Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

de nghi cong nhan sang kien kinh nghiem 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.83 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mẫu 01/ ĐN-XDSK. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trần Phán, ngày 08 tháng 03 năm 2012. ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sang kiến cấp cơ sở. - Họ và tên: Hà Mỹ Tú - Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Phán - Cá nhân làm sáng kiến. Đề nghị hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm: 2011 – 2012 như sau: 1. Tên sáng kiến: GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH BẰNG CÁC TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ 2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu): Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, ngoại ngữ là một vấn đề quan trọng, nóng bỏng đang được mọi ngành, mọi nghề, mọi lĩnh vực quan tâm. Là một ngôn ngữ quốc tế được phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ, đặt biệt là Tiếng Anh, ngày nay càng trở nên cấp thiết và là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học của đất nước ta. Tuy nhiên, đây là môn học khá khó dạy và cũng khá khó học theo như quan niệm của nhiều người. Là một môn có đặt trưng khá riêng biệt với các môn học khác đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải cố gắng tìm ra các phương pháp dạy – học hữu hiệu cho riêng mình. Có không ít giáo viên ngoại ngữ thất bại trên con đường giảng dạy của mình. Nhiều học trò thì sợ hãi và chán học. Vậy dạy và học như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất cho môn học quan trọng này. Đó là một câu hỏi rất lớn được đặt ra cho cả những người học và người dạy bộ môn Tiếng Anh. Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo dục ở các môn, các cấp học, cũng như tất cả các môn học khác, bộ môn Tiếng Anh THCS đã và đang trên con đường đổi mới phương pháp giảng dạy và ít nhiều cũng thu được những thành quả nhất định. Việc sử dụng phương pháp mới trong dạy và học đã được bàn đến rất nhiều trên các phạm vi, nhiều mức độ khác nhau. Song thực tế, vận dụng phương pháp đó khi dạy tùy kiểu bài, từng tiết dạy cho từng đối tượng học sinh cụ thể như thế nào cho có hệu quả thực sự thì không ít giáo viên chúng ta vẫn còn lung túng, vướng mắc, còn nhiều điều chưa thống nhất. Việc phát huy tính tích cực, chủ động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại Trường THCS, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi cách vận dụng phương pháp để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có nhiều cách để đạt được mục đích trên, song việc áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học đã gây hứng thú cho học sinh hơn cả. Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng hầu hết các tiết học,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> các kiểu bài, trong chương trình Tiếng Anh THCS. Như vậy, việc lựa chọn đề tài có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng day – học ngoại ngữ trong trương THCS. 3. Nội dung cơ bản của sáng kiến: * Một số trò chơi ngôn ngữ áp dụng cho các giai đoạn của tiết học. Tùy thuộc vào nội dung và mục đích của từng bài học, từng trình độ học sinh chúng ta có thể áp dụng từng loại hình trò chơi khác nhau cho từng giai đoạn của một tiết dạy – học khác nhau. Từ khâu mở bài cho đến một tiết dạy (khởi động), dẫn dắt vào bài, giới thiệu ngữ liệu, thực hành, cũng cố cho đến ôn tập, kiểm tra, mở rộng… Bất cứ ở bước nào chúng ta cũng có thể áp dụng được trò chơi ngôn ngữ một cách linh hoạt, tự nhiên mà hiệu quả. Sau đây tôi xin được giới thiệu cụ thể một số trò chơi tôi đã áp dụng nhiều trong ba giai đoạn: Khởi động, củng cố và ôn tập. Những trò chơi ngôn ngữ này, với các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin người dạy có thể soạn bằng powerpoint trong các tiết dạy thông thường thì có thể viết, vẻ trực tiếp lên bảng. a. Giai đoạn khởi động vào bài: Có thể nói đây là giai đoạn khá thú vị trong tiết học. Nó góp phần quyết định sự thành công của giờ dạy bởi vì việc tạo được hứng thú, ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Người học có hứng thú hay không, người dự có cảm tình với giờ dạy hay không, chính nhờ sự khéo léo của giáo viên trong phần khởi động, dẫn dắt bài. Mục đích trò chơi ngôn ngữ trong giai đoạn này là làm như thế nào cho trò chơi phải vừa nhắc lại kiến thức cũ, vừa liên kết, giới thiệu kiến thức mới một cách rất tự nhiên mà thú vị, khiến cho người học cảm thấy tự nhiên, phấn khởi và tò mò muốn khám phá cho được nội dung của bài học mới. Đạt được điều đó thì trò chơi mới thành công. * Trò chơi đoán (guesing game): “Twenty questions” áp dụng cho giai đoạn khởi động của bài học trong Unit 1- SGK TA9 (phần 5.read): Nội dung bài khóa nói về đất nước và con người Malaysia. Mục đích: - Luyện tập học sinh lại câu hỏi Yes/No questions. - Dẫn dắt, hướng dẫn học sinh vào bài mới. - Tạo không khí sôi động đầu giờ học. Thời gian thực hiện: 5-7 phút. Tiến hành: - Phân chia lớp học thành 2 đội. - Giáo viên giải thích cách chơi: I think of a country. You have to ask me questions to find out what it is. I can only answer “Yes” ỏ “No” and you can only ask 20 questions. The team has the correct answer first will win the game. - Giáo viên đưa ra gợi ý: “This country is in Asia”. - Học sinh đặt ra câu hỏi để đoán xem đó là đất nước nào. Is it very big? Is it in Asia? Is it near Viet Nam? Singapore? Is it a rich country? Is it capital Kuala Lampur?... - Giáo viên chỉ được trả lời bằng “yes” hoặc “no”..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đội nào đoán ra đáp án trước đội đó sẽ chiến thắng. - Sau khi học sinh đã đoán ra đó là “Malaysia”, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào bài mới. Ex: What do you know about Malaysia? What is the climate of Malaysia? What is the Malaysia units of currency?... The lesson today will tell us about those… b. Trò chơi “Lucky number” áp dụng cho Unit 16. Invention (TA8). Nội dung bài học nói về những phát minh của nhân loại. Mục đích: - Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nề văn hóa của nhân loại. - Hướng dẫn học sinh vào chủ đề của bài học. - Tạo cho học sinh sự tò mò muốn khám phá bài học mới. Thời gian thực hiên: 5-7 phút Cách tiến hành: - Phân chia lớp thành 2 đội (thi ghi điểm). - Giáo viên kẻ lên bảng khoảng 12 ô vuông có đánh số. - Giải thích trò chơi: Trong 12 con số viết lên bảng có 5 con số may mắn (giáo viên tự chọn). Các con số còn lại mỗi số tương ứng với 1 câu hỏi. Mỗi đội sẽ lần lượt chọn những con số bất kỳ. Nếu chọn được số may mắn thì không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được ghi điểm (2 điểm cho một ô). Nếu không phải là số may mắn thì các đội phải trả lời đúng mới được ghi điểm. Nếu đội chọn số không trả lời được thì cơ hội ghi điểm dành cho đội đối phương. (Nếu cả hai đội đều không có câu trả lời đúng đáp án sẽ để lại và sẽ được tìm hiểu trong bài học). Các số thứ tự của ô chữ sẽ tương ứng với câu hỏi giáo viên đã chuẩn bị theo nội dung bài học. VD: 1)Lucky number 2)Who invented the telephone?(A.G.Bell) 3)Who invented the Sewing machine?(Issac Meritt Singer) 4)Lucky number 5)Who was the inventor of the light bulb? (Thomas Edison) 6)Lucky number 7)Who was inventor of the Color television?(Peter Carl Goldmark) 8)Who invented the helicopter? (Igor Sikorsky) 9)Lucky number 10)Lucky number 11)When was the telephone invented?(1876) 12)When was the Printing Press invented?(1810) - Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên tổng kết điểm. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng ( Nếu 2 đội bằng điểm nhau, đội thắng sẽ là đội ghi được nhiều số may mắn hơn). Lucky number là một trò chơi có rất nhiều cách sử dụng, nó có thể thích hợp với hầu hết các kiểu bài, các chủ điểm,các trình độ học sinh. Giáo viên cũng chỉ mất thời gian khoảng 10-15 phút là có thể chuẩn bị tốt được một trò chơi này..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giai đoạn khởi động này còn có thể áp dụng rất nhiều cho trò chơi khác như: Jumble words, Crosswords, Hangman, Shark attack,… Tùy theo nội dung của từng tiết dạy và sở thích của mỗi giáo viên. Khi áp dụng những trò chơi ngôn ngữ trong giai đoạn này, tôi thấy học sinh tham gia rất tích cực, kể cả những học sinh yếu kém, nhút nhát. Sau trò chơi học sinh rất phấn khởi, hào hứng và tiếp thu bài mới một cách rất thoải mái, hiệu quả, tự nhiên. c. Giai đoạn củng cố: Đây là giai đoạn rất hữu ích để áp dụng các trò chơi đa dạng, phong phú và hiệu quả. Áp dụng trò chơi ở giai đoạn này vừa nhằm mục đích khắc sâu lại kiến thức cho học sinh vừa là dịp để giáo viên nắm được kết quả tiếp thu bài ngay tại lớp của học sinh. Đồng thời tạo được không khí vui tươi, thư giãn cuối giờ học. Giai đoạn này có rất nhiều trò chơi, tuy nhiên người dạy phải biết lựa chọn những trò chơi phù hợp với nội dung bài học và những kĩ năng cần rèn luyện. Sau đây là một số trò chơi áp dụng cho một số tiết học cụ thể. * Củng cố từ: Trò chơi: “Slap the board” (Gõ bảng): Nội dung tiết dạy là qua bài học, bài đọc, giới thiệu một số từ mới về một số nơi chốn. (khách sạn, công viên, cánh đồng, vườn hoa, ao hồ, sông suối…) Mục đích: - giúp học sinh củng cố lại những từ mới qua kĩ năng nghe. - Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh về nghĩa của các từ mới. Thời gian thực hiện: 3-5 phút. Tiến hành: - Viết lại từ mới vừa học lên bảng (không theo thứ tự, có thể bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt). - Gọi 2 học sinh lên trước bảng và yêu cầu học đứng ở 1 vị trí xa bảng nhất định. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to một trong những từ mới lên bảng (Nếu viết Tiếng Việt thì giáo viên đọc Tiếng Anh và ngược lại). - Hai học sinh phải chạy nhanh vào từ phía trước và gõ vào từ trên bảng. - Ai gõ chính xác và nhanh hơn sẽ là người thắng cuộc. - Người thắng cuộc được ở lại chơi tiếp còn người thua về chỗ. - Gọi một học sinh mới lên bảng thay thế người thua. Có thể áp dụng trò chơi này cho cả đội và áp dụng ghi điểm. (Đánh số như trò chơi cướp cờ). Trò chơi: “Slap the board” có thể được áp dụng để củng cố từ vựng cho tất cả các tiết dạy có từ mới ở tất cả các khối lớp 6 đến 9. Có thể áp dụng một số trò chơi khác cho kiểu bài này. VD: Rub out and remember, What and Where, Lucky number, Miming, Crossword, Matching… d. Giai đoạn ôn tập: Ở giai đoạn này, áp dụng trò chơi để có thể ôn lại một cách tổng thể các mảng kiến thức cũng như các kĩ năng ngôn ngữ mà học sinh đã được học. Vì vậy những trò chơi áp dụng cho giai đoạn này đòi hỏi một mức độ cao hơn và tổng hợp hơn ở ngững giai đoạn trước. * Trò chơi tiếp sức: Áp dụng cho các tiết học ở các khối lớp. Mục đích: - Ôn lại những kiến thức từ vựng, ngữ pháp các mẫu câu mà học sinh đã học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tạo tác phong nhanh nhẹn, khả năng tư duy và phản ứng nhanh nhạy của học sinh. - Giáo viên kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Thời gian thực hiện: 10-15 phút Tiến hành: Trò chơi này dựa trên nguyên tắc chạy tiếp sức trong thể thao. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội ( có thể 2 hoặc hơn). * Từ vựng: (áp dụng để ôn từ - có thể sử dụng ở các khối lớp) - Giáo viên đóng vai trò trọng tài bắt đầu ra hiệu cho các đội cùng một lúc lần lượt chạy lên bảng viết 1 từ sau đó chạy về giao phấn cho bàn tiếp theo lên bảng viết từ tiếp theo sao cho chữ cái cuối cùng của từ này là chữ cái bắt đầu của từ kia. VD: no-on-not-tea,… - Các từ sai chính tả không được tính điểm. Sau một thời gian nhất định, đội nào viết được từ chính xác hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. Lưu ý: Giáo viên có thể cho chủ điểm từ để viết hoặc có thể theo từ loại. * Ngữ pháp: (Áp dụng để ôn tập về kiến thức ngữ pháp) Tương tự như vậy trò chơi cũng có thể áp dụng cho việc thi viết một câu, một đoạn văn hoặc câu chuyện hoàn chỉnh. Lúc này mỗi thành viên phải viết 1 từ để tạo thành câu hoàn chỉnh có nghĩa, hoặc mỗi người phải viết một câu sao cho các câu nối tiếp nhau có nghĩa, tạo thành 1 câu chuyện hay, giáo viên có thể dựa tùy theo hoàn cảnh của lớp đề ra những qui định chi tiết cho nội quy bài viết. Trong trường hợp bài viết qúa dài, không thuận lợi cho việc lên bảng có thể sử dụng cách viết lên trên tờ giấy trắng to, truyền nhau cho từng nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ trao bài viết của mình lên cho cả lớp cùng xem và chấm điểm. VD: Ôn tập về thì quá khứ đơn – Lớp 7 – Sau các Units 9,10,11. Giáo viên viết một từ khởi đầu câu như: This weekend……….. Our class…………… Last night………….. Sau đó yêu cầu học sinhh hoàn thành câu. - Có thể đa dạng hóa trò chơi bằng cách cho học sinh nói về sự kiện và các công việc ở các thì khác nhau, tùy theo trình độ lớp học. Đây cũng là hình thức luyện tập về thì sao cho phù hợp với câu có phần khởi đầu cho trước. 4. Phạm vi ứng dụng: Với người học, việc học ngoại ngữ từ trước đến nay đã khiến khá nhiều người học ở mọi đối tượng phải đau đầu, khiến cho nhiều người phải sợ bộ môn này vì cảm thấy nó qua khó, qúa căng thẳng, vì phải nhồi nhét một số lượng từ vựng và ngữ pháp khổng lồ, khác lạ so với tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, những người dạy bộ môn ngoại ngữ nên làm điều gì đó để người học cảm thấy thư giãn, để họ có thể gần gũi hơn, thân thiện hơn với bộ môn rất bổ ích này. Với người dạy, có lẽ trong tất cả các bộ môn văn hóa được dạy trong trường phổ thông, ngoại ngữ là một bộ môn có nét đặc trưng riêng của nó. Nó sẽ thật khó khăn, phức tạp, khô khan nhàm chán, kém hiệu quả, nếu người dạy cứ “lên gân cốt”, tham kiến thức, quá quan trọng hóa vấn đề. Tại sao chúng ta không đơn giản hóa, làm mềm hóa môn học tưởng chừng rất khô cứng này? Tôi thiết nghĩ để có một tiết dạy và học ngoại ngữ sống động, lý thú và hiệu quả cao không phải là vấn đề qúa khó. Nếu người dạy bắt đầu từ một chút thời gian, công sức và trí tuệ vào những số trò chơi ngôn ngữ để giúp người học “học.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> mà chơi – chơi mà học” thì chắc chắn đây sẽ là bộ môn thu hút được sự ủng hộ của người học nhiều hơn cả. Việc học tập môn Tiếng Anh để rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, giáo viên phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên hấp dẫn thú vị, lôi cuốn. Việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tích cực nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết sức trí tuệ để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Các trò chơi ngôn ngữ tạo được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình. Đồng thời giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã tiếp thu được một cách có hiệu quả vào thực tế. Tất nhiên, học ngoại ngữ không chỉ là chơi trò chơi mà sự tâm tình, tự nhiên trong giao tiếp giữa giáo viên và học sinh được duy trì, củng cố nhờ bầu không khí trò chơi tập thể. Đặt biệt trò chơi sẽ hướng các em đến những cuộc trao đổi nghiêm túc, thảo luận những tình huống thật bất kì nào đó. Các đồng nghiệp thân mến! Một món ăn của bạn, cho dù những thực phẩm chính có ngon, có nhiều đến đâu mà không có gia vị thì món ăn đó cũng không có ý nghĩa. Những trò chơi ngôn ngữ chính là những gia vị góp phần tăng thêm sự ngon miệng cho món ăn của bạn. Những trò chơi ngôn ngữ bổ ích luôn là những bàn tay thân thiện, các bạn dạy học ngoại ngữ hãy nắm lấy một cách nhiệt tình và vững tin. Tôi tin rằng các bạn sẽ thành công trong việc dạy – học ngoại ngữ. 5. Hiệu quả đạt được: Cũng như một số giáo viên khác, thấy được những phương pháp giảng dạy truyền thống đã dần không còn phù hợp với học sinh thời đại mới, tôi đã và đang áp dụng mạnh mẽ những phương pháp mới vào dạy và học. Việc áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong dạy học môn Tiếng Anh kết hợp cùng với một số phương pháp dạy học mới đã giúp tôi cùng với những học trò của tôi cảm thấy giờ học hết sức nhẹ nhàng và thú vị. Học sinh của tôi rất hứng thú và tích cực mỗi khi học Tiếng Anh. Tôi thấy điều này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc THCS Kết quả ba năm liền áp dụng phương pháp trên: *Năm học: 2008 - 2009 Lớp Sỉ số Xếp loại Giỏi Khá Trung Yếu kém bình SL % SL % SL % SL % SL % 7A1 40 08 20 10 25 20 50 02 0.5 0 0 7A2 35 07 20 08 22.9 15 42.8 05 14.3 0 0 7A3 32 05 15.6 06 18.7 19 59.4 02 6.3 0 0 * Năm học: 2009 - 2010.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lớp Sỉ số Xếp loại Giỏi. Khá. Trung bình % SL % 26.3 18 47.4 25 16 44.4 18.2 19 57.6. SL % SL 7A1 38 09 23.7 10 7A2 36 08 22.2 09 7A3 33 06 18.2 06 *Năm học: 2010 - 2011 Lớp Sỉ số Xếp loại Giỏi Khá. Yếu SL 01 03 01. Kém % 2.6 8.4 06. SL 0 0 0. % 0 0 0. Trung Yếu Kém bình SL % SL % SL % SL % SL % 7A1 32 08 25 08 25 15 46.9 01 3.1 0 0 7A2 34 08 23.5 09 26.5 16 47.1 01 2.9 0 0 7A3 34 07 20.6 09 26.5 17 50 01 2.9 0 0 * Tổng hợp kết quả ba năm trên: - Năm học: 2008 – 2009: Tổng số học sinh là 107 em trong đó giỏi 20 chiếm 18.7%, khá 24 chiếm 22.4%, trung bình 54 chiếm 49.5%, yếu 9 chiếm 9.4%. - Năm học 2009 – 2010: Tổng số học sinh là 107 em trong đó giỏi 23 chiếm 21.5%, khá 25 chiếm 23.4%, trung bình 53 chiếm 49.5%, yếu 9 chiếm 5.6%. - Năm học: 2010 – 2011: Tổng số học sinh là 100 em trong đó giỏi 23 chiếm 23 %, khá 26 chiếm 26 %, trung bình 48 chiếm 48%, yếu 3 chiếm 3%. Người đăng ký Hà Mỹ Tú. Mẫu 02/ BC-XDSK. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trần Phán, ngày 08 tháng 03 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH BẰNG CÁC TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ - Tên cá nhân nghiên cứu thực hiện: Hà Mỹ Tú - Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày: 01/10/2008 đến ngày: 01/10/2011 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Việc phát huy tính tích cực, chủ động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại Trường THCS, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi cách vận dụng phương pháp để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có nhiều cách để đạt được mục đích trên, song việc áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học đã gây hứng thú cho học sinh hơn cả. Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng hầu hết các tiết học, các kiểu bài, trong chương trình Tiếng Anh THCS. Như vậy, việc lựa chọn đề tài có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng day – học ngoại ngữ trong trương THCS. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Áp dụng cho các lớp 6,7,8,9 trong qua trình giảng dạy. Việc học tập môn Tiếng Anh để rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, giáo viên phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên hấp dẫn thú vị, lôi cuốn. Việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tích cực nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết sức trí tuệ để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Các trò chơi ngôn ngữ tạo được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình. Đồng thời giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã tiếp thu được một cách có hiệu quả vào thực tế. Tất nhiên, học ngoại ngữ không chỉ là chơi trò chơi mà sự tâm tình, tự nhiên trong giao tiếp giữa giáo viên và học sinh được duy trì, củng cố nhờ bầu không khí trò chơi tập thể. Đặt biệt trò chơi sẽ hướng các em đến những cuộc trao đổi nghiêm túc, thảo luận những tình huống thật bất kì nào đó. 3. Mô tả sáng kiến: * Một số trò chơi ngôn ngữ áp dụng cho các giai đoạn của tiết học. a. Giai đoạn khởi động vào bài: * Trò chơi đoán (guesing game): “Twenty questions” áp dụng cho giai đoạn khởi động của bài học trong Unit 1- SGK TA9 (phần 5.read): Nội dung bài khóa nói về đất nước và con người Malaysia. Mục đích: - Luyện tập học sinh lại câu hỏi Yes/No questions..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Dẫn dắt, hướng dẫn học sinh vào bài mới. - Tạo không khí sôi động đầu giờ học. Thời gian thực hiện: 5-7 phút. Tiến hành: - Phân chia lớp học thành 2 đội. - Giáo viên giải thích cách chơi: I think of a country. You have to ask me questions to find out what it is. I can only answer “Yes” ỏ “No” and you can only ask 20 questions. The team has the correct answer first will win the game. - Giáo viên đưa ra gợi ý: “This country is in Asia”. - Học sinh đặt ra câu hỏi để đoán xem đó là đất nước nào. Is it very big? - Giáo viên chỉ được trả lời bằng “yes” hoặc “no”. - Đội nào đoán ra đáp án trước đội đó sẽ chiến thắng. - Sau khi học sinh đã đoán ra đó là “Malaysia”, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào bài mới. b. Trò chơi “Lucky number” áp dụng cho Unit 16. Invention (TA8). Nội dung bài học nói về những phát minh của nhân loại. Mục đích: - Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nề văn hóa của nhân loại. - Hướng dẫn học sinh vào chủ đề của bài học. - Tạo cho học sinh sự tò mò muốn khám phá bài học mới. Thời gian thực hiên: 5-7 phút Cách tiến hành: - Phân chia lớp thành 2 đội (thi ghi điểm). - Giáo viên kẻ lên bảng khoảng 12 ô vuông có đánh số. - Giải thích trò chơi: Trong 12 con số viết lên bảng có 5 con số may mắn (giáo viên tự chọn). Các con số còn lại mỗi số tương ứng với 1 câu hỏi. Mỗi đội sẽ lần lượt chọn những con số bất kỳ. Nếu chọn được số may mắn thì không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được ghi điểm (2 điểm cho một ô). Nếu không phải là số may mắn thì các đội phải trả lời đúng mới được ghi điểm. Nếu đội chọn số không trả lời được thì cơ hội ghi điểm dành cho đội đối phương. (Nếu cả hai đội đều không có câu trả lời đúng đáp án sẽ để lại và sẽ được tìm hiểu trong bài học). Các số thứ tự của ô chữ sẽ tương ứng với câu hỏi giáo viên đã chuẩn bị theo nội dung bài học. - Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên tổng kết điểm. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng ( Nếu 2 đội bằng điểm nhau, đội thắng sẽ là đội ghi được nhiều số may mắn hơn). Lucky number là một trò chơi có rất nhiều cách sử dụng, nó có thể thích hợp với hầu hết các kiểu bài, các chủ điểm,các trình độ học sinh. Giáo viên cũng chỉ mất thời gian khoảng 10-15 phút là có thể chuẩn bị tốt được một trò chơi này. c. Giai đoạn củng cố: Đây là giai đoạn rất hữu ích để áp dụng các trò chơi đa dạng, phong phú và hiệu quả. Áp dụng trò chơi ở giai đoạn này vừa nhằm mục đích khắc sâu lại kiến thức cho học sinh vừa là dịp để giáo viên nắm được kết quả tiếp thu bài ngay tại lớp của học sinh. Đồng thời tạo được không khí vui tươi, thư giãn cuối giờ học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giai đoạn này có rất nhiều trò chơi, tuy nhiên người dạy phải biết lựa chọn những trò chơi phù hợp với nội dung bài học và những kĩ năng cần rèn luyện. Sau đây là một số trò chơi áp dụng cho một số tiết học cụ thể. * Củng cố từ: Trò chơi: “Slap the board” (Gõ bảng): Nội dung tiết dạy là qua bài học, bài đọc, giới thiệu một số từ mới về một số nơi chốn. (khách sạn, công viên, cánh đồng, vườn hoa, ao hồ, sông suối…) Mục đích: - giúp học sinh củng cố lại những từ mới qua kĩ năng nghe. - Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh về nghĩa của các từ mới. Thời gian thực hiện: 3-5 phút. Tiến hành: - Viết lại từ mới vừa học lên bảng (không theo thứ tự, có thể bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt). - Gọi 2 học sinh lên trước bảng và yêu cầu học đứng ở 1 vị trí xa bảng nhất định. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc to một trong những từ mới lên bảng (Nếu viết Tiếng Việt thì giáo viên đọc Tiếng Anh và ngược lại). - Hai học sinh phải chạy nhanh vào từ phía trước và gõ vào từ trên bảng. - Ai gõ chính xác và nhanh hơn sẽ là người thắng cuộc. - Người thắng cuộc được ở lại chơi tiếp còn người thua về chỗ. - Gọi một học sinh mới lên bảng thay thế người thua. Có thể áp dụng trò chơi này cho cả đội và áp dụng ghi điểm. (Đánh số như trò chơi cướp cờ). Trò chơi: “Slap the board” có thể được áp dụng để củng cố từ vựng cho tất cả các tiết dạy có từ mới ở tất cả các khối lớp 6 đến 9. Có thể áp dụng một số trò chơi khác cho kiểu bài này. VD: Rub out and remember, What and Where, Lucky number, Miming, Crossword, Matching… d. Giai đoạn ôn tập: Ở giai đoạn này, áp dụng trò chơi để có thể ôn lại một cách tổng thể các mảng kiến thức cũng như các kĩ năng ngôn ngữ mà học sinh đã được học. Vì vậy những trò chơi áp dụng cho giai đoạn này đòi hỏi một mức độ cao hơn và tổng hợp hơn ở ngững giai đoạn trước. * Trò chơi tiếp sức: Áp dụng cho các tiết học ở các khối lớp. Mục đích: - Ôn lại những kiến thức từ vựng, ngữ pháp các mẫu câu mà học sinh đã học. - Tạo tác phong nhanh nhẹn, khả năng tư duy và phản ứng nhanh nhạy của học sinh. - Giáo viên kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Thời gian thực hiện: 10-15 phút Tiến hành: Trò chơi này dựa trên nguyên tắc chạy tiếp sức trong thể thao. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội ( có thể 2 hoặc hơn). * Từ vựng: (áp dụng để ôn từ - có thể sử dụng ở các khối lớp) - Giáo viên đóng vai trò trọng tài bắt đầu ra hiệu cho các đội cùng một lúc lần lượt chạy lên bảng viết 1 từ sau đó chạy về giao phấn cho bàn tiếp theo lên bảng viết từ tiếp theo sao cho chữ cái cuối cùng của từ này là chữ cái bắt đầu của từ kia. VD: no-on-not-tea,….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Các từ sai chính tả không được tính điểm. Sau một thời gian nhất định, đội nào viết được từ chính xác hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. Lưu ý: Giáo viên có thể cho chủ điểm từ để viết hoặc có thể theo từ loại. * Ngữ pháp: (Áp dụng để ôn tập về kiến thức ngữ pháp) Tương tự như vậy trò chơi cũng có thể áp dụng cho việc thi viết một câu, một đoạn văn hoặc câu chuyện hoàn chỉnh. Lúc này mỗi thành viên phải viết 1 từ để tạo thành câu hoàn chỉnh có nghĩa, hoặc mỗi người phải viết một câu sao cho các câu nối tiếp nhau có nghĩa, tạo thành 1 câu chuyện hay, giáo viên có thể dựa tùy theo hoàn cảnh của lớp đề ra những qui định chi tiết cho nội quy bài viết. Trong trường hợp bài viết qúa dài, không thuận lợi cho việc lên bảng có thể sử dụng cách viết lên trên tờ giấy trắng to, truyền nhau cho từng nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ trao bài viết của mình lên cho cả lớp cùng xem và chấm điểm. VD: Ôn tập về thì quá khứ đơn – Lớp 7 – Sau các Units 9,10,11. Giáo viên viết một từ khởi đầu câu như: This weekend……….. Our class…………… Last night………….. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: * Tổng hợp kết quả ba năm trên: - Năm học: 2008 – 2009: Tổng số học sinh là 107 em trong đó giỏi 20 chiếm 18.7%, khá 24 chiếm 22.4%, trung bình 54 chiếm 49.5%, yếu 9 chiếm 9.4%. - Năm học 2009 – 2010: Tổng số học sinh là 107 em trong đó giỏi 23 chiếm 21.5%, khá 25 chiếm 23.4%, trung bình 53 chiếm 49.5%, yếu 9 chiếm 5.6%. - Năm học: 2010 – 2011: Tổng số học sinh là 100 em trong đó giỏi 23 chiếm 23 %, khá 26 chiếm 26 %, trung bình 48 chiếm 48%, yếu 3 chiếm 3%. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Việc học tập môn Tiếng Anh để rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, giáo viên phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên hấp dẫn thú vị, lôi cuốn. Việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tích cực nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết sức trí tuệ để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị. Ngày 08 tháng 03 năm 2012 Người báo cáo Hà M.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×