Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phát triển du lịch tại quần thể di tích lịch sử văn hóa phổ biến tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 98 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HĨA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA PHỐ HIẾN TỈNH HƢNG YÊN

Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Anh Quyên
Sinh viên thực hiện

: Đỗ Văn Chuẩn

Lớp

: QLVH 9B

HÀ NỘI - 2012


1

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành đề tài khóa luận “ Phát triển du lịch tại quần thể di tích
lịch sử - văn hóa Phố Hiến tỉnh Hƣng n”, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban
giám hiệu, các thầy, các cơ khoa quản lý văn hóa nghệ thuật – trƣờng Đại học
văn hóa Hà Nội đã dạy dỗ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tơi trong q trình bốn
năm học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Qun, ngƣời


hƣớng dẫn tận tình tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy, các cơ và bạn bè đã giúp tơi hồn thành tốt khóa luận này.
Tơi chân thành cảm ơn Sở văn hóa – thể thao và du lịch Hƣng Yên, ban
quản lý di tích và danh thắng Hƣng Yên, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch
Hƣng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu để tơi hồn thành
đề tài khóa luận này.
Đây là một đề tài nghiên cứu ở phạm vi rộng mà bản thân tơi cịn nhiều
hạn chế, khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các nhà
khoa học, các thầy, các cơ và bạn bè chỉ bảo, đóng góp ý kiến để khóa luận
hồn thiện hơn.

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ PHỐ HIẾN .................................................. 5
1.1. Vài nét về lịch sử và vị trí địa lý, dân cƣ vùng Phố Hiến ........................ 5
1.1.1. Lịch sử Phố Hiến ..................................................................................... 5
1.1.2. vị trí địa lý ............................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm dân cư Phố Hiến ...................................................................... 8
1.2. Q trình hình thành và phát triển của đơ thị cổ Phố Hiến................... 8
1.2.1. Sự ra đời và tên gọi Phố Hiến .................................................................. 8
1.2.2. Quá trình mở rộng và phát triển hưng thịnh của Phố Hiến ...................... 11
1.2.3. Thời kỳ suy tàn của Phố Hiến .................................................................. 17

1.3.Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến và những giá trị của nó ..... 18
1.3.1. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến ............................................ 18
1.3.2.Giá trị lịch sử - văn hóa quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến........ 20
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA QUẦN THỂ DI TÍCH PHỐ
HIẾN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG 10 NĂM
TRỞ LẠI ĐÂY(2001-2011) ............................................................................. 23
2.1. Tiềm năng du lịch của Phố Hiến .............................................................. 23
2.1.1. Các di tích lịch sử - văn hóa – tín ngưỡng ............................................... 24
2.1.2. Các di tích tín ngưỡng mang đặc điểm kiến trúc của người nước ngoài
tại Phố Hiến ...................................................................................................... 32
2.1.3. Tiềm năng du lịch lễ hội Phố Hiến........................................................... 35
2.1.4. Phố Hiến - mảnh đất nhiều đặc sản và làng nghề truyền thống ............... 36
2.1.5. Tiềm năng du lịch sinh thái nông nghiệp cảnh quan sông Hồng .............. 41
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích lịch sử văn hóa
Phố Hiến trong 10 năm trở lại đây(2001-2011) .............................................. 41
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


3

2.2.1.Khách du lịch ........................................................................................... 41
2.2.2. Cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ du lịch ................................................... 43
2.2.3. Các chương trình - tour du lịch ............................................................... 45
2.2.4.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .............................................................. 47
2.2.5.Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch .......................................................... 48
2.2.6.Thực trạng quản lý quần thể di tích Phố Hiến gắn với khai thác và phát
triển du lịch tại Phố Hiến .................................................................................. 50
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TẠI PHỐ HIẾN ............................................................................................... 54
3.1. Quyết định của thủ tƣớng chính phủ về bảo tồn và phát huy giá trị
đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch ................................................ 54
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch Hƣng Yên đến năm 2020 ....................... 55
3.3. Chiến lƣợc phát triển du lịch lâu dài cho du lịch Phố Hiến ................... 62
3.4. Một số giải pháp nhằm tăng sức hút khách du lịch đến với Phố Hiến .. 63
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 72
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hƣng Yên là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm ở phía
đơng nam liền kề với thủ đơ Hà Nội . Đây là một vùng quê văn hiến, vùng đất
địa linh nhân kiệt, có nhiều ngƣời tài giỏi làm rạng danh quê hƣơng đất nƣớc .
Không những vậy Hƣng Yên cịn là một nơi tập trung nhiều di tích bậc nhất
cả nƣớc với 1210 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 158 di tích là cụm di
tích đƣợc xếp hạng quốc gia, 73 di tích xếp hạng cấp tỉnh ( Hƣng Yên đứng
thứ 3 cả nƣớc về số lƣợng di tích lịch sử - văn hóa ) cùng hàng ngàn tài liệu
và hiện vật có giá trị mà tiêu biểu trong số đó là quần thể di tích lịch sử - văn
hóa Phố Hiến.
Vào thế kỷ XVI – XVII , Phố Hiến là trung tâm của trấn Sơn Nam , là
thƣơng cảng lớn nhất đàng ngoài, là chốn phồn hoa đô hội – một tiểu Tràng

An. Khi kinh thành Thăng Long có 36 phố phƣờng thì Phố Hiến có 23 phố
phƣờng, vì thế mà Phố Hiến nổi tiếng với câu ca: “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì
Phố Hiến”. Trải qua những thăng trầm lịch sử cùng với sự biến đổi của thiên
nhiên, Phố Hiến ngày nay chỉ cịn lại một quần thể di tích, kiến trúc nghệ
thuật với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, cùng những thuần phong mỹ
tục, những lễ hội dân gian truyền thống độc đáo, những làng nghề thủ công
lâu đời…
Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến bao gồm các cơng trình
kiến trúc cơng cộng, những di tích tín ngƣỡng tơn giáo, nhà thờ họ, dấu tích
của phố phƣờng, bến sơng, thành và thị, nghĩa địa ngƣời nƣớc ngồi, bia kí và
những cổ vật lƣu giữ tại các cơng trình kiến trúc.
Du lịch đƣợc coi là một ngành cơng nghiệp đặc biệt trên thế giới. Đây
là ngành góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn
hóa của địa phƣơng đó. Chính vì vậy khi một địa phƣơng có những chính
sách phát triển du lịch, phấn đấu cải thiện thực trạng du lịch thì du lịch là một
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


5

trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển của địa
phƣơng đó.
Hƣng Yên nói chung và Phố Hiến nói riêng có rất nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch bởi lợi thế có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng,
lễ hội dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực và làng nghề phong phú. Cụm
di tích Phố Hiến có tới trên 128 di tích trong đó có 17 di tích đƣợc xếp hạng
cấp quốc gia, 6 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh. Đó là một nguồn tài nguyên vô
cùng to lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng du

lịch của Phố Hiến vẫn còn ở mức hạn chế, phát triển chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng. Cho nên việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, khai thác các tiềm năng
và lợi thế sẵn có của Phố Hiến để phát triển du lịch là một yêu cầu bức thiết
để một mặt bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của Phố Hiến, mặt khác thúc đẩy
kinh tế địa phƣơng phát triển. Vấn đề phát triển du lịch Phố Hiến càng có ý
nghĩa hơn khi dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô
thị cổ Phố hiến gắn với phát triển du lịch đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê
duyệt sẽ đƣợc thực hiện đi vào khai thác.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu trên và bằng kiến thức trong lĩnh vực
bảo tồn di sản văn hóa gắn với khai thác và phát triển du lịch cộng với tình
yêu quê hƣơng sâu sắc, có nhiều điều kiện khảo sát thực tế, nên tôi đã chọn đề
tài “phát triển du lịch tại quần thể di tích lịch sử - Văn hóa Phố Hiến tỉnh
Hƣng n” với mong muốn góp một phần gì đó vào việc thúc đẩy du lịch Phố
Hiến, mặt khác gìn giữ đƣợc di sản văn hóa q báu của dân tộc và nâng cao
khả năng phát triển của địa phƣơng.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, những giá trị lịch sử - văn hóa của quần
thể di tích Phố Hiến để khai thác và phát triển du lịch.
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch của Phố Hiến và thực trạng hoạt động
du lịch trong những năm gần đây tại Phố Hiến để từ đó đề xuất định hƣớng
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


6

khai thác và phát triển du lịch, đồng thời nêu ra những giải pháp để khai thác
có hiệu quả quần thể di tích này vào hoạt động du lịch.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để khai thác và phát triển

du lịch bền vững, phát triển kinh tế địa phƣơng đồng thời phát huy, bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống của Phố Hiến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Các di tích nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, lễ hội dân gian, làng
nghề và ẩm thực vùng Phố Hiến.
+ Thực trạng hoạt động du lịch tại Phố Hiến trong 10 năm trở lại đây(
2001 – 2011).
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử văn hóa, những giá trị văn
hóa đặc sắc có khả năng đáp ứng cho hoạt động du lịch tại quần thể di tích
Phố Hiến.
4. Tình hình nghiên cứu
Có một số hội thảo và cơng trình nghiên cứu về Phố Hiến nhƣ sau:
- Hội thảo Quốc tế về đô thị cổ Phố Hiến tổ chức tại Hƣng Yên vào
tháng 12 năm 1992.
- Cuốn “ 170 năm ngày thành lập tỉnh Hƣng Yên” do Nguyễn Phúc Lai
chủ biên.
- Cuốn “Phố Hiến lịch sử và văn hóa” do Nguyễn Phúc Lai chủ biên.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây về Phố Hiến mới chỉ
tập trung làm sáng tỏ về lịch sử hình thành, vai trị của thƣơng cảng Phố Hiến
đố với nền kinh tế Việt Nam trong các thế kỷ XVII – XVIII chứ chƣa đề cập
đến tiềm năng phát triển vào hoạt động du lịch tại đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận này tơi đã sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp mơ tả
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn



7

- Phƣơng pháp liên nghành: Bảo tàng học, lịch sử học, xã hội học…
- Phƣơng pháp điền dã: Phỏng vấn, chụp ảnh, khảo tả, so sánh, đánh
giá.
6. Những đóng góp của khóa luận
- Tập hợp các nguồn tài liệu nghiên cứu, viết về Phố Hiến từ trƣớc tới
nay, trên cơ sở đó phân tích để thấy đƣợc các giá trị lịch sử - Văn hóa của
quần thể di tích Phố Hiến.
- Làm rõ thực trạng khai thác và phát triển du lịch Phố Hiến trong 10
năm trở lại đây.
- Đề xuất một số định hƣớng, giải pháp để khai thác một cách hiệu quả
nhất tiềm năng du lịch của Phố Hiến.
7. Bố cục của khóa luận
Chương 1: Giới thiệu về Phố Hiến
Chương 2: Tiềm năng du lịch của quần thể di tích Phố Hiến và thực
trạng hoạt động du lịch trong 10 năm trở lại đây ( 2001 – 2011 )
Chương 3: Định hướng khai thác và phát triển du lịch tại Phố Hiến

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


8

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ PHỐ HIẾN
1.1. Vài nét về lịch sử và vị trí địa lý, dân cƣ vùng Phố Hiến
1.1.1. Lịch sử Phố Hiến
Phố Hiến thời kỳ Bắc thuộc ( đời Hán) là vùng đất thuộc về Giao Chỉ ;

Đầu đời Đƣờng đặt làm Châu Diên. Đầu đời Trịnh Quán đổi Châu Diên làm
Chu Diên thuộc Quận Châu Giao. Đến triều đại Ngô Quyền ( 938 - 965) đƣợc
đặt tên là Đằng Châu . Đến thời Tiền Lê đổi thành phủ Thái Bình ( 1005).
Đời Lý Cao Tơng (Thế kỷ XI) thuộc về Châu Đằng, Châu Khoái, đời
Trần chia trong nƣớc làm 12 lộ, Phố Hiến là vùng đất thuộc về lộ Khoái
Châu. Thời thuộc Minh thuộc địa phận phủ Kiến Xƣơng.
Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) Lê Thái Tổ chia nƣớc làm năm đạo,
Phố Hiến là vùng đất bấy giờ thuộc Nam Đạo. Năm Quang Thuận thứ bảy (
1466) trong nƣớc chia làm 12 đạo Thừa Tuyên, Phố Hiến là vùng đất thuộc
Thiên Trƣờng Thừa Tuyên; Tháng ba năm Quang Thuận thứ 10 (1469) – năm
đầu tiên nƣớc ta định bản đồ, Thiên Trƣờng Thừa Tuyên đổi gọi là Sơn Nam
gồm 11 phủ 42 huyện, Phố Hiến thuộc huyện Kim Động, phủ Khoái Châu.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) chia trong nƣớc làm 13 xứ, Phố Hiến Thuộc
xứ Sơn Nam.
Thời nhà Mạc lên nắm chính quyền (1527-1592) lập nên Dƣơng Kinh.
đem Thái Bình, Kiến Xƣơng, Long Hƣng, Khoái Châu thuộc lộ Hải Dƣơng.
Đến nhà Lê, đầu đời Quang Hƣng lại đổi lại thuộc Sơn Nam Thừa
Tuyên. Cuối thời Lê, năm Cảnh Hƣng thứ 2 (1741) chia Sơn Nam thành 2 lộ,
phủ Khoái Châu thuộc về lộ Sơn Nam Thƣợng, phủ Tiên Hƣng thuộc về lộ
Sơn Nam Hạ, thời kỳ này Phố Hiến thuộc về phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam
Thƣợng.
Đời nhà Nguyễn năm Gia Long thứ nhất (1802) thuộc về Nội Trấn của
Bắc Thành. Đến năm Minh Mạng thứ mƣời hai (1831) thành lập tỉnh Hƣng
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


9


Yên gồm hai phủ, tám huyện, Phố Hiến là vùng thuộc về huyện Kim Động phủ Khoái Châu - tỉnh Hƣng Yên.
Sau khi Cách mạng tháng tám 1945 thành công, ngày 15 tháng 8 năm
1946 Ủy ban hành chính Bắc Bộ đã ra Nghị Định số 1216 về thành lập Thị xã
Hƣng Yên tại tỉnh Hƣng Yên, bắc giáp làng Nhân Dục và Xích Đằng huyện
Kim Động, tây giáp sơng Nhị Hà, đông giáp làng Nhân Dục, Mậu Dƣơng và
Lƣơng Điền huyện Kim Động, Phía Nam giáp làng An Vũ huyện Kim Động.
Ngày 22/1/2009 Chính phủ ban hành nghị quyết thành lập Thành phố Hƣng
Yên trực thuộc tỉnh Hƣng Yên. Thành Phố Hƣng Yên chia làm hai khu phố là
Đẩu Lĩnh và Đằng Giang. Ngày nay địa giới của Phố Hiến đƣợc xác định là
vùng đất nằm hoàn toàn trên địa bàn Thành phố Hƣng Yên – Thành Phố thủ
phủ của tỉnh Hƣng Yên ( vốn là vùng đất thuộc về tổng An Tảo, huyện Kim
Động, Phủ Khoái Châu).[ 9, 10 ].
1.1.2. Vị trí địa lý
Đơ thị cổ Phố Hiến thuộc tỉnh Hƣng Yên nằm ở trung tâm châu thổ Bắc
Bộ, khu vực chính của Phố Hiến đƣợc xác định là toàn bộ Thành phố Hƣng
Yên ngày nay với diện tích tự nhiên là 20,151

, đây là vùng đất nằm bên

tả ngạn Sông Hồng cách thủ đô Hà Nội về phía đơng nam 30km theo đƣờng
chim bay, phía bắc giáp xã Bảo Khê, huyện Kim Động, phía Nam giáp xã
Quảng Châu – Tiên Lữ, phía đơng giáp Xã Hồng Nam - Tiên Lữ, phía Tây
giáp sơng Hồng, bên kia sơng là huyện Duy Tiên – Hà Nam.[ 17, 21 ].
Phố Hiến từ thời xa xƣa vốn là cửa biển, là nơi tụ hội của ngã ba sông:
sông Hồng, sông Luộc và sơng Vị Hồng. Nơi đây có hệ thống giao thông
đƣờng thủy thuận lợi; ngƣợc sông Hồng đi Hà Nội, xuôi sông Hồng ra ngã ba
Tuần Vững theo sông Luộc đi Linh Giang, Kiến An ra thành phố cảng Hải
Phòng. Trƣớc đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng
hai ngày, ngƣợc dịng lên kinh đơ mất ba ngày.


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


10

Vị trí của Phố Hiến có vai trị đặc biệt quan trọng đối với các tuyến
giao thông đƣờng thủy thuộc hệ thống sơng Hồng – sơng Thái Bình nằm
trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các nhà địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành
ba vùng tƣơng ứng với ba thời kỳ thành tạo lớn: Thƣợng châu thổ với đỉnh
của các triền sơng là Việt Trì; trung tâm châu thổ với đỉnh là Cổ Loa; và Hạ
châu thổ với đỉnh là Phố Hiến, từ đó các nhánh sơng trải ra vùng đồng bằng
nhƣ những chiếc nan quạt. Bằng đƣờng thủy, từ Phố Hiến có thể liên lạc tới
hầu hết các địa phƣơng thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dƣơng, An Quảng. Phố
Hiến là nơi trung chuyển , cửa ngõ án ngữ hoặc thông thƣơng của mọi tuyến
giao thông đƣờng sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào trong đất liền với
Kinh Thành Thăng Long, qua các tuyến Sông Đáy, sông Hồng, sơng Thái
Bình.
Cùng với các tuyến giao thơng đƣờng sơng, các tuyến giao thông ven
biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trƣờng xa hơn. Từ thời nhà Trần, các
thƣơng nhân ngƣời Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng
Hội Triều ( Thanh Hóa), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ XVII –
XVIII , các quan hệ thƣơng mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố
cảng Đàng Trong thông qua khách bn nƣớc ngồi càng ngày đƣợc tăng
cƣờng, nhƣ các bến đò Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hóa), Hội An.
Qua hai hệ thống sơng Đàng Ngồi và sơng Đáy, Phố Hiến cịn bắt nhịp với
các tuyến giao thƣơng quốc tế ở biển đông nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, các
nƣớc Đông Nam Á, cũng nhƣ với các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Anh, Pháp…[ 18, 21 ].

Tất cả những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý ấy là nguyên nhân chủ
yếu khiến vùng đất này trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng
vào bậc nhất nhì trong cả nƣớc một thời cách đây hơn ba thế kỷ (ngang hàng
với thƣơng cảng Hội An ở Đàng Trong và chỉ đứng sau kinh thành Thăng
Long ở đàng ngồi).
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


11

1.1.3. Đặc điểm dân cư Phố Hiến
Trong lịch sử, Phố Hiến là một vùng dân cƣ đa sắc thái, một đơ thị đa
Quốc tịch trong đó nhiều nhất là ngƣời Việt và ngƣời Hoa. Những cƣ dân đầu
tiên đến Phố Hiến chủ yếu là ngƣời Việt di cƣ vùng cao châu thổ Bắc Bộ. Họ
tiến dần về phía nam, hƣớng tới ven biển châu thổ và Phố Hiến là một trong
những điểm định cƣ đầu tiên của những ngƣời việt cổ trong quá trình nam
tiến, khai hoang các vùng đất mới cho nhu cầu sinh sống của họ. Cƣ dân Phố
Hiến xƣa chủ yếu là cƣ dân làm nông nghiệp nên trên bờ bến những con sông
dân cƣ tụ tập về đây sinh sống rất đông đúc. Cƣ dân vùng đất này chủ yếu là
cƣ dân làng vạn chài, dấu vết còn lại đến ngày nay qua các địa danh nhƣ làng
vạn, bến vạn, vạn Lai Triều. Xã Xích Đằng xƣa kia xin lƣu ý đó chính là bến
chợ xích nhỏ. Đến thời Lý – Trần nơi đây là vọng gác tiền tiêu của kinh đơ
Thăng Long. Binh lính đồn trú lâu dài dần dần tạo nên một tầng lớp dân cƣ
mới có nguồn gốc xuất thân từ lính.
Đến thế kỷ XVII, dân cƣ trở nên đông đúc hơn, sách “ Đại Nam Nhất
Thống Chí” tập III cho biết “ ở đây phong vật phồn thịnh, nhà ngói nhƣ bát
úp” [ 10, tr. 320], kiều dân nƣớc ngoài đến đây sớm nhất, đông nhất và ở lâu
nhất là ngƣời Hoa. Ngƣời Hoa đến Phố Hiến đông nhất là dân 5 phủ của tỉnh

Phúc Kiến với mƣời bốn dịng họ: Ơn, Tiết, Bạch, Hoàng, Lý, Trần, Quách,
Mã, Thái, Hà , Hứa, Từ, Lâm, Kha, số dân lên đến hàng ngàn, ta gọi là ngƣời
Minh Hƣơng.
Ngƣời Nhật đến đây buôn bán sớm và đơng chỉ sau ngƣời Hoa. Những
tên phố Bắc Hịa, Nam Hịa là chứng tích của ba cộng đồng ngƣời Hoa, Nhật,
Việt cùng sinh sống (Bắc là ngƣời Trung Quốc, Hịa là ngƣời Nhật Bản).[ 11,
18].
1.2. Q trình hình thành và phát triển của đô thị cổ Phố Hiến
1.2.1. Sự ra đời và tên gọi Phố Hiến
* Sự ra đời của Phố Hiến
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


12

Đến nay chƣa có đủ dữ kiện để khẳng định chính xác niên đại ra đời
của Phố Hiến song bằng những tƣ liệu qua nghiên cứu sử sách, bia ký, khảo
cổ và khảo sát thực địa, các nhà khoa Học đều cho rằng: Ngay từ thế kỷ X
Phố Hiến đã manh nha phát triển thành trung tâm buôn bán khi tƣớng quân
Phạm Bạch Hổ ( có tên khác là Phạm Phòng Át) nơi đây làm phủ cát cứ. Tuy
nhiên, thời gian này vùng đất đô hội sau kinh kỳ vẫn chƣa đƣợc định danh
bằng tên Phố Hiến mà đƣợc gọi là Đằng Châu.
Đến thời Lý, một địa danh mang tên Cƣ Liên đƣợc nhắc tới trong Đại
Việt sử ký toàn thƣ .Sau khi khảo qua một chuỗi ngữ âm gần giống nhau nhƣ
Hƣng Yên – Cƣ Liên – Hiến. Nhiều nhà sử học đã đoán định địa danh Phố
Hiến từ thời đó. Vì thế vào thời Lý, Phố Hiến rất có thể mang tên Cƣ Liên.
Sang thế kỷ XIII dƣới triều Trần, Phố Hiến có bƣớc chuyển mình tạo
đà cho ngoại thƣơng phát triển khi những ngƣời Hoa lánh nạn giặc Nguyên

sang đây đã thành lập nên làng Hoa Dƣơng và có những ngƣời Việt từ các địa
phƣơng khác cũng lần lƣợt để về buôn bán, sinh sống trên mảnh đất này. Khi
đó ngƣời ta vẫn cịn biết đến một Phố Hiến có tên gọi là Xích Đằng.
Sang thế kỷ XIV một danh xƣng mới cho Phố Hiến đã xuất hiện , đó là
Vạn Lai Triều và danh xƣng này tồn tại trong một thời gian khá dài. Có thể
tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XV trong cơng cuộc
cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên đến thế kỷ XVII khi
mà thƣơng nghiệp phát triển, Phố Hiến mới trở thành một trung tâm kinh tế
có nhiều mối giao lƣu quốc tế, một đô thị, một thƣơng cảng sầm uất. Lúc này
ở Phố Hiến có lỵ sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát xứ Sơn Nam các
tuần ty kiểm sốt thuyền bè trong ngồi nƣớc, một đoạn sơng tấp lập các
thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và
thƣơng nhân ngƣời Việt, ngƣời Trung Quốc, Nhật Bản và phƣơng tây nhƣ
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan…

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


13

Qua những cơng trình nghiên cứu trong mấy chục năm gần đây, nguồn
tƣ liệu sớm nhất tại Việt Nam mà đến nay chúng ta đƣợc biết là tấm bia dựng
tại chùa Hiến ( Thiên Ứng Tự) có niên đại từ năm 1625 ghi: “ Hiến Nam
danh thị tứ phƣơng đô hội tiểu Tràng An dã ( Phố Hiến Nam nổi tiếng bốn
phƣơng hội tụ nhƣ là kinh kỳ nhỏ vậy) và còn ghi rõ : “ Thời kỳ này, nơi đây
đã có trên mƣời phƣờng trong đó có hai phƣờng là Phú Lộc và Phúc Lộc là
nơi của ngƣời Hoa Kiều’’. Điều này đã khẳng định Phố Hiến đã ra đời và
phồn thịnh trƣớc năm 1625, vì phạm vi Phố Hiến thời kỳ đấy theo cách nói

dân gian thì bao gồm : Thƣợng chí Tam Đằng ( Đằng Châu, Xích Đằng, Đằng
Mạn), hạ chí Tam Hoa ( Hoa Điều,Hoa Cái, Hoa Dƣơng).[ 18, 19 ]
Còn theo các nhà nghiên cứu nƣớc ngồi thì Phố Hiến ra đời khá muộn,
G.Dumoutier cho rằng với việc thƣơng nhân Hà Lan đặt thƣơng điếm ở đây
vào năm 1637 Phố Hiến mới ra đời. Quan điểm này cũng đƣợc A.Shreiner tác
giả của “lƣợc sử An Nam” tán đồng. Kim Vĩnh Kiện – một nhà nghiên cứu về
ngoại thƣơng của Trung Quốc cũng đồng tình cho rằng Phố Hiến ra đời không
sớm hơn năm 1663 là năm Chúa Trịnh đón dân Hoa Kiều vào khu vực riêng.
* Về tên gọi Phố Hiến
Theo các nhà nghiên cứu đã từng nghiên cứu về Phố Hiến thì tên gọi là
“Phố Hiến” chỉ là tên gọi gần gũi với ngôn ngữ dân gian của nơi này, cũng
nhƣ “kinh kỳ” chỉ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long.
Xuất phát từ đâu mà có tên “Phố Hiến” chữ “ Hiến” với các tên gọi là
Hiến Thị, Hiến Doanh, Hiến Nam, vốn là cơ quan hành chính của Trấn Sơn
Nam. Còn chữ “ Phố “ theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: “Phố là bờ
nƣớc, từ điển Trung – Việt của giáo sƣ Lê Đức Niệm giải thích “ Phố “ có
nghĩa là cửa biển. Nhƣ vậy có thể nói, xuất phát từ hình thế nơi này và tên gọi
gắn liền với trụ sở cơ quan hành chính đóng ở đây là dinh Hiến Sát nên mới
có tên gọi “Phố Hiến”cho vùng đất này.

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


14

Ngồi cái tên “Phố Hiến” thì Phố Hiến cịn có nhiều tên gọi khác nhau
trong lịch sử nhƣ: Cơ Liên, Kẻ Nam, Hán Nam, Phố Khách (đây là tên ngƣời
nƣớc ngoài gọi Phố Hiến vào khoảng năm 1637) phố Thiên Triều ( tên gọi

đƣợc nhắc đến trong tập “ An Nam ký du” của Phạm Đình Khuê) Hiến Doanh
( tên gọi của Phố Hiến vào khoảng năm 1709, Hean ( thƣơng nhân nƣớc ngoài
dùng để chỉ thƣơng cảng Phố Hiến).[ 18, 19 ].
1.2.2. Quá trình mở rộng và phát triển hưng thịnh của Phố Hiến
1.2.2.1.Quá trình mở rộng của Phố Hiến.
Phố Hiến buổi ban đầu chỉ là một bến cảng ở ven sơng nằm về phía
nam của dinh Hiến, nơi diễn ra những sự trao đổi mua bán của cƣ dân trong
vùng và các vùng xung quanh. Là đầu mối giao thông thuận lợi trên trục sông
Hồng, nhƣ một cảng biển nằm sâu trong cửa sông, đồng thời là một tiền cảng
của kinh thành Thăng Long thông ra biển, lại nằm giữa vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng đông đúc dân cƣ và trù mật kinh tế. Nên đến thế kỷ XVI Phố
Hiến đã dần nổi lên nhƣ một đô thị và cảng biển trẻ. Nhờ chính sách hợp lý
của triều đình, nhờ thu hút đƣợc vai trị kích thích của ngoại thƣơng và đơng
đảo các khách thƣơng nƣớc ngồi, nhờ sự phát triển của bộ phận kinh tế hàng
hóa trên địa bàn phía nam châu thổ Bắc Bộ cho nên đến thế kỷ XVII Phố
Hiến đã đạt tới sự thịnh vƣợng bậc nhất của một đô thị nổi tiếng với câu ca “
thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.Vào thời điểm này Phố Hiến là nơi dừng
lại cho tất cả các thuyền bè nƣớc ngoài từ bốn phƣơng đến bn bán ở đàng
ngồi.
Từ thế kỷ XVIII , sự có mặt của các thƣơng nhân nƣớc ngồi ở Phố
Hiến đã làm cho vùng đất này trở lên nhộn nhịp, hoạt động buôn bán ở đây
khá tập nập ngƣời dân nơi đây cịn truyền tụng mấy câu thơ:

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


15


“ Bến Nễ Độ gió nâng thuyền gấm
Phố Bắc Hịa nguyệt ngắm rèm the
Thủ đơ hội trong ngồi chẳng thiếu
Vạn Lai triều tiểu kinh đô”
[ 19, Tr. 41 ]
Trung tâm của Phố Hiến có thể xác định là vùng có khu thƣơng điếm,
có bến cảng và phố xá tập trung đƣợc ghi lại trên bản đồ của Domoutiev vẽ lại
năm 1985. Nhƣng phạm vi của Phố Hiến chắc chắn rộng hơn nhiều, qua lời
mô tả của du khách William Dampiev kể trong cuốn “ Những chuyến đi và
những điều khám phá” viết về Phố Hiến “… đó là một thành phố khá lớn có
chừng 2000 nóc nhà…” [ 4,tr. 28 ].
Cùng với việc trụ sở Hiến Ty Trấn Sơn Nam đặt ở Phố Hiến và hoạt
động thƣơng mại nhộn nhịp tấp nập thì vùng này nhanh chóng phát triển
thành một thị trấn có dinh thự, đồn quan và số ngƣời đến đây buôn bán làm ăn
ngày càng đông, lập nên các phố phƣờng.
1.2.2.2. Thời kỳ phát triển và hưng thịnh của Phố Hiến ( thế kỷ XVIIXVIII)
* Phố Hiến – thương cảng lớn nhất của Đàng Ngoài (Phố Hiến đệ nhất
danh thương)
Phố Hiến xƣa kia đã có một vị trí cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển
thƣơng mại. Trên bến dƣới thuyền cùng những đội thuyền mạnh và những sản
phẩm có giá trị đã tạo cho Phố Hiến trở thành nơi dừng chân của hầu hết các
chuyến tàu đến Việt Nam vào thế kỷ XVI, XVII.
Thế kỷ XVI - XVII, tƣ bản phƣơng Tây theo đƣờng biển mở rộng thị
trƣờng sang phƣơng Đông. Thƣơng nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào
Nha, Hà Lan đến Việt Nam ngày càng đông. Chúa Trịnh chủ trƣơng ngăn
cấm việc ra vào tự do của ngoại kiều ở kinh đơ. Vơ hình chung các chúa
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn



16

Trịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nƣớc ngồi cƣ trú ngày càng đơng
ở Phố Hiến. Trƣớc đó các thƣơng nhân nƣớc ngồi đến bn bán tại Việt
Nam, hầu hết chỉ dừng lại buôn bán ở bến đảo Vân Đồn ngoài biển, rất xa
Thăng Long, Đến thế kỷ XVII họ đƣợc vào Phố Hiến sâu trong nội địa, vào
thời điểm này Phố Hiến là nơi dừng lại của tất cả các thuyền bè nƣớc ngoài từ
bốn phƣơng đến bn bán ở Đàng Ngồi .Vào thập kỷ đầu thế kỷ XVII nhiều
chu ấn thuyền (shuinsen) Nhật Bản đã cập bến Phố Hiến. Từ năm 1604-1634
đã có 35 thuyền đến Đàng Ngồi trong đó có thƣơng cảng Phố Hiến. Hàng
hóa ở đây chủ yếu là tơ lụa Việt Nam và bạc, đồng Nhật Bản. Từ 1641 - 1645
sợi lụa Đàng Ngoài chiếm 51% tổng kim ngạch sợi lụa mà các tàu Hà Lan
mang về Nhật.
Cùng lúc đó ngƣời Xiêm, Mã Lai, Manila ở Đông Nam Á, ngƣời Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ở châu âu đã đến buôn bán tấp nập, lập thƣơng
điếm. Ngƣời Hoa có mặt ở Phố Hiến sớm nhất,họ lập ra các phố Bắc Hòa
Thƣợng, Bắc Hịa Trung, Bắc Hịa Hạ, Đơng Đơ Quảng Hội để giữ gìn bản
sắc văn hóa và bảo vệ nhau trong kinh doanh.
Thƣơng lái Phƣơng Tây đến Phố Hiến sớm nhất là ngƣời Hà Lan, thông
qua những ngƣời Nhật giỏi đến buôn bán, thạo tiếng Việt, hiểu phong tục tập
quán Việt Nam. Năm 1637 chiếc tàu đầu tiên của Hà Lan mang tên Groll do
Hắc Sinh chỉ huy đã đến Đàng Ngồi. Ngƣời Hà Lan bn bán với ta chủ yếu
trao đổi bạc lấy tơ sống hoặc tơ đã dệt, quế, sa nhân để đƣa sang Nhật Bản.
Thƣơng điếm của họ xây dựng giống nhƣ một khu quân sự, có hào bao quanh,
có lính bảo vệ, ngay sát bến thuyền nhƣng lại xa khu phố dân cƣ. Họ có lực
lƣợng lao công phục vụ, không dùng ngƣời địa phƣơng.
Theo tài liệu lƣu trữ của công ty Đông Ấn ( Anh) do tiến sĩ PharingTơn
cung cấp thì số thuyền nƣớc ngồi đến và đi từ Phố Hiến năm 1672 là 10,
năm 1673 là 3, năm 1674 là 7, năm 1675 là 6 , năm 1676 là 5, năm 1677 là

10. Hàng nhập khẩu có đủ loại trong đó có một số hàng xa xỉ cho vua chúa,
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


17

vũ khí và vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng bạc, thuốc bắc , đồ sứ và hàng
dệt Trung Quốc.
Đối với Đàng Trong, Phố Hiến cũng là một trung tâm vận chuyển hàng
hóa cho vùng Thuận Hóa - Quảng Nam. Lê Q Đơn trong “phủ biên tạp lục”
có ghi “ trong danh mục hàng hóa chứa ở kho Nội Hàm của Chúa Nguyễn có
chiếu Thuận Thành. Thuyền bn trấn Sơn Nam vào trao đổi hàng hóa với
các phố cảng vùng Thuận - Quảng có nhiều mặt hàng bán chạy đến nỗi thu
hết số lƣợng tiền đồng đúc từ Phú Xuân, gây nên nạn khan hiếm tiền đồng…”
Chỉ bằng những câu nói ấy của nhà bác học Lê Q Đơn đã chứng minh cho
ta thấy Phố Hiến là một thƣơng cảng sầm uất vào bậc nhất của cả nƣớc lúc
bấy giờ. Có thể nói, ngồi vị trí trung tâm trấn Sơn Nam, Phố Hiến chủ yếu
mang đậm diện mạo của một đơ thị kinh tế. Kết cấu của nó bao gồm một bến
cảng rộng, một tập hợp chợ, khu phƣờng phố, và hai thƣơng điếm phƣơng tây
( Hà Lan và Anh).[ 4, 18, 19 ].
* Phố Hiến - nơi đô hội tiểu Tràng An.
Đƣợc coi là một chốt tiền tiêu của kinh thành Thăng Long, đƣợc biết
đến nhƣ một đô thị sầm uất vào bậc nhất (sau kinh kỳ Thăng Long) bấy giờ,
Phố Hiến đã đƣợc nhìn nhận đánh giá ở rất nhiều góc độ khác nhau.
Trung tâm Phố Hiến có thể xác định chính xác có cƣ dân nƣớc ngồi
sinh sống với dấu tích cịn để lại trên bia, trên các tên làng, tên họ. Ty Hiến
Sát trƣớc đây đóng ở xã Nhân Dục sau có lần chuyển đi nơi khác. Nhƣ vậy,
muộn nhất là đầu thế kỷ XVII Phố Hiến đã trở thành một “danh thị” , một “

tiểu Tràng An” do hoạt động thƣơng nghiệp nhộn nhịp. Khu phố Bắc Hòa
phát triển thành ba phố. Bắc Hòa Thƣợng chạy dài từ Võ Miếu đến ven hồ
Bán Nguyệt. Ngƣời Hoa tập chung ở đây nhiều nhất nên gọi là khu Phố
Khách. Bắc Hòa trung bao gồm khu vực gốc Sanh bây giờ, có ngƣời Nhật và
ngƣời Hoa cùng sinh sống. Khu vực Phố Hiến bây giờ, nơi có thƣơng điếm
của ngƣời nƣớc ngồi đƣợc gọi là Bắc Hịa hạ, cịn gọi là Phố Hạ. Chợ Nhân
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


18

Dục là chợ lớn nhất trong tỉnh hạt. Bến Đá ở Hoa Dƣơng, bến đò Kệ Châu
đều là những bến sơng lớn, nơi bốc dỡ hàng hóa và thu thuế các thuyền buôn.
Bài Minh của bia chùa Hiến khi xác định vị trí của chùa đã viết :
“ Tả Phường, Hữu Lý
Tiền Thị, hậu trang”.
Nghĩa là: bên trái là các phƣờng, bên phải là làng mạc, phía trƣớc là
chợ, phía sau là trang trại. Thợ thủ công và thƣơng nhân từ nhiều nơi cũng về
đây làm ăn buôn bán. Theo hình mẫu phố phƣờng của kinh kỳ Thăng Long
ngƣời ta đã hoạch định khu vực của ngƣời Việt ở Phố Hiến thành 20 phƣờng
trong đó có 8 phƣờng đƣợc mang tên nghề thủ cơng . Đó là những nét đặc sắc
của Phố Hiến, khác với các đô thị cùng loại đƣơng thời, nhƣ Hội An, Thanh
Hà ở Đàng Trong, và bác bỏ quan niệm có ngƣời cho rằng đó chỉ là những
phố chợ. Thăng Long thời Lê có 36 phố phƣờng mà Phố Hiến cũng đã có 20
phƣờng. Vậy thì câu ca “ thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” khơng chỉ là
một cách nói ví von, ca ngợi mà là một sự so sánh thực tế về sự sầm uất và vị
trí của Phố Hiến ở vào thời phồn thịnh nhất, chỉ đứng sau kinh kỳ Thăng
Long.[ 18, 19, 22 ].

* Phố Hiến trong mắt thương nhân nước ngồi.
Để Phố Hiến trở thành một đơ thị thịnh vƣợng trong giao thƣơng phải
kể đến vai trò của ngƣời ngoại quốc. Ở Phố Hiến có mặt đơng nhất , sớm nhất
và ở lâu đời nhất là ngƣời Hoa. Cùng với ngƣời Trung Quốc, ngƣời Nhật Bản
đến Phố Hiến buôn bán sớm và đông chỉ sau ngƣời Hoa. Những tên phố Bắc
Hịa, Nam Hịa là chứng tích ba cộng đồng ngƣời Hoa, Nhật, Việt cùng sinh
sống (Bắc là ngƣời Trung Quốc, Hịa là ngƣời Nhật Bản). Các thƣơng gia
châu Á, ngồi Nhật Bản, Trung Quốc dần dần cịn có ngƣời Xiêm La và Mã
Lai cũng đến Phố Hiến.
Vào thời kỳ hƣng thịnh của mình Phố Hiến để lại trong các thƣơng
nhân nƣớc ngoài nhiều ấn tƣợng sâu sắc về một thƣơng cảng nhộn nhịp, sầm
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


19

uất, đô hội, buôn bán tấp nập trên bến dƣới thuyền. Đã có rất nhiều thƣơng
nhân nƣớc ngồi đã có những nhận xét về Phố Hiến:
William Dampier (thƣơng nhân Anh quốc) đã từng nhận xét “Phố Hiến
năm 1688 ở đấy có tới 2000 nóc nhà, có đồn binh. Ngƣời Pháp có một ngơi
nhà vào loại đẹp nhất Phố Hiến ở đó có hai giám mục ngƣời Pháp ở”.
Karl Hartsink (1637): “Phố Hiến là một thành phố trải dọc theo bờ
sông, có độ 2000 nóc nhà, có một đồn binh và qn lính…Ở phía Bắc thành
phố có một tịa dinh thự của hai giám mục ngƣời Pháp là F.de Bourges và
M.Deydier, phía nam thành phố có một khu thƣơng điếm của ngƣời Hà Lan
(từ 1637-1700) và của ngƣời Anh (từ 1672 - 1683)… ở Phố Hiến có khá
nhiều đền chùa trong đó có một số do ngƣời Trung Quốc xây dựng.
Lời mô tả Phố Hiến của giáo sĩ tin lành ValăngTin đến Đàng Ngồi

cuối thế kỷ XVII: “ Đó là nơi đơ thị có ƣớc chừng hai nghìn nóc nhà làm rất
xấu, có những ngƣời nghèo khổ ở đấy. Đó là những binh lính đồn, đó là một
nơi khơng thành qch và trang bị vũ khí rất kém, ở đó có một số lớn lái buôn
Trung Quốc bị đuổi ra khỏi thành và một số ngƣời Xiêm”.
Giáo sĩ ngƣời Hà Lan Richard cũng ghi lại: “ Thuyền bè đi về kẻ chợ
số lƣợng quá lớn đến nỗi khó có thể lội xuống bờ sông đƣợc”.
Trƣởng tàu Hải Nam ngƣời Phúc Kiến là Trần Đế Đào soạn văn bia ca
ngợi “ Những khi rỗi rãi chúng tôi từng du lãm tới các nơi có cảnh đẹp ở chốn
đơ ấp ở đây để mở rộng tầm hiểu biết. Thấy non sông này văn nhân tài giỏi,
võ sĩ siêu quần, quốc thể âu vàng vững bền, bọn chúng tôi đã cùng nhau ca
ngợi. Về chỗ tàu thuyền ra vào tấp nập thì Vạn Lai Triều là nơi thuyền buôn
đứng đậu, ngƣời Bắc quốc sang buôn bán đến nay đã mấy chục năm, đƣợc an
cƣ lạc nghiệp không kể xa gần đều vui đến quần tụ nơi đây. Ơn Trạch của
Thái Bảo Anh Linh Vƣơng Lê tƣớng cơng thật lớn lao khơng gì ghi hết đƣợc
”.[ 11, 18 ].

Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


20

1.2.3. Thời kỳ suy tàn của Phố Hiến
“ Tự thiếu tằng Văn Hiến Nội hảo
Ty lai Hiến Nội cánh điêu hao
Nghĩa là :

“ Từ nhỏ từng nghe Hiến Nội đẹp
Mà nay Hiến Nội quá đìu hiu”

( Hoa dƣơng cổ thanh )
[ 18,tr. 72 ]

Câu thơ trên đây là của Phạm Đình Hổ vào nửa thế kỷ XVIII đã nói lên
cảnh suy tàn của Phố Hiến.
Hoạt động thƣơng mại ở Phố Hiến tấp nập trong khoảng 64 năm, tính
theo thời gian mở và đóng thƣơng qn của cơng ty Đơng Ấn Hà Lan – là
công ty hoạt động sớm nhất và thịnh đạt nhất trong số các công ty phƣơng
tây. Biểu hiện rõ nhất là sự suy thoái của Phố Hiến là sự sa sút trong các hoạt
động buôn bán với nƣớc ngồi, ngoại thƣơng Việt Nam và Phố Hiến nói
riêng đã giảm thiểu đáng kể. Các thƣơng điếm phƣơng Tây ở Phố Hiến và Kẻ
Chợ lần lƣợt đóng cửa, các tàu bn phƣơng tây hầu nhƣ cịn lại rất ít vùng
Đàng Ngồi. Phố Hiến vắng hẳn các khách bn nƣớc ngồi, trừ ngƣời Trung
Quốc ở lại bn bán.
Sự suy tàn của Phố Hiến có nhiều nguyên nhân. Trƣớc tiên do sự đổi
dịng của sơng Hồng. Sự phồn thịnh của Phố Hiến gắn liền với sự tồn tại của
một cảng sông khi sơng Hồng cịn chảy sát con đê cũ ngày nay.Vào đầu thế
kỷ XVIII Đê Mạn Trù bị vỡ dân chúng vùng Sơn Nam trở nên nghèo đói,
phải tha hƣơng cầu thực, sự chuyển dịng của sơng Hồng đã gây nên sạt nở dữ
dội của bên bờ phải và sự bồi đắp đáng kể bên bờ phía trái phía Phố Hiến.
Thơn Hoa Dƣơng đƣợc mở rộng, song từ đó Phố Hiến lại cách sông gần 2km.
Cùng với sự biến đổi của tự nhiên, thì các chủ trƣơng chính sách của
triều đình quyết định đặt các trị sở, trung tâm hành chính ở đâu thì Phố Hiến
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


21


mất vai trò đầu tầu trong hoạt động thƣơng mại. Một nguyên nhân khác là
chính sức sống của nền kinh tế hàng hóa vốn là nền tảng, là điều kiện cho sự
hình thành, phát triển của Phố Hiến thì cái nền kinh tế hàng hóa của đất nƣớc
thời đấy khơng mạnh lắm, vì khơng mạnh lắm nên nó chỉ đủ sức nuôi mỗi
một miền một đô thị.
Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều biến động xã hội - chính trị đã diễn ra
trên địa bàn Phố Hiến. Những cuộc khởi nghĩa của Hồng Cơng Chất và
Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, cũng làm cho tiềm lực kinh tế của Phố
Hiến kiệt quệ. Rồi sau đó cuộc chiến giữa Tây Sơn và Chúa Trịnh khiến sản
xuất bị đình đốn. Hoạt động thƣơng nghiệp của Sơn Nam bị hút về Thăng
Long hoặc xi xuống Vị Hồng ( Nam Định). [ 18 ].
1.3. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến và những giá trị
của nó.
1.3.1. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố Hiến
Trong hồn cảnh cụ thể của mình, Phố Hiến đã phải chịu những tác
động nặng nề của những điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế và đời sống cƣ
dân để đến chỗ suy giảm. Tuy nhiên trong thời kỳ thịnh đạt của Phố Hiến –
vừa là một tiền cảng của Thăng Long, vừa là một trung tâm mậu dịch đối
ngoại lớn nhất của Đàng Ngồi. Trong q trình cùng chung sống, những
ngƣời Việt, Hoa và ngƣời Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha…đã mang đến những nét văn hóa đặc trƣng mỗi vùng, mỗi miền
tạo cho nơi đây một vẻ đặc sắc. Song song với sự phát triển này là sự ra đời
và phát triển của các kiến trúc nghệ thuật: đình, đền, chùa miếu, nhà thờ - cái
phục vụ cho đời sống tinh thần của mọi tầng lớp ngƣời dân Phố Hiến.
Khi nói đến quần thể di tích Phố Hiến ngƣời ta thƣờng đề cập tới ba
mảng chính đó là : những khu phố cổ, thƣơng điếm của ngƣời nƣớc ngồi
từng đến đây bn bán ở Phố Hiến và các cơng trình tơn giáo tín ngƣỡng. Tuy
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn



22

nhiên hiện nay những dấu vết về các thành quách, những khu phố cổ, nhà dân,
thƣơng điếm và các cơ sở sản xuất thủ công đánh dấu một thời kỳ vàng son
của Phố Hiến cịn lại rất ít và mờ nhạt. Song, cái hiện cịn nơi đây là các cơng
trình gắn với tơn giáo tín ngƣỡng – một quần thể kiến trúc độc đáo chứa đựng
những giá trị lịch sử - văn hóa hết sức giá trị.
Các di tích tơn giáo tín ngƣỡng của Phố Hiến đa dạng và phong phú về
loại hình, độc đáo về kiến trúc. Mật độ phân bố các di tích ở đây rất dày đặc.
Theo thống kê của bảo tàng Hƣng Yên hiện nay, ở Thành Phố Hƣng n cịn
70 di tích trong đó xác định thuộc địa bàn khu vực Phố Hiến xƣa có 51di tích
gồm : 23 đền miếu, 14 chùa, 7 đình, 2 nhà thờ họ, 1 văn miếu, 1 võ miếu, 1
hội quán, một nghĩa địa ngƣời nƣớc ngoài, một nhà thờ thiên chúa giáo (
trong đó có 17 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia). Các cơng trình kiến trúc
này có sự đan xen hịa quyện lẫn nhau tạo ra sự pha trộn giữa kiến trúc Đông Tây , kiến trúc bản địa - ngoại lai trong một di tích đã tạo thành một quần thể
di tích với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Có thể thấy các kiến trúc cổ này
thể hiện ba phong cách kiến trúc:
- Kiến trúc Việt mang đặc trƣng đồng bằng Bắc Bộ tiêu biểu nhƣ: Chùa
Hiến, chùa Chuông, Đền Mẫu,Văn Miếu Xích Đằng, Đền Mây…
- Kiến trúc đặc trƣng của Phúc Kiến ( Trung Quốc) nhƣ : Đông Đô
Quảng Hộ, Đền Thiên Hậu.
- Kiến trúc kết hợp cả truyền thống kiến trúc đông tây nhƣ : chùa Phố,
Võ Miếu, Nhà thờ tổ họ Ôn, họ Tiết, Nhà thờ thiên chúa giáo…
Trong quần thể di tích đồ sộ này cịn chứa đựng hàng trăm bia ký ( gần
100 bia ký) và hàng ngàn cổ vật ( 11200 hiện vật, trong đó có 6022 hiện vật
có giá trị), ngồi các loại hình kiến trúc tơn giáo tín ngƣỡng trình bày ở trên
Phố Hiến cịn có một số loại di tích liên quan đến đời sống sinh hoạt của Phố
Hiến xƣa nhƣ: chợ, giếng, nghĩa địa của ngƣời nƣớc ngồi.


Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


23

Quần thể di tích Phố Hiến với các cơng trình kiến trúc nghệ thuật cùng
các di vật hiện tại còn lƣu giữ đƣợc là tài sản vô giá của quốc gia, chứa đựng
những giá trị lịch sử - văn hóa rất lớn. Nó góp phần làm giàu thêm kho tàng di
sản văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng là những minh chứng về bộ mặt xã
hội Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trên mỗi bƣớc phát triển
của mình.
1.3.2. Giá trị lịch sử - văn hóa quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phố
Hiến
* Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến – một nguồn sử liệu phong
phú.
Các di tích trong quần thể di tích Phố Hiến đóng vai trị quan trọng
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về Phố Hiến một cách trực quan sinh động
nhất. Đó là các cơng trình tơn giáo tín ngƣỡng của cƣ dân 50 vùng quê rải rác
khắp miền đất nƣớc và cƣ dân nƣớc ngoài. Trong đó có nhiều cơng trình cịn
mang dấu ấn kiến trúc thế kỷ XVII - XVIII . Các di tích này có giá trị văn hóa
– lịch sử khoa học và nghệ thuật lớn. Nét kiến trúc mỹ thuật của từng di tích
đều góp phần vào việc chứng nhận, làm sáng tỏ các giai đoạn, các thời kỳ lịch
sử, là cơ sở để các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc mỹ thuật dân
tộc, xã hội của Việt Nam nói chung và Phố Hiến nói riêng.
Các di tích tơn giáo, tín ngƣỡng của Phố Hiến ngồi mang những giá trị
nghệ thuật độc đáo, trong đó nó cịn chứa đựng hàng trăm bia ký, hàng nghìn
cổ vật và các văn bản hán nôm. Về cổ vật chỉ riêng số lƣu vong trong các

cơng trình tơn giáo, tín ngƣỡng cũng khơng dƣới con số 1000. Về tƣợng cịn
thấy nhiều tác phẩm ở thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tại đền Mây, chùa
Chuông, Chùa Nễ Châu, Đền Thiên Hậu…. Kiệu Bát Cống, long đình, án thƣ,
ngai ỷ điêu khắc ở thế kỷ XVII - XVIII cũng có tới con số vài chục. Đồ gốm
Việt Nam và Trung Quốc thế kỷ XVII – XVIII cịn nhiều hình có giá trị, điển
hình là đơi lọ lộc bình da rạn của Bát Tràng cao hơn 1 mét ở Đền Mẫu và bát
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


24

hƣơng Càn Long( thế kỷ XVIII). Đây thực sự là nguồn sử liệu quan trọng đề
nghiên cứu về Phố Hiến.[ 13 ]
Cùng với những di tích tơn giáo tín ngƣỡng và các di vật đang là những
minh chứng sống động cho những tồn tại và phát triển “ vang bóng một thời”
của đơ thị Phố Hiến, các di tích khảo cổ cũng đóng góp một phần quan trọng
vào việc giúp chúng ta nhận diện về bộ mặt của đô thị cổ Phố Hiến một cách
tồn diện.
* Quần thể di tích Phố Hiến – Kiến trúc nghệ thuật độc đáo và có giá
trị.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cùng với sự biến đổi của thời
gian, Phố Hiến ngày nay chỉ cịn lại quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật với
nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Có thể xem đây là một tụ điểm của nghệ
thuật kiến trúc xứ Đơng, thấp thống của kiến trúc của ngƣời Hoa và ngƣời
phƣơng Tây nhƣ: Nhà thờ GoTich trên đƣờng Bãi Sậy. Phố Hiến đƣợc đánh
giá là một trong ba khu phố cổ nhất của Việt Nam hiện nay ( cùng với Phố cổ
Hà Nội và Phố cổ Hội An) với một quần thể di tích chứa đựng những giá trị văn hóa mang tầm cỡ quốc gia bao gồm: các cơng trình kiến trúc cơng cộng,
những di tích tín ngƣỡng tơn giáo, nhà thờ họ, dấu tích của phố phƣờng, bến

sông, thành và thị - nơi sản xuất hàng thủ cơng, khu nghĩa địa của ngƣời nƣớc
ngồi.
* Quần thể di tích Phố Hiến – Di sản Văn hóa vật thể có giá trị.
Quần thể di tích Phố Hiến là một tài sản vô cùng quý giá trong kho tàng
di sản văn hóa dân tộc. Nó khơng chỉ là tài sản văn hóa của một địa phƣơng
hay một quốc gia mà nó cịn một bộ phận cấu thành di sản văn hóa của nhân
loại.
Quần thể di tích Phố Hiến ngày nay tuy diện tích khơng lớn nhƣng nó
đều là những di sản văn hóa vật thể có giá trị ở nhiều dạng nhƣ: các ngôi chùa
cổ: Chùa Chuông, Chùa Hiến, Chùa Phố, Chùa Táo, Chùa Nễ Châu….các di
tích tín ngƣỡng văn hóa: Đền Mẫu, Đền Trần, Văn Miếu Xích Đằng… các di
Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Văn Chuẩn


×