thân
thể bị tù đày…” .
Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc bản
Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chính thức tuyên bố với thế giới
về một nước Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã có truyền thống văn hoá, có một bề dày
Bài thảo luận: Giáo sư tiến sỹ: Lê Hữu Sơn
lịch sử chống giặc ngoại xâm. Lời lẽ trong bản tuyên ngôn mang tinh thần của một dân
tộc yêu chuộng hoà bình và mong muốn bình đẳng với bạn bè quốc tế.
Một trong những điều mà Bác quan tâm là phát huy vai trò của nền văn hoá nghệ thuật
trong công cuộc kháng chiến cứu nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp Triển lãm hội hoạ toàn quốc năm 1951, Bác đã
nhấn mạnh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên
mặt trận ấy”. Ý kiến này cũng đã trở thành quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với công
tác văn hoá văn nghệ. Đó là quan điểm nghệ thuật - vũ khí, nghệ sĩ - chiến sĩ. Để làm tốt
nhiệm vụ đó, đòi hỏi anh chị em nghệ sĩ phải chịu khó nghe, hỏi, thấy, xem, ghi qua sách
báo và các phương tiện thông tin những chuyện trong và ngoài nước để miêu tả, thể hiện
có “chừng mực”, “đúng đắn”, để có thể “thật thà”, “chân thành” trong nêu những cái hay,
cái tốt cũng như trong việc phê bình và tự phê bình. Bác đã từng nhắc nhở những người
làm công tác văn hoá văn nghệ “khen hay chê đều phải đúng mực. Khen quá lời thì người
được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ” . Bác còn

quan tâm nhắc nhở anh chị em về cách nói, cách viết, cách thể hiện sao cho hiệu quả, từ
viết văn, viết báo, viết khẩu hiệu đến các bài nói chuyện sao cho thiết thực và thấm thía,
sao cho thu hút được quần chúng và thuyết phục được họ. Không phải ngẫu nhiên mà
Người yêu cầu thơ, văn, hội hoạ cũng như các nghệ thuật khác phải miêu tả cho hay, cho
chân thật, cho hùng hồn hiện thực và con người cách mạng. Những nghệ sĩ phải hiến dâng
cho đời những tác phẩm “có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và
vui tươi” và phải là những món ăn tinh thần “bổ ích” nữa. Người coi đó là
“trách nhiệm của các cán bộ văn nghệ” .
Năm 1957, trong thư gửi Hội nghị cán bộ văn hoá, sau những ghi nhận đóng góp của văn
hoá nước nhà, Bác đã nhận định: “… Công tác văn hoá vẫn còn những thiếu sót… Phong
trào văn hoá có bề rộng, chưa có bề sâu, nặng về mặt giải trí mà còn nhẹ về nâng cao tri
thức của quần chúng. Về mặt tổ chức và lãnh đạo còn thiếu chặt chẽ, chưa dựa hẳn vào
lực lượng của nhân dân, chưa dùng hết khả năng của các nhà trí thức. Việc phát huy vốn
cũ quí báu của dân tộc (nhưng tránh phục cổ một cách máy móc) và học tập văn hoá tiên
tiến của các nước (trước hết là các nước bạn) cũng chưa làm được nhiều” .
Theo Bác, kế thừa văn hoá truyền thống và tinh hoa văn hoá của nhân loại là vô cùng cần
thiết trong công cuộc xây dựng văn hóa mới. Nhưng kế thừa văn hoá truyền thống không
phải là kế thừa một cách máy móc những hủ tục lạc hậu, mà là kế thừa và phát huy vốn
quí báu của dân tộc. Còn học tập văn hoá các nước bạn không phải là học tập tất cả những
gì của họ mà chỉ học những cái tiến bộ, cái phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc.
Bác cho rằng, một nền văn hoá mới đang được xây dựng là nền văn hoá dân tộc với năm
điểm lớn: 1. Xây dựng tâm lý: lý tưởng, tinh thần độc lập tự cường; 2. Xây dựng luân lý:
Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng; 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên
quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; 4. Xây dựng chính trị: dân quyền; 5. Xây
dựng kinh tế .
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nền văn hoá truyền thống của người Việt xây
dựng tất yếu chịu ảnh hưởng của tồn tại xã hội. Mà ảnh hưởng lớn nhất là xã hội phong
kiến, hệ quả là nền văn hoá cũ thời bấy giờ chủ yếu phục vụ cho tầng lớp thống trị. Về
vấn đề này, Bác nhấn mạnh: “xây dựng văn hóa dân tộc một mặt phải chú ý trong xây
dựng hạ tầng cơ sở, ấy là phải xây dựng kinh tế, vì khi hạ tầng cơ sở được xây dựng và

phát triển, tất yếu thượng tầng kiên trúc phản ánh nó cũng sẽ phát triển theo”. Mặt khác,
Bài thảo luận: Giáo sư tiến sỹ: Lê Hữu Sơn
Bác quan niệm rằng văn hóa cố nhiên phải phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa
số nhân dân lao động. Bác viết: “Vài năm về trước, điều đó chưa hiểu được dứt khoát có
phải không? Các đồng chí làm công tác văn hoá cần nói dứt khoát như thế, không thể nói
nghệ thuật vị nghệ thuật, mà cần nói rõ văn hoá phục vụ công nông binh…” .
Trong lĩnh vực nghệ thuật, Bác cũng dành thời gian chỉ bảo rất tận tình với anh chị em
nghệ sỹ, đó là sự thống nhất, hài hòa giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.
Đó cũng là một tiêu chí khiến cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, đạt đến chuẩn mực của cái
đẹp. Để hoàn thành nhiệm vụ, làm tốt vai trò của những “kỹ sư tâm hồn”, Bác mong
muốn anh chị em phải “trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâu vào quần chúng”,
“trau dồi đạo đức” mà trước tiên là “đức khiêm tốn”. Anh chị em làm công tác văn hoá
nghệ thuật cần ra sức học tập, rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho đến nơi đến chốn. Có
như vậy những tác phẩm nghệ thuật, những giá trị thẩm mỹ, mới xứng đáng với thiên
chức cao quý của nghệ thuật chân chính, mới xứng đáng là những “hòn ngọc quý” như
Bác đã nhìn nhận về những sáng tác thơ ca dân gian, mới khiến cho hquần chúng “khi
chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích”. Để thực hiện “nhiệm vụ cao quý” của
mình, nghệ sĩ không thể không rèn luyện, như lời của ngôi sao sáng trong nền văn học
Đức J.W. Goethe : “trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” và “chỉ
có một phần trăm là cảm hứng còn chín mươi chín phần trăm là mồ hôi”.
Nhấn mạnh điều này, Bác cũng đặc biệt lưu ý cán bộ văn hoá quan tâm đến công tác này
ở vùng sâu vùng xa, ở những triền núi, rẻo con nơi có đồng bào Mèo, đồng bào Mán sinh
sống chứ không chỉ “loanh quanh trong thành phố, chỗ dễ ăn”. Điều đó cũng có nghĩa là
anh chị em phải đi thực tế, trải nghiêm, “ba cùng” với nhân dân mới hiểu và thông cảm
được, mới có thêm tư liệu để phổ biến, sáng tác, mới tăng thêm “thực đơn” cho các giác
quan, bồi bổ tâm hồn nghệ sĩ. Cũng bàn về vấn đề này, năm 1958, trong Bài nói chuyện
tại Hội nghị cán bộ văn hoá, Bác đã căn dặn anh chị em cán bộ làm công tác này: “Cơ
quan trong Bộ Văn hoá, các cơ quan các ngành, các ty văn hoá thì cần xuống nông thôn,
vào nhà máy, vào bộ đội nhiều hơn nữa, mà đi vào như thế thì phải cùng làm, cùng ăn,
cùng ở với nhân dân. Chứ nếu đi xuống nông thôn mà lại lao động phất phơ, ở riêng thì

cảm thông sao cho được, gần gũi sao cho được với công nông, với bộ đội. Muốn thật sự
gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm, mới biết sinh hoạt của quần chúng
như thế nào, mới biết khó khăn, biết chí khí của quần chúng như thế nào, mới biết nguyện
vọng của quần chúng như thế nào” .
Để nền văn hoá nghệ thuật của chúng ta ngày càng phong phú, rực rỡ, hiện đại mà vẫn
giữ được “cốt cách” Việt Nam, để “văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ thêm xuân”,
giới văn nghệ sĩ phải có ý thức “rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ
nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hoà mình với quần chúng, cố gắng học
tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên”. Có thể thấy Bác
quan tâm đến hầu hết các vấn đề của văn nghệ: từ chức năng, tính chất của nghệ thuật đến
vai trò của văn nghệ sĩ, từ nguồn gốc của nghệ thuật đến đối tượng phục vụ, hướng đến
của nó cũng như phạm vi phản ánh, mối quan hệ giữa nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng, sự
thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm, mối quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại, dân tộc và quốc tế, chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, tự do sáng tạo
và những nguyên tắc cần tôn trọng, từ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, phổ cập và
nâng cao đến làm sao cho tác phẩm có tính hấp dẫn, có sức cuốn hút thông qua cách viết,
cách thể hiện. Điều thú vị là quan điểm của Bác về vấn đề này thường được thể hiện qua
Bài thảo luận: Giáo sư tiến sỹ: Lê Hữu Sơn
những ý kiến cụ thể, sinh động, qua những lời căn dặn thấu tình mà đạt lý tất cả đều
hướng tới việc tạo dựng những tác phẩm hay, hấp dẫn. Có thể thấy Hồ Chủ tịch rất tôn
trọng cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, quan tâm đến chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật. Nghệ
thuật trước hết là nghệ thuật, phải hay, đẹp, hấp dẫn, phải xúc động lòng người. Muốn
vậy, nghệ sĩ phải có tài, có tâm và tạo dựng cho mình một phong cách. Bác đặc biệt lưu ý
đến vấn đề văn nghệ phản ánh hiện thực “xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy”, quan tâm đến
màu sắc riêng của nền văn nghệ nước nhà. Ngay từ năm 1924, nhân dịp đến thăm triển
lãm nghệ thuật Đức tổ chức tại Mátxcơva, Người cũng đã khẳng định “mỗi dân tộc phải
chăm lo đặc tính dân tộc của mình trong nghệ thuật”. Tuy nhiên, người nghệ sĩ có thể lựa
chọn nhiều phương pháp sáng tác để xây dựng những tác phẩm tốt, có giá trị, miễn sao
tránh được tình trạng thiếu tri thức mà thừa tự tin dẫn đến ngộ nhận, mất phương hướng.
Những ý kiến của Bác với công tác văn hoá văn nghệ rất dễ hiểu. Giản dị nhưng không hề

giản đơn, nhẹ nhàng mà sâu xa thấm thía, khiến cho thế hệ chỳng ta càng nghĩ càng ngấm,
càng thấy cần phải cố gắng bởi Bác đã viết với tư cách của một người yêu văn nghệ, yêu
con người, suốt đời đấu tranh vì hạnh phúc vỡ lẽ nhõn sinh của con người. Tuy vậy, Bác
luôn khẳng định đó chỉ là những ý kiến riêng để mọi người cùng tham khảo, đó chỉ là
những tâm sự, sẻ chia của một người “yêu chuộng văn nghệ”, một nhà thơ biết xung
phong, một nhà văn - chiến sĩ.
Vì tình cảm đặc biệt đó với văn nghệ và ý thức được vai trò xã hội đặc biệt của văn hoá,
nghệ thuật nên Bác đã đặt ra và trả lời không ít những câu hỏi liên quan đến quá trình
sáng tạo. Đó cũng là những điều rất cần thiết và có ý nghĩa đối với những người hoạt động
văn hoá, văn nghệ. Người đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng các văn nghệ sĩ,
đặc biệt là thế hệ tương lai “vì lợi ích trăm năm”, vì sự nghiệp “trồng người”. Đó là trách
nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang.
Công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật hiện nay của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà
nội với phương châm vừa bảo tồn, phát huy và giới thiệu vốn quý báu của văn hóa dân
tộc như Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối,… vừa học tập văn hoá tiên tiến của các nước
trong các lĩnh vực văn học, điện ảnh, sân khấu, múa, truyền hình qua các tác phẩm tiêu
biểu cũng như qua những buổi học với chuyên gia các nước bạn. Những người làm công
tác văn hoá văn nghệ thấm thía lời căn dặn thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc vô cùng của
Bác, đó là làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật, những tác phẩm sân khấu
sẽ chú trọng về chiều sâu, không những phục vụ cho nhu cầu giải trí mà còn phải đảm bảo
nâng cao tri thức của quần chúng. Bản thân những người công tác trong lĩnh vực nghệ
thuật phải là những người không chỉ có năng khiếu, có nghề mà phải trau dồi kiến thức
văn hoá để xứng đáng đại diện cho hàng chục triệu con người tôn vinh văn hoá dân tộc,
đủ “sức” truyền tải những nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời đáp lại lòng mong mỏi của Bác, của gia đình,
nhà trường và xã hội, thế hệ trẻ hôm nay, những người đã và đang học tập, hoạt động
trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật cố gắng vận dụng linh hoạt những kiến thức chuyên
môn cũng như kỹ năng, nghiệp vụ để đóng góp cho nền văn nghệ nước nhà những tác
phẩm có giá trị, những sản phẩm văn hoá tốt nhất, những giá trị thẩm mỹ cao đẹp nhất. Đó
là những tác phẩm văn nghệ “xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta” như Bác Hồ

kính yêu hằng mong đợi. Những nghệ sĩ tương lai đã, đang và sẽ tiếp tục nối bước cha
anh, học tập và hoạt động văn hoá nghệ thuật theo đúng tinh thần những lời chỉ bảo, nhắn
nhủ của Bác. Đó là tiếp tục sưu tầm, gìn giữ và phát huy vốn văn hoá nghệ thuật của dân
Bài thảo luận: Giáo sư tiến sỹ: Lê Hữu Sơn
tộc, là sáng tạo nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật có chất lượng cao về cả tư tưởng và nghệ
thuật, là tăng cường giao lưu về văn hoá nghệ thuật với các nước để học hỏi và tiếp thu
những tinh hoa văn hoá nghệ thuật của nước bạn.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng công tác văn hoá nghệ thuật trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, đã vận dụng linh
hoạt sáng tạo những quan điểm, luận điểm triết học, mỹ học của Mác, Ănghen và Lê Nin
vào thực tiễn văn nghệ nước ta. Với tư cách là người đặt nền móng cho nền văn chương
cách mạng, Người đã có công gây dựng một nền văn nghệ mới, Người đã có những lời chỉ
bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là
các anh chị em nghệ sĩ. Với tất cả tấm lòng ưu ái, con người “tiên tri tiên giác” mẫu mực
đó đã khẳng định, ghi nhận kịp thời những đóng góp đáng kể của giới văn nghệ trong sự
nghiệp chung của Tổ quốc, trong phục vụ nhân dân. Với tư cách của một nhà chính trị -
xã hội, Người luôn giúp đỡ văn nghệ tiến lên với tất cả thiện chí và khả năng của mình vì
nền văn nghệ nước nhà hôm nay và mai sau.
Bác đã đi xa, nhưng tư tưởng và tình cảm của người mãi gần gũi với dân tộc Việt nam,
“Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” thực tế là không
thể phủ nhận vai trò to lớn của văn hoá nghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nhân
cách con người một cách toàn diện, hài hoà. Những chủ thể nghệ sĩ sáng tạo, biểu hiện và
định hướng nghệ thuật ngày hôm nay đang ra sức phấn đấu hoà mình vào công cuộc “Xây
dựng nền văn hoá mới, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có
nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Phát huy vai trò văn học nghệ thuật trong việc nuôi
dưỡng, nâng cao tâm hồn Việt Nam. Khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính,
bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái
lỗi thời thấp kém” .


×