Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu KẾ BỎ CHẠY doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.12 KB, 2 trang )

KẾ BỎ CHẠY
(Tẩu kế)
Ở đây là mưu kế khi con người hoạt động đã đạt được mục tiêu to lớn, đã ở lúc
"công thành, danh toại" thì phải tìm cách từ bỏ công việc đã làm. Hoặc khi gặp nguy
hiểm hết cách xử lý thì khôn ngoan nhất là nên tránh đi là hơn cả.
Trong Đông Chu Liệt Quốc tập 7. Sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn trả thù Ngô
Phù Sai xây dựng lại cơ đồ nước Việt, Phạm Lãi đã dùng kế này để bảo toàn tính
mạng, còn Văn Chủng không tinh tường lẽ đời, không chịu rú đã bị Câu Tiễn giết hại.
"Ngày hôm sau Phạm Lãi vào cáo từ với Câu Tiễn rằng:
- Tôi nghe vua bị nhục thì bề tôi nên chết. Khi trước đại vương bị nhục ở Cối Kê
mà tôi không biết là định ẩn nhẫn để báo thù nước Ngô. Nay nước Ngô đã diệt rồi,
xin đại vương gia ân cho cái thân già yếu này được về nghỉ.
Câu Tiễn ứa nước mắt khóc, ướt đầm cả áo mà bảo rằng:
- Ta nhờ sức ngươi mà được như thế này, đang nghĩ để đền công lại, cớ sao
nhà ngươi lại nỡ bỏ ta mà đi? Nhà ngươi ở lại thì ta giao quyền chính cho, nếu đi thì
vợ con nhà ngươi, ta sẽ giết hết.
Phạm Lãi nói:
- Giết tôi thì hơn, chứ vợ con tôi có tội gì? Thôi thì sống chết cũng tuỳ ý đại
vương, tôi chẳng nghĩ chi cả!
Đêm hôm ấy Phạm Lãi đi một chiếc thuyền nhỏ, ra Tề nữ môn, qua Tam Giang
vào Ngũ hồ. Ngày hôm sau, Câu Tiễn sai người triệu Phạm Lãi thì Phạm Lãi đã đi rồi.
Câu Tiễn biến sắc mà bảo Văn Chủng rằng:
- Có thể đuổi theo mà bắt Phạm Lãi được không?
Văn Chủng nói:
- Mưu trí của Phạm Lãi, quỷ thần cũng khó lường được, ta không nên đuổi theo.
Văn Chủng lui ra. Có người đưa cho Văn Chủng một bức thư. Văn Chủng mở ra
xem, tức là bức thư của Phạm Lãi. Thư rằng:
Vua Ngô có nói: Giống thỏ đã hết thì chó săn tất bị mổ, địch quốc đã diệt thì
mưu thần cũng chẳng còn, ngài không nhớ hay sao? Vua Việt môi dài mỏ quạ, là
người nhẫn tâm và ghét kẻ có công. cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chứ cùng ở lúc an
lạc không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ. Về sau quả nhiên Câu Tiễn đã bức


Văn Chủng phải tự sát.
Trong kinh tế, vấn đề vòng đời (cycle of life) của sản phẩm, của chính sách
cũng là việc sử dụng mưu kế bỏ chạy này. Một sản phẩm (một chính sách) thông
thường trải qua 5 giai đoạn: 1) Thâm nhập thị trường, 2) phát triển, 3) Hưng thịnh,
4) Trì trệ, 5) Suy sụp, đình đốn. Giữa hai giai đoạn 3 và 4 là điểm ngưỡng của sự
phát triển. Khi tới điểm này thì nhà kinh doanh phải loại sản phẩm cũ (bỏ chạy) để
chyển sang một sản phẩm mới. Nếu không chấp nhận giải pháp này, mà cứ cố tình
chuyển sang gia đoạn 4 và 5 thì hệ thống sẽ bị thua thiệt; thậm chí đổ vỡ.
36 mưu kế đã xét ở trên đã được kho tàng văn hoá phương Đông lưu giữ trong
cuốn "Bí bản binh pháp tam thập lục kế", là một di sản về mưu kế rất có giá trị để
các nhà quản lý sử dụng trong công việc của mình, mà ta cần khai thác, vận dụng
cho thích hợp.

×