Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Lễ hội đền sọ xã phù lỗ huyện sóc sơn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 60 trang )

TRờng đại học văn hoá h nội
Khoa quản lý văn hoá - nghệ thuật

Khoá luận tốt nghiệp


Đề tài:

Lễ hội đền Sọ x Phù Lỗ huyện sóc sơn h nội



Giảng viên hớng dẫn : Ts. Cao Đức Hải
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Thị Thu Nga

Lớp

: QLVH 8A

Hà Nội - 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Cao Đức Hải đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em làm bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cụ trong Tam tổng của đền Sọ cũng như ban quản
lý di tích đền Sọ đã nhiệt tình cung cấp tài liệu cho bài khóa luận của em!

Sinh viên


Đỗ Thị Thu Nga


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 1
MỤC LỤC .......................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Bố cục khóa luận ............................................................................................ 6
CHƯƠNG I: ĐỀN SỌ Ở XÃ PHÙ LỖ - HUYỆN SĨC SƠN .............7
1.1. Đơi nét về kinh tế - văn hóa – lịch sử huyện Sóc Sơn. ................................ 7
1.1.1. Địa lý - lịch sử - dân cư - kinh tế huyện Sóc Sơn. ..................................... 7
1.1.2. Sóc Sơn vùng đất văn hóa tâm linh........................................................... 9
1.2. Xã Phù Lỗ trong vùng đất Sóc Sơn.............................................................. 12
1.2.1.Vài nét về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư xã Phù Lỗ ................................... 12
1.2.2. Đặc điểm văn hóa dân gian xã Phù Lỗ .................................................... 14
1.3. Di tích đền Sọ ( đền Tam Tổng) .................................................................. 17
1.3.1. Quá trình hình thành đền Sọ ở Phù Lỗ ..................................................... 17
1.3.2. Kiến trúc và bài trí đền Sọ ........................................................................ 18
CHƯƠNG II: KHẢO CỨU LỄ HỘI ĐỀN SỌ ................................................... 21
2.1. Tìm hiểu về lễ hội đền Sọ xưa ..................................................................... 21
2.1.1. Truyền thuyết có liên quan đến các vị thần được thờ ở lễ hội đền Sọ ...... 21
2.1.2. Diễn trình lễ hội đền Sọ xưa. .................................................................... 26
2.2. Lễ hội đền Sọ những năm gần đây ............................................................... 34
2.2.1. Những yếu tố mới trong chương trình của lễ hội đền Sọ hiện nay. .......... 34



2.2.2. Thực tế công tác tổ chức lễ hội đền Sọ hiện nay và những vấn đề cần
giải quyết. ............................................................................................................ 37
CHƯƠNG III: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA LỄ HỘI ĐỀN SỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............................. 39
3.1. Những giá trị văn hóa của lễ hội đền Sọ. ..................................................... 39
3.1.1. Ý nghĩa của lễ hội đền Sọ trong đời sống tinh thần nhân dân hiện nay. 39
3.1.2. Lễ hội đền Sọ chứa đựng những giá trị văn hóa quý báu. ........................ 41
3.2. Cơ sở lý luận và thực tế của việc phát huy lễ hội đền Sọ. ........................... 47
3.2.1. Cơ sở lý luận của việc phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống đương
đại. ....................................................................................................................... 47
3.2.2. Nhu cầu về bảo tồn và phát huy lễ hội đền Sọ đối với đời sống văn hóa
- xã hội - kinh tế ở Phù lỗ huyện Sóc Sơn. ......................................................... 49
3.3. Những ý kiến góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa lễ hội
đền Sọ. ................................................................................................................. 51
3.3.1. Một số vấn đề về việc bảo vệ khơng gian di tích đền Sọ........................... 51
3.2.2. Những ý kiến đóng góp vào việc tổ chức lễ hội đền Sọ. ........................... 52
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nước ta có nền nơng nghiệp lúa nước lâu đời bởi vậy văn hóa cũng
mang đậm dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước ấy. Nhiều lễ hội cũng bắt
nguồn từ tập quán trồng lúa nước. Khi mùa màng thu hoạch xong, người ta tổ
chức lễ hội để ăn mừng cho một mùa bội thu và cảm ơn trời đất hay một vị
thần nào đó đã phù hộ cho cơng việc của họ. Cư dân nông nghiệp nước ta xưa
kia trồng trọt phụ thuộc tất cả vào thiên nhiên và đó cũng là một lý do họ coi
ông trời như một đấng siêu nhiên quyết định đến mùa màng của họ và nhiều

làng còn có vị thần nơng nghiệp của mình.
Bên cạnh đó có rất nhiều lễ hội nhân dân ta tổ chức để tưởng nhớ cơng
lao của các vị anh hùng có cơng với dân tộc, với làng. Như lễ hội đền Hùng
thờ các vị vua Hùng có cơng trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Hay lễ
hội đền Bà Chúa Kho tưởng nhớ một nữ anh hùng có cơng với nước thời Lý,
hội gò Đống Đa ghi nhớ tới người anh hùng áo vải Tây Sơn đã dẹp tan mười
tám vạn quân Thanh.
Trong những lễ hội ca ngợi công lao của các vị anh hùng dân tộc không
thể không kể đến các lễ hội về Thánh Gióng, cậu bé lên ba chưa biết nói, biết
cười nhưng đã dẹp tan giặc Ân xâm lược. Trong chuỗi lễ hội Gióng thì lễ hội
đền Sọ (đền Tam Tổng) ở xã Phù Lỗ - Sóc Sơn – Hà Nội là lễ hội rất ý nghĩa
và thiêng liêng. Nói về người anh hùng Thánh Gióng, Bác Hồ đã có những
vần thơ rất hay:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang


Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ như Phù Đổng tiếng vang mn đời
Tuổi tuy chưa đến chín mười
Ra tay cứu nước giết lồi vơ lương. ’’
Ngày nay, trong xu hướng hội nhập của thế giới thì văn hóa giữa các
quốc gia, dân tộc cũng có sự giao thoa mạnh mẽ. Điều đó tạo thuận lợi để
phát triển văn hóa, nhưng cũng đặt ra thách thức về việc giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc đối với mỗi đất nước trên con đường hội nhập. Văn hóa
có thể coi là vị đại sứ của mỗi đất nước. Văn hóa đem hình ảnh con người,

thiên nhiên của quốc gia này tới quốc gia kia một cách tự nhiên và sinh động.
Lễ hội là một phần của văn hóa. Có thể coi lễ hội là chất keo kết dính
mọi người trong cộng đồng làng quê, đất nước một cách bền chặt. Lễ hội góp
phần giáo dục những truyền thống tốt đẹp, tinh thần tự hào dân tộc cho mọi
người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiện nay trên đất nước ta có hàng nghìn lễ hội
lớn nhỏ, bởi vậy việc quản lý lễ hội để giữ gìn và phát huy tốt nhất những giá
trị của nó là vơ cùng quan trọng.
Là một sinh viên học khoa Quản lý văn hóa nên em cũng rất quan tâm
hiểu về vấn đề lễ hội. Hơn nữa lại sinh ra và lớn lên trên vùng đất Sóc Sơn,
nên em chọn đề tài: Lễ hội đền Sọ (đền Tam Tổng) xã Phù Lỗ - Sóc Sơn – Hà
Nội cho khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Làm sáng tỏ những giá trị của lễ hội đền Sọ. Đồng thời đưa ra một số ý
kiến đóng góp nhằm phát triển lễ hội đền Sọ, đáp ứng nhu cầu xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương và thu hút nhân dân cả nước.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Khảo sát toàn bộ những yếu tố hợp thành cũng như diễn trình của lễ hội
đền Sọ xã Phù Lỗ - huyện Sóc Sơn – Hà Nội.


4.Phương pháp nghiên cứu.
-Nghiên cứu tài liệu.
-Phỏng vấn.
-Điền dã.
- Quan sát.
5. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận khóa luận kết cấu thành ba chương:
Chương I : Đền Sọ ở xã Phù Lỗ - huyện Sóc Sơn.
Chương II: Khảo cứu lễ hội đền Sọ.
Chương III:Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội đền Sọ

trong giai đoạn hiện nay.


CHƯƠNG I
ĐỀN SỌ Ở XÃ PHÙ LỖ - HUYỆN SÓC SƠN
1.1. Đơi nét về kinh tế - văn hóa – lịch sử huyện Sóc Sơn.
1.1.1. Địa lý - lịch sử - dân cư - kinh tế huyện Sóc Sơn.
* Vị trí địa lý - lịch sử huyện Sóc Sơn.
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành phía bắc thủ đơ Hà Nội với diện tích
tự nhiên 30.651 ha. Phía Bắc giáp huyện Phổ n (Thái Ngun), phía Nam
giáp huyện Đơng Anh (Hà Nội), phía Đơng giáp hai huyện n Phong và
Hiệp Hịa (Bắc Ninh) và phía tây giáp huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Sóc Sơn là cửa ngõ của thủ đơ đi Tây Bắc qua đường quốc lộ 2, từ Phù
Lỗ qua quốc lộ 3 lên Việt Bắc. Đặc biệt Sóc Sơn có sân bay quốc tế Nội Bài,
một trong những cảng hàng khơng lớn nhất nước ta. Có thể nói Sóc Sơn là
cửa ngõ quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Hà Nội với
nhiều tỉnh.
Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc
và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và
Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ
ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Khi ấy huyện
Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 29/12/1978 huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.
Sóc Sơn là mảnh đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ của đất nước. Lòng yêu nước, đức hy sinh của con người Sóc
Sơn đã nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng của Trung ương trong thời kỳ chiến
tranh. Và nhắc đến Sóc Sơn là nhắc đến núi Đơi, có thể coi đó là biểu trưng
cho tình u đơi lứa và tình u q hương đất nước của thế hệ cha anh.



Những câu thơ lãng mạn trong bài thơ “ Núi Đơi” của Vũ Cao về câu chuyện
tình u ấy vẫn vang mãi hôm nay:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.”
*Dân cư – kinh tế huyện Sóc Sơn.
Cư dân Sóc Sơn chủ yếu sống bằng nghề nơng nghiệp từ nhiều đời nay.
Tồn huyện có khoảng 15 doanh nghiệp do nhà nước quản lý, gần 150 công
ty TNHH và công ty cổ phần, 108 trường học các cấp, 1 trung tâm y tế, 1
trung tâm thể dục thể thao. Do đặc điểm tự nhiên nên huyện có nhiều tiềm
năng trong việc phát triển các cây công nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày,
kinh tế rừng, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giai đoạn năm 2005-2010 kinh tế do huyện quản lý tăng trưởng khá,
bình quân 12,37%/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch tích
cực theo hướng cơng nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp. Thu nhập bình quân
đầu người ước đạt 18 triệu đồng/năm.
Thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp trên địa bàn phát
triển nhanh, số lượng tăng gần 3 lần, góp phần quan trọng tăng thu ngân sách.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng với nhiều lọai hình dịch vụ và sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản
xuất, phục vụ đời sống nhân dân, tăng trưởng bình quân 11,58%/năm. Nhiều
dự án hạ tầng thương mại, du lịch được đầu tư. Mạng lưới tín dụng , ngân
hàng, bưu chính, viễn thơng, điện lực được mở rộng.
Ngành nơng nghiệp có sự chuyển dịch tích cực cơ cấu mùa vụ, cây
trồng, vật nuôi trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư


phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đạt tăng trưởng bình quân
2,64%/năm. Trong huyện bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập

trung, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng, đàn gia súc, gia
cầm phát triển ổn định, chất lượng được nâng cao, ngân sách đầu tư cho nông
nghiệp được chú trọng.
1.1.2. Sóc Sơn vùng đất văn hóa tâm linh.
Mảnh đất Sóc Sơn có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, là nơi
diễn ra trận chiến đấu ác liệt cuối cùng của Thánh Gióng với giặc Ân. Thánh
Gióng đã trở thành một huyền thoại sống động, bất tử trong tâm thức của biết
bao nhiêu thế hệ người Việt Nam.
Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa
vơ giá, được Nhà nước cơng nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia. Quần thể
di tích đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh
tươi. Mái đền ẩn mình dưới tán cổ thụ như tơ thêm vẻ đẹp chốn tơn nghiêm,
cổ kính. Quần thể di tích gồm đền Trình, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng),
chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Chồng tương truyền là áo giáp của Thánh
Gióng để lại trước khi bay về trời và lăng bia đá ghi lại lịch sử và hội đền Sóc,
tạo thành một tổng thể hài hịa, sống động. Tất cả những cơng trình này được
xây dựng và trùng tu từ giai đoạn tiền Lê, nhiều lần tôn tạo, tu bổ qua các
triều đại phong kiến khác góp phần làm cho khu di tích ngày càng to đẹp.
Chùa Non Nước trong khu di tích đền Sóc mới được xây dựng lại sau
khi bị chiến tranh tàn phá. Chùa ở trên đỉnh ngọn núi trong dãy Vệ Linh có độ
cao 110m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy núi hình vịng cung, tựa
như người ngồi trên chiếc ngai, hướng tầm mắt nhìn về cả một vùng quê trù
phú. Nhà chính điện có diện tích 260m2, cao 14m, có 250 bậc đá dẫn lên
chùa, lại mở lối đi sang nhà bia bên đền Sóc, tạo đường liên hồn lên xuống
và nối với đường ơtơ lên Hịn Chồng - nơi đặt tượng Thánh Gióng. Ở thượng
điện có bức tượng Phật tổ Như Lai, đúc bằng đồng liền khối vào loại lớn nhất


ở nước ta, chiều cao 9m và nặng gần 30 tấn. Pho tượng này được các nghệ
nhân đúc đồng Ý Yên, Nam Định đúc năm 2003, được đánh giá là một cơng

trình nghệ thuật xuất sắc, góp phần tơn vinh nghề đúc đồng truyền thống của
nước ta.
Theo sách “Thiên Uyển tập anh” và “Đại Việt sử ký toàn thư”, chùa
Non Nước cổ xưa do nhà sư Ngô Chân Lưu (933-1011) trụ trì lập ra, thuộc
dịng thiền Vơ Ngơn Thơng, bắt nguồn từ Trung Hoa truyền sang nước ta năm
820, phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý và là tiền thân của phái thiền Trúc
Lâm-Yên Tử thời Trần sau này. Ngô Chân Lưu hiệu là Khuông Việt, quê ở
làng Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa). Lúc nhỏ, ơng theo Nho học, lớn lên đi tu ở chùa Khai Quốc (tức chùa
Trấn Quốc), được truyền tâm ấn, đứng vào thế hệ thứ tư, dòng thiền Quan Bích.
Là người tinh thơng đạo Phật, lại giỏi việc đời nên ơng được vua Đinh
Tiên Hồng (968-979) mời tham gia việc triều chính, giữ chức Tăng thống,
đứng đầu các tăng quan. Đến thời Lê Hồn (980-1005) làm vua, ơng đã đóng
góp nhiều kế sách về tổ chức kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Vì thế
sau ngày chiến thắng, vua Lê Đại Hành đã phong ông là quốc sư. Thời Tiền
Lê, các nhà sư vừa có tri thức vừa quan tâm đến đất nước nên được triều đình
quý trọng.
Sư Khuông Việt vừa phụ trách việc tôn giáo vừa là cố vấn của vua.
Năm 986, ông và sư Đỗ Pháp Thuận phụng mệnh vua, tiếp Lý Giác là sứ của
nhà Tống, nhằm góp phần hịa hiếu giữa hai nước. Đến khi Lê Long Đĩnh, tức
Lê Ngọa Triều (1005-1009) qua đời, sư Khuông Việt với sư Vạn Hạnh và
quan chi hậu Đào Cam Mộc cùng hợp lực tơn phị Lý cơng Uẩn lên ngôi
vua. Nhà sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu qua đời ngày 22/3/1011, thọ 78 tuổi,
để lại các tác phẩm "Thiền uyển tập anh ngữ lục", "Truyền đăng lục", "Thơ
tiễn sứ Tống".


Ngày nay bên cạnh chùa Non Nước cịn có học viện Phật giáo Việt
Nam được xây dựng từ tháng 2/2005 và tượng đài Thánh Gióng khởi dựng từ
tháng 1/2008. Học viện Phật giáo có diện tích 11ha, có các cơng trình: tịa

chính điện; khu đại, trung, tiểu giảng đường; khu quảng trường; khn viên
có sức chứa hơn 2 vạn người; thư viện Phật giáo; Trung tâm y học Tuệ Tĩnh;
khu ký túc xá của tăng ni sinh. Học viện có thể đào tạo 1500-2000 tăng ni các
hệ cao đẳng, đại học và sau đại học.
Tượng đài Thánh Gióng là cơng trình văn hóa-lịch sử, tâm linh có ý
nghĩa quan trọng được thành phố chọn là cơng trình kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long-Hà Nội. Tượng có chiều cao 9,9m, rộng 13,5m, trọng lượng khoảng 6070 tấn được làm bằng đồng nguyên khối, miêu tả Thánh Gióng cưỡi ngựa bay
lên trời. Vậy là huyện Sóc Sơn có một khu di tích danh thắng và cũng là một
khu du lịch bao gồm đền Sóc, chùa Non Nước, Học viện Phật giáo và tượng
đài Thánh Gióng, xứng đáng với tầm vóc của một huyện ở phía bắc Thủ đơ
ngàn năm văn hiến.
Lễ hội chính của đền Sóc là vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, thu
hút hàng vạn người tham gia. Trong lễ hội có lễ rước nước, rước ngà voi,
mang đậm dấu ấn của lễ nghi nông nghiệp. Đặc biệt lễ rước hoa tre là một lễ
hội độc đáo gợi lại hình tượng Thánh Gióng nhổ gốc tre ngà đánh tan giặc
Ân. Ngồi ra, lễ hội cịn có lễ chém tướng diễn tả chiến cơng của Thánh
Gióng và nhiều tiết mục sinh hoạt văn hố dân gian. Hội Gióng đã được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Du khách trẩy hội Gióng ở đền Sóc cũng như những người dân Việt
Nam có thể đều biết câu ca dao:
Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng Ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.


Khu di tích đền Sóc Sơn ngồi giá trị lịch sử - văn hố cịn một giá trị
đặc biệt hiếm thấy trên đất thủ đô với cảnh quan trời đất, núi non hồ quyện,
hữu tình. Nữ sĩ Ngơ Chi Lan (thời vua Lê Thánh Tông) đã đến thăm đền và
lưu lại những vần thơ được vua Lê Thánh Tông hết sức ngợi khen. Đó là:
Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn
Mn tía nghìn hồng đẹp thế gian

Ngựa sắt bay rồi tên sử sách
Anh hùng mãi mãi với giang sơn.
Thế mạnh riêng về thiên nhiên và cảnh quan núi rừng tạo cho địa danh
lịch sử - văn hố Sóc Sơn có một tiềm năng du lịch to lớn. Khu di tích nằm ở
thung lũng chân núi Sóc, dãy núi Mã, cạnh rừng, có hồ nước với phong cảnh
thiên nhiên hùng vĩ, khơng khí trong lành, mát mẻ. Du khách đến tham quan
di tích khơng chỉ bái lễ mà cịn được thưởng ngoạn cảnh đẹp và tận hưởng
khơng khí trong lành. Hơn nữa, khu di tích Sóc Sơn cũng khơng q xa trung
tâm thành phố Hà Nội, nối liền với hồ Đồng Quan, đường đi quanh những
rừng thông. Trong tương lai không xa Sóc Sơn sẽ trở thành khu du lịch kết
hợp văn hóa và tâm linh.
1.2. Xã Phù Lỗ trong vùng đất Sóc Sơn.
1.2.1. Vài nét về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư xã Phù Lỗ.
* Vị trí địa lý:
Xã Phù Lỗ có đường quốc lộ 2 và quốc lộ ba đi qua nên giao thơng rất
thuận lợi. Phía đơng của Phù Lỗ giáp xã Đơng Xn, phía bắc giáp xã Mai
Đình, phía tây giáp xã Phú Minh, phía nam giáp huyện Đông Anh.
Trên tấm bia Trùng tu Thiên Tuế tự lập năm Thịnh Đức thứ hai, 1645,
đã ghi vào Đông thôn; và ở tấm bia Tại phúc Vinh Thiền tự lập năm Vĩnh
Hựu thứ năm, 1739, đã ghi Đồi thơn. Như vậy, từ thời Lê Trung Hưng, Phù


Lỗ là một xã thuộc tổng Phù Lỗ, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc.
Đến năm Minh Mạng thứ hai, 1821, phủ Bắc Hà được đổi gọi là Thiên Phúc.
Đời Thiệu Trị (1841-1847 vì kị húy, nên huyện Kim Hoa đổi tên gọi là
Kim Anh. Sang đời Đồng Khánh (1886-1888) huyện Kim Anh lại đổi gọi
là Đa Phúc.
Đến 1901, Đa Phúc được tách khỏi Bắc Ninh, nhập vào tỉnh mới thành
lập mang tên Phù Lỗ, và làng Phù Lỗ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Phù Lỗ. Một
thời gian sau, tỉnh lỵ chuyển sang làng Tháp Miếu tức thị trấn Phúc Yên ngày

nay, và tỉnh Phù Lỗ được đổi gọi là tỉnh Phúc Yên. Sau năm 1945, chính
quyền Dân chủ cộng hòa lại cho lập xã Phù Lỗ Đơng và Phù Lỗ Đồi.
Đến năm 1961, ba xóm là Tiên, Nguyễn và Núi của thơn Đồi được
tách ra và nhập vào xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh. Đến 1977, xã
Phù Lỗ thuộc huyện Sóc Sơn, và từ năm 1979, Sóc Sơn là một huyện ngoại
thành Hà Nội. Chia tách và chuyển nhập như vậy, nhưng trong tâm thức
người dân, Phù Lỗ là một vùng quê cổ kính, tên nôm là kẻ Sọ, gồm cả Phù Lỗ
Đông và Phù Lỗ Đoài, chung một truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.
* Đặc điểm dân cư:
Phù Lỗ có 12 khu dân cư và hai thôn Liên Lý và Bắc Giã. Khu dân cư
gồm: Đơng Đồi, Tây Đồi, xóm Đơng, xóm Làng, xóm Cầu, xóm Sau, xóm
Ngồi, xóm Chịm, xóm Đồng, phố chợ đường 2 và đường 3. Xã có khoảng
13.000 dân với hơn 2.750 hộ, khu đông dân cư nhất là xóm Đơng và khu ít
dân nhất là xóm Cầu.
Nhân dân trong xã hầu hết theo tín ngưỡng đạo Phật với hoạt động sinh
hoạt chùa chiền, đình với nhiều lễ hội, lớn nhất là lễ hội đền Sọ( đền Tam
Tổng). Toàn xã có 05 chùa: Thiên Tuế, Vạn Phúc, Kim Liên, Trúc Lâm và
chùa Giữa.


Người dân trong xã sinh sống bằng nghề nông nghiệp, công nghiệp và
cả kinh doanh, dịch vụ. Cây trồng chủ yếu của xã là cây lúa, hoa màu và cây
nhài. Đặc biệt lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ rất phát triển do xã có thế mạnh
về giao thơng và truyền thống buôn bán lâu đời. Chợ Phù Lỗ buôn bán rất
sầm uất với các mặt hàng tiêu dùng: quần áo, giày dép, thực phẩm…đáp ứng
nhu cầu của người dân nhiều xã trong huyện, đồng thời đem lại nguồn thu lớn
cho xã Phù Lỗ.
Xã có 05 trường học, 01 trạm y tế, 01 trung tâm văn hóa, 03 sân bóng
đá, 01 thư viện với 06 phòng đọc sách báo hoạt động thường xuyên.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa dân gian xã Phù Lỗ.

Phù Lỗ tên là làng Sổ, sau đó gọi là Sọ, một vùng q rất cổ, có con
sơng Cà Lồ chảy kề bên, nổi tiếng từ hơn 5 thế kỷ trước. Ở đây còn lưu truyền
một truyền thuyết kể về Thánh Gióng từng dừng chân ở làng Sọ, gội đầu tại
một cái giếng của làng rồi mới lên đỉnh núi Sóc Sơn bay về trời. Cịn nhiều
dấu tích ngơi giếng này tại đền Sọ (đền Tam Tổng) xã Phù Lỗ.
Từ xưa, Phù Lỗ đã có một hệ thống đình, chùa, đền miếu bề thế, không
may trong binh lửa các đời, nhất là trong kháng chiến chống Pháp, các di tích
bị tàn phá nhiều. Nhờ sự góp cơng của khách thập phương và dân các làng,
nhiều di tích đã được phục dựng. Ngơi chùa Thiên Tuế ở thơn Đơng hiện cịn
lưu giữ hai di vật quý giá, đó là tấm bia Trùng Tu Thiên Tuế tự lập ngày 28
tháng 1 năm 1645; và quả chuông Cảnh Thịnh đến nay vẫn khá nguyên vẹn.
Bia đá Trùng Tu Thiên Tuế là tấm bia cỡ lớn, cổ kính, đẹp đẽ về kiểu dáng và
hoa văn. Văn bia do Tiến sỹ, Thượng thư bộ Lại kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu,
Dương Quận Công Nguyễn Nghi soạn. Văn Bia cho biết, chùa Thiên Tuế là
ngôi cổ tự, một danh lam, từ thời Trần có vị Quan Khơng Thiền sư trụ trì.
Trong thời Mạc có một lần trùng tu chùa. Nhưng rồi binh lửa lại khiến chùa bị
hư hại nhiều, đến năm Giáp Ngọ 1654, lại có trùng tu lớn từ Rằm tháng Ba
đến Rằm tháng Mười thì hồn thành. Văn chỉ của Phù lỗ đặt ở thơn Đồi, bên


mé đơng của đình làng, đến nay cịn lưu giữ tấm bia lớn, hai mặt đều khắc
chữ. Một mặt lập tháng Chạp năm Long Đức thứ Ba, 1734, chữ đã mờ gần
hết. Mặt sau lập tháng Ba năm Cảnh Hưng thứ 20, 1761, ghi tên những người
ở Hội Tư văn của làng.
Ngôi đền Ba Voi ở Phù Lỗ thờ bốn anh em Trương Hống, Trương Hát,
Trương Lẫy, Trương Lừng. Trong đó, Trương Hống và Trương Hát được
phong làm Châu Lang Đại Vương. Tương truyền ba con voi trận của Châu
Lang Đại vương đã chạy từ xa về đến Phù Lỗ thì ở lại đây. Khá đặc biệt, Phù
Lỗ Đồi có ngôi Miếu Bà là nơi thờ một người phụ nữ của làng, là bà Ngô
Chi Lan, một danh sĩ nổi tiếng văn đàn Việt nam thế kỷ XV. Bà là vợ của

danh nhân Phù Thúc Hoành, người làng Phù Xá kề bên. Ngơ Chi Lan có tài
văn chương, được vua Lê Thánh Tông vời vào triều dạy các cung nữ, phong
cho bà chức Phù gia nữ học sĩ, người đời hay gọi là Phù học sĩ. Sau khi bà qua
đời, dân làng lập đền Phù học sĩ để thờ, dân làng thành kính gọi là Miếu Bà.
Từ xưa, Phù Lỗ được thiên hạ ngưỡng mộ là một vùng quê văn hiến và
khoa bảng. ở đây có 5 vị đỗ đại khoa, đều là người Phù Lỗ Đoài. Khai khoa
cho Phù Lỗ là hai anh em Nguyễn Dương Hiền và Nguyễn Tịnh, cùng đỗ
khoa ất Mùi 1475 đời vua Lê Thánh Tông. Nguyễn Dương Hiền sau làm quan
đến chức Thiêm Đô ngự sử, Nguyễn Tịnh thì làm đến chức Đơ cấp sự trung.
Và, người em của họ, là Nguyễn Thận Lễ, lại đỗ Tiến sỹ khoa Đinh Mùi
1487, đời Lê Thánh Tông. Vị Tiến sỹ thứ 4 của làng Phù Lỗ là cháu của
Nguyễn Dương Hiền, Hồng giáp Nguyễn Đơn Mục đỗ khoa Đinh Mùi 1547
đời Mạc Phúc Nguyên. Nguyễn Đôn Mục sau làm quan đến chức Hàn lâm
viện. Người Phù Lỗ thứ 5 đỗ Tiến sỹ là Đoàn Chú sinh năm 1715, đỗ Hồng
giáp khoa Bính Dần 1746, đời vua Lê Hiển Tơng. Đồn Chú sau làm quan
đến chức Tả Thị lang, được phong Diễn Trạch hầu.
Ngoài 5 người đỗ đại khoa kể trên, Phù Lỗ còn khá nhiều vị đỗ trung
khoa và tiểu khoa. Trong đó có Đồn Trinh làm quan Huấn đạo Bắc Ninh và


là người có cơng xây dựng đền Sóc. Ở Phù Lỗ có dịng họ Trịnh gốc Thanh
Hóa chuyển cư ra, ở cả thơn Đơng cả thơn Đồi, là dịng họ phát đạt về ngạch
võ. Trịnh Tự Đình, cịn có tên là Tự Quyền, đỗ Tạc sỹ (Tiến sỹ võ) khoa Giáp
Tuất 1754, sau làm quan Trấn binh Hải Dương, ba vị đỗ Tạc sỹ khác đều là
con của Trịnh Tự Đình: Trịnh Tự Hiển đỗ khoa Kỷ Hợi 1779, Trịnh Tự
Thuần và Trịnh Tự Thức cùng đỗ khoa ất Tỵ 1785. Dịng họ Trịnh này cịn có
nhiều người làm quan võ nữa, trong đó có Trịnh Đức làm Quản binh của
huyện Đông Ngàn, đốc vận binh lương, đã cùng Tổng đốc Hoàng Diệu cố thủ
thành Hà Nội. Trong nhiều thế kỷ, người Phù Lỗ sau khi đỗ đạt, cả về văn võ,
đều đi làm quan ở nhiều nơi và để lại tiếng thơm trong xã hội. Bởi thế, trong

dân gian có câu “Quan làng Sọ như lọ Thổ Hà” (Quan làng Sọ nhiều như lọ
gốm do làng Thổ Hà làm ra).
Từ xưa, Phù Lỗ đã là một đầu mối giao thương lớn phía bắc Thăng
Long, nằm nơi giao điểm của hai con đường thiên lý, nay là Quốc lộ 2 và
Quốc lộ 3. Ngay từ đời vua Lê Nhân Tông, niên hiệu Thái Hòa thứ bảy, 1449,
nhà Lê đã cho đào sơng Bình Lồ, tạo nên con đường thủy từ Lãnh Canh (Thái
Nguyên), về qua Phù Lỗ, thông suốt đến Bình Than (giáp thị trấn Nam Sách,
Hải Dương ngày nay). Khu vực cầu Phù Lỗ là một bến bãi bằng phẳng từ xưa.
Chợ Sọ (chợ Phù Lỗ) từ hơn 5 thế kỷ trước đã được mở ngay bến sông, nổi
tiếng thiên hạ, như sách Đại Nam nhất thống chí đã ghi: Chợ họp mỗi tháng 6
phiên sầm uất, trên bến nước dưới thuyền, với đủ loại hàng hóa nơng sản
trong vùng và nông sản từ miền thượng du đưa về.
Cùng với việc buôn bán phát đạt, từ lâu đời, người Phù Lỗ có nghề làm
hương thơm nổi tiếng. Hương Phù Lỗ sản xuất quanh năm, nhưng rộ lên nhất
là từ Rằm tháng Tám đến Tết Nguyên đán. Vùng quê này có câu ca nói lên
niềm tự hào về quê hương của mình:
Hỡi cơ thắt bao lưng xanh
Có về Phù Lỗ với anh thì về


Phù Lỗ có cây bồ đề
Có ao tắm mát có nghề làm hương...
1.3. Di tích đền Sọ (đền Tam Tổng).
1.3.1. Quá trình hình thành đền Sọ ở Phù Lỗ.
Nhắc đến đời Hùng Vương thứ sáu không thể không nhắc tới Thánh
Gióng, người anh hùng tuổi trẻ tài cao đã đánh tan giặc Ân xâm lược để cứu
đất nước khỏi họa chiến tranh. Theo truyền thuyết dân gian, khi đánh thắng
giặc Người đã qua Thanh Nhàn để nghỉ ngơi và dừng chân tại làng Sổ (sau
này nhân dân gọi là làng Sọ) để tắm gội trước khi về núi Sóc Sơn trút sạch bụi trần.
Làng Sổ là nơi vua Hùng đã huy động lực lượng dân binh cấp tốc rèn

ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để cho ơng Gióng đánh giắc Ân. Nhớ dấu tích cũ
của người anh hùng cứu nước, cứu dân thoát khỏi họa xâm lăng nhân dân
mười lăm đình làng cùng nhau góp cơng xây dựng đền thờ người anh hùng
thời cổ.
Đền được xây dựng từ triều Hồng Đức Lê Thánh Tông và ông Đỗ
Nhuận là nguyên soái hội tao đàn Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đền đã trải qua
hai lần trùng tu, lần thứ nhất vào năm Tân Dậu (1741), lần thứ hai năm Tân
Dậu (1921).
Năm 1949, thực dân Pháp tàn phá đền và lấy hết cổ vật q, chỉ cịn lại
nền móng.
Năm 1992 nhân dân tam tổng, và chính quyền xây dựng lại như ngơi
đền hiện nay.
Năm 1997 đền Sọ đã được xếp hạng là di tích quốc gia. Đền nằm kề sát
quốc lộ 2 và quốc lộ 3, cách Hà Nội khoảng 29 km, cách thị trấn Sóc Sơn 7
km, ra vào rất thuận lợi.


Trong khn viên đền có di tích giếng đền. Tương truyền Thánh Gióng
đã gội đầu tại giếng này. Giếng ngày nay được xây dựng lại trên nền giếng
xưa kia.
1.3.2. Kiến trúc và bài trí đền Sọ.
* Kiến trúc đền Sọ:
Trước chưa bị chiến tranh tàn phá, đền có năm gian tiền thế, nội thất ba
gian.Hai bên tả mạc, hữu mạc mỗi bên mười gian để các ngày lễ hội kiệu của
mười lăm làng đặt ở đó. Chung quanh đền có tường bao bọc, đặc biệt có vườn
đền có nhiều cây cổ thụ cành lá sum suê, xanh tốt bốn mùa lại có nhiều chim
mng bay lượn.
Ngày nay, hướng đền nhìn về phía nam, trước mặt là dịng sơng Sóc
Giang uốn khúc, và đền Ba Voi thờ thánh Trương Tam Giang.
Phía Bắc có Tam Đảo uy nghi, hùng vĩ lại là nơi người trút sạch bụi

trần trở về trời trên đỉnh núi Sóc Sơn.
Phía Đơng có chùa Thiên Tuế được xây dựng từ thời Lý và cũng là
hướng người đánh thắng trận đầu, giặc Ân tử trận, Thạch Linh tháo chạy.
Phía Tây là khu dân cư trù mật lại là hướng kinh đô nước Văn Lang
xưa kia của 18 vị vua Hùng.
Trước kia đền có diện tích 3750 m2, nhưng nay đền còn lại 1720 m2.
Kiến trúc đền hiện nay là chữ Đinh, có ba gian, hai trái. Trên trốc mái đền có
cặp rồng trồng mặt nguyệt. Mái đền được lợp bằng những viên ngói đỏ tươi.
Cổng đền được làm bằng hai cột trụ, mỗi cột cao khoảng ba mét. Trên
trụ cổng trang trí rồng và nghê. Phía bên ngồi trụ cổng phía có câu đối:
Kình thiên ngật lập nguy nga lai vãng nhân cố vọng
Tú địa cao phiêu vĩ đại khu trì khách ngưỡng quan


Phía bên trong trụ cổng có câu đối:
Thập ngũ mơn đình tinh kỳ nhã nhạc nghinh tiến hội
Bách thiên phương sứ nghệ sỹ lương tài đấu sảo kỳ
*Bài trí đền Sọ.
Hậu cung:
Gian giữa ban trên của hậu cung đặt pho tượng Thánh Gióng và bình
hương đồng. Hai bên tả hữu của ban trên gian giữa là hai ngai thờ các vị quân
thần phục vụ cho Thánh Gióng.
Ban hội đồng (bên dưới ban trên) có một bình hương và một tấm bằng
cơng nhận di tích đền Sọ là di tích cấp nhà nước.
Trong hậu cung có đơi câu đối:
Uy hùng đệ nhất trừ Ân tặc
Dũng mạnh vô song quốc Việt thần
Đây là đôi câu đối bà Ngô Chi Lan cung tiến vào đền.
Nhà mạnh bái hay còn gọi là nhà tiền tế:
Trong nhà mạnh bái có bàn thờ và đơi hạc. Giữa ban thờ, phía trên có

năm cờ ngũ hành.
Nhà mạnh bái trang trí hai bức hồnh phi. Bức hồnh phi bên trong
gồm bốn chữ: Giữ thiên trường tồn. Bức hoành phi bên ngồi cũng gồm bốn
chữ: Chí kim vi liệt
Nhà mạnh bái có hai đơi câu đối. Đơi câu đối bên trong là:
Tam tuế đằng không thiết mã trừ Ân tặc
Tứ thiên linh tích lưu truyền bảo Việt dân
Đơi câu đối bên ngoài là:


Sát Ân tặc bất tu binh súy trúc can can vi vũ khí
An Nam bang phi thiết mã linh sơn điệp điệp tác vân thê
Một pho tượng quan quản thờ ở bên đông ý nghĩa tượng trưng là ngài
cai quản tồn bộ ngơi đền. Hai bên đền có hai con ngựa màu đỏ.
Bên phải nhà mạnh bái để kiệu con để rước lễ. Bên trái có kiệu lớn để
rước Thánh ngày hội. Hai bên cịn có chiêng, trống. Hai bên tường có bảng
ghi danh sách các hộ gia đình hảo tâm cơng đức xây dựng đền.
Ngồi hiên đền treo bức hồnh phi: Q hóa tồn thần. Hai bên hiên có
hai võ sỹ bảo vệ đền. Giữa hiên có một lư hương.
Hai bên cánh gà của nhà đại bái có tấm bia ghi lịch sử di tích đền Sọ và
tấm bia bên trái có bài thơ ca ngợi Thánh Gióng của Bác Hồ.


CHƯƠNG II
KHẢO CỨU LỄ HỘI ĐỀN SỌ

2.1. Tìm hiểu về lễ hội đền Sọ xưa.
2.1.1. Truyền thuyết có liên quan đến các vị thần được thờ ở lễ hội đền Sọ.
* Lễ hội đền Sọ thờ đức Thánh Gióng.
Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta, đi đến

đâu là đốt phá, chém giết đến đấy. Tiếng trống trận, tiếng gào thét, động một
góc trời. Nhà vua rất lo ngại, sai sứ giả đi khắp chợ cùng quê kén người tài
phá giặc, cứu nước.
Bấy giờ ở Kẻ Dổng, thuộc bộ Vũ Ninh, có người đàn bà lớn tuổi,
không chồng, một hôm ra vườn cà, thấy vết chân người to lớn, ướm thử chân
mình vào, từ đấy thụ thai. Bà xấu hổ, bỏ làng lên rừng ở, sau mười hai tháng
thai nghén, sinh ra một cậu con trai, mặt mũi khơi ngơ, đặt tên là Gióng. Bà
bế con về làng, lại trồng cà, mò cua bắt ốc, rau cháo nuôi nhau. Lạ thay, em
bé đã ba tuổi mà chẳng cười, chẳng nói, đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Hôm sứ giả qua Kẻ Dổng, nghe tiếng loa kén người hiền tài cứu nước,
em bé bỗng ngồi nhỏm đậy:
- Mẹ ơi! Mẹ mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy con bỗng ngồi dậy nói, bà mừng quá, chạy ra đón sứ giả vào.
Gióng mời ngồi và nói:
- Sứ giả hãy mau về tâu với vua, đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, nón
sắt mang đến cho ta, ta sẽ đánh tan giặc Ân.
Sứ giả về tâu với vua Hùng. Nhà vua truyền cho thợ rèn rèn đủ những
thứ Gióng dặn. Từ hơm ấy Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy không no,


áo rộng mấy mặc vài ngày đã chật. Mẹ Gióng vét hết thóc gạo, hái hết cà
vườn khơng đủ cho Gióng ăn, cả làng phải góp gạo ni.
Ngựa sắt và các thứ đã đúc xong đem đến. Gióng vỗ nhẹ vào lưng
ngựa, ngựa sắt đã đổ gục. Thợ rèn sợ hãi, vội vàng kéo ngựa về. Lần sau ngựa
sắt và các thứ rèn nặng gấp đơi. Thánh Gióng lại vỗ vào lưng ngựa, ngựa sắt
lại bẹp rúm. Thánh Gióng cười:
- Lần này, phải làm một con ngựa có đủ tim phổi, ruột gan, mọi thứ
phải nặng gấp mười lần trước.
Nhà Vua liền lệnh cho xẻ núi lấy thêm sắt, chọn một ngàn thợ rèn ngày
đêm đúc ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt và nón sắt. Dân làng bày tiệc, có bảy nong

cơm với ba nong cà, tiễn chân Gióng ra trận. Ăn lống một cái đã xong.
Gióng đứng dậy, vươn vai, người bỗng cao hơn một con sào.
Vừa lúc đó, thợ rèn cũng khiêng ngựa sắt đến. Thánh Gióng đội nón
sắt, mặc áo giáp sắt, áo ngắn quá hở cả người, trẻ chăn trâu phải lấy bông lau
buộc thêm cho kín. Gióng cầm roi sắt, lên ngựa. Ngựa sắt hí một tiếng dài thét
ra lửa, lao vút như một vệt lửa dài đỏ cháy.
Lúc đó giặc đang đóng ở Trâu Sơn. Thánh Gióng phi ngựa vung roi sắt,
xơng vào đánh, giặc chết như ngả rạ. Bọn sống sót chạy tán loạn, Gióng thúc
ngựa đuổi. Roi sắt quật vào đầu giặc đột nhiên bị gãy, Gióng bèn nhổ những
bụi tre đằng ngà bên đường làm vũ khí. Giặc tan vỡ, giẫm đạp lên nhau chạy
thục mạng.
Phá giặc xong, Thánh Gióng buộc ngựa, tìm đến một cái giếng, gội đầu
ở đó. Ngài phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo
lên một cành cây, rồi quay chào bốn phía quê hương. Cả người lẫn ngựa từ từ
bay thẳng lên trời, từ bấy đến giờ khơng cịn thấy trở về dân gian, như truyền
thuyết một đi không trở lại.


Vua nhớ ơn người anh hùng, bèn lập đền thờ ngay ở Kẻ Dỏng và phong
Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hiện cịn ngơi đền làng ở làng Phù Đổng
(ngoại thành Hà Nội). Ở chân núi Sóc Sơn, cũng như những nơi Gióng đã di
qua, vết chân ngựa sắt in sâu xuống đất thành những ao hình trịn liên tiếp.
Những bụi tre mọc ở cánh đồng thuộc huyện Quế Võ, Gia Hương (nay thuộc
Bắc Ninh) còn giữ lại màu vàng óng gọi là tre "đằng ngà". Tre xanh biến ra
màu vàng ngà do bị lửa ngựa sắt phun. Lửa ngựa phun ra cịn làm cháy một
góc làng; nay vẫn mang tên làng Cháy (thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh). Hàng năm
cứ đến ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch, nhân đần mở hội làng tưng bừng ăn
mừng ngày ơng Gióng đánh thắng giặc xâm lăng.
Theo những câu chuyện truyền thuyết của nhân dân, “vết chân ngựa”
Thánh Gióng trải dài nhiều nơi, trong đó có vùng Nhạn Tái, Xn Nộn thuộc

huyện Đơng Anh ngày nay cho đến vùng Phù Xá xã Phù Lỗ cũng in dấu vết
của người anh hùng. Nhân dân kể rằng, khi đánh giặc xong Người qua Thanh
Nhàn nghỉ ngơi, rồi qua làng Sổ gội đầu. Với lịng tơn kính, biết ơn cơng lao
của Người nhân dân mười lăm làng thuộc ba tổng quanh Phù Lỗ đã tự nguyện
xây dựng đền thờ Người và lấy ngày 16/02 âm lịch hàng năm là ngày bắt đầu
lễ hội đền Sọ. Ba tổng góp cơng sức xây đền và phụng thờ Người là: Tổng
Phù Lỗ, tổng Phù Xá và tổng Xuân Nộn. Tổng Phù Lỗ là tổng sở tại gồm các
làng: Phù Lỗ Đồi, Phù Lỗ Đơng, Liên Lý, Bắc Giã, Xn Kỳ, Mai Nội. Tổng
Phù Xá gồm các làng: phù Xá Đồi, Phù Xá Đơng, Thái phù, Thế Trạch.
Tổng Xn Nộn gồm các làng: Xuân Nộn, Nhạn Tái, Kim Tiên, Cán Khê,
Ngun Khê, Khê Nữ. Chính vì thế nên lễ hội đền Sọ cịn có tên gọi khác là lễ
hội đền Tam tổng, đó là lễ hội của ba tổng.
* Những truyền thuyết khác liên quan đến các vị thần được thờ ở lễ hội
đền Sọ.
Đền Sọ là đền thờ bái vọng Đức Thánh Gióng nên các làng trong Tam
tổng cũng đều thờ vọng Người. Khi ngày hội đến, các làng rước bình hương


của làng mình lên đền Sọ với lịng thành kính, trang nghiêm. Bình hương của
các làng hay theo cách gọi của các cụ trong Tam tổng là Bách Thần, đó chính
là các vị Thành Hồng của mỗi làng. Những người đã có cơng với làng trong
việc bảo vệ làng hay trong đời sống sản xuất, khi mất đi họ được nhân dân tơn
kính, biết ơn và thờ phụng hương khói. Trải qua thời gian, câu chuyện mà
nhân dân truyền tụng về vị Thần của làng càng trở nên linh thiêng và có phần
huyền bí.
Vị thần đầu tiên phải kể đến là thần Hỏa Nhạc Đại Vương. Theo
truyền thuyết lưu truyền của nhân dân làng Xuân Kỳ xã Đông Xuân: Vào
đời Hùng Vương thứ 6, Đức Hỏa Nhạc Đại Vương sinh ra ở làng Đa Hội –
Hà Bắc. Ngài (Đức Hỏa Nhạc Đại Vương) làm nghề chế kim rèn sắt. Khi
giặc Ân sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh, nhà vua cho sứ giả đi tìm

người rèn đúc một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một nón sắt, một roi sắt thì
Đức Hỏa Nhạc ra giúp triều đình. Ngài đã rèn đủ những thứ ấy để vua ban
cho Thánh Gióng đi đánh giặc. Cùng lúc ấy Ngài được cử làm tướng lĩnhth
đề binh đốc hậu cùng Thánh Gióng đi đánh giặc.
Khi phá tan giặc Ân, Đức Thiên Vương lên núi Sóc bay về trời. Đức Hỏa
Nhạc Đại Vương thì trở về Xn Kỳ hiển thánh, hóa tại gị mộ và được Vua
Hùng suy tôn là Hỏa Nhạc Đại Vương bất tử. Đức Hỏa Nhạc Đại Vương trở
thành thượng đẳng thành hồng, Đơng Xn phụng thờ Ngài.
Đức Hỏa Nhạc Đại Vương được thờ ở đền Chôi thôn Xuân Kỳ - xã
Đông Xuân. Ngài là một nhân vật thần thoại Việt Nam trong buổi bình minh
dựng nước và giữ nước. Cơng tích của Ngài trong cuộc đấu tranh chống giặc
Ân là biểu hiện về sức mạnh, khả năng chinh phục thiên nhiên, chế tác cơng
cụ lao động, vũ khí của những anh hùng văn hóa trong lịch sử dân tộc nói
riêng và sức mạnh của nhân dân ta nói chung. Qua sự tích Đức Hỏa Nhạc Đại
Vương, các thế hệ sau phần nào hiểu được quá trình đấu tranh, lao động bền
bỉ với thiên nhiên của người Việt cổ trong buổi đầu mở nước, giữ nước.


×