Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ung dung cong nghe thong tin trong day hoc cac baithuc hanh dia li lop 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.89 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI </b>
<b>THỰC HÀNH ĐỊA LÍ LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN - THPT </b>


<i><b>Sinh viên thực hiện: Đào Thị Thúy Hoa - K57A </b></i>
<i><b>Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng </b></i>
<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Nghị quyết Trung ương II khóa 8 đã nêu: “Đổi mới phương pháp giáo dục và
đào tạo nhằm khắc phục lối đi truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu của học sinh”. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết
đối với mọi ngành học, cấp học nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Bên
cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc từng bước áp dụng các phương
tiện hiện đại vào quá trình dạy học cũng là một yêu cầu cấp thiết.


Năm học 2008 - 2009 được Bộ Giáo dục và đào tạo chọn là năm ứng dụng
công nghệ thông tin trong trường học. Địa lí là một trong những mơn có nhiều
điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ thông tin, giúp chúng ta có thể dễ
dàng khai thác, sử dụng có hệ thống, hiệu quả những phương tiện đó tạo nên hiệu
quả của giờ học.


<b>NỘI DUNG </b>


<b>1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Địa lí trong nhà trường phổ thơng </b>
<i><b>1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Địa lí </b></i>


Sự phát triển như vũ bão của hai cuộc cách mạng khoa học công nghệ và cuộc
cách mạng xã hội mà công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực làm cho
xã hội loài người có những biến đổi to lớn, tạo ra xu hướng tất yếu của nền kinh
tế thế giới đó là tồn cầu hóa, nhiều ngành khoa học mới với công nghệ tiên tiến


được ra đời, xã hội loài người bước sang một trình độ phát triển mới. Xu thế đó
địi hỏi ngành giáo dục phải tạo ra những con người mới thông minh, sáng tạo
thích ứng được với yêu cầu của thời đại, có tri thức nghề nghiệp để giải quyết
“trúng, nhanh, sáng tạo” nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra.


<i><b>1.2. Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học </b></i>
<i>1.2.1. Quan điểm dạy học bằng công nghệ thông tin </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

phương pháp dạy học theo nghĩa của công nghệ thông tin là “Phương pháp làm tăng
giá trị lượng thông tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
<i>1.2.2. Vai trò, chức năng và phân loại các phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy </i>
<i>học Địa lí. </i>


Đổi mới phương pháp dạy học từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy học là một yêu cầu cấp thiết, nhất là trong thời đại ngày nay,
thời đại của nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin với các phương tiện như
máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học,… trở thành những phương tiện
hữu hiệu hỗ trợ cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.


<i>Hình: Sơđồ phân loại các phương tiện dạy học Địa lí </i>
<i>theo cơng dụng và mức độ hiệnđại </i>


<b>Phân loại phương tiện dạy học Địa lí </b>


<b>Theo cơng dụng trong q trình dạy học Theo mức độ hiện đại </b>


Tài liệu địa lí Thiết bị, kĩ
thuật dạy học


Cơ sở vật chất


để dạy học


Phương tiện
truyền thống


Phương tiện
hiện đại
- Sách, báo, - Vô tuyến - Câu lạc bộ - Phịng địa lí - Máy chiếu
tạp chí. - Video - Phịng triển - Vườn địa lí - Máy vi tính
- Băng video - Máy vi tính lãm địa lí - Quả địa cầu - Máy ghi âm
- Các bản đồ, - Máy chiếu - Vườn địa lí - Bản đồ treo


tập bản đồ, - Phòng máy tường


Átlat, quả địa - Átlat địa lí


cầu. - Tủ sách địa lí


<i>1.2.3. Ưu điểm và khảnăng sử dụng máy vi tính trong dạy học Địa lí. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2. Các dạng bài thực hành Địa lí </b>
<i><b>2.1. Quan niệm về bài học thực hành </b></i>


Các bài thực hành kĩ năng địa lí được xây dựng thành một hệ thống từ cấp
Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông và được sắp xếp trong chương trình
theo 3 cách sau đây:


- Đưa bài thực hành vào các bài học trên lớp dưới hình thức các bài tập nhỏ
xen kẽ các câu hỏi gợi mở của giáo viên làm cho các hoạt động trên lớp trở nên
đa dạng đồng thời nâng cao chất lượng của tiết học.



- Đưa vào sách giáo khoa dưới dạng bài tập làm ở nhà của học sinh.


- Đưa vào sách giáo khoa dưới dạng các bài học riêng - bài học thực hành địa lí
tương ứng với một tiết học trên lớp, có vị trí xác định trong phân phối chương trình
của bộ mơn. Đây cũng là dạng bài tập vận dụng các tri thức đầy đủ và tốt nhất.
<i><b>2.2. Phân loại các dạng bài thực hành. </b></i>


- Phân tích, xử lí số liệu, bảng thống kê.
- Vẽ và phân tích biểu đồ.


- Phân tích, giải thích lược đồ, bản đồ.


- Vẽ lược đồ, ranh giới lãnh thổ, phân vùng tự nhiên, kinh tế - xã hội của một
quốc gia, một châu lục, toàn thế giới.


- Viết báo cáo và nhận xét về một vấn đề kinh tế - xã hội của một tổ chức,
một quốc gia, một nhóm nước, một khu vực.


<i><b>2.3. Một số kĩ năng bộ môn cần rèn luyện trong dạy học thực hành Địa lí </b></i>
- Kĩ năng phân tích tổng hợp.


- Kĩ năng so sánh.


- Kĩ năng làm việc với số liệu, bảng thống kê.
- Kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ.


- Kĩ năng làm việc với bản đồ.


- Kĩ năng viết báo cáo, nhận xét về một vấn đề kinh tế - xã hội của một quốc


gia, một nhóm nước, một khu vực.


<i><b>2.4. Vai trò và mục tiêu của các bài thực hành địa lí </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bài học thực hành địa lí có hai mục tiêu cơ bản sau đây:


- Thứ nhất: Hình thành hoặc rèn luyện kĩ năng địa lí, kĩ năng vận dụng kiến
thức của học sinh. Đây là mục tiêu quan trọng nhất.


- Thứ hai: Củng cố vận dụng kiến thức


<i><b>2.5. Tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học các bài thực hành </b></i>
<i><b>địa lí lớp 12 - THPT </b></i>


Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các bài thực
hành còn bị xem nhẹ. Đa phần giáo viên không sử dụng công nghệ thông tin
trong các bài thực hành vì cho rằng khơng cần thiết, khơng xác thực hoặc nếu có
soạn các bài thực hành trên máy vi tính cũng chỉ ở mức độ đơn giản như nêu tên,
nêu yêu cầu mà chưa có sự hướng dẫn cụ thể các bước trên máy tính. Nghĩa là
phần giáo án soạn sẵn là một bản trình chiếu đơn thuần như các bài lí thuyết do
đó khơng thu hút được học sinh trong quá trình giảng dạy. Giáo viên chưa biết
khai thác hết các tiện ích của các phần mềm dành cho dạy học như: PowerPoint,
Violet, Excel, …


Một số ít giáo viên có đầu tư cho việc soạn các bài thực hành trên máy tính
như thiết kế các quy trình hoạt động cho việc thực hiện rèn luyện các kĩ năng,
hay tìm kiếm các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành làm cho bài học
trở nên sinh động và học sinh ghi nhớ lâu hơn các kĩ năng cần hình thành.


<b>3. Ứng dụng CNTT trong thiết kết giáo án Địa lí lớp 12 (Phần thực hành- </b>


<b>Chương trình cơ bản) </b>


<i><b>3.1. Khai thác phần mềm Microsoft Excel: </b></i>


Excel là một phần mềm thường được dùng cho công tác kế tốn, văn phịng,
sử dụng trong trường học, chạy trong môi trường Windows. Với những tính năng
nổi trội, Excel được sử dụng trong lĩnh vực giáo dụng như: xử lí số liệu, xây
dựng biểu đồ, tính điểm trung bình,… để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Excel có những tính năng sau:


- Tổ chức và lưu trữ thông tin dưới dạng bảng tính, khi có sự thay đổi dữ liệu
thì bảng tính tự động tính tốn lại theo số liệu mới.


- Thao tác trên bảng tính có thể tạo ra các báo cáo tổng hợp hoặc phân tích có
kèm theo các biểu đồ, hình vẽ minh họa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Ngoài ra, Excel còn hỗ trợ bài giảng một cách hiệu quả, là phương tiện giúp
giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.


<i><b>3.2. Khai thác phần mềm Microsoft PowerPoint: </b></i>


Microsoft PowerPoint là phần mềm co ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết
kế bài giảng ứng dụng công nghệ thơng tin. Khi dạy học có sử dụng phần mềm
Microsoft PowerPoint sẽ:


- Giảm thiểu thời gian phải ghi chép nội dung bài học lên bảng thay vào đó là
trình chiếu các slide có nội dung bài học.


- Cấu trúc bài học ngắn gọn, rõ ràng, giúp học sinh tiếp thu nhanh chóng bài
mới và dễ nhớ các kiến thức.



- Phát huy tính tích cực, tính ham học hỏi và khả năng tự học tập của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng tin học cho giáo viên và học sinh.


- Giúp cho giáo viên và học sinh có thể ứng dụng phần mềm này vào nhiều
lĩnh vực khác trong cuộc sống.


<i><b>3.3. Khai thác sử dụng phần mềm Violet: </b></i>


Violet là một phần mềm tiếng Việt giúp cho giáo viên có thể xây dựng bài
giảng một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. So với các phần mềm trình
chiếu khác Violet chú trọng hơn đến các bài giảng có âm thanh, hình ảnh chuyển
động và tương tác phù hợp với học sinh THPT.


Violet có đầy đủ các tính năng để tạo các trang nội dung giảng dạy như nhập
văn bản, chèn hình ảnh, âm thanh, video, tạo hình nền,… Tuy nhiên điểm mạnh
của phầm mềm này là các thiết kế đánh giá kết quả học tập như bài tập trắc
nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, hình ảnh, … bằng các thiết kế với
hình ảnh đẹp, hấp dẫn, sinh động lôi cuốn học sinh.


<b>4. Quy trình thiết kế một bài giảng Địa lí với các phần mềm hỗ trợ </b>
<i><b>4.1. Các bước thực hiện thiết kế một bài giảng </b></i>


- Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy


- Bước 2: Thu thập nguồn tài liệu để bổ sung và mở rộng kiến thức
- Bước 3: Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài giảng trên máy
- Bước 4: Thực hiện


- Bước 5: Điều chỉnh



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>4.2. Thiết kế một số bài giảng thực hành trong chương trình Địa lí lớp 12 - THPT </b></i>
Tác giả tiến hành soạn 3 giáo án cụ thể trong SGK địa lí lớp 12 (CT cơ bản)
- Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt


- Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp


- Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất
lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng


<b>KẾT LUẬN </b>


- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học là
một hướng đi tích cực đã được khẳng định nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.


- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí là điều kiện thuận lợi để
đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Phù hợp với nội
dung chương trình sách giáo khoa Địa lí cải cách.


Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không những tôi đã hiểu rõ hơn về tầm
quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí mà cịn hiểu rõ
hơn về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trực quan khác vào dạy học ở
trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng tự học của học sinh.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


[1] Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc - “Lí lu<i>ận dạy học Địa lí”, NXB ĐHSP </i>
Hà Nội, 2006.



[2] Đặng Văn Đức (Chủ biên) - Nguyễn Thị Thu Hằng - “Ph<i>ương pháp dạy học </i>


<i>Địa lí theo hướng tích cực” - NXB ĐHSP Hà Nội, 2004. </i>


[3] Đặng Văn Đức - “Ph<i>ương pháp luận và phương pháp dạy học Địa lí” - NXB </i>
ĐHSP Hà Nội, 2004.


[4] Nguyễn Trọng Phúc - <i>“Phương tiện thiết bị kĩ thuật trong dạy học Địa lí” </i>-
NXB ĐHQG Hà Nội, 2001.


</div>

<!--links-->

×