Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tìm hiểu sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập lê quang chức hội cổ vật thiên trường tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
----------------***----------------

NGUYỄN THỊ MINH

TÌM HIỂU SƯU TẬP CỔ VẬT GỐM CỦA NHÀ
SƯU TẬP LÊ QUANG CHỨC – HỘI CỔ VẬT
THIÊN TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
MÃ SỐ: 52320205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN SỸ TOẢN

HÀ NỘI - 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài ““Tìm hiểu sưu tập cổ vật gốm của
nhà sưu tập Lê Quang Chức - Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định”,
em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình và khoa học của TS. Nguyễn Sỹ Toản
– Trưởng Khoa Di sản văn hóa – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Thầy đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu và bổ ích giúp em hồn thành đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên Khoa Di sản
văn hóa – Trường Đại học văn hóa Hà Nội, những người đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong thời gian chúng em còn ngồi trên ghế nhà trường, nền tảng
kiến thức tích lũy được là cơ sở để em thực hiện đề tài này, cũng là hành trang


trong chặng đường sắp tới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà sưu tập cổ vật Lê Quang
Chức – Chủ tịch Hội Cổ vật Thiên Trường, Ban Giám đốc cùng tập thể các
cán bộ của Bảo tàng Nam Định đã giúp đỡ nhiệt tình cho em hồn thành bài
khóa luận.
Kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
5. Bố cục của bài khóa luận .............................................................................. 8
CHƯƠNG 1: HỘI CỔ VẬT THIÊN TRƯỜNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CỔ VẬT GỐM CỦA NHÀ SƯU TẬP LÊ QUANG CHỨC ...................... 9
1.1.

Khái quát về Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định ................... 9

1.1.1. Vài nét về Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định ............................. 9
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Cổ vật Thiên Trường ................ 17

1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................... 17
1.1.2.2. Hoạt động ........................................................................................... 18
1.2.

Quá trình hình thành và sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập tư

nhân Lê Quang Chức .................................................................................... 21
1.2.1. Vài nét về tác giả sưu tập ...................................................................... 21
1.2.2. Quá trình hình thành sưu tập gốm của nhà sưu tập Lê Quang Chức .... 22
1.2.2.1. Vài nét về gốm và sự xuất hiện gốm ở Việt Nam .............................. 22
1.2.2.2. Quá trình hình thành sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập tư nhân Lê
Quang Chức..................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: SƯU TẬP CỔ VẬT GỐM CỦA NHÀ SƯU TẬP TƯ
NHÂN LÊ QUANG CHỨC .......................................................................... 28
2.1. Một số khái niệm về cổ vật, sưu tập ..................................................... 28
2.1.1. Khái niệm về di vật, cổ vât, bảo vật quốc gia ....................................... 28
2.1.2. Khái niệm “sưu tập cổ vật tư nhân” ...................................................... 30
2.2. Sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập cổ vật tư nhân Lê Quang Chức .... 32

3


2.2.1. Gốm Việt Nam ..................................................................................... 32
2.2.1.1. Chất liệu ............................................................................................. 32
2.2.1.2. Kỹ thuật trang trí ................................................................................ 41
2.2.1.3. Loại hình ............................................................................................ 46
2.2.1.4. Hoa văn .............................................................................................. 55
2.2.2. Gốm Trung Quốc ................................................................................ 59
2.2.2.1. Chất liệu ............................................................................................. 61
2.2.2.2. Kỹ thuật .............................................................................................. 62

2.2.2.3. Loại hình ............................................................................................ 63
2.2.2.4. Hoa văn .............................................................................................. 67
2.3. Vài nhận xét về đặc điểm của sưu tập và giá trị của sưu tập cổ vật
gốm của nhà sưu tập Lê Quang Chức ......................................................... 68
2.3.1. Vài nhận xét về đặc điểm của sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập Lê
Quang Chức..................................................................................................... 68
2.3.2. Giá trị của sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập tư nhân Lê Quang Chức . 75
CHƯƠNG 3: BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP CỔ VẬT
GỐM CỦA NHÀ SƯU TẬP LÊ QUANG CHỨC ..................................... 80
3.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 80
3.2.

Thực trạng bảo quản, phát huy giá trị sưu tập................................ 82

3.2.1. Thực trạng bảo quản.............................................................................. 82
3.2.2. Thực trạng trưng bày và tuyên truyền ................................................... 85
3.3. Một số giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá trị sưu tập của nhà
sưu tầm Lê Quang Chức............................................................................... 87
3.3.1. Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập .................................................. 87
3.3.2. Đa dạng hóa các hình thức trưng bày ................................................... 88
3.3.3. In ấn, xuất bản, giới thiệu quảng bá bộ sưu tập ......................................... 89
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đã sống trong bốn nghìn năm lịch sử, chuyển mình cùng

với bao thăng trầm của những dấu ấn, sự kiện lớn lao. Đối với mỗi con người
Việt Nam nói riêng, ai cũng mang trong mình một niềm tự hào dân tộc. Niềm
tự hào ấy bao gồm cả một nền văn hóa lâu đời, nền văn minh lúa nước, lịch sử
kháng chiến giành tự do dân tộc và chính thành quả mà họ đã đạt được ngày
hơm nay. Đó khơng phải là những lời nói sng mà sự thật đã được ghi chép
lại trong hàng loạt sử sách trong nước và ngồi nước. Cùng với những tư liệu
lịch sử đó là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, tục ngữ và ca dao truyền
miệng trong dân gian… và hơn hết chúng còn được ghi dấu mạnh mẽ trên các
loại hình cổ vật. Cổ vật có mặt hầu hết trong các di tích từ đình, chùa, đền,
phủ… hay đến cả trong từng nhà dân, dưới lớp đất sâu, trong lòng biển cả và
có thể lưu lạc ra ngồi lãnh thổ của đất nước. Mỗi cổ vật đều mang ý nghĩa
muôn đời của dân tộc, gắn với cuộc sống thường ngày của con người, trong
cả việc ứng xử với cái đẹp, là sự đúc kết những triết lý, thông điệp của cha
ông, mang tâm hồn của con người và là khát vọng của cuộc sống. Cổ vật còn
là một phần linh hồn của lịch sử, sự giao tiếp của người xưa với các thế hệ sau
này. Chính bởi tầm quan trọng, ý nghĩa sâu xa như vậy mà cổ vật luôn được
đón chào, là niềm say mê của những con người muốn tìm lại lịch sử, hưởng
thụ và đánh giá cái đẹp.
Xuất phát từ niềm yêu thích cổ vật, muốn sưu tầm, lưu trữ, giữ gìn
những giá trị di sản của dân tộc, khơng chỉ trong các bảo tàng có cho mình
những bộ sưu tập để phục vụ cho cơng chúng mà vơ hình chung đã tạo nên
thế hệ những nhà sưu tập cổ vật. Họ sở hữu những di sản văn hóa vật thể mà
cụ thể ở đây là những cổ vật thuộc nhiều loại hình, chất liệu, niên đại để từ đó
tập hợp chúng lại thành những sưu tập cổ vật tư nhân. Luật Di sản văn hóa ra
đời năm 2001 được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã tạo ra một bước ngoặt mới

5


cho con đường gìn giữ các di sản văn hóa, thể hiện sự tiến bộ trong tầm nhìn

của Nhà nước Việt Nam khi công nhận quyền sở hữu tư nhân về cổ vật. Đây
vừa là cơ sở để Nhà nước quản lý cổ vật trên đất nước vừa tạo ra một sân chơi
lành mạnh cho các nhà sưu tầm. Chính vì vậy mà gần đây đã ra đời các tổ
chức, hội, câu lạc bộ cho những người chơi cổ vật, tiêu biểu như: hội Cổ vật
Thăng Long – Hà Nội, hội Cổ vật Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hóa), hội Cổ vật
Hải Phòng, hội Cổ vật Bắc Ninh… Trước sự phân bố rộng khắp và rải rác của
các cổ vật, hầu như các tỉnh, miền trên cả nước đều nhận thức và chung tay
tiến tới để chuẩn bị cho một thị trường riêng cho cổ vật ở Việt Nam. Chính
bởi lý do đó mà tỉnh Nam Định, năm 2004, một tổ chức dành cho các cổ vật
thuộc sở hữu tư nhân đã được thành lập, đóng vai trị là con tàu lớn cho những
người yêu thích sưu tầm, nghiên cứu cổ vật ở trong và ngoài tỉnh cùng tụ hội,
cùng chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu cổ vật tới đông đảo công chúng. Hội
cổ vật ấy mang tên Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định với sự góp mặt
của gần 200 trăm hội viên.
Là một người con của Nam Định cùng với vai trò là một sinh viên của
khoa Bảo tàng trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tơi có cơ hội được tiếp cận
với các di sản văn hóa của dân tộc và cũng từ đó mang trong mình niềm u
thích cổ vật nên đã chọn đề tài “Tìm hiểu sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập
tư nhân Lê Quang Chức - Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định” làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Sưu tập cổ vật tư nhân là vấn đề ln được quan tâm về giá trị văn hóa,
lịch sử, khoa học, mỹ thuật, kinh tế… và cả tính hợp pháp cho mỗi cổ vật lưu
hành trên lãnh thổ Việt Nam. Nam Định là một mảnh đất có bề dày lịch sử
văn hóa và là nơi lưu giữ được nhiều các di tích cũng như các cổ vật có giá trị
khơng chỉ của tỉnh nhà mà cịn của cả đất nước.
Vì thế, mục đích nghiên cứu của khóa luận này là:

6



Giới thiệu đến cho người đọc về sưu tập tư nhân của nhà sưu tầm Lê
Quang Chức thông qua việc khảo tả, phân loại các cổ vật của ông để từ đó tìm
ra những giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học, mỹ thuật của sưu tập.
Đưa ra một số giải pháp bảo quản và phát huy sưu tập cổ vật của nhà
sưu tầm Lê Quang Chức và phản ánh một mặt nào đó về tình hình quản lý cổ
vật tư nhân của Nhà nước tại Nam Định.
Từ những mục đích trên, người viết khóa luận mong muốn cơng chúng
đón nhận hơn nữa những giá trị di sản văn hóa q giá mà cha ơng ta đã để lại
cùng với đó là sự hiểu biết, đánh giá khách quan giá trị của sưu tập và từ đó
có ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản ấy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tầm Lê Quang
Chức – Chủ tịch Hội Cổ vật Thiên Trường, Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về loại hình, kỹ thuật chế
tác, nghệ thuật trang trí của cổ vật thuộc sưu tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng các phương pháp nghiên nghiên cứu lịch sử, phương pháp
điều tra khảo sát: khảo tả, chụp ảnh, thống kê, phân loại theo loại hình và thời
gian.
Áp dụng phương pháp phân loại, miêu tả trong việc xác định từng loại
hình, trang trí hoa văn, bố cục… trên các cổ vật thuộc sưu tập cổ vật của nhà
sưu tầm Lê Quang Chức.
Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh
giá.

7


5. Bố cục của bài khóa luận

Nội dung của khóa luận chia ra làm 3 phần chính:
Chương 1: Hội Cổ vật Thiên Trường và sự hình thành sưu tập cổ
vật gốm của nhà sưu tập tư nhân Lê Quang Chức.
Chương 2: Sưu tập cổ vật gốm của nhà sư tập Lê Quang Chức
Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị sưu tập cổ vật của
nhà sưu tầm Lê Quang Chức.

8


CHƯƠNG 1
HỘI CỔ VẬT THIÊN TRƯỜNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CỔ VẬT GỐM CỦA NHÀ SƯU TẬP LÊ QUANG CHỨC
1.1.

Khái quát về Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định

1.1.1. Vài nét về Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định
Hỡi cơ thẳt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến đị Chè
Có nghề dệt lụa, có nghề ươm tơ.
Câu ca dao ngọt ngào trên đã vẽ lên trong lịng người hình ảnh thướt
tha của người con gái mang vẻ đẹp truyền thống của người Việt Nam và cả
một vùng đất giàu truyền thống và văn hiến mang tên Nam Định.
Nói đến Nam Định là nói về xứ Nam, nơi mà cả đất nước vẫn hướng về
với những dịp lễ hội Khai ấn đền Trần, hội Phủ Dầy. Trên mảnh đất này đã in
đậm dấu ấn văn hóa của người Việt cổ và đồng thời cũng là quê hương sinh ra
biết bao nhiêu anh tài, những nhân vật đã làm lên lịch sử mà sự nghiệp của họ
đã đi vào huyền thoại với những kỳ tích khơng chỉ được người xứ Nam ghi

nhận mà cịn là niềm tự hào của cả đất nước. Sự khác biệt của Nam Định với
hầu hết các vùng miền khác chính là sự hịa quyện của văn hóa biển, văn hóa
châu thổ, văn hóa bác học và văn hóa dân gian. Địa thế nơi đây đã cử tạo nên
một vùng văn hóa đặc sắc.
Tỉnh Nam Định nằm giữa hai con sơng lớn là sông Hồng và sông Đáy
tạo nên địa giới tự nhiên phân cách Nam Định với Thái Bình (ở phía Đơng) và
Ninh Bình (phía Tây Nam), phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Tỉnh có
diện tích tự nhiên 1641,3 km2, bằng khoảng 0,5% diện tích cả nước, phía
Nam và Đơng Nam giáp biển Đơng tạo thành bờ biển dài 72km giúp Nam
Định trở thành một vùng kinh tế biển giàu tiềm năng cần được quan tâm và

9


khai thác. Mảnh đất này được hình thành cách đây khoảng 70 triệu năm với
quá trình biển lùi, các con sông chảy trên vùng đất cổ Nam Định chuyên chở
phù sa từ thượng nguồn về lấp đầy các vùng biển. Vùng đồng bằng châu thổ
dần hình thành, con người nguyên thuỷ cũng từ rừng sâu núi cao tiến xuống
khai phá đồng bằng. Dấu tích con người thời kỳ này, các nhà khảo cổ học
những năm gần đây đã chứng minh rằng ở tất cả những dãy núi của huyện Vụ
Bản và huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định đều có dấu vết của người nguyên
thủy sinh sống. Họ tìm thấy những chiếc rìu đá có vai mài lưỡi, các hịn nghè,
chày đá và bàn nghiền. Đó là những dấu tích của những cư dân thuộc thời kỳ
đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng đã từ vùng rừng núi tiến xuống khai phá vùng
đồng bằng ven biển để sinh sống và dần dần tiến tới lập các làng xóm. Con
người nơi đây đã sớm biết trồng lúa nước, tạo thành một cộng đồng dân cư
với sức mạnh đoàn kết trong đấu tranh chống xâm lược và đắp đê ngăn lũ.
Chính họ đã góp phần tạo nên một nền văn hóa truyền thống, bình dị mà giàu
tính nhân văn.
Dưới những biến động của lịch sử, Nam Định xưa và nay đã có nhiều

sự thay đổi cả về tên gọi và vị trí địa lý. Dưới thời Hùng Vương, khi nước
Nam được chia làm 15 bộ thì Nam Định thuộc bộ Giao Chỉ (15 bộ bao gồm:
Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương
Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định,
Quế Lâm, Tượng Quận). Thời Ngô, Đinh và Tiền Lê, Nam Định từng là vùng
đất căn bản và sau đó nhanh chóng trở thành vùng đất trọng yếu của quốc gia
Đại Việt dưới triều Lý. Nằm trong lộ Hải Thanh, phủ Ứng Phong, về đại thể
vùng đất này tương đương với các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực
và một phần của hai huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng hiện nay. Qua các tư liệu
lịch sử, triều đại nhà Lý đã rất coi trọng vùng đất Nam Định, coi đây là một
cửa ngõ của cả vùng châu thổ sông Hồng, một trung tâm kinh tế và văn hóa
được quan tâm đặc biệt. Nhà Lý đã cho xây dựng ở nơi đây ít nhất hai hành

10


cung là Hải Thanh và Ứng Phong để làm nơi vua dừng chân nghỉ lại. Nhà vua
Lý Nhân Tông trong suốt 56 năm trị vì đất nước, sử chép 19 lần vua ngự giá
tới các hành cung thì 11 lần ông tới xem cày hoặc xem gặt tại hành cung Ứng
Phong.
Hồng tộc triều Trần phát tích từ làng Tức Mặc, thuộc xã Lộc Vượng
nay thuộc ngoại thành Nam Định. Truyền thống luôn hướng về nguồn cội của
dân tộc Việt là lý do vì sao các vị vua sau khi thối vị trở thành Thiên Hoàng
đều trở về quê hương Tức Mặc để tu hành và chỉ đạo vua nối nghiệp quản lý
đất nước trên mọi phương diện. Năm 1262, cung Tức Mặc đổi thành cung
Trùng Quang là nơi ở của các vị Thiên Hoàng, hương Tức Mặc được đặc cách
phong làm Phủ Thiên Trường, sau này xây dựng cung Trùng Hoa làm nơi ở
của vua khi về Thiên Trường. Xung quanh khu vực Thiên Trường ở mỗi làng,
mỗi di tích đều còn lưu dấu các di sản thời Trần từ kiến trúc thờ tự, đến những
dinh thự của các hoàng thân quốc thích như Bảo Lộc của An Sinh Vương

Trần Liễu, Cao Đài của Trần Quang Khải, Lựu Phố của Trần Thủ Độ... Đó là
những minh chứng rằng dưới thời Trần, nơi đây đã có những cung điện tráng
lệ, oai phong. Tuy nhiên do hậu quả của ba cuộc chiến chống Ngun Mơng
các di tích này đã khơng cịn. Nhân dân tưởng nhớ tới công lao của nhà Trần
mà đã cùng phục dựng lại những di tích hiện tại ngày nay, được coi sóc và thờ
phụng. Vùng đất Tức Mặc-Thiên Trường như là một trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa chỉ sau kinh đơ Thăng Long. Thiên Trường hay với tên đầy đủ
đơn, Thiên Địa Trường Tồn phản ánh mong muốn tồn tại vĩnh viễn với đất
trời của nhà Trần.
Đến thời Lê, dưới triều Lê Hồng Đức (1470-1497), Nam Định được đổi
làm Thừa tuyên Sơn Nam, cuối thời Lê Cảnh Hưng (1741) gọi là Sơn Nam hạ
bao gồm cả phần đất Thái Bình.
Thời Tây Sơn đổi làm trấn Sơn Nam hạ, gồm 4 phủ và 19 huyện. Tới
thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) lại đổi vùng đất này làm trấn

11


Nam Định. Từ đó cái tên Nam Định ra đời. Nhà sử học Phan Huy Chú đã viết
về Nam Định: “Địa thế trấn này rộng, người nhiều, cảnh tột bậc thứ nhất
trong 4 thừa tuyên”. Năm 1890, Nam Định tách 2 phủ để lập tỉnh Thái Bình, 2
phủ cịn lại là phủ Thiên Trường và phủ Nghĩa Hưng.
Trải qua bao biến cổ và thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là giai đoạn
chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, tỉnh Nam Định ln hịa chung một nhịp
đập với thời đại, cùng chung những giọt nước mắt, xương máu đổ xuống của
những kiếp người nô lệ, những anh hùng và cả sự biến mất của nhiều di tích
lịch sử văn hóa quan trọng bởi bom đạn dội xuống. Nam Định ngày nay đã
thay đổi diện mạo, cư dân được sống trong an bình, kinh tế vững bước phát
triển. Năm 1997, Nam Định chính thức gồm 9 huyện và 1 thành phố. Các
huyện bao gồm: Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Nam Trực,

Vụ Bản, Ý Yên và Mỹ Lộc.
Nam Định vẫn nổi danh là đất học, người Nam Định đi đâu cũng được
quý mến bởi đức tính và năng lực. Thành phố Nam Định mang một vẻ đẹp
phẳng lặng, thanh bình và có chút gì đó buồn. Những ai chưa hiểu hết về Nam
Định thường cho rằng đây quả là một “thành phố già”. Nhưng có lẽ, Nam
Định mang cái tình như vậy là vì con người nơi đây lúc nào cũng mang một
nỗi hồi cổ, vấn vương và có một cái gì sâu sắc, thâm trầm. Nam Định là
mảnh đất của những sắc màu truyền thống. Ai cũng biết đến chợ Viềng phiên chợ bán điều rủi, mua điều may, một năm chỉ mở một lần ở Vụ Bản. Lễ
khai ấn đền Trần diễn ra vào ngày 14 tháng giêng âm lịch thu hút hàng vạn
người từ mọi miền Tổ quốc kéo về. Những câu hát chèo của người Nam Định
làm xao động lòng người… Người ta ghé thăm Nam Định khơng thể khơng
nhắc tới trước nhất di tích đền Trần, nơi được tương truyền rằng các vua Trần
khi nghỉ tết Nguyên đán thường về đây vào rằm tháng giêng để tổ chức lễ
Khai ấn trở lại với quốc sự. Gần đó khơng xa là đại danh lam được xây dựng
từ xưa là chùa Phổ Minh với tháp chuông cất giấu sá lỵ của Thượng hoàng

12


Trần Nhân Tông. Người ta biết đến Phủ Giầy – trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu
lớn nhất của cả nước hay chùa Keo (Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường)
còn gọi là “Thần quang tự” được xây dựng năm 1062 vào thời nhà Lý, hoặc
đến thăm chùa Cổ Lễ (huyện Nam Trực) nơi thiền sư Nguyễn Minh Khơng
từng trụ trì, rồi phủ Quảng Cung (phủ Nấp) nơi giáng sinh Thánh Mẫu Liễu
Hạnh lần thứ nhất ở Yên Đồng, Ý Yên… Để tưởng nhớ tới những bậc văn sĩ
nổi tiếng một thời thì dừng chân ghé thăm mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn
Khuyến tại núi Phương Nghi, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, mộ nhà thơ Tú
Xương tại công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định…
Nam Định là vùng đất văn hiến lâu đời, từng là kinh đô thứ hai sau
Thăng Long với những cái tên quen thuộc Phủ Thiên Trường, Sơn Nam Hạ .

Nơi đây hội tụ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang những giá trị
truyền thống tồn tại hữu cơ với đời sống con người. Các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy được những dấu tích đầu tiên của con người xuất hiện ở đây cách
ngày nay khoảng 4.000 – 5.000 năm. Với một bề dày lịch sử như vậy, Nam
Định trở thành một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lưu giữ những ngơi
chùa cổ kính có từ thời Lý, Trần – biểu hiện mạnh mẽ sự phát triển của Phật
giáo. Ngay cả trong lịng đất mẹ cũng như trong nhiều gia đình ở Nam Định
còn lưu giữ nhiều cổ vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu và niên
đại. Những cổ vật này là chứng cứ phản ánh một phần những thành tựu, sự
kiện đã xảy ra trong quá khứ và hơn thế nữa chúng còn mang những giá trị
cao về nghệ thuật, kỹ thuật góp phần tơn vinh văn hóa rất riêng của Việt Nam.
Người dân Nam Định sinh ra, lớn lên và tắm mình trong nền văn hóa
mà quê hương mang lại như một món quà. Họ hiểu, trân trọng và tự hào về
mảnh đất của cha ơng. Chính vì thế trong tâm thức của mình, họ ln ln có
ý thức giữ gìn, sưu tầm và nghiên cứu cổ vật. Trên khắp đất Nam Định, khơng
riêng có ở Thành Nam, đã xuất hiện rất nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu về cổ
vật. Điển hình là các huyện Nam Trực, Hải Hậu, Xuân Trường, Ý Yên… Họ

13


vừa là những người lưu giữ những cổ vật, di vật được lưu truyền trong gia
đình, vừa là những người có niềm đam mê với cổ vật – những hiện vật biết
nói và cần được đánh thức. Từ những niềm đam mê, yêu thích, trân trọng
những giá trị truyền thống của dân tộc ấy mà hình thành lên những nhà sưu
tầm và những bộ sưu tập rất có giá trị như những bộ sưu tập về gốm cổ Bát
Tràng, Chu Đậu và có khi cả gốm sứ Trung Quốc hay chỉ đơn giản là những
chiếc bình vơi, chân đèn với các cỡ, các niên đại… Chính sự phong phú, đa
dạng về cổ vật ấy đã nói lên rằng những nhà nhà sưu tầm ở Nam Định từ việc
sưu tầm nghiên cứu cổ vật ở địa phương trong tỉnh nhà đã mở rộng, giao lưu,

trao đổi với các địa phương khác trên khắp cả nước. Bởi vậy mà người ta nói
rằng, cổ vật trên đất Nam Định được thu thập từ nhiều nguồn.
Chính vì những bước tiến và sự lan tỏa nói trên, nhất là sau khi Luật Di
sản ra đời, những người có chung sở thích sưu tầm, nghiên cứu và thưởng
ngoạn cổ vật ở Nam Định rất mong muốn có một tổ chức về cổ vật để cùng
thực hiện việc sưu tầm, nghiên cứu, giao lưu bảo tồn cổ vật, có chương trình
và thành hệ thống góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc tại địa phương.
Trước những băn khoăn và mong mỏi như vậy, một con người được
mọi người xung quanh biết đến với lịng tâm huyết cũng như uy tín trong
nghề nghiệp, cuộc sống và đặc biệt là trong lĩnh vực cổ vật - ông Lê Quang
Chức, nguyên Giám đốc Sở địa chính Nam Định đã có ý tưởng sáng lập ra
một hội cổ vật của riêng tỉnh Nam Định. Ngày 21 tháng 10 năm 2003, ông đã
cùng với những người bạn có cùng tâm huyết như mình cùng bàn bạc, đầu tư
thời gian, công sức và dưới sự cho phép của Giám đốc Sở Văn hố thơng tin
tỉnh Nam Định đã bước đầu tổ chức ra “Ban vận động thành lập Hội Cổ vật
tỉnh Nam Định” gồm 9 người. Những thành viên trong Ban vận động đều là
những người có hiểu biết về cổ vật, lịng say mê cổ vật và có địa vị, uy tín

14


trong xã hội. Đó là những người tiên phong, có thể coi là những thành viên
đầu tiên của Hội Cổ vật Thiên Trường. Các ơng gồm:
1. Ơng Lê Quang Chức – Cử nhân – Nguyên Giám đốc Sở địa chính
tỉnh Nam Định (đã nghỉ hưu từ tháng 3/2003) – Trưởng ban.
2. Ông Trần Văn Lợi – Kỹ sư – Giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh
Nam Định – Thành viên.
3. Ông Nguyễn Văn Khánh – Kỹ sư – Giám đốc Trung tâm truyền hình
cáp Nam Định – Thành viên.

4. Ông Vũ Ngọc Phác – Cử nhân – Hội viên Hội nhà báo Nam Định,
hội viên Hội Văn học nghệ thuật Nam Định, Phóng viên báo Nam Định (Đã
nghỉ hưu từ năm 2001) – Thành viên.
5. Ông Phạm Văn Hưởng – Cử nhân – Trung tá – Trưởng ban tài vụ bộ
chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định – Thành viên.
6. Ông Đinh Văn Ngoạn – Trưởng ban hành giáo xã Hải Minh, huyện
Hải Hậu – Thành viên.
7. Ông Vũ Thiện Thuật – Kỹ sư – Chủ doanh nghiệp tư nhân Minh
Nguyệt – Thành viên.
8. Ơng Nguyễn Văn Chính – Cán bộ phịng Tài chính kế hoạch Thành
phố Nam Định – Thành viên.
9. Ơng Lê Đặng Sơn – Trưởng phịng nghiệp vụ công ty may Nam
Định – Thành viên.
Sau hơn một tháng hoạt động hăng say và nhiệt huyết với mục tiêu đặt
ra, Ban vận động đã có được sự ủng hộ của rất nhiều người chơi cổ vật ở
trong tất cả các huyện của tỉnh Nam Định. Với tôn chỉ được đặt lên hàng đầu
của những người thuộc ban vận động là tạo ra một tổ chức gắn bó hữu cơ với
trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và tạo ra một thị trường cổ vật
lành mạnh, tất cả mọi người đã rất hào hứng, chung một lịng muốn thành lập
hội tạo ra một khơng khí sơi nổi, cuốn hút, đồn kết vì những lý tưởng chung.

15


Trước những nguyện vọng ấy, Ông Lê Quang Chức đã thay mặt toàn bộ
những người ủng hộ sự ra đời đời của “Hội Cổ vật Thiên Trường” viết đơn
gửi Sở Nội vụ và Sở Văn hóa – Thơng tin của tỉnh Nam Định đề nghị cho
phép thành lập Hội cùng với danh sách 70 người xin vào Hội và có đơn của
từng người kèm theo. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, đã có quyết định chính
thức về việc thành lập ra Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định. Sau đó là

sự chuẩn bị rất kỹ càng cho đại hội thành lập Hội vào ngày 30 tháng 5 năm
2004 tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh 3-2. Đại hội đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ và kiện toàn ban chấp hành của Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam
Định.
Bắt đầu từ đây, một cánh cửa mới đã được mở ra cho các nhà sưu tầm,
những người yêu thích cổ vật của tỉnh Nam Định. Là một trong những hội cổ
vật ra đời sớm nhất ở Việt Nam, luôn hoạt động bám sát phương châm xã hội
hóa cơng tác bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc mà Nhà nước chủ chương
khuyến khích. Hội Cổ vật Thiên Trường đã đạt nhiều thành tích trong việc
phát động và mở rộng phong trào sưu tầm và bảo tồn cổ vật ở Nam Định và
trong phạm vi cả nước. Mỗi năm Hội đều tổ chức kết nạp thêm nhiều thành
viên. Tính đến năm 2011, Hội đã có hơn 180 hội viên đến từ cả những miền
đất khác không riêng những người con của tỉnh Nam Định cùng tham gia.
Trung bình mỗi năm, các hội viên của Hội Cổ vật Thiên Trường đã sưu tầm
thêm từ 1.500 đến 2.000 cổ vật, góp phần lưu giữ và bảo tồn những cổ vật quý
hiếm của di sản văn hóa dân tộc. Hàng năm, vào ngày mùng 7 Tết âm lịch,
Hội đều tổ chức gặp mặt hội viên, mời các giáo sư, các nhà khoa học chuyên
về lĩnh vực khảo cổ tới dự, bồi dưỡng cho hội viên hững kiến thức về nguồn
gốc, xuất sứ, niên đại của cổ vật đồng thời cũng trao đổi kinh nghiệm để nhận
biết được cổ vật thật và cổ vật giả. Hội đã tổ chức nhiều đợt trưng bày có qui
mơ lớn ở trong tỉnh đồng thời phối hợp với các hội cổ vật của các chi hội
UNESCO sưu tầm và nghiên cứu cổ vật của các tỉnh khác để giaolưu trưng

16


bày nhân các ngày lễ lớn như ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11),
Festival Huế, đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội… và sắp tới là
kỷ niệm 750 Thiên Trường – Nam Định. Song song với đó là những hoạt
động giao lưu, đấu giá cổ vật để gây quỹ ủng hộ người nghèo và hiến tặng các

cổ vật cho các Bảo tàng Nhà nước.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Cổ vật Thiên Trường
1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Hội Cổ vật Thiên Trường gồm nhiều chi hội và các
ban nghiệp vụ. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Ban chấp hành Hội do
Đại hội toàn thể hội viên bầu ra để điều hành mọi hoạt động của Hội giữa hai
nhiệm kỳ Đại hội. Các chức danh lãnh đạo do ban chấp hành Hội bầu ra gồm:
Ban thường vụ Hội; Chủ tịch Hội; các phó chủ tịch Hơi; Tổng thư ký Hội;
Phó tổng thư ký Hội.
Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, được tổ chức 3 năm 1 lần
có nhiệm vụ: thảo luận và thông qua các báo cáo hoạt động của Hội, quyết
định phương hướng, chương trình hoạt động, các vấn đề tổ chức của Hội, các
vấn đề quan trọng trong hoạt động của Hội… Đại hội biểu quyết theo đa số
đại biểu có mặt. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần
ba) tổng số ủy viên Ban chấp hành yêu cầu hoặc 1/2 (một phần hai) tổng số
hội viên yêu cầu.
Ban chấp hành Hội do đại hội toàn thể hội viên bầu, là cơ quan lãnh
đạo của Hội giữa 2 kỳ Đại hội, hoạt động theo chế độ tập thể, họp định kỳ 2
năm 1 lần. Ban chấp hành có nhiệm vụ: lãnh đạo việc chấp hành điều lệ Hội,
xét duyệt kết nạp hội viên, xét khen thưởng và kỷ luật hội viên, suy tôn Chủ
tịch danh dự và Phó chủ tịch danh dự cần thiết…
Chủ tịch hội là người đại diện cao nhất của Hội trong các quan hệ trong
và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước về việc chỉ đạo,

17


điều hành mọi hoạt động của Ban chấp hành Hội. Các phó chủ tịch Hội giúp
cho Chủ tịch Hội theo dõi, chỉ đạo ở lĩnh vực công tác được phân công.
Ban thường vụ Hội thay mặt Ban chấp hành Hội lãnh đạo mọi hoạt

động của Hội giữa hai kỳ họp. Có nhiệm vụ: chỉ đạo thực hiện các nghị quyết
của Đại hội và của Ban chấp hành Hội, thành lập các tổ chức thuộc Hội, quyết
định các vấn đề về tổ chức và cán bộ Hội.
Với cơ cấu tổ chức đúng pháp luật và chặt chẽ nêu trên, Hội Cổ vật
Thiên Trường đã gặt hái được nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo tồn cổ vật
và ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Mỗi năm, Hội đã bảo tồn
từ hai ngàn đến chục ngàn cổ vật và số lượng hội viên tăng khơng ngừng.
Tính đến năm 2010, tổng số hội viên tham gia Hội đạt gần 200 người.
1.1.2.2. Hoạt động
Hội Cổ vật Thiên Trường là một tổ chức tự nguyện của những người có
chung sở thích sưu tầm, nghiên cứu, lữu giức những cổ vật của dân tộc và các
nước trên thế giới. Thông qua các hoạt động nghiên cứu bảo tồn cổ vật góp
phần bảo tồn di sản văn hóa, khẳng định cơng nghệ, nghệ thuật điêu khắc, hội
họa mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Song song với hoạt động bảo
tồn cổ vật là tạo ra một thị trường cổ vật lành mạnh, mở rộng trưng bày và
giao lưu cổ vật.
Sau khi Hội Cổ vật Thiên Trường được thành lập, kế hoạch tổ chức
phòng trưng bày cổ vật quý hiếm, tiểu biểu đã được đề ra. Phòng trưng bày
được tổ chức nhằm giới thiệu rộng rãi tới nhân dân trong và ngoài tỉnh về
Nam Định – vùng đất văn hiến, có lịch sử từ lâu đời, giàu truyền thống văn
hóa, phong phú và đa dạng những loại hình di tích, lưu giữ, tiểm aanhr nhiều
cổ vật quý hiếm. Đồng thời, thông qua việc trưng bày và giao lưu cổ vật, Hội
cũng mở rộng giao lưu văn hóa, giao lưu cổ vật giữa những người yêu thích
cổ vật, những nhà chuyên sưu tầm, nghiên cứu cổ vật và các tầng lớp nhân

18


dân trong ngồi tỉnh. Phịng trưng bày được khai trương vào 9h ngày 7 tháng
01 năm 2005, phối hợp với bảo tàng tỉnh Nam Định.

Cùng với hoạt động trưng bày, Hội Cổ vật Thiên Trường đã tiến hành
in tập san cổ vật có tên gọi là “Cổ vật Thiên Trường” để phát cho tất cả các
hội viên, tặng các cấp lãnh đạo, tặng hoặc bán cho những người có nhu cầu
tìm hiểu về cổ vật. Hội cũng thành lập hội đồng giám định cổ vật trực thuộc
để thực hiện những nhiệm vụ: tổ chức giám định cổ vật về niên đại chế tác,
mức độ nguyên vẹn của từng loại cổ vật cho các tổ chức, các cá nhân có nhu
cầu giám định; giám định sơ bộ về giá cả của cổ vật để người chủ sở hữu nêu
ra giá chào bán phù hợp khi giao lưu, trao đổi hợp pháp.
Những hoạt động bảo tồn, giao lưu cổ vật của Hội đã đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận. Trong 5 năm đầu tiên hoạt động, Hội đã hiến tặng cho
Nhà nước 500 cổ vật có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Riêng nhà sưu tập Lê
Quang Chức đã hiến tặng 100 cổ vật trong đó có 1 chiếc trống đồng cho Nhà
nước và nhiều tỉnh thành. Hàng năm, Hội đều tổ chức đấu giá công khai cổ vật
theo nghị định số 89 của Chính phủ, quyên tiền ủng hộ cho những người nghèo.
Đặc biệt, vào mỗi phiên chợ Viềng hàng năm (vào ngày mùng 7 tháng giêng âm
lịch), có hàng trăm người yêu thích cổ vật về Nam Định để giao lưu, trao đổi cổ
vật và kiến thức về cổ vật dưới sự tổ chức chu toàn của Hội.
Một số thành tựu Hội Cổ vật Thiên Trường đã đạt được:
Phát động và mở rộng phong trào thi đua và lưu giữ, bảo tồn cổ vật.
Trong những năm qua, phong trào đã có quy mơ sâu rộng và mạnh mẽ trong
và ngoài Hội. Toàn Hội đã sưu tập, lưu giữ, bảo tồn được 1.145 cổ vật, trong
đó có 615 cổ vật Việt Nam đath khoảng 30% kế hoạch đề ra trong cả nhiệm
kỳ 5 năm (2009-2014). Thông qua việc sưu tần và giao lưu cổ vật, Hội đã góp
phần tạo ra thị trường cổ vật lành mạnh trong tỉnh và trong khu vực. Những
hiện tượng trà trộn đồ giả cổ, đồ sửa chữa để chào bán là đồ cổ, đồ nguyên
vẹn đã được chấm dứt cơ bản.

19



Kỷ niệm ngày Đảng Cộng sản ra đời tròn 80 tuổi, Hội Cổ vật Thiên
Trường đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Nam
Định, Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam và Hội Sinh
vật cảnh tỉnh Nam Định mà Hội Cổ vật là lòng cốt đã tổ chức trưng bày cây
cảnh nghệ thuật và cổ vật Việt Nann, cổ vật nước ngoài của các thời kỳ lịch
sử với quy mơ hồnh tráng nhất từ trước tới nay trên địa bàn của tỉnh với
1.157 hiện vật.
Với mục tiêu từng bước làm lành mạnh thị trường cổ vật và tuyên
truyền ảnh hưởng của Hội trong cộng đồng, Hội đã hết sức coi trọng việc tổ
chức gặp mặt, giao lưu chúc tết đầu xuân. Hàng năm vào ngày mùng 7 tháng
giêng – hội chợ Viềng Nam Định, Hội thường tổ chức giao lưu, tụ hội những
cổ vật tiêu biểu trong dịp đầu xuân này để mua may, bán mừng như vốn có từ
lâu đời của chợ. Đây còn là nơi hội tụ những người có chung sở thích sưu
tầm, lưu giữ và bảo tồn cổ vật trong và ngoài tỉnh để quen biết nhau, tái gặp
nhau trong dịp đầu xuân, tết đến và chúc nhau nhiều may mắn trong năm,
nhiều sức khỏe cũng như cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết và thú
vị trọng việc bảo tồn cổ vật.
Năm 2010, Nhà nước đã mở đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Hội
Cổ vật Thiên Trường đã tham gia nhiều đợt Hội thảo, trưng bày, giao lưu cổ
vật trong và ngoài Hội tại cá tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh, Ninh Bình.
Với những hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục về bảo tồn, giao
lưu cổ vật, Hội Cổ vật Thiên Trường tỉnh Nam Định đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ mà Hội đã đề ra cũng như tạo ra được một thị trường cổ vật lành mạnh tại
tỉnh Nam Định. Ngày nay, uy tín của Hội đều được nhiều nhà sưu tầm biết tới
và tìm đến cùng tham gia, giao lưu và được các cơ quan chuyên ngành đánh
giá cao bởi những kết quả đã đạt được.

20



1.2.

Quá trình hình thành và sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập tư

nhân Lê Quang Chức
1.2.1. Vài nét về tác giả sưu tập
Nhà sưu tầm Lê Quang Chức là một người con của mảnh đất Nam
Định giàu truyền thống văn hiến. Ông sinh năm 1943, quê gốc ở huyện Giao
Thủy (thuộc tỉnh Nam Định) và hiện tại đang sinh sống tại số nhà 207, phố
Minh Khai, thành Nam. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống Nho học
(ơng nội là một nhà Nho đỗ Khóa sinh, được bè bạn làm tuần phủ, tri phủ tín
nhiệm mời ra làm quan xã đê rồi sau đó về dạy học) nên khi ông trưởng thành
chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng này. Ông được gửi đến học tại nhà của một
thầy đồ như bao người học trò khác thời bấy giờ. Mang tính cách của người
Nam Định hiếu học, ơng luôn chuyên cần theo thầy học chữ dù rằng lúc ấy,
chữ Nho đã dần lụi tàn trong xã hội của người Việt. Thầy dạy của ơng dạy
học trị rất nghiêm khắc, có lẽ vì vậy mà đã hình thành lên trong con người
ông một sự nghiêm túc khi làm bất kỳ một việc nào đó. Qng thời gian ơng
học chữ Nho tuy không dài nhưng đã kịp in dấu trong ông một tâm hồn của
dân tộc, một cái nhìn của con người hồi cổ. Là một người thơng minh từ nhỏ
nên ông được ông nội rất thương yêu và chiều chuộng. Một lần, không may
ông làm đổ mực ra sàn, thầy của ơng bèn phạt học trị phải lấy giẻ lau sạch vết
bẩn nhây ra dù dưới trưa hè trời nắng chang chang. Ơng nội của ơng nhìn thấy
vậy, vì quá thương cháu nên lại đem cháu về nhà không cho học Nho nữa mà
chuyển sang học chữ Quốc ngữ. Năm 20 tuổi, ông tốt nghiệp và trở thành một
nhân viên kỹ thuật trong Ty Nông nghiệp. Đến năm 1965, ông cũng như bao
thanh niên khác lên đường ra mặt trận hưởng ứng phong trào kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Trong bom đạn và khói lửa của những ngày
ấy, ơng vẫn ln trung kiên một lịng hướng về Tổ quốc, vượt bao gian nan và

thử thách trước ranh giới của sự sống và cái chết. Hịa bình trở lại trên đất
nước năm 1975 cũng là lúc ông từ giã quân ngũ trở về, là một trong những

21


người may mắn thốt khỏi án tử hình của chiến tranh khốc liệt. Gác tay súng
trở về với cuộc sống bình thường, năm 1980, tư chất thơng minh, làm việc
nghiêm túc và có trách nhiệm cao, ơng đã phấn đấu và trở thành một Phó ty
điền địa rồi lần lượt nắm những chức vụ cao cho tới năm 1996 thì ông đã
chính thức trở thành Giám đốc sở địa chính tỉnh Nam Định cho đến lúc nghỉ
hưu (2004). Ông được mọi người xung quanh đánh giá là một người có uy tín
trong mọi hành động và lời nói. Nhắc tới nhà sưu tầm Lê Quang Chức, những
người biết ông đều bày tỏ lịng kính trọng về một con người thành đạt trong
sự nghiệp, có một mái ấm gia đình trọn vẹn và hơn hết là lòng yêu nghệ thuật
từ nơi tâm hồn ông. Trước khi đến với cổ vật, ông đã là một người chơi cây
cảnh. Sự hiểu biết về nghệ thuật chơi cây cảnh giúp ông tạo ra được một vườn
cây cảnh mà người con cả của ông thay ông kế thừa sau này. Ông vẫn luôn
tâm niệm rằng, trong cuộc sống của mỗi người, điều hạnh phúc nhất là tìm
được niềm đam mê suốt cuộc đời của mình. Tháng ngày vào sinh ra tử nơi
chiến trường làm ông càng trân trọng những gì mình đang có. Ơng ln tự
hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Định, đóng góp một thời trai
trẻ cho Tổ quốc, phục vụ cho quê hương. Những ngày tháng sống yên bình
bên những người thân và sở thích nghiên cứu, sưu tầm cổ vật với ơng chính là
món q q giá nhất, đáng trân trọng nhất trong suốt cuộc đời.
1.2.2. Quá trình hình thành sưu tập gốm của nhà sưu tập Lê Quang Chức
1.2.2.1. Vài nét về gốm và sự xuất hiện gốm ở Việt Nam
Từ trước công nguyên, con người đã sản xuất ra các vật dụng trong gia
đình từ đất sét. Đó là điểm khởi đầu của nghề làm đồ gốm. Do đặc điểm ra
đời sớm như vậy, gốm luôn được xếp vào những chất liệu làm dẫn chứng cụ

thể nhất cho mỗi giai đoạn văn hóa. Trên nhiều nước trên thế giới, khoảng
7.000 – 8.000 năm trước con người đã biết làm ra đồ gốm, khi mà xã hội chưa
phân giai cấp. Ở Việt Nam, gốm đã xuất hiện cách ngày nay gần 10.000 năm
vào thời kỳ đồ đá mới trong văn hóa Hịa Bình – Bắc Sơn với những loại đồ

22


đựng đất nung có hình dáng dẹp được trang trí hoa văn hình học phong phúc.
Sau đó là sự nối tiếp của các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò
Mun… Sự phát triển của đồ gốm đi từ sự thô sơ đến phức tạp, bước ra từ đời
sống sinh hoạt đời thường để rồi chạm vào nghệ thuật, chạm vào cái đẹp. Quá
trình sáng tạo ra chất liệu mới của con người đồng thời làm cho gốm phong
phú hơn về chủng loại. Khởi đầu khái niệm gốm được dùng để chỉ vật liệu
chế tạo từ đất sét, cao lanh (gốm đất nung) về sau, cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, khái niệm này được mở rộng và bao gồm thêm cả đồ sứ.
Nói chung, gốm có 3 chất liệu chính là: đất nung, sành và sứ. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về gốm có lẽ một phần do sự
phát triển không ngừng của loại chất liệu đặc biệt này. Ngày nay tồn tại 2 loại
gốm là gốm cổ điển và gốm khơng nung có những điểm khác nhau rất cơ bản.
Gốm khơng nung mang tính đại trà và được sản xuất hàng loạt, có thêm các
hợp chất mới, đơn giản trong chế tác và sử dụng thêm chất kết dính là polyme
vơ cơ. Trong khi đó với gốm cổ điển phải trải qua ít nhất năm giai đoạn để
hồn thành và tất nhiên, chúng mang giá trị nghệ thuật cao hơn và giá thành
đắt hơn gốm không nung. Trở về với gốm cổ điển hay gốm nung, chúng ta
nên hiểu thế nào là gốm?
Theo “Từ điển tiếng Việt”, gốm là “tên gọi chung sản phẩm chế từ đất
sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ sắt nung, sành sứ,…” 1
Trong sách giáo khoa của Bộ giáo dục thì đồ gốm là vật liệu được chế
tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh. Tùy theo công dụng người ta phân biệt gốm

thành các loại như: gốm xây dựng, gốm kỹ thuật và gốm dân dụng.
Từ những thuật ngữ chỉ gốm ở trên chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng,
gốm là một nguyên liệu nhân tạo từ đất sét, cao lanh được nung qua độ lửa

1

Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, nxb Từ điển bách khoa, Tr.432

23


nhất định làm đất rắn cứng lại mà tạo thành các vật dụng phục vụ cho các mặt
của cuộc sống con người.
Sơ khai của gốm là đất nung vì vậy có thuyết cho rằng, con người
nguyên thủy khi xưa đắp đất mỏng trong cái giỏ đan rồi đem nung qua lửa.
Giỏ đan bằng nan bị thiêu cháy còn lại đất bên trong thì được nung chín. Kết
luận này đã được khẳng định khi tìm thấy những mảnh gốm nguyên thủy
mang rõ dấu hình đan. Có một giả thuyết khác đặt ra rằng, nghệ thuật gốm bắt
đầu từ từ những hình thù gốm được nặn bằng tay bắt chước những hình dáng
loài vật, loài người.
Giáo sư, họa sỹ Nguyễn Văn Y đã chia gốm thành 3 loại chính là: đất
nung, sành và sứ dựa trên cơ sở chất liệu và độ nung của xương đất. Gốm đất
nung được làm từ đất sét thường, nhiệt độ trung bình từ 600oC – 700oC; gốm
sành có thể được làm từ đất sét thường hoặc từ đất sét trắng, nhiệt độ trung
bình từ 1000oC – 11000oC; gốm sứ làm từ đất sét trắng, cao lanh, thạch anh,
tràng thách và một số hợp chất khác, nhiệt độ đạt từ 1280oC – 13500oC.
Trong đó, sành lại được chia thành 2 dạng:
Sành cứng (còn gọi là sành mịn): xương đất đã cháy cứng, khơng cịn
bị thấm nước. Sành cứng cịn có thể chia thành sành nâu (do xương gốm làm
từ đất sét thường) và sành trắng (xương gốm làm từ đất sét trắng).

Sành xốp (còn gọi là đồ đàn): xương đất mới kết dính nhưng chưa đủ
độ chín, vẫn bị thấm nước.
Trên đây là sơ lược về sự ra đời và các loại hình của gốm trong quá
trình phát triển của nó. Tuy nhiên trong thực tế lịch sử, người ta vẫn ln có
xu hướng tách sứ ra khỏi gốm bởi nghệ thuật chế tác sứ yêu cầu cao nhất về
độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang… Giáo sư, họa sỹ Nguyễn Văn Y cũng
đã giải thích hiện tượng này như sau: “Gốm là tiếng gọi chung nhất của mấy
loại trên. Nhưng trên thị trường, người ta muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái
dạng bóng bẩy của nó khác các loại trên khơng ít. Một phần còn do nguyên

24


nhân lịch sử: sứ ra đời rất muộn so với họ nhà gốm ổn định từ lâu. Nếu ở Việt
Nam thường gọi “Gốm và Sứ”, ở châu Âu thường gọi “Ceramique et
Pocelaine” là đều do thói quen hoặc có dụng ý, hoặc vơ tình. Nhưng về mặt
khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm.”
1.2.2.2. Quá trình hình thành sưu tập cổ vật gốm của nhà sưu tập tư
nhân Lê Quang Chức
Mỗi chúng ta ai cũng cần có niềm đam mê để cuộc sống có ý nghĩa.
Niềm đam mê ấy chính là cội nguồn, là gốc rễ cũng như là động lực mạnh mẽ
quyết định tương lai của mỗi con người. Ông Lê Quang Chức cũng vậy, trong
quỹ thời gian bộn bề với công việc mưu sinh, ông ln tạo ra cho mình thói
quen dành ra chút ít thời giờ, cơng sức để làm điều gì đó cho cộng đồng. Và
niềm say mê ấy chính là sưu tầm, nghiên cứu các vật chứng lịch sử để góp
phần nào cho công cuộc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Cơ duyên đến với những cổ vật quý của nhà sưu tầm Lê Quang Chức
thật tình cờ. Ban đầu, ơng chơi và mua cây cảnh từ những năm 80 khi nhà ơng
cịn ở phố Hồng Văn Thụ (thành phố Nam Định). Ơng nói rằng, ở Nam Định
hầu như những ai chơi cổ vật đều bắt đầu từ việc chơi cây cảnh bởi đó là biểu

hiện của sở thích u nghệ thuật, yêu cái đẹp. Một lần, ông mua được một bức
tranh khảm ốc kết hợp với sơn mài ở trên một con phố cổ ở Hà Nội. Ông bèn
mang bức tranh về nhà treo và lấy đó làm vật quý để cất giữ. Sau đó ít lâu có
một người tình cờ nhìn thấy bức tranh ở nhà ơng và giải thích cho ơng rằng
bức tranh này được khảm bằng vỏ trai đồng chứ khơng phải vỏ ốc. Họ nói
chuyện tâm đầu ý hợp và nhanh chóng trở thành đơi bạn thân thiết. Người bạn
ấy chính là ơng Vũ Thư, từng là cán bộ Sở Văn hóa, xuất thân là con nhà quan
lại thời phong kiến. Vì vậy ơng Thư có những cổ vật được lưu truyền lâu đời
qua các thế hệ trong gia đình ơng. Niềm say mê và thói quen lưu giữ những
cổ vật ấy cũng như kiến thức về cổ vật của ông Thư đã khiến cho nhà sưu tầm
Lê Quang Chức ngưỡng mộ và dần yêu cổ vật lúc nào không hay. Nhà sưu

25


×