Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tác động của điện ảnh hàn quốc đến đời sống văn hóa của giới trẻ việt nam hiện nay (khảo sát tại nội thành hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 92 trang )

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Khoa quản lý văn ho¸ nghƯ tht
-------------------------

NGUN THỊ HOA

TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC
ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA GIỚI TRẺ
VIỆT NAM HIỆN NAY
(KHO ST TI NI THNH H NI)

Khoá luận đại học ngành QUảN Lý VĂN HóA

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phan Văn Tú

Hµ Néi - 2014


LỜI CẢM ƠN.
Sau một khoảng thời gian tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo. Tơi đã hồn thành được bài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phan Văn Tú giảng viên đã hướng
dẫn, chỉ bảo, cung cấp cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm q báu và động
viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thiện đề tài khóa
luận đồng gửi lời cảm ơn tới các giảng viên của Khoa Quản Lý Văn Hóa
Nghệ Thuật – Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ cho tôi trong thời gian nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhân
viên các cơ quan văn hóa, đặc biệt là Đài Truyền Hình Việt Nam, Trung Tâm
Chiếu Phim Quốc Gia, Rạp chiếu phim Lotte Cinema Hà Đơng… đã tận tình


cung cấp tài liệu, thơng tin để tơi hồn thành bài khóa luận này.
Do hạn chế về trình độ chun mơn cũng như thời gian nghiên cứu nên
chắc chắn bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu xót, tơi rất mong
các thầy, cơ, các anh, chị, các bạn góp ý để bài khóa luận được hồn thiện
hơn.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam kết đề tài khóa luận tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi không sao chép y nguyên tại bất kì một tài liệu nào.
Tơi xin cam đoan trong q trình thực tập, nghiên cứu và xin tài liệu viết
bài tôi luôn chấp hành đầy đủ các nội quy và quy chế. Đồng thời tôi xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hồn thành khóa luận này đã được cảm ơn
và mọi thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ theo danh mục tài
liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên cam kết.
Hoa
Nguyễn Thị Hoa


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

HQ : Hàn Quốc.
TT: Trung Tâm.
ĐHVHHN: Đại Học Văn Hóa Hà Nội.

ĐH: Đại Học.


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chương 1 ...................................................................................................... 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KHÁI
QUÁT VỀ NỀN ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC.................................................. 4
1.1. Một số khái niệm. .................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm Văn hóa. .......................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa. ............................................................ 6
1.1.3. Đời sống văn hóa của giới trẻ........................................................... 6
1.1.4. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa. ..................................................... 7
1.2. Giới thiệu về làn sóng Hàn Quốc. ...................................................... 9
1.3. Làn sóng Hàn Quốc trong lĩnh vực Điện ảnh. ................................ 11
1.3.1. Giới thiệu về nền Điện ảnh Hàn Quốc. .......................................... 11
1.3.2. Những điều kiện để điện ảnh Hàn Quốc trở thành làn sóng mới
trong đời sống Văn hóa giới trẻ. ............................................................. 16
Chương 2 .................................................................................................... 22
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC ĐẾN ĐỜI
SỐNG VĂN HĨA GIỚI TRẺ VIỆT NAM. .............................................. 22
2.1. Tình hình chiếu phim Hàn Quốc tại Việt Nam. .............................. 23
2.1.1. Phim Hàn quốc trên sóng truyền hình. .......................................... 23
2.1.2. Phim Hàn Quốc tại các Rạp chiếu phim. ....................................... 27
2.1.3. Phim Hàn Quốc tại các website. ..................................................... 30
2.2. Xu hướng của phim Hàn Quốc tại Việt Nam trong tương lai. ....... 32


2.3. Thực trạng ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đến đời sống văn hóa
của giới trẻ hiện nay. ............................................................................... 33

2.3.1. Lối sống của giới trẻ. ........................................................................ 34
2.3.2. Thời trang. ...................................................................................... 38
2.3.3. Ẩm thực. ......................................................................................... 41
2.3.4. Ngôn ngữ. ....................................................................................... 44
2.3.5. Cách thể hiện tình cảm.................................................................. 48
Chương 3 .................................................................................................... 52

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA
ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA GIỚI
TRẺ HIỆN NAY ............................................................................ 52
3.1. Giải pháp từ các cấp quản lý. .......................................................... 52
3.1.1. Chính sách nhập khẩu phim Hàn Quốc vào Việt Nam.................. 53
3.1.2. Đầu tư, phát triển toàn diện nền điện ảnh trong nước. ................. 54
3.2. Giải pháp từ phía gia đình. .............................................................. 58
3.3. Giải pháp từ phía nhà trường. ......................................................... 60
KẾT LUẬN. ................................................................................................ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 63
PHỤ LỤC ....................................................................................... 65


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 Hàn Quốc đã vươn
mình trở thành một trong những “con rồng kinh tế Châu Á” . Quả thật, ngày
nay khi nhắc tới Hàn Quốc là nhắc đến một đất nước tự tin, năng động, tham
vọng, đầy cạnh tranh, nỗ lực được gắn với slogan “Dynamic Korea” – đây là
một khẩu hiệu nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước Hàn Quốc năng động về

kinh tế, hấp dẫn về du lịch, giàu bản sắc văn hóa ra tồn cầu và ngành Điện
ảnh của Hàn Quốc cũng khơng nằm ngồi “cơn sốt văn hóa” đó.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây điện ảnh Hàn Quốc đã gây được rất
nhiều sự quan tâm của khán giả Việt Nam, đặc biệt là khán giả trẻ, phim Hàn
Quốc đã dần dần chiếm lĩnh thị trường phim truỵện ở Việt Nam. Những bộ
phim được phát sóng ở hầu hết các kênh truyền hình, tên tuổi của các diễn
viên thường xuyên được nhắc đến trên báo chí và trong đời sống hàng ngày.
Mở đầu cho làn sóng Điện ảnh Hàn cần phải kể đến các bộ phim như:
Trái tim mùa thu; Yêu bằng cả trái tim; Cô nàng ngổ ngáo; Cô dâu nhỏ bé;
Ước mơ vươn tới một ngôi sao; Nấc thang lên thiên đường; Giầy thủy tinh;
Nàng ĐêChangKưm… và cùng với đó là các diễn viên rất được khán giả
hâm mộ như: Jang Dong Gun; Sung Hye Kyo; Kim Tea Hee; Lee Yong Ae…
Thông qua việc theo dõi và yêu thích các bộ phim, các diễn viên trong
phim Hàn khán giả cũng đồng thời tiếp nhận những giá trị văn hóa của đất
nước này như: Thời trang; kiểu tóc; ẩm thực; hàng hóa; du lịch; ngơn
ngữ…dường như giới trẻ hiện nay lấy ngôi sao Hàn Quốc để làm quy chuẩn
cho cái đẹp. Đó là hiện tượng tốt hay xấu thì chúng ta cịn phải đưa ra để bàn
luận nhiều. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tác
động của Điện ảnh Hàn Quốc đến đời sống Văn hóa của giới trẻ Việt


2

Nam hiện nay (khảo sát tại nội thành Hà Nội)” làm khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành Quản Lý Văn hóa Nghệ thuật.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Là tất cả những tác động tích cực và tiêu cực của
Điện ảnh Hàn Quốc đến giới trẻ và sinh viên tại nội thành Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những tác động của Điện ảnh
Hàn Quốc đến giới trẻ và sinh viên tại nội thành Hà Nội.

3. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài tìm hiểu về thực trạng của phim Hàn Quốc tại Việt Nam từ
những năm 2007 đến nay và những tác động của nó đến đời sống văn hóa của
giới trẻ.
Dựa trên những phân tích về nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng của phim
Hàn Quốc tại Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để nhằm giáo
dục định hướng sự tiếp nhận văn hóa cho giới trẻ hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
Phương pháp phỏng vấn cá nhân .
Phương pháp điều tra xã hội học .
5. Đóng góp của Đề tài.
Đề tài đã nêu lên được thực trạng ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đến
văn hóa của giới trẻ qua đó đánh giá, phân tích những tác động tích cực và
tiêu cực.
Đề tài đã đưa ra được các giải pháp để định hướng giới trẻ trước những
tác động tiêu cực.


3

Đề tài sẽ là nguồn tài liệu cho các bạn sinh viên nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến văn hóa, điện anhhr Hàn Quốc.
6. Bố cục của Đề tài.
Ngồi phần Mở đầu; Phụ lục; Kết luận và Tài liệu tham khảo thì Đề tài
gồm có 3 chương.
Chương 1:Một số vấn đề lý luận về đời sống văn hóa và khhái quát
về nền Điện ảnh Hàn Quốc.
Chương 2: Thực trạng tác động và xu hướng của Điện ảnh Hàn
Quốc đến đời sống Văn hóa giới trẻ Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của Điện ảnh
Hàn Quốc đến đời sống văn hóa của giới trẻ hiện nay.


4

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KHÁI
QUÁT VỀ NỀN ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC.
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm Văn hóa.
Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa, quan điểm khác nhau về văn hóa,
có bao nhiêu học giả nghiên cứu về văn hóa thì lại có bấy nhiêu định nghĩa từ
các góc độ khác nhau. Ở Phương Đơng, từ văn hóa đã ăn sâu vào trong đời
sống ngôn ngữ từ rất sớm nghĩa gốc là một phương thức giáo hóa con người "văn trị" và "giáo hố", lúc này văn hóa được dùng đối lập với vũ lực (phàm
là dùng đến vũ lực thì đều là vì có người khơng chịu quy phục. Khi mà văn trị
giáo hố khơng thể thay đổi được họ thì mới tiến hành trừng phạt). Cịn về
mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà
nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng
ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi
dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (15881679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi
là gieo trồng tinh thần".
Theo Karl Marx (1818 – 1883) thì văn hóa là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng, có liên hệ mật thiết và tác động mạnh mẽ trở lại cơ sở hạ tầng là
kinh tế, còn theo Max Weber (1864 – 1920) lại cho rằng văn hóa là một cấu
trúc có bề sâu, mà cuộc sống xã hội được phản chiếu ở bề mặt đó, văn hóa
được phân chia theo những tầng khác nhau, thưởng ở dạng tiềm ẩn và vô
thức.
Năm 1987 E.B. Taylor (1832 – 1917) người Anh đã đưa ra một định
nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa là sự tổng hịa của tri thức, niềm tin, nghệ



5

thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả mọi thói quen và khả năng cịn
lại mà con người với tư cách là thành viên của xã hội chiếm lĩnh được. với
định nghĩa này, lần đầu tiên văn hóa được trở thành một đối tượng nghiên cứu
cụ thể.
Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a
critical review of concept and definitions “Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn
phê phán các khái niệm và định nghĩa”, trong đó tác giả đã trích lục khoảng
160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác
nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.Trong cuốn “Tính
năng động của Văn hóa” xuất bản ở Paris năm 1967 đã đưa ra 250 định nghĩa
về Văn hóa.
Theo UNESCO một tổ chức phi chính phủ về văn hóa khoa học và giáo
dục tại hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mehico năm 1982 lại định nghĩa văn
hóa rất rộng lớn: Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hơm nay có thể coi là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội, văn hóa bao
gồmnghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người và hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.[10,tr.23]
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nói:” Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, mặc ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”. [10,tr.21]
Ngồi ra nhiều nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam cũng đã đưa ra
các khái niệm về văn hóa như PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm thì cho rằng:



6

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Nhìn chung các học giả đều thống nhất ở một điểm đó là văn hóa
khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất,
văn hóa là động lực cho mọi sự phát triển.
1.1.2. Khái niệm đời sống văn hóa.
Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả nội dung và cách thức, hình
thức hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của
con người trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Đó cũng là quá trình
hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa vì sự phát triển của con người và
cộng đồng, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp chân – thiện – mỹ.
Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa, đó là sự kế thừa các giá
trị truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha ông nhằm tạo ra sự ổn định và là cơ sở
để phát triển các giá trị mới.
Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới bởi lẽ con người luôn
luôn sáng tạo, luôn luôn khát khao vươn đến cái tốt đẹp để ngày càng đáp ứng
được nhu cầu vật chất và tinh thần.
Tóm lại đời sống văn hóa là tất cả những hoạt động của con người tác
động vào đời sống vật chất và tinh thần để duy trì và tái tạo các giá trị văn hóa
theo chuẩn mực xã hội nhất định và để nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.1.3. Đời sống văn hóa của giới trẻ.
Giới trẻ hay còn được hiểu là Thanh thiếu niên. Bộ phận dân cư này có
một sức mạnh đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và việc xây dựng



7

nền văn hố nói riêng. Với ý nghĩa nhóm xã hội - dân cư thì thanh thiếu niên
cũng có vai trị và ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cộng
đồng, mỗi quốc gia - dân tộc. Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm bắt đầu bằng
mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của dân tộc”.
Nhờ sức trẻ, sự năng động nhiệt tình khám phá, thanh thiếu niên là chủ thể
chuyển tải liên tục các giá trị từ thế hệ này sang thế hệ khác giúp bảo tồn các
giá trị văn hóa của ơng cha ta để lại. Mặt khác, họ lại không ngừng sáng tạo
nên các giá trị văn hóa mới dựa trên những điều đã có để tạo nên bản sắc bền
vững của nền văn hoá dân tộc.
Văn hóa thanh thiếu niên trước hết là một bộ phận khơng tách rời của
văn hóa dân tộc. Bởi vậy, nó trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa và đặc
điểm chung của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, thanh thiếu niên là bộ phận dân
cư có tính đặc thù của cộng đồng quốc gia dân tộc. Vì vậy, nó cịn có những
đặc trưng (sắc thái) riêng: Thanh thiếu niên là lớp người trẻ, có sức khỏe,
năng động; là nơi các giá trị chưa định hình và đang được kiểm nghiệm là
nơi thể nghiệm những gì họ nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế
giới bên ngoài, những giá trị này cọ xát lẫn nhau để tạo ra những hệ giá trị
mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống luôn luôn mới. [4]
1.1.4. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là một thuật ngữ để chỉ quy
luật trong sự vận động và phát triển của văn hóa dân tộc. Đó là hiện tượng xảy
ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu
tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một dân tộc hoặc cả hai
dân tộc. Giao lưu và tiếp biến văn hóa tạo nên sự dung hịa, tích hợp giữa yếu
tố “nội sinh bản địa” và “ngoại sinh” tạo nên sự đa dạng, phong phú và tiến
bộ hơn. Q trình ln ln địi hỏi dân tộc phải xử lý các mối quan hệ biện



8

chứng giữa hai yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”. Trong quá trình tồn tại và
phát triển của mình thì cộng đồng các dân tộc Việt đã giao lưu tiếp xúc với
văn hố , văn học Đơng Nam Á , Ấn Độ , Trung Hoa, Pháp trong đó, sự tiếp
xúc với văn hóa Trung Hoa là tồn diện và có biểu hiện rõ ràng và sâu sắc
nhất. Cuối thế kỷ 19, người Pháp đã xâm chiếm xong toàn bộ Việt Nam và
lập tức xây dựng chế độ thuộc địa dưới các hình thức khác nhau ở ba miền.
Từ đó, xét về văn hóa, người Việt Nam đã khơng chỉ tiếp xúc với văn hóa
Trung Hoa và Pháp mà bắt đầu phải chung sống với văn hóa ấy trong suốt
chiều dài lịch sử bị đơ hộ, có thể là cưỡng bức, tự phát hoặc tự giác. Từ đó,
một q trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra và làm thay đổi cơ bản rất nhiều
quan niệm, thói quen, tập quán, đặc biệt là phương thức tư duy…
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay việc
xem một bộ phim, nghe một bản nhạc hay xem một bộ sưu tập thời trang trên
thế giới trở lên quá dễ dàng. Thế nhưng tất cả những gì gọi là văn hóa “ngoại
lai” du nhập vào đều khơng được tiếp nhận và phát huy tác dụng ngay. Điều
này cho chúng ta thấy rằng việc du nhập văn hóa khác với sự nhanh chóng
của tiếp nhận khoa học kỹ thuật. Trên thực tế thì phim Hàn Quốc đã xâm
nhập vào thị trường phim Việt Nam từ khá lâu nhưng chỉ đến khi những năm
đầu của thế kỷ 21 những công ty Hàn Quốc được xây dựng ở Việt Nam, họ đã
thực hiện thành cơng chiến lược văn hóa “văn hóa đi trước, hàng hóa theo
sau”. Đỉnh cao của khẩu hiện đó là Hallyu – làn sóng Hàn Quốc lan tràn khắp
tại các nước Châu Á, Châu Mỹ.
Hội nhập văn hóa mang đến cho các quốc gia nhiều cơ hội và cả thách
thức trong việc tăng trưởng kinh tế, biến đổi bộ mặt xã hội, chất lượng cuộc
sống. thêm vào đó văn hóa cũng có cơ hội để mở rộng, giao lưu với các dân
tộc khác.



9

Nếu các yếu tố nội sinh không đủ sức mạnh để ngăn cản sự tấn công ồ
ạt của yếu tố ngoại lai thì nguy cơ đồng hóa về văn hóa rất có thể xảy ra. Để
xây dựng được một truyền thống văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc có
khi phải mất hàng trăm hàng ngàn năm. Văn hóa chỉ tồn tại bền vững khi con
người biến gìn giữ và trân trọng nó. Hiện nay, trong q trình hội nhập chúng
ta cần phải tính đến việc ta tiếp thu cái gì vào thời điểm nào để khơng đánh
mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ơng cha ta đã để lại. Cũng như với
trường hợp giới trẻ ngày hơm nay từ việc u thích các bộ phim Hàn Quốc mà
đã học theo cách ăn mặc, đầu tóc, trang điểm… theo phong cách của các diễn
viên Hàn cũng có thể coi là việc tiếp nhận những giá trị củanền văn hóa khác,
là sự tiếp biến, giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, sự tiếp nhận đó cũng cần có sự
chọn lọc bởi nếu khơng chúng ta sẽ dần đánh mất đi bản sắc riêng vốn có của
người Việt, hơn thế nữa đã có khơng ít người vì thần tượng mà có những hành
động q khích, ngộ nhận vào những cảnh quay lãng mạn chỉ có ở trong
phim.
1.2. Giới thiệu về làn sóng Hàn Quốc.
Làn sóng Hàn Quốc hay còn gọi là Hallyu, “Korea Wave” hay “
Dynamic Korea” là một hiện tượng văn hóa những năm đầu thế kỷ XXI nhằm
quảng bá hình ảnh về một đất nước Hàn Quốc năng động. Nghĩa gốc của
Hallyu là “làn sóng mạnh” cụm từ này đã thể hiện đúng và đầy đủ nhất sức
ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng Hàn Quốc, nó quyét qua tất cả các nước từ
Châu Á đến Châu Âu, Châu Mỹ… nó giống như những đợt sóng ồ ạt xâm
nhập vào văn hóa của từng quốc gia.
Vào cuối thập niên 90 những bộ phim truyền hình tình cảm nhẹ nhàng
của Hàn Quốc đã chiếm được nhiều cảm tình của khán giả ở khu vực Châu Á
sau đó cơn bão Hallyu đã chinh phục cả các nước Châu Âu và Mỹ La Tinh.



10

Từ những năm 1998 đến 2002 là thời kỳ hoàng kim của trào lưu này.
Bằng những thành tựu đã đạt được nó khẳng định rằng đây khơng phải chỉ là
một cơn sốt nhất thời giống như mốt thời trang mà nó đã lấn sâu vào tất cả
các lĩnh vực như: điện ảnh, âm nhạc, thời trang, du lịch, thể thao, game
online… nó thực sự chứng minh cho chúng ta thấy sự trỗi dậy của một Hàn
Quốc hoàn toàn mới.
Hiểu được điều đó, Chính phủ Hàn Quốc đã và đang xây dựng, quảng
bá một thương hiệu về Hàn Quốc năng động nhằm thu hút sự chú ý của cả thế
giới và vai trò của điện ảnh như một ngành đi đầu để kéo theo sự phát triển
của các ngành kinh tế khác như du lịch, ẩm thực, kinh tế, thời trang…vươn xa
khắp tồn cầu. Theo ơng Ma Young Sam một viên chức của Bộ Ngoại Giao
Hàn Quốc cho biết “Khi người nước ngoài chú ý nhiều hơn đến những ca sỹ,
điện ảnh Hàn Quốc thì từ từ họ sẽ phát triển một niềm yêu thích với những
sản phẩm và sẽ mua chúng. Đó là những gì mà chúng tơi đang cố để thúc
đẩy” [5,tr.36 ].
Năm 2008 Hallyu đã tạo ra khoảng 4,5 tỷ USD lợi ích kinh tế cho Hàn
Quốc. Có thể thấy văn hóa là một trong những nguồn lực quan trọng để tạo
nên sức mạnh cho Hàn Quốc trong thời đại tồn cầu hóa thơng tin. Quyền lực
mềm từ Hallyu đã mang đến rất nhiều lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế Hàn
Quốc. Hallyu đã kéo theo một lượng khách du lịch nước ngoài tăng đột biến
theo trang “Hàn Quốc ngày nay” mục du lịch đưa tin vào năm 2005 lượng
khách du lịch đến với Hàn Quốc là 5.82 triệu người. Trong năm 2007, Hàn
Quốc thu hút được 6.4 triệu du khách nước ngoài, là quốc gia thứ 36 thế giới
về số lượng khách quốc tế đến. Thành cơng đó có được là nhờ vào điện ảnh
xứ Hàn người ta đến với Hàn Quốc llà bởi phong cảnh đẹp và thơ mộng ở
trong phim như đảo JeJu, thủ đô Seoul, bãi biển Busan… Khi điều tra về lý do
về những chuyến du lịch Hàn Quốc hơn 60% kahchs du lịch đã nói rằng chính



11

Hallyu đã hấp dẫn họ, khi điều tra ở Trung Quốc là 72.7%, ở Hồng Kông là
72.1%, ở Đài Loan là 71.7%, ở Nhật Bản là 67,1% [8,tr.88].
Bên cạnh đó không thể không nhắc tới thời trang và mỹ phẩm Hàn
Quốc đang rầm rộ khắp nơi. Một cuộc điều tra trong giới trẻ tại 7 thành phố
lớn ở Trung Quốc thực hiện bởi viện Mỹ thuật và thiết kế Samsung cho thấy
thời trang Hàn Quốc chỉ xếp thứ tư sau thời trang của Trung Quốc, Ý và
Pháp. Những thương hiệu mỹ phẩm như Essance, O Hui, TheFaceShop,
ToLyMoLy…cũng được các bạn trẻ sử dụng nhiều hơn. Ẩm thực Hàn cũng
lên ngôi nhất là sau khi bộ phim Nàng De Jang Geum được phát sóng. Hiện
nay, giới trẻ đua nhau đi học tiếng Han Quốc như thế đủ cho chúng ta thấy
được sức nóng của Hallyu và ngành điện ảnh đã thực sự thổi bùng lên cơn sốt
này.
1.3. Làn sóng Hàn Quốc trong lĩnh vực Điện ảnh.
1.3.1. Giới thiệu về nền Điện ảnh Hàn Quốc.
Trước đây, người ta chưa thể hình dung được thế nào là điện ảnh Hàn
Quốc nhưng giờ đây điện ảnh Hàn Quốc đã trở lên quá phổ biến đối với khán
giả trên khắp thế giới. Nhìn chung có thể khái quát sự phát triển của nền điện
ảnh Hàn qua các thời kỳ:
Giai đoạn 1955 – 1969.
Nửa cuối những năm 50 có thể được xem như giai đoạn phục hồi của
kỹ nghệ điện ảnh Hàn Quốc khi một số bộ phim sản xuất trong nước tăng từ 8
phim (1954) đến 108 phim (1959). Khán giả cũng trở lại với các rạp chiếu để
thưởng thức phim. Sự hồi sinh này gắn liền với tên tuổi của ba đạo diễn nổi
tiếng đó là Kim Ki Young với “ The Housemaid” (Người hầu gái,1960); Yu
Hyun Mok với bộ phim “Obaltan” (Viên đạn vu vơ,1961); Shin Shang Ok thì
có “The Houseguest & My mother” (Ngôi nhà trọ và mẹ của tôi,1961) [19].



12

Năm 1962 nhà độc tài Park Chung Hee ban hành Luật điện ảnh buộc tất cả
các hãng sản xuất phim phải sản xuất tối thiểu 15 phim một năm và phim phải
mang tính chất thương mại. Bộ luật này quy định đề tài làm phim và phải có
tính tun truyền tất cả bị kiểm soát nghiêm ngặt, những bộ phim làm ra mà
khơng đúng chủ để thì sẽ bị cấm chiếu.
Giai đoạn những năm 1970:
Trong giai đoạn này, hậu quả các của các chính sách kiểm duyệt phim
ngặt nghèo đưa ra trước đó đã cản trở sự phát triển của điện ảnh Hàn Quốc
trong khi đó các nước láng giềng lại lên ngôi như Akira, Kurosawa, Trương
Nghệ Mưu đã đưa điện ảnh của Nhật Bản, Trung Quốc vươn lên nổi tiếng trên
bản đồ thế giới. Điện ảnh Hàn Quốc lúc này trở lên mờ nhạt với công chúng
trong nước và hầu như chưa có ảnh hưởng gì đối với cộng đồng quốc tế.
Giai đoạn năm 1980 – 1992:
Sau những biến động liên tiếp đầu những năm 1980 gồm vụ ám sát
Tổng thống Bak Jeong Hui, cuộc Đảo chính ngày 12 tháng 12 và vụ thảm sát
Gwangju. Hàn Quốc bắt đầu q trình dân chủ hóa đời sống chính trị và xã
hội, trong đó có cơng nghiệp điện ảnh. Mặc dù trong thập niên này, lượng
người đến rạp vẫn rất thấp nhưng điện ảnh đã dần có dấu hiệu hồi sinh khi
chính phủ nới lỏng sự kiểm sốt đối với ngành công nghiện điện ảnh. Điện
ảnh Hàn Quốc cũng bắt đầu được quốc tế biết tới, sau khi bộ phim Mandala (
1981)của đạo diễn Im Kwon-taek giành Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim
Hawai, đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên tham gia các liên hoan phim
lớn ở châu Âu.
Năm 1988, dưới sức ép của Mỹ tổng thống Roh Tae-woo chính thức gỡ
bỏ sự kiểm duyệt nội dung chính trị cho điện ảnh Hàn Quốc, giúp cho các đạo
diễn có thể khai thác các đề tài xã hội gai góc và gần gũi với cuộc sống hơnđể



13

đáp ứng nhu cầu của khán giả. Tuy vậy thị trường phim Hàn Quốc tiếp tục đạt
doanh thu thấp và lại bị các bộ phim Hollywood và Hồng Kông thống trị, năm
1993 chỉ có 16% số phim chiếu rạp là phim nội địa.
Giai đoạn từ 1999 đến nay.
Từ đầu những năm 1999 Hàn Quốc đã lội ngược dòng ngoạn mục, mang
theo một luồng gió mới. Vào giữa thập niên 90, các tác phẩm thành cơng đã
theo đó được ra đời.Năm 1997, bộ phim “The Contact” của đạo diễn Chang
Yoon – Hyun gây nên tiếng vang lớn. Đặc biệt bộ phim “Swiri” của Kang Jea
Kyu phát hành năm 1999 tạo nên một cú hích thúc đẩy, cho nền cơng nghiệp
điện ảnh Hàn. Bộ phim được thể hiện theo phong cách Hollywood về một
chuyện tình cảm động của đơi trai gái bị phân cách giữa hai miền Nam Bắc
Triều Tiên. Phim đã phá vỡ kỷ lục với 5,8 triệu vé và 11 triệu $ doanh thu.
[1,tr.57].
Số lượng vé bán ra ở Hàn Quốc của các phim nội đạt tỷ lệ rất cao (40%
số vé được bán ra vào năm 1999). Doanh số do sản xuất phim đạt khoảng 4
triệu USD, tức là gấp 4 lần so với năm 1998. Phim Hàn Quốc trở thành một
trong những chủ đề được nói tới nhiều nhất trong giới làm phim. Điều kỳ diệu
của điện ảnh Hàn Quốc trong thời gian này đã đưa nền nghệ thuật thứ 7 hội
nhập với thế giới. Gina Yu, một giáo sư nghiên cứu điện ảnh tại Đại học
Dongguk ở Seoul đánh giá: “Ngày nay có quá nhiều năng lượng, sự sôi động
lẫn mối quan tâm về công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc… đó thực sự là một đổi
thay mới mẻ” [1,tr.51]
Đặc biệt, làn sóng điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu trở lại từ những năm đầu
thế kỷ 21.Năm 2001, “Friend” (Bạn bè) tạo nên một cơn sốt khắp Hàn Quốc
và thu đến 8,1 triệu lượt người xem, bỏ xa bộ phim Harry Portter do Mỹ sản
xuất đứng ở vị trí thứ 5 với doanh thu 4,4 triệu lượt người xem. Năm 2002,



14

phim “Marrying the Mafia” ăn khách nhất với hơn 5 triệu lượt khán giả thuộc
thể loại hình sự hài. “The Way Home” (Đường về) một phiên bản American
Pie kiểu Hàn – hài giới tính học đường, “2009 – Lost Memories” là phim lịch
sử giả tưởng đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Năm 2003 tiếp tục làm
nên kỷ lục mới khi phim có doanh thu cao nhất tại Hàn là “Simido” thu đến
10,4 triệu lượt người xem, cao hơn phim về nhì vừa đoạt giải Oscar “Chúa
nhẫn 3” chỉ thu hơn 5 triệu lượt.
Năm 2004, điện ảnh Hàn Quốc đặc biệt thành công với “Taegukgi”, bộ
phim chiến tranh được dàn dựng quy mô và tốn kém nhất từ trước đến nay,
được dàn dựng bởi đạo diễn Kang Je – Gyu (tác giả của Swiri) với hai ngôi
sao sáng giá Jang Dong – gun và Won Bin thu hơn 9 triệu lượt khán giả chỉ
sau hơn 1 tháng trình chiếu.
Năm 2009 với bộ phim “Vườn Sao Băng” được chuyển thể từ tiểu thuyết
Boy Over ( Con Nhà Giàu) của Nhật Bản đã làm mưa làm gió trên thị trường
phim Châu Á và Việt Nam. Trước đó Trung Quốc cũng đã sản xuất bộ phim
cùng tên này tuy nhiên, Vườn Sao Băng phiên bản Hàn Quốc ra đời ngay lập
tức đã mở đầu cho một trào lưu sản xuât phim thần tượng và người ta gần như
khơng cịn nhắc đến Vườn Sao Băng của Trung Quốc nữa.
Cũng trong năm 2009, bộ phim Mật danh IRISđã trở thành một bộ phim
đi vào lịch sử của làng phim ảnh xứ Hàn. Bộ phim quy tụ diễn viên nổi
tiếng,Lee Byung Hun và Kim Tae Hee đóng chính đã trở thành hiện tượng về
tỷ suất người xem hồi năm 2009 vì vượt mốc 40%. Sau sự chờ đợi và quảng
cáo rầm rộ từ ngày đầu được cơng bố, phim truyền hình IRIS 2 của KBS 2TV
rốt cuộc đã lên sóng tại Việt Nam từ ngày 05/05/2011 trên kênh HTV2.Mật
danh Iris là tác phẩm mở ra một trang sử mới cho truyền hình Hàn Quốc với
lối làm phim theo phong cách “action” của điện ảnh Hollywood, tạo được



15

tiếng vang lớn khơng chỉ ở trong nước mà cịn lan rộng khắp các quốc gia
châu Á. Tác phẩm này được coi là “niềm tự hào của Hàn Quốc”.
Năm 2013 vừa qua đánh dấu một bước phát triển lớn của điện ảnh xứ
kim chi với 120 triệu lượt khán giả đến rạp. Bộ phim ăn khách nhất tại Hàn
Quốc là Micracle in cell No.7 ( Điều kì diệu ở phịng giam số 7) thu hút 12,8
triệu lượt người xem. Cùng với đó là một loạt các bộ phim truyền hình như
Sceret, The Heir (Những người thừa kế) do Lee Min Ho đóng vai chính mặc
dù ế ẩm tại Hàn Quốc nhưng khi sang Việt Nam và các nước trong khu vực
nó đã gây bão với cơn sốt thần tượng “ Kim Tan” và “Dream Catcher”. Mới
đây nhất là bộ phim Vì Sao Đưa Anh Tới của đạo diễn Jang Tea Yoolà bộ
phim ăn khách thành công nhất tại Hàn Quốc trong thời gian qua với nhiều
phản hồi tích cực từ khán giả. Chỉ số rating luôn ở mức xấp xỉ 30%. Vừa qua,
"Vì Sao Đưa Anh Tới"cịn chính thức trở thành bộ phim truyền hình Hàn được
khán giả u thích nhất, với lượng phiếu bầu vượt mặt “Infinity Challenge” show truyền hình đình đám của đài MBC từng giữ vị trí này trong suốt
11thánng qua. Tại Trung quốc phim đã thu hút hơn 2,5 tỉ người xem online và
trở thành bộ phim có số người xem cao nhất ở quốc gia này. Vừa qua, các
quan chức chính phủ Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp để thảo luận về
vấn đề: mức độ phổ biến của bộ phim truyền hình Hàn Quốc Vì Sao Đưa Anh
Tới.
Tất cả chúng dường như quá đủ để minh chứng cho sự hồi sinh và phát
triển thần kì của điện ảnh Hàn Quốc. Nó khơng chỉ giới hạn ở trong nước mà
cịn có sức ảnh hưởng rất lớn đến các nước láng giềng và Thế giới.


16


1.3.2. Những điều kiện để điện ảnh Hàn Quốc trở thành làn sóng mới
trong đời sống Văn hóa giới trẻ.
a. Điều kiện kinh tế xã hội.
Sau năm 1986 Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ đến đời sống
xã hội nước ta. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người (GDP) tăng khoảng
10% một năm trong khoảng những năm 90 của thế kỷ 20. Năm 2000 thu nhập
bình quân đầu người ở Việt Nam là 400 USD. Tổng sản phẩm trong nước
bình quân đầu người (GDP) tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm
2010, gấp 1,6 lần. Năm 2013 GDP nước ta đạt 1900 USD. [17].Đồng thời,
Đảng chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng “đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại”, với đường lối “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới”, quan hệ đối ngoại
giữa Việt Nam và nước nước được mở rộng, tăng cường, trong đó HQ là một
trong những đối tác quan trọng ở châu Á và trên thế giới.
Khi thu nhập của người dân tăng cao hơn họ sẽ có nhu cầu đòi hỏi cao
hơn về chất lượng cuộc sống cũng như đời sống văn hóa tinh thần, trong đó
điện ảnh là “món ăn” khơng thể thiếu. Phim ảnh là một phương tiện giải trí
thiết yếu của xã hội, mọi người hiện nay đều thích được xem những bộ phim
hay. Tuy nhiên, ở Việt Nam trước đây có rất ít các hãng phim, chủ yếu là của
Nhà nước hoạt động bằng nguồn ngân sách bao cấp dẫn đến tình trạng trì trệ,
hơn thế nữa vào năm 1993 cơng ty FAFILM công ty phát hành phimViệt
Nam thành lậpgần như độc quyền phân phối phim ở Việt Nam. Các bộ phim
có kinh phí đầu tư hàng tỷ đồng nhưng khi bán cho FAFILM chỉ được từ 200
đến 300 triệu đồng. Chính điều này đã khơng khuyến khích được đội ngũ cán
bộ nhân viên và diễn viên, nghệ sĩ sáng tạo ra những bộ phim có chất lượng


17


cao. Trong khi đó, các Đài truyền hình cả Trung ương và địa phương đều tăng
về số kênh và giờ phát song nên nhu cầu về phim để trình chiều là rất lớn. Các
rạp chiếu phim thì hầu như ít hoạt động hoặc chuyển đổi cơng năng, Đội
chiếu bóng lưu động gần như giải thể…Các phim sản xuất ở trong nước
không đáp ứng đượcnhu cầu cả về số lượng và chất lượng để phát sóng vào
các khung giờDo vậy, giải pháp tối ưu nhất đó chính là nhập khẩu phim.
Trong số những phim được nhập khẩu thì phim Châu Á đặc biệt là phim
Trung Quốc và Hàn Quốc là được ưa chuộng hơn cả bởi nó có sự tương đồng
về mặt văn hóa Á Đơng.
b. Sự quan tâm của chính phủ Hàn Quốc.
Để lý giải cho sự thành công của trào lưu này phải kể đến vai trị của
Chính phủ Hàn Quốc với những chính sách thúc đẩy ngành điện ảnh nước này
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Chiến lược “xuất khẩu văn hóa” được chính phủ đặt ra một cách đúng
đắn. Từ năm 1998 Hàn Quốc đã tiến hành kế hoạch 5 năm đầu tiên xây dựng
ngành công nghiệp giải trí trong nước. Tiêu biểu nhất là kế hoạch “Korea
Plaza” do bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Chung Dong Chea trình lên Tổng
Thống Roh Moo Huyn. Đây là một dự án đưa Hallyu xâm nhập sang các nước
khác mà trước tiên là các nước Châu Á. Từ năm 2005 Hàn quốc đã xây dựng
các trường nghiên cứu và phát triển văn hóa;mở học viện cơng nghiệp văn
hóa; khuyến khích các trường Đại học mở khoa văn hóa; tạo cơ sở dữ liệu
online về các diễn viên Hàn; thành lập trung tâm Hallyu đặt dưới sự giám sát
của tổ chức Hàn Quốc thuộc Hiệp hội giao lưu văn hóa Á Châu (KOFACE).
Khơng chỉ dừng lại ở đó, chính phủ còn đặc biệt quan tâm bằng việc tăng
nguồn vốn đầu tư cho ngành cơng nghiệp giải trí nước này năm 1999 là 8.5 tỷ
USD thì đến năm 2003 đã tăng lên 43,5 tỷ USD tăng hơn 5 lần


18


Nhà nước có chính sách thúc đẩy tự do sản xuất phim và cơng nghiệp
điện ảnh. Trong đó chú trọng vào việc hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân
trong lĩnh vực sản xuất phim, chủ trương “trẻ hóa đội ngũ, trẻ hóa hãng
phim”. Nhà nước đầu tư nguồn vốn cho các nhà đạo diễn trẻ làm phim đầu
tay, phim thể nghiệm và phim vvề đề tài lịch sử [9,tr.124].
Năm 1973 Công ty phát triển Điện ảnh Hàn Quốc được thành lập để hỗ
trợ và thúc đẩy ngành điện ảnh phát triển. Cơng ty có chức nnăng cung cấp
cho các nhà làm phim chi phí sản xuất trong suốt khoảng thời gian tiền sản
xuất đồng thời giúp họ có được các khoản vay từ ngân hàng. Hàng năm công
ty cũng trao giải thưởng cho các nhà sản xuất phim và tổ chức các cuộc thi
viết kịch bản phim truyền hình.
Năm 1984 công ty thành lập Viện nghệ thuật Điện ảnh Hàn Quốc để đào
tạo các nhà sản xuất phim triển vọng. Ngồi ra Nhà nước cịn tổ chức nhiều
hội chợ phim quốc tế như: Liên hoan phim Seoul, Busan… Hàn Quốc cũng
chú ý đến việc giáo dục quần chúng nhân dân ủng hộ phim nội.
Nhờ đó mà điện ảnh Hàn Quốc đã có bước phát triển vượt bậc. Ngành
cơng nghiệp điện ảnh đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ.
c. Sự tương đồng văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc.
Một lý do quan trọng nữa đó là Việt Nam và Hàn Quốc có sự tương đồng
về mặt văn hóa. Mối tương đồng văn hóa là một yếu tố thúc đẩy tạo nên sự
gần gũi và hiểu biết, cùng hợp tác và phát triển giữa các dân tộc vốn có quan
hệ trong thời đoạn lịch sử nhất định, nhưng lại ảnh hưởng lâu dài khi điều
kiện thuận lợi. Hàn Quốc và Việt Nam cùng nằm trên một khu vực địa lý,
cùng là cư dân Châu Á do vậy có sự tương đồng về lớp văn hóa bản địa như
nền nơng nghiệp trông lúa nước, lối sống trọng âm, tạo nên sự giống nhau về
đặc điểm tâm lý đó là lối sống trọng tình, coi trọng các mối quan hệ gia đình,


19


bạn bè, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, trong đó có Nho giáo.
Xưa kia nước ta và Hàn Quốc đều bị đế chế Hán chia cắt đất nước thành các
quận huyện để cai trị, phải chịu cảnh áp bức và cưỡng chế văn hóa, sự ảnh
hưởng lâu dài của hệ tư tưởng Nho giáo. Mặt khác, giữa Việt Nam và Hàn
Quốc cịn có mối “giao tình” lịch sử; khi nhà Trần chiếm ngơi nhà Lý, hồng
tử Lý Long Tường cùng gia quyến đã vượt biển trốn khỏi sự truy sát của triều
Trần và đã lạc đến xứ Cao Ly. Khi ấy, hoàng tử Long Tường đã giúp vua Cao
Ly dẹp giặc cướp nên đã được phong quan tước, phong đất định cư ở xứ Cao
Ly. Hiện họ “Lee” ở Hàn Quốc chính là hậu lậu của nhà Lý và đã tìm về Việt
Nam để nhận tổ tiên.
Phim Hàn rất chú trọng khn mẫu lấy gia đình làm trung tâm, từ đây các
tình tiết của bộ phim sẽ xoay sang các hướng khác nhau. Tình yêu và sự
chung thủy, một gia đình có nề nếp trật tự kỷ cương, kính trên nhường dưới,
đàn ơng là trụ cột của gia đình,...là những yếu tố phim Hàn hay khai thác.
Hình ảnh đàn ơng Hàn trong gia đình làm chúng ta liên tưởng đến mẫu "quân
tử của Trung Quốc", còn phụ nữ thì phải thùy mị, nết na, "tam tịng tứ đức".
Khi ngồi ăn, người đàn ông lớn tuổi nhất bao giờ cũng ngồi giữa, dọc hai bên
theo thứ tự rất rõ ràng. Phim Hàn cũng hay khai thác các khía cạnh đời sống
công sở, nơi các chủ tịch doanh nghiệp được kính trọng. Thường thấy khi ơng
chủ doanh nghiệp đến cơng ty, là tồn bộ bộ phận ban quản trị đến nhân viên
đứng dọc hai bên chào đón trọng thị, cúi rạp người. Lại nữa, trong doanh
nghiệp, xưng hô phải gọi chức danh rõ ràng. Vị trí nào có phẩm giá của vị trí
đó. Những mẫu người biết vươn lên từ khó nhọc, thành đạt nhờ những nỗ lực
cá nhân cũng là một công thức hay được phim Hàn khai thác. Khác với
phương Tây, người ta hay nhấn mạnh sự đấu tranh, thì phim Hàn hay hướng
sự nhẫn nhục, "ở hiền gặp lành", biết trau dồi và học hỏi tất yếu thành công.
Truyền thống hiếu học chưa bao giờ phai nhạt ở xứ Hàn, nơi ảnh hưởng rất



×