Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bước đầu tìm hiểu về nghề đúc đồng ở huyện ý yên, nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 59 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



PHẠM THỊ THÚY



BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
Ở LÀNG TỐNG XÁ – YÊN XÁ – Ý YÊN – NAM ĐỊNH





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





PHẠM THỊ THÚY



BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
Ở LÀNG TỐNG XÁ – YÊN XÁ – Ý YÊN – NAM ĐỊNH




CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.s Phí Thị Toan



SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ths. Phí Thị Toan đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, các bạn sinh viên
trong tập thể lớp K50 ĐHSP Lịch Sử đã động viên giúp đỡ trong suốt thời gian
em thực hiện khóa luận này.
Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được

hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện

Phạm Thị Thúy



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ và đóng góp của khóa luận 3
5. Bố cục khóa luận 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG TỐNG XÁ - YÊN XÁ -
Ý YÊN - NAM ĐỊNH 4
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 4
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 6
1.2.1. Đặc điểm kinh tế 6
1.2.2. Đặc điểm xã hội 10
1.2.3. Truyền thống lịch sử 12
Tiểu kết chương 1 14
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở LÀNG
TỐNG XÁ - YÊN XÁ - Ý YÊN - NAM ĐỊNH 15
2.1. Nguồn gốc hình thành nghề đúc đồng 15
2.1.1. Nguồn gốc nghề đúc đồng ở Việt Nam 15

2.1.2. Nguồn gốc nghề đúc đồng ở làng Tống Xá - Nam Định 18
2.1.3. Đặc điểm của đồng Tống Xá 20
2.2. Quy trình sản xuất đồng 22
2.2.1. Khâu chuẩn bị 25
2.2.2. Tiến hành đúc đồng 26
Tiểu kết chương 2 31
CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ ĐÚC ĐỒNG Ở LÀNG TỐNG
XÁ - YÊN XÁ - Ý YÊN - NAM ĐỊNH 32
3.1. Tìm hiểu về cuộc sống nghề đúc 32
3.2. Sự phát triển của nghề đúc đồng 32
3.2.1. Các giai đoạn phát triển 32
3.2.1.1. Giai đoạn 1: Từ khi hình thành đến năm 1975 32
3.2.1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1975 đến nay 34
Tiểu kết chương 3 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng Tống Xá - Yên Xá nằm ở trung tâm huyện cạnh huyện Ý Yên (Thị
Trấn Lâm) thuộc tỉnh Nam Định, là huyện đồng bằng rộng lớn có điều kiện tự
nhiên thuận lợi với tài nguyên đất phù sa màu mỡ đã hình thành nên các vùng
sản xuất kinh tế như vùng chuyên canh cây lúa nước, vùng lúa - hoa màu, vùng
thủ công nghiệp. Trong đó hoạt động kinh tế thủ công nghiệp ngày càng có điều
kiện phát triển do nghề đúc đồng làm cho nền kinh tế của xã đạt được hiệu quả
cao và đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Trải qua rất nhiều năm tháng khó khăn nhưng với truyền thống yêu lao

động, cần cù, sáng tạo và nhất là đôi bàn tay khéo léo của cư dân Tống Xá thì
các sản phẩm lao động không ngừng cải tiến. Các nghề thủ công (đan lát, sơn
mài, đúc, thêu…) ngày càng phong phú đa dạng, trong đó nghề đúc đồng không
ngừng cải tiến về hình dạng, mẫu mã, hoa văn… về kỹ thuật đúc. Vì vậy các mặt
hàng đúc đồng không chỉ được dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra bên ngoài
với giá trị xuất khẩu cao và đã có chỗ đứng ở thị trường nhiều nước trên thế giới
(Trung Quốc, Lào, và một số nước ở Châu Âu…). Quá trình lao động sáng tạo
đó đã tạo nên giá trị độc đáo cho địa phương, tô thắm thêm truyền thống yêu lao
động và đặc biệt giúp thế hệ mai sau biết trân trọng những thành quả lao động,
giữ gìn và phát huy những thành quả mà ông cha ta đã tạo dựng lên.
Nghề đúc đồng từ khi hình thành, đặc biệt là sự lớn mạnh của các doanh
nghiệp đúc đã góp phần đáng kể vào việc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết được
công ăn việc làm cho lao động dư thừa ở địa phương với 2344 nhân khẩu và các
vùng lân cận. Do có công ăn việc làm nên đã góp phần hạn chế được các tệ nạn
xã hội.
Từ một làng quê nghèo nàn lạc hậu, với vài chục nhân khẩu, ngày nay
Tống Xá đã lớn lên từng bước thay đổi da thịt, thoát ra khỏi đói nghèo, trở thành
một trong những làng giàu có của tỉnh, có đường làng trãi nhựa, rộng đẹp khang
trang với xe máy, tivi, tủ lạnh… và nhiều trang thiết bị hiện đại khác. Chính sự
thay đổi này đã làm đổi mới quê hương.
Có những thay đổi lớn lao về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa và bộ mặt
của làng quê là do sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, có sự đóng góp và hi sinh
xương máu của các chiến sĩ trên các mặt trận, sự phấn đấu đi lên của cán bộ và
nhân dân Tống Xá. Ngoài ra còn có tác động không nhỏ từ nền khoa học - kĩ
thuật tiên tiến hiện đại của thế giới.

2
Nghề đúc truyền thống của Tống Xá đã phát triển rất lâu nhưng chưa có
“Thương hiệu” để nhà nước công nhận. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hội
nhập với quốc tế, thương hiệu cho những mặt hàng sản xuất ra, có một vị trí

quan trọng nhằm khẳng định về chất lượng để chiếm lĩnh thị trường. Một trong
những vấn đề mấu chốt để có thương hiệu không chỉ sản xuất theo kinh nghiệm,
mà toàn bộ quy trình công nghệ phải được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn Việt Nam,
chất lượng sản phẩm phải được phân tích thành phần trên các thiết bị hiện đại.
Mong rằng Hiệp hội cơ khí đúc và các doanh nghiệp sớm nghiên cứu thực hiện
vấn đề này để duy trì, mở rộng và phát triển có tính bền vững nghề đúc cổ
truyền của quê hương.
Tìm hiểu vấn đề này thì đã có sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan địa
phương, các tập thể, các cá nhân song chỉ là những bản báo cáo, những bài viết ,
nghiên cứu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ còn hết sức sơ lược, mang tính nhỏ giọt
rời rạc chưa hệ thống.
Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Nghề đúc đồng ở huyện Ý Yên -
Nam Định” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Báo cáo tổng kết 20 năm (1986 - 2006) của huyện ủy Ý Yên về những
thành quả mà nhân dân Tống Xá đã đạt được và chưa đạt được; đồng thời đưa ra
chủ trương, chính sách và biện pháp thúc đẩy nghề đúc phát triển như cho nhân
dân vay vốn, tạo thị trường tiêu thụ, trang thiết bị máy móc cho cư dân Tống Xá.
Báo cáo của Ủy ban huyện Ý Yên về tình hình sản xuất kinh doanh hàng
hóa xuất khẩu qua các năm 2006, 2007, …, 2011 đã đưa ra tình hình sản xuất
trong năm 2012 và các năm tiếp theo, đặc biệt là đưa ra giải pháp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủ công nghiệp.
Quyển “Phong doanh huyện,Tống Xá xã, liệt vị Thánh Tổ từ sự tích” của
tiến sĩ Vũ Huy Trác viết năm 1781 có thể khái quát về quá trình tồn tại và phát
triển của làng Tống Xá - Ý Yên - Nam Định.
Bài viết của PGS. TS Nguyễn Tấn Dũng viết về “Lịch sử Đảng bộ huyện Ý
Yên” từ năm 1945 đến năm 1975. Đã khái quát được các sự kiện chính về lịch
sử Yên Xá từ khi ra đời 791 cho đến nay, vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội,
truyền thống Cách mạng của nhân dân Tống Xá.
Bài viết của anh Vũ Xuân Nam khi báo cáo chính quyền địa phương vào

năm 2011 có đề cập đến nghề đúc đồng là nghề chính và đem lại thu nhập lớn
cho cư dân Tống Xá - Nam Định. Nhờ đó mà đời sống của nhân dân ngày càng

3
được nâng cao. Do vậy nghề đúc đồng ngày càng được ưu tiên phát triển trong
giai đoạn hiện nay.
Bảng thống kê số liệu hàng hóa xuất khẩu trong nước và ngoài nước đã thu
được kết quả đó là tổng doanh thu trung bình mỗi năm mà cư dân Tống Xá -
Nam Định đóng góp cho huyện là 150 tỉ (2000)
Báo cáo của UBND huyện Ý Yên về “Tình hình thực hiện phát triển công
nghiệp - thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên năm 2007 và dự kiến kế
hoạch năm 2008.
Dự án của Đảng và chính quyền địa phương Ý Yên - Nam Định năm
2007; tiếp tục phát triển nghề đúc đồng, bên cạnh đó phát triển các nghề đúc
khác như đúc gang, đúc nhôm. Đặc biệt nhấn mạnh ưu điểm của nghề đúc
Tống Xá, về thị trường của nghề đúc, các sản phẩm từ đúc, tình hình sản xuất
đúc của huyện.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: “Nghề đúc đồng ở huyện Ý Yên tỉnh Nam Định”
Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, thống kê, đặc biệt là phương pháp điền dã - thực tiễn địa phương (đó
là việc thống kê các số liệu trong hoạt động lao động sản xuất và đi tìm hiểu
trong các xưởng đúc đồng trong địa bàn cư dân Tống Xá).
4. Nhiệm vụ và đóng góp của khóa luận:
Làm rõ được lý do xuất hiện của nghề đúc đồng, quá trình hình thành và
phát triển của nghề đúc từ lúc hình thành cho đến nay; các khâu chuẩn bị và quy
trình đúc đồng, vị trí ý nghĩa và xu hướng phát triển của nghề đúc đồng. Góp
phần giữ gìn nghề đúc truyền thống của cha ông ta để lại, qua đó biết ơn những
công lao to lớn mà ông cha ta đã gây dựng nên.
Giáo dục lòng yêu lao động, quý trọng lao động và sáng tạo trong lao động.

Bổ sung tư liệu trong công tác giảng dậy và nghiên cứu lịch sử địa phương.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, khóa luận gồm ba chương
Chương 1: khái quát chung về làng Tống Xá - Yên Xá - Ý Yên - Nam Định.
Chương 2: Quá trình hình thành nghề đúc đồng ở làng Tống Xá - Yên Xá -
Ý Yên - Nam Định.
Chương 3: Sự phát triển của nghề đúc đồng ở làng Tống Xá - Yên Xá - Ý
Yên - Nam Định.

4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG TỐNG XÁ - YÊN XÁ -
Ý YÊN - NAM ĐỊNH

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Ý Yên nằm ở phía tây nam tỉnh Nam Định, phía bắc tiếp giáp tỉnh
Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía đông giáp huyện Vụ Bản, phía nam
giáp huyện Nghĩa Hưng. Tọa lạc giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh
Nam Định và Ninh Bình, có tuyến quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt đi qua… Ý
Yên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thông thương và thu hút đầu tư.
Diện tích: 241, 23 km2
Dân số: 247718 người (2008)
Về hành chính: một thị trấn Lâm - huyện lỵ và 31 xã:Yên Thọ, Yên Thành,
Yên Trung, Yên Nghĩa, Yên Phương, Yên Tân, Yên Chính, Yên Phú,
Yên Hưng, Yên Phong, Yên Bình, Yên Minh, Yên Dương, Yên Xá, Yên
Hồng, Yên Quang, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Cường, Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên
Lợi, Yên Khánh, Yên Ninh, Yên Khang, Yên Lộc, Yên Phúc, Yên Trị, Yên
Nhân, Yên Lương.
Làng Tống Xá ngày nay thuộc xã Yên Xá, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định,
nằm ở vị trí trung tâm của huyện và được tách ra từ xã Vạn Xá - Yên Xá trước
đây. Về địa giới, phía đông giáp thôn Khả Lang của xã Yên Dương; phía nam

giáp xã Yên Ninh, thôn Cổ Liêu và một phần Thị Trấn Lâm; phía tây giáp
đường 57, Thị Trấn Lâm và huyện Ý Yên; phía bắc giáp đường 12, thôn Tu Cổ
của xã Yên Khánh và thôn Vàng của xã Yên Bình. Với vị trí này Tống Xá được
coi là cửa ngõ của tỉnh Nam Định, là vị trí chiến lược trong lịch sử, đặc biệt là
trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm của tỉnh Nam Định.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết ở đây tương đối ổn định do đó cây
cối sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên khí hậu ở đây cứ nắng lắm
mưa nhiều nên gây ra tình trạng khô hạn vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó hiện
tượng lúa bị bệnh như (sâu cuốn lá, vàng lá, nấm…) làm cho năng suất và sản
lượng lúa ngày càng giảm. Ngoài ra trung bình mỗi năm huyện Ý Yên phải đón
nhận từ 3,4 cơn bão; từ 5,6 trận áp thấp nhiệt đới (tập trung vào tháng 6 và tháng
7), những hiện tượng bất thường khác như mưa đá ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng hoa màu vào vụ đông. Đặc biệt nhân dân Tống Xá là vùng chiêm

5
trũng, thường xuyên bị ngập úng vào những ngày thu hoạch. Đời sống nhân dân
lúc đó vô cùng khổ cực, khó khăn. Trong điều kiện đó nhân dân Tống Xá đã có
nghề phụ bổ trợ thêm đó là nghề đúc đồng do ông cha ta dạy và truyền lại cho
con cháu.
Làng Tống Xá có tổng diện tích là 126, 33 ha trong tổng số diện tích xã
Yên Xá 199, 26 ha với các loại đất như sau:
Các loại đất (ha )
Trước 1945
Sau 1945
Đất thổ cư
8
10,88
Đất nông nghiệp
147

92,71
Đất công nghiệp
0
5,16
Đất công trình văn hóa và công trình công cộng (trụ
sở làm việc, trường học, trạm xá, đình chùa, chợ…)
1
0,80
Các loại đất khác (giao thông, sông mương, hồ ao,
nghĩa trang…)
2
16,78
Tổng
176
126,3
Như vậy qua bảng thống kê các loại đất ở trên thì chúng ta thấy đất nông
nghiệp vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn so với các loại đất khác, trong đó đất nông
nghiệp là 92, 71 (ha), đất công nghiệp là 5, 16 (ha). Điều đó chứng tỏ hoạt động
sản xuất kinh tế ở Tống Xá chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp còn chiếm
tỉ lệ khá nhỏ. Tuy nhiên xu thế phát triển một nền kinh tế thủ công nghiệp, công
nghiệp đang được cư dân Tống Xá đặc biệt quan tâm.
Tống Xá hầu như không được ưu đãi về tài nguyên khoáng sản như các địa
phương khác trong huyện và trong tỉnh nên hoạt động công nghiệp hầu như
không diễn ra vào trước năm 1945. Tuy nhiên Tống Xá lại có rất nhiều tài
nguyên đất, nhất là đất sét - đây là thứ nguyên liệu rất cần cho sản xuất công
nghiệp (nghề đúc đồng). Chính sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên này đã giúp cho
nghề thủ công đúc đồng ở Tống Xá có điều kiện để phát triển.
Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm và tích chất địa hình đã đem lại cho Tống
Xá những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển nghề đúc của mình.
Du khách có điều kiện đến thăm quê hương Nam Định không thể không ghé thăm

làng cổ truyền đúc đồng Tống Xá - một làng quê đã tự đứng lên trong đấu tranh,

6
trong nghèo đói để có được một cuộc sống phồn vinh như ngày hôm nay. Qua đó
chúng ta cũng thật ngưỡng mộ về một thời cha ông ta bằng sức lao động, tình yêu,
ý chí vượt khó và óc thông minh sáng tạo đã xây dựng nên mảnh đất này.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý
Yên nằm ở vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều (một số đất núi sót
lại: núi Phượng Hoàng, Bảo Đài…) nên sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn nhất
định. Ý Yên có nhiều làng nghề truyền thống qua hàng chục thế kỷ, nổi tiếng
như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên, sơn mài Cát Đằng… Sự tài hoa của bàn
tay, khối óc nghệ nhân Ý Yên kết tinh lại trong các tác phẩm, công trình tôn
giáo tín ngưỡng như đình Ruồi, đình Cát Đằng, đình La Xuyên… Ý Yên còn là
nơi tàng ẩn kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Làng chèo cổ Yên Nhân với
những làn điệu cất lên từ vùng quê “đồng trắng, nước trong” ca ngợi quê hương,
tình làng nghĩa xóm đã có tác động không nhỏ trong đời sống cộng đồng cho tới
tận ngày nay. Ý Yên là đất học, đất văn, quê hương của 18 tiến sỹ, Hoàng giáp,
Phó bảng, tiêu biểu như tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh.
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Làng Tống Xá là một vùng quê chiêm trũng do đó hoạt động sản xuất kinh
tế của Tống Xá hầu như chưa có điều kiện để phát triển do trình độ dân trí lúc đó
còn thấp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp chưa phát triển
nên cuộc sống của cư dân nơi đây còn vất vả, cực nhọc, nghèo túng. Nhưng sau
năm 1945 nền kinh tế của làng có sự khởi sắc: nông nghiệp không còn chiếm vị trí
chủ đạo nữa mà thay vào đó là ngành thủ công nghiệp, công nghiệp. Đó là chiều
hướng để xây dựng kinh tế và xác định ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Nền kinh tế của Tống Xá tương đối đa dạng bao gồm
Về nông nghiệp: Nghề sống chính của người dân Tống Xá là nông nghiệp
năm này qua năm khác, đời sống hàng ngày đều phải trông chờ vào sản phẩm

nông nghiệp như: (lúa gạo, ngô khoai, sắn, đậu đỗ…). Mặc dù khi ra đời từ
Trang Kiến Hòa và làng Tống Xá, ông cha ta đã khai khẩn nhiều nhưng số
lượng ruộng đất có hạn, dân cư từ nơi khác chuyển đến nhiều nên số lượng
ruộng đất bình quân theo đầu người vẫn còn thấp hơn nhiều so với các địa
phương khác trong huyện. Mặt khác địa hình canh tác không thuận lợi, đất đai
không màu mỡ, ruộng chiêm trũng chiếm nhiều, quanh năm lụt lội nên năng suất
lúa và hoa màu thấp. Bà con nông dân chân lấm tay bùn, làm ăn vất vả, hai
sương một nắng, quần quật trên cánh đồng mà vẫn không đủ thóc gạo, hoa màu.
Một số người tháng ba ngày tám phái đi mò cua bắt ốc, hoặc phải đi làm thuê,
làm mướn quanh năm mà vẫn không đủ ăn.

7
Về nghề phụ : Trước Cách mạng tháng tám, cả làng có khoảng 14 gia đình
vừa làm nông nghiệp vừa mở lò đúc tư nhân, tự quản lý toàn bộ từ khâu đầu vào
đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Do trình độ công nghệ của cả nước còn lạc hậu, nên
nghề đúc ở quê cũng rất đơn giản. Tất cả dụng cụ đồ nghề, nhà xưởng rất thô sơ,
các khâu kĩ thuật đều là kinh nghiệm và thủ công, chủ yếu dựa vào sức lao động
của con người.
Mua bán đồng nát, nghề hàn nồi, hàng năm cứ sau mồng 10 tháng giêng là
các ông, các bác với đòn gánh trên vai mang theo các sản phẩm làng nghề như:
đồ thờ cúng, lưỡi cày, diệp cày, nồi niêu, xoong chảo… bằng gang, đồng đi bán
hoặc làm nghề hàn nồi và thu mua các nguyên vật liệu như: đồng nát, sắt vụn và
các loại phế liệu về đổ cho các lò đúc.
Đồng thời với các nghề trên dân làng còn có nghề bưng trống. Sản phẩm
của nghề này gồm đủ các loại trống, cỡ trống lớn mang đi bán cho các đình
chùa, hội làng, còn các cỡ trống nhỏ mang đi bán cho các cháu nhỏ.
Những người làm nghề đúc phải vất vả cật lực nhưng đời sống kinh tế và
sinh hoạt gia đình cũng chẳng được cải thiện là bao. Đa số các gia đình nghề đúc
vẫn phải sống trong những căn nhà lợp dạ đơn sơ, đời sống vẫn vất vả, ăn bữa
này đã phải lo bữa mai.

Về công nghiệp:
Hiện nay ở Tống Xá - Yên Xá có doanh thu từ sản xuất công nghiệp chiếm
94% tổng doanh thu của toàn xã. Tính đến năm 2003, toàn xã có trên 40 doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 32 công ty trách nhiệm hữu hạn, 8 doanh nghiệp
tư nhân và 1 công ty cổ phần, chiếm 70% doanh nghiệp của huyện và 14% tổng
số doanh nghiệp của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 16 triệu đồng /
người / năm; cả xã có trên 60 chiếc xe hơi hạng sang… Nếu có ai nói với bạn:
nhiều gia đình ở Yên Xá có vài chục tỷ đồng tiền mặt trong nhà thì bạn đừng vội
kết luận họ “nói khoác”, đó là sự thật 100%. Nhưng để có được điều đó, mỗi
người dân làng nghề đúc Tống Xá đã phải thực sự lao động bằng bàn tay, khối
óc, lòng say mê và sự vất vả chưa từng thấy.
Với gần 800 hộ, Yên Xá hiện chỉ có một số ít hộ “chuyên” về nông nghiệp
và dịch vụ. Phát huy nghề đúc truyền thống của cha ông, người Yên Xá đã
không đi theo lối mòn là sản xuất những mặt hàng nông cụ cầm tay, hàng kim
khí tiêu dùng thông thường mà năng động tự bung ra, mạnh dạn tập trung đầu
tư, tìm thầy kiếm thợ để tạo riêng cho mình một hướng đi mới phù hợp với cơ
chế thị trường. Một loạt doanh nghiệp mới đã ra đời ở Yên Xá mà những người
đứng đầu còn rất trẻ. Họ tìm ra những sản phẩm chưa ai làm hoặc chưa ai làm
được như sản xuất chi tiết, phụ tùng của nhiều loại máy móc, thiết bị thuộc các

8
ngành xi măng, đường, kính, xây dựng, thủy tinh, cơ khí… Con đường đầy khó
khăn, trở ngại, nhưng bằng quyết tâm và sức trẻ, họ đã đạt được những thành
công bất ngờ.
Trước sự phát triển nhanh, mạnh về số lượng và chất lượng doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp, không gian sau lũy tre làng Yên Xá đã không còn đủ sức
quần tụ. Ngay từ năm 1992, khi tỉnh chưa có chủ trương xây dựng cụm công
nghiệp nông thôn, Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã đã phải xin các cấp có thẩm
quyền cắt gần 2 ha đất nông nghiệp làm mặt bằng sản xuất cho 16 doanh nghiệp
có nhu cầu cấp thiết nhất. Đến cuối năm 2001, cụm công nghiệp đã điều chỉnh lên

10 ha, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Trước thực tế
đó, xã Yên Xá đang lập dự án phát triển quy mô cụm công nghiệp lên 30 ha.
Làm công nghiệp trong cơ chế thị trường, người Yên Xá đã liên tục đầu tư
để đổi mới, kể cả đầu tư đón đầu công nghệ, thiết bị và nguồn nhân lực. Trên
một chục doanh nghiệp ở Yên Xá đã đầu tư các lò luyện thép trung tần và nhiều
dây chuyền rút thép. Hiện nay, cả xã có hàng trăm máy móc, thiết bị hiện đại,
các cơ sở đúc đều chuyển sang công nghệ khuôn cắt với sản phẩm đạt độ chính
xác cao. Không dừng lại ở đó, nhiều chủ doanh nghiệp đã tiếp cận công nghệ
mới và đào tạo nguồn nhân lực với các chế độ ưu đãi nhằm thu hút nhân tài.
Hơn 20 doanh nghiệp đã vào công nghiệp với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng,
thu hút trên một chục kỹ sư luyện kim, gần 30 nghệ nhân nghề đúc và khoảng
100 công nhân kỹ thuật có trình độ tạo mẫu bậc cao. Người Yên Xá tự hào đã
tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, thay thế hàng nhập khẩu. Đặc biệt, với
những sản phẩm hoành tráng, có giá trị nghệ thuật cao như tượng Phật tổ Như
Lai lớn nhất Đông Nam Á, được đặt tại núi Sóc Sơn - Hà Nội; cụm tượng đài
mừng 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ…
Là một xã nghề, nông nghiệp được xác định “vừa làm, vừa chơi” hay “làm
để cho đất khỏi nhàn rỗi” nên tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Yên Xá
tăng nhanh tới mức “chóng mặt”. Trong 5 năm (1998 - 2003), giá trị sản xuất
nông nghiệp đã giảm từ 20% xuống còn 6% tổng doanh thu của toàn xã, thu
nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần. Đời sống vật chất, tinh thần của người
dân Yên Xá có bước tăng trưởng vượt bậc. Những ngôi nhà cao tầng, biệt thự
sang trọng mọc lên san sát. Đằng sau lũy tre làng, sau những đồng lúa, ruộng
màu là những khu dân cư sầm uất, âm thanh của cuộc sống hiện đại rộn ràng
trên từng ngõ xóm, đường thôn. Làng nghề Yên Xá không chỉ giải quyết vấn đề
việc làm cho lao động trên địa bàn mà còn thu hút số lượng lớn lao động từ các
vùng khác.

9
Sức sống đang tưng bừng trên quê hương Yên Xá, người Yên Xá dù đi đâu

rồi cũng trở về với cội rễ quê hương. Anh Thuấn tâm sự: “Tôi không ép con tôi
phải theo nghề này, tự chúng nó sẽ quyết định tương lai. Nhưng tôi biết chúng
nó sẽ không bỏ vì tất cả đã ngấm vào máu, vào tâm hồn và ý thức rồi, tôi cũng
thế và người Yên Xá cũng thế”. Sự tiếp nối đầy ngẫu nhiên chính là lý do để các
làng nghề truyền thống được gìn giữ, kế thừa và phát triển. Yên Xá hôm nay
không chỉ là một làng nghề thủ công truyền thống mà còn là một cụm công
nghiệp, một trong những vùng công nghiệp trọng điểm của huyện Ý Yên và tỉnh
Nam Định. Nhưng một thực tế đau lòng đang diễn ra ở đây, anh Nguyễn Thanh
Vân - Chủ tịch xã Yên Xá xót xa: “chúng tôi đang phải trả giá thầm lặng bằng
chính sự sống của con người và hơn hết là bằng thế hệ tương lai của Yên Xá”.
Gần như toàn bộ nguồn nước ở đây đã và đang bị ô nhiễm độc nặng, tiếng ồn
gấp 5 - 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Giải quyết những hạn chế, tồn tại
đang nằm ngoài khả năng của xã, của huyện và cả của tỉnh.
Dẫu còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, nhưng mùa xuân này lại là một mùa
xuân thành công của Yên Xá trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Những người như anh Thuấn, anh Tĩnh và hàng trăm người
con Yên Xá tài hoa đang miệt mài lao động làm giàu cho bản thân, cho đất nước
trong quá trình hội nhập.
Với những thành tích đã đạt được trong công nghiệp, Yên Xá đã rất vinh dự
được đón tiếp các vị lãnh đạo Đảng Nhà nước nhiều lần về thăm như:
Tháng 2/1992, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên ủy viên bộ chính trị ,
nguyên phó thủ tướng Chính Phủ, nguyên bộ trưởng bộ Quốc Phòng đã đến
thăm huyện và xã về việc phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên. Đại
tướng đã trồng cây đa lưu niệm trước cửa trụ sở UBND xã. Về thăm cùng với
Đại tướng còn có ông Lê Thanh Toàn Bí thư tỉnh ủy Nam Hà, Phạm Thanh Tâm
Bí thư huyện ủy Ý Yên.
Tháng 8/1992 ông Nguyễn Đức Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng đã đến thăm xã về phát triển công nghiệp và đổi mới HTX nông nghiệp.
Tháng 2/1993 ông Võ Chí Công, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cố vấn
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đã đến thăm và làm việc với huyện và nhân

dân xã Yên Xá. Ông đã trồng cây đa lưu niệm trước cửa trụ sở UBND xã Yên
Xá. Về thăm cùng với Nguyên Chủ tịch nước còn có ông Bùi Xuân Sơn Bí thư
huyện ủy Ý Yên.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp hoạt động trao đổi,
buôn bán trên địa bàn huyện cũng khá sôi nổi. Trước kia chỉ hình thành nên các
chợ như: chợ Tống, chợ Lâm, chợ Mụa… để trao đổi các sản phẩm nông nghiệp

10
thủ công nghiệp là chính. Hệ thống chợ phiên, chợ chính, chợ buổi được phân
bố rộng khắp trong địa bàn huyện. Ngày nay đã hình thành nên các chợ làng
nghề, tụ điểm mua bán các sản phẩm: vải vóc, đồ đồng, đồ đan lát, các sản phẩm
mộc… Không những thế hoạt động trao đổi, buôn bán còn diễn ra ở các tỉnh
khác như Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam là những tỉnh cận kề với tỉnh Nam
Định. Sự phát triển giao lưu giữa các vùng trong và ngoài tỉnh làm cho con
người Tống Xá cũng vì thế năng động hơn, hướng ngoại hơn.
Ngày nay, Tống Xá được xem là huyện có nền kinh tế giàu mạnh, vì được
đánh giá là huyện có tiềm năng và triển vọng lớn. Kinh tế nông nghiệp không
còn quan trọng nữa thay vào đó là hoạt động công nghiệp khá phát triển. Song
kinh tế của làng cũng gặp khó khăn như: ô nhiễm môi trường, giá cả thị trường
lên xuống, sản phẩm đảm bảo về hình thức, chất lượng… Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Tống Xá là một trong những thôn của huyện Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định
có nhiều đổi mới. Từ các làng quê sống trên một nghìn năm nghèo nàn lạc hậu,
ngày nay đã vươn lên thành một thôn có dáng dấp của một đô thị thu nhỏ với
nhiều thay đổi nhanh chóng, theo nhịp sống của xã hội văn minh hiện đại.
Ai cũng biết: “Cây phải có cội, nước phải có nguồn”. Cội nguồn là kính cẩn
và linh thiêng. Song do mải mê bươn trải với cuộc sống, nhiều người chưa nhớ
ra rằng: làng Tống Xá đã 1215 tuổi . Với một làng quê đổi mới như ngày nay,
mỗi người chúng ta hãy cùng nhau hướng về lịch sử cội nguồn của mình.

Cội nguồn thứ nhất đó là sự ra đời của làng Tống Xá với cái tên khai sinh
là Trang Kiến Hòa, cùng với quá trình vật lộn qua bao năm tháng, từ nghèo đói
bần hàn, từ chết chóc đâu thương, trải qua đoạn trường dâu bể, cho đến ngày nay
đã bước vào 1215 tuổi (tính đến năm 2006).
Cội nguồn thứ hai đó là sự ra đời của nghề đúc truyền thống, một nghề đã
ba chìm bẩy nổi, cháy thịt nung da, song tự nó đã làm cho Yên Xá thực sự thoát
nghèo, thay da đổi thịt, để có cuộc sống sung túc và hiện đại như ngày nay, khi
tuổi nghề đã sấp xỉ 900 năm (889 năm tuổi).
Người dân Yên Xá cũng có những đặc điểm chung của mọi người dân Việt
Nam, tuy nhiên do ra đời từ vùng đất chiêm trũng nghèo đói và do đặc tính làng
nghề nên họ mang trong mình những đặc điểm sau:
Có ý thức ham muốn học hỏi nâng cao kiến thức hiểu biết về nhiều mặt,
đặc biệt là khoa học và kỹ thuật về công nghệ đúc và luyện kim.

11
Có nhiệt tình mến khách thập phương. Do tính chất nghề nghiệp, người dân
Yên Xá phải giao lưu rộng rãi và tiếp xúc với các nhà máy, xí nghiệp, với mọi tầng
lớp nhân dân, mọi đối tượng quan chức từ cấp xã, huyện, tỉnh đến các Bộ ngành ở
trung ương. Trong quan hệ giao tiếp nói chung, luôn nhiệt tình, thẳng thắn và thể
hiện lòng mến khách, nên thu hút được nhiều khách đến hợp tác làm ăn.
Không chịu sống khổ cực trong lũy tre xanh mà luôn luôn hướng đến mọi
nơi, khắp chân trời cuối bể. Cũng do tính chất làng nghề, nên người dân Yên Xá
luôn luôn nay đây mai đó. Ngày trước quê hương còn nghèo đói, nhiều người
phải tha phương cầu thực, hoặc di cư đến những vùng đất xa xôi để lập nghiệp
và kiếm sống.
Tống Xá hiện nay là nơi cư trú của rất nhiều dòng họ với tất cả 22 dòng họ,
với 2344 nhân khẩu, trong đó có số dân lớn nhất là các họ Nguyễn Văn (498 khẩu),
Dương Doãn (392 khẩu), Nguyễn Đức (222 khẩu), Nguyễn Hữu (211 khẩu), Đỗ
Văn (203 khẩu)….Các dòng họ ở đây đều sống vui vẻ, hòa đồng với nhau. Đặc biệt
là họ thường giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn nên họ đã đoàn kết

với nhau hơn trong đấu tranh cũng như phát triển kinh tế, xã hội.
Cư dân Tống Xá nói riêng và cư dân huyện Ý Yên nói chung đều theo đạo
phật có từ thời nhà Lý ( 1010 - 1225 ). Mỗi gia đình đều thờ cúng tổ tiên thể
hiện sự tôn kính người đã mất. Đặc biệt vào những ngày giỗ, ngày rằm… người
dân nơi đây đều làm cơm mời con cháu, cầu trời phật cho họ phúc lộc, sức khỏe,
làm ăn phát đạt…. Đặc biệt hơn do tính chất nghề nghiệp nên những người làm
ăn kinh doanh thường ra chùa để cầu xin đức phật cho làm ăn thuận lợi, xin lộc
vào đầu năm để cả năm được may mắn.
Trong khoảng thời gian gần 700 năm (1120 - 1802) nghề đúc của Tống Xá
dần dần phát triển và giao lưu rộng rãi với nhiều địa phương khác. Với quê
hương “Đất lành chim đậu” nhiều người ở nơi khác đã đến Tống Xá lập nghiệp,
khu dân cư dần phát triển về phía đông làng, hình thành thêm 4 xóm nữa. Như
vậy cả làng Tống Xá có 7 xóm đó là: xóm Hà, xóm Cừ, xóm Đình, xóm Đá,
xóm Đương…
Có thể nói, đâu đâu cũng có bàn chân của người dân Yên Xá, mỗi chuyến
đi có thể vài tuần, hoặc vài tháng. Có người làm ăn phát tài, có người không gặp
vận may thì vợ con không được nhờ, nhưng vẫn không bỏ nghề. Đa số người
dân xóm Đình, xóm Đá, xóm Đương, từ những ngày xa xưa đã phải chịu đựng
kiếp sống lang thang, nay đây mai đó để kiếm sống, như câu cao dao của các cụ
ở Tống Xá vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay:


12
“Xóm Đình, xóm Đá, xóm Đương
Trong ba xóm đó đi sương về mù”.
Như vậy, từ các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đã chi phối tới
hoạt động kinh tế và phát triển đa dạng các ngành nghề trong đó hoạt động sản
xuất thủ công nghiệp truyền thống đúc đồng đang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của huyện. Đồng thời còn tác động đến tình hình xã hội, sự quần cư và đời
sống của nhân dân.

1.2.3. Truyền thống lịch sử
Giá trị truyền thống là một sức mạnh vĩ đại không thể xem thường. Huy
động các giá trị truyền thống để làm Cách mạng và kháng chiến hiện đại; là huy
động sức mạnh của mấy mươi thế kỷ; là mấy mươi tổ tiên ông cha ta cổ vũ và
trợ chiến cho con cháu hoàn thành sự nghiệp dân tộc.
Tống Xá từ lâu đã có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Mỗi khi có giặc
ngoại xâm sang xâm lược nước ta thì truyền thống đó lại được phát huy. Nhân
dân Tống Xá cũng như toàn thể nhân dân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định đã đứng
dậy đấu tranh theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, đặc biệt hơn nữa là
sự lãnh đạo nhiệt tình, hăng hái của các cấp chính quyền địa phương đã đưa
cuộc kháng chiến đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong Cách mạng tháng
8 / 1945 và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại của dân
tộc Việt Nam.
Sau cao trào Cách mạng (1930 - 1931) thực dân Pháp tăng cường đàn áp
nhiều Đảng viên đã bị bắt, nhiều tổ chức Cách mạng phải hoạt động bí mật. Sự
tàn bạo của Pháp - Nhật, đặc biệt là nạn đói năm 1945 đã khơi sâu lòng căm thù
của toàn dân, sẵn sàng vùng dậy để đánh đổ chúng. Từ đầu năm 1945, lực lượng
cách mạng của huyện Ý Yên trong đó có Tống Xá đã được tổ chức lớn mạnh và
có sự chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa giành chính quyền.
20/8/1945 đội quân Cách mạng của huyện đã cướp được chính quyền của
huyện Ý Yên ngay tại huyện lỵ Bo. Chính quyền Dân Chủ Cộng Hòa do ông Lã
Xuân Choát làm chủ tịch huyện. Tham gia đội quân chính quyền ở Tống Xá còn
có ông Hoàng Duy Điển.
Ngày 24/8/1945 ở Tống Xá dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông Phùng
Quang Ân, cán bộ của huyện, hàng trăm người mang cờ đỏ sao vàng, vừa đi vừa
hô khẩu hiệu đã tập trung tại Đình Đất, sau đó kéo đến nhà Lý Trưởng bắt đầu
hàng Cách mạng vô điều kiện, nộp đồng triện và toàn bộ sổ sách. Lực lượng đã
cử ông Nguyễn Văn Hựu mang triện và toàn bộ sổ sách lên Uỷ ban nhân dân
Cách mạng huyện xin ý kiến chỉ đạo.


13
Ngày 26/8/1945 một cuộc mít tinh được tổ chức tại Đình Đất. Ông Phùng
Xuân Ân cán bộ huyện, đọc lời hiệu triệu và 10 chính sách lớn của Việt Minh,
công bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền Cách
mạng của xã Tống Xá gồm các ông: Dương Doãn Văn, Nguyễn Văn Hựu,
Hoàng Duy Điển…
Kết thúc bằng tiếng hô vang các khẩu hiệu: Việt Nam độc lập muôn năm,
Hồ Chí Minh muôn năm. Mọi người vui tươi, hồ hởi trong không khí tưng bừng
phấn khởi của ngày Tổng khởi nghĩa, lật đổ chế độ thực dân phong kiến. Đồng
thời với Tống Xá, tại Vạn Điểm cũng mít tinh công bố UBNDCM lâm thời do
ông Bùi Văn Thông làm Chủ tịch, ông Vũ Văn Quyết làm Phó chủ tịch.
Vào những năm 1949 - 1950 Pháp mở rộng chiến tranh, chiếm đóng nhiều
nơi ở Ý Yên như: Cầu Tào, Hoàng Đan, Cát Đằng, Núi Già, nên công tác sẵn
sàng chiến đấu hết sức khẩn trương. Trong thời gian này nhiều trận đánh xảy ra
trên tuyến đường 57 từ Cát Đằng lên bốt Núi Già, trong đó có những trận đánh
đột thổ hoặc giáp lá cà, làm cho địch thiệt hại nặng nề. Các điểm khai hỏa chiến
đấu ở Mả Rịnh, Vườn Ôỉ, Vườn Thành, sau đó rút về Tống Xá. Mỗi trận chiến
đấu, địch thường xả đạn như mưa vào làng, nhiều người Tống Xá đã bị chết và
bị thương vong khá nhiều.
Từ năm 1953 đến năm 1954 Pháp thất bại trên nhiều chiến trường, nên
buộc chúng phải rút lui nhiều nơi, trong đó có bốt Núi Già và tháng chạp năm
Qúy Tỵ (21/11/1953) rút khỏi bốt Phố Cháy. Sau chiến thắng lẫy lừng Điện Biên
Phủ, ngày 7/5/1954 thực dân pháp thất bại hoàn toàn.
Tháng 6/1954 những tên thực dân cuối cùng rút khỏi Ý Yên, kết thúc thời
kỳ chiến tranh gian khổ chống thực dân pháp xâm lược. Nhân dân Tống Xá cùng
với nhân dân trong huyện vô cùng phấn khởi, vui mừng trước cảnh quê hương
được giải phóng.
Thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước một cách quyết liệt.
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của cả nước cũng như của xã. Kể từ năm 1965 các
loại máy bay như: tiềm kích, cánh cụp cánh xòe, B52… của Mỹ ngày đêm gào rú

trên nền trời miền Bắc. Khắp làng xã triển khai đào hầm hố để tránh bom đạn.
Lực lượng quân sự của xã đã tổ chức hai nơi trực chiến là Mả Rịnh và Bãi Bóng
để bắn máy bay tầm thấp của địch. Đã có lần chúng ném bom xuống phía tây bắc
của làng, không có thiệt hại về người. Nhưng rất đau sót là lần ném bom tháng
10/1967 vào trường cấp III Ý Yên đã làm chết thầy Nguyễn Văn Kế cùng 37 em
học sinh lớp 9B. Đài tượng niệm vụ thảm sát này hiện nay đặt tại xã Yên Hồng.
Đồng thời với nhiệm vụ chống oanh tạc của địch ở miền Bắc, nhân dân còn
đóng góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam. Với khẩu hiệu:

14
“Chắc tay súng, vững tay cày”, “Ba quyết tâm, ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tất
cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân Yên Xá đã hoàn thành nghĩa vụ,
mỗi năm cung cấp hàng chục tấn thóc, thực phẩm phục vụ cho tiền tuyến.
Như vậy với những bước đi trong lịch sử của vùng đất Ý Yên gắn liền với
những chặng đường của lịch sử dân tộc. Trải qua quá trình đấu tranh gian khổ từ
cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì
độc lập tự do đã đến với cư dân Tống Xá nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Đồng thời góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.


Tiểu kết chương 1

Tóm lại, với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên (đất đai và khí hậu
không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp mà thuận lợi cho phát triển
các ngành nghề thủ công truyền thống, Tống Xá còn được ưu đãi về tài nguyên
đất, nhất là đất sét - thứ nguyên liệu rất cần cho sản xuất công nghiệp (nhất là
nghề đúc đồng); về vị trí địa lí, Ý Yên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thông
thương và thu hút đầu tư như huyện Ý Yên tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh
Bình, Vụ Bản, tọa lạc giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Nam Định
và Ninh Bình, có tuyến quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt đi qua. Qua điều kiện

tự nhiên, vị trí địa lí đã quy định đặc điểm kinh tế - xã hội là một vùng quê có
một nền kinh tế tương đối đa dạng, ngoài nông nghiệp ra thì công nghiệp phát
triển mạnh; về xã hội cư dân ở đây mang những đặc điểm riêng do đặc tính làng
nghề đem lại như có ý thức ham muốn học hỏi, sự nhiệt tình mến khách, không
chịu sống trong lũy tre làng mà luôn hướng ra bên ngoài để tiếp thu những cái
mới. Chính vì những lí do trên đã tác động mạnh mẽ đến con người Tống Xá - Ý
Yên với những truyền thống tốt đẹp được thử thách qua những năm tháng lao
động sáng tạo cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm . Mỗi khi tổ quốc
bị lâm nguy, truyền thống đó được thắp sáng bởi một tình yêu quê hương đất
nước nồng nàn. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đó được giữ
gìn và phát huy đã và đang tạo nên những con người “Tống Xá mới” trong sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội của dân tộc.


15
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỀ ĐÚC ĐỒNG
Ở LÀNG TỐNG XÁ - YÊN XÁ - Ý YÊN - NAM ĐỊNH

2.1. Nguồn gốc hình thành nghề đúc đồng
2.1.1. Nguồn gốc nghề đúc đồng ở Việt Nam
Suốt trong lịch sử Việt Nam, từ thời Phùng Nguyên đến thời Đông Sơn,
qua thời Bắc thuộc đến tận cuối thời tự trị, không bao giờ thiếu vắng những
trung tâm đúc đồng lớn trên đất nước Việt Nam. Các hiện vật còn lưu giữ lại đều
hết sức phong phú về số lượng, độc đáo về phong cách, kiểu dáng.
Nghề đúc đồng là nghề thủ công truyền thống ở nước ta có từ lâu đời. Nghề
thủ công này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói
chung và kinh tế Tống Xá nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa cũng như trong thời đại giao lưu mở rộng với thế giới bên ngoài.
Trong số các di chỉ đã được các nhà khảo cổ phát hiện, di chỉ văn hóa Đông
Sơn là di chỉ đánh dấu bước phát triển cao nhất của nghề đúc đồng và buổi đầu

rèn sắt ở nước ta.
Văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử
văn hóa Việt Nam. Đông Sơn là tên một làng nằm ở bờ sông Mã, cách cầu Hàm
Rồng khoảng 1km về phía thượng nguồn (thuộc huyện Đông Sơn - Thanh Hóa).
Năm 1924, một người nông dân trong làng khi đang câu cá đã tìm thấy một số
đồ đồng ở ven bờ sông sạt lở. Viên thuế quan người pháp tại Thanh Hóa lúc đó
là Pajot (một người say mê nghiên cứu lịch sử Đông Dương và văn hóa Việt
Nam) đã mua những cổ vật đó và mang ra trường Viễn Đông Bắc Cổ (EFEO) để
xác định giá trị. Được sự ủy quyền của giám đốc EFEO từ năm 1924 - 1932,
viên quan Pajot đã nhiều lần tiến hành khai quật ở Đông Sơn và thu được nhiều
hiện vật có giá trị. Năm 1929, với những hiện vật thu được ở Đông Sơn kết hợp
với các di vật do các nhà khoa học Pháp tìm thấy ở khu vực sông Hồng, các học
giả đã phát hiện ra “thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và ở Bắc Trung Kỳ”. Năm
1934, R.Heine Geldern, một nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên đề nghị định
danh nền văn hóa đó là “Văn hóa Đông Sơn”. Cùng với Gloubew (1929)
R.Heine Geldern coi văn hóa Đông Sơn có vai trò của “văn hóa mẹ” đối với
toàn vùng Đông Nam Á. Những di vật của văn hóa Đông Sơn đã được người
dân Việt Nam biết đến từ lâu, nhưng từ năm 1934 thì thuật ngữ “Văn hóa Đông
Sơn” mới có chính thức.
Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên
cứu Việt Nam chỉ bắt đầu từ sau năm 1954. Năm 1957, học giả Đào Duy Anh
coi văn hóa Đông Sơn là văn hóa đồ đồng và là văn hóa của người Lạc Việt, tổ
tiên của người Việt - Mường. Dưới góc độ nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc

16
học thì văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa thuộc thời đại kim khí cách ngày
nay khoảng 2000 - 2500 năm, có nguồn gốc bản địa với địa bàn phân bố tương
đối rộng (từ biên giới phía bắc đến tỉnh Quảng Bình ở Bắc Trung Bộ) và bao
gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm muộn khác nhau.
Văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một

quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa trước đó. Nguồn gốc cơ bản hình
thành nền văn hóa này có mối liên hệ mật thiệt với các nền văn hóa phát triển
cùng thời như văn hóa Sa Huỳnh, Đồng Nai… Đồng thời đây cũng được coi là
trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc). Đặc
trưng cơ bản của nền văn hóa này là tính thống nhất trong đa dạng. Đỉnh cao của
văn hóa Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng và từ đó người Việt cổ đã hoàn toàn
làm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau.
Việc đúc đồng đã có mặt trong toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của
người Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời kỳ này đã đạt đến trình
độ toàn mỹ. Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng
trong các lễ hội, nó còn là một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã chia hiện vật của văn hóa
Đông Sơn thành các loại chính: vũ khí, công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt,
nhạc cụ và đồ trang sức.
Ông tổ nghề đúc đồng ở Việt Nam
Từ xưa tới nay, người ta vẫn tranh cãi không ngớt về thân thế của thiền sư
Không Lộ, thậm trí nhiều người còn cho rằng ông thực tế chỉ là một “ cái bóng”
lẫn lộn của thiền sư nổi tiếng khác là Nguyễn Minh Không. Tuy nhiên nhiều
người vẫn tin rằng, những sự tích còn lưu lại cho tới ngày nay đều cho thấy,
thiền sư Không Lộ là một nhân vật hoàn toàn có thực.
Sử sách cũng ghi chép rằng, sau khi đắc đạo, sư có thể bay lên không trung,
hoặc đi trên mặt nước giống như sư tổ Đạt Ma. Thậm trí có truyền thuyết còn kể
rằng, mỗi khi thiền sư Không Lộ đi vào rừng sâu, núi cao, cọp thấy cũng phải
cúi đầu, rồng gặp cũng phải nép phục. Những pháp thuật của Dương Không Lộ
không thể đo định được.
Tương truyền, vào năm 1066, thời vua Lý Nhân Tông, vua kiến tạo điện
Hưng Long cả năm mới xong, điện cực kỳ tráng lệ. Bỗng trên nóc có hai con
chim cáp đậu kêu to, tiếng vang như sấm. Vua lo buồn chẳng vui, quan chỉ huy
thấy thế tâu: “Điều này chỉ có Không Lộ và Giác Hải mới trừ được.” Vua bèn
sai ông đi thỉnh Không Lộ, ngày rằm tháng giêng, ông đến trước chùa của

Không Lộ.

17
Vừa nhìn thấy mặt quan, Dương Không Lộ đã hỏi: “Quan chỉ huy sao đến
chậm vậy?”. Ông quan chỉ huy hỏi lại: “Sao thầy biết trước chức của tôi?”.
Không Lộ mỉm cười đáp: “Ta cỡi trăng đạp gió chợt vào thành vua, sớm đã nghe
biết trước việc nà.” Liền hôm ấy, Không Lộ đến kinh đô, thẳng đến điện Hưng
Long, rồi tụng chú thầm, hai con chim đó nghẹn cổ chẳng kêu, giây lát sau liền
rơi xuống đất. Nhờ công trạng này, vua Lý Thần Tông thưởng cho Không Lộ
một ngàn cân vàng và năm trăm khoảnh ruộng để hương hỏa cho chùa và phong
chức quốc sư.
Ngoài những truyền thuyết về những phép thần thông kỳ lạ, Dương Không
Lộ còn được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam.
Tương truyền rằng, Dương Không Lộ có ý định đúc “An Nam tứ đại khí”
nhưng hiềm nỗi nước ta khi ấy rất thiếu đồng. Khi đó Dương Không Lộ nghĩ
rằng: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt, có thể dùng đúc được”.
Nghĩ xong, sư thẳng đường sang Bắc triều (Trung Quốc). Khi sư vào chầu,
ngỏ ý xin đồng mang về nước. Vua Tống hỏi sư mang được bao nhiêu, Dương
Không Lộ nói chỉ xin một quảy mang về. Vua Tống bật cười đồng ý ngay, cho
rằng, một mình sư với cái quảy thì chẳng mang được bao nhiêu đồng về nước
Nam. Tuy nhiên, đến khi vào kho thì Không Lộ lấy hết cả đồng mà quảy vẫn
chưa đầy, quan giữ kho lè lưỡi lắc đầu, vào triều tâu việc ấy với vua. Vua ngạc
nhiên hối hận, nhưng lỡ hứa rồi, không biết làm sao.
Về nước, Không Lộ đến chùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, tỉnh Hải
Dương, đúc một tượng Phật Di-đà thật cao lớn.Tại kinh đô nơi tháp Báo Thiên,
Không Lộ đúc một cái đỉnh. Ở Phả Lại, Không Lộ đúc một quả đại hồng chung.
Tại Minh Đảnh, Không Lộ đúc một cái vạc. Phần còn dư, Không Lộ đem về
chùa quê làng đúc một cái đại hồng chum nặng ba ngàn ba trăm cân. Cũng kể từ
thời Không Lộ, nghề đúc đồng ở nước ta mới phát triển và hậu thế vẫn coi
Không Lộ như là ông tổ của nghề đúc đồng ở Việt Nam.

Cái chết của thiền sư Không Lộ cũng được người đời sau gắn cho nhiều huyền
thoại. Theo những gì còn được ghi chép lại, thì vào ngày 3 tháng 6 năm Hộ Trường
Khánh thứ 10 (tức 1094) đời Lý Nhân Tông, thiền sư Không Lộ viên tịch.
Người ta nói rằng, khi ấy môn đồ của thiền sư đã làm lễ hỏa tang, thu xá lợi
phật, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang, là nơi sư trụ trì. Tuy nhiên, cũng
có một truyền thuyết dân gian còn được lưu lại tại chùa keo (Vũ Thư , Thái
Bình) thì lại kể rằng, trước khi viên tịch, thiền sư hóa thành khúc gỗ trầm hương,
lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Cho tới ngày nay, pháp thân của
Dương Không Lộ còn lưu giữ ở phần điện phía trong chùa.

18
Theo sách Không Lộ thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Dương Không Lộ
dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu
ngạn sông Hồng. Sau khi thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được
đổi tên là Thần Quang Tự.
Theo thời gian nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611,
một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ
quê cha đất tổ ra đi. Trong đó, một nửa chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông
Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định), một
nửa vượt sông đến định cư ở phía Đông Bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng
nên chùa Keo - Thái Bình.
2.1.2. Nguồn gốc nghề đúc đồng ở làng Tống Xá - Nam Định
Hai làng Tống Xá và Vạn Điểm thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định được
xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Ngày nay, sản
phẩm đúc đồng ở Tống Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng, mà còn
trở thành niềm tự hào lớn của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua, hàng chục công
trình - tác phẩm tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong
hai ngôi làng này thực hiện bằng chính hoa tay, tâm sức của họ.
Làng Tống Xá ra đời năm 791, nhưng nghề sống chính vẫn là nông nghiệp
với cây lúa trồng màu. Do dân số ngày càng tăng, ruộng đất không khai phá được

nhiều, địa hình canh tác không thuận lợi, ruộng chiêm trũng nhiều, nên năng suất
rất thấp. Người dân lao động làm ăn quần quật quanh năm mà vẫn đói rách, nghèo
khổ. Cuộc sống trên 300 năm chỉ với đồng ruộng, không có gì thay đổi.
Mãi đến năm 1118, sau 327 năm ra đời, dân làng mới có thêm một nghề
mới đó là nghề đúc đồng. Ngày tháng trôi qua, lúc đầu nghề mới này còn hết sức
lạc hậu, song rồi từng bước phát triển vượt bậc kể từ năm 1986 đã tăng tốc rất
mạnh mẽ như một bước ngoặt lớn về phát triển kinh tế của quê hương chiếm tới
97% doanh thu của xã.
Nghề đúc đồng Tống Xá và Vạn Điểm gắn với một truyền thuyết. Chuyện
rằng, cách đây gần 900 năm, tại Phủ Yên Khánh (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) , có
ông Nguyễn Chí Thành ngay từ nhỏ đã xuất gia theo hầu Thiền sư Giác Không.
Ông là người học rất giỏi, đi nhiều nơi, đem học vấn dạy cho mọi người.
Trong một lần qua Tống Xá, vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch tương đương với
năm 1118, nhà sư Nguyễn Chí Thành (43 tuổi) đã đến vãng cảnh chùa Tống Xá
ở xứ đường Leo, trước cửa làng và ngụ cư ở tại chùa này. Trong thời gian ở
chùa, ông đã đi thăm các cánh đồng của làng, nhận thấy ở phía đông bắc làng có
một khu ruộng khoảng vài ba mẫu có loại đất sét dùng được làm khuôn đúc.
Ông đã cùng dân làng đào một hố sâu để lấy đất làm khuôn và dậy cho người

19
dân Tống Xá nghề đúc, kéo bễ thổi lò, chế tạo ra các dụng cụ bằng gang, đồng
như cày, nồi chậu để cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt gia đình. Cánh
đồng lấy đất làm khuôn đó là cánh đồng Cầu Hố. Nhiều thế kỷ đã trôi qua, lịch
sử cũng nhiều thăng trầm, dâu bể nhưng nghề đúc đồng vẫn trường tồn như
chính chất liệu đanh rắn của nó. Để nhớ ơn công lao của ông, dân làng đã lập
đền thờ. Hàng năm, vào giữa tháng 2 Âm lịch, làng mở hội để tưởng nhớ công lao
người đã truyền nghề, đem lại sự nghiệp cho làng. Đình thờ Đức Thánh Tổ ở
Tống Xá chỉ là một đền nhỏ của riêng làng dựng lên để ghi nhớ công lao của ông
trong thời gian 7 tháng về ở chùa Đường Leo - Tống Xá và dậy nghề đúc cho dân
làng vào năm 1118. Qua bao thăng trầm của lịch sử, đình đã xuống cấp do nhiều

nguyên nhân như: năm 1948 tòa đệ tam của đình bị rỡ để xây hầm kháng chiến,
năm 1950 đạn đại bác bắn vào tòa đệ nhị. Sau đó đình đã được tu sửa vào các
năm: 1986, 2000, 2004, 2005, 2007, trong đó năm 2000 là sửa chữa lớn, có nâng
cấp và dịch chuyển đình từ ngoài mặt đường vào trong khoảng 30m.
Sự tích của ông tổ nghề đúc đồng Tống Xá - Nam Định được ghi chép
trong nhiều thư tịch, sách truyện Lĩnh Nam Chích Quái, Thuyền tuyển Tập Anh,
Đại Việt Sử Kí Toàn Thư….Với tài năng siêu việt và pháp thuật cao cường,
nhân dân đã hết lời ca ngợi và thần thánh hóa thành những câu chuyện thần
thoại ly kỳ, đã từng trừ yêu trị quái, phục hổ hành long, ngôi một nơi mà tâm thu
tám cõi, với biết bao câu chuyện lạ lùng và huyền thoại nữa: rời núi từ nơi này
đến nơi khác, cưỡi trên một chiếc nón để vượt biển Đông…
Trước đây nghề đúc đồng chỉ là nghề phụ trong những lúc nông nhàn rảnh
rỗi. Ngược lại, hiện nay nghề đúc đồng trở thành nghề chính của cư dân Tống
Xá, là miếng cơm manh áo của họ. Nghề nông không còn quan trọng với họ
nữa bởi họ cấy lúa chỉ là để có lương thực ăn không phải đi mua. Do việc xuất
khẩu các sản phẩm đồng ra thị trường trong nước và ngoài nước ngày càng lớn
và mang lại lợi nhuận cho cư dân rất lớn, trung bình mỗi năm mỗi hộ gia đình
có thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng một năm. Điều khẳng định trên đã xác
định vai trò của các ngành nghề thủ công truyền thống trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển nền kinh tế nước ta và trong thời đại giao lưu rộng rãi với
thế giới bên ngoài.
Chính vì vị trí, vai trò to lớn của nghề đúc đồng ở Tống Xá - Ý Yên mà các
cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, các chủ đầu tư đã tích cực ủng hộ,
giúp đỡ và khuyến khích cư dân nơi đây tiếp tục sản xuất và không ngừng mở
rộng, nâng cao trình độ tay nghề. Việc đẩy mạnh các mặt hàng đúc đồng, không
những phát huy thế mạnh của địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao
đời sống, cân đối ngành nghề mà còn có những hiểu biết cần thiết về bản sắc dân

20
tộc, hiểu rõ những hình thức chủ yếu về các nghề thủ công truyền thống, thêm

yêu quý đất nước, yêu quý những con người tài hoa làm nên những sản phẩm tô
đẹp thêm đời sống văn hóa - tinh thần chung của dân tộc, nhân dân địa phương.
Vì những sản phẩm làm ra chứa đựng lòng nhiệt thành, đam mê; ẩn chứa, gửi
gắm ngụ ý, tâm hồn đời sống nhân dân, toát lên vẻ đẹp tài hoa trí tuệ, góp phần
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Như vậy, nghề đúc đồng xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm từ thời Phùng
Nguyên đến thời Đông Sơn cùng do ông tổ nghề đúc đồng dạy là nhà sư Không
Lộ - Nguyễn Minh Không đã hình thành nên các trung tâm đúc đồng lớn khắp
mọi nơi từ Bắc cho tới Nam, trong đó có nghề đúc đồng ở Tống Xá - Nam Định
vẫn còn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
2.1.3. Đặc điểm của đồng Tống Xá
Tống Xá là làng có truyền thống giữ gìn những giá trị tinh hoa văn hóa của
ông cha ta để lại nên luôn luôn không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tích lũy thêm
những cái mới để hoàn thiện sản phẩm làm cho sản phẩm đồng không chỉ nhiều
về chủng loại mà còn đa dạng, phong phú về mẫu mã, hoa văn, cách trang trí.
Do đó sản phẩm đồng Tống Xá mang đặc điểm riêng, khác so vơi đồng ở các
vùng khác trong địa bàn huyện.
Các sản phẩm đồng Tống Xá so với các vùng khác trong xã có sự khác biệt
đó nên cư dân trong vùng rất ưa chuộng, bên cạnh đó thì khách thập phương
cũng rất thích đồ đồng của Tống Xá. Chúng ta làm phép so sánh nhỏ giữa đồng
Cổ Liêu, Vạn Điểm và Tống Xá sẽ thấy rõ điều đó.
Đặc điểm chung của đồng là mền dễ chế tác hơn đá và có thể tái chế tạo
thành các công cụ khác nhưng đây cũng là nhược điểm của đồng vì đồng đỏ rất
mền nên nó không được sử dụng phổ biến làm công cụ.
Đồ đồng ở Cổ Liêu và Vạn Điểm họ chỉ sản xuất được những mặt hàng
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: lưỡi cày, diệp cày, cuốc, rìu….; cho
công nghiệp như: cánh quạt, trục vít, ổ trượt, bánh vít…; phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày như: nồi, chậu, mâm… đây là những mặt hàng đơn giản do đó giá
thành không cao nên đời sống nhân dân nơi đây không được cải thiện là mấy.
Các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp chưa có điều kiện phát triển mạnh do nhu cầu

trong nước chưa cần đến hay nói cách khác là kinh tế của cư dân chưa cho phép
bởi giá cả của đồ đồng mỹ nghệ là đắt hơn nhiều so với các sản phẩm khác.
Điểm khác là đồ đồng Tống Xá không chỉ sản xuất được các sản phẩm
đồng nông nghiệp, công nghiệp mà còn sản xuất được những tác phẩm mang
tầm lịch sử, thời đại cụ thể như sau:

×