Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De KTKS dau nam Van 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: Ngữ văn (lớp 6) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm).. Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách chọn đáp án đúng và ghi vào giấy kiểm tra. 1. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc thể loại nào? A. Cổ tích. B. Truyền thuyết. C. Thần thoại. D. Ngụ ngôn. 2. Dòng nào dưới đây nêu không đúng về nội dung của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? A. Là câu chuyện tưởng tượng với những yếu tố kì ảo giải thích hiện tượng bão lụt của người Việt cổ. B. Kể về cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống đế quốc xâm lược. C. Ca ngợi sức mạnh, thể hiện ước mong của người xưa trong việc chế ngự thiên tai. D. Suy tôn tài năng, công đức của các vị vua Hùng trong buổi đầu dựng nước. 3. Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì? A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử. B. Có những chi tiết kì ảo hoang đường. C. Các nhân vật đều gắn với chi tiết kì ảo. D. Lí giải một hiện tượng xã hội thường gặp. 4. Những từ mượn trong câu sau là mượn của ngôn ngữ nào? “Mạng in-tơ-nét đã xuất hiện ở cả những vùng sâu, vùng xa”. A. Tiếng Anh. B. Tiếng Nga và Tiếng Trung Quốc. C. Tiếng Pháp. D. Tiếng Anh và Tiếng Hán.. 5. Dòng nào dưới đây hoàn toàn là các từ láy? A. Lòng khòng, liêu xiêu, xa lạ, lanh chanh. B. Lúng túng, thập thò, vàng vọt, vàng tươi. C. Xanh xanh, đo đỏ, tim tím, trăng trắng. D. Bập bùng, thình thịch, căng thẳng, căng tin. 6. Dòng nào sau đây nêu không đúng về cách giải thích nghĩa của từ? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. C. Đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần giải thích. D. Nêu ra cách sử dụng của từ trong câu. II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm). Câu 1: (3 điểm). Cho các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp. 1. Em muốn được tham gia vào lớp học năng khiếu của trường. 2. Tường thuật diễn biến một hoạt động ngoại khóa ở trường em. 3. Tả lại quang cảnh trường trong giờ ra chơi. 4. Giới thiệu về quá trình thành lập và thành tích của nhà trường. 5. Bày tỏ tình cảm với ngôi trường của mình. 6. Bác bỏ ý kiến cho rằng các môn tự nhiên mới là những môn học quan trọng. Câu 2: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn từ 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về cử chỉ của nhân vật Thánh Gióng: “Vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt xông ra trận đánh giặc”. =========Hết=========.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2012-2013 Môn : Ngữ văn (lớp 6) I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm). Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.. Câu 1 B. Câu 2 B. Câu 3 A. Câu 4 D. Câu 5 C. Câu 6 D. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (3,0 điểm). Trả lời đúng mỗi ý cho 0,5 điểm. 1. Em muốn được tham gia vào lớp học năng khiếu của trường – Hành chính công vụ. 2. Tường thuật diễn biến một hoạt động ngoại khóa ở trường em – Tự sự. 3. Tả lại quang cảnh trường trong giờ ra chơi – miêu tả. 4. Giới thiệu về quá trình thành lập và thành tích của nhà trường – Thuyết minh. 5. Bày tỏ tình cảm với ngôi trường của mình- Biểu cảm. 6. Bác bỏ ý kiến cho rằng các môn tự nhiên mới là những môn học quan trọng – Nghị luận. Câu 2: (4,0 điểm). Đảm bảo được các ý sau: - Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: Giặc đến chân núi, thế nước rất nguy, vừa lúc đó sứ giả mang những vật mà chú bé yêu cầu: ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú liền vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt xông ra trận đánh giặc. - Cái vươn vai kì diệu này dường như đã được tích lũy, ấp ủ từ những phẩm chất cao đẹp vốn tiềm tàng trong sâu thẳm tâm hồn chú bé làng Gióng đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù. - Cử chỉ vươn vai của Gióng là biểu tượng của sức mạnh dân tộc, khi đất nước có giặc ngoại xâm thì sức mạnh ấy trỗi dậy mạnh mẽ, mãnh liệt đến không ngờ. - Công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước là nơi hội tụ tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường và thái độ cương quyết trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc ta. * Lưu ý: - HS đảm bảo được mỗi ý cho 1,0 điểm. - Không đủ số lượng câu theo quy định trừ 0,5đ. - Bài có nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt trừ 0,5 điểm. - Không đảm bảo đúng thể thức và bố cục của đoạn văn phát biểu cảm nghĩ trừ 1,0 đ. =========Hết=========.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×