Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.76 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị</b>
<b>(GD&TĐ) - Vào thời điểm ngày 15 tháng 10 hàng năm, các trường trong cả </b>
<b>nước thường tổ chức lễ kỉ niệm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành </b>
<b>giáo dục. Và dẫu không ai bảo ai, khơng có quy ước, nhưng tất cả mọi nơi </b>
<b>đều nhấn mạnh câu văn: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt </b>
<b>học tốt”. </b>
Các cháu học sinh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội
chúc thọ Bác Hồ (19-5-1958) ảnh: tư liệu
Đó là bức thư Bác viết vào ngày 15-10-1968, gửi “các cán bộ, cô giáo, thầy giáo,
công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học mới”. Năm học 1961,
thực hiện ý kiến của Bác Hồ, phong trào thi đua “ Hai Tốt” được phát động bắt đầu
từ tiếng trống khai trường của trường cấp II Bắc Lý. Phong trào lan rộng trong cả
nước, cho đến năm học 1968-1969 mà Bác gọi là “ năm học thứ tư chống Mỹ cứu
nước”, bức thư của Bác ra đời như một quyết tâm thư của ngành giáo dục về thi
đua dạy tốt và học tốt.
Ở vào thời điểm này, giặc Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc, tình trạng
sức khoẻ của Bác đã có dấu hiệu xấu đi nhiều. Bác tỏ ra đặc biệt quan tâm khi
nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình trạng dạy và học dưới làn
bom đạn của quân thù, trong khi lương thực, thực phẩm thiếu thốn, nhưng việc sơ
tán trường lớp vẫn đảm bảo an toàn, phong trào thi đua dạy và học vẫn khí thế.
Bức thư đánh máy, Bác đọc rất kỹ, đã sửa chữa một số câu chữ, còn chuyển nhờ
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên xem kỹ và thêm ý kiến (bút tích cịn lưu trữ ở bảo
tàng Hồ Chí Minh).
có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học
các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp ba lần so với trước chiến
Tiếp đó là một giọng văn chính luận sắc bén: “Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh
phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính
trị và quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ”.
Giáo sư Trần Đình Đạm tâm sự khi đọc những dòng thư này của Bác: “ Là người
trong cuộc vào thời điểm đó, tơi cũng như các đồng nghiệp đều biết rằng, chúng tôi
cũng như cả nền giáo dục của chúng ta ngày nay vẫn còn nhiều khuyết điểm, nhiều
vấn đề, cả những tệ nạn tiêu cực cũng có, song sự đánh giá và biểu dương chính
diện và cơng minh của Bác thật đã ấm lịng và nức lịng chúng tơi, khơng những để
vượt qua những khó khăn mà cịn để khắc phục những yếu kém, phát huy tinh thần
yêu nước và chủ nghĩa anh hùng để làm tròn nhiệm vụ. Bác là Bác Hồ, là lãnh tụ
tối cao, song không đứng trên chúng tơi, mà đứng cạnh chúng tơi, chia sẻ khó khăn
và thuận lợi của chúng tôi…” Không riêng giáo sư Trần Đình Đạm, nhiều nhà giáo
về hưu nay đã tuổi cao sức yếu vẫn nhớ lại những giây phút phấn chấn khi đọc
những dòng thư đầy sự động viên, cổ vũ những cố gắng và thành tích mà các thầy
cơ giáo, các học sinh, sinh viên đã đạt được.
Động viên, khích lệ để nhắc nhở ân cần. Đó là cách của một nhà chính trị đại tài,
khi những dịng tiếp theo Bác nhắc nhở 5 điều phải làm: Nâng cao tinh thần yêu Tổ
Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh
hùng; Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; Bảo đảm sức khoẻ và an toàn; Phát huy
đầy đủ dân chủ và xã hội chủ nghĩa; Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự
quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt.
Khơng ai ngờ đó là bức thư cuối cùng của vị cha già dân tộc, nhưng từ những dòng
thư ấy, hàng ngàn nhà giáo, học sinh, sinh viên đã cố gắng nỗ lực hết mình vì đồng
bào miền Nam ruột thịt, hàng trăm nhà giáo và sinh viên đã gác bút nghiên lên
Nghiên cứu, học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục, đó là tiền
đề của mọi thành công. Bức thư cuối cùng của Bác gửi cho ngành giáo dục qua 41
năm vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, khoa học và thực tiễn!