Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tang cuong cong tac quan ly day hoc tich cuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.02 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phần I: Đặt vấn đề Tăng cường quản lý dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáokhoa; mức độ khai thác sâu kiến thức kĩ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc các do giáo viên, học sinh tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá Trong quá trình quản lý chuyên môn tại trường Trung học cơ sở Ba Xa bản thân nhận thấy việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần được tăng cường quản lí do đó bản thân mạnh dạn làm sáng kiến “Tăng cường công tác quản lý dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức – kĩ năng” đó là cũng là lí do của đề tài..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: giáo viên và học sinh trung học cơ sở. * Phạm Vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Ba * Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2010-2011 và năm học 2011 2012.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lí luận của đề tài. Năm 2002 thay SGK đến năm học 2005 – 2006 hoàn thành. Tháng 5/2006, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông quy định chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu cho mỗi môn học theo từng cấp học. Mục đích là chỉ đạo việc dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng tạo sự thống nhất trong cả nước và khắc phục tình trạng quá tải. Thực tế: các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông vào giảng dạy. Nhưng, nhiều nơi chưa bám sát chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều giáo viên vẫn coi sách giáo khoa là pháp lệnh nên cố dạy hết sách giáo khoa khiến học sinh quá tải. Phương pháp dạy học: nhiều giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực nên dạy còn giảng giải, thuyết trình quá nhiều. + Chương trình giáo dục phổ thông: mới chỉ định hướng khung chương trình một cách khái quát. => Để tạo sự thống nhất trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, khắc phục tình trạng quá tải trong dạy học, giúp cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh nắm vững và thực hiện chương trình học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng. Năm 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra bảng phân phối chương trình các bộ môn trong đó có một số bài có sự giảm tải trong các bộ môn. Đây cũng là một trong những điều kiện giúp cho giáo viên soạn giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng. * Phương pháp nghiên cứu và vận dụng trong đề tài: - Phương pháp nghiên cứu đọc sách, tài liệu, các sách bài tập, sách tham khảo. - Các tài liệu liên quan đến dạy học tích cực và chuẩn kiến thức kỹ năng. - Phương pháp đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp điều tra sư phạm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Thực trạng ban đầu của đề tài. Trong quá trình tập huấn chuẩn kiến thức kĩ năng và tập huấn dạy học tích cực đa số giáo viên về soạn giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tuy nhiên bước đầu vấn đề giáo án giáo giáo viên đã soạn theo chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên, sách bài giảng…v.v nay thay đổi toàn bộ theo chuẩn, đồng iftrong 1 thời gian ngắn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 5 lần thay đổi phân phối chương trình dãn khung phân phối chương trình lên từ 35 tuần lên 37 tuần nhưng dung lượng kiến thức sách giáo khoa vẫn còn sử dụng theo 35 tuần, do đó việc dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng là một vấn đề tương đối mới dối với một số giáo viên mới ra trường. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. - Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước. Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của ngành, trong chương trình- sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả; thường xuyên, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy, học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng thời với tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy quá tải do không bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng -. Yêu cầu đối với giáo viên. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng: mục tiêu của bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương - Yêu cầu đối với học sinh Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn. Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè 4. Kết quả đạt được: Thông qua công tác quản lý chất lượng dạy học giờ lên lớp của giáo.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> viên, thông qua các hoạt động dự giờ thao giảng và dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên nhìn chung giáo viên đã bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng phù hợp với đối tựơng học sinh dân tộc thiểu số có tình độ nhận thức tương đối, từng bước phân loại 3 cấp đọ nhận biết – thông hiểu – vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh Bảng so sánh đối chiếu chất lượng số tiết giáo viên được dự giờ đánh giá xếp loại. Năm học 2010 -2011: 68.25. 25. 6.25. Năm học 2011 -2012 81.25. 12.5. 6.25. Phần III: Kết luận.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tăng cường công tác quản lý dạy học là một trong những trọng tâm của người cán bộ quản lý giáo dục, trong đó theo su thế giáo dục hiện nay dạy – học theo chuẩn kiến thức kĩ năng là một vấn đề được quan tâm gần đây, do đó cán bộ quản lý trong trường trung học cơ sở cần tăng cường công tác quản lý dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh./..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×