Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh lớp 10 chuyên năm 2020 - 2021 THPT chuyên Bảo Lộc | Sinh học, Lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.02 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN: SINH HỌC 10 CT Chuyên Phần 1. CÁC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 1.Cảm ứng ở thực vật - Nêu được khái niệm về cảm ứng ở thực vật. - Trình bày được các hình thức cảm ứng ở thực vật 1. Vận động theo ánh sáng 2. Vận động theo trọng lực 3. Vận động theo nguồn nước 4. Vận động theo nguồn dinh dưỡng 5. Vận động theo đồng hồ sinh học 6. Vận động theo sức trương nước - Phân biệt được hai hình thức cảm ứng ở thực vật: Vận động hướng động và vận động cảm ứng. Sự khác nhau giữa hai hình thức này. 2.Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Nêu được khái niệm về sinh trưởng, phát triển. - Nêu được khái niệm mô phân sinh, phân loại và chức năng. - Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp với sinh trưởng thứ cấp. - Trinh bày được các nhân tố môi trường và quá trình sinh trưởng: Ánh sáng, Nhiệt độ, Nước, Khí CO2 và O2, Dinh dưỡng khoáng. - Hoocmon thực vật: nêu được tên, nơi sảnsinh, chức năng, ứng dụng thực tiễn. - Trình bày được các yếu tố chi phối sự ra hoa ở thực vật. 3. Sinh sản ở thực vật - Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính tự nhiên - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính nhân tạo - Nêu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. 4. Tiêu hoá - Phân biệt được tiêu hoá với chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào (chuyển hoá nội bào). - Phân biệt được tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào. - Trình bày được quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, động vật có túi tiêu hoá và động vật có ống tiêu hoá.* - Trình bày được cơ chế điều hoà tiết dịch tiêu hoá.* - Giải thích được những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hoá đối với các loại thức ăn khác nhau (thức ăn có nguồn gốc thực vật, thức ăn có nguồn gốc động vật) ở các nhóm động vật. - Trình bày được cơ chế và quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng và con đường vận chuyển các chất hấp thu.* 5. Hô hấp - Giải thích được những đặc điểm tiến hoá và thích nghi thể hiện qua cấu tạo và chức năng của các hệ hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau. - Nêu được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí*.. - Nêu được vai trò của máu và dịch mô trong quá trình vận chuyển khí O2 và CO2 ở động vật.* - Trình bày được cơ chế điều hoà hô hấp*. 6. Tuần hoàn - Giải thích được những đặc điểm tiến hoá và thích nghi thể hiện qua cấu tạo và chức năng của các dạng hệ tuần hoàn (hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép) ở các nhóm động vật khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -. Trình bày được qui luật hoạt động của tim và của hệ mạch, biến động huyết áp và vân tốc máu trong hệ mạch. Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động tim mạch (cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch).. Phần 2. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO TRẮC NGHIỆM CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Câu 1: Hai kiểu hướng động chính là A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực) B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất) Câu 2: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với A. tác nhân kích thích từ một hướng B. sự phân giải sắc tố C. đóng khí khổng D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic Câu 3: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây? A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương Câu 4: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là A. hoa B. thân C. rễ D. lá Câu 5: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước A. nhiều tác nhân kích thích B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng C. tác nhân kích thích không định hướng D. tác nhân kích thích không ổn định Câu 6: Trong các ứng động sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ (4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại (5) khí khổng đóng mở Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (3) và (5) Câu 7: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra A. nhanh, dễ nhận thấy B. chậm, khó nhận thấy C. nhanh, khó nhận thấy D. chậm, dễ nhận thấy Câu 8: Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương B. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm C. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm D. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương Câu 9: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào? A. Hướng hóa B. Hướng tiếp xúc C. Hướng trọng lực D. Hướng sáng Câu 10: Trong các hiện tượng sau:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. hoa mười giờ nở vào buổi sáng 2. khí khổng đóng mở 3. hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng 4. sự khép và xòe của lá cây trinh nữ 5. lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng? A. (1), (2) và (3) B. (2) và (4) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (5) Câu 11: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây? A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất Câu 12: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng? A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu C. Vận động hướng ánh sáng của cây sồi D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương Câu 13: Cho bảng thông tin sau: Hình thức cảm ứng Phản ứng cụ thể I. Hướng sáng 1. Lá cây họ đậu cụp lá ngủ vào buổi tối II. Cảm ứng tiếp xúc 2. Lá cây bắt ruồi cụp lại khi có con mồi đậu vào III. Cảm ứng ánh sáng 3. Rễ mọc hướng xuống đất IV. Hướng tiếp xúc 4. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời V. Hướng trọng lực 5.Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vào cọc leo Phướng án sai khi nối các phản ứng với các hình thức cảm ứng là: A. I- 1; V- 3 B. II- 2; III- 1 C. IV- 5; III- 1 D. I- 4; II- 2 Câu 14: Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau? A. Auxin phân bố không đều ở hai phía ít hay nhiều ánh sáng B. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng C. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào D. Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào Câu 15: Có bao nhiêu phản ứng dưới đây thuộc loại ứng động sinh trưởng? 1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng 2. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng 3. Hoa dạ hương nở vào ban đêm 4. Vận động nở hoa ở hoa bồ công anh 5. Vận động cuốn vào cọc của tua cuốn bầu bí 6. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 16: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động A. sinh trưởng B. không sinh trưởng C. ứng động tổn thương D. tiếp xúc Câu 17: Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động A. đóng mở khí khổng B. quấn vòng C. nở hoa D. thức ngủ của lá Câu 18: Cho các nội dung sau : 1. ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào 2. thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa) 3. sự đóng mở khí khổng 4. sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh 5. các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 6. cây nắp ấm bắt mồi 7. là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7) B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6) C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7) D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7) Câu 19: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông B. quang ứng động và điện ứng đông C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống D. ứng động tổn thương Câu 20: Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: A. quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, điện ứng động B. ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng C. hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương D. cả A và C Câu 21: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không thuộc hình thức ứng động theo đồng hồ sinh học? A. Lá bàng rụng vào mùa đông B. Hoa nở vào ban đêm C. Hoa nở vào khoảng 9-10 giờ D. Lá cụp xuống khi chạm tay vào SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Câu 1: Mô phân sinh ở thực vật là: A. nhóm các tế bào chưa phân hoá, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế. B. nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân. C. nhóm các tế bào chưa phân hoá, mất dần khả năng nguyên phân. D. nhóm các tế bào phân hoá, chuyên hoá về chức năng. Câu 2: Cây ngày dài là các cây: A. hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường. B. thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương, C. thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. D. cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương. Câu 3: Các cây ngày ngắn là các cây: A. cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương. B. thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía. C. thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương. D. hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường. Câu 4: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa ? A. Lá thứ 13 B. Lá thứ 12 C. Lá thứ 15 D. Lá thứ 14. Câu 5: Khi đến mùa rét, sự sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt bị ảnh hưởng vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa A. và sinh sản giảm B. trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét C. trong cơ thể giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng D. trong cơ thể giảm, sinh sản giảm Câu 6: Phitôcrôm 𝑃𝑑𝑥 có tác dụng: A. làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng. B. làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở. C. làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở. D. làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở. Câu 10: Một chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. khi ra hoa đến lúc cây chết B. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới C. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa D. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm Câu 11: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch. B. Diễn ra chủ yếu ở cả cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). D. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. Câu 12: Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối Câu 15: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh cây C. Mô phân sinh lỏng D. Mô phân sinh đỉnh rễ Câu 16: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra Câu 17: Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì A. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm B. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm C. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp D. nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm Câu 18: Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành Câu 19: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây? A. Cây ngày ngắn B. Cây ngày dài C. Cây trung tính D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính Câu 20: Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân là vì: A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải C. Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 2: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 3: Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương B. răng cửa giữ thức ăn C. răng nanh cắn và giữ mồi D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ Câu 4: Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn Câu 5: Xét các loài sinh vật sau: (1) tôm (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) ốc Những loài nào hô hấp bằng mang? A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5) C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6) Câu 6: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất? A. phổi của bò sát B. phổi của chim C. phổi và da của ếch nhái D. da của giun đất Câu 7: Dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây? A. Protein B. Tinh bột chin C. Lipit D. Tinh bột sống Câu 8: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? A. thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng B. thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng C. thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng D. thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng Câu 9: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao, tốc độ máu chạy chậm Câu 10: Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối B. tốc độ máu chảy chậm C. máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô Câu 11: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở A. lưỡng cư và bò sát B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá Câu 12: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co Câu 13: Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là A. răng cửa giữa và giật cỏ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> B. răng nanh nghiền nát cỏ C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ D. răng nanh giữ và giật cỏ Câu 14: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là: A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển Câu 15: Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. trung ương thần kinh C. tuyến nội tiết D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Câu 16: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế A. điều hòa huyết áp B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu C. điều hòa áp suất thẩm thấu D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu Câu 18: Xét các loài sinh vật sau: (1) tôm (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) ốc Những loài nào hô hấp bằng mang ? A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5) C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6) Câu 19: Trong thí nghiệm mổ lộ tim ếch, người ta nhỏ dung dịch Adrenalin 1/100000 và dung dịch acetylcholin nhằm mục đích: A. Duy trì hoạt động của tim ếch B. Làm thay đổi nhịp tim và sức co tim C. Tim hoạt động đều đặn hơn D. Làm tăng tính ma sát của bề mặt tim với kẹp tim để dễ dàng đo điện tim đồ Câu 20: Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxi trong máu động mạch chủ là 19ml/ 100ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxi nếu nhịp tim 80 lần /phút thì năng suất tim (thể tích máu tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu? A. 16,4 ml B. 75 ml C. 62,5 ml D. 22,3 ml TỰ LUẬN - Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể. - Phân biệt được ứng động với hướng động. - Giải thích được một số hiện tượng ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng trong thực tiễn. - Giải thích và áp dụng các kiến thức sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt và lĩnh vực đời sống. - Chứng minh được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào. - Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau. - Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật. - Giải thích được đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của hô hấp bằng phổi ở các nhóm động vật khác nhau và chỉ ra hiệu quả hô hấp bằng phổi. - Giải thích được tại sao khi đo huyết áp/mạch ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người lại thu được kết quả khác nhau. Giải thích được tính tự động của tim, sự biến đổi của huyết áp trong hệ mạch. --------HẾT-------.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×