Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KE HOACH CHU NHIEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT AN MINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG HƯNG 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM Họ và tên giáo viên: Giảng dạy môn: Chủ nhiệm lớp: I.TÌM HIỂU PHÂN LOẠI HỌC SINH 1. Sĩ số: 2. Nam: 3. Nữ: 4. Con gia đình nghèo có sổ: , Cận nghèo , dân tộc , Có công CM 5. Đoàn viên: 6. Số học sinh lưu ban : 3 II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1. Thuận lợi: * Khách quan: - Đa số là HS ngoan, biết vâng lời, chấp hành tốt nội qui trường, qui chế lớp, đa số là có ý thức trong học tập và có định hướng học tập đúng đắn. - Phần lớn HS đều biết khắc phục khó khăn để đến trường, lớp. - Một số HS có địa chỉ gần trường nên việc đi lại học tập có phần thuận lợi.. * Chủ quan: - Phần lớn là HS lớp 11A5, được GVCN khuôn đúc cho các em ý thức về đạo đức, trách nhiệm, ý thức học tập xây dựng, đoàn kết lớp học. - Phần nhiều HS siêng năng, ham học, ham làm luôn tham gia đầy đủ các phong trào trường lớp. - HS luôn có ý thức phấn đấu học tập và luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. 2. Khó khăn: * Khách quan: - Phần lớn HS ở lứa tuổi thanh thiếu niên nên đều hiếu động và có trình độ nhận thức giới hạn. - Đa số HS là con em gia đình nông dân nên điều kiện sinh hoạt học tập rất khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Một số HS ở xa trường, giao thông không thuận lợi và thường gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ. * Chủ quan: - Ở độ tuổi thành niên đa phần HS đều hiếu động và ít chịu nghe lời. Vì muốn chứng tỏ sự trưởng thành của mình. - Gia đình ít quan tâm đến việc học tập và giáo dục các em, luôn giao trách nhiệm giáo dục là của GV, của nhà trường. - Một số HS ở rất xa trường ra ở trọ gần trường để đi học, nên thiếu sự quản lí của gia đình và thường bị bạn bè xấu lôi kéo, quyến rủ vào các trò chơi không lành mạnh. - Do chưa ý thức đúng đắn việc xây dựng đoàn kết lớp học nên các em còn tranh bì hơn thua nhau. III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM - Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”. - Xây dựng tập thể HS có phẩm chất đạo đức tốt . - Nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện . - Giáo dục thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung. - Giáo dục thực hiện an toàn giao thông, chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. - Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực a. Cán sự lớp bao gồm:. -Lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập,lớp phó phụ trách trật tự,lớp phó phụ. b. Nhiệm vụ cụ thể từng thành viên:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Lớp trưởng: Đặng Khánh Linh quản lý chung mọi hoạt động của lớp Liên hệ kịp thời với GVCN khi có những vấn đề mà lớp trưởng không thể giải q - Lớp phó học tập: Hà Thị Thanh Vân phụ trách chung về vấn đề học tập của lớp, hướng dẫn giải bài tập 15 phút đầu giờ hoặc các giờ tự quản, báo cáo với GVCN về những vấn đề học tập từ lớp, từ sự phản ánh của giáo viên bộ môn và đưa ra những biện pháp học tập tốt để các bạn có sự tiến bộ. - Lớp phó lao động, trật tự:Võ Thị Diễm Trúc phụ trách các vấn đề về lao động, trật tự của lớp, theo dõi lịch lao động, phân công lịch trực vệ sinh của lớp, ghi nhận các bạn mất trật tự và điểm danh các bạn vắng lao động và báo lại với GVCN. - Thủ quỹ: Nguyễn Thị Thùy Linh có nhiệm vụ thu chi các khoản tiền, và báo lại hàng tuần vào giờ sinh hoạt lớp cho lớp và giáo viên chủ nhiệm. - Bí thư chi đoàn: Hà Thị Thanh Vân chịu trách nhiệm quản lý chung các bạn đoàn viên, thu đoàn phí, thông báo và thực hiện các vấn đề về Đoàn. - Các tổ trưởng: Quản lý các thành viên trong tổ về mọi mặt, kết hợp với lớp trưởng và phó học tập và báo lại với GVCN vào giờ sinh hoạt lớp 2. THU NHẬN,LƯU TRỮ VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN: a. Thu nhận thông tin về tình hình hoạt động của lớp: - Lớp trưởng :Báo cáo lại cho GVCN về mọi hoạt động của lớp và tổng hợp thông tin từ các lớp phó, tổ trưởng…(cụ thể bằng văn bản ghi trong sổ theo dõi lớp, nộp sổ cho GVCN vào tiết sinh hoạt lớp) - Các lớp phó: Báo cáo lại cho GVCN về tình hình học tập, lao động, trật tự (cụ thể bằng văn bản ghi trong sổ theo dõi lớp) - Các tổ trưởng: Báo cáo lại cho GVCN về mọi hoạt động từng thành viên (cụ thể bằng văn bản ghi trong sổ theo dõi tổ). b. Cách tiếp nhận thông tin: -Nghe báo bằng miệng qua lớp trưởng và các lớp phó vào 15 phút đầu giờ, hoặc vào bất cứ lúc nào khi cần thiết. -Ban cán sự báo cáo cho GVCN bằng văn bản vào tiết sinh hoạt lớp về mọi trường hợp của các thành viên trong lớp.Vì thời gian có hạn nên có thể tiếp bằng thông tin văn bản. c. Thông tin lưu giữ:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GVCN lưu trữ thông tin vào sổ chủ nhiệm qui định về những thông tin của lớp, các thành tích của lớp đạt được.. - Lưu vào sổ chủ nhiệm cá nhân về thông tin của các thành viên, nhằm quan sát, theo dõi tiến trình học tập của các em. d. Xử lý thông tin Khi nắm bắt được các thông tin, tùy theo mức độ mà xử lí khác nhau, có thể xử lí bằng nhiều hình thức như: - Kết hợp với GVBM để đưa ra biện pháp giúp đỡ các em HS trong học tập.Đăc biệt là những HS yếu kém. - Phối hợp với gia đình nhằm giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi. - HS phải viết tự kiểm đọc trước lớp nếu vi phạm lần hai. GV lưu giữ tờ tự kiểm. - Phạt HS vi phạm lao động. - Hạ một bậc hạnh kiểm tùy theo mức độ vi phạm của HS. - Ở mức độ cao nhất GVCN kết hợp với BGH để xử lí. 3.SINH HOẠT NỘI QUY, QUY CHẾ: - Sinh hoạt vào đầu năm học khi vừa nhận lớp, nhằm đưa lớp đi vào nề nếp học tập. - Cụ thể hóa nội qui trường, nội qui HS thành qui chế lớp ngay tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên và đưa ra những qui định thưởng phạt như: a.Về học tập: - HS không thuộc bài, không chuẩn bị bài ở nhà ( bất cứ môn nào), lần một viết tự kiểm đọc trước lớp, lần hai nêu tên dưới cờ, mời PHHS đến họp với GVCN, lần ba mời PHHS dự sinh hoạt dưới cờ.Đồng thời HS phải viết cam kết trước GVCN và PHHS. - Vắng không phép một lần mời PHHS. - Vắng có phép: Đơn xin phép phải theo mẫu qui định và có chữ kí của GVCN và PHHS. - Cúp tiết, trốn học, vô lễ với GV, người lớn tuổi, quay cóp, gây đánh nhau…mời PHHS đến dự sinh hoạt trường, nêu tên xử phạt, HS phải viết tờ cam kết và PHHS phải kí xác nhận. Đồng thời hạ một bậc hạnh kiểm. b. Về lao động: Tất cả HS phải thực hiện lao động do nhà trường phân công, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, HS sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nặng nhe của công việc. c. Về khen thưởng-Xử phạt:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đối với HS thực hiện tốt thì tuyên dương trước lớp, trường và cộng điểm thưởng. - Đối với HS vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử phạt. - Đối với HS ở mức độ nghiêm trọng thì kết hợp với nhà trường, gia đình, XH xử phạt. d. Nề nếp sinh hoạt: - Cho các tổ thi đưa sinh hoạt với nhau ( có khen thưởng và xử phạt). - Xếp hạnh kiểm công khai trước lớp. 4. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC: a. Mục tiêu: Giáo dục cho học sinh nhận thức câu “tiên học lễ, hậu học văn”, để các em nhận thức được lễ nghĩa là vấn đề hàng đầu. Muốn học tập tốt thì trước tiên phải học lễ nghĩa trước. b. Nội dung giáo dục: - Ý thức chấp hành kỹ luật, học tập, lao động. - Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. - Ý thức chấp hành luật giao thông. - Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. - Tác phong HS. - Mối quan hệ trong giao tiếp. - Phổ biến cho tất cả học sinh của lớp về nội quy trường, quy chế lớp, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện nội quy này. c. Biện pháp: - Giáo dục trong giờ sinh hoạt lớp, 15 phút đầu giờ. - Cuối tháng xếp loại hạnh kiểm công khai trước lớp. - Phối hợp với GVBM, Đoàn trường, Giám thị để nắm thông tin về lớp mỗi tuần, để kịp thời xử lí uốn nắn học sinh. - Định ra mức xử phạt đối với các việc làm tốt, chưa tốt của học sinh. - Phối hợp với gia dình để giáo dục học sinh cá biệt. 5. GIÁO DỤC HỌC TẬP: a. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cho học sinh hiểu, nhận thức được việc học là rất quan trọng,cho HS trả lời các câu hỏi, học vì ai?, học cái gì? và học như thế nào?. Từ đó cho HS thấy được không có kiến thức thì không có chỗ đứng trong xã hội ngày nay. b . Nội dung giáo dục: - Tìm hiểu học sinh về: Học lực, hoàn cảnh gia đình, động cơ học tập của từng học sinh để tìm biện pháp giúp đỡ các em. - Định hướng học tập cho HS để các em xác định được mục đích học tập. - Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, cố gắng khắc phục khó khăn, giúp nhau học tập, khuyến khích học sinh phát biểu xây dựng bài. c. Biện pháp giáo dục: - Quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu kém. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, có phương pháp giúp học sinh khắc phục. Chỉ ra cho học sinh thấy sự quan trọng của việc học và hướng dẫn phương pháp học tập để đạt kết quả tốt. Thưởng phạt đúng mức độ. - Phối hợp với giáo viên bộ môn trong suốt quá trình học tập của lớp để biết tình hình học tập, tìm ra biện pháp giáo dục. - Sắp xếp những học sinh khá ngồi xen kẻ những học sinh yếu để giúp nhau trong học tập. - Tổ chức đôi bạn học tập, nhóm học tập. - Tổ chức cho các cán sự bộ môn giải bài tập 15 phút đầu giờ hoặc vào các tiết tự quản - Phối hợp với PHHS thực hiện phong trào học tập của các em. 6 . GIÁO DỤC THAM GIA PHONG TRÀO:. a. Nội dung giáo dục: - Khuyến khích học sinh tham gia các phong trào do Đoàn trường, Trường đề ra: văn nghệ, thể dục thể thao, cứu tế . . . giới thiệu cho học sinh biết việc tham gia phong trào nhiều sẽ giúp cho chúng ta tự tin, nhạy bén trong công việc, tự tin và bản lĩnh hơn. - Một số trường hợp cấp bách cần thiết bắt buộc học sinh tham gia có kèm thưởng, phạt. b. Biện pháp thực hiện: - Có khen thưởng cho những học sinh tham gia tốt phong trào bằng hình thức cộng điểm thi đua..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Xử phạt những học sinh tham gia chưa tốt tuỳ theo mức độ. 7. GIÁO DỤC LAO ĐỘNG:. a. Mục tiêu - Giải thích cho HS hiểu về tác dụng của lao động là như thế nào.Từ đó cho HS thấy được lao động là có ích, lao động là vinh quang. b. Nội dung giáo dục. - Giáo dục học sinh có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt “Giữ vệ sinh, môi trường xanh, sạch, đẹp” tích cực tham gia công tác lao động do trường phân công. - Tích cực rèn luyện thân thể, TDTT, các hoạt động ngoại khoá và hoạt động công ích khác. - Khuuến khích HS tích cực tham gia “ngày thứ 7 xanh”. c. Biện pháp giáo dục - Đưa ra hình thức thưởng phạt đối với từng học sinh 8. GIÁO DỤC BẢO VỆ CỦA CÔNG:. a. Nội dung giáo dục: - Giáo dục cho học sinh biết cơ sở vật chất trường học là tài sản chung của mọi người. - Giữ gìn và bảo vệ của công là nhiệm vụ của mỗi học sinh. b. Biện pháp giáo dục: - Nhắc nhở thường xuyên cho học sinh có ý thức bảo vệ CSVC của trường. Cấm không được vẽ bậy trên tường hoặc trên bàn học. Khi tan học phải tắt đèn, quạt và các thiết bị điện khác. - Phải bồi thường khi làm thất thoát hoặc hư hại tài sản của công. 9. GIÁO DỤC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VÀ HƯỚNG NGHIỆP:. - Đôn đốc học sinh tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khoá. - Khuyến khích các em đọc sách, báo, xem đài để tìm những thông tin cần thiết giúp các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.. V. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU: -100% học sinh không vi pham quy chế. -100% học sinh tham gia bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -100% học sinh tham gia bảo quản tài sản chung. -100% học sinh tham gia đầy đủ các phong trào. -100% học sinh tham gia đảm bảo An toàn giao thông Thống kê học lực Sĩ Lớp. Giỏi Khá SL TL SL TL. số. Trung bình SL TL. Yếu SL TL. Kém SL TL. HKI HKII CN Thống kê hạnh kiểm Sĩ. Lớp. Tốt. số. Khá. Trung bình. Yếu. HKI HKII CN. . ngày ………. Duyệt của tổ trưởng. Người lập kế hoạch. Phạm Văn Ngộ. Kém.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×