Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Sự giao thoa văn hóa việt hoa tại miếu quan công hội an quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
***********

SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – HOA
TẠI MIẾU QUAN CƠNG – HỘI AN – QUẢNG NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Phan Văn Tú
Sinh viên

: Bùi Thị Thu Linh

Lớp

: QLVH8C

Khóa học

: 2007-2011

Hà Nội - 2011


2

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của chính bản thân,
tơi cịn nhận được nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cơ, gia đình, bạn


bè.
Đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Văn Tú, giảng viên
trực tiếp hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận. Thầy đã dành thời gian để thảo
luận về vấn đề cần nghiên cứu, nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc định hướng và
đánh giá vấn đề, nhất là hướng dẫn phương pháp làm việc hiệu quả để đạt kết
quả tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, các anh chị nhân
viên của Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, Ban quản lý di tích Miếu
Quan Cơng, ông Lê Nguyễn – thủ từ của Miếu…là những người đã nhiệt tình
giúp đỡ và cung cấp các thơng tin, tài liệu cần thiết trong suốt q trình tơi
làm khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân yêu đã
luôn động viên và hỗ trợ để tôi thực hiện tốt đề tài.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Bùi Thị Thu Linh


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục
tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2011
Tác giả khóa luận

Bùi Thị Thu Linh



4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO THOA VĂN
HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN,
MIẾU QUAN CÔNG……………………………………………………....9
1.1. Một số vấn đề lý luận về “Giao thoa văn hoá” và “Di sản văn hóa”
1.1.1. Khái niệm “Giao thoa văn hố” ………………….………...….9
1.1.2. Khái niệm “Di sản văn hóa” ………………….………………12
1.2. Tổng quan về Đô thị cổ Hội An và Miếu Quan Công………....13
1.2.1. Khái quát về đô thị cổ Hội An…………………………………13
1.2.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………….….….13
1.2.1.2. Lịch sử hình thành……………………………………...…….15
1.2.1.3. Kinh tế - Chính trị……………………………………….……15
1.2.1.4. Đặc điểm dân cư…………………………………………...…15
1.2.1.5. Q trình giao thoa văn hóa Việt – Hoa tại đơ thị cổ Hội An..18
1.2.2. Khái qt về Miếu Quan Cơng…………………...……………24
1.2.2.1. Vị trí di tích……………………………………………..…….24
1.2.2.2. Tín ngưỡng thờ Quan Vân Trường……………………...……24
1.2.2.3. Nguồn gốc hình thành…………………………………....…...27
1.2.2.4. Hoạt động tại di tích………………………………...………..28
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA
VIỆT – HOA TẠI MIẾU QUAN CƠNG………………………..……….30
2.1. Sự giao thoa văn hóa biểu hiện trong tên gọi của di tích…..…30
2.2. Sự giao thoa văn hóa biểu hiện trong các di sản văn hóa vật thể
2.2.1. Kiến trúc………………………………………………………..32
2.2.1.1. Cấu trúc………………………………………………………32
2.2.1.2. Vì kèo………………………………………………………...34

2.2.1.3. Hệ mái……………………………………………….………..35
2.2.2. Điêu khắc………………………………………………………36
2.2.3. Hội hoạ…………………………………………………………41


5
2.3. Sự giao thoa văn hóa biểu hiện trong các di sản văn hoá phi vật
thể……………………………………………………….…………………..42
2.3.1. Hệ thống câu đối, thơ văn………………………………….….43
2.3.2. Hoạt động tín ngưỡng………………………………………....52
2.3.2.1. Lễ cúng…………………………………….…………………52
2.3.2.2. Lễ hội…………………………………….…………………...53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
GIAO THOA VĂN HĨA TẠI MIẾU QUAN CƠNG…………………..55
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tại Miếu Quan Công: ..55
3.1.1. Công tác quản lý của các cơ quan chức năng………………..55
3.1.2. Công tác quản lý của ban quản lý di tích……….………….…58
3.2. Một số đề xuất cá nhân: ………………………………………..60
KẾT LUẬN……………………………….……………………...…..63
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..….….…..65
PHỤ LỤC……………………………….………….………………...68


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phố cổ Hội An được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới năm
1999. Đây là khơng gian văn hóa đặc biệt cịn lưu giữ nhiều chứng tích của sự
hội tụ văn hóa Đơng – Tây từ ngàn năm trước, nhất là giai đoạn phát triển
cường thịnh thế kỉ XV-XIX. Sự cởi mở trong việc tiếp nhận các dịng văn hóa

trên thế giới đã mang đến cho Hội An một hiện tượng văn hóa đặc biệt: giao
thoa văn hóa. Trong đó, giao thoa văn hóa Việt – Hoa đóng vai trị rất quan
trọng, là một bộ phận không thể thiếu trong bức tranh văn hóa đa sắc màu của
vùng đất này.
Miếu Quan Công ở Hội An – Quảng Nam là một trong những cơng trình
thể hiện sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa ở Hội An. Nghiên cứu về Miếu
Quan Công, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau như:
khảo tả di tích, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trong Miếu, tín
ngưỡng thờ Quan Cơng,…Tiểu luận này muốn tiếp cận ở góc độ tìm hiểu
những giá trị của sự giao thoa văn hóa. Đây là hiện tượng diễn ra trong bất cứ
nền văn hóa nào khi đã có sự gặp gỡ lâu dài với dịng văn hóa khác. Tìm hiểu
về sự giao thoa văn hóa có thể giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và tồn diện
hơn về tiến trình văn hóa của riêng vùng đất đó, những biến đổi trong đời
sống của cộng đồng dân cư, những giá trị văn hóa truyền thống của chính
vùng văn hóa,…Hơn nữa việc khảo sát sự giao thoa văn hóa tại một cơ sở
hoạt động tín ngưỡng có thể giúp soi rõ những vấn đề thuộc về chính trị, xã
hội, giáo dục, tâm linh… của vùng đất Hội An.
Đồng thời, việc tìm hiểu về sự giao thoa văn hóa tại Miếu Quan Cơng
cũng sẽ góp phần làm sáng rõ những đóng góp của người Hoa Minh Hương –
chủ nhân xây dựng nên di tích Miếu Quan Cơng - khi đến lập nghiệp tại vùng
đất này.
Về phương diện cá nhân, tôi là một người con xứ Quảng và tơi có niềm
tự hào về vùng đất anh hùng cũng như chiều dày lịch sử, văn hóa quê hương


7
tôi. Nhiều lần đến thăm Hội An và Miếu Quan Cơng, tơi muốn có một nghiên
cứu nhỏ để vừa tự thu nhận kiến thức vừa góp thêm một cách nhìn về di sản
q hương mình. Đó cũng lời cảm ơn dành cho những con người đã vượt
nghìn trùng xa xơi đến xây dựng và để lại trên quê hương tôi những di sản

văn hóa quý giá.
Với những căn cứ mang tính khóa học và thực tiễn trên, tơi chọn đề tài
“Sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa tại Miếu Quan Cơng, Hội An, Quảng
Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa.
3. Phạm vi nghiên cứu
Sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa được khảo sát tại Miếu Quan Cơng
(hay cịn gọi là Chùa Ông) tại Hội An, Quảng Nam từ khi Miếu được xây
dựng (khoảng thế kỉ XVII) đến nay.
4. Mục đích nghiên cứu
Người viết muốn nghiên cứu về sự giao thoa văn hóa Việt- Hoa tại Miếu
Quan Cơng nhằm tìm hiểu những vấn đề thuộc về sự giao thoa văn hóa nói
chung và những giá trị của sự giao thoa văn hóa tại Hội An nói riêng. Hội An
là cảng biển quốc tế đã trở thành nơi gặp gỡ của nhiều dịng văn hóa Đơng –
Tây ngay từ những năm đầu cơng ngun. Khóa luận sẽ là sự khám phá về
những dấu ấn Việt – Hoa tại một trong những nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cư
dân đơ thị cổ Hội An.
5. Đóng góp của đề tài
Sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa tại Việt Nam nói chung và tại Hội An
nói riêng là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm và có
nhiều bài viết có giá trị.
Về sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa, Trong Hội thảo Quốc tế về Đô thị
cổ Hội An tại Đà Nẵng từ 22 - 23/3/1991, các nhà nghiên cứu lớn trong và
ngồi nước đã có những khảo sát rất cụ thể. Tham luận “Tiếp xúc văn hóa ở


8
Hội An – nhìn từ góc độ kiến trúc” của Trịnh Cao Tưởng – Viện Khảo cổ học
- đã có những đánh giá về sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa – Nhật ở góc độ

kiến trúc, trong đó ông xoáy sâu vào dấu ấn Việt – Hoa của những cơng trình
nhà cổ tại đơ thị này. Sách “Phố cổ Hội An và sự giao lưu văn hóa ở Việt
Nam” của Nguyễn Mạnh Hùng có những nghiên cứu chung về sự giao lưu
văn hóa tại Hội An, cụ thể là những biểu hiện trong giao lưu văn hóa Việt –
Hoa – Nhật. Miếu Quan Công cũng được Nguyễn Mạnh Hùng đưa vào bài
viết như một minh chứng cho sự giao lưu văn hóa này.
Về Miếu Quan Cơng, cho đến nay có khá nhiều bài viết tìm hiểu cơng
trình này, tuy nhiên các nghiên cứu này đều tìm hiểu dưới góc độ khảo tả di
tích với phương pháp mơ tả là chủ yếu. Tài liệu được người viết xin tại Miếu
Quan Cơng là cuốn “Lịch sử Chùa Ơng” do nhà sử học Hán Nôm, cụ Nguyễn
Bội Liên viết năm 1999 chủ yếu là mô tả về nội, ngoại thất và các hoạt động
tín ngưỡng tại Miếu. Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An tại Hội An
cũng có tài liệu do trung tâm nghiên cứu, lưu giữ tại phòng tư liệu song tài
liệu này chỉ ở cấp độ khảo tả ban đầu, phục vụ việc tìm hiểu thông tin cho
công tác quản lý. Trong các sách viết về Hội An như “Hội An – Di sản thế
giới” của Nguyễn Phước Tương, “Di sản phi vật thể Hội An” do Bùi Quang
Thắng chủ biên, “Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An” của Trần Văn
An, “Lễ lệ, lễ hội Hội An” do Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An
nghiên cứu, “Cư dân Faifo trong lịch sử” của Nguyễn Chí Trung,…Miếu
Quan Cơng được các nhà nghiên cứu khảo sát khá kĩ về kiến trúc, lễ hội, tín
ngưỡng thờ thần,…Các nghiên cứu này giúp người viết thấy được vị trí cả
Miếu Quan Cơng trong hệ thống di sản tại phố cổ Hội An. Có thể nói Miếu là
một phần khơng thể thiếu minh họa sự đa dạng và phong phú các giá trị văn
hóa tại vùng đất này.
Qua những khảo sát trên, chúng ta có thể thấy cho đến nay chưa có một
tác phẩm nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện, hệ thống về sự giao
thoa văn hóa Việt – Hoa tại Miếu Quan Cơng. Liệu có hay khơng hiện tượng


9

giao thoa văn hóa khá phức tạp tại Miếu Quan Cơng? Những gì cịn lưu giữ
và đang được phát huy có đủ để minh chứng cho vị trí quan trọng của Miếu
trong bức tranh chung về sự giao thoa văn hóa tại Hội An? Cần làm gì để
những giá trị văn hóa đó được gìn giữ và đưa vào khai thác trong thực tế, góp
phần giáo dục các thế hệ sau những dấu ấn văn hóa đặc sắc của một thời đã
qua?... Người viết mong muốn có thể góp thêm một cách nhìn nhận và tìm
hiểu cụ thể hơn về những biểu hiện của sự giao thoa văn hóa tại Miếu Quan
Công.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp di vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như thống kê, xã hội học, ngôn
ngữ học,…
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp điền dã (phỏng vấn, ghi âm, ghi hình).
- Phương pháp quan sát đánh giá.
7. Bố cục của khóa luận gồm
Mở đầu;
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giao thoa văn hóa, di sản văn
hóa và tổng quan về Đơ thị cổ Hội An, Miếu Quan Công;
Chương 2: Những biểu hiện của sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa
tại Miếu Quan Cơng;
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị giao thoa văn
hóa tại Miếu Quan Cơng;
Kết luận;
Tài liệu tham khảo;
Phụ lục.


10

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ GIAO THOA VĂN HĨA, DI SẢN VĂN HĨA
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠ THỊ CỔ HỘI AN, MIẾU QUAN CÔNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về “Giao thoa văn hoá” và “Di sản văn
hóa”
1.1.1. Khái niệm “Giao thoa văn hố”
Từ xưa đến nay, bất cứ quốc gia nào cũng không thể tồn tại riêng độc
lập mà cần phải có sự tiếp xúc và trao đổi với các quốc gia khác. Chính điều
này sẽ giúp làm phong phú nền văn hóa của quốc gia, dân tộc đó, đưa quốc
gia đó đến với những nền văn hóa lớn và tiến bộ của thế giới, góp phần thúc
đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực khác.
Những hiện tượng xã hội này phản ánh mối quan hệ và sự ảnh hưởng,
tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc hay các nhóm người trong các
lĩnh vực thuộc về văn hóa. Đó chính là thế giới quan, nhân sinh quan, hệ tư
tưởng, phong tục tập quán, đạo đức và nghệ thuật, khoa học cơng
nghệ,...Trong đó, cơ sở ban đầu là bản sắc văn hóa của hai bên.
Từ Acculturation1 (khái niệm xuất phát từ Hoa Kì) được dịch sang tiếng
Việt là văn hóa hóa, đan xen văn hóa, hỗn dung văn hóa, giao thoa văn hóa,
giao lưu- tiếp xúc và biến đổi văn hóa. Q trình chuyển ngữ này khiến việc
hiểu các khái niệm bị nhiễu và không tránh khỏi những quan điểm khác nhau
về quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa. Tuy nhiên các quan điểm đều thống
nhất với chuỗi hệ thống các hiện tượng từ tiếp xúc - giao lưu - tiếp biến văn
hóa. Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS. Trần Quốc Vượng sử dụng
các khái niệm “giao lưu”, “tiếp (xúc) và biến (đổi) văn hóa”. Nhà nghiên cứu
cho rằng “Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngồi
bởi dân tộc chủ thể…Hai yếu tố này ln có khả năng chuyển hóa cho nhau
1

Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



11
và rất khó tách biệt trong một thực thể văn hóa”. Như vậy, ơng cũng cho rằng
hiện tượng văn hóa này gồm hai yếu tố chính là giao lưu – tiếp biến văn hóa.
Trước hết, người viết muốn tìm hiểu bản chất của những khái niệm này.
Tiếp xúc là quan hệ bình đẳng giữa hai đối tượng bất kỳ chưa đi đến trao
đổi và chưa đem lại kết quả gì. Tiếp xúc văn hóa là sự gặp gỡ giữa hai nền
văn hóa tuy nhiên chưa có sự trao đổi, chuyển hóa nào giữa hai nền văn hóa
này.
Giao lưu là có sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dịng, hai luồng
khác nhau. Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm
văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, bắt đầu đã có sự ảnh
hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình.
Tiếp biến là tiếp nhận và biến đổi. Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận
(một chiều) các yếu tố văn hóa từ bên ngồi (ngoại sinh) và biến đổi cho phù
hợp với các yếu tố văn hóa bên trong (nội sinh) để làm giàu cho văn hóa của
mình. “Tiếp biến văn hóa - đó là q trình một nhóm sắc tộc tiếp nhận, biến
cải và đồng hóa văn hóa của một nhóm sắc tộc khác nhau trong tiến trình
giao lưu văn hóa hai bên. Mức độ, phương hướng và tính chất của việc tiếp
biến văn hóa tùy thuộc vào hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan của mỗi
bên tham gia tiếp xúc và giao lưu văn hóa”2
Qua phân tích và giải thích khái niệm ta thấy rằng từ “tiếp xúc” đến
“giao lưu” là một quá trình diễn ra hợp lý và có tính tất yếu. Q trình tiếp
theo là giao lưu - tiếp biến văn hóa, ta nhận thấy “giao lưu” mang ý nghĩa ở
mức độ trao đổi và bắt đầu ảnh hưởng lẫn nhau để sinh ra những yếu tố văn
hóa mới. Hình thái giao lưu chưa cho thấy sự gắn bó và hịa hợp giữa hai chủ
thể. Cịn “tiếp biến” thì lại đạt đến mức đã hình thành và định hình các giá trị
văn hóa mới được biến đổi từ sự tiếp nhận những giá trị văn hóa ngoại lai.
Như vậy, trong chuỗi hệ thống từ giao lưu - tiếp biến văn hóa cần có một khái

niệm mang nghĩa chuyển giao giữa hai hiện tượng này.
2

Mai Văn Hai- Mai Kiệm (2009), Xã hội học văn hóa, Nxb ĐHQG, Hà Nội, tr.229.


12
Trong khi đó, khi khảo sát qua khái niệm Giao thoa giữa các sóng đến
từ hai điểm trong vật lý, người viết nhận thấy đây là hiện tượng nhiều luồng
sóng phát ra từ hai điểm, tạo thành những vùng sóng nhiễu xen vào nhau.
Khái niệm “Giao thoa văn hóa” trong văn hóa cũng có sự tương đồng. Đó là
hiện tượng đụng độ, cọ sát và tác động lẫn nhau để sinh ra những giá trị văn
hóa mới nhưng chưa định hình cụ thể. Người viết mạnh dạn thêm vào chuỗi
này cụm từ “giao thoa văn hóa” để có một chuỗi mới mơ tả q trình tác
động của hai nền văn hóa là: tiếp xúc - giao lưu – giao thoa - tiếp biến văn
hóa.
Những hiện tượng này được sắp xếp theo quy trình tiến triển như sau:
Các giá trị văn hóa
B của quốc gia, dân
tộc, nhóm người B

Các giá trị văn hóa
A của quốc gia, dân
tộc, nhóm người A

TIẾP XÚC VĂN HĨA:
A- B
Các giá trị văn
hóa A của quốc
gia, dân tộc,

nhóm người A

GIAO LƯU VĂN HĨA:
A- B

Các giá trị văn
hóa B của quốc
gia, dân tộc, nhóm
người B

GIAO THOA
VĂN HĨA: A- B

Các giá trị văn
hóa A, A’ của
quốc gia, dân tộc,
nhóm người A

TIẾP BIẾN VĂN HĨA:
A- B

Các giá trị văn
hóa B, B’ của
quốc gia, dân
tộc, nhóm người
B


13
Trong nền văn hóa Việt Nam, hiện tượng tiếp xúc – giao lưu - giao thoa

- tiếp biến văn hóa ln diễn ra một cách sinh động và có khuynh hướng vừa
tiếp thu tinh hoa thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Quá trình này diễn ra
khi văn hóa Việt gặp gỡ với cả văn hóa phương Đơng lẫn phương Tây. Với
văn hóa phương Đơng, ảnh hưởng sâu sắc nhất phải kể đến là văn hóa Trung
Hoa. Sau hàng ngàn năm, kết quả để lại là những biểu hiện trong các di sản
văn hóa vơ giá của dân tộc.
1.1.2. Khái niệm “Di sản văn hóa”
Luật Di sản văn hóa được Quốc Hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 quy định tại điều 1:
“Di sản văn hóa là sản phẩm văn hóa, tinh thần, vật chất của xã hội loài
người và các di vật tiêu biểu, vật mẫu của giới tự nhiên có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”
Luật này cũng nêu ra khái niệm về “di sản văn hóa vật thể”:
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia”
Các di sản văn hóa vật thể ln tồn tại dưới dạng vật chất và con người
có thể nhìn, sờ trong thực tế.
Luật Di sản văn hóa cũng đã có định nghĩa về “di sản văn hoá phi vật
thể” như sau:
“Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm văn hoá tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hố, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, tác phẩm văn học
nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống,
nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược
học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và
những tri thức dân gian khác”
Có thể nhận thấy rằng văn hóa phi vật thể đúng như tên gọi của nó
khơng thể hiện hữu ra cái vật chất để ta nhìn thấy được mà thể hiện thông qua



14
hoạt động của con người trong khoảng không gian, thời gian nhất định. Hình
thái biểu hiện của di sản này là các dấu hiệu ngơn ngữ nói như thơ văn, ca dao
truyền miệng, hị vè,…; dấu hiệu ngơn ngữ âm thanh như ca, nhạc…; biểu
hiện qua hành vi cư xử của cộng đồng như các phong tục, tập quán, sinh hoạt
tín ngưỡng, tơn giáo,…; và các hình thái mang tính lai pha các hình thái trên
như lễ, tết, lễ hội…Mỗi một hình thái như trên chứa đựng một giá trị riêng
mang tính chiều sâu về bản sắc văn hố truyền thống mà chủ nhân của nó
chính là nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian sáng tạo ra, truyền lại từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
1.2. Tổng quan về Đô thị cổ Hội An và Miếu Quan Công
1.2.1. Khái quát về đơ thị cổ Hội An
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hội An là đô thị cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới
năm 1999. Nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng
ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km,
Hội An giáp với Biển Đơng về phía Đơng, giáp với huyện Duy Xun về phía
Nam và giáp với huyện Điện Bàn về phía Tây – Bắc, Hội An nằm ở vị trí
trung độ của miền Trung đất nước, là vùng chuyển giao giữa hai đầu tổ quốc.
Là “con mắt” để xứ Quảng nhìn ra biển, vị trí này thuận lợi cho việc xây
dựng cảng biển, giao thương với các thuyền buôn trong khu vực và thế giới.
Ở vị trí đó, Hội An có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn
bán như một thương cảng lớn của xứ Đàng Trong thời kì trung đại, tạo cơ hội
cho sự giao thoa với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
Hiện tại Thành phố Hội An có tổng diện tích là 6.040 ha với dân số
83.000 người.
1.2.1.2. Lịch sử hình thành
Hội An là đơ thị cổ nổi tiếng ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của
đơ thị này có một lịch sử khá lâu đời.



15
Những thế kỉ đầu công nguyên, Hội An là một trong những vùng văn
hóa Sa Huỳnh lớn ở khu vực miền Trung. Tầng văn hóa Sa Huỳnh đã để lại
nơi đây nhiều di chỉ có giá trị, cho thấy đây là nơi có điều kiện thuận lợi cho
việc trở thành nền tảng phát triển của nhiều nền văn hóa.
Kỉ nguyên Sa Huỳnh được thay thế bằng nền văn hóa Champa vốn được
hình thành trên cơ sở tiếp thu văn hóa Ấn Độ của cư dân Sa Huỳnh. Đóng đơ
ở miền Trung trong khoảng thời gian nhiều thế kỉ, Vương Quốc Champa xem
Hội An là của ngõ vươn ra biển để giao lưu thương mại và văn hóa với thế
giới.
Song song cùng sự tồn tại của Vương Quốc Champa là nước Đại Việt ở
phía Bắc. Năm 1306, vua Chămpa là Chế Mân dâng hai ơ Châu Ơ, Châu Lý
cho vua Trần để làm lễ vật xin cưới công chúa Huyền Trân, từ đó vùng Đại
Chiêm và Lâm Ấp phố thuộc về nhà Trần. Năm 1307, vua Trần Anh Tông đặt
tên cho hai vùng đất này là Thuận Hóa và Hóa Châu. Vùng đất Hội An lúc đó
thuộc phủ Triệu Phong, Hóa Châu (nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam).
Từ khi thuộc về lãnh thổ nhà Trần, Hội An được nhà nước phong kiến
Đại Việt tạo điều kiện phát triển thành thương cảng buôn bán với các thuyền
buôn đến từ khắp nơi trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Pháp,… Thế kỉ XVI- XVIII, Hội An nổi tiếng là trung tâm
trung chuyển của con đường tơ lụa và con đường gốm sứ xuyên đại dương.
Người Hoa và Nhật đã xây dựng tại Hội An hai khu phố mang phong
cách đặc trưng của đất nước mình, để lại cho Hội An di sản quý là chứng tích
của một thời kì hưng thịnh.
Giai đoạn Pháp sang xâm lược Việt Nam, người Pháp đã xây dựng Hội
An thành tỉnh lị của tỉnh Quảng Nam, để lại nơi đây nhiều cơng trình kiến trúc
có giá trị.
Sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, Hội An trở thành huyện
của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1997, khi Quảng Nam và Đà Nẵng

được tách thành hai tỉnh riêng biệt thì Hội An trở thành thị xã của tỉnh Quảng


16
Nam. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thể
giới. Năm 2009, Hội An được công nhận là thành phố loại 3 của tỉnh Quảng
Nam.
1.2.1.3. Kinh tế - Chính trị
Xứ Quảng có địa hình khá đa dạng: núi, đồng bằng, thung lũng,
biển,…thuận lợi cho việc đa dạng nguồn sản vật gồm khống sản, nơng – lâm
– thủy sản để cung cấp cho cảng biển quốc tế. Hơn nữa vị trí trung độ với sự
thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa Bắc - Nam về miền Trung tạo điều
kiện cho việc xây dựng Hội An thành một cảng biển phát triển, nhất là cung
cấp hàng hóa cho thương gia nước láng giềng Trung Quốc.
Về chính trị, Hội An của xứ Quảng có vị trí là vùng đệm của kinh thành
Huế. Chúa Nguyễn muốn xây dựng một cảng biển không quá gần kinh thành
như Thanh Hà nhưng cũng không quá xa như Quy Nhơn, Phố Hiến,… vừa
phát triển thương nghiệp cho việc kinh doanh của các chúa, vừa đảm bảo tính
an tồn về qn sự nên Hội An trở thành lựa chọn của triều đình Đàng Trong.
Sau những đợt di cư của người Hoa, chúa Nguyễn đưa nhóm dân di cư là
thương gia, nho sĩ, thợ thủ cơng về Hội An cũng là vì mục đích bình ổn chính
trị, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của chính quyền Đàng
Trong.
1.2.1.4. Đặc điểm dân cư
Những yếu tố về địa lý, lịch sử hình thành, kinh tế - chính trị nói trên
đều là những điều kiện thuận lợi cho sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa tại Hội
An. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất phải kể đến là đặc điểm dân cư. Khảo
sát về vấn đề này, người viết muốn làm rõ thêm về vai trò của nhân tố con
người trong hiện tượng giao thoa văn hóa ở Miếu Quan Cơng nói riêng và Đơ
thị cổ Hội An nói chung.

Hội An nằm trong tiểu vùng văn hóa xứ Quảng và là đại diện tiêu biểu
cho tiểu vùng văn hóa này. Song song với q trình vùng châu thổ sơng Hồng
và Nam Bộ bước vào thời kì hình thành tộc người và nhà nước với sự phát


17
triển của nền Văn hóa Đơng Sơn và Văn hóa Ốc Eo, tại đây diễn ra q trình
hịa đồng văn hóa với nền tảng là văn hóa Sa Huỳnh – tiền Chămpa, chịu ảnh
hưởng bởi những nền văn hóa lân cận như Việt cổ, Trung Hoa, Ấn Độ. Với
lịch sử phát triển lâu dài có nền tảng đa văn hóa như trên, tại Hội An diễn ra
sự gặp gỡ và hòa đồng đa chủng tộc.
Sau thế hệ cư dân của nền văn hoá Sa Huỳnh và Chămpa, trên mảnh đất
hội thuỷ, hội nhân này lần lượt có những lớp cư dân di cư đến do những biến
động lịch sử giữa chính quyền phong kiến Đại Việt và Đàng Trong.
Hầu như cư dân di cư đến Hội An một phần là cư dân đồng bằng Bắc
Bộ, cịn lại chủ yếu có nguồn gốc ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Dân trong các
đồn di cư này hầu như là nơng dân nghèo, thợ thủ công, dân lưu đày,… Họ
đến vùng đất này chủ yếu vì mục đích tìm kiếm một mơi trường sống mới có
điều kiện về sở hữu ruộng đất, ít cạnh tranh làng xã, do đó họ khơng bảo thủ
trong việc tiếp thu văn hoá ngoại.
Đại diện đối tác của sự giao thoa văn hoá Việt – Hoa với cư dân bản địa
Hội An là cư dân người Hoa. Di dân Trung Quốc đến Hội An từ rất sớm, song
điểm mốc cho những ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hố Hoa tại vùng đất
này là từ khi có người Minh Hương đến lập làng, lập nghiệp. Cuộc di dân của
người Minh Hương được Chúa Nguyễn Phúc Lan cai quản xứ Đàng Trong
lúc bấy giờ rất quan tâm vì nhóm cư dân này đến đây trong lúc tình hình
chính trị ở Trung Quốc rất bất ổn. Nhà Thanh lật đổ nhà Minh vào năm 1644,
sự hốn đổi mang tính lịch sử này dẫn đến những biến động lớn trong xã hội
Trung Quốc vì nhà Minh đã tồn tại hơn 300 năm (1368-1644) và gốc rễ tư
tưởng đã ăn sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp quý tộc phong

kiến, vua quan, binh tướng…Tháng 8 năm 1645, triều đình Mãn Thanh ra
lệnh “chi phát nghiêm chỉnh”, bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím
tóc đi sam. Nhà Thanh cũng thi hành nhiều chính sách cai trị độc đoán, hà
khắc nhất là đối với những người còn tư tưởng trung thành với nhà Minh.
Những người bất mãn với chế độ cai trị Mãn Thanh đã dời bỏ đất nước ra đi,


18
tìm đến những vùng đất khác để lập nghiệp, trong đó có Đàng Trong của Đại
Việt. Di dân lúc này chủ yếu là nạn dân, trong đó có một số ít thương nhân và
các sĩ phu nên được Chúa Nguyễn rất tận dụng, cho về Hội An định cư để
giúp phát triển thương nghiệp tại cảng thị này.
Các tài liệu sử học còn lại cho thấy Hội An là nơi đầu tiên thành lập làng
Minh Hương trên cả nước. Chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) là người đã
ban sắc chỉ thành lập làng Minh Hương:
“…Thừa nhận Minh Hương xã do các người di cư của nhà Minh tổ chức
thành nơi cư địa tập trung của họ và nhập tịch làm biện dân…Coi như đồng
bào q hóa”
Bia kí tại Tụy Tiên Đường làng Minh Hương còn ghi lại cho biết sắc chỉ
này cho thành lập 36 làng Minh Hương trên cả nước và làng đầu tiên được lập
chính là làng tại Hội An.
Tại Miếu Quan Cơng cịn có tấm sắc phong với dòng chữ:
“Khánh Đức Quý Tỵ niên cốc đán thư tam giới phục ma đế
Sắc phong
Thần oai viễn chấn Thiên Tôn Minh Hương viên quan các chức đồng lập
xã”
Theo nghiên cứu của Nguyễn Phước Tương trong “Làng Minh Hương
và sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, của cảng thị Hội An trong thế kỉ
XVII- XIX” thì “…xã Minh Hương được thành lập vào khoảng năm 1640 cho
đến năm 1653 mới ổn định…”

Thy Hảo Trương Hương Dy viết trong “Vai trị làng Minh Hương qua
q trình hình thành phố cổ Hội An” cho rằng “…làng Minh Hương có thể
lập vào năm 1645…”.
Căn cứ vào mốc thời gian xảy ra sự kiện nhà Thanh ra lệnh “chi phát
nghiêm chỉnh” dẫn đến hiện tượng di dân; thời gian Chúa Nguyễn Phúc Lan
trị vì Đàng Trong trong từ 1635 -1648 và những di chỉ văn bia, sắc phong còn


19
lại, người viết suy luận làng Minh Hương được thành lập năm 1645 đến năm
1653 thì ổn định.
Làng Minh Hương là cộng đồng làng của người Minh di tản đến Đại
Việt và tự nguyện nhập quốc tịch Đại Việt. Chữ “Minh” được cư dân ở đây
lấy từ tên của triều Minh để tưởng nhớ về nguồn gốc của mình, chữ “Hương”
có nghĩa là “Thơm”. Từ Minh Hương lúc này trọn nghĩa là làng của người
gốc nhà Minh di cư đến Đại Việt, tuy sống trên đất khách quê người nhưng
vẫn giữ hương thơm, hương hỏa của tổ tông, đất nước. Lấy tên người làng
Minh Hương cũng là để phân biệt cư dân Trung Quốc đến buôn bán hằng năm
tại Hội An gọi là Khách Trú. Tuy nhiên, theo bài viết “Làng Minh Hương,
phố Thanh Hà” của Trần Kính Hịa thì đến năm Minh Mạng thứ 8 (1827) thì
chữ “Hương” được viết lại với nghĩa là “Làng”. Như vậy Minh Hương nghĩa
là làng của người Hoa triều Minh di cư sang Việt Nam.
Những người Hoa này khi di cư rời khỏi đất nước là xác định tìm kiếm
một vùng đất mới, thốt khỏi vịng kiểm sốt của chính quyền phong kiến nhà
Thanh nên họ xác định lập nghiệp, sinh sống yên ổn tại Hội An. Họ mang ơn
chính quyền sở tại tạo điều kiện cho cuộc sống mới của họ, hơn nữa họ cũng
muốn chính làng xã mình được phát triển nên đã có nhiều đóng góp cho sự
phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của địa phương. Họ mang theo đến vùng
đất mới những phong tục văn hố, tín ngưỡng, tơn giáo của dân tộc mình như
chỗ dựa tinh thần khi xa quê cha đất tổ. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng tiếp nhận

những giá trị văn hóa bản địa, tạo nên sự hòa điệu với bản sắc văn hóa người
Việt, và những di tích cịn lại trên mảnh đất Hội An chính là minh chứng rõ
nhất cho sự giao thoa này.
1.2.1.5. Q trình giao thoa văn hóa Việt – Hoa tại đô thị cổ Hội An
Như người viết đã phân tích ở phần tìm hiểu về khái niệm “giao thoa
văn hóa”, những giá trị văn hóa là kết quả của sự trao đổi văn hóa Việt – Hoa
tại Hội An vượt trên mức độ giao lưu song chưa đạt đến mức hình thành một
hình thái văn hóa mới thì vẫn cịn đang ở giai đoạn giao thoa. Sự giao thoa


20
văn hóa ln cần một q trình lâu dài với sự tiếp xúc bởi nhiều điều kiện xúc
tác thuận lợi. Căn cứ vào lịch sử hình thành của Hội An, lịch sử giao lưu văn
hóa giữa Hội An với các nước trong khu vực và trên thế giới, người viết đã
lập bảng về q trình giao thoa văn hóa tại đô thị cổ Hội An:


21

Thời gian

Thời kì
Việt Nam

Trung Quốc

Tình hình trao đổi văn hóa

Di tích tại Hội An
Di tích khảo cổ học đã tìm được di


Thế kỉ I- II

Văn hóa Sa Nhà Hán

Sự giao lưu buôn bán giữa cư dân

TCN

Huỳnh

bản địa với các thuyền bn các tích tiền đồng Trung Quốc: Ngũ
nước trong khu vực và thế giới Thù, Vương Mãng; gốm có hình
trong đó có nhà Hán

hoa văn kiểu ơ vng thời Hán; hiện
vật sắt kiểu Tây Hán dáng dấp Đơng
Sơn (phía Bắc)
- Những di tích khảo cổ trong đợt

Thế kỉ II –

Nhà Hán đô Nhà Hán

- Người Champa ở Tượng Lâm nổi

XIII

hộ ở phía


dậy đánh Hán thành lập nhà nước điền dã 89 khai quật thăm dị ở Cẩm

Bắc – Phía

Lâm Ấp

Nam là Văn

- Quan hệ Trung Quốc – Champa Bến Cồn Chăm – Thanh Chiêm –

hóa Chăm-

thơng qua giao thương và di dân từ Trà Kiệu về thời kì này cho thấy có

pa

Trung Quốc sang

Hà –Chùa Âm Bổn – Trung Đường,

xuất hiện tại Hội An gốm sứ Trung
Quốc
- Tài liệu, thư tịch cổ Trung Quốc

Thế kỉ

Nhà Lý – Nhà Tống –

Cư dân ven biển từ Phúc Kiến tới


Vùng Cửa Đại – Trung Phường có


22

XIII- XVII

Trần – Lê ở Minh

Quảng Đông đến giao lưu bn bán mảnh sứ men Đơng – Thanh của

phía

tại Hội An

nhà Tống

Thành lập làng Minh Hương, xây

Bắc,

phía Nam là
Vương quốc
Champa
Thế kỉ

Đàng Ngồi Cuối Minh,

Sự giao lưu, giao thoa văn hóa diễn


XVII-

của Vua Lê đầu Thanh

ra mạnh mẽ sau sự kiện Nhà Thanh dựng Miếu Quan Công

XVIII

Chúa Trịnh,

lật đổ Nhà Minh:

Đàng Trong

- Giai đoạn Từ 1645 đến 1678:

của

Một nhóm người Hoa xem lệnh cắt

Chúa

Nguyễn

tóc để đi sam của nhà Thanh là
hà khắc, độc đoán nên phản đối
bằng cách di cư khỏi đất nước
- Từ 1678 đến trước năm 1685:
Mãn Thanh cấm dân duyên hải ra
biển nhằm cấm vận quân kháng

chiến Đài Loan “Phản Thanh phục


23

Minh” nên Trịnh Thành Công phải
đưa các thương thuyền đến nhiều
nước ở Đơng Nam Á, trong đó có
Đàng Trong để mua lương thực,
khí tài. Đến khi phong trào kháng
chiến ở Đài Loan tan vỡ (1683),
các di thần nhà Minh đã kéo nhau
ra đi, đến Đàng Trong định cư lâu
dài. Tiêu biểu là đồn người 3000
binh lính với trên 50 chiến thuyền
của Trần Thượng Xuyên, Dương
Ngạn Địch
Thế kỉ XIX Nhà
Nguyễn

Cuối Thanh

Sau sự kiện chiến tranh thuốc phiện, Thành lập các Hội quán, đình
cư dân từ Ngũ Bang (Phúc Kiến, chùa…của Ngũ Bang người Hoa
Gia Ứng, Triều Châu, Quảng Đông,
Hải Nam) di dân sang Hội An định
cư lập nghiệp.


24

Qua bảng trên, người viết có những nhận xét về q trình giao thoa văn
hóa Việt – Hoa tại Hội An như sau:
- Quá trình tiếp xúc – giao lưu - giao thoa – tiếp biến văn hóa Việt – Hoa
diễn ra trong một thời gian lâu dài, trải qua nhiều biến động lịch sử. Điều kiện
cho sự giao lưu văn hóa là gặp gỡ tiếp xúc bằng con đường buôn bán, giao
thương, di dân và đặc biệt là những biến động lịch sử dẫn đến di cư số lượng
lớn đến Hội An lập nghiệp, tạo điều kiện cho sự thẩm thấu mạnh hơn văn hóa
Hoa trong nền văn hóa Việt.
- Dịng cư dân đến bn bán và di cư đến Hội An thuộc các tầng lớp
thương gia, dân làm nghề tự do cịn binh lính, sĩ quan, nho sĩ đều là dân “chạy
nạn”, khơng hồn tồn trung thành với “chính triều” Thanh lúc bấy giờ ở Trung
Quốc nên khơng có tư tưởng phản động và ý đồ chính trị. Họ đến Hội An với
mục đích sinh sống, thậm chí có xu hướng ổn định và góp phần thúc đẩy sự
phát triển kính tế, văn hóa, giáo dục tại địa phương. Chính vì thế yếu tố văn hóa
mang đến Hội An của người Hoa mang tính “hồn nhiên” và tự phát, dần dần
khi đời sống đã ổn định thì họ sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố tín ngưỡng của
người Việt bản địa.
- Sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa tại Hội An có sự tác động của yếu tố
chính trị từ nhà nước phong kiến. Hai đợt di dân lớn thời Thanh đều được Chúa
Nguyễn Đàng Trong và nhà Nguyễn tạo điều kiện. Điều này không chỉ thể hiện
lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ dân tị nạn của các vua chúa mà cịn có sự tác
động của yếu tố chính trị.
- Miếu Quan Cơng được xây dựng trong khoảng thời gian văn hóa Đại
Việt chuyển vào miền Trung, khơng cịn ở kinh thành Thăng Long ở Bắc Bộ
nữa. Khơng gian văn hóa bản địa của Hội An lúc này lại mang yếu tố của một
cảng thị quốc tế sầm uất, người Hoa xây dựng nên Miếu Quan Công mang với


25
mục đích cầu cho bn bán thuận lợi nên Miếu Quan Cơng trở thành một di

tích kết tinh được các yếu tố Việt – Hoa vừa bác học vừa dân gian, vừa tơn giáo
vừa tín ngưỡng, vừa có dấu ấn mãi thương vừa đặc sắc các giá trị văn hóa
truyền thống.
1.2.2. Khái qt về Miếu Quan Cơng
1.2.2.1. Vị trí di tích
Miếu Quan Cơng nằm tại số 24 đường Trần Phú, trên ngã ba Trần Phú Nguyễn Huệ, thuộc khu vực I phường Minh An, thành phố Hội An. Mặt trước
của Miếu hướng về phía Nam, đối diện chợ Hội An, khu chợ có dịng sơng Hồi
chảy qua. Phía sau Miếu là Chùa Quan Âm được xây dựng cùng thời với Miếu.
Hiện tại Chùa Quan Âm được chuyển thành Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An
do Trung tâm Quản lý, bảo tồn di tích Hội An quản lý.
1.2.2.2. Tín ngưỡng thờ Quan Vân Trường
Tơn giáo tín ngưỡng chính là cái nôi nuôi dưỡng đời sống tinh thần của cư
dân bất cứ dân tộc nào. Soi rọi qua cái nôi đó chúng ta có thể thấy được những
khía cạnh khác thuộc về văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương. Khảo sát về
Miếu Quan Công, điều mà người viết lưu tâm chính là tín ngưỡng thờ Quan
Vân Trường.
Về căn bản, tín ngưỡng thờ Quan Vân Trường là tín ngưỡng dân gian của
dân tộc Trung Hoa do người Hoa Minh Hương mang sang Việt Nam.
“Tín ngưỡng dân gian là sự phản ánh về một tư tưởng, trình độ phát triển
nhất định của nền sản xuất vật chất và thể hiện sự bất lực của của người
nguyên thủy trước hoàn cảnh tự nhiên và xã hội bao quan họ”3

3

Võ Thanh Bằng (2005), Tín ngưỡng dân gian của người Hoa Nam Bộ, Luận án TS Lịch sử, Viện Khoa học Xã
hội vùng Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh, tr.21.


×