Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ðánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống cây sachi plukenetia volubilis l nhập nội tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ HƢƠNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG CÂY SACHI (PLUKENETIA VOLUBILIS L) NHẬP NỘI
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa

: 2013-2017

Thái Ngun – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM



HỒNG THỊ HƢƠNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG CÂY SACHI (PLUKENETIA VOLUBILIS L) NHẬP NỘI
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K45 – TT – N01

Khoa

: Nông học

Khóa

: 2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn


: TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên – 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tậpa tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong quá trình học tập tại trường
và chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên
cùng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ những kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết
vào thực tiễn, giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, học hỏi thêm kinh
nghiệm để khi ra trường trở thành một cán bộ vừa có trình độ lý luận, vừa có
chun mơn vững vàng nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn góp phần vào sự phát
triển công việc sau này.
Để thực hiện những mong mỏi trên được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu
trường đại học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm Khoa Nông học cùng với sự đồng ý
của giảng viên TS. Nguyễn Thế Huấn, cùng với sự trợ giúp của Trung Tâm khảo
nghiệm và chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi khu vực miền núi phía Bắc em đã
tiền hành nghiên cứu đề tài tốt nghiệp nội dung “ Đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển của giống cây Sachi (Plukenetia volubilis L) nhập nội tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc của em tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiêm Khoa Nông Học, TT khảo nghiệm và
chuyển giao giống cây trồng , vật nuôi khu vực miền núi phía Bắc. Và xin chân
thành cảm ơn tới sự chỉ bảo giúp đỡ của Giảng Viên TS. Nguyễn Thế Huấn, đã
giúp đỡ em hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến
thức kinh nghiệm cịn hạn chế nên bản khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh
khỏi những khiếm khuyết, vì vậy em kính mong nhận được những ý kiến chỉ bảo

của các thầy cơ giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của em
được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày 26 tháng 5 năm 2017
Sinh Viên
Hoàng Thị Hƣơng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. So sánh dinh dưỡng của dầu Sachi so với một số loại dầu khác ...... 8
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt khác nhau đến tỷ lệ nảy
mầm của hạt Sachi ........................................................................ 24
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái thân, cành giống Sachi nghiên cứu ................. 26
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái lá của giống cây Sachi nghiên cứu ................ 27
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng của cây Sachi 4 tháng sau trồng ..................... 28
Bảng 4.5: Đặc điểm sinh trưởng lộc xuân giống Sachi nghiên cứu .............. 29
Bảng 4.6: Đặc điểm ra hoa của giống Sachi nghiên cứu ................................ 30
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón đến đặc điểm hình thái cây Sachi
nghiên cứu ..................................................................................... 31
Bảng 4.8: Đặc điểm hình thái bộ lá của cây Sachi nghiên cứu ....................... 33
Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng của cây Sachi 4 tháng sau trồng ..................... 34
Bảng 4.10 : Sinh trưởng lộc xuân giống Sachi nghiên cứu ............................ 36
Bảng 4.11: Ảnh hưởng phân bón đến đặc điểm ra hoa của giống Sachi
nghiên cứu ..................................................................................... 37
Bảng 4.12: Ảnh hưởng phân bón đến khả năng ra hoa của giống cây Sachi
nghiên cứu ..................................................................................... 39



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân
cây Sachi ......................................................................................... 34
Hình 4.2 : Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính gốc của cây Sachi ....... 35


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Diễn giải nội dung viết tắt

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

ha


Hécta

LSD

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NL

Nhắc lại

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT..............................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
Phần 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài: ...................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc phân loại, và vùng trồng cây Sachi .......................................... 4
2.2.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 4
2.2.2. Lịch sử phát triển...................................................................................... 4
2.2.3. Vùng trồng................................................................................................ 5
2.2.4. Giá trị sử dụng .......................................................................................... 6
2.2.5. Các sản phẩm chủ yếu từ cây Sachi hiện nay .......................................... 6
2.2.6. Kết quả trồng thử nghiệm ban đầu tại Việt Nam ................................... 11
2.2.7. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong mơ hình thí nghiệm .......................... 14
2.3 Tình hình sản xuất Sachi trên thế giới và tại Việt Nam ............................. 17
2.3.1 Tình hình sản xuất Sachi trên thế giới .................................................... 17
2.3.2 Tình hình sản xuất Sachi tại Việt Nam .................................................. 17
Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......19
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm nghiên cứu ................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................... 19


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................... 19
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ......................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19

3.3.1. Nghiên cứu phương pháp xử lý tăng tỷ lệ nầy mầm của hạt ................. 19
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cây Sachi nhập nội
trồng tại Thái Nguyên ............................................................................ 20
3.3.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển cây Sachi khi bón các loại
phân khác nhau ...................................................................................... 21
3.4. Phương pháp xử lý số liệu và tính tốn ..................................................... 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................24
4.1. Nghiên cứu phương pháp xử lý tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt Sachi .......... 24
4.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây Sachi nhập nội trồng tại
Thái Nguyên ............................................................................................. 25
4.2.1. Đặc điểm hình thái của cây Sachi trồng tại Thái Nguyên ..................... 25
4.2.2. Đặc điểm hình thái lá của giống cây Sachi nghiên cứu ......................... 26
4.2.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống Sachi nghiên cứu .............. 27
4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Sachi nhập nội khi
bón các loại phân khác nhau..................................................................... 31
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến đặc điểm hình thái
thân, cành của cây Sachi nghiên cứu ..................................................... 31
4.3.2 Ảnh hưởng phân bón đến đặc điểm hình thái lá của cây Sachi nghiên cứu.. 32
4.3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng của giống Sachi
nghiên cứu .............................................................................................. 33
4.3.4 Ảnh hưởng các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng lộc của
giống Sachi nghiên cứu .......................................................................... 35


vii

4.3.5 Ảnh hưởng các loại phân bón khác nhau đến sự phát triển của giống
Sachi nghiên cứu .................................................................................... 37
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................40
5.1. Kết luận: .................................................................................................... 40

5.2. Đề nghị: ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................42
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Sachi (Plukenetia volubilis L) hay còn được gọi là Peanut Inca, Inca
Inchi, Inca nuts là loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu) có nguồn
gốc từ vùng rừng

mazon gồm có 19 lồi, phân bố từ Bolivia đến Mexico,

ph biến nhất trong các khu vực

mazon của Peru, Ecuador và Colombia.

Trong đó, 12 lồi phân bố chủ yếu ở Nam và Trung Mỹ, 7 lồi cịn lại phân
bố ở các khu vực khác trên thế giới[13].
Sachi là cây được các th dân vùng rừng rậm mazon sử dụng từ 3000
năm nay để duy trì sức mạnh và tồn tại giữa một tự nhiên khắc nghiệt. Trên
bia đá những ngôi mộ c của người Inca ở đây cịn thấy khắc hình loại quả
xịe ra như năm cánh hoa. Đối với người dân bản địa, Sachi được coi như là
“nguồn sức mạnh của lòng can đảm” hay là “cây của sự sống” với giá trị dinh
dưỡng mà nó mang lại. Mãi sau này, các nhà khoa học của thế giới hiện đại
khi phân tích thành phần dưỡng chất của loại hạt đã khiến cho người Inca tôn
sùng ấy và họ đã kinh ngạc[13].

Sachi được mệnh danh là “ ng vua của các loại hạt”, “Siêu thực phẩm
mới”

là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt Sachi bởi tỷ lệ tiêu

hóa các chất dinh dưỡng và các axit b o khơng bão hịa đối với con người rất
cao, đạt đến 96 . Omega -3 có trong Sachi là 48-54

giúp phát triển và nâng

cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh,
giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên. Omega -6 chiếm 35-37
đóng vai trị trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch , các bệnh viêm khớp,
điều hịa huyết áp, nâng cao trí lực, giảm thối hóa não, tăng cường thị lực.
Omega -9 chiếm 6-10

có tác dụng chống rối loạn tim mạch và cao huyết áp.


2

Nếu so với các loại cây lấy dầu khác thì Sachi có hàm lượng Omega
cao nhất, đặc biệt là Omega 3 cao gấp 17 lần dầu cá, gần 50 lần dầu oliu.
Sachi được phong tặng là “Dầu ăn tốt nhất trên thế giới” tại Pari (Pháp) năm
2007, được các thị trường khó tính như Mỹ, châu

u,, Nhật Bản săn lùng.

Ngồi Omega, Sachi cịn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin




Vitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein. Đây là thành phần có
vai trị quan trọng trong tái tạo và cải thiện da và tóc, phát triển thể chất và trí
tuệ, phần nào giúp cho khu vực Nam Mỹ trở thành một trong những cái nôi
sản sinh ra các người m u, hoa hậu của thế giới. Chính nhờ những loại chất
dinh dưỡng này mà Sachi đã sốn “ngơi vương” của dầu oliu vốn được coi là
loại dầu thực vật cao cấp nhất từ trước đến nay của lồi người[13].
Hiện nay cơng nghiệp dinh dưỡng dùng Sachi làm ra các sản phẩm từ
hạt, bột dinh dưỡng. Công nghiệp dược phẩm dùng dầu Sachi làm viên nang,
dùng lá làm trà thảo dược. Công nghiệp thực phẩm dùng dầu Sachi để trộn
các món salad cao cấp, ngọn Sachi có thể làm rau ăn. Công nghiệp mỹ phẩm
dùng để dưỡng da, dưỡng tóc, bảo vệ sắc đ p[13].
Với những giá trị to lớn trên đã làm cho nhiều nước và vùng lãnh th
trên thế giới đang rất quan tâm phát triển cây trồng mới này nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường. Để làm cơ sở cho việc đánh giá
khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của Việt Nam, đặc biệt là các
tỉnh miền núi phía Bắc chúng tơi tiến hành đề tài "Ðánh giá khả năng sinh
trưởng, phát triển của giống cây Sachi (Plukenetia volubilis L) nhập nội
tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên" là rất có ý nghĩa và cần thiết
hiện nay.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Trồng khảo nghiệm và đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của
giống cây Sachi (Plukenetia volubilis L) nhập nội tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.


3

1.3. Yêu cầu của đề tài:

+ Nghiên cứu phương pháp xử lý tăng tỷ lệ nẩy mầm của giống Sachi
+ Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cây Sachi nhập nội
trồng tại Thái Nguyên
+ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng , phát triển của cây Sachi nhập nội
khi bón các loại phân bón khác nhau.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây Sachi là loài thực vật họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ, khi nhập
nội về Việt Nam, Sachi được quảng bá là “vua của các loại hạt”, “siêu thực
phẩm mới”, “dầu ăn tốt nhất thế giới”

Với hàm lượng Omega-3 trong Sachi

có đến 48 -54 , giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều
hòa huyết áp, cân bằng tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim
mạch gây nên

Từ năm 2015, lồi cây này đang được trồng thí điểm tại một

số tỉnh như Ninh Bình, Hịa Bình, Sơn La, Đắk Lắk

Để có cơ sở khoa học

đề xuất phát triển cây trồng mới này tại Thái Nguyên và các tỉnh miền núi
phía Bắc thì việc nghiên cứu trồng khảo nghiệm cây Sachi tại Thái Nguyên là

rất cần thiết[6].
2.2. Nguồn gốc phân loại, và vùng trồng cây Sachi
2.2.1. Nguồn gốc
Sachi tên khoa học là Plukenetia volubilis L hay còn được gọi là Peanut
Inca, Inca Inchi, Inca nuts là loại thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (Thầu dầu)
có nguồn gốc từ vùng rừng Amazon của đất nước Peru – một trong mười quốc gia đa
dạng sinh học nhất thế giới về hệ sinh thái và các vùng khí hậu khác nhau. Sachi gồm 19

loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, nhưng ph biến nhất trong các khu vực
mazon của Peru, Ecuador và Colombia. Trong số các lồi được biết đến đó,
có 12 lồi phân bố chủ yếu ở Nam và Trung Mỹ, 7 lồi cịn lại phân bố ở các
khu vực khác trên thế giới[6].
2.2.2. Lịch sử phát triển
Cây Sachi có một lịch sử phát hiện rất lâu đời. Là loại cây trồng được
th dân vùng rừng rậm

mazon sử dụng từ 3.000 năm nay để duy trì sức


5

mạnh và tồn tại giữa một tự nhiên khắc nghiệt. Trên bia đá những ngôi mộ c
của người Inca ở đây cịn thấy khắc hình loại quả xịe ra như năm cánh hoa
này. Đối với người dân bản địa, Sachi được coi như là “nguồn sức mạnh của
lòng can đảm” hay là “cây của sự sống” vì những giá trị dinh dưỡng vơ giá
mà nó mang lại. Mãi sau này, các nhà khoa học của thế giới hiện đại khi phân
tích thành phần dưỡng chất của loại hạt đã khiến cho người Inca tôn sùng ấy
và họ đã kinh ngạc[6].
2.2.3. Vùng trồng
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Sachi đã được trồng bởi người dân

bản địa trong nhiều thế kỷ trong rừng mưa

mazon ở Peru, cây sẽ dễ dàng

phát triển trong vùng có khí hậu ấm, trên độ cao lên tới 1.700m (5500 feet) so
với mực nước biển. Cây Sachi có thể chịu đựng được cả sương muối, lạnh, nóng
(có thí nghiệm khi trồng xong gặp sương muối nhiệt độ xuống 7 0C nhưng cây
khơng bị chết, có khi nhiệt độ ngoài vườn đo được 48 0C cây v n ra hoa). Tất
cả đều sinh trưởng tốt, ra quả đều (tỷ lệ ra quả đạt 99 ). Các hoa đực nhỏ, có
màu trắng, và được sắp xếp thành từng cụm. Hai hoa cái được đặt ở trung tâm
của cụm hoa. Quả Sachi có hình ngơi sao màu xanh lá cây, khi trưởng thành
và chín thì quả chuyển sang màu nâu và tạo ra một vỏ bọc nhỏ bên ngoài. Mỗi
quả có từ 4 – 6 thùy, mỗi thùy chứa một hạt từ 15 đến 20 mm rộng 7 đến 8
mm dày và có trọng lượng trung bình 1gam[13].
Sachi được đánh giá là một trong những loại cây trồng đa tác dụng: cây
lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu. Sản phẩm chế biến từ
Sachi rất đa dạng: Hạt Sachi được dùng để sản xuất ra dầu ăn, thực phẩm
chức năng, mỹ phẩm, lá cây dùng để làm trà, ngọn dùng làm rau, vỏ có thể
dùng làm chất đốt, phân bón

Sachi có thể sinh trưởng tốt ở nhiều loại đất

trồng khác nhau, đặc biệt phát triển tốt ở đất có hàm lượng hữu cơ cao, tầng
đất canh tác dày hay các vùng đất chủ động tưới tiêu.Thậm chí, các khảo


6

nghiệm thực tế cho thấy, Sachi có thể phát triển bình thường cả ở đất núi đá
vơi bạc màu như khu vực Tam Điệp- Ninh Bình. Cây sinh trưởng và phát

triển ở nhiệt độ từ 7 – 48ᵒ C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 10-36ᵒ C. Lượng
mưa 800 – 1500ml/ năm. Sachi là cây trồng lâu năm, thân leo hóa gỗ, thời
gian khai thác có thể k o dài từ 20 – 30 năm. Mặc dù là cây trồng lâu năm
nhưng thời gian cây bắt đầu cho thu hoạch quả rất ngắn, chỉ sau 3-5 tháng cây
đã ra hoa và sau 8 tháng trồng cây đã bắt đầu cho thu hoạch. Sản lượng sẽ
tăng dần và đạt cao nhất là từ 5 – 7tấn/ha từ năm thứ 3[13].
2.2.4. Giá trị sử dụng
Sachi trồng chủ yếu để thu hoạch quả phục vụ mục đích p lấy dầu.
Dầu Sachi là loại dầu chứa hàm lượng Omega cao nhất hiện nay cùng với tỷ
lệ cân bằng của Omega 3, 6,9 và các loại vitamin , E. Cụ thể: Omega 3 (4854%), Omega 6 (35-37%), Omega 9 (6-9%), Protein (33 ). Hàm lượng
Omega 3 trong dầu Sachi cao gấp nhiều lần so các loại dầu khác: gấp 17 lần
dầu cá hồi, 40 lần dầu

rgan và gấp 49 lần dầu oliu

Sachi được coi là 1

trong 3 siêu thực phẩm của năm 2015. Dầu Sachi đã vượt qua các rào cản kỹ
thuật khắt khe nhất để trở thành sản phẩm được yêu thích nhất tại các nước
Mỹ, Nhật và EU.
Sachi chủ yếu được trồng để lấy hạt đưa đi p dầu. Sachi được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Dầu ăn cao cấp, dầu ăn chuyên biệt
(cho trẻ em, phụ nữ có bầu ), thực phẩm chức năng (sản xuất viên nang
Omega 3,6,9), các sản phẩm từ hạt, bột protein Sachi, mỹ phẩm (sản xuất viên
serum dưỡng tóc, dầu dưỡng tóc, dưỡng da,

) và lá cây Sachi còn được dùng

để sản xuất thành các loại trà[13].
2.2.5. Các sản phẩm chủ yếu từ cây Sachi hiện nay

2.2.5.1. Dầu Sachi
Dầu Sachi được chiết xuất 100

từ tự nhiên, được sản xuất bằng

phương pháp p lạnh, không qua tinh chế và khơng có sự tham gia của bất kỳ


7

chất hóa học nào. Trong khi, dầu các được chiết xuất và tinh chế ở nhiệt độ
cao và có sử dụng các dung mơi và hóa chất
Dầu Sachi được đánh giá là siêu thực phẩm hiện nay vì trong dầu có
chứa hàm lượng Omega 3 tự nhiên rất cao. Nó cũng là loại dầu có hàm lượng
axit chưa bão hồ cao nhất (92 ) với rất nhiều chất chống oxi hoá khác như:
Vitamin A (Beta-carotene) và Vitamin E (alpha-tocopherol) giúp làm chậm
q trình lão hóa của các mơ trong cơ thể.
- Dầu Sachi tốt cho hệ tiêu hóa hơn so với dầu cá
- Dầu Sachi được chiết xuất từ thực vật, 100

dinh dưỡng từ tự nhiên

- Dầu Sachi khơng có tính axit và các chất kích thích
- Sử dụng dầu Sachi có chứa các chất an tồn cho đường ruột hơn dầu cá
- Dầu Sachi chứa tỷ lệ cao các acid b o thiết yếu (84,41 )
- Tỷ lệ các acid b o khơng bão hịa của dầu Sachi: 93,69 ; trong dầu
cá: 65%
- Hàm lượng chất b o bão hòa trong dầu Sachi: 6,39 ; trong khi dầu cá
chứa hàm - lượng chất b o bão hòa rất cao, lên tới 40
- Hàm lượng Omega 3 trong dầu Sachi gấp 17 lần so với dầu cá

- Dầu Sachi được chiết xuất 100

từ tự nhiên, được sản xuất bằng

phương pháp p lạnh, khơng qua tinh chế và khơng có sự tham gia của bất kỳ
chất hóa học nào. Trong khi, dầu cá được chiết xuất và tinh chế ở nhiệt độ cao
và có sử dụng các dung mơi và hóa chất
- Bản thân dầu Sachi có chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên: Vitamin
E, Vitamin C

Trong khi đó, dầu cá phải sử dụng các chất bảo quản.

- Dầu Sachi là một sản phẩm hữu cơ sinh học, trong khi dầu cá bị tiếp
xúc với môi trường ô nhiễm của biển, có thể có những chất ảnh hưởng đến
sức khỏe: dioxide, thủy ngân, benzopyrenes


8

- Dầu Sachi được chiết xuất từ thực vật không chứa cholesterol, trong
khi đó dầu cá có chứa nhiều cholesterol[10][12].
Theo so sánh từ trang tin www.sacha-inchi-oil.com cho biết: thành
phần dinh dưỡng từ dầu Sachi đều vượt trội so với tất cả các loại thực vật
khác. Thậm chí, khi so sánh với hàm lượng Omega ở cá hồi thì Sachi có tính
vượt trội hơn hẳn và khơng chứa các chất bảo quản cũng như những tạp chất
có hại từ biển..
Bảng 2.1. So sánh dinh dƣỡng của dầu Sachi so với một số loại dầu khác
Chất dinh

Sacha


Dầu

Dầu hạt Hƣớng

dƣỡng

Inchi

Nành

lanh

dƣơng

Omega 3

49,16

1

8,3

3,51g

0

1

Omega 6


36,99

10

54,5

0,84g

60

58

Omega 9

7,66

71

0

1,33g

30

0

Protein

33


1,6

28

3,78g

24

0

84,86

11

36

-

57,9

59

Acid béo
thiết yếu

Oliu

Ngô


(Nguồn: />
- Hàm lượng protein ở Sachi lên tới 33%. Ngồi ra, Sachi cịn chứa một
số loại khống chất chính: kali (5.563,5 ppm), magiê (3210 ppm) và canxi
(2406 ppm).
- Bên cạnh đó, Sachi cịn chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên như
Vitamin A, E và một số loại axit amin thiết yếu khác giúp tăng khả năng miễn
dịch của cơ thể
- Chính nhờ những giá trị dinh dưỡng vượt trội mà Sachi đã đạt huy
chương vàng tại cuộc thi quốc tế “Oils of the World” WEO Paris năm 2004,
2006 và các cuộc thi khác của thế giới


9

Nhờ vậy mà Dầu Sachi đã đạt được rất nhiều giải thưởng về chất lượng
dầu trên thế giới như:
(1) Đạt huy chương vàng tại cuộc thi quốc tế “Oils of the World” WEO
Paris năm 2004, 2006.
(2) Đứng trong Top 2 tại hội chợ thực phẩm thế giới – “Profesional
Fairs about Foods”: SIAL của Pháp năm 2004.
(3) Được trao bằng Anuga tại Đức năm 2005, Sachi được coi như là
một trong những sáng kiến hàng đầu của Anuga.
(4) Đứng đầu giải thưởng “International Trends and Innovations
Directory” năm 2006.
(5) Tháng 6/2007, Sachi nhận Huy chương vàng Médaille d'or "dầu của
thế giới" tại cuộc thi AVPA về thực phẩm hàng hóa.
(6) Ngày 23/9/2014 dầu Sachi được đóng dấu chấp thuận của Cơ quan
Quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ về thành phần dinh dưỡng
và mức độ an toàn[13].


2.2.5.2. Các sản phẩm chế biến khác
Ngoài chế biến dầu là sản phẩm chính, từ hạt Sachi người ta cịn chế
biến được các sản phẩm có giá trị khác như:


10

a. Bột Sachi:
Bột Sachi chứa 65

protein, giàu các axit amin thiết yếu và axit b o

khơng bão hịa khác. Cơng ty C phần Sachi Vina đã sản xuất ra được loại
bột Sachi có chất lượng hơn hẳn so với bột từ các loại hạt khác. Bột Sachi vừa
được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng đồng thời còn được dùng
là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
* Một số tác dụng của Bột Sachi:
- Cung cấp cho cơ thể một lượng Axit béo khơng bão hịa và Protein
cần thiết hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể. Các axit béo khơng no Omega 36-9 cịn có tác dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, tuần hoàn não, tế bào
thần kinh
- Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, tăng khả năng
miễn dịch cho cơ thể.
- Canxi tăng cường hỗ trợ cho hệ xương chắc khỏe.
Với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời bột protein Sachi hứa h n như
một nguồn thực phẩm b sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn và gia
đình[6].
b. Viên nang Sachi:
Không giống như những viên nang dầu cá trên thị trường được chiết
xuất từ cá biển hoặc một số động vật khác. Viên nang Sachi có nguồn gốc từ
thực vật có chất chống oxy hố tự nhiên cao, khơng có dung mơi và đặc biệt

khơng tanh nên rất dễ sử dụng cho mọi lứa tu i và mọi đối tượng[13].
c. Sản phẩm trực tiếp từ hạt khác:
Hạt Sachi được chế biến thành nhiều sản phẩm có các hương vị đa dạng như
rang muối, tiêu, tẩm mật ong, bọc socola
Các sản phẩm từ hạt Sachi được người tiêu dùng trên thế giới rất ưa
chuộng và tiêu thụ với số lượng lớn.


11

Công ty C phần Sachi Vina đang tập trung sản xuất ra nhiều sản phẩm từ hạt
Sachi như: dầu, viên nang, bột protein,... Công nghệ Nano và Bio được công
ty nghiên cứu sử dụng nhằm đem lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với
giá cạnh tranh nhất trên thị trường[13].
2.2.6. Kết quả trồng thử nghiệm ban đầu tại Việt Nam
Cơng ty Sachi Vina thuộc tập đồn Tâm Hồng Việt là đơn vị tiên
phong trong việc tuyển chọn giống từ nước ngồi và triển khai trồng thí điểm
từ năm 2012 tại Hà Nội. Sau những tín hiệu khả quan ban đầu, Sachi Vina đã
nhân rộng mơ hình thí điểm trên các vùng nông nghiệp khác. Năm 2014, anh
Dương Quốc Huy - một nông dân hiện sinh sống tại Tam Điệp đã được Sở
NN-PTNT Ninh Bình và Cơng ty Sachi Vina mời tham gia mơ hình trồng
Sachi để nghiên cứu khả năng thích nghi của cây trên vùng đất đồi cằn sỏi đá
và khí hậu nơi đây. Tới nay, cây sinh trưởng tốt và chưa phát hiện sâu bệnh
phá hoại[6][7].

Ngoài Ninh Bình, Hà Nội, Sachi cịn được trồng khảo nghiệm tại nhiều
vùng như Hịa Bình, Sơn La, Bn Mê Thuột bằng phương pháp canh tác hữu


12


cơ. Qua theo dõi gần 2 năm đã cho thấy cây Sachi phát triển tốt trên nhiều
vùng th nhưỡng đa dạng và khí hậu khác nhau. Cây sinh trưởng và phát triển
ở nhiệt độ từ 7-480C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 10-360C. Lượng mưa 8001.500 ml/năm.
Do yêu cầu khắt khe đối với nguyên liệu tinh dầu từ cây Đậu sao Sachi
phục vụ chế biến thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm và cũng do đặc điểm
cây chưa có sâu bệnh tấn cơng, phương pháp chăm bón cây theo hướng hữu
cơ là phù hợp nhất.

Sản phẩm Hữu cơ Vi sinh Green Life cao cấp, do Chi nhánh Nông nghiệp
Phúc Lâm cung cấp, gồm 7 chủng vi sinh vật có ích, giúp cải tạo đất vốn khá
cằn cỗi tại đây, cung cấp dưỡng chất bền vững cho cây, tỏ ra đặc biệt phù
hợp. Ngoài ra sản phẩm Hữu cơ Vi sinh Green Life còn giúp k o dài thời gian
cho thu hoạch của cây.
Thực tế tại các vườn trồng cho thấy: Từ khi trồng tới khi cây 3 tháng
tu i đã thấy lác đác có hoa, sau 5 tháng tồn bộ cây đều ra hoa, và sau 6 tháng
nhiều cây đã cho thu hoạch quả. Cây cho thu hoạch rải rác quanh năm, khi
cây đạt 2 năm tu i, cho thu hoạch cao (có tới trên 100 quả/1 lần thu với 400500 hạt mẩy), mỗi năm có 2-3 lần thu cho năng suất cao như vậy. Đỉnh cao
năng suất đạt từ năm thứ 3 trở đi.


13

Tùy theo mật độ trồng, năng suất có thể đạt trong năm đầu là 0,7-1
tấn/ha. Còn năm thứ hai đang theo dõi nhưng chắc chắn sẽ còn hơn rất nhiều.
Đỉnh cao năng suất của Sachi là từ năm thứ 3 trở đi có thể đạt 5-7 tấn/ha. Tu i
đời của cây có thể đạt 15-30 năm giúp chu kỳ thu hoạch rất dài. Với giá trị
kinh tế cao, cây hứa h n cho thu nhập 100 - 200 triệu đồng / ha mỗi năm.
Với tiềm năng to lớn đó, sau 2 năm thử nghiệm, Sachi Vina đặt mục
tiêu tới năm thứ 3 kể từ khi đưa giống cây Sachi về Việt Nam sẽ tăng diện

tích trồng lên 1.000 ha, 5 năm sau diện tích trồng sẽ tăng lên thành 10.000 ha.
Dài hơi hơn là kế hoạch trong 10 năm tới sẽ đạt 50.000 ha, góp phần giải
quyết việc làm cho khoảng 40.000 người lao động, góp phần hình thành nên
cả một ngành cơng nghiệp mới: chế biến Sachi.
Cịn một chặng đường dài phía trước cho những nỗ lực chung để cây
Đậu sao Sachi trở thành một mũi nhọn mới của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Với các sản phẩm Hữu cơ Vi sinh Green Life cao cấp, chi nhánh Nông nghiệp
Phúc Lâm sẽ cùng chung tay đưa giấc mơ đó sớm thành hiện thực[6][7][13].
Từ các kết quả thử nghiệm trên và nghiên cứu tài liệu về cây Sachi này
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã t ng kết và rút ra 10 ưu điểm về cây trồng này
như sau:
(1). Sachi là cây trồng lâu năm cho thu hoạch hàng năm
(2). Sachi được coi như một lồi cây đa tác dụng: cây nơng nghiệp,
lâm nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu
(3). Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, dễ trồng, khơng k n đất, có khả năng
thích nghi cao ở nhiều điều kiện trồng khác nhau. Khả năng chống chịu với
điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại tốt. Thu hoạch, bảo quản và chế
biến Sachi tương đối đơn giản
(4). Tính rải vụ cao: cho thu hoạch quanh năm .


14

(5). Có thể trồng thuần, xen canh, thâm canh hoặc quảng canh. Khi
trồng Sachi còn giúp tận dụng tối đa vật liệu địa phương như tre, gỗ,
chàm để đóng cọc và làm giàn.
(6). Hàm lượng dinh dưỡng cao: Sachi được biết đến như là siêu thực
phẩm giàu Omega 3,6,9 (Omega 3 48-54%, Omega 6 35-37%; Omega 9 610%) vitamin A (681 ug/100g), vitamin E (17mg/100g), protein và chứa một
số loại axiamin thiết yếu khác.
(7). Sản phẩm chế biến từ Sachi rất đa dạng: Sachi được dùng để sản

xuất ra dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,
(8). Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong nước và xuất khẩu
(9). Phát triển cây Sachi sẽ k o theo các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
và thương mại phát triển như ngành công nghệ thực phẩm, thực phẩm chức
năng, ngành hàng tiêu dùng, mỹ phẩm và các ngành liên quan khác, từ đó tạo
thêm cơng ăn việc làm và các giá trị gia tăng cho xã hội, cho doanh nghiệp
(10). Công ty C Phần Sachi Vina hướng d n kỹ thuật trồng, chăm sóc,
thu hoạch

và bao tiêu tồn bộ sản phẩm cho người nơng dân[13].

2.2.7. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong mơ hình thí nghiệm
2.2.7.1. Chuẩn bị cây giống
Cây giống được tạo ra bằng cách ngâm ủ hạt giống cây Sachi, nhưng
cần chú ý chọn hạt tốt (vì các hạt có dầu thường sớm mất khả năng nảy mầm).
sau khi gieo hạt, chăm sóc từ 30-40 ngày trong nhà có mái che, khi cây đạt
tiêu chuẩn mới đem trồng ra vườn sản xuất.
2.2.7.2. Đất trồng và chuẩn bị đất trước khi trồng
Đất trồng: Sachi có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất
xám, đất thịt pha cát, đất phù sa c ,

song thích hợp nhất là trồng trên đất

đồi có hàm hượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH từ 4,5-6,5, chủ động
được tưới tiêu.


15

Chuẩn bị đất trồng: Đất trước khi trồng phải được làm sạch cỏ dại, xử

lý đất trước khi trồng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh. Làm đất tơi xốp, lên
luống cao 30cm cho dễ thốt nước
2.2.7.3. Đóng cọc và làm giàn
Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tơng, th p, gỗ (đường kính 1215cm), dài 2m, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2m.
Làm giàn: Dùng dây th p mạ kẽm, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các
cọc, dây thứ 2 mở xuống dưới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2
đầu thanh ngang (chữ T).
2.2.7.4. Phân bón
- Bón lót:
Phân hữu cơ vi sinh 0,5-1 kg/cây
Vơi bột 50 gram/cây
Phân lân 0,1-0,2 kg/cây
- Bón thúc:
Sau khi trồng tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà ta b sung phân
hữu cơ vi sinh, phân ủ compost, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1-2
lần/tháng với lượng 0,2-0,5 kg (tùy loại phân).
2.2.7.5. Trồng cây
Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau từ 1800 cây/ha
đến 5400 cây/ha. Thông thường trồng mật độ 3300 cây/ha. Bố trí hàng cách
hàng 3m (cọc giữa luống), cây cách cây 2m, trên luống trồng 2 hàng cây cách
cọc bê tông sang hai bên 40cm ( hoặc bố trí so le).
Cách trồng: Đào hố kích thước 30x30x30cm tại vị trí đã xác định,
dùng lớp đất mặt trộn đều lượng phân bón lót, dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon
đặt cây giữa hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng cao hơn mặt đất 3-5cm n n nh
rồi tưới nước cho cây.


16

2.2.7.6. Chăm sóc

Trồng dặm: Thường xuyên thăm vườn nếu cây chết trồng b sung để
đảm bảo mật độ.
Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng
dây mềm cố định phần ngọn vào cọc và giàn. Thao tác cần nh nhàng, tránh
làm t n thương cây.
Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lưỡi hái, nh bằng tay hoặc
máy cắt cỏ; có thể để lại gốc cỏ tránh xói mịn rửa trơi trên đất dốc, nếu có
điều kiện ta nên trồng cỏ lá lạc bên dưới.
Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm cho cây.
Sau trồng nên tưới 3-4 lần/tuần. Khi cây trưởng thành tưới 1-2 lần/tuần trong
suốt mùa khơ.
Bón phân: B sung phân hữu cơ vi sinh 1-2 lần/ tháng, lượng bón từ
0,2-2,5 kg/cây.
Phịng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp phòng trừ t ng hợp để kiểm soát
sâu bệnh hại cây trồng.
Cắt tỉa, tạo tán: Cần tiến hành bấm ngọn, cắt những ngọn dài và nhỏ,
cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả. Cắt bỏ những cành cây bị
bệnh. Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng 5, tháng 11.
2.2.7.7. Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch: Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngồi thì tiến
hành thu hoạch những quả v n cịn trên cây. Khơng hái quả xanh, mốc, quả đã
rụng. Có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10-15%.
Không trộn l n những quả thu hoạch từ trước với những quả mới thu hoạch.
ảo quản: Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thống khí, tránh
ẩm mốc[1][6].


×