Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghề đúc đồng ở làng đại bái gia bình bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 76 trang )

1

Nguyễn VĂN ĐồNG*

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật
-------------------------

Nguyễn VĂN ĐồNG
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa

Nghề đúc đồng ở làng Đại Bái
XÃ ĐạI BáI HUYệN Gia Bình TỉNH Bắc Ninh

Khoá luận tốt nghiệp
ngành QUảN Lý VĂN HóA

* Khóa: 2010 - 2014

Hµ Néi - 2014


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG VỀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG VÀ KHÁI
QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI .................................................. 7
1.1. Một số vấn đề chung về nghề đúc đồng ......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm nghề thủ công truyền thống ................................................... 7
1.1.2. Khái niệm nghề đúc đồng ....................................................................... 8


1.1.3. Khái niệm làng nghề và làng nghề đúc đồng ........................................... 8
1.1.4. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự phát triển của làng
nghề ............................................................................................................... 11
1.1.5. Thực trạng chung của làng nghề truyền thống hiện nay ........................ 13
1.2. Khái quát về làng nghề đúc đồng Đại Bái, tỉnh Bắc Ninh ............................ 14
1.2.1. Vị trí địa lý làng Đại Bái ....................................................................... 14
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề đúc đồng Đại Bái ..... 15
1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ....................... 19
1.3.1. Làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối lượng hàng đa dạng phong
phú phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. ................................................. 19
1.3.2. Phát triển làng nghề truyền thống là pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm
cho người lao động ở nông thôn. .................................................................... 20
1.3.4. Phát triển làng nghề truyền thống thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện
đời sống dân cư ở nơng thơn........................................................................... 20
1.3.5. Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc. .................................................................................................... 21
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở LÀNG ĐẠI
BÁI - GIA BÌNH - BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................... 23
2.1. Các quá trình, thao tác tạo nên thành phẩm ................................................. 23
2.1.1. Về chất liệu tạo lò luyện và cấu trúc bên trong của lò ........................... 23
2.1.2. Về chất liệu tạo nồi đất ......................................................................... 24
2.1.3. Về khuôn đúc ....................................................................................... 25
2.1.4. Về luyện đồng ...................................................................................... 25
2.1.5. Về vẩy hàn............................................................................................ 25
2.1.6. Một số khâu kỹ thuật khác .................................................................... 26


3
2.2. Những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề .................................................... 28
2.2.1. Loại hàng gia dụng ............................................................................... 28

2.2.2. Loại hàng thủ cơng mỹ nghệ ................................................................. 29
2.3. Hình thức tổ chức sản xuất, hoạt độngcủa làng nghề ................................... 29
2.4. Hoạt động của cụm công nghiệp đúc đồng Đại Bái ..................................... 32
2.5. Nguồn lao động trong làng nghề ................................................................. 34
2.6. Công nghệ kỹ thuật trong làng nghề Đại Bái ............................................... 36
2.7. Tình hình cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ................. 37
2.7.1.Tình hình cung cấp nguyên vật liệu ....................................................... 37
2.7.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ............................................ 38
2.9. Nhận xét, đánh giá về thực trạng nghề đúc đồng ở làng Đại Bái .................. 41
2.9.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 41
2.9.2. Những hạn chế...................................................................................... 41
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở LÀNG ĐẠI BÁI
- GIA BÌNH - BẮC NINH ...................................................................................... 45
3.1. Các giải pháp chủ yếu ................................................................................. 45
3.1.1. Thực hiện biện pháp đổi mới công nghệ và hỗ trợ vốn .......................... 45
3.1.2. Đào tạo kiến thức quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh doanh cho chủ
sản xuất, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động trong làng nghề ........ 47
3.1.3. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho làng nghề ....................... 48
3.1.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong làng nghề ............................................. 51
3.1.5. Phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề gắn liền với việc bảo vệ
môi trường ..................................................................................................... 52
3.2. Một số kiến nghị ......................................................................................... 54
3.2.1. Về phía nhà nước .................................................................................. 54
3.3. Đối với chính quyền địa phương ................................................................. 57
3.4. Đối với các cơ sở sản xuất ........................................................................... 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62
Phụ lục ảnh .............................................................................................................. 63



4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn làng nghề truyền thống với lịch
sử hàng trăm năm.Các làng nghề, ngành nghề truyền thống cùng với sản phẩm
của nó đã tạo nên sắc thái riêng của nền kinh tế và văn hóa mỗi dân tộc. Những
sản phẩm làm ra từ làng nghề không chỉ đáp ứng đời sống kinh tế mà còn đáp
ứng đời sống văn hóa tinh thần, nhu cầu làm đẹp và trang trí của con người.
Những sản phẩm đó là một tài sản quý báu của cha ông ta để lại, chúng ta phải
có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những sản phẩm văn hóa ấy. Ngày nay khi
đất nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa các sản phẩm làm ra
từ làng nghề khơng cịn được ưa chuộng như trước nữa, thay vào đó các mặt
hàng công nghiệp vừa bền vừa đẹp lại vừa rẻ, các mặt hàng nhập lậu, hàng thật
hàng và hàng giả cũng đang trà trộn vào thị trường.Ngoài ra các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ cao cấp cũng đang thu hút được người tiêu dùng. Vì vậy để cho
các sản phẩm của làng nghề giữ được nét văn hóa truyền thống riêng, trước sự
chao đảo của thị trường hiện nay là rất cần thiết và phải có chiến lược đúng đắn.
Bắc Ninh một mảnh đất trăm nghề đã nổi tiếng từ thời xa xưa. Thời nhà
Lý (1010-1225) Bắc Ninh đã có các làng nghề như: Rèn Đa Hội, Sơn Mài
ĐìnhBảng, tranh Đơng Hồ, giấy gió Phong Khê, gốm Phù Lãng, dệt Tương
Giang đồ gỗ Đồng Kỵ, đúc đồng Đại Bái…Đây là những làng nghề sản xuất
ra mặt hàng có giá trị được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Những năm gần đây, khi đất nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa, cùng với sự phát triển của đất nước các làng nghề ở Bắc Ninh cũng
không ngừng phát triển. Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 62 làng nghề lớn nhỏ,
góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống cho nhân dân, thu hút và giải quyết hàng
nghìn lao động, giảm tải một lượng lao động lớn cho đất nước trong đó có
nghề đúc đồng Đại Bái.



5
Làng Đại Bái, thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một
trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam với nghề đúc đồng, dát
mỏng kim loại chạm khắc kim loại đồng mỹ nghệ. Ngày nay làng Đại Bái vẫn
tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề truyền thống với những doanh nghiệp tư
nhân lớnmạnh cải tiến kỹ thuật, phát triển, tự chế ra máy mócnhư máy cán ,
máy dập, máy đánh bóng… sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy vậy vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn về vốn sản xuất, các hình thức quy hoạch và định hướng chưa đúng
đắn do đó vẫn cịn kìm hãm sản xuất. Tốc độ phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển làng nghề Đại Bái
là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Bởi ngồi việc giữ gìn những giá
trị văn hóa cổ truyền mà cha ơng ta để lại, cịn giúp kinh tế xã hội phát triển,
một cách làm tăng trưởng kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn giàu đẹp,
phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.
Nhận thức trước những tình hình trên, là một sinh viên năm thứ tư
khoa Quản lý Văn hoá, em xin chọn đề tài: " Nghề đúc đồng ở làng Đại Bái Gia Bình - Bắc Ninh” làm bài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của nghề đúc đồng Đại bái, đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động đúc đồng Đại bái và nguyên nhânkìm
hãmsự phát triển của hoạt động này . Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
phát triển nghề đúc đồng Đại Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghề và hoạt động đúc đồng
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là làng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.


6

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu về làng nghề truyền thống.
- Thu thập tài liệu, thông kê số liệu.
- Điền dã, phỏng vấn.
- Điều tra xã hội học.
5. Cấu trúc bài khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận bài làm gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nghề đúc đồng và khái quát về
làng nghề đúc đồng Đại Bái.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của nghề đúc đồng Đại Bái - Gia
Bình - Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Giải phápphát triển nghề đúc đồng Đại Bái.


7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG VỀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI
1.1. Một số vấn đề chung về nghề đúc đồng
1.1.1. Khái niệm nghề thủ công truyền thống
Theo tác giả Trần Minh Yến trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong
q trình cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa” cho rằng: “Nghề thủ cơng truyền
thống trước hết là nghề tiểu thủ cơng nghiệp được hình thành, tồn tại và phát
triển lâu đời trong lịch sử,được sản xuất tập trung tại một vùng hay một làng
nào đó. Từ đó hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề. Đặc trưng cơ bản
nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và cơng nghệ truyền thống
đồng thời có cả nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có
tính hàng hóa, đồng thời vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc dân tộc.

Những nghề truyền thống thường được truyền theo phạm vi từng làng. Trong
những làng có nghề truyền thống thì ở đó đa số người dân biết làm nghề
truyền thống đó, ngồi ra họ cịn có thể phát triển những nghề khác những
nghề chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nghề truyền thống” [3.T28].
Tuy nhiên ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ đã khiến cho việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được
hỗ trợ bởi quy trình cơng nghệ mới. Do vậy khái niệm nghề truyền thống
cũng đã được nghiên cứu và mở rộng. Khái niệm này có thể được hiểu rằng:
Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu
trong lịch sử được truyền từ đời này sang đời khác còn tồn tại cho đến ngày
nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc
hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc
biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.


8
1.1.2. Khái niệm nghề đúc đồng
Theo tác giả Phan Cẩm Thượng trong cuốn Văn minh vật chất người
Việt có đưa ra khái niệm nghề đúc đồng như sau “Nghề đúc đồng là q trình
đun nóng kim loại đồng ở nhiệt độ cao. Khi nóng chảy thành dạng lỏng thì
được đổ vào khn theo những hình mẫu đã có sẵn và được các nghệ nhân tạo
thành những hình dạng, kích thước với nhiều thể loại khác nhau nhằm phục
vụ nhu cầu của khách hàng như : Lư đồng, nồi đồng , mâm đồng, chuông
đồng” [9. T46].
1.1.3. Khái niệm làng nghề và làng nghề đúc đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề, cho đến nay vẫn chưa có
khái niệm chính thống về làng nghề. Dưới đây có thể nêu một số cách hiểu về
làng nghề.
Trong cuốn “Làng nghề - Phố nghề Thăng Long Hà Nội” GS. Trần
Quốc Vượng đã định nghĩa về làng nghề như sau “làng nghề là một làng tuy

vẫn cịn trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề
phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương...song đã nổi trội một số nghề cổ
truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ cơng chun nghiệp hay bán chun
nghiệp, có phường (có cơ cấu tổ chức) có ơng trùm, ơng cả...cùng một số thợ
và phó nhỏ đã chun tâm, có quy trình công nghệ nhất định, “ sinh ư nghệ, tử
ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và
sản xuất ra được những mặt hàng thủ cơng, những mặt hàng này đã có tính mỹ
nghệ đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường
là vùng rộng xung quanh, với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước
rồi có thể xuất khẩu ra nước ngồi. Những làng nghề ấy, ít nhiều đã nổi danh từ
lâu (có một quá khứ trăm, ngàn năm) “dân biết mặt nước biết tên tên làng đã đi
vào lịch sử vào ca dao tục ngữ và trở thành di sản văn hóa dân gian” [4.T69].


9
Trong cuốn sách “Phát triển làng nghề truyền thống trong q trình
cơng nghiệp hóa", hiện đại hóa tiến sỹ Mai Thế Hởn đã định nghĩa: “Làng
nghề truyền thống là những thơn làng có một hay nhiều nghề thủ cơng truyền
thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn
thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Làng nghề thủ cơng đó được truyền
từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời
gian các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ
truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp đã chuyên tâm sản xuất có quy trình cơng nghệ nhất định và sống chủ
yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa
trên thị trường”.[6.T24].
Theo tác giả Trần Văn Luận trong cuốn sách “Tạo việc làm thông qua
khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” cho rằng:Làng nghề truyền
thống là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, gồm một
hoặc nhiều nghề truyền thống, truyền tải hệ thống về giá trị văn hóa, kỹ thuật,

mỹ thuật độc đáo của địa phương và mang tính lịch sử. Làng nghề truyền thống
hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ thủ công chuyên nghiệp, có phường nghề,
có quy trình cơng nghệ, có mức độ tinh xảo nhất định và phần lớn dân làng
sống bằng nghề đó theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được
thực hiện bằng phương pháp truyền nghề. Song sự truyền nghề này không phải
là một sự sao chép. Mỗi làng nghề, thậm chí mỗi thợ thủ cơng khi tiếp thu nghề
ln ln có những sự cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những
nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác. [6.T84].
* Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống:
- Làng nghề truyền thống phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành
nghề và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp.


10
-Sản phẩm của làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ
thuật cao. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật.
- Làng nghề truyền thống có khả năng giải quyết việc làm cho người
lao động.
- Hình thức tổ chức kinh doanh của làng nghề truyền tống chủ yếu là hộ
gia đình.
- Làng nghề truyền thống là sự kết tinh giá trị văn hóa văn minh lâu
đời. [7.T25]
Đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ trong các làng nghề truyền thống
mang chất văn hóa dân tộc rất đậm đà, là những bảo vật vơ giá, ngồi ra nó
cịn minh chứng cho đời sống sinh hoạt, cảnh quan thiên nhiên và phong tục
tập quán của dân tộc ta qua từng thời kỳ.
Những phát hiện về khảo cổ học, những dữ liệu lịch sử đã chứng minh
được các làng nghề đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Các làng nghề
truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sơng Hồng như Hà Nội, Bắc
Ninh, Thái Bình, Nam Định...cùng với sự phát triển của nền văn minh nông

nghiệp từ hàng nghàn năm trước nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các
vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc
nông nhàn. Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ sống chủ yếu bằng
nghề làm lúa nước mà nghề làm lúa khơng phải lúc nào cũng có việc, thơng
thường người dân chỉ vất vả vào những ngày mùa đầu vụ hay cuối vụ, cịn lại
thì rất nhàn rỗi khơng có việc để làm.Từ đó nhiều người đã tìm kiếm thêm
nhiều cơng việc phụ, với mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu
cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời
gian nghề phụ ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với đời sống của con
người, ban đầu chỉ là chỗ phục vụ nhu cầu riêng của từng gia đình nay đã đem


11
lại lợi ích kinh tế to lớn từ những nghề này. Trong thời cổ đại, đồng bằng
sông Hồng đã từng là trung tâm luyện kim nổi tiếng, đặc biệt là nghề đúc
đồng mà những di vật thời văn minh Đông Sơn cho tới ngày nay (trống đồng,
thạp, thố, rìu, qua đồng...) đã chứng tỏ người Việt cổ đã đạt tới trình độ luyện
kim cao so với các trung tâm văn minh khác. Từ chỗ một vài gia đình trong
làng làm rồi nhiều gia đình khác cũng học theo, nghề từ đó mà lan rộng hay
phát triển ra cả làng hay nhiều làng lân cận. Nghề nào đem lại hiệu quả kinh
tế cao thì phát triển mạnh, nghề nào đem lại kinh tế thấp thì bị mai một, từ đó
bắt đầu hình thành những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào
đó như làng nghề rèn, làng gốm, làng lụa, làng giấy....
Vậy làng nghề là làng có một vài nghề thủ công phát triển trội hơn so
với các nghề khác mà ở đó đã hình thành một tầng lớp thợ thủ cơng đơng đảo,
gắn bó với làng nghề, sản xuất ra những sản phẩm thủ cơng có thể trao đổi
trên thị trường như hàng hóa.
Từ tất cả những vấn đề nêu trên có thể hiểu một cách khái quát về làng
nghề đúc đồng Đại Bái như sau: Làng nghề đúc đồng Đại Bái là một làng nghề
có từ lâu đời mà ở đó người dân sống chủ yếu vào nghề đúc đồng. Thế hệ trước

truyền lại cho thế hệ sau giữ gìn và phát huy.Các sản phẩm làm ra từ làng nghề
được khách hàng trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn, từ đó giúp cho thị
trường tiêu thụ của làng nghề ngày càng mở rộng và phát triển hơn
1.1.4. Một số chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự phát triển
của làng nghề
Nhận thức sâu sắc vai được vai trị của ngành tiểu thủ cơng nghiệp nói
chung và làng nghề truyền thống nói riêng, Đảng và Nhà nước ln đề ra
những chủ trương chính sách nhằm phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp,
phát triển các làng nghề trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.


12
Bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế ở miền Bắc sau năm 1954,
Đảng và Nhà nước đã thấy rõ tầm quan trọng của ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội. Ngày 30/4/1958 Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã có chỉ thị số 81/CT-TW về việc tăng cường lãnh đạo sản
xuất tiểu thủ công nghiệp. Chỉ thị đề ra phương hướng phát triển ngành tiểu
thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất giúp đỡ ngành tiểu thủ công nghiệp khôi
phục và phát triển.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1977) và Đại hội Đảng V (1981)
tiếp tục chủ trương khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nông
thôn và khẳng định cơng nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp có vị trí lâu dài trong
nền kinh tế quốc dân cần được đặc biệt chú ý khôi phục phát triển mạnh, nhất
là những ngành nghề thủ công cổ truyền và mỹ nghệ ở địa phương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII và các nghị quyết Trung
ương5 khóa VIII, nghị quyết VI của bộ chính trị (1998) khẳng định vị trí vai
trị quan trọng của các ngành tiểu thủ công nghiệp đối với sản xuất kinh tế
nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nơng thơn trong đó
một nội dung quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng
thơn là khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Nội dung có các nghị

quyết đều nhấn mạnh vào việc thực hiện nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Phát triển đa dạng các ngành
tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn gắn với phát triển sản xuất nông – lâm ngư nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khôi phục và phát triển các
nghề truyền thống, nâng cao độ tinh xảo tính dân tộc độc đáo trong các mặt
hàng thủ công truyền thống, tranh thủ công nghệ, tạo nhiều việc làm, áp dụng
công nghệ hiện đại và mở mang ngành nghề mới, khuyến khích các nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông


13
thôn. Xây dựng các hiệp hội ngành nghề hoạt động theo cơ chế dân chủ tự
quản trong các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Những nội dung trên cho thấy Đảng và Nhà nước ln đánh giá cao vai
trị, vị trí quan trọng của các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền
thống của nông thôn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng
như sự phát triển của nông nghiệp nông thôn
1.1.5. Thực trạng chung của làng nghề truyền thống hiện nay
Sau một thời gian giảm sút, sự hụt hẫng kim ngạch xuất nhập khẩu các
mặt hàng truyền thống đã có nhiều địa phương, nhiều cơ sở sản xuất tìm tịi
và mở rộng dần được thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần từng bước phục
hồi và phát triển sản xuất. Người sản xuất đã tìm kiếm thị trương mới như
Tây Âu, các nước trong khu vực, sản xuất ra những sản phẩm thích hợp với
thị hiếu người tiêu dùng. Các hình thức sản xuất kinh doanh ngày càng phong
phú đa dạng. Cùng với việc mở rộng và phát triển sản xuất, các nghề cũ dần
được khôi phục. Từ năm 1999-2012 khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng
đã khôi phục và phát triển được thêm 308 làng nghề. Tính đến năm 2013 cả
nước có 1450 làng nghề thu hút khoảng trên 10 triệu lao động nông thôn.
Trong bối cảnh chung là làng nghề đang khởi sắc vẫn cịn khơng ít
những làng nghề vẫn chưa có sự phát triển ổn định, nhiều làng nghề đang mai
một chưa được khơi phục. Do đó chưa tạo được điều kiện để có thể thu hút

hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề của những
người thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có từ lâu đời của các
làng nghề.Vấn đề của các làng nghề truyền thống hiện nay là cần thiết phải
cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường,tìm được thị
trường mới, khơi phục lại thị trường truyền thống trước đây.Làng đúc đồng
Đại Bái là một trong những trường hợp này.


14
1.2. Khái quát về làng nghề đúc đồng Đại Bái, tỉnh Bắc Ninh
1.2.1. Vị trí địa lý làng Đại Bái
Xã Đại Bái nằm ở phía Đơng Nam của huyện Gia Bình, phía Bắc giáp
xã Đơng Cứu, phía Nam giáp xã Quảng Phú (huyện Lương Tài), phía Tây
giáp xã Mão Điền (huyện Thuận Thành), thôn Đại Bái nằm ở trung tâm củaxã
Đại Bái.
Làng nghề đúc đồng Đại Bái nằm ở xã Đại Bái - huyện Gia Bình - tỉnh
Bắc Ninh. Đây là làng nghề truyền thống với các nghề chính: Đúc đồng, gị
đồng, đúc nhơm, gị nhơm. Ngồi ra, làng Đại Bái cịn có nghề dát mỏng kim
loại, gia cơng cơ khí, kim khí, hồn chỉnh các chi tiết, trạm trổ, khắc kim
loại... Đại Bái cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía đơng, cách tỉnh lỵ Bắc Ninh
20 km, cách trung tâm huyện Gia Bình 3 km. Đại Bái có đường quốc lộ 282
và tỉnh lộ 284 chạy qua, hiện nay đường đã được Nhà nước đầu tư kinh phí
làm mới, đường 284 được trải tồn bộ bằng nhựa lên rất thuận lợi cho việc
qua lại, giao lưu hàng hố của nhân dân, 100% số đường giao thơng trong
làng đã được bê tơng hố. [1. T15]
Thơn Đại Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 385.2 ha, trong đó đất
nơng nghiệp chiếm 63% (242,7 ha), đất chun dùng là 15,58%(60,0 ha) đất
khu dân cư là 7,09% (27,3 ha). Đại Bái là một vùng chiêm trũng, dân số lại
đông do đó diện tích bình qn trên đầu người rất thấp so với tổng diện tích
đất tự nhiên.

Điều đáng lo ngại của Bắc Ninh cũng như của Đại Bái là dân số ngày
một tăng nên làm giảm diện tích đất nơng nghiệp, diện tích đất chun dùng
(đất xây dựng cơ bản, giao thơng, thuỷ lợi, đất lịch sử văn hố, nghĩa địa...).
Từ năm 2011 đến nay bình qn đất nơng nghiệp trên đầu người giảm dần từ
476.79 m2 xuống còn 389.27m2, đất canh tác bình quân trên hộ cũng giảm từ


15
1874.13m2 xuống cịn 1504.18m2/hộ. Đặc biệt là diện tích đất canh tác bình
quân cũng giảm rõ rệt. Bình quân 01 lao động chỉ có 385.56m2 diện tích đất
canh tác, đây là diện tích đất rất thấp so với một số vùng ở khu vực Bắc Bộ
(608m2/lao động). Trong khi dân số tăng nhanh,diện tích đất đai bị thu hẹp thì
nhu cầu sử dụng đất cho phát triển triển tiểu thủ cơng nghiệp lại rất lớn.

1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề đúc đồng
Đại Bái
Khi nói đến nghề đúc đồng ai cũng phải công nhận rằng nghề này đã
có từ lâu, từ thời các vua Hùng dựng nướcđã có trống đồng Đơng Sơn,
trống đồng Ngọc Lữ... trên đó đều thể hiện những đường nét hoa văn,
những hình dáng đặc thù của dân tộc. Một di sản vô cùng quý báu được để
lại cho thế hệ sau, và đó cũng minh chứng cho những đơi bàn tay tinh
xảo,tài hoa của những người nghệ nhân đã làm ra chúng. Theo sách “Bắc
Ninh tồn tỉnh dư địa chí”và gia phả sắc phong ghi chép của đình làngĐại
Bái thì ơng tổ của làng nghề truyền thống Đại Bái là cụ Nguyễn Công
Truyền sinh năm 989 tại làng Đại Bái, xuất thân trong một gia đình nho
học. Năm 995 ơng theo gia đình vào Thanh Hố để sinh sống, khi lớn lên
ơng vào quân ngũ. Năm 25 tuổi làm quan Đô uý của triều đình nhà Lý,
được phong hàm Điện tiền tướng quân. Do cha bị bệnh mất, ông xin từ
quan đưa mẹ về quê cũ (làng Đại Bái) từ đây ông bắt đầu truyền nghề gò đúc đồng cho dân làng, dân làng noi theo ông học nghề và lập nghiệp. Lúc
đầu chỉ vài hộ sản xuất với vai trò là nghề phụ nhưng sau đó nghề gị- đúc

đồng đã trở thành nghề chính của làng. Người dân Đại Bái rất coi trọng các
ngày lễ tết ngày hội làng, đặc biệt là ngày giỗ tổ dạy nghề 29/9 âm lịch
hằng năm Từ khi có nghề kinh tế của làng ngày càng ổn định, đời sống
người dân ngày một nâng cao và nơi đây đang trở thành một tâm buôn bán
sôi động.


16
Đến Đại Bái (Gia Bình) những ngày này, ai cũng có thể cảm nhận được
sức sống mới của một làng nghề truyền thống. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm
2012, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Đại Bái đã đạt hơn 35 tỷ đồng,
chiếm 30% tổng thu ngân sách tồn xã. Tồn xã có khoảng 700 hộ làm nghề,
trong đó 500 hộ làm nghề đúc đồng, 200 hộ làm các dịch vụ liên quan.
Ngày nay, làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống
với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng sự cải tiến kỹ
thuật, tự trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng…
tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và hướng đến xuất khẩu. Với lòng yêu
nghề truyền thống, người dân Đại Bái đã vượt qua nhiều cam go, thử thách,
tạo nên những sản phẩm đầy chất nghệ thuật sáng tạo, tinh hoa với nhiều mẫu
mã phong phú. Các sản phẩm được sản xuất ở Đại Bái hiện vẫn là các mặt
hàng gia dụng và đồ đồng mỹ nghệ. Dòng sản phẩm gia dụng dù đang chiếm
3/4 tổng số các sản phẩm được làm ra ở đây, song thị trường tiêu thụ lại chủ
yếu ở các vùng nông thôn, miền núi nên giá trị kinh tế không cao. Trong khi
mặt hàng đồng mỹ nghệ chỉ chiếm 1/4 sản lượng song giá trị lại tương đương
với hàng đồng gia dụng. Tuy vậy khơng phải hộ sản xuất nào cũng có thể
chuyển hẳn sang sản xuất đồng mỹ nghệ mà hầu hết vẫn phải sản xuất song
song cả hai mặt hàng.
Những nỗ lực của chính quyền và nhân dân Đại Bái đã góp phần phát
triển nghề truyền thống và đang tạo dựng hình ảnh một vùng quê trù phú và
văn hóa.

Các sản phẩm truyền thống, có tiếng của làng nghề đúc đồng Đại Bái từ
xưa đến nay vẫn là tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối
bằng đồng... Hiện nay, cả xã có hơn 1300 hộ, 6500 nhân khẩu thì có đến 700
hộ làm nghề trực tiếp, 500 hộ chuyên làm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến


17
nghề đúc đồng truyền thống. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân
Đại Bái khá hơn hẳn so với các vùng xung quanh. Lao động phổ thơng có thu
nhập 600-700 nghìn đồng/tháng, cá biệt có những thợ giỏi 1,5 - 2 triệu
đồng/tháng.
Sau hơn một năm đi vào hoạt động, cụm công nghiệp làng nghề Đại
Bái đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn, nhỏ, trong đó đáng kể là
Công ty Hợp Thành, chuyên sản xuất đồ đồng, lâu nay trở thành một trong
những doanh nghiệp có tiếng của tỉnh Bắc Ninh, doanh thu mỗi năm lên đến
cả chục tỷ đồng, vừa được Chính phủ tặng bằng khen năm 2005. Bên cạnh đó
là Cơng ty Đồng Anh, có vốn cố định hơn 10 tỷ đồng, xây dựng 2 xưởng sản
xuất trong cụm công nghiệp, lắp đặt dây chuyền Hàn Quốc kéo dây tải điện,
hiện công ty mới bắt đầu đi vào sản xuất.
Sự thành công của cụm công nghiệp Đại Bái sẽ góp phần nâng thời
gian sử dụng lao động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho người lao
động nơi đây cũng như là các vùng lân cận.
Với tài hoa và bàn tay khéo léo của người đúc đồng làng nghề Đại Bái
đã không ngừng cải tiến, làm ranhững sản phẩm mới không những đảm bảo
về chất lượng mà cịn có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng. Vì vậy mà hiện nay, các sản phẩm đồ đồng Đại Bái đã có
mặt ở khắp nơi trong cả nước nhất là Huế, Hà Nội, TP HCM… Khơng chỉ có
vậy, bằng tài năng và sự cần cù yêu lao động những người dân Đại Bái đã
mang cái nghề truyền thống của cha ơng mình đi lập nghiệp ở khắp mọi nơi
trong cả nước và dù ở đâu họ cũng luôn quy tụ, mong muốn mang tinh hoa và

nghề truyền thống của quê hương đến khắp mọi vùng miền. Đồng thời chắt
lọc những tinh hoa, vốn quý từ mọi miền quê hương đất nước, đem về gây
dựng, tôn thêm vẻ đẹp của quê hương Đại Bái. Hướng theo nền kinh tế thị


18
trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên mọi miền đất nước.
Nghề đúc đồng Đại Bái tuy khơng cịn phát triển mạnh, các sản phẩm truyền
thống trước kia như mâm, nồi, siêu…nay khơng cịn mấy người sản xuất nữa
mà đã được người dân nơi đây chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm mỹ
nghệ tinh sảo như: Đồ thờ, tranh đồng, chữ đồng…. những sản phẩm này đã
hấp dẫn được người tiêu dùng và được đánh giá cao trên thị trường.
Để gìn giữ và phát triển làng nghề, mấy năm qua được sự quan tâm của tỉnh,
của huyện, xã Đại Bái đã xây dựng KCN làng nghề Đại Bái, khuyến khích
các nghệ nhân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về đây đầu tư, lập nghiệp
mở mang phát triển nghề đúc đồng truyền thống sao cho bắt kịp với xu thế
phát triển của các làng nghề trong cả nước.
Lễ hội xưa ở Đại Bái được tổ chức rất lớn. Làng Đại Bái mở hội vào
ngày 10/4. Trong hội các trò vui chơi được tổ chức như: Đấu vật, thả chim,
leo cầu kiều, chơi đu... buổi tối có hát nhà tơ, hát chèo sân đình. Hội làng Đại
Bái có nhiều trị vui, trong đó có hai trị vui khơng thấy có ở nơi khác đó là trị
vui chạy gà trống trắng và trị vui ném cây bơng. Ngồi ra ở làng Đại Bái cịn
có các ngày lễ 6/2 và ngày 29/9 âm lịch hàng năm là ngày mất của cụ tổ
nghềNguyễn Công Truyền.
Hiện nay lễ hội của làng Đại Bái đã có nhiều thay đổi, các nghi thức
nghi lễ của hội cũng diễn ra đơn giản và giản thiểu đi rất nhiều so với truyền
thống trước đây. Vào ngày lễ thì các hộ sản xuất đều nghỉ làm, và đây là cũng
là ngày mà họ gặp gỡ bạn bè, mời khách khứa đối tác làm ăn về dự hội cùng
gia đình làng xóm.
Làng Đại Báikết nghĩa với các làng bên cạnh, đó là làng Ngọc Xuyên,

Đoan Bái, ba làng giao hiếu với nhau. Những ngày lễ tết, hội hè thường mang
quà bánh đến cho dân ba làng cúng tiến thần linh và mở tiệc vui chung. Làng


19
Đại Bái cũng kết nghĩa với những địa điểm ở ngồi xã mình hoặc ngồi huyện
Gia Bình như kết nghĩa với làng Nghi Khúc ở Thuận Thành, với làng Quảng
Bá ở tổng Quảng Bá (Lang Tài). Những ngày hội kết chạ như thế, các làng kia
rước Thành Hồng làng mình đến làng Đại Bái. Họ trao đổi phân hành trong
các cuộc hành lễ: cho quan viên xứ này được đến tế ở xã kia.
1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay
Làng nghề truyền thống có vai trị hết sức quan trọng khơng chỉ trong
giai đoạn hiện nay mà trong suốt quá trình phát triển lâu dài của dân tộc.
1.3.1. Làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối lượng hàng đa
dạng phong phú phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp hết sức
quan trọng nhằm huy động các nguồn lực sẵn có trong nông thôn như tài
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn trong nhân dân, cơ sở vật
chất kỹ thuật và những kỹ năng kỹ xảo của người lao động. Trên cơ sở đó,
đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa có chất lượng tốt.
Tuy khối lượng hàng hóa do làng nghề truyền thống hiện nay cịn nhỏ bé
nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nơng
thơn phát triển. Ngày nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo
hướng chun mơn hóa, đa dạng hóa sản phẩm đã làm cho làng nghề năng
động hơn. Trong khi chưa có điều kiện phát triển kinh tế trang trại thì việc
làng nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng đồ gỗ, đồ đồng,
gốm sứ, thủ công mỹ nghệ...phục vụ trong nước và xuất khẩu là rất quan
trọng. Hiện nay, việc sản xuất trong các làng nghề truyền thống đang hướng
vào những sản phẩm có tính kỹ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng khắp,
chứng tỏ rằng sản xuất và lưu thơng hàng hóa của làng nghề truyền thống phát

triển mang tính tập trung khá rõ nét.


20
1.3.2. Phát triển làng nghề truyền thống là pháp hữu hiệu để giải
quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơn.
Hiện nay, ở nước ta nói chung cũng như trên địa bàn nơng thơn nói
riêng, nạn dư thừa lao động, thiếu công ăn việc làm đã trở nên trầm trọng do
quỹ đất nơng nghiệp cịn hạn hẹp, bình qn ruộng đất trên đầu người lại thấp
và đang bị thu hẹp bởi q trình đơ thị hóa. Cho nên trong điều kiện đất đai
canh tác ít, nguồn vốn hạn hẹp, lao động dư thừa, việc tìm ra biện pháp hữu
hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động là địi hỏi cấp bách có ý nghĩa
chính trị - xã hội to lớn hiện nay. Một trong những giải pháp có tính chiến
lược là phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề
đa dạng, phong phú và có khả năng phát triển rộng khắp nơng thơn.
Làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm cho người dân
lao động ở nông thôn. Ở nước ta nông dân chiếm tới 80% dân số và 73% lao
động cả nước. Đất đai canh tác nơng nghiệp thì hạn chế, mặt khác lao
độngnơng thơn mang tính chất thời vụ. Do vậy, một số lượng lớn lao động tại
nông thôn không được giải quyết công ăn việc làm. Các làng nghề phát triển
đã góp phần giải quyết cơng việc cho một số lượng lớn lao động tại địa
phương, một số làng nghề phát triển còn thu hút nhiều lao động tại các địa
phương lân cận. Làng nghề phát triển cũng tạo điều kiện cho một số hoạt
động kinh tế khác như thương mại, dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ
sản phẩm... do đó thu hút được nhiều nguồn lao động mới. Ngoài ra, sự phát
triển lan toả của các làng nghề sang các địa phương khác, vùng khác tạo đông
lực cho phát triển kinh tế xã hội. [6. T34]
1.3.4. Phát triển làng nghề truyền thống thúc đẩy gia tăng thu nhập,
cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn.
Trên thực tế ở một số làng nghề truyền thống cho thấy, thu nhập bình

quân của một số lao động làm nghề bao giờ cũng cao hơn lao động thuần


21
nơng. Tuy khả năng tích lũy được tạo ra từ một lao động của một ngành nghề
chưa lớn nhưng đã cao hơn nhiều so với các hộ thuần nông nghiệp. Đây chính
là cơ sở vững chắc của việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người
nông dân. Đời sống người làm nghề được cải thiện, những biểu hiện tiêu cực
trong xã hội cũng từ đó mà giảm dần. Đây cũng chính là tiền đề cho việc thu
hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị, hạn chế di dân tự do.
Người nơng dân Việt Nam nói chungcó tâm lý gắn bó với quê hương, đồng
ruộng do vậy một khi có việc làm và thu nhập ổn định tại quê hương họ sẽ
càng gắn bó với làng quê hơn. Phát triển làng nghề truyền thống là một chiến
lược quan trọng đẻ người dân tạo dựng một cuộc sống ổn định ngay trên quê
hương của mình. Theo thống kê, hiện nay có 600.000 người làm việc trong
làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. Con số này chứng tỏ làng nghề đã làm
giảm đáng kể lượng lao động di cư tự do ra thành thị.
1.3.5. Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
Sản phẩm của làng nghề thủ cơng truyền thống là sự kết tinh của lao
động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc
sáng tạo của người thợ thủ cơng. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ
thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng
những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái
riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề. Những sản phẩm ấy không chỉ đơn
thuần là hàng hóa mà nó đã trở thành hàng hóa có tính nghệ thuật cao và được
coi là biểu tượng nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là những di sản
q báu mà cha ơng ta đã sáng tạo ra và truyền lại cho thế hệ sau. Ngày nay
trong nền cơng nghiệp hóa hiện đại hóa các sản phẩm công nghiệp được sử
dụng và tiêu thụ khắp nơi. Tuy nhiên các sản phẩm thủ công truyền thống với

tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn rất cần thiết và có ý nghĩa đối với nhu


22
cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn có
giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và
kỹ thuật được truyền từ đời này qua đời khác tạo nên những thế hệ thợ tài ba
với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng.Vì vậy những nghệ nhân với
những cơng nghệ kỹ thuật truyền thống quan trọng và quý báu cần được bảo
tồn và phát triển. Sản phẩm của làng nghề làm ra không chỉ để tiêu dùng trong
nước mà một số sản phẩm còn được xuất khẩu và được rất nhiều khách nước
ngoài đánh giá cao, ngoài vấn đề kinh tếquan trọng hơn còn giúp bạn bè thế
giới hiểu rõ hơn về Việt Nam, về bản sắc dân tộc người Việt góp phần củng
cố nâng cao vị thế của nước ta trên trường Quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để
Việt Nam vững bước hội nhập với thế giới.
Do đó việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống có ý
nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam
trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, giao lưu hội nhập với toàn thế
giới.


23

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
Ở LÀNG ĐẠI BÁI - GIA BÌNH - BẮC NINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Các quá trình, thao tác tạo nên thành phẩm
Trải qua những chặng đường khúc khuỷu để tạo nên thành phẩm, người
thợ đúc đồng Đại Bái đã phải giải quyết nhiều yếu tố kỹ thuật mang tính tổ

hợp và phức tạp. Đúc đồng trước hết phải tạo vật mẫu. Dựa vào mẫu để làm
khn. Rồi nấu đồng và rót đồng nóng chảy vào khn. Sản phẩm đúc khi
nguội cần phải tiến hành cơng đọan sửa chữa để hồn thiện và đánh bóng.
2.1.1. Về chất liệu tạo lị luyện và cấu trúc bên trong của lò
Bùn ao và trấu là những nguyên liệu sẵn có ở bất cứ một làng quê nào.
Dùng hai loại nguyên liệu này luyện kỹ với nhau để đắp thành lị và lốc lị.
Vật liệu đó vừa bảo đảm độ bền vững, vừa cách nhiệt tốt, không bị rạn nứt khi
lò vận hành. Thành lò chịu nhiệt và mặt dưới của lốc được trát một lớp mỏng
vật liệu chế như sau: Bùn ao đã được tinh lọc trộn đều với tỉ lệ 1/3 bột than
trấu mịn. Thực tế đã xác nhận là cả hai loại vật liệu tạo lị đó là lý tưởng và
kinh tế nhất trong phạm vi một lị luyện thủ cơng ở một vùng nông thôn
chuyên trồng lúa nước.
Để tạo cho nhiệt trải đều trên toàn bộ nồi nấu đồng, mỗi điểm trên
thành nồi đều là một tiêu điểm tập trung nhiệt, phối hợp với hình dạng nồi
nấu, lị được tạo hình theo một chiếc chum đất truyền thống úp ngược. Để có
một luồng lửa xoắn trong khoảng khơng gian giữa thành lị và thành nồi, trên
hơng lị luyện ở điểm 1/3 cách miệng lị được bố trí một ống thổi gió từ một
bể gắn van lơng gà. Ống thổi gió này từ nhà nghề gọi là ống Gióng. Phần


24
miệng ống gióng thổi vào lị gọi là móng. Lịng móng thắt dần lại cho đến
miệng móng, tựa như khi ta chúm mơi thổi lửa. Miệng móng nằm ở một vị trí
xéo, hợp lý nhất theo phương của ống gióng.
2.1.2. Về chất liệu tạo nồi đất
Nhằm thoả mãn ba mục tiêu chính là chịu lửa, chịu lực chứa và dẫn
nhiệt tốt, ngồi hình dáng lý tưởng của nồi nấu đã nói ở trên, chất liệu tạo nồi
nấu giữ vai trị quyết định. Chất liệu gồm:
- Bùn ao làng Đại Bái.
- Than trấu đen rây mịn (tỷ lệ ước 1/3).

- Vài gam muối ăn.
(Tại sao phải dùng bùn ao làng Đại Bái?
Vật cần luyện ở đây là hợp kim đồng. Vì vậy trong vật liệu tạo nồi cần
phải có rác. Rác đó thực tế là các oxyde đồng và muối đồng. Bùn ao làng Đại
Bái được chọn làm vật liệu thay thế cho thứ rác ấy. Ta có thể nhận xét: Đại
Bái là một làng chuyên nghề đúc đồng hàng mấy trăm năm nay, điểm trũng
nhất của ao làng là nơi tập trung đầy đủ nhất các loại oxyde đồng và muối
đồng. Các nguyên liệu phụ chứa trong bùn ao này đã đem lại tính dễ nóng
chảy, tính liên kết (tính dai) và tính truyền nhiệt tốt của nồi nấu. Tháng năm
và kinh nghiệm cùng với linh cảm kỹ thuật, người thợ làng Đại Bái đã phát
hiện ra của quý ấy của làng mình) [1. T16 - 17].
Từ các nguyên liệu đó, người thợ Đại Bái đã luyện kỹ với nhau, luyện
cho đạt đến một độ dẻo lỹ tưởng. Chính nhờ vật liệu tạo được này mà hàng
triệu triệu chiếc nồi nấu đồng đã ra đời nối tiếp nhau. Bùn vẫn được vét, lòng
ao vẫn cứ đầy. Sự "vĩnh hằng" của nồi nấu đã định tính cho sự "vĩnh hằng"
của nghề đúc đồng Đại Bái.


25
2.1.3. Về khuôn đúc
Khuôn đúc được dát bao gồm một dát đồng (hoặc dát sắt) và một cơi.
Để tạo ra độ trơn (độ dẫn) và chống bám khi rót nước đồng vào khuôn, trên
mặt dát người thợ đã xoa một lớp dầu - thầu dầu. Đó là loại dầu được đánh
giá là tốt nhất và tiết kiệm nhất cho công đoạn đúc này. Thứ đến mới là dầu
lạc. Khi mặt dát bị rỗ hay bị nứt, người ta làm nhẵn trở lại bằng mồi cơi. Vật
liệu của mồi cơi cũng là vật liệu chế tạo nồi.
Dát đồng (hoặc dát sắt) bít mồi cơi, đều phải qua giai đoạn đốt trong
than lim. Đốt đến khi nào mặt mồi cơi trắng ra mới đem đổ dát.
2.1.4. Về luyện đồng
Đối chiếu với kiểm nghiệm khoa học ngày nay, có thể nghĩ rằng, do

kinh nghiệm lâu đời, do quá trình thử thách trong tập tục hành nghề và lợi ích
sử dụng, người thợ đúc đồng Đại Bái mặc dầu khơng có nhiều kiến thức lý
hố cũng đã tự hình thành lên một bảng các thành phần nguyên liệu để chế tạo
hợp kim đồng dèo phù hợp cho từng chủng loại mặt hàng như sau:
- Nồi: đồng đỏ nguyên chất.
- Mâm, sanh, chậu: hợp kim của đồng với kẽm (từ 28% - 45%) và chì
(1% - 2%).
- Siêu, chiêng, cồng: Hợp kim của đồng với kẽm (từ 28% - 45%).
Ngoài ra trong kỹ thuật ghép tam khí, người thợ làng Đại Bái đã sử
dụng một tỷ lệ thấp lượng vàng và bạc trong hợp kim nhằm để tạo mầu và
tăng độ bóng của sản phẩm.
2.1.5. Về vẩy hàn
Từ nhà nghề gò thuốc hàn là vẩy hàn. Người thợ Đại Bái chế ra thứ này
để hàn chỗ nứt hay rỗ thủng của miếng dát. Có hai loại vẩy:


×