Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bảo tồn và phát triển làng nghề kim hoàn định công hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 83 trang )



Trờng đại học văn hoá h nội

Khoa quản lý văn hoá

đề ti:

Bảo tồn v phát triển
Lng nghề kim hon định công h nội

Khoá luận tốt nghiệp
Cử nhân quản lý văn hoá

Giảng viên hớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

Khoá học


: PGS.TS. Phan Văn Tú
: Nguyễn Thanh Nga
: Quản lý văn Hoá 8b
: 2007 – 2011 

 

HÀ NỘI - 201

1




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với
sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo
trong khoa Quản lý Văn hóa và các thầy cơ giáo trong trường Đại học Văn
hóa. Đặc biệt em xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy Trưởng khoa Quản lý
Văn hóa: PGS.TS Phan Văn Tú, người đã trực tiếp hướng dẫn em hồn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân phường Định Cơng, các
cán bộ văn hóa ở cơ sở, gia đình các nghệ nhân đã tạo điều kiện và cung cấp
tư liệu giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ
giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm khóa luận.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức và
thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được
sự góp ý của quý thầy cơ cùng các bạn để khóa luận hồn thiện hơn nữa.

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... ..1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ... .................... 5
1.1. Đôi nét về làng nghề truyền thống Việt Nam ................................................ 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống... ...................................... 5
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề
truyền thống......................................................................................................... 10
1.1.3. Vai trò của các làng nghề truyền thống .................................................... 14

1.2. Thực trạng các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay... .................. 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA LÀNG NGHỀ KIM HỒN ĐỊNH
CƠNG, HÀ NỘI ................................................................................................ 24
2.1. Định Công một làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất Thăng Long ..... 24
2.1.1. Khái quát về tự nhiên, xã hội của làng nghề Định Công.. ........................ 24
2.1.2. Nguồn gốc và quá trình hình thành làng nghề Kim hồn Định Cơng ...... 26
2.1.3. Đặc điểm và quá trình tạo ra sản phẩm của làng nghề Kim hồn Định
Cơng... ................................................................................................................. 29
2.2. Thực trạng của làng nghề Kim hồn Định Cơng hiện nay .......................... 36
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề kim hồn Định
Cơng .................................................................................................................... 42

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHƠI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ KIM HỒN ĐỊNH CƠNG .................................................... 49
3.1. Những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn
và phát triển các làng nghề truyền thống.. ......................................................... 49

3


3.2. Một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề Kim hồn
Định Cơng..... ...................................................................................................... 52
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước và công tác lãnh đạo của
chính quyền địa phương đối với làng nghề. ........................................................ 52
3.2.2. Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.. .............................................. 53
3.2.3. Các chính sách về vốn, thuế ...................................................................... 54
3.2.4. Quan tâm và có chính sách cụ thể đối với các nghệ nhân... ..................... 56
3.2.5. Vấn đề dạy và truyền nghề.. ...................................................................... 56
3.2.6. Quy hoạch cụ thể đối với khơng gian văn hóa của làng nghề.. ............... 57
3.2.7. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Kim hoàn Định Công. ................... 57

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ................................................................................. 61
PHỤ LỤC.. .......................................................................................................... 64

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Hà Nội, từ lâu đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân
tộc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Mỗi người Việt Nam từ mọi
miền đất nước đều có nguyện vọng đến thăm Hà Nội. Du khách nước ngồi
đến Việt Nam cũng khơng thể bỏ qua Hà Nội.
Thăng Long – Hà Nội với nghìn năm thành tựu văn hiến, là nơi hội tụ
và tỏa sáng những tinh hoa của đất nước. Chiều dài lịch sử nghìn năm chính
là q trình hun đúc, kết tinh, hình thành và ni dưỡng những giá trị văn hóa
tinh thần, vật chất hết sức đặc sắc của con người và miền đất Thăng Long –
Hà Nội thân thương. Hà Nội với các di tích lịch sử; với những cơng trình kiến
trúc chùa, đền, miếu, phủ; với những lễ hội phong phú, độc đáo; với nền ẩm
thực tinh sành ít nơi sánh được… Và khi nói tới Hà Nội, ta khơng thể không
nhắc đến một thứ đã làm nên nét đặc sắc của văn hóa nơi đây đó chính là
những làng nghề thủ cơng truyền thống.
Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của
Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề. Bởi, những sản
phẩm của làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp những vật phẩm kinh tế
thuần túy phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là nơi lưu giữ và ni
dưỡng vốn văn hố truyền thống q báu. Nó chính là những tác phẩm nghệ
thuật biểu trưng của nền văn hóa – xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ
dân trí, đặc điểm nhân văn. Đồng thời làng nghề không đơn thuần chỉ là nơi

sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa mà cịn là nơi bảo lưu những tinh hoa
nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế

5


hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm có bản sắc của riêng mình nhưng
lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam.
Q trình đơ thị hóa và nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những hệ quả
tất yếu về làng nghề truyền thống, đó là sự biến mất của nhiều làng nghề hoặc
có làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một, có làng nghề vẫn tồn tại
nhưng phải thay đổi cơ bản về qui trình sản xuất, mẫu mã.
Làng nghề Kim hồn Định Cơng cũng khơng nằm ngồi hệ lụy đó.
Làng nghề với lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển, một làng nghề
có những nghệ nhân với đơi tay tài hoa, kỹ thuật khéo léo, đầu óc thẩm mỹ,
được coi là một trong bốn nghề đắc dụng nhất của đất kinh kì kẻ chợ… đang
đứng trước những nguy cơ và thách thức mới. Làm thế nào để làng nghề Kim
hoàn Định Công tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị
trường mà vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống lâu đời.
Từ yêu cầu bức thiết đó tơi đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát triển làng
nghề Kim hồn Định Cơng – Hà Nội” với mong muốn góp phần bé nhỏ
cùng duy trì và phát triển nghề truyền thống độc đáo này trên mảnh đất Thăng
Long ngàn năm văn hiến.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là làng nghề Kim hoàn Định Công.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản: giá trị văn hóa truyền
thống và giá trị đặc trưng của nghề kim hoàn trong sự phát triển văn hóa hiện
nay.
Tìm hiểu hoạt động của làng nghề trong giai đoạn phát triển nhất và

giai đoạn mai một của nghề hiện nay, những yếu tố liên quan và tác động trực
tiếp đến sự hình thành, biến đổi của làng nghề kim hồn Định Cơng.

6


4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cho tới nay đã có một số cơng trình nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau về làng nghề kim hồn Định Cơng:
- “ Làng nghề thủ công mĩ nghệ miền Bắc” (2006) tác giả Trương Minh
Hằng [8] trong đó trình bày về q trình hình thành và phát triển của làng
nghề kim hồn Định Cơng.
“ Tổng hợp nghìn năm văn hiến Thăng Long – Tập III (2009) [19] trình
bày khá chi tiết về qui trình để tạo ra sản phẩm của làng kim hồn Định Cơng.
Ngồi ra, có một số cơng trình ít nhiều trình bày khái qt về làng
nghề kim hồn Định Công: “Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội”
(2009) Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo [23]; “Văn hóa Thăng long – Hà Nội
hội tụ và tỏa sáng” GS.TS Trần Văn Bính – Ch.b (2010) [1]; “Hà Nội – con
người, lịch sử, văn hóa” (2010) PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà [6]…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
riêng biệt, chuyên sâu về làng kim hồn Định Cơng. Đặc biệt là chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng, về vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị của nghề kim hồn Định Cơng.
5. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Khóa luận góp phần vào việc khơi phục và phát triển làng nghề Kim
hồn Định Cơng – Hà Nội.
6. Nhiệm vụ của khóa luận:
- Miêu tả một cách hệ thống để có được cái nhìn tồn cảnh về làng
nghề Kim hồn Định Cơng xưa và nay.
- Lý giải sự hình thành, phát triển, mai một và tồn tại đến ngày nay của

làng nghề.

7


- Đề xuất một số ý kiến và giải pháp bảo tồn nghề truyền thống của
làng Định Công hiện tại và tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình, trong q trình thu thập
thơng tin tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu và phân tích, đánh giá tài liệu;
- Phương pháp điền dã;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
8. Cấu trúc của khóa luận gồm:
Mở đầu;
Chương 1: Một số vấn đề chung về làng nghề.
Chương 2: Thực trạng của làng nghề kim hoàn Định Công, Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề kim
hồn Định Cơng;
Kết luận;
Tài liệu tham khảo;
Phụ lục.

8


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ
1.1 . Đôi nét về làng nghề truyền thống Việt Nam.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống:

* Khái niệm :
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam có một quá trình lịch sử phát
triển lâu dài qua các thời kỳ. Cùng với đó có rất nhiều tên gọi khác nhau để
chỉ làng nghề truyền thống như: làng nghề cổ truyền, làng nghề truyền thống,
làng nghề thủ công, làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp… Và cũng có nhiều khái
niệm về làng nghề truyền thống.
Trong cuốn sách “ Phát triển làng nghề truyền thống trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa’’[7] Tiến sĩ Mai Thế Hởn đã định nghĩa: “Làng
nghề truyền thống là những thơn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền
thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn
thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Làng nghề thủ cơng đó được truyền
từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời
gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ
truyền tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp đã chun tâm sản xuất có quy trình cơng nghệ nhất định và sống chủ
yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa
trên thị trường”.
Tác giả Trần Minh Yến trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”[28] lại tiếp cận khái niệm làng nghề ở
một góc độ khác: “ Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn
được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một khơng gian địa
lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ

9


cơng là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - văn hóa – xã hội. Xét về
mặt định tính, làng nghề ở nơng thơn nước ta được hình thành và phát triển do
u cầu của phân cơng lao động và chun mơn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam

với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế sản xuất nhỏ tự
cấp, tự túc. Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng mà ở đó có số
người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu vào nguồn thu nhập
từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng”.
Có thể nói khái niệm làng nghề truyền thống được khái quát dựa trên
hai khái niệm truyền thống và làng nghề. Làng nghề truyền thống trước hết là
làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có
một hay nhiều nghề thủ cơng truyền thống, là nơi qui tụ các nghệ nhân và đội
ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chun làm nghề truyền thống
lâu đời, giữa họ có sự liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Trong các làng nghề truyền thống thường có tuyệt đại bộ phận dân số
làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha
truyền con nối nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp
truyền nghề. Song sự truyền nghề này không phải là một sự sao chép. Mỗi
làng nghề, thậm chí mỗi thợ thủ cơng khi tiếp thu nghề ln ln có những sự
cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so
với sản phẩm của người khác.
Trong cuốn Văn hố Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm [22], GS. Trần
Quốc Vượng đã đưa ra một định nghĩ về làng nghề.
Theo người viết đây là một định nghĩa khá đầy đủ và bao hàm về làng
nghề truyền thống. Trước hết, định nghĩa này khẳng định làng nghề là một
yếu tố quan trọng trong xã hội tiểu nông, có những làng gắn với nơng nghiệp
và có những làng được chun mơn hố (những làng chun mơn hố thường

10


gắn liền với đô thị hay kinh đô hoặc khu vực trung tâm và có một tầng lớp thợ
thủ cơng chuyên nghiệp, có cơ cấu tổ chức phường hội...):
"Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề như làng gốm (Bát Tràng,

Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh...,) làng đồng (Bưởi, Vó, Hè Nơm, Thiệu Lý,
Phước Kiều...), làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ..., làng rèn sắt Canh Diễn, Phù
Dực, Đa Hội v,v...) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn
ni nhỏ (lợn, gà...) cũng có 1 số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu
phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chun nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có
ơng trùm, ơng phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy
trình cơng nghệ nhất định, "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh", sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt hàng thủ cơng;
những mặt hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hố có
quan hệ tiếp thị (marketing) với một thị trường là vùng rộng xung quanh và
với thị trường đô thị, thủ đơ (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gịn...) và tiến tới mở rộng ra
cả nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài".
* Đặc điểm:
Một làng nghề truyền thống thường có những đặc điểm cơ bản đó là :
Tồn tại ở nơng thơn, gắn bó chặt chẽ với nơng nghiệp
Làng nghề truyền thống là một làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát
triển lâu đời ở nước ta. Phần lớn các làng nghề đều ra đời tại các vùng nông
thôn Việt Nam và việc hình thành bắt đầu từ nhu cầu sinh hoạt, việc làm, thu
nhập của người nông dân. Họ làm nghề thủ công bên cạnh nghề làm ruộng
vào những lúc nông nhàn, những lúc khơng phải mùa vụ chính. Nghề thủ
cơng được coi là nghề phụ, còn nghề làm ruộng vẫn là nghề chính. Sau đó các
ngành nghề thủ cơng nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn,

11


sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng
nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người
nông dân.

Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là ở quy mơ vừa và nhỏ
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề phần lớn là quy mô hộ
gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư
nhân. Do tính đặc thù của làng nghề truyền thống là phát triển với nhiều loại
hình sản xuất, hình thức tổ chức các đơn vị sản xuất cũng mang đậm sắc thái
nông nghiệp, nông thơn như các hộ, tổ hợp, hợp tác xã… Chính qui mơ khép
kín ấy đã một phần kìm hãm sự phát triển và hội nhập của các làng nghề thủ
công truyền thống ở Việt Nam. Ngày nay với nhu cầu thị trường về loại hình
sản phẩm thủ cơng nghiệp truyền thống đã tạo ra một bộ mặt mới cho các
làng nghề truyền thống.
Công nghệ thô sơ lạc hậu
Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ cơng, cơng
nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có cơng nghệ- kỹ
thuật hồn tồn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện
nay đã có sự cơ khí hố và điện khí hố từng bước trong sản xuất, song cũng
chỉ có một số khơng nhiều nghề có khả năng cơ giới hố được một số cơng
đoạn trong sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu thường là tại chỗ
Nguyên liệu mà các làng nghề truyền thống sử dụng hầu hết được hình
thành từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu có trên địa bàn địa phương. Cũng
có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài song
không nhiều.

12


Chủ yếu là lao động thủ công
Sản phẩm nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu
óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia do trình
độ khoa học và cơng nghệ chưa phát triển thì hầu hết các cơng đoạn trong qui

trình sản xuất đều là thủ cơng, giản đơn. Ngày nay cùng với sự phát triển của
khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào nhiều
công đoạn trong sản xuất đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản
đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm cịn có một số cơng đoạn trong quy
trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy
nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ
đời này sang đời khác và chỉ khn lại trong từng làng. Sau hồ bình lạp lại,
nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời,
làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang
tính đa dạng và phong phú hơn.
Sản phẩm làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, đậm đà
bản sắc văn hoá dân tộc. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật
Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá
trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là
vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nước
Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo
với sự sáng tạo nghệ thuật. Từ những con rồng chạm trổ ở các đình, chùa, hoa
văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm
phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, q hương, chứa
đựng văn hố tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tơn giáo của
dân tộc.

13


Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật được nhào nặn nên bởi t
năng sáng tạo và đơi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công. Không
chỉ có thế mỗi một sản phẩm được tạo ra là cả một cơng đoạn và tồn bộ dây
truyền cơng nghệ, có sự hợp tác của nhiều người lao động làm ra.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các

làng nghề truyền thống:
* Chính sách, chủ trương của nhà nước
- Chính sách của Đảng và nhà nước rất quan trọng đối với sự phát triển

của các lĩnh vực kinh tế nói chung và làng nghề nói riêng. Sự thay đổi của
chính sách có thể làm mất đi làng nghề hoặc có khả năng khơi phục hoặc tạo
ra những làng nghề mới.
- Trước năm 1996, với quan điểm duy ý chí muốn thiết lập nhanh

chóng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam chỉ chấp nhận
hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nên các làng nghề vốn là
các hộ sản xuất cá thể khơng có cơ may tồn tại, phải chuyển thành các hợp tác
xã, do đó làng nghề khơng thể phát triển được. Từ khi thực hiện công cuộc
đổi mới, kinh tế tư nhân, các hộ gia đình được thừa nhận là những thành phần
kinh tế độc lập thì các nghề đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển.
Gần đây, một trong những nội dung định hướng phát triển kinh tế nông thôn
do đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là: " ..... mở mang các làng nghề, phát triển
các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,
đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu..." đã
tạo tiền đề cho các làng nghề phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
- Đặc biệt, trong năm 2005 bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đã xây

dựng đề án " mỗi làng một nghề" theo đó hàng năm mỗi tỉnh sẽ chọn 2 đến 4
làng điểm để xây dựng dự án phát triển, trong đó có 1 đến 2 dự án được chọn

14


làm trọng điểm cấp quốc gia, được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương.
Dự án này đã góp phần phát triển làng nghề mạnh mẽ hơn.

- Bên cạnh đó, chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của nước ta với các

nước trong khu vực và trên thế giới cũng làm cho một số sản phẩm làng nghề
có điều kiện phát triển mạnh mẽ, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren
nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng hoá các nước tràn vào cạnh
tranh với các sản phẩm của nước ta.
* Cơ sở hạ tầng:
- Một trong những nguyên nhân làm quy mô sản xuất của các làng

nghề chậm lại chính là cơ sở hạ tầng đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
- Từ xưa, các làng nghề truyền thống thường được hình thành ở những

vùng có giao thơng thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế càng được phát
triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề khơng cịn bó hẹp tại địa
phương mà đã vươn ra các khu vực lân cận, thậm chí cịn xuất khẩu ra nước
ngồi. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu của làng
nghề ngày càng cạn kiệt, bắt buộc phải vận chuyển từ những nơi khác về,
chính vì vậy hệ thống giao thơng càng thuận lợi thì làng nghề càng phát triển.
- Trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, sự phát triển của các

làng nghề chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước, xử lý
nước thải, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.
- Ngồi ra, sự hoạt động của các làng nghề trong nền kinh tế thị trường

chịu tác động mạnh mẽ bởi hệ thống thơng tin nói chung. Sự phát triển của hệ
thống thơng tin liên lạc, nhất là internet giúp cho các doanh nghiệp, các hộ
sản xuất nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thơng tin về nhu
cầu, thị hiếu, giá cả, mẫu mã...

15



* Nhu cầu thị trường
- Những làng nghề có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của

nhu cầu thường có sự phát triển nhanh chóng. Chẳng hạn như làng nghề sản
xuất đồ gỗ gia đình, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gốm sứ mỹ
nghệ… Thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu ngày càng đòi hỏi các sản
phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn. Ngồi ra sản phẩm phải có tính
thời sự, nghĩa là có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng hay
khơng? Hoạt động sản xuất cịn chịu ảnh hưởng do thị trường cung cấp
nguyên liệu.
- Trong nền kinh tế thị trường, nhà sản xuất phải bán cái thị trường cần

chứ khơng bán cái mình có. Do đó, nhu cầu về sản phẩm và khả năng thích
ứng của làng nghề cho phù hợp với những yêu cầu của thị trường quyết định
sự tồn tại và phát triển của làng nghề.
* Các yếu tố đầu vào:
- Nguồn nguyên liệu

Trước đây các làng nghề thường hình thành ở những nơi gần nguồn
nguyên liệu, nhưng qua quá trình khai thác, nguồn nguyên liệu đã cạn kiệt
dần, chẳng hạn như đá, đất sét thì khơng thể tái tạo được, do đó phải lấy
nguyên liệu từ các địa phương khác. Nguyên liệu là một yếu tố đầu vào hết
sức quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập, chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm của làng nghề mang tính chất đặc thù, phải lấy nguyên liệu
tự nhiên chính vì vậy mà nguồn ngun liệu hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của làng nghề.
- Công nghệ


Công nghệ là nhân tố quan trọng chi phối các hoạt động sản xuất.
Trong các làng nghề truyền thống bao giờ cũng có thợ cả, nghệ nhân có trình

16


độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, tâm huyết với nghề, là những hạt
nhân để duy trì những nét độc đáo của làng nghề, đó là sự khác biệt của các
sản phẩm làng nghề.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, chỉ có kinh nghiệm cổ truyền
thơi chưa đủ mà phải có khoa học cơng nghệ hiện đại, đó là mặt hạn chế của
yếu tố truyền thống. Đồng thời những qui định khắt khe, hạn chế trong luật
nghề, lệ làng đã làm cản trở không nhỏ đến việc mở rộng sản xuất- kinh
doanh của làng nghề.
- Lao động

Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động sáng tạo. Các sản
phẩm của làng nghề là nơi gửi gắm tâm hồn, sự sáng tạo của nghệ nhân. Các
sản phẩm thủ cơng vừa phải đảm bảo có giá trị sử dụng nhưng cũng phải có
tính nghệ thuật cao, chứa đựng phong cách riêng. Thực tế để tạo ra được
những sản phẩm tinh xảo thì ngồi năng khiếu vốn có, người lao động cần trải
qua một thời gian đào tạo lâu dài mà nhiều khi họ không đủ kiên nhẫn để theo
đuổi đến cùng. Bên cạnh đó, với phương thức đào tạo theo kiểu nghề truyền
thống như hiện nay, những kỹ năng bí quyết nghề nghiệp nhiều khi chỉ truyền
lại cho gia đình. Chính điều này đã làm cho số lượng thợ cả, nghệ nhân mới
ngày càng hạn chế trong khi đó những nghệ nhân cũ ngày càng giảm đi, như
vậy những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một.
Ngày nay, khi làng nghề tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì ngồi
kỹ năng, bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề đòi hỏi
người sản xuất, nhất là các chủ hộ phải có những kiến thức về kinh doanh như

quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm… Tuy nhiên, theo kết quả điều tra
năm 1997 của bộ Nông nghiệp – Phát triển nơng thơn thì trình độ học vấn và
năng lực quản lý của các chủ cơ sở nhìn chung cịn rất hạn chế.

17


- Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phát
triển của làng nghề cũng không là hiện tượng ngoại lệ.
Trong điều kiện ngày nay, nhất là khi nền kinh tế thị trường phát triển,
nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày càng gia tăng.
Trước đây, qui mô vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng
nghề rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của gia đình nên khả năng mở rộng qui
mô sản xuất cũng bị hạn chế. Hầu hết các hộ sản xuất đều có qui mô vừa và
nhỏ và lại thuộc thành phần kinh tế dân doanh cho nên khả năng tiếp cận các
nguồn vốn vay là rất khó. Đây chính là một trở ngại lớn cho sự phát triển của
làng nghề.
1.1.3. Vai trò của các làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống có vai trị quan trọng khơng chỉ trong giai đoạn
hiện nay mà trong suốt quá trình phát triển lâu dài của dân tộc.
Làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển bởi chính các sản phẩm
làng nghề làm ra hình thành một bản sắc riêng, độc đáo; góp phần gìn giữ
bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của từng địa phương.
Mỗi sản phẩm là sự kết tinh của sức lao động, cái tâm, cái hồn và sự
khéo léo của đôi bàn tay người thợ... Từ những cái đó đã tạo nên bản sắc văn
hóa riêng của mỗi nghề và làng nghề. Những sản phẩm thủ công truyền thống
hầu hết là những sản phẩm hàng hóa mang tính nghệ thuật, nó là sản phẩm

văn hóa vật thể vừa chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể. Những sản
phẩm thủ công thể hiện sự ứng xử của con người trước nguyên liệu, trước
thiên nhiên. Từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay tài hoa, tâm huyết của người
thợ đã trở thành những sản phẩm xinh xắn, duyên dáng vì sản phẩm là nơi gửi

18


gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ lao động, sự thông minh, tư
duy sáng tạo, tinh thần lao động của người thợ – nghệ nhân. Mỗi làng nghề
thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa
phương, từng vùng. Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận
hữu cơ khơng thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa
đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa
dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng
nghề là cả một mơi trường kinh tế, văn hoá, xã hội. Làng nghề là nơi cộng
đồng dân cư có lối sống văn hóa: sống yêu lao động; sống cần cù, giản dị, tiết
kiệm; sống đùm bọc, giúp nhau cùng rèn luyện tay nghề. Làng nghề là nơi
khơng có đất để văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn: ma túy, cờ bạc, rượu chè…
nẩy nở. Phải chăng chính vì lẽ đó mà nảy sinh nhận thức: làng nghề thủ công
truyền thống chắc chắn sẽ đóng góp tích cực, thiết thực vào việc xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở.
Làng nghề tạo ra một giá trị kinh tế cao trong cơ cấu kinh tế nói chung
đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng cơng
nghiệp hố- hiện đại hóa
- Q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn theo

chủ trương của nhà nước là tạo ra một cơ cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại
ở nơng thơn. Trong q trình vận động và phát triển các làng nghề đã có vai
trị tích cực trong việc tăng trưởng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và du lịch dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp. Sự phát triển lan
toả của làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao
động đồng thời nó cịn đóng vai trị tích cực trong việc thay đổi tập qn sản
xuất từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng
hoá, hoặc tiếp nhận công nghệ mới làng thuần nông.

19


- Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã thực sự góp

phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
tăng cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nơng lâm ngư
nghiệp, góp phần bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng "ly nông bất ly
hương". Đặc biệt sự phát triển của những làng nghề mới đã phá thế thuần
nông, tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố phát triển kinh tế ở nông thôn.
- Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông

nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp hiện đại ở nông thôn,
là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ phân tán lên công
nghiệp lớn. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là
nơi tạo ra sự liên kết cơng nơng nghiệp có hiệu quả
Thu hút nhiều lao động, góp phần tạo cơng ăn việc làm cho cư dân
- Bất chấp sự thừa nhận muộn màng chính thống đối với vai trị, vị trí

của nó trong nền kinh tế hàng hóa, làng nghề thủ cơng truyền thống đã góp
phần giải quyết việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn cư dân, đặc biệt là thanh
niên. Tại các làng nghề, thanh niên - đa số là nữ thanh niên – có được "tay
nghề", dù tay nghề cao hay thấp thì những người lao động này cũng thốt

khỏi cuộc đời chạy tìm việc lao động phổ thơng. Để làm nghề thủ cơng truyền
thống, người thợ khơng cần có nhiều vốn, chỉ cần một ít cơng cụ thủ cơng
cùng đơi bàn tay khéo léo và đặc biệt là sự siêng năng cần mẫn. Với điều kiện
như thế, khi sản phẩm nghề thủ cơng có chỗ đứng trong nền kinh tế hàng hóa,
thì làng nghề thu hút được nhiều lao động.
- Làng nghề Việt Nam hàng năm góp phần giải quyết số lượng lớn lao

động nông thôn nhàn rỗi. Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm
một tỉ lệ rất lớn trong tổng số lao động của cả nước. Tính mỗi năm có thêm một
triệu lao động ở nơng thơn khơng có việc làm. Trong khi đó hàng năm có

20


khoảng 20 vạn ha đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng
nên tiếp tục có thêm hàng ngàn người lao động ở nơng thơn khơng có việc làm.
Các làng nghề thủ công hoạt động chủ yếu dựa vào lao động cá nhân,
lao động sống thường chiếm tỉ lệ lớn (50%-60%) giá thành sản phẩm, cho nên
việc phát triển làng nghề truyền thống được xem là cơ sở để giải quyết việc
làm cho người lao động. Điều này được thể hiện như sau:
- Phát triển làng nghề giải quyết được việc làm tại chỗ cho người lao

động, thể hiện được chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta là xố đói giảm
nghèo, tạo cơ hội làm giàu ngay tại địa phương.
- Phát triển làng nghề sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động dôi

dư và lao động thời vụ tại các địa phương, góp phần làm giảm bớt thời gian
lao động nông nhàn không những ở gia đình mình, làng xóm mình mà cịn thu
hút lao động ở các địa phương khác, do đó góp phần giải quyết lao động dư
thừa trên diện rộng.

- Làng nghề thủ cơng truyền thống ngồi việc tạo việc làm cho người

tại chỗ, còn cung cấp việc làm cho một số người làm dịch vụ cung cấp nguyên
liệu, dịch vụ hoàn chỉnh và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
- Người nơng dân Việt Nam nói chung có tâm lý gắn bó với quê hương,

đồng ruộng do vậy một khi có việc làm và thu nhập ổn định quê hương họ sẽ
càng gắn bó với làng quê hơn. Phát triển làng nghề truyền thống là một chiến
lược quan trọng để người nông dân tạo dựng được cuộc sống ổn định ngay
trên q hương mình, thực hiện mục tiêu “ly nơng bất ly hương”.
Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đa

dạng và phong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp

21


cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng, là nhân
tố quan trọng thúc đẩy phát triển hàng hố ở nơng thơn. Ngày nay, sản xuất
của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng chun mơn hóa, đa dạng
hóa sản phẩm đã làm cho các nghề năng động hơn. Thời gian vừa qua, ở
nhiều làng nghề truyền thống đã có hàng trăm ngàn hộ nông dân chuyển sang
phát triển ngành nghề truyền thống hoặc vừa sản xuất nơng nghiệp vừa làm
các ngành nghề. Vì thế đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản
xuất kinh tế nông thôn.
1.2.

Thực trạng các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay:


Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống hiện nay
đang vận động theo xu hướng nào người viết sẽ trình bày sơ lược các giai
đoạn phát triển của làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã
thể hiện những cung bậc thăng trầm trong mỗi gian đoạn lịch sử, đặc biệt từ
những năm đổi mới đến nay dưới tác động của những biển đổi to lớn về kinh
tế - chính trị - văn hóa xã hội ở trong nước cũng như Quốc tế.
Có thể chia lịch sử phát triển làng nghề từ trước thời Pháp thuộc đến
nay thành các giai đoạn sau :
● Trước thời Pháp thuộc:
Số lượng nghề và làng nghề cịn ít, sự phát triển các làng nghề giữa các
miền cũng khác nhau, miền Bắc nhiều hơn miền Nam.
● Giai đoạn trước 1939:
Đây là thời kỳ mà sản xuất trong các làng nghề truyền thống tương đối
phát triển. Ngoài những nghề cũ, đã xuất hiện những nghề mới, những làng
nghề mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống và xã hội.
● Giai đoạn 1939 – 1945:
Để bù đắp sự thiếu hụt về sản phẩm cơng nghiệp, Pháp đưa ra những
chính sách như đầu tư quảng cáo sản phẩm, ban cấp phẩm hàm, tặng bội tinh

22


cao quý cho những thợ có tay nghề giỏi, tiêu thụ sản phẩm cho những người
sản xuất. Với các biện pháp và chính sách đó, các nghề thủ cơng truyền thống
của ta thời kỳ này đã rất phát triển. Theo tài liệu điều tra công phu của một
học giả Pháp năm 1935 nước ta có 108 nghề thủ cơng khác nhau, đến năm
1943 các nghề thủ công nghiệp ở các địa phương đã thu hút được 277.400 thợ
vào làm việc.
● Giai đoạn 1954 – 1978:

Với chương trình cơng nghiệp hóa ưu tiên phát triển công nghiệp nặng,
thợ thủ công cũng đã khuyến khích tham gia vào hợp tác xã. Tại một số làng
nghề đã xuất hiện những hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là làm hàng
xuất khẩu đi các nước trong phe xã hội chủ nghĩa như Liên Xơ (cũ), Trung
Quốc, Đức, Ba Lan. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công, mỹ
nghệ… phục thuộc chủng loại, số lượng, và giá trị hàng hóa được quyết định
bởi đường lối chính sách của chính phủ. Nhiều làng nghề truyền thống khác
đã mai một và suy thoái trong gia đoạn này.
● Giai đoạn 1978 – 1985:
Khi hệ thống bao cấp suy sụp, áp lực bởi sự gia tăng dân số, hậu quả
chiến tranh, cấm vận của Mỹ, sự thay đổi hệ thống chính trị thế giới, đã đưa
Việt Nam vào thời kỳ khó khăn trong phát triển kinh tế. Đời sống của nhân
dân, đặc biệt là các hộ nơng dân và tiểu thủ cơng nghiệp gặp khó khăn buộc
họ phải bươn chải, tìm đường cải thiện đời sống theo cong đường tự phát.
Nhiều nghề đã được khôi phục tại làng nhằm đáp ứng nhu cầu của dân chúng.
Tuy nhiên, những nhu cầu đó rất thấp.
● Giai đoạn 1986 – 1992:
Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của làng nghề. Giai đoạn này
được đánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ

23


chế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của nhà nước. Các chính sách phát triển
các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển
kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và làng nghề nói riêng.
Trong giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và
phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn,
kỹ thuật được tăng cường. Đặc biệt đã hình thành mới nhiều cơ sở sản xuất
kinh doanh, sản lượng sản phảm ngày càng lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu

ngày càng tăng, thu hút một số lượng lớn lao động chun và khơng chun
nghiệp vào q trình sản xuất và dịch vụ sản xuất… Trong giai đoạn này mộ
số nghề điển hình có tốc độ khơi phục và phát triển khá nhanh như gốm sứ
Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đồng Nai, Sông Bé; chạm khảm, điều khắc ở Hà
Tây, Hà Bắc, Nam Hà; thêu ren ở Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây…
Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề Việt Nam đã có được thị
trường tiêu thụ tương đối ổn định ở Đông Âu và Liên Xơ (cũ). Chính sự ổn
định này đã cho phép các làng nghề duy trì được sự phát triển và thu được
những nguồn thu đáng kể từ các sản phẩm xuất khẩu. Năm 1986 kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt giá trị cao nhất trên 246 triệu rúp [29].
Ở nhiều địa phương việc phát triển làng nghề đã thu hút và giải quyết được
việc làm cho nhiều lao động, đồng thời làm tăng nhanh sản phẩm phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu. Làng nghề Đồng Xâm (Thái Bình), chỉ riêng hợp tác
xã Việt Hồng năm 1987 giá trị tổng sản lượng đã đạt hơn 7 tỷ đồng, gấp 10
lần so với năm 1981. Tỉnh Hà Tây, trong những năm 1988 – 1990 các làng
nghề truyền thống đã đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lên mức từ 8,6 – 12,6
triệu rúp mỗi năm [29].
Tuy nhiên sự phát triển khơng duy trì được lâu dài do bị ảnh hưởng trực
tiếp của những biến động về chính trị - xã hội trên thế giới. Sụ sụp đổ của các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ vào đầu những năm 90 đã làm

24


cho thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu chủ yếu gần như khơng cịn nữa. Trước
những khó khăn lớn, sản xuất ở nhiều làng nghề bị đình trệ, sa sút, thậm chí
bế tắc. Thu nhập và đời sống của những người làm nghề giảm rất nhanh do
việc làm ít hoặc khơng có việc làm. Lực lượng lao động tại các làng nghề bị
giảm mạnh.
● Giai đoạn từ năm 1993 đến nay:

Khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ không còn, sản xuất ở các làng
nghề truyển thống thực sự lâm vào tình trạng khủng hoảng. Số người lao động
khơng có việc làm tăng rất nhanh, nhiều người quay lại với sản xuất nơng
nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài không lâu. Một hướng đi mới cho
sự phát triển của làng nghề dần được xác lập do bước đầu đã tìm kiếm được
thị trường. Các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông, Thái Lan… là những thị trường tiêu thụ tương đối lớn cho
các hàng thủ công mỹ nghệ.
Nghị quyết Trung Ương V của Đảng (tháng 6/1993) về tiếp tục đổi mới
nông nghiệp, nông thôn, với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn đã mở ra thời kỳ mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống. Nhiều
địa phương có làng nghề truyền thống đã chủ động tìm kiếm thị trường mới,
tổ chức sản xuất và khôi phục lại các ngành nghề truyền thống.
Từ năm 1993 trở lại đây đã có khá nhiều ngành nghề và làng nghề
truyền thống được phục hồi và phát triển. Có những làng nghề truyền thống
vẫn cịn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống. Ví dụ như
làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), làng nghề thêu Quất Động (Hà
Nội), làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)…
Tỉnh Thái Bình đã khôi phục làng nghề trên 400 xã với 40.603 lao
động, có 10 làng nghề mới xuất hiện. Một số làng nghề truyền thống đã mở

25


×