Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Truyện tranh dành cho thiếu những mặt tích cực và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT
-------------------------

TRUYỆN TRANH DÀNH CHO THIẾU NHI
NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HỐ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Hồi Thu
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Oanh
Lớp : QLVH 6A

HÀ NỘI – 2009


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu về thị trường truyện tranh dành cho
thiếu nhi hiện nay, với sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ và thư viện Hà Nội,
em đã hồn thành khóa luận với đề tài: “Truyện tranh dành cho thiếu nhi,
những mặt tích cực và hạn chế”.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, Tiến sĩ
Đặng Hồi Thu, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt q trình làm khóa
luận.Em xin cảm ơn các thầy cơ trong khoa Quản lý Văn hóa, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã trang bị những kiến thức bổ ích cho em trong suốt
4 năm học. Cảm ơn thư viện Hà Nội đã tạo điều kiện để khóa luận tốt
nghiệp của em được hồn thành.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận cũng cịn nhiều thiếu


sót, em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý chân thành của thầy cơ
và các bạn để khóa luận hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 25/5/2009
Sinh viên

Lê Thị Oanh

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu ......................................................... 6
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6
4. Đóng góp của đề tài ............................................................................... 6
5. Cấu trỳc của đề tài .................................................................................. 7
Chương 1. VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRANH DÀNH CHO
THIẾU NHI ................................................................................................. 8
1.1. Tõm lý lứa tuổi thiếu nhi..................................................................... 8
1.1.1. Lứa tuổi nhi đồng (6-11 tuổi) ....................................................... 8
1.1.2. Lứa tuổi thiếu niờn (11-15 tuổi) ................................................... 9
1.2. Vài nột về thể loại truyện tranh dành cho thiếu nhi .......................... 11
1.2.1. Đặc điểm của thể loại truyện tranh ............................................. 11

1.2.2. Một số đề tài của thể loại truyện tranh dành cho thiếu nhi......... 13
1.3. Vai trũ của thể loại truyện tranh đối với thiếu nhi ............................ 18
1.3.1. Truyện tranh là một loại hỡnh giải trớ mang lại tinh thần thoải
mỏi ........................................................................................................ 19
1.3.2. Truyện tranh giỳp trẻ tớch lũy thờm vốn ngụn ngữ ................... 19
1.3.3. Truyện tranh khơi dậy lũng tự hào dõn tộc, gúp phần hỡnh thành
lý tưởng cao đẹp .................................................................................... 20
1.3.4. Truyện tranh gúp phần giỏo dục đạo đức ................................... 21
1.3.5. Truyện tranh khơi dậy trí tưởng tượng phong phỳ ..................... 22
1.3.6. Truyện tranh cung cấp thờm kiến thức khoa học và xó hội ....... 24
1.3.7. Truyện tranh gúp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ .................. 25
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

Chương 2 .................................................................................................... 27
THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRUYỆN TRANH DÀNH CHO
THIẾU NHI ............................................................................................... 27
2.1. Những mặt tớch cực của thị trường truyện tranh dành cho thiếu nhi
hiện nay .................................................................................................... 27
2.1.1. Đối với văn hóa đọc .................................................................... 27
2.1.2. Đối với thị trường xuất bản phẩm............................................... 28
2.2. Những mặt hạn chế của thị trường truyện tranh dành cho thiếu nhi
hiện nay .................................................................................................... 31
2.2.1. Truyện tranh kộm chất lượng tràn ngập thị trường, tác động xấu
đến nhận thức, hành vi của cỏc em ....................................................... 31

2.2.2. Truyện tranh nước ngoài chiếm ưu thế trờn thị trường văn hóa
đọc ......................................................................................................... 40
2.2.3. Truyện tranh Việt thiếu sức cạnh tranh: ..................................... 43
2.2.4. Cơn bóo giỏ trong xuất bản truyện tranh .................................... 47
2.3. Hợp tỏc thiếu chặt chẽ giữa Nhà xuất bản và nhà quản lý ............... 48
2.3.1. Về phớa nhà xuất bản ................................................................. 48
2.3.2. Về phớa Nhà quản lý .................................................................. 49
Chương 3. ................................................................................................... 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CễNG TÁC QUẢN Lí ........................ 55
THỊ TRƯỜNG TRUYỆN TRANH DÀNH CHO THIẾU NHI............ 55
3.1. Những thỏch thức của thị trường truyện tranh hiện nay ................... 55
3.1.1. Khoa học cụng nghệ phỏt triển, văn hóa nghe nhỡn lấn át văn hóa
đọc ......................................................................................................... 55
3.1.2. Xúa bỏ bao cấp, cỏc Nhà xuất bản phải tự xoay sở về kinh phớ
hoạt động ............................................................................................... 55

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

3.1.3. Cụng tỏc quản lý chưa hiệu quả.................................................. 56
3.2. Một số giải phỏp trong cụng tỏc quản lý thị trường truyện tranh..... 57
3.2.1. Đối với cụng tỏc quản lý............................................................. 57
3.2.2. Đối với cỏc Nhà xuất bản ........................................................... 58
3.3. Giải phỏp phỏt triển truyện tranh Việt Nam: .................................... 59
3.3.1. Chính sách đói ngộ hợp lý đối với những người sỏng tỏc truyện

tranh. ..................................................................................................... 59
3.3.2. Chỳ trọng công tác đào tạo: ........................................................ 59
3.3.3. Tổ chức định kỳ cỏc cuộc thi sỏng tỏc truyện tranh cho thiếu nhi:
............................................................................................................... 60
3.3.4. Hỗ trợ chi phớ xuất bản truyện tranh Việt .................................. 61
3.3.5. Xõy dựng thương hiệu nhõn vật truyện tranh Việt..................... 61
KẾT LUẬN ................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 65
PHỤ LỤC ................................................................................................... 66

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, truyện tranh
ngày một khẳng định vị trí của mình trên thị trường, và không ngừng
chinh phục trái tim độc giả, đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi. Dù ở bất kỳ
quốc gia, dân tộc nào, truyện tranh cũng đều ghi dấu ấn đậm nét và ln
là món ăn tinh thần không thể thiếu của các em.
Trên thị trường sách hiện nay, truyện tranh đang chiếm một thị
phần rất lớn. Từ khắp phố phường nơi đô thị đến các làng quê, đều dễ
dàng nhận thấy sự góp mặt đơng đảo của nhiều tiểu loại truyện tranh.
Trong các cửa hàng bán và cho thuê truyện, trên những kệ sách luôn đầy
ắp những cuốn truyện tranh đa dạng về nội dung và hình thức biểu hiện.

Truyện tranh đang dần giữ một mảng quan trọng trong đời sống tinh thần
của các em, đồng thời góp thêm một luồng gió mới thúc đẩy sự phát
triển của văn hóa đọc.
Đang trong q trình hình thành và phát triển nhân cách, thiếu nhi
cần được bổ sung tri thức, hiểu biết ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống,
tiếp xúc với nhiều dạng quan hệ xã hội khác nhau. Tri thức phong phú và
các mối quan hệ xã hội đa dạng được phản ánh qua nhiều đề tài và thể
loại truyện tranh. Mỗi cuốn sách lại cung cấp cho các em những tri thức
và thông tin ở một số lĩnh vực nhất định. Qua nội dung phản ánh, truyện
tranh có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của người đọc.
Khơng thể phủ nhận vai trị và ý nghĩa của những tác phẩm truyện tranh
thực sự (đẹp về hình thức lẫn nội dung chuyển tải) đối với sự phát triển
của các em. Song, truyện tranh cũng có mặt trái của nó. Do mang đặc
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

trưng là sự kết hợp giữa truyện và tranh nên lời dẫn truyện đôi khi ngắn
gọn đến cụt nghĩa, điều này ảnh hưởng xấu đến ngôn ngữ trẻ và hạn chế
khả năng tư duy trừu tượng. Hơn nữa, sự xuất hiện tràn lan của hàng loạt
cuốn truyện mang nội dung bạo lực, hentai (truyện tranh gợi dục) đã dẫn
đến nhiều hậu quả nguy hại, làm hoen ố tâm hồn trẻ thơ – lứa tuổi còn
thiếu kinh nghiệm sống. Ở các em, tính hiếu kỳ, ham học hỏi, và thích
khám phá là nét nổi bật, song cần phải được định hướng đúng đắn.
Xuất phát từ sự quan tâm về vấn đề thực tế đó, với mong muốn
góp thêm một cách nhìn nhận, đánh giá về những mặt ưu và hạn chế của

truyện tranh dành cho thiếu nhi, em quyết định chọn đề tài: “Truyện
tranh dành cho thiếu nhi – những mặt tích cực và hạn chế” để đi sâu tìm
hiểu, phân tích.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Truyện tranh và những ảnh hưởng của nó đối với các em thiếu
niên, nhi đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp điều tra xã hội học
4. Đóng góp của đề tài
Với những phân tích, đánh giá dựa trên các cứ liệu cụ thể, xác
thực, đề tài đã góp thêm một tư liệu tin cậy cho những ai quan tâm đến
mảng truyện tranh dành cho thiếu nhi trên thị trường hiện nay.
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Tài liệu tham khảo,
đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Vài nét về thể loại truyện tranh dành cho thiếu nhi.
Chương 2. Thực trạng về thị trường truyện tranh dành cho thiếu
nhi hiện nay.

Chương 3. Một số giải pháp trong công tác quản lý thị trường
truyện tranh dành cho thiếu nhi.

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

Chương 1. VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN TRANH
DÀNH CHO THIẾU NHI
1.1. Tâm lý lứa tuổi thiếu nhi
1.1.1. Lứa tuổi nhi đồng (6-11 tuổi)
Mỗi thời kỳ phát triển của con người có một vị trí, vai trị và ý nghĩa
nhất định. Trong từng giai đoạn đó lại có những nét tâm lý, đặc trưng riêng
mà đứa trẻ phải trải qua. Sự chuyển đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác
bao giờ cũng gắn với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới về thể chất.
Ở lứa tuổi nhi đồng, các em đã có một trình độ phát triển tâm lý cần
thiết để bắt đầu học tập. Sự sắc bén và tươi sáng của tri giác, lòng ham hiểu
biết là đặcđiểm nổi bật. Trẻ tri giác những thuộc tính, dấu hiệu, đặc điểm
trực tiếp gây cho trẻ cảm xúc. Do đó trẻ tri giác được cái trực quan rực rỡ,
cảnh sinh động tốt hơn và có cảm xúc nhiều hơn.
Tâm lý trẻ nhỏ phần lớn là những tâm trạng rời rạc khác nhau, là một
tổ hợp thiếu hệ thống. Sự phát triển tâm lý thể hiện ở chỗ những tâm trạng
đó dần dần chuyển thành các nét của nhân cách ổn định. Lúc này, nếu được
giáo dục cẩn thận, những kinh nghiệm sống được mở rộng và phát triển thì
động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác và có ý nghĩa xã hội.
Một đặc điểm dễ nhận thấy nữa là, lứa tuổi này rất giàu trí tưởng

tượng. Từ những câu chuyện được kể được nghe trên lớp học hay ở nhà khi
đi ngủ buổi tối, các em tự thêu dệt những mơ mộng dễ thương đến bất ngờ.
Sau này khi lớn hơn một chút, khi được tiếp xúc thân tình với một người
lớn nào đó có nhân cách cao thượng và giỏi giang, các em sẽ nhanh chóng
hình thành mơ ước mai này được như thế. Trong học tập, các em rất hào
hứng dễ cuốn hút theo các ý tưởng, các kiến thức mới lạ và không ngừng
đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Một khi nơi các em lý trí bắt đầu hoạt
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

động âm thầm, các ý tưởng như thế sẽ dần sáng tỏ ra, cho dù các em chưa
thể lý luận, suy diễn theo dạng đặt vấn đề như :“vì vậy”, “cho nên”, “do
đó”... như người lớn. Nhưng mặt khác, các em đã khơng cịn thỏa mãn với
dạng câu hỏi “tại sao?” mà đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn “làm thế
nào?”, tức là có khuynh hướng khách quan hơn, sâu xa hơn.
Với đặc trưng là tư duy hình tượng cụ thể chiếm ưu thế, trong quá
trình nhận thức thế giới xung quanh những hình tượng trực quan sinh động
dễ gây ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn các em. Ngôn ngữ giao tiếp của các em
đang ở giai đoạn phát triển. Những cuốn truyện tranh đầy màu sắc, hình
ảnh minh họa và ngơn từ đơn giản, dễ hiểu sẽ thu hút được sự quan tâm đặc
biệt từ các em. Với nội dung phong phú, viết về thế giới động vật, tình bạn,
hay phỏng theo những câu chuyện cổ tích thần tiên, truyện tranh đã được
nhi đồng đón đọc thường xuyên. Theo thống kê, nhu cầu đọc truyện tranh
của lứa tuổi này rất cao, chiếm tới 92%. Điều đó chứng tỏ sức hút của
truyện tranh đối với các em là vô cùng lớn.

1.1.2. Lứa tuổi thiếu niên (11-15 tuổi)
Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn chuyển từ lứa tuổi ấu thơ sang người
lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất trong
cuộc đời của mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt
những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi
điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội. Ở các em đã bước đầu định hình
và muốn khẳng định phong cách riêng, nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm
lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Lứa tuổi thiếu niên (hay cịn gọi là tuổi dậy thì) có các tiêu chuẩn xác
định điểm đầu và điểm cuối của tiến trình, dựa trên các bình diện của cá
nhân như sau:

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

1

Trí năng

Điểm đầu: Khả năng tư duy hình thức
hay điều kiện
Điểm cuối: Thuần thục lối tư duy nào
Trong đời thường.

2


Thể lý

Điểm đầu: Dấu hiệu “trổ mã” bề ngồi
(tùy giới tính)
Điểm cuối: Đạt đế khả năng truyền sinh.

3

Tâm cảm

Điểm đầu: Bảo vệ sự riêng tư, bí mật, tự
khẳng định.
Điểm cuối: Có nhân các khá rõ, tự lập,
chín chắn.

4

Pháp luật

Điểm đầu: Luật cho phép ở nhà một
mình (12 tuổi).
Điểm cuối: Thi hành một số quy định
của pháp luật

5

Tương giao

Điểm đầu: Thích tương giao với bạn bè


Xã hội

hơn gia đình.
Điểm cuối: Chững chạc và giao tế, tự
trách nhiệm.

Đặc điểm tâm lý nổi bật độ tuổi từ 11-15 chính là “hay nổi loạn”.
Các em thích biểu hiện, muốn khẳng định mình qua các hoạt động, tính
cách và trang phục. Lứa tuổi này bắt đầu chau chuốt hình ảnh của mình
trước người khác, vì thế thường biểu hiện cá tính của mình qua cách ăn
mặc, nói năng, ứng xử khác người, hoặc bắt chước các nhân vật, thần tượng
một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, các em đang đi thử các khn mẫu
khác nhau để xây dựng cho bản thân mình một hình ảnh riêng. Một điểm
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

nữa là, độ tuổi này đang có sự thay đổi cả về tâm sinh lý nên sức ép từ việc
học hành và các hoạt động dễ khiến các em bị áp lực, stress. Do vậy nhu
cầu giải trí của các em rất cao.
Về trí năng, sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức vượt trên cái cụ
thể khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn như trước nữa. Trái lại,
khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ ln phân tích, đối chiếu, lập luận phê
bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Lúc này,
tính tị mị ham hiểu biết thích khám phá của các em rất lớn. Tri giác của

các em vẫn cịn khơng chủ định (mặt trẻ con) với màu sắc rực rỡ, hình thù
kỳ lạ, hấp dẫn. Ấn tượng ban đầu vẫn giữ vai trò quan trọng. Điều này giải
thích vì sao hứng thú đọc truyện tranh của lứa tuổi này vẫn rất cao (chiếm
72%), chỉ đứng sau thể loại truyện ngắn và vừa (81%).
Theo khảo sát, hầu hết các em đều thích đọc truyện tranh với các đề
tài như: Khoa học viễn tưởng, trinh thám, tình bạn… Cuộc sống muôn màu
với biết bao điều mới lạ ln tạo nên sự tị mị, thích thú, và các em đã tìm
thấy những điều đó, những sự lý giải trong truyện tranh. Đây cũng chính là
lý do sau những giờ học tập và lao động mệt mỏi, các em tìm đến với
những trang truyện hài hước, thú vị như Đơrêmon, thần đồng đất Việt…
hay thả mình trong truyện tranh cổ tích để sống lại những giây phút hồn
nhiên của thủa thơ ấu. Mỗi trang truyện đọc chỉ mất khoảng thời gian từ 3 5 giây, nhưng có thể mang lại cảm giác thoải mái, phấn chấn tinh thần cho
các em. Do vậy truyện tranh được lứa tuổi này đón nhận rất nồng nhiệt.
1.2. Vài nét về thể loại truyện tranh dành cho thiếu nhi
1.2.1. Đặc điểm của thể loại truyện tranh
Từ lâu, truyện tranh được biết đến như một món ăn tinh thần khơng
thể thiếu trong cuộc sống của lứa tuổi thiếu nhi, nhờ sức hấp dẫn đặc biệt
của nó. Về nguồn gốc, truyện tranh xuất hiện đầu tiên trong các tác phẩm
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

của một số họa sỹ người Anh ở thế kỷ XVIII – XIX, nổi bật là Geogre
Crurkshark, James Gillray, William Hogarth và Thomas Rowlandson. Các
họa sỹ này đã tiên phong trong việc dùng những bức vẽ nhỏ để minh họa
cho câu chuyện của mình thêm sinh động. Tiếp sau đó, trào lưu dùng tranh

kết hợp với truyện trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm đặc biệt của
độc giả. Truyện tranh có một số đặc điểm như sau:
Truyện tranh bao gồm hai phần bổ sung, phối hợp chặt chẽ cho nhau,
đó là tranh và truyện. Truyện trong truyện tranh là những câu chuyện ngắn,
hoàn chỉnh, dùng lời để thuyết minh cho tranh ở mức ngắn gọn, dễ hiểu.
Cũng bởi yêu cầu phải hết sức ngắn gọn không thể diễn giải nhiều vấn đề
mà ngôn ngữ được sử dụng một cách tỉnh lược, xúc tích, cốt yếu nhất, song
vẫn làm sáng tỏ nội dung mà truyện đề cập tới. Còn phần tranh được vẽ
một cách sinh động, chân xác với nội dung để minh họa và tăng thêm sức
hấp dẫn, lôi cuốn độc giả. Trong truyện tranh, truyện và tranh đều có vị trí
quan trong như nhau, nếu mất đi một trong hai phần, khơng có sự hỗ trợ,
liên kết thì sẽ khơng cịn là truyện tranh nữa. Phần truyện, nội dung phải
ngắn gọn, không quá phức tạp, hình vẽ phải đẹp, màu sắc tươi sáng, sinh
động, đường nét sắc xảo, bố cục hợp lý. Tranh và truyện phải tương hỗ tạo
nên một sự thống nhất, hài hòa, tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tình cảm
của người đọc. Cũng bởi thế nó nhanh chóng dành được sự đón nhận nồng
nhiệt của đơng đảo bạn đọc, đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu niên.
Xét về kết cấu tác phẩm, truyện tranh với tính chất kết cấu cố hữu là
những “liên hoàn đoản thiên tiểu thuyết” (liên hồn tiểu thuyết gồm ba
dạng chính thức là: Liên hoàn theo tập, liên hoàn theo tiểu thuyết và liên
hoàn theo chương). Điểm nàykhác với kiểu kết cấu xuyên suốt và đồ sộ của
các tác phẩm văn xuôi “đại tự sự” như tiểu thuyết, trường ca...
Về cấu trúc văn bản, truyện tranh có tính chất ngun hợp giữa bốn
bộ mơn nghệ thuật cơ bản đó là: điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa và văn học.
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A



Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

Về lý luận, truyện tranh thuộc về thể tự sự nhưng sự nguyên hợp giữa yếu
tố kịch và yếu tố tự sự trong thể loại này là một đặc trưng nổi bật. Ngồi ra,
do đặc tính “liên văn bản” của truyện tranh mà người tiếp nhận có khi phải
đọc ngang khung tranh, có khi lại dọc khung tranh. Thậm chí, ở một số tác
phẩm truyện tranh gần đây như: “Ninja loạn thị” tác giả cịn chủ đích để
người đọc phải đọc từ phải qua trái. Do đặc điểm độc đáo riêng có, nên
truyện tranh vẫn chấp nhận kiểu trình bày này.
Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo, truyện tranh được cho là thể loại văn
học duy nhất đến giờ vẫn chấp nhận sự phổ biến của việc “sáng tác tập
thể”. Công tác sáng tác truyện tranh nhiều khi phổ biến với sự kết hợp của
người viết kịch bản với người trình bày yếu tố hình vẽ. Chính hình thức
sáng tác tập thể đã giúp truyện tranh khơng hồn tồn chịu ảnh hưởng độc
tơn của một tư duy nào.
Một đặc điểm thường thấy nữa là, trong mỗi cuốn truyện tranh
thường có bảng thơng tin cá nhân về các nhân vật. Nó mang tính chất mật
mã nguồn rất quan trọng. Khi một nhân vật mới xuất hiện lần đầu, tác giả
khơng chỉ giới thiệu tên mà cịn cho biết thêm một số thơng tin thú vị, khơi
hài. Đó có thể là thơng tin về nhóm máu, chịm sao tử vi, giới tính, sở thích
đặc biệt và nội tâm nhân vật. Các thông tin này đều mang dụng ý của tác
giả, ví như: Người thuộc chịm sao Song ngư sẽ có đời sống nội tâm tình
cảm, người thuộc chịm sao Sư tử sẽ có đời sống nội tâm mạnh mẽ, nhóm
máu AB thì trầm tính, nhóm máu O thì sôi nổi... Như vậy, nếu lưu ý đến
bảng thông tin được cung cấp thì người đọc sẽ đốn biết được phần nào
tính cách của các nhân vật.
1.2.2. Một số đề tài của thể loại truyện tranh dành cho thiếu nhi
Thực tế khảo sát về nhu cầu, hứng thú đọc truyện tranh của thiếu nhi cho
thấy, hầu hết các em đều rất thích đọc truyện tranh với các đề tài phong phú
như: Khoa học viễn tưởng, trinh thám, cổ tích, chiến đấu, lịch sử, tình bạn.

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

Cũng như tất cả các sáng tác viết cho thiếu nhi, truyện tranh không
giới hạn trong một khn khổ nào. Hiện trên thị trường, truyện tranh góp
mặt với rất nhiều đề tài khác nhau. Mỗi đề tài đều có sức hấp dẫn riêng, vì
vậy đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đọc của các em. Một số đề tài hiện
đang được các em u thích, đó là:

Trinh thám
Khoa học
viễn

Lịch sử

tưởng
Đề tài
truyện tranh
u thích

Võ hiệp

Cổ tích

Tình bạn


Tuy nhiên, nhu cầu và sở thích đọc truyện tranh với các đề tài này
cũng có sự khác nhau giữa độ tuổi nhi đồng và thiếu niên, giữa nam và nữ.
Số liệu điều tra tại Thư viên Hà Nội cho thấy:

Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

Tổng số

Phân chia

Phân chia

lứa tuổi

giới tính

Đề tài u
thích

Số

Tỷ lệ


Nhi

Thiếu

lượng

%

đồng

niên

Nam

Nữ

Trinh thám

41

63

37

70

69

63


Khoa học

35

55

62

53

69

44

Chiến đấu

18

28

23

29

42

25

Tình bạn


30

47

39

47

39

52

Cổ tích

13

20

77

9,8

7,8

27

Lịch sử

8


12

8

14

11

13

viễn tưởng

( Nguồn: Khảo sát thực tế tại Thư Viện Hà Nội 6/5/2009
với 64 bạn đọc nhỏ.)
 Truyện tranh đề tài trinh thám
Là thể loại có sức hấp dẫn và được đón nhân nồng nhiệt nhất. Số liệu
điều tra cho thấy, 63% bạn đọc thiếu nhi yêu thích đọc truyện trinh thám.
Truyện trinh thám hay cịn gọi là truyện tình báo, có đặc trưng là ln đưa
người đọc vào những tình huống gay cấn, hồi hộp, phưu lưu mạo hiểm, rồi
sau đó tháo gỡ bằng trí thơng minh, óc phán đốn tài tình của các nhân vật.
Các tập truyện tranh nội dung rất đa dạng, mỗi cuốn là một vấn đề khác
nhau, không gây ra sự nhàm chán cho các em. Những chuyến đi đầy bất
ngờ, thú vị, mạo hiểm, những hành động táo bạo, dũng cảm và sự thơng
minh, mưu trí để giành lấy thành công của các nhân vật đã thực sự lôi cuốn
các em.
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A



Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

Hứng thú đọc truyện tranh về đề tài trinh thám cũng có sự phân chia
theo lứa tuổi và giới tính. Các em thiếu niên có tính tự lập cao hơn, kinh
nghiệm sống nhiều hơn, thích phưu lưu mạo hiểm nên có xu hướng u
thích đọc truyện tranh đề tài trinh thám hơn nhi đồng (thiếu niên 70%, nhi
đồng 37%)
Các em nam do đặc điểm tâm lý giới mạnh mẽ và hiếu động nên
cũng đọc truyện trinh thám nhiều hơn nữ (nam 69%, nữ 63%).
 Truyện tranh Khoa học viễn tưởng
Truyện khoa học viễn tưởng nói chung và truyện tranh khoa học viễn
tưởng nói riêng được ra đời nhờ vào trí tưởng tượng hết sức phong phú,
dựa trên tri thức khoa học của tác giả. Đây cũng là một loại truyện hấp dẫn
mạnh mẽ, chỉ đứng sau thể loại truyện trinh thám (chiếm 55%). Loại truyện
này giàu trí tưởng tượng, giàu kiến thức khoa học, giúp các em khám phá
những thế giới mới chưa từng biết đến, với những phương tiện tiên tiến,
những thành tựu khoa học mà con người đang muốn đạt được. Truyện
tranh đề tài khoa học viễn tưởng đã khơi dậy tính tị mị, ham hiểu biết, và
trí tưởng tượng phong phú của các em. Có thể kể đến một số truyện tiêu
biểu như: “Dũng sĩ Hecman”, “Harry Potter”, “Đôrêmon”...
Sức hấp dẫn của những tập truyện đề tài khoa học viễn tưởng hết sức
mạnh mẽ. Không chỉ các em nhi đồng mà thiếu niên cũng rất say mê. Tỷ lệ
các em yêu thích loại truyện này là 55%. Trong đó, nhi đồng chiếm 62%,
thiếu niên 53%, nam 69%, nữ 44%.
 Truyện tranh đề tài chiến đấu
Đây là loại truyện mà hiện nay số đầu sách khá lớn. Có thể kể đến
các cuốn được thiếu nhi đọc nhiều như: “Tân tepi”, “Thanh kiếm biến
hình”, “Sailormon”... Hầu hết các loại truyện này đều dịch của nước ngoài,
và nội dung thì cịn nhiều điểm đáng lưu tâm. Do bản tính hiếu động của

lứa tuổi thiếu nhi, những pha đánh nảy lửa, những tiếng hét và sự va chạm
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

của vũ khí trong cuộc giao chiến làm cho các em thích thú. Điều tra tại Thư
viện Hà Nội cho thấy, truyện tranh đề tài chiến đấu được chọn đọc chiếm
mức trung bình (28%) và chủ yếu là các em nam thích đọc (42%).
 Truyện tranh đề tài tình bạn
Trong cuộc sống, tình bạn là tình cảm thiêng liêng và vơ cùng quan
trọng của mỗi người. Tình bạn gắn liền từ thuở ấu thơ, và mỗi chặng đường
qua, mỗi người lại có thể kết thêm những người bạn. Đó sẽ là sức mạnh
giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại và vững chắc bước vào đời.
Có lẽ vì vậy mà truyện tranh đề tài tình bạn cũng nhận được sự quan tâm
không nhỏ của các em, chiếm 47% trong số các đề tài truyện tranh được
u thích. Lứa tuổi thiếu niên có nhu cầu giao lưu bạn bè rất lớn. Một mặt,
các em khao khát được giao tiếp và hoạt động trong môi trường tập thể, với
những người bạn thân thiết, tin cậy. Mặt khác, cũng biểu thị một nguyện
vọng không kém phần quan trọng là được bạn bè thừa nhận, tơn trọng
mình. Chính vì vậy mà thiếu niên tỏ ra yêu thích thể loại này hơn nhi đồng
(thiếu niên 47%, nhi đồng 39%). Các em nữ, do đặc điểm tính cách giàu
cảm xúc, dịu dàng nên yêu thích đọc thể loại này hơn các em nam (nữ 52%,
nam 39%).
Truyện tranh Việt viết về đề tài tình bạn khá đa dạng, song chủ yếu
dành cho độ tuổi nhi đồng. Những cuốn truyện này hầu hết là dưới dạng
đồng thoại như: “Chuyện cú và công”, “Rùa và thỏ”, “Chú dê có móng

chân vàng”... Nội dung của các tập truyện mang tính giáo dục nhẹ nhàng,
dễ hiểu về tình bạn. Truyện dạy các em cách đối xử với bạn bè: biết tôn
trọng và giúp đỡ bạn, không coi thường bạn, nếu không sẽ phải trả giá cho
những hành động thiếu khiêm tốn của mình. Các em thiếu niên cũng rất
u thích truyện tranh đề tài tình bạn, tuy nhiên truyện tranh trong nước
chưa đáp ứng đủ. Do vậy, một lần nữa truyện tranh dịch của nước ngoài lại
chiếm ưu thế trong lựa chọn đọc của thiếu niên.
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

 Truyện tranh đề tài cổ tích
Kho tàng truyện cổ tích của nhân loại rất đa dạng và phong phú, thể
loại này xuất bản dưới hình thức truyện tranh rất nhiều. Các em khơng chỉ
u thích đọc truyện trong nước mà còn quan tâm đến cả truyện tranh cổ
tích của nước ngồi. Cái hay của truyện cổ tích là ở chỗ, dù có tưởng tượng
bay bổng đến đâu, cốt truyện cổ tích bao giờ cũng chứa đựng giá trị nhân
bản: Thiện thắng ác, ở hiền gặp lành. Truyện cổ tích sẽ giúp các em định
hướng thế giới xung quanh, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn cho trẻ.
Nhập thân vào câu chuyện, làm cho các em thấy mình là người tham gia
dũng cảm vào cuộc đấu tranh tưởng tượng vì cơng lý, nhân đạo và tự do.
Các em sẽ mở rộng lịng mình, biết thơng cảm với những số phận bất hạnh
trong cuộc sống. Đó là những điều căn bản trong nhân cách, cần được trân
trọng và lưu truyền. Truyện tranh đề tài cổ tích lơi cuốn lứa tuổi nhi đồng
nhiều hơn thiếu niên (nhi đồng 77%, thiếu niên 9,8%). Các em nữ thích đọc
hơn các em nam (nữ 27%, nam 7,8%).

 Truyện tranh đề tài lịch sử:
Nhìn vào thị trường truyện tranh có thể thấy, truyện về đề tài lịch sử viết
cho thiếu nhi khá nhiều, song việc xuất bản đề tài này dưới dạng truyện tranh
thì cịn hạn chế. Mặc dù thể loại này rất bổ ích đối với các em, nhưng hứng thú
đọc của các em còn khiêm tốn, chỉ chiếm 12%. Trong đó, thiếu niên u thích
đọc truyện tranh lịch sử hơn nhi đồng (thiếu niên 14%, nhi đồng 8%). Ngồi
việc tìm đọc truyện tranh lịch sử dân tộc, các em còn đọc thêm thể loại này của
các nước khác để mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết về các dân tộc trên thế giới.
Trong đó, lịch sử Trung Quốc là hấp dẫn các em hơn cả.
1.3. Vai trò của thể loại truyện tranh đối với thiếu nhi
Trong xã hội thông tin hiện đại, thế giới của âm thanh, hình ảnh đang
dần chiếm ưu thế và lấn át văn hóa đọc. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định
rằng, sách có một số tính năng khơng thể thay thế được. Sách nói chung và
truyện tranh nói riêng vẫn là nguồn bổ sung kiến thức vô tận, là chỗ dựa
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

tinh thần không thể thiếu với những ai ham hiểu biết. “Thế giới vô cùng vĩ
đại, cặp mắt của bạn chỉ thấy được một phần nhỏ bé khơng đáng kể. Bởi
vậy bạn hãy tìm lấy các sự kiện ở trong sách. Hãy tích lũy hàng ngày các
sự kiện ấy” (Obrutrep).
Ngồi những cuốn sách bổ ích khác, truyện tranh cũng là một thể
loại rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em thiếu nhi. Từ lâu nó đã trở
thành người bạn thân thiết mang đến sự thư thái, vui vẻ cho các em. Song,
không chỉ dừng lại ở đó, những cuốn truyện tranh trong và ngồi nước có

nội dung và hình thức tốt cịn góp phần giáo dục đạo đức, nâng cao trình độ
thẩm mỹ, phát huy trí tưởng tượng, truyền tải thơng tin giúp độc giả thu
nạp thêm tri thức khoa học và đời sống. Vai trò của thể loại truyện tranh
được thể hiện ở một số mặt cụ thể như sau:
1.3.1. Truyện tranh là một loại hình giải trí mang lại tinh thần
thoải mái
Các em thiếu nhi hiện nay chịu rất nhiều áp lực từ việc học hành, rèn
luyện. Do vậy nhu cầu giải trí cũng rất cao. Để giải tỏa căng thẳng sau
những giờ học, các em thường tìm đến với truyện tranh. Đây được coi là
người bạn tinh thần yêu thích của thiếu nhi. Tùy vào sở thích, các em sẽ lựa
chọn những đề tài phù hợp để thưởng thức, giải trí. Đọc truyện tranh khơng
mất nhiều thời gian, và ít phải tập trung tư duy như các loại sách khác.
Những câu chuyện, những vấn đề mà truyện đưa ra rất phong phú, thú vị và
được minh họa sinh động, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Thể loại này nhanh
chóng mang lại tinh thần hứng khởi, giảm stress, do đó nó ln là sự lựa
chọn hàng đầu của thiếu nhi trong hoạt động giải trí.
1.3.2. Truyện tranh giúp trẻ tích lũy thêm vốn ngôn ngữ
Nghiên cứu cho thấy, ngôn ngữ là vỏ của tư duy. Tư duy có thể phát
triển trên cơ sở sự phát triển của ngôn ngữ. Đối với trẻ, việc hình thành,
tích lũy và phát triển vốn ngơn ngữ là điều cực kỳ quan trọng trong quá
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

trình nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng cả về tự nhiên và xã hội. Hay
nói cách khác là tồn bộ q trình nhận thức thế giới xung quanh. Truyện

tranh đã phần nào giúp trẻ trong phương diện này, đặc biệt là ở lứa tuổi
thiếu nhi. Đó là cách tư duy hợp lý bắt đầu từ câu chữ (lời dẫn truyện, thời
gian, không gian, phong cảnh, tâm trạng, tình cảm... của các nhân vật trong
truyện). Điều này không những giúp trẻ tiếp cận ngày càng nhiều hơn với
từ ngữ mới mà còn giúp các em suy nghĩ, vận dụng từ ngữ tốt hơn trong
việc biểu cảm tâm tư nguyện vọng của bản thân cũng như mối quan hệ
nhiều chiều trong cuộc sống. Như thế, việc tiếp xúc với truyện tranh có
chất lượng, cũng là một cơ hội tốt để các em tích lũy vốn từ ngữ một cách
có hiệu quả, đồng thời góp phần vào việc hình thành tư duy và nhân cách.
1.3.3. Truyện tranh khơi dậy lịng tự hào dân tộc, góp phần hình
thành lý tưởng cao đẹp
Các tác phẩm truyện tranh về đề tài lịch sử làm sống lại những thời
kỳ đã qua, gợi cho các em lòng tự hào về quá khứ oai hùng của dân tộc.
Các em được học, được biết những sự kiện, nhân vật qua môn lịch sử. Tuy
nhiên, sách giáo khoa lịch sử toàn sự kiện, nhiều số liệu và ít hình ảnh minh
họa nên các em khó nhớ. Đến với truyện tranh đề tài lịch sử, các em sẽ dễ
dàng ghi nhớ nhiều nhân vật, sự kiện trong chặng đường dài đấu tranh giải
phóng dân tộc. Có thể nói, việc giảng dạy lịch sử cho các em thiếu nhi là
hết sức cần thiết. Goorki đã nói: “Ngay từ lúc trẻ bắt đầu có ý thức về thế
giới xung quanh, các em phải được biết dần dần sự nghiệp của các thế hệ
trước mình, việc đó giúp các em hiểu rõ ràng những gì cha ơng mình đã
làm ra trước kia chính là cho các em. Hãy kể lại một cách thành thực và
giản dị cho các em biết lịch sử quá khứ vĩ đại của những gian truân, những
sai lầm và thất bại của chúng ta, nói đến tất cả những gì đã đem lại nỗi gian
lao và vui sướng của cha ơng ta, và những gì ngày nay đang giày vị chúng
ta hoặc nhóm lên ngọn lửa dũng cảm trong tim ta”. Qua các sáng tác truyện
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A



Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

tranh về đề tài lịch sử, các em sẽ học tập được gương sáng của những anh
hùng dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm và chinh phục tự nhiên. Các
em sẽ rút ra cho mình nhiều bài học vinh quang nhưng cũng thấm đẫm mồ
hôi của cha ơng đi trước. Từ đó dâng lên trong lịng các em niềm tự hào sâu
sắc về thành quả của cha ông, biết quý trọng di sản của thế hệ trước, để rồi
thấy được trách nhiệm của mình. Đồng thời, những điều các em cảm nhận
được qua nội dung truyện cũng góp phần hình thành lý tưởng sống cao đẹp
cho các em sau này.
1.3.4. Truyện tranh góp phần giáo dục đạo đức
Truyện tranh đề tài cổ tích đã dạy cho các em lẽ sống ở đời, ngay từ
nhỏ đã học được đức tính nhân hậu, bao dung, hướng các em trở thành
những cơng dân có ích cho xã hội.
Nhiều người đã cho rằng, truyện cổ tích đã đưa các em về thế giới thần
tiên xa rời thực tế. Thực ra khơng phải như vậy. Chính truyện cổ tích đã
chỉcho các em biết cách phân biệt cái thiện, cái ác, hướng các em tới cái chân
- thiện - mỹ. Việc chia tuyến nhân vật làm 2 tuyến đối lập nhau: thiện - ác, tốt
- xấu... đã giúp tác giả dân gian thể hiện quan điểm nhân sinh của mình. Khi
đọc truyện cổ tích các em có tâm lý đứng về phía các nhân vật dũng cảm,
trung thực, hiền hậu, căm ghét kẻ độc ác, những điều bất công. Các em hiểu
và cảm thông cho những mảnh đời éo le, bất hạnh của nhiều nhân vật mà
truyện phản ánh. Như thế, có nghĩa là tâm hồn trẻ thơ đã biết rung cảm, biết
đau buồn, vui sướng cùng người khác. Năng lực này giúp các em thốt ra khỏi
cái khn khổ chật hẹp của lợi ích và tính cá nhân, từ đó rộng mở lịng mình
hơn, biết quan tâm và đối xử tốt với moi người xung quanh.
Bên cạnh đó, các truyện tranh về đề tài tình bạn cũng khơi dậy trong
các em lịng vị tha, biết cảm thơng, chia sẻ nhiều hơn với bạn bè. Những

xích mích, dỗi hờn và cách giải quyết ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần gũi
trong cuộc sống thường nhật, vì thế các em dễ tìm thấy mình trong đó. Lấy
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

một ví dụ như: Thời gian gần đây, hai cuốn truyện tranh Việt Nam được
bạn nhỏ cực kỳ yêu mến, đó là “Thần đồng đất Việt”, “Kỳ bí đất Phương
Nam” cũng đã đề cập đến những tình cảm bạn bè cảm động, đồn kết và
gắn bó. Sự chia sẻ, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn chính với tấm lòng cao cả
đã chinh phục trái tim bạn đọc. Hơn nữa, khi đọc những câu chuyện đẹp về
tình cảm bạn bè, gia đình và nhiều gương mặt vượt khó để thành đạt, các
em ln có xu hướng cố gắng vươn lên gặt hái thành công. Điều này sẽ trở
thành mục tiêu, động lực để các em phấn đấu trong học tập, sống cởi mở và
vị tha hơn với mọi người. Những tình bạn cao cả, đẹp đẽ mà truyện tranh
thể hiện cũng góp phần bồi đắp nên những tình bạn trong sáng ngồi đời.
1.3.5. Truyện tranh khơi dậy trí tưởng tượng phong phú
Bạn đọc thiếu nhi vốn có tính hiếu kỳ, ham học hỏi. Gặp một sự việc
gì hay một hiện tượng gì mới mẻ các em đều đặt câu hỏi và muốn tìm hiểu,
khám phá để tìm ra câu trả lời. Ở độ tuổi này, trí tưởng tượng của các em
rất phong phú và ngộ nghĩnh. Đọc truyện tranh cổ tích, các em có khi tưởng
tượng mình sẽ gặp được một bà tiên tốt bụng, gặp được chàng Thạch Sanh
dũng cảm, thậm chí tưởng tượng mình là một siêu nhân có các khả năng kỳ
diệu ln đi giúp đỡ mọi người. Nói về vấn đề này, Lỗ Tấn từng nhấn
mạnh: “Các em đáng để chúng ta mến phục. Các em hay nghĩ đến cảnh
trăng sao, đến chuyện dưới đất, nghĩ đến tác dụng của hoa, nghĩ đến ngơn

ngữ của lồi cơn trùng, nghĩ đến việc bay lên trời cao, nghĩ đến việc rúc
vào ổ kiến.”
Truyện tranh về đề tài khoa học viễn tưởng được xây dựng nhờ vào
trí thức khoa học và trí tưởng tượng phong phú của tác giả, do vậy không
những mở ra trước mắt các em một thế giới kỳ diệu mà còn bồi dưỡng cho
các em lòng yêu khoa học, rèn luyện cho các em tính sáng tạo và làm
phong phú thêm trí tưởng tượng. Đến với truyện tranh đề tài khoa học viễn
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

tưởng, trí tưởng tượng của các em có điều kiện để phát huy. Đây chính là
yếu tố giúp các em phát triển tư duy và sáng tạo của mình. Goorki đã nói:
“Thiếu óc tưởng tượng thì cả khoa học, vật lý, ngành hóa học cũng đều
đình đốn hồn tồn, bởi vì xây dựng những giả thiết mới, phát minh ra
những dụng cụ mới, những biện pháp nghiên cứu, thí nghiệm mới, tiên
đốn những hợp chất hóa học mới, tất thảy những thứ đó đều là sản phẩm
của óc tưởng tượng”. Giôn Tin đan – nhà vật lý học người anh đã lớn tiếng
bảo vệ truyện khoa học viễn tưởng: “Nếu khơng có sự tham gia của óc
tưởng tượng thì tất thảy những kiến thức của chúng ta về tự nhiên sẽ chỉ
hạn chế ở việc phân loại sự kiện mà thôi. Mối quan hệ giữa các nguyên
nhân và tác động của chúng sẽ tan ra tro bụi và đồng thời chính bản thân
khoa học mà mục đích là xác lập những mối liên hệ giữa các bộ phận khác
nhau của tự nhiên cũng hoàn toàn sụp đổ bởi vì óc sáng tạo chính là năng
lực nhanh chóng xác lập mối liên hệ ngày càng mới mẻ”. Như vậy có thể
nói việc say mê truyện tranh khoa học viễn tưởng với nội dung tốt đề cập

đến kiến thức khoa học trong cuộc sống, mang tính tích cực đối với sự phát
triển của các em là điều cần khuyến khích.
Các truyện tranh đề tài cổ tích, mang theo những ước mơ cao đẹp,
bay bổng, góp phần bồi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ em. Đó là một điều
hết sức cần thiết và quan trọng. Sự ly kỳ, biến đổi, hóa phép, sự xuất hiện
của ơng Bụt cứu giúp người lương thiện đã đi đúng vào tâm lý của các em,
kích thích trí tưởng tượng của các em. Ở lứa tuổi của các em, sự tưởng
tượng rất phong phú, các em rất thích những gì mới mẻ, phi thường, do vậy
truyện cổ tích đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu đó.
Trí tưởng tượng và những điều kỳ diệu trong cổ tích là một nghệ
thuật tuyệt vời làm cho tình cảm của các em ln bị rung động, tâm trí
cuốn hút bởi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Khi đọc truyện cổ tích, trí
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


Truyện tranh dành cho thiếu nhi – Những mặt tích cực và hạn chế

tưởng tượng của các em có điều kiện để phát triển rộng mở. “Tưởng tượng
là một phẩm chất cực kỳ q báu của trí tuệ lồi người” (Lênin).
Đến với truyện cổ tích, tâm hồn các em thêm phong phú, bay bổng.
Truyện dạy các em luôn đứng về lẽ phải, mở lịng mình để cảm thơng với
những số phận bất hạnh trong cuộc sống và tin rằng cuộc sống có nhiều
điều kỳ diệu.
1.3.6. Truyện tranh cung cấp thêm kiến thức khoa học và xã hội
Truyện tranh cũng là một trong những thể loại góp phần giáo dục
kiến thức khoa học, phát triển trí tuệ của thiếu nhi. Nhiều cuốn truyện tranh
đã nêu ra các sự kiện, hiện tượng kỳ lạ, thú vị trong cuộc sống hàng ngày

và lý giải nó một cách khoa học, giải đáp cho hàng loạt câu hỏi và thoả
mãn trí tị mị của các em. Ví như “Đơrêmon học tập”, “Những câu hỏi
thơng minh”, “Những điều có thể bạn chưa biết”... Rất nhiều câu chuyện
khoa học viễn tưởng giúp các em khám phá những chân trời mới lạ, khơi
dậy trong tâm trí các em niềm đam mê khoa học, phát huy sáng tạo. Không
những thế, truyện tranh đề tài khoa học viễn tưởng còn nhen nhóm lên
những ý tưởng mới táo bạo, chấp cánh cho ước mơ vươn cao, vươn xa của
các em.
Ngoài ra, trong các sáng tác truyện tranh, mặc dù thông tin khơng
nhiều, song nó cũng đã góp phần phản ánh hiện thực đời sống xã hội.
Những mối quan hệ trong gia đình, ngồi xã hội với các sự kiện cụ thể
cũng được truyện tranh khai thác. Việc diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu bằng
ngơn ngữ và hình ảnh sinh động đã giúp các độc giả hình dung và cảm
nhận một cách nhanh chóng. Lứa tuổi thiếu nhi vốn kinh nghiệm cịn rất ít,
mọi thứ xung quanh đều mới mẻ, thú vị nên luôn thu hút được sự quan tâm
khám phá của các em.
Lê Thị Oanh
 

Lớp QLVH 6A


×