Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển
kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Giang Văn Trọng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: GS.TS. Trương Quang Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên. Điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu về các hợp phần tự nhiên,
kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng tài nguyên, phân tích các quy hoạch tổng thể, chi tiết
liên quan đến khu vực. Phân tích hiện trạng TCLT và sử dụng TNTN huyện Sóc Sơn, Hà
Nội. Bài học kinh nghiệm từ hiện trạng TCLT và sử dụng TNTN huyện Sóc Sơn. Phân
vùng phát triển và định hướng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn.
Keywords: Phát triển kinh tế; Tổ chức lãnh thổ; Tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi
trường
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện nay có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, ở các nước công nghiệp phát triển đã
và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế, tình trạng cạn kiện tài nguyên gia tăng cộng thêm
với biến đổi khí hậu thách thức sự phát triển bền vững toàn cầu, tạo nên sức ép đến các quốc gia
phải thay đổi chính sách nông nghiệp chú trọng tới vấn đề an ninh lương thực.
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn thứ hai của Hà Nội, kể từ lần quy
hoạch gần đây năm 2007 đến nay, trên địa bàn đã có nhiều thay đổi quan trọng. Hà Nội mở rộng
địa giới hành chính, Sóc Sơn được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh, nhiều dự án mới
như đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, đường 5 kéo dài, sân bay quốc tế
Nội Bài mở rộng, sự mở rộng của vùng Thủ Đô
1
, UNESCO công nhận du lịch đền Sóc là Di sản
Văn hóa Thế giới, chính sách của thành phố Hà Nội về sử dụng rừng phòng hộ Sóc Sơn, các quy
hoạch ngành và liên ngành như Y tế, giáo dục… đã làm xáo trộn đến hoạt động kinh tế ở nơi
đây. Những thay đổi này đã tác động đến sự phân dị trong nội vùng và phá vỡ tính liên kết ngoại
vùng trước đây, làm xuất hiện những mâu thuẫn cản trở phát triển bền vững của huyện. Thực tế,
Sóc Sơn đang tồn tại mất cân bằng trong phát triển, thứ nhất khoảng cách phát triển giữa Sóc
Sơn với khu vực khác của Hà Nội, ngay trong bản thân huyện sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn
cao. Thứ hai, sự phát triển công nghiệp và dịch vụ đang làm giảm mạnh diện tích đất nông
nghiệp gây ra lo ngại tới an ninh lương thực.
Xét về vị trí, Sóc Sơn được coi là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, là cầu nối, là mắt xích giúp
Hà Nội phát triển lan tỏa ra các khu vực lân cận, đảm nhận trách nhiệm của thủ đô với sự phát
triển của đất nước. Để thực sự trở thành động lực phát triển của Vùng Thủ đô và phụ cận, Hà
Nội cần phải quan tâm đến mắt xích này để tạo nên sự liên kết vững chắc trong liên kết vùng.
Thực tế trên đòi hỏi bức thiết phải bố trí, sắp xếp lại các đối tượng phát triển trên lãnh thổ, tuy
nhiên thế và lực của Sóc Sơn đã thay đổi đáng kể so với những lần tổ chức trước nên việc xác
lập lại cơ sở khoa học cần phải đi trước một bước. Vì vậy học viên chọn đề tài: “Cơ sở khoa học
cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc
Sơn, Hà Nội”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Áp dụng những kinh nghiệm tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện địa lý, môi trường cho định hướng tổ chức lãnh
thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới ở
huyện Sóc Sơn, Hà Nội
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nhằm đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLT, SDHL tài nguyên thiên nhiên.
- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu về các hợp phần tự nhiên, kinh tế-xã hội,
hiện trạng sử dụng tài nguyên, phân tích các quy hoạch tổng thể, chi tiết liên quan đến khu vực.
- Phân tích hiện trạng TCLT và sử dụng TNTN huyện Sóc Sơn
- Bài học kinh nghiệm từ hiện trạng TCLT và sử dụng TNTN huyện Sóc Sơn
- Phân vùng phát triển và định hướng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Sóc Sơn gồm 25 xã và 1 thị
trấn.
1
Vùng Thủ đô hiện có Hà Nội và 9 tỉnh lân cận theo quyết định 1758/QĐ – TTg, Mở rộng thêm 3 tỉnh là Phú Thọ,
Thái Nguyên và Bắc Giang so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg.
Phạm vi khoa học: Tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên là những nội dung lớn
của địa lý học, vì vậy trong luận văn, học viên chỉ đề cập đến một số vấn đề của tổ chức lãnh thổ,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng một số lý luận liên quan đến chuyên ngành địa lý tự
nhiên và địa lý kinh tế - xã hội.
4. Quan điểm và Phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống Quan điểm tổng hợp, Quan điểm lãnh
thổ, Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát thực địa, Phương pháp so sánh
vùng, Phương pháp thống kê toán học, Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức
lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Chương 2: Đánh giá hiện
trạng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên; Chương 3: Định hướng tổ chức
không gian phát triển kinh tế sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện sóc sơn
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Qua tổng quan tài liệu cho thấy, tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam phát triển theo xu hướng
ứng dụng nhiều hơn là lý thuyết, ít có công trình đưa ra lý thuyết mới Việc áp dụng toán học
trong tổ chức lãnh thổ còn ít do đó định hướng phân bổ các nguồn lực có nhược điểm còn cảm
tính. Lý thuyết kinh tế tập trung vào kinh tế-xã hội hơn là kinh tế vĩ mô và vi mô. Tổ chức lãnh
thổ biển và đảo gần đây mới được quan tâm nhưng còn ít. Và rất ít công trình nghiên cứu tổ
chức lãnh thổ cấp huyện.
1.2. Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên
1.2.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế
Qua lý luận cho thấy, dù sử dụng khái niệm tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian thì
nội hàm chủ yếu cũng là sắp xếp các đối tượng/ hoạt động của con người trong một vùng lãnh
thổ hay một không gian xác định. Trong luận văn, học viên chỉ xác lập cơ sở khoa học cho tổ
chức lãnh thổ, chưa tổng hợp lý luận đến điểm đưa ra định nghĩa mới về tổ chức lãnh thổ so với
các học giả trên. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, học viên đưa ra một vài suy nghĩ tổ chức lãnh thổ đối
quy mô cấp huyện. Huyện Sóc Sơn là một trong năm đô thị vệ tinh của Hà Nội, tức là một cực
tăng trưởng so với cực phát triển là trung tâm Hà Nội. Sự phát triển kinh tế của Sóc Sơn phải gắn
chặt với sự phát triển kinh tế của Hà Nội, được coi như là một cầu nối liên kết Hà Nội với các
tỉnh phía Bắc của Vùng Hà Nội. Để làm được điều này phải có sự phân tích những phân dị địa lý
nhằm xác định các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), các mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động
qua lại với các cấu trúc không gian thành phần để nhận dạng một không gian tổng quát mà ta gọi
là không gian chiến lược. Khác với cấp tỉnh và cấp vùng, thường phải đề cập đến trung tâm
thương mại tầm cỡ, hành lang phát triển, chùm đô thị, thì ở cấp huyện cần nhấn mạnh đến yếu tố
lao động, việc làm, sự phân bố các hoạt động sản xuất, chợ đầu mối, cấu trúc mạng lưới đường…
các phân tích luôn luôn phải gắn kết trong tổng thể vùng lớn hơn. Đặc biệt, đối với Sóc Sơn, thiết
nghĩ là một đô thị vệ tinh thì cần phải có một ngành chuyên môn hóa nổi trội so với khu vực Hà
Nội.
Ngày nay lý thuyết tổ chức phát triển đến khả năng thích ứng với những thay đổi có diễn
biến nhanh và bất ngờ, thực tế đòi hỏi tổ chức lãnh thổ trong tương lai phải tạo ra một cơ chế
“mềm dẻo”. Đồng thời, tổ chức lãnh thổ từ trước tới nay thường trả lời các câu hỏi “What,
Where, Who, Why” mà When (thời gian) thường ít được quan tâm.
1.2.2. Các lý thuyết tổ chức lãnh thổ kinh tế
- Nhóm các lý thuyết cổ điển, Quy luật thứ nhất của Tobler về địa lý học, Lý thuyết
Cluster, Lý thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman
1.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ có thể vận dụng vào huyện Sóc Sơn
TCLT công nghiệp: Khu công nghiệp tập trung, Khu công nghệ cao, Cụm công nghiệp,
Điểm công nghiệp
TCLT nông nghiệp: Khu nông nghiệp công nghệ cao, Tổ hợp nông công nghiệp (vùng
trồng cây chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến)
TCLT dịch vụ
1.2.4. Mối quan hệ giữa tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên
Như vậy, tổ chức lãnh thổ xác lập nên bộ khung lãnh thổ, trên đó con người tổ chức tối
ưu hoạt động sản xuất của mình, hướng tới mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Ngược lại, để phục vụ cho công tác tổ chức lãnh thổ cần phải có các đánh giá tài nguyên thiên
nhiên như phân tích vị trí, vị thế kinh tế, đánh giá tổng hợp tài nguyên đất, nước đưa ra được
hiện trạng, những khó khăn, thách thức khi đưa tài nguyên vào khai thác, sử dụng để đạt mục
tiêu tối ưu hóa hiệu quả.
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên
a) Vị trí địa lý và vị thế kinh tế của Sóc Sơn
*) Vị trí địa lý: Huyện Sóc Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô và cách trung tâm
thành phố Hà Nội 35km, có trung tâm là Thị trấn Sóc Sơn. Sóc Sơn giáp huyện Phổ Yên thuộc
tỉnh Thái Nguyên về phía bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc
tỉnh Bắc Giang về phía đông và đông bắc, về phía tây bắc giáp thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
và phía nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội.
*) Vị thế kinh tế
Phân tích vị thế kinh tế qua mô hình tương tác Gravity: Huyện Sóc Sơn có giá trị gravity
trung bình.
Vị thế có được liên quan đến tuyến lực:
Sóc Sơn có những lợi thế về vị trí địa lý nằm trên trục hành lang kinh tế xuyên Á Côn
Minh - Hà Nội - Quảng Ninh, nằm trong vùng tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc; kề cận Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, kết nối thuận lợi với
các tuyến đường quốc lộ 18, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường vành đai 4, đường Hà
Nội - Lào Cai, Đô thị vệ tinh Sóc Sơn.
b) Địa chất
Về địa chất: Cấu tạo địa chất của huyện mang đặc trưng chủ yếu thuộc hệ Trias Thống
thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét
và hệ Jura gồm Cuội kết. Vùng đất này cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ tứ
có tuổi hình thành trẻ nhất [27].
Tài nguyên khoáng sản:
Cát vàng, Đá ong,Đá xây dựng, Sét chịu lửa (sét khó chảy), Đối với khoáng chất công
nghiệp,
c) Địa hình
Địa hình nguồn gốc bóc mòn - xâm thực
Địa hình núi thấp: Đó là phần cuối phía Đông Nam của dãy núi Tam Đảo, nơi địa hình
hạ thấp xuống chỉ còn khoảng 300 - 400 m. Dãy núi Tam Đảo (có thể gọi là các khối núi bậc I)
có đường phân thuỷ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đồi và đồng bằng đồi: Phân bố
thành mảng lớn liên tục ở khu vực cực Bắc Hà Nội thuộc các xã Bắc Sơn và Nam Sơn (huyện
Sóc Sơn), ngoài ra là các đồi sót phân bố ở một số nơi cũng trong huyện Sóc Sơn. Hình thái
chung phổ biến của kiểu địa hình này là sự chuyển tiếp rất mềm mại từ các bề mặt đồng bằng
bóc mòn (pediment) thấp (10 - 15 m) và khá bằng tiếp đến là các bề mặt lượn sóng thoải (15 -
20m), sau đó là dạng đồi thấp thoải (20 - 25m) và sau cùng là các đồi sót dạng bát úp hoặc chóp
thoải (>25 m). Địa hình nguồn gốc tích tụ rìa đới nâng có qui mô khá hạn chế cả về diện tích và
bề dày trầm tích, phân bố trong vùng đồng bằng đồi hoặc ven theo hệ thống sông chảy theo rìa
vùng nâng.
c) Khí hậu-thuỷ văn
a) Khí hậu
Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.Nhiệt độ trung bình
năm vào khoảng 24,46
0
C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Bức xạ tổng cộng
hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm
2
, bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm
2
. Tổng nhiệt độ
hàng năm đạt 8.500-9.000
0
C. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm). Độ ẩm
không khí trung bình 84%.
b) Thủy văn
Nước ngầm: Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh). Tầng chứa nước lỗ
hổng các trầm tích Pleistocen (qp). Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Trias (t) phân bố lộ ra
ở vùng núi phía bắc thành phố thuộc vùng tây bắc của huyện, Các trầm tích Trias có chất lượng
tốt hơn nước trong các trầm tích Đệ tứ nên rất có ý nghĩa để cung cấp sử dụng cho ăn uống, sản
xuất công nghiệp đòi hỏi nước có chất lượng cao.
d) Thổ nhưỡng
Tài nguyên đất của huyện có 03 nhóm đất chính [27], trong đó: a/ Đất phù sa có diện tích
phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía nam huyện. b/ Đất
bạc màu bao gồm 2 loại: Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic (B); Đất
dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic (D). c/ Nhóm đất feralitic: là nhóm đất
đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn. d/ Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm
khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.
e) Thảm thực vật
Hiện nay, thảm thực vật tự nhiên chỉ còn một diện tích nhỏ, gồm trảng cây bụi thứ sinh,
trảng cỏ thứ sinh trên các diện tích đất đồi núi hay trên đê để hoang, trảng cỏ thứ sinh chịu ngập
trên đất ngập nước mức ngập nông và các quần xã thuỷ sinh trong các đầm, ao, hồ có mức ngập
sâu. Thảm thực vật trồng chiếm diện tích lớn trong khu vực. Theo mục đích sử dụng có thể phân
ra hai nhóm nhỏ: khu nông thôn và thành thị. Trong khu vực nông thôn, các quần xã cây trồng
khá đa dạng
2.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội
a) Dân cư và nguồn lao động
Do đặc thù là một huyện nông nghiệp, mức sống còn thấp, chủ yếu lao động là nông
nghiệp. Điều kiện kinh tế chưa đảm bảo thu hút dân cư các vùng đến nhập cư, trong khi đó mật
độ dân số khu vực nội thành Hà Nội rất cao. Chủ trương của Hà Nội là phát triển kinh tế xã hội
đồng đều giữa các vùng nhằm dãn dân ra các vùng ngoại thành, đặc biệt Sóc Sơn được định
hướng là vùng phát triển công nghiệp tập trung và du lịch sinh thái đồi núi.
b) Kinh tế
Nông nghiệp: là huyện có tốc độ đô thị hoá thấp so với các quận huyện của Hà Nội nên
Sóc Sơn vẫn là huyện nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu để ổn định
đời sống của một tỉ lệ dân cư khá lớn ở Sóc Sơn. Công nghiệp: Ngành công nghiệp của huyện
tập trung vào hai ngành chính là công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp chế biến. Ngành dịch
vụ: Cả số cơ sở và lao động trong các ngành thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng đều
tăng, tốc độ tăng trưởng của số cơ sở nhiều hơn của số lao động.
c) Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới y tế phân bổ chưa đều nên không đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân, đặc biệt là những xã ở xa trung tâm Cơ sở vật chất ở tuyến xã còn nhiều hạn chế,
thiếu lực lượng bác sỹ, lượng bệnh nhân quá tải do vậy hiệu quả trong công tác điều trị chưa cao.
Hiện trạng trường học: Toàn huyện có 30 trường mầm non (28 công lập, 02 dân lập) với
425 lớp và số học sinh là 17.757 cháu (năm học 2010-2011). Cấp mầm non cơ sở vật chất có 435
phòng học, 6 phòng chức năng và đạt chuẩn quốc gia 11 trường.
Văn hoá và TDTT: Huyện Sóc Sơn là huyện có nhiều di tích của thành phố Hà nội, nổi
tiếng là khu đến Sóc-xã Phù Linh, đền Thanh Nhàn-xã Thanh Xuân, đền Sọ-Phù Lỗ Toàn
huyện có 312 di tích, trong đó có 16 di tích được nhà nước xếp hạng, 85 di tích có khả năng xếp
hạng, 211 phế tích nằm rải rác khắp các vùng trong huyện. Hiện tại có 237 di tích đang trong tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng (79 Đình, 35 Đền, 43 Chùa, 1 di tích cách mạng, 15 di tích khác)
2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
huyện Sóc Sơn
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Sự phát triển kinh tế của Sóc Sơn mang đến đặc điểm và xu hướng phân hóa Cơ cấu giá
trị sản xuất rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của huyện đạt 15,2% lớn hơn nhiều so với tốc
độ tăng trưởng dân số 2,2%, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
2.2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ theo định hướng phát triển của huyện
Trong các định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua nghị quyết của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Sóc Sơn có đưa ra phương hướng phát triển cho các tiểu vùng: đồi gò, chuyển
tiếp và vùng đồng bằng ven sông. Vùng đồi gò nằm trên địa bàn các xã: Bắc Sơn, Nam Sơn,
Minh Trí, Minh Phú và Hồng Kỳ
Vùng chuyển tiếp nằm trải dài từ phía Bắc đến vùng giữa huyện Sóc Sơn với trên địa bàn
9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược
và thị trấn Sóc Sơn.
2.2.3 Đóng góp của các hình thức tổ chức lãnh thổ vào phát triển kinh tế:
TCLT Công nghiệp:
Trong những năm qua, ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng đã phát triển mạnh mẽ và
đang đóng góp phần quan trọng nhất vào nền kinh tế và sự phát triển của huyện Sóc Sơn.
Huyện Sóc Sơn có chủ trương phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ để đẩy nhanh
chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm cho lao
động tại chỗ, đồng thời tạo quỹ đất để di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi các khu dân cư nhằm
nâng cao lợi thế về vị trí địa lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hiện nay, huyện đang xây
dựng cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn tại xã Mai Đình, diện tích 61,275 ha, khởi công từ
năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa
Phân tích chỉ số chuyên môn hóa
2
:
2
Cách tính chỉ số chuyên môn hóa chi tiết tại Phụ lục 4
Nhận thấy các ngành công nghiệp chính của huyện, chỉ có chế biến thực phẩm là có hệ số
LQ >1, đây thực sự là hướng đi của huyện, kết hợp chế biến thực phẩm với lợi thế cảng hàng
không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho huyện phát triển dịch vụ logistic, làm cầu nối khẳng
định vị thế của Hà Nội và vùng thủ đô trên thế giới (bảng 2.15).
2.2.4 Tổ chức lãnh thổ nông thôn và đô thị
thị trấn Sóc Sơn là đô thị nhỏ, chưa đủ sức hấp dẫn với các khu vực lân cận. Thực tế đặt
ra vấn đề thiết kế một đô thị vệ tinh, liên kết Sóc Sơn với các xã lân cận có nhiều điều kiện thuận
lợi phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo nên một đô thị lớn mạnh. Theo Quy hoạch huyện Sóc
Sơn đến năm 2030, định hướng 2050, Đô thị vệ tinh Sóc Sơn được thành lập trên toàn bộ hoặc
một phần các xã, thị trấn: Thị trấn Sóc Sơn, các xã Tiên Dược, Phù Linh, Tân Minh, Đức Hòa,
Đông Xuân, Mai Đình, Quang Tiến, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Phù Lỗ, Xuân Thu, Xuân Giang, tổng
cộng 5339,45 ha chiếm 17,4% diện tích.
Đánh giá hiện trạng và phân tích khả năng phát triển, mở rộng xây dựng:
Khu vực công trình xây dựng hiện trạng chủ yếu ven các chân núi, đồi và các khu đất đã
được tôn cao nằm xen kẽ với đất canh tác phổ biến trên nền cao độ 6 -15m. Khu vực đất nông
nghiệp nằm về phía Đông, giáp đê, có cao độ từ 3 – 6m, là vùng thấp trũng bằng phẳng có độ
dốc nhỏ hơn 0,4%. Khu vực đất nông nghiệp nằm về phía Tây Nam và phía Đông dãy núi có cao
độ từ 6 – 40m. Thị trấn Sóc Sơn được xây dựng phổ biến trên nền cao độ 8 -16,5m Đô thị Sóc
Sơn nên phát triển dọc quốc lộ 3 và về phía nam.
2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn
2.3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
Về quỹ đất ở: Tổng diện tích đất ở khoảng 3.531,34 ha, chiếm 11,52% tổng diện tích
huyện. Đất ở bao gồm hai loại: đất ở đô thị và nông thôn. Do tính chất là huyện nông nghiệp,
chưa phát triển đô thị nên chủ yếu là đất làng xóm.
Đất cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng: 124,36 ha gồm các cơ quan
hành chính như ủy ban, ngân hàng Đất Y tế: 13,23 ha nằm trên địa bàn các xã nhưng có quy
mô lớn nhất tại các xã khu vực phía tây huyện, bình quân 0,49m2/người. Đất Văn hoá và TDTT:
Có quy mô 37,51 ha,bình quân 1,4 m
2
/người gồm các nhà văn hóa, rạp, sân vận động Đất công
nghiệp, kho tàng: quy mô 470 ha, chiếm 1,53%.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước
Phân tích và đánh giá các loại hình sử dụng tài nguyên nước: Tài nguyên nước còn được
sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, Tài nguyên nước phục vụ Giao thông. Tỷ lệ nước sạch cung
cấp cho người dân còn thấp, một số trạm cấp nước đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt
động, dẫn đến Thiếu nƣớc cung cấp cho phát triển công nghiệp và đô thị. Bên cạnh đó cũng có
một số khu vực còn bị úng lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đông Bắc và
Đông Nam của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu và hệ thống mương thoát, cống tiêu chưa
đáp ứng được yêu cầu.
2.3.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học
Tỷ lệ che phủ và sự biến đổi: Các số liệu thống kê diện tích rừng từ 2005 đến nay cho
thấy diện tích và độ che phủ rừng có xu hướng giảm nhưng giảm chậm, cá biệt có giai đoạn
2005-2006 diện tích giảm từ 6289 ha xuống 4360,4 ha, đến thời điểm 2010 diện tích đạt 4316,87,
tức là trung bình mỗi năm giảm 7,25 %. Hiện tại độ che phủ rừng là 14,1%.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN SÓC SƠN
3.1. Phân vùng chức năng lãnh thổ
Phát triển không gian quyết định cấu trúc phân bố hạ tầng của huyện, đồng thời tạo cơ sở
cho các hoạt động kinh tế-xã hội cũng như quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững,
trong đó giao thông vận tải, sử dụng đất, các khu công nghiệp và hệ thống đô thị được phát triển
bền vững về môi trường. Tuy nhiên, quy trình này cũng bị chi phối nhiều từ các tác động bên
ngoài cũng như các điều kiện nội tại của huyện. Các tác động bên ngoài và những yêu cầu mà
huyện cần phải thích ứng bao gồm đô thị hóa, hội nhập vùng. Các điều kiện nội tại: Sóc Sơn phải
cân nhắc tới các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đặc trưng của huyện để duy trì và phát huy
được giá trị và bản sắc riêng. Nội dung này bao gồm điều kiện tự nhiên, cơ cấu kinh tế và các
vấn đề xã hội.
3.1.1. Các tiêu chí phân vùng chức năng
Vùng mang tính khách quan, do vậy ta cần đưa các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội vào
để phân vùng. Các nhân tố tự nhiên như Độ cao trung bình; Độ dốc trung bình. Các nhân tố Sử
dụng đất như Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa; Tỷ lệ diện tích đất trồng cây hàng năm khác; Diện tích
trồng cây ăn quả; Diện tích đất lâm nghiệp; Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Các nhân
tố kinh tế xã hội là Mật độ dân số; Số cơ sở công nghiệp cá thể; Doanh thu sản xuất công nghiệp
cá thể; Số hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ
Phân tích hồi quy bảng 3.1 (phương pháp stepwise) nhận thấy:
- Tỷ lệ nghèo = 0,154 + 0,005 . (diện tích trồng lúa)
- Mật độ dân số = 2960,209 – 4,414 . (diện tích trồng lúa)
Kết quả chạy phân tích hồi quy được thể hiện như trong (phụ lục 3)
Biến diện tích trồng lúa có quan hệ chặt chẽ nhất với các biến phụ thuộc như tỷ lệ nghèo
và mật độ dân số. Ở Sóc Sơn những xã có diện tích trồng lúa cao thì mật độ dân số thấp (quần cư
nông thôn có mật độ dân số thấp). Những xã có diện tích lúa cao thì tỷ lệ nghèo cũng nhiều hơn.
Kết quả phân tích hồi quy đưa ra một kết luận hết sức quan trọng: Phát triển công nghiệp, dịch
vụ chính là hướng chiến lược để giảm tỷ lệ nghèo ở Sóc Sơn.
Sau khi phân tích hồi quy, ta chia các xã thành 3 nhóm (số tương ứng thứ tự của xã như
bảng 3.1): Nhóm 1: 5, 7, 8, 9, 16, 17, 18, 19, 20, 25. Nhóm một khá trùng với tiểu vùng chuyển
tiếp thường có trong các định hướng của huyện. Có đặc điểm chung là mật độ dân số cao hơn,
tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và dịch vụ hơn. Nhóm 2: 1, 2, 10, 11, 15, 21, 22, 24. Các xã
trong nhóm này đều thuộc tiểu vùng đồng bằng ven sông trong định hướng phát triển kinh tế của
huyện. Đặc điểm chung là có diện tích trồng lúa, cây hàng năm cao hơn hẳn so với 2 nhóm còn
lại. Nhóm 3: 3, 4, 6, 12, 13, 14, 23, 26. Các xã trong nhóm có địa hình cao hơn, tập trung diện
tích đất lâm nghiệp của huyện, khá tương đồng với tiểu vùng gò đồi trong các văn bản chỉ đạo
sản xuất của huyện.
Tuy nhiên, kết quả phân tích nhóm là chưa đủ cơ sở phân vùng. Để tránh chồng chéo, là
nguyên nhân phát sinh ra mâu thuẫn cản trở phát triển, tất nhiên, phân vùng phải gắn chặt với các
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trước đó. Do đó, kết quả phân vùng phù hợp với thế
và lực hiện tại của huyện Sóc Sơn phải vừa kế thừa được quy hoạch, định hướng phát triển kinh
tế, xã hội trước đó, vừa bao hàm tính đặc thù hiện tại như trong kết quả phân tích nhóm ở trên và
cuối cùng phải căn cứ vào những biến động lớn ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh tế, xã hội
xảy ra trên địa bàn huyện thời gian gần đây.
3.1.2. Phân vùng chức năng
+ Tiểu vùng 1: Phát triển đô thị công nghiệp và dịch vụ
Vùng này bao gồm đô thị vệ tinh Sóc Sơn theo quy hoạch và khu vực cảng hàng không
quốc tế Nội Bài. Do thị trấn Sóc Sơn là đô thị nhỏ, công nghiệp không vượt trội so với mức trung
bình toàn huyện, vì thế không thể là cực thu hút các xã xung quanh cùng phát triển. Việc hình
thành đô thị vệ tinh Sóc Sơn là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố về công nghiệp, đô thị, dịch vụ sẽ là
động lực chính cho sự phát triển của huyện. Đây là khu vực phát triển kinh tế chính của huyện,
ưu tiên các hoạt động công nghiệp, xây dựng khu vui chơi, giải trí, xây dựng trường học, bệnh
viện, khu thể thao, đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ y tế. Tận dụng lợi thế là cảng không không
quốc tế Nội Bài – càng hàng không lớn nhất miền Bắc, cùng với mạng lưới giao thông rất thuận
lợi, theo quốc lộ 18 để đi ra quốc lộ 1, theo cao tốc Thăng Long – Nội Bài để đi đến đường 5 kéo
dài, theo quốc lộ 2, 3 để đi đến các tỉnh miền núi phía bắc, từ Sóc Sơn có thể đi tới cảng biển và
cửa khẩu dễ dàng. Huyện Sóc Sơn hoàn toàn có thể phát triển dịch vụ logistic
3
.
+ Tiểu vùng 2: Chuyên canh nông nghiệp và chế biến nông - thủy sản
Đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất, tạo thành một dải vành đai xanh bao quanh lấy
khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ ở phần phía bắc, phía đông và phía tây. Trong quá trình phát
triển kinh tế, nông nghiệp đã, đang và sẽ là thế mạnh của huyện. Do huyện có một vị thế rất
thuận lợi để trao đổi hàng hóa nội vùng và liên vùng. Vì thế ý tưởng phát triển của tiểu vùng là
kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh và chế biến nông, lâm thủy sản. Hiện
nay, thủy sản là khu vực phát triển kém nhất trong khối ngành kinh tế này, kết hợp với điều kiện
thiếu nước hiện tại của huyện. Do vậy, theo học viện chế biến nông nghiệp cần được ưu tiên hơn
cả. Có thể đặt địa điểm công nghiệp chế biến tại khu công nghiệp Tân Dân – Minh Trí hoặc thị
trấn Nỉ (Ưu tiên đặt tại khu công nghiệp Tân Dân – Minh Trí do gần khu vực nội thành và cảng
3
Điều 133 Luật thương mại, Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao
hàng không Quốc tế). Khu vực phía bắc của tiểu vùng có điều kiện phát triển kinh tế kém hơn cả.
Trong tương lai cần tập trung phát triển thị trấn Nỉ (nếu không đủ nguồn lực thì ưu tiên phát
triển đô thị vệ tinh Sóc Sơn trước) , để kích thích sự phát triển khu vực phía bắc, đảm bảo
nguyên tắc công bằng trong tổ chức lãnh thổ.
+ Tiểu vùng 3: Bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch.
Tiểu vùng có ranh giới là khu vực đồi núi, phần nổi cao của địa hình huyện Sóc Sơn về
phía tây bắc. Mục tiêu chính của tiểu vùng này là bảo tồn rừng phòng hộ kết hợp với du lịch.
Tiểu vùng có chức năng sinh thái và ngăn ngừa ô nhiễm. Tiểu vùng rất thuận lợi để xây dựng
khu nghỉ dưỡng cuối tuần theo định hướng phát triển của Hà Nội. Các khu du lịch hiện tại có:
khu du lịch đền Sóc, Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần Minh Phú, Khu tổ hợp giải trí
Minh Trí (Sân gôn, khách sạn…), Khu du lịch hồ Hoa Sơn.
3.2. Định hƣớng tổ chức không gian
3.2.1. Định hướng chung
a) Căn cứ pháp lý
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050
Căn cứ Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 15/06/2012 về việc phê duyệt nhiệm
vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, tỷ lệ 1/10000
Luật Thủ đô 25/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012
Phân tích các quy hoạch gần đây của huyện Sóc Sơn
Quy hoạch 2000
Quy hoạch 2007
Quy hoạch 2012
Hướng phát triển đô
thị lên phía Bắc
Hướng phát triển đô thị
sang phía Tây và Nam
Hướng phát triển
sang phía tây, dọc quốc lộ 3
Dân số dự kiến đến
năm 2020 là 387.878 người
Dân số dự kiến đến năm
2020 395.000 người
Dự kiến đến năm
2030 có 450.000 – 520.000
người
Quy mô đất XD đô
thị đến năm 2020 là 4.613,2
ha
Quy mô đất XD đô thị
đến năm 2020 là 4.152 ha chiếm
Quy mô đất xây
dựng: 5200-7800 m
2
/người
năm 2030
Trung tâm vùng,
tiểu vùng, thị tứ
Trung tâm huyện, các khu
đô thị, trung tâm xã
Trung tâm là đô thị
vệ tinh Sóc Sơn và Thị trấn
Nỉ
Đất dự trữ phát triển
về phía Đông
Đất dự trữ phát triển về
phía Tây
Đất dự trữ phát triển
về phía tây
Nguồn: Học viên
b) Đánh giá kết quả phát triển so với mục tiêu đề ra
Bảng 3.4: Đánh giá các kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra
Lĩ
nh vực
Mục tiêu
Kết quả đạt
đƣợc
Nhận xét
chung
Ki
nh tế
Mục tiêu tăng trưởng GDP
bình quân
12,37%
Không đạt
Chuyển dịch cơ cấu
Tăng tỷ
trọng công nghiệp,
dịch vụ và giảm
nông nghiệp
Đạt
Giá trị sản phẩm trên 1 ha
đất nông nghiệp
38 triệu đồng
Không đạt
Dịch vụ trung bình tăng
18-20%
13,87%
Đạt
Xã
hội
Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn
gia đình văn hóa 85%
82,1%
Không đạt
Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ
80% so với 2005
Vượt kế
hoạch 2000 hộ
Đạt
Tỷ lệ sinh xuống15‰
18,9
Không đạt
Giải quyết việc làm
Trên 3800
lao động
Đạt
H
ạ tầng
Đường giao thông
Thực hiện
nhiều dự án liên
quan
Đạt được
nhiều kết quả
quan trọng
Điện, thông tin liên lạc
M
ôi trường
Độ che phủ của rừng
Phát động phong trào trồng rừng,
có chính sách không chuyển đổi mục
đích rừng, phòng chống cháy rừng
Nguồn: Học viên
e) Định hướng phát triển không gian huyện Sóc Sơn
KẾT LUẬN
Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc của Hà Nội, là mắt xích trong liên kết vùng
giữa Thủ đô với các tỉnh lân cận. Những năm gần đây, do có nhiều biến động về địa giới, quy
hoạch, chính sách, các tuyến lực… đã phá vỡ tính liên kết lãnh thổ, tạo nên những mâu thuẫn,
cản trở phát triển của huyện. Thực tế đó đặt ra tính cấp thiết phải sắp xếp, bố trị lại đối tượng
phát triển đảm bảo nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở khảo sát thực
địa, kế thừa các nguồn tài liệu trước đó, cùng với những phân tích về hiện trạng, nhận xét về quy
hoạch, chính sách, đề tài đã đưa ra một số kết quả chính sau:
Giữa tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ.
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu hướng đến của tổ chức lãnh thổ và tổ chức
lãnh thổ chỉ là một trong nhiều công cụ để đạt được mục tiêu ấy. Tổ chức lãnh thổ tạo nên bộ
khung, trong đó con người là trung tâm của tổ chức, được coi là chủ thể, là nhân tố hài hòa các
mối quan hệ trong tổng thể lãnh thổ, bên cạnh các nhân tố bổ trợ là chi phí vận chuyển, lao động,
sản xuất hoặc chính sách về thuế, đất đai, thu hút đầu tư, chất lượng môi trường.
Vị trí địa lý đã mang đến sự phân hóa lãnh thổ, tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho khu vực
Hà Nội. Trên nền tảng địa chất là các trầm tích hệ Trias và Đệ tứ, cùng với sự tương tác của các
yếu tố khí hậu, thủy văn, địa hình huyện Sóc Sơn có sự phân hóa thành 3 khu vực chính, thấp
dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam: khu vực đồi núi nằm ở phía bắc, khu vực chuyển tiếp
là các gò cao lượn song, nằm ở bậc địa hình tiếp theo cao phổ biến 10-15m, và phần đồng bằng
nằm ở rìa phía đông và nam của huyện. Lãnh thổ chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 con sông là: Cầu,
Công và Cà Lồ, đồng thời cũng là một phần ranh giới với các huyện lân cận. Trầm tích
Pleistocen hệ tầng Vĩnh Phúc chiếm diện tích lớn đã chi phối mạnh đến quá trình phát sinh đất,
hình thành nên loại đất xám, phổ biến nhất ở đây.
Sự phân hóa về tự nhiên, cùng với vị trí địa lý và đặc thù kinh tế tạo nên tài nguyên vị
thế, là động lực cho phát triển kinh tế. Qua phân tích gravity cho thấy huyện mặc dù lực tương
tác giữa với trung tâm thấp hơn nhiều so với các huyện nằm lân cận, nhưng vẫn ở mức trung
bình, trong khi đó Sóc Sơn có lợi thế so sánh tuyệt đối là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, là
nơi giao cắt của các tuyến lực quan trọng của đất nước như quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18,
đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên. Ngoài ra, trong
thời gian tới Sóc Sơn còn được thừa hưởng các cơ hội phát triển mới từ sự lớn mạnh của các đô
thị lớn lân cận như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Sóc Sơn là địa bàn có tỷ lệ tăng tự nhiên ổn định, tỷ lệ tăng cơ học mặc dù tăng trưởng
hàng năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các huyện Hà Nội biểu hiện quá trình đô thị hóa
thấp. Quy mô kinh tế của huyện chưa tương xứng với những tiềm năng trên, quy mô sản xuất,
tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ, lẻ, phân tán; khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm chưa
cao; trình độ công nghệ các ngành sản xuất ở mức trung bình. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tuy
được đầu tư cao, xong chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của một huyện địa bàn rộng lớn, điểm
xuất phát thấp, đặc biệt là giao thông, nước sạch, thủy lợi.
Đề tài đã phân tích khá chi tiết hiện trạng tổ chức lãnh thổ theo ngành và theo cấu trúc
không gian. Tổ chức lãnh thổ theo ngành có đặc điểm: tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
đạt kế hoạch đề ra nhưng chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Hình
thức trang trại của huyện chưa phát triển và không ổn định. Du lịch mặc dù đã thu hút lượng khá
lớn du khách, song khách lưu trú thấp, do cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng nhu cầu. Công
nghiệp có sự phân bố hợp lý, thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, xu hướng hiện nay là đẩy mạnh
hình thức cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Tổ chức lãnh thổ theo cấu trúc không gian, giữa nông
thôn và đô thị không thấy rõ ràng chênh lệch, thị trấn Sóc Sơn không phải là một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ và đô thị thực sự. Kết quả phân tích dân số, lao động, các đặc trưng sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và đặc thù của đô thị cho thấy tỷ lệ đô thị rất nhỏ bé nằm ở trung tâm
của một vùng nông thôn rộng lớn bao quanh, chưa đủ sức hấp dẫn, kích thích sự phát triển cho cả
một huyện.
Năm 2011, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 58,73%, đất phi nông nghiệp 37,82%, đất
chưa sử dụng là 3,45%. Quỹ đất của Sóc Sơn còn nhiều, tuy nhiên phần lớn là đất dốc, ít thuận
lợi cho xây dựng. Thực tế Sóc Sơn đang đứng trước thách thức suy giảm diện tích đất nông
nghiệp do xây dựng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng… gây nên áp lực lao động, việc làm đối vơi
người nông dân mất đất. Về tài nguyên nước, diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
thấp, khu vực thành thị, khu công nghiệp, sân bay đều có các trạm cấp nước riêng, tuy nhiên vấn
đề nổi cộm vẫn là tình trạng thiếu nước khu vực nổi cao, úng lụt tại một số khu vực rìa phía đông
bị vào mùa mưa do đặc điểm địa hình. Tài nguyên rừng đứng trước nhiều thách thức suy giảm
diện tích như cháy rừng và khai thác đất trái phép, tỷ lệ che phủ rừng có xu hướng giảm, hiện tại
độ che phủ rừng là 14,1%. Thành phố và huyện đang có nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát triển
rừng phòng hộ Sóc Sơn.
Để nâng cao độ tin cậy trong định hướng, đề tài đã đưa ra một vài phép tính định lượng.
Trước tiên, tính toán chỉ số chuyên môn hóa cho thấy chế biến thực phẩm là ngành chuyên môn
hóa của huyện. Đây thực sự là hướng đi của huyện khi kết hợp cùng với lợi thế kinh tế khác tạo
nên hệ thống dịch vụ logistic mà ở miền Bắc chỉ riêng Sóc Sơn mới có được sự độc đáo này.
Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp toán thống kê, phân tích tổng hợp kinh tế xã hội bằng
mô hình hồi quy cho thấy quy luật tập trung dân cư, phân hóa giàu nghèo; kết quả phân tích
nhóm chỉ ra 3 nhóm có những nét chung, khá trùng hợp với sự phân vùng theo định hướng phát
triển của huyện, đây được coi là một căn cứ để tiến hành phân vùng tiếp theo.
Qua phân tích nhóm kinh tế-xã hội, cùng với nền tảng tự nhiên và sử dụng đất, đặc biệt
tham khảo các quy hoạch của huyện tiến hành phân vùng phát triển, kết quả làm rõ huyện Sóc
Sơn được chia ra làm 3 tiểu vùng cùng với chức năng đề xuất: tiểu vùng đô thị công nghiệp và
dịch vụ (I), tiểu vùng chuyên canh nông nghiệp và chế biến nông-thủy sản (II), tiểu vùng bảo tồn
tự nhiên và phát triển du lịch (III).
Để tiến hành định hướng theo vùng, đề tài dựa trên các căn cứ: kết quả phân vùng, kết
quả phân tích các quy hoạch của huyện trước đó, đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu
đề ra trong giai đoạn 2006-2010, và phân tích SWOT phát triển bền vững của huyện. Cuối cùng
đưa ra định hướng chung phát triển kinh tế, xã hội theo từng tiểu vùng và theo từng lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đồng thời đề xuất mục tiêu, chiến lược và kế hoach hành
động một cách cụ thể cho từng ngành. Ý tưởng phát triển một Sóc Sơn với mũi nhọn là công
nghiệp và dịch vụ, gắn với ngành công nghiệp chuyên môn hóa là chế biến thực phẩm, với sức
bật đột phá là dịch vụ logistic gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Quan điểm tổng hợp
trong thế phát triển bền vững với thế mạnh nông nghiệp vốn có cung cấp nguyên liệu nông sản
cho ngành công nghiệp chế biến.
References
Tiếng Việt
1. Phạm Quang Anh (1984), Phân vùng tự nhiên Tây Nguyên, NXB Khoa học và Kỹ
thuật.
2. Hoàng Quý Châu (2011), Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định, Luận án Tiến
sỹ Địa lí, 162tr.
3. Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn, Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn các năm
2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
4. Trương Thị Kim Chuyên (2011), “Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng
ở việt nam nhìn từ cách tiếp cận của báo cáo phát triển thế giới”, trích trong Cơ sở khoa học cho
phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới.
5. Lưu Đức Hải (2010), “Quy hoạch định hướng phát triên thủ đô Hà Nôi”, trích
trong kỷ yếu Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội: văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, nhà xuất bản
Hà Nội.
6. Đoàn Văn Điếm (2002), Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh
thái vùng đất bạc màu huyện Sóc Sơn - Hà Nội, LAPTSKH Nông nghiệp, 192tr.
7. Trương Quang Hải (2011), “Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ
phát triển kinh tế - xã hội ở việt nam”, trích trong Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối
cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới.
8. Trương Quang Hải, (2007), “Spatial organization for rational land use and
environmental protection in Uong Bi Town by functional sub-areas”, VNU Journal of Science,
Earth Science, 23 (67).
9. Trương Quang Hải (chủ biến) (2010), Atlas Thăng Long-Hà Nội, Nhà xuất bản
Hà Nội.
10. Tống Võ Lệ Hà (2011), Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền
vững nông - lâm nghiệp và du lịch khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ
khoa học, Đại học khoa học tự nhiên.
11. Nguyễn Trung Hậu (2010), Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi hệ thống cây
trồng đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc
sỹ nông nghiệp.
12. Nguyễn Cao Huần (2008), “Quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng phát triển
bền vững lãnh thổ cấp tỉnh và cấp huyện – nghiên cứu trường hợp thị xã uông bí, tỉnh Quảng
Ninh, Việt Nam”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3.
13. Nguyễn Cao Huần, (2004) Nghiên cứu tổ chức không gian cho phát triển kinh tế,
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Môi trường ở cấp tỉnh và huyện (Trường hợp
nghiêncứu tại tỉnh Lào Cai), Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, Số.4 / XX (2004) 55.
14. Nguyễn Cao Huần và nnk (2005), "Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ tỉnh miền núi
biên giới phía Bắc phục phát triển kinh tế - xã hội thời kì CNH - HĐH đến năm 2020 (Ví dụ tỉnh
Lào Cai)" - Đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐH Quốc gia, mã số QG 02.15, 2005.
15. Huyện Ủy Sóc Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn (1930-
2010), Nhà xuất bản chính trị hành chính, 407tr.
16. Đỗ Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, LATS Địa
lí, 202tr.
17. Phạm Văn My (1995), Nghiên cứu và phát triển cây trồng cạn ngắn ngày trên đất
bạc màu huyện Sóc Sơn Hà Nội, LAPTSKH Nông nghiệp, 110tr.
18. Ngân hàng Thế giới (2008), Tái định dạng địa kinh tế, Nhà xuất bản văn hóa
thông tin.
19. Vũ Văn Phái (chủ biên) (2011), Hà Nội - địa chất, địa mạo và tài nguyên liên
quan, Nhà xuất bản Hà Nội, 279tr.
20. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2008), “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã
hội việt nam: nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững”, Hội thảo Quốc tế Việt
Nam học lần thứ 3.
21. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2002), “Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam:
một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên quan điểm địa lý học đổi mới và phát triển”, Tạp chí Khoa
học xã hội, số 6.
22. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản
Giáo dục, 283tr.
23. Pierre Laborde (Người dịch Phạm Thị Khánh Thủy) (2011), Không gian đô thị
trên thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 287tr.
24. Ngân hàng Thế giới (2008), Tái định dạng Địa kinh tế, Nhà xuất bản văn hóa-
thông tin.
25. Ngô Thuý Quỳnh (2009), Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền
vững ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sỹ Địa lý, 205tr.
26. Nguyễn Ngọc Khánh (chủ biên) (2010), Những vấn đề chung về địa lý, cảnh
quan, môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 389tr.
27. Đỗ Xuân Sâm (chủ biên) (2010), Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và môi
trường trong định hướng phát triển không gian thủ đô Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 590tr.
28. Nguyễn Thị Trang Thanh (2012), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Nghệ An,
LATS Địa lý, 192tr
29. Lê Bá Thảo (1986), Địa lý đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Tổng hợp
Đồng Tháp.
30. Lê Bá Thảo (1999), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nhà xuất bản Thế giới.
31. Lê Bá Thảo (chủ nhiệm) (1996), Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam,
Đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước.
32. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình trên quan điểm phát
triển bền vững, LATS Địa lý, 153tr.
33. Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Kim Chương, Đỗ Thị Minh Đức (2007), Lê Bá Thảo
những công trình khoa học địa lý tiêu biểu, Nhà xuất bản Giáo dục, 975tr.
34. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2005), Phân kiểu kinh tế - xã hội cấp tỉnh
và cấp huyện Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 188tr.
35. Thủ tướng chính phủ (2012), về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
36. Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Hà nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050.
37. Thủ tướng chính phủ (2006), Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
38. Thủ tướng chính phủ (2008), Nghị định 04/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
39. Lê Thông (1996), Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới, Nhà xuất
bản Giáo dục, 148tr.
40. UBND huyện Sóc Sơn, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội các năm 2006-
2011.
41. UBND huyện Sóc Sơn, Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính
các năm 2008, 2009, 2010, 2011.
42. UBND tỉnh Long An, Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế Phát
triển Kinhtế -xã hội Tỉnh Long An đến 2020 và tầm nhìn đến năm và tầm nhìn đến năm 2030,
LaPIDES lập.
43. Vũ Như Vân (2010), “Tổ chức lãnh thổ vùng biên giới Việt – Trung hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững mở”, Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ V.
44. Ngô Doãn Vịnh. Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2003.
45. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên): Bàn về phát triển kinh tế (con đường dẫn tới giàu
sang), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005.
46. Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và Nông thôn (2007, 2012) Quy hoạch chung
xây dựng huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/10.000.
Tiếng Anh
47. Anton J. Jansen and Hans Hetsen (1991), “Agricultural Development and Spatial
Organization in Europe”, Journal of Rural Studies, Vol.7, No. 3, pp. 143-151, 1991.
48. Baldwin E. Dean, Babiker I. Babiker and Donald W. Larson (1987), “Spatial
Organization of Marketing Facilities in Developing Countries: A Case Study of Oilseeds
in Sudan”, Agricultural Economics, 1 (1987) 209-227.
49. Casey J. Dawkins (2003), “Regional Development Theory: Conceptual
Foundations, Classic Works, and Recent Developments”, Journal of Planning Literature 18, no.
2 (2003).
50. Fabio Grazi, Jeroen C.J.M., van den Bergh (2008),“Spatial organization,
transport, and climate change: Comparing instruments of spatial planning and policy”,
Ecological Economics, 67 ( 2008) 630–639
51. Geoffrey g.roy (1979), “Multi-dimensional Analysis for Spatial Organization”,
BuiMing and Environment, VoL 14, pp. 241 246.
52. Jacob 0. Maos (1998), “The spatial organization of rural services: an operational
model for regional development planning”, Applied Geography (1988), 8, 65-79.
53. Jennifer M. Jandt, Anna Dornhaus (2009), “Spatial organization and division of
labour in the bumblebee Bombus impatiens”, Animal Behaviour, 77 (2009) 641–651.
54. John A. Ludwig and David J.Tongway (1995), “Spatial organisation of
landscapes and its function in semi-arid woodlands, Australia”, Landscape Ecology vol. 10 no. 1
pp 51-63 (1995).
55. John Karkazis, Brian Boffey (1997), “Spatial organization of an industrial area:
Distribution of the environmental cost and equity policies”, European Journal of Operational
Research, 01, 430-441.
56. Jon Stobart (1996), “The spatial organization of a regional economy: central
places in North-west England in the early-eighteenth century”, Journal of Historical Geography,
22, 2 (1996) 147–159.
57. Mathijs Assink & Nico Groenendijk (2009), “spatial quality, location theory and
spatial planning”, Regional Studies Association Annual Conference 2009: Understanding and
Shaping Regions: Spatial, Social and Economic Futures, Leuven, Belgium, April 6-8, 2009.
58. Pavel klapka, Bohumil frantál, Marián halás, josef kunc (2010), “Spatial
organisation: development, structure and approximation of eographical systems”, Moravian
geographical reports.
59. Parshu r.sharma (1984), “Spatial Organisation Model for Rural Development: an
Approach through Settlement Systems”, Habitatintl. Vol. 8, No. 1. pp. 29-34. 1984. 304–